Trầu cau qua Thi ca
Kính tặng các bà Mẹ Xứ Quảng ăn trầu

Nguyễn Qúy Ðại, Munich Germany

Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh
Duyên anh sánh với tình anh tuyệt vời

Chuyện thần thoại Trầu Cau (1) truyền tụng và đi sâu vào đời sống dân gian, người Việt ngày xưa thường có thoái quen ăn trầu trỡ thành một phong tục, đàn ông hay đàn bà khi đi ra ngoài đều có một túi trầu, trong nhà có một giỏ đựng trầu cau, một bình vôi với cái khay được điêu khắc đẹp, cẩn xa cừ để đựng trầu mời khách khi đến thăm.

Qua thi ca trầu cau thường diển tả những câu chuyện liên quan đến tình duyên giữa những đôi trai gái. Miếng trầu có thể là khởi điểm hôn nhân, đến ngày nay vẫn còn lưu lại mỹ tục đó qua các lễ cưới hỏi hay cúng giổ đều có trầu cau.

Theo tục lệ nhà ai có con gái gả chồng qua các lễ đính hôn, lễ cưới. Không những có các mâm sính lễ : rượu, trà, bánh được phủ vải điều đỏ có thêu rồng phụng. Nhưng phải có thêm một mâm trầu cau tươi. Trình bày không kém phần mỷ thuật các lá trầu tươi được xếp xoay tròn quanh mâm, buồng cau tươi để lên trên. Muốn có lễ vật nầy phải đặc mua từ Việt nam.

Ðàn gái nhận lễ vật có trầu cau đem biếu bạn bè, bà con, nội ngoại nói lên một tình cảm trong đời sống, ăn hay không chẳng ai từ chối

Ngày nay đàn bà Việt nam có đôi hàm răng trắng và không ăn trầu. Sống ở nước ngoài vấn đề mua trầu cau cũng khó khăn, không có quốc gia nào Âu châu, Mỹ châu trồng trầu cau như bên quê hương Việt nam chúng ta. Tuy nhiên các nước Tích Lan, Lào, Campuchia, Thái lan còn tục ăn trầu và trồng trầu cau. Nguồn gốc cây cau trầu ở Mã lai, được ảnh hưởng nhiều người ở vùng bán đảo Ðông nam Á từ đó thâm nhập vào Việt nam. Hiện nay ngoài Việt nam tại các nưóc Cambodia, Mã lai. Indonesia, Ấn độ, Sri lanka vẫn còn người ăn trầu.(2)

Tôi đã hỏi những sinh viên du học từ các nước trên, được biết ở thôn quê trên Quê hương của họ còn có người ăn trầu

Ðối với người Việt, hiện nay vẫn còn thấy một số ít cụ già còn ăn trầu. Phong tục thời xa xưa đàn bà thường nhộm răng đen.

Bỏ công trang điểm má hồng răng đen

Trầu cau không đắc nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, giàu nghèo ai cũng có một túi đựng trầu cau. Ca dao có rất nhiều bài nói về trầu cau, được các nhạc sĩ phổ thành những ca khúc bất hủ, những câu ca dao phản ảnh tình cảm nếp sống một tiếng nói của tâm hồn nam nử, tình nghĩa vợ chồng Tình cảm giữa con người với thiên nhiên. Ca dao phát xuất tận đáy lòng đơn sơ, bóng bẩy, thuần túy Việt nam tự nhiên, ấm áp như ánh nắng ban mai, mát mẽ như ngọn gió chiều thổi nhẹ, dịu dàng như ánh trăng non.

Câu chuyện trầu cau đi vào văn học, trầu cau thường biểu tượng cho sính vật hôn nhân, cau trầu không phải một thứ đắc tiền. Nhưng dùng nó làm lể vật như một giao ước giữa hai họ với nhau. Trong vườn ở thôn quê thường có trồng những hàng cây cau cao ngay hàng thẳng lối, thân cây cau có những dây trầu leo quanh. Tại miền Nam nổi tiếng qua 18 thôn vườn trầu tại Gia đinh gọi là (thập bát lưu viên)

Xả hội Việt nam ngày xưa quan niệm hôn nhân đôi khi cha mẹ đặc đâu con ngồi đấy. Bởi vậy khi cha mẹ hai bên hứa với nhau nhận lễ vật không cao sang nhưng chỉ một mân Trầu Cau chai rượu.đã thành suôi gia rồi. Một chàng trai nọ đã yêu nàng con gái từ lâu, ấp ủ tình yêu sâu kín âm thầm với mơ ước nên vợ nên chồng, nhưng chậm chạp khi ngỏ ý cùng nàng qúa muộn màn ( anh trách em sao vội lấy chồng, để anh chờ đợi biết mặn nồng cùng ai? Nhưng theo phong tục, sau khi cha mẹ nàng đã nhận lễ vật trầu cau qua lể hỏi cuả nhà trai khác mang đến rồi!!!

Ba đồng một mớ trầu cau
Sao anh không hỏi những ngày còn thơ
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra

Người con gái từ chối kéo léo Hôn nhân trong lể vật trầu cau mang đến làm sính lể

Ai bưng cau trầu đến đó
Xin chịu khó mang về,
Em đang theo chân thầy gót mẹ
Ðể cho trọn bề hiếu trung

Miếng trầu là đầu câu chuyện, dù quen hay chưa quen gặp nhau theo phép xả giao người ta thường mời nhau miếng trầu để có thể dể dàng gợi chuyện thăm hỏi hay tỏ tính giao duyên giửa đôi trai gái

Tiện đây ăn miếng trầu
Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng la ?
Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm

Mời nhau một miếng trầu để dểû gợi chuyện làm quen, độ cay nhạt mồng của trầu cau đánh dấu một kỷ niệm một lần gặp gở để rồi nhớ rồi thương

Vào vườn hái qủa cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Cầu nầy têm những vôi tàu
Ở giửa đệm quế, đôi đầu thơm cay
Mời anh sơi miếng trầu cay
Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương

Hoặc nói lên những hứa hẹn ước mơ, hay tuyệt vọng tương tư

Cho anh một miếng trầu vàng
Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm
Yêu nhau chẳng lấy được nhau
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già

Ðôi khi nói hoàn cảnh của mình đơân côi sống với mẹ già. Nhưng lấy vợ lễ vật trong hôn lễ buồng cau không thể thiếu được


Áo anh đứt chỉ đường tà vợ anh chưa có
Mẹ già chưa khâu, áo anh đứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng....

Cưới em một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm...
Cưới em đôi thúng tiền cheo
Quanh năm tiền cưới lại đèo buồng cau

Ðối với những đôi trai gái thường trách nhau rất nhẹ nhàn, khi mời trầu người ấy không ăn và trả lời cũng rất thanh tao trong đạo lý, Con gái lớn lên trong tuổi sắp trưởng thành những người mẹ thường lo dạy con gái không nên vội vàng nhận trầu cau của người khác phái. Từ chối ăn miếng trầu cũng là sự từ chối ước hẹn tình yêu không thiếu tính cách trữ tình và lãng mạn

Ði đâu cho đổ mồ hôi
Chiếu trãi không ngồi trầu để không ăn
Thưa rằng bác mẹ tôi răng
Làm thân con gái chớ ăn trầu người

Hay

Sáng nay tôi đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người

Người con gái đưa tay nhận miếng trầu xanh đẹp với miếng cau tươi, tế nhị và e lệ kín đáo lo xa trước khi ăn phải để ý trong đó có gói ghém một chân tình? hay có bùa mê trong ấy ?

Ăn trầu thì mở trầu ra
Một là thuốc độc hai là mặn vôi

Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn
Miếng trầu ăn chẳng là bao
Tốn cho đông liễu, tây đào là hơn

Trầu cau được trân quý gói trong chiếc khăn trắng, để mời người và gởi gắm tâm sự một cuộc tình đã làm cho rung động con tim. Ăn trầu để lại cho nhau những băn khoăn thương nhớ, đôi khi đưa đến một mối tình tương tư đem vào lòng những nổi buồn đăm chiêu.

Trầu bọc khăn trắng cau tươi
Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh
Ăn cho nó thỏa tấm lòng
Ăn nó thỏa sự mình sự ta

Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Một thương hai nhớ, ba sầu
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.

Hay

Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ, quên cha
Làm cho quên cửa, quên nhà
Làm cho quên cả đường ra, lối vào
Làm cho quên cá dưới áo
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời

Người con gái khi ra đi làm dâu, sống với gia đình bên chồng ngày xưa thường xảy ra va chạm, mẹ chồng nàng dâu hay cuộc tình duyên bị ép buộc lấy nhau để rồi đêm nằm cạnh chồng thở than cuộc tình

Ðêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau khô ăn với trầu vàng xứng không

Người ta thường nói thương nhau bỏ chím làm mười, lấy toán học vào lý giải trong tình cảm

Thương nhau cau sáu bửa ba
Ghét nhau cau sáu bửa ra làm mười

Các hội hè những đôi trai tài gái sắc dùng đề tài trầu cau để hát đối nhau, rất hồn nhiên không sàm sở. Những lời hát đối đáp diễn đạt thật ngọt ngào trong sáng, khuôn phép lễ giáo gia đình và xã hội. Nhưng vượt qua được ảnh hưởng hàng rào Nho giáo quan niệm (Nam nử thụ thụ bất thân )

Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là nghiã cũ về sau mà chào
Miếng trầu đã nặng là bao
Muốn cho đông liễu tây đào là hơn!
Miếng trầu kể hết nguồn cơn
Muốn xem đây đãy thiệt hơn thế nào
Miếng trầu là nghiã xướng giao
Muốn cho đây đãy duyên nào hợp duyên.

Hoặc như.

Trầu nầy trầu quế, trầu hầu
Trầu loan trầu phượng, trầu tôi lấy mình
Trầu nầy, trầu nghiã, trầu mình lấy nhau
Trầu nầy têm tối hôm qua
Trấu cha dấu mẹ đem ra cho chàng
Trầu nầy không phải trầu hàng
Không bùa không thuốc sao chàng không ăn
Hay là chê khó chê khăn
Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu.

Nữ sỉ Hồ Xuân Hương trãi qua nhiều cuộc tình lận đận, đời sống tình cảm kém may mắn đó đã làm cho bà nghi ngờ màu xanh của lá trầu, màu trắng của vôi (lạt như ốc bạc như vôi) Ðể rồi vôi têm trên lá trầu ăn với cau, có tô điểm thêm cặp môi hồng, cho cuộc đời thêm tươi

Qủa cau nho nhỏ miếng trầu ôi
Này của Xuân hương đã quẹt vôi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Ðừng xanh như lá bạc như vôi

Trầu cau đã đi vào trong sinh hoạt đời sống mọi người, trong tình yêu đôi lứa, trong xả giao, trong tiếng hát ru con của mẹ hiền

Ru con con thét cho muồi
Ðể mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam phổ mua trầu chợ Dinh

(Tùy theo mổi điạ phương có thể thay đổi tên chợ )

Những người già không còn răng để nhai trầu. Họ thường dùng cối bằng đồng giả trầu. Hay dùng một cái ống xoáy, có chià phần dưới 3 cái răng nhỏ bỏ trầu cau vào đó để xoáy trầu nhỏ trước khi ăn. Ăn trầu cũng là nghệ thuật như người ta uống trà

Trần tú Xương bất mản với cuộc đời học bị thi hỏng mãi, nghe người ta chúc tết sống lâu hưởng phước lộc cho đến đầu bạc răng long. Làm thơ trào phúng nói chuyện ăn trầu

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu ra
Phen nầy ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giả trầu

Cái răng cái tóc là vóc con người, ggày xưa người ta bới tóc cùng hàm răng đen như huyền thì sang trọng, đẹp, quý phái. Nhưng vào thế kỷ thứ 19 văn hóa Tây phương du nhập vào Việt nam, đời sống văn minh xả hội bắt đầu thay đổi. với phong trào Duy Tân phát xuất từ Quảng nam (1905-1908) khởi đầu cuộc cách mạng khai trí dân sinh: hớt tóc ngắn, cắt móng tay dài lá răm, mặc âu phục. Ðả phá những hủ tục rườm rà đi đâu cũng xách theo túi trầu kè kè một bên.

Chiều chiều lại nhớ chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai

Vắt cái khăn qua vai để lau hai bên miệng khi ăn trầu, đôi khi nhổ nước trầu bừa bải, trông không được đẹp mắt kém vệ sinh.

Những mỹ phẩn được đem vào Việt nam như son, phấn dầu thơm...giúp người đàn bà trang đìểm thêm cho những nét đẹp. Ðàn bà sống ở thành phố phần nhiều bỏ hẳn tục nhộm răng đen ăn trầu. Chỉ ở thôn quê còn giử lại Phong tục đó. Bởi vậy đã có khuynh hướng thay đổi qua thi ca. Mỗi khi thấy một người nào đó còn nhộm răng đen.

Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen

Người đàn ông có một cái nhìn mới, trong bộ Âu phục gọn gàn không còn cái khăn điều vắt ngang, chân không còn mang đôi guốc gổ, trên cổ có khi thay thế một chiếc Cà vạt xinh đẹp, nhìn thấy hàm răng trắng đẹp của các nàng như hạt bắp, môi son đỏ tươi, trên môi nở một nụ cười đẹp như hoa. Làm cho các chàng say đắm nên hỏi nàng rằng

Người về có nhớ ta chăng?
Ta về ta nhớ hàm răng người cười

Ca dao được ca tụng, truyền miệng trong dân gian, hiện hữu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Chúng ta rời quê hương sống xứ người với cuộc sống bận rộn, không tìm được những buổi trưa hè, những đêm trăng thanh gió mát, với những tiếng hát ru con của các bà mẹ trên quê hương yêu quý.

Nhưng chắc rằng mỗi người trong chúng ta còn nhớ những câu ca dao quen thuộc. đã đi vào trong tâm hồn.

Thi sĩ Hoa thi trong tập (một thời con gái) cũng như như chúng ta có mơ ước một ngày trở về với Quê hương. đi thăm lại vườn Cau Nội với nắng ấm trong tiếng chim ca hót để thương gởi tâm sực

Vui chân đi giữa hàng cau nội
Sương sớm mai đầy nắng sớm mai
Tiếng hót con chim trên ngọn biếc
Phủ hương trà ngọt ấn hai vai
..............................................

Vui chân đi giữa hàng cau nội
Thương gởi âm thầm những dấu tay
Gởi luôn hôn mộng bùi ngùi đợi
Năm tháng dún xanh hẳn có ngày

-----------------------------------------------------------------

1/ lươt truyện Trầu Cau theo Lĩnh nam chích quái ghi rằng:
Ngày xưa gia đình họ CAO sinh đôi được hai người con trai đặc tên là Tân và Lang được gia đình gởi theo học người thầy giáo họ LƯU.

Nhà người thầy có một người con gái xinh đẹp gọi là Liên, Nàng thấy hai chàng đẹp trai chăm học đêm lòng yêu mến. và muốn lập gia đình với người anh, nhưng không thể phận biệt được vì hai người giống nhau..Một hôm Liên đem bát cháo và đôi đủa ra mời hai người, để thử xem ai là anh. Lang mời Tân ăn trước.( người em nhường cho anh. Liên nhận ra người anh nên xin thân phụ kết hôn với Tân)

Hai vợ chồng sống hạnh phúc, nhưng người em là Lang cảm thấy buồn vì tình anh em bị san sẽ với Lang phần nào khi người anh lập gia đình sống riêng với hạnh phúc. Lang âm thầm bỏ nhà đi về quê. Ði mãi, Lang gặp một dòng suối lớn chận ngang phía trước. Lang ngồi buồn bên bờ suối khóc cho đến chết, rồi hóa ra một cây CAU. Tân thấy vắng em qúa lâu lên đường đi tìm em. Ðến bên bờ suối thấy xác em, Tân thương em, và nghĩ rằng vì mình xảy ra việc nầy nên liền đập đầu vào cây CAU để chết hóa thành Tảng Ðá vôi, người vợ thấy chồng đi tìm em không trỡ về. lại đi tìm chồng gặp xác chồng bên bờ suối cạnh cây CAU, Liên vật mình vào tảng đá từ trần rồi hóa thành Dây trầu, bám vào Tảng đá leo lên Cây cau.

Thân phụ của bà Liên xúc động trước tình cảm thiên liêng, cho lập miếu thờ ba người đã ra đi trong Tình yêu và Ðạo nghiã làm người. Mãi cho đến một hôm vua Hùng Vương di qua xứ đó, ngồi bên bờ suối, thấy cây xanh lá mọc bên Tảng đá bu quanh cây.Liền hỏi người điạ phương biết được sự tích. sai người bổ qủa cau,lấy một miếng nhai với trầu, và nhổ nước hổn hợp trầu cau lên tảng đá,bổng nhiên tảng đá vội có màu đỏ. Vua truyền mọi người lấy giống về trồng để dùng từ đó nước ta có tục ăn trầu

2/ Trần gia Phụng sđd Quảng nam trong lịch sử trang 21.trích theo tài liệu trong mục Betelnut. Encyclopaedia Britannica q.3 trang 551 USA 1972