Langven.com Forum

Full Version: Xô Liên Nít Xưn đã Chết
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
Xô liên nít xưn, nhà văn dissident Liên Xô cũ được phương Tây tung hô nhất đã chết vì bệnh ung thư. Ông ta bắt đầu nổi tiếng vì các tiểu thuyết tố cáo các nhà tù ở Liên Xô cũ và vì thế cũng được giải thưởng Nô ben.

Nhưng từ khi lưu vong sang Mỹ ở Vermont, thì ông ta không được nói tới nữa. Thậm chí về phần cuối đời các tác phẩm của ông ta không được tung hô nữa. bởi ông ta đã phạm vào tội ..bất khả kháng là dám chê dân chủ phương Tây, thậm chí còn ủng hộ chính sách của Pustin ở Nga.

Ở VN từ thời bao cấp vẫn có truyền thống văn chương phải đạo, văn chương tuyên truyền, theo đó các nhà văn viết theo đơn đặt hàng của nhà nước. Người ta rú rít lên nói điều đó là không có tự do.
Nhưng ở những nước tự do thì nó hoạt động ra sao ? nó chỉ khác một điều là người ta có thể sáng tác thoải mái (kinh tế thị trường bắt phải thế) nhưng được in được tung hô được trọng vong được giải hay không thì là chuyện khác. Kết quả thông tin vẫn có chiều mà vẫn được tiếng là ..tự do.
Evil
Bác viết thế này làm em không biết ông này là ông nào. Có phải ông viết cuốn The Gulag Archipelago không ạ (Aleksandr Solzhenitsyn)?

Phó Thường Nhân
@Evil,
Vâng đúng là cái ông ấy đấy, nhưng mà tôi việt hóa cái tên cho nó tiện. Thực ra ông ấy chết hay sống cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tôi cả, bởi vì tôi không hiểu trong cái gọi là "nhà văn lớn" của ông ta có bao nhiêu phần là bị lợi dụng để tuyên truyền, bao nhiêu phần là thật. Nhưng mình có phải là người Nga đâu mà biết là những tác phẩm của ông ta thực sự có đóng góp cho văn học Nga.
Trường hợp của ông ấy với tôi chỉ là một bằng chứng về cách thức sự dụng nhà văn trong tuyên truyên của phương tây thế nào thôi. Và rõ ràng cách tức đó "thâm hậu" hơn cách đặt hàng nhà văn hay định hướng họ.

Trường hợp của ông ấy với tôi vén lên một vấn đề thú vị đó là vấn đề "văn học xuất khẩu". Ở VN chẳng hạn, người ta xuất khẩu áo sơ mi, rồi cùng lúc bàn một ít ra thị trường nội địa. Ngược lại văn học xuất khẩu của VN, mà tất nhiên phương tây chỉ chọn cái loại hợp ý với họ giống như cái ông Xô liên nít xưn này, rồi thổi lên cho thành nhà văn thế giới , thì nó sẽ có ảnh hưởng gì tới văn học nội địa.
Nói đúng hơn, một tác phẩm nếu được bên ngoài ưa thích thổi phông có dụng ý trước khi thị trương nội địa biết có thể được coi là một tác phẩm văn học dân tộc được không . có thể có hiện tượng nhà văn sau khi được lợi dụng, sẽ tiếp tục sản xuất các mặt hàng theo yêu cầu nhập khẩu ấy. Có nghĩa là tự nguyện làm cái loa cho họ. Còn tất nhiên khi không còn là cái loa nữa thì sẽ bị lãng quên;
Trường hợp này có thể xẩy ra ví dụ cho nhà văn Dương thu Hương được không ?
root
Cho phép em được mượn chủ đề của bác Phó để xả nỗi bực mình về một tác phẩm văn học mới đọc xong ngày hôm qua. Đó là cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh. Đây là một cuốn sách mà báo chí tung hô rất nổi đình nổi đám. Nào là được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, rồi thì có cả một NXB ở Mĩ mua trọn gói bản quyền và cuối cùng là đuợc Mĩ dựng thành phim. Trước đó em còn nghe một số nhân vật trên TTVNOL khen cuốn truyện này có nhiều tình tiết xác thực, thể hiện cái nhìn đa chiều về cuộc chiến VN.

Thế là hôm qua em mới nổi tò mò ngồi nghiền một lúc hết sạch 7 chương của cuốn sách. Một cảm giác thất vọng bẽ bàng không kể đâu cho hết. Theo em đây là một tác phẩm có bố cục rất lộn xộn, cách hành văn rối rắm của một người viết chưa sạch nước cản. Thảo nào ông Bảo Ninh này suốt bao nhiêu năm chỉ rặn mãi mới được 1 tiểu thuyết, còn lại chưa viết thêm được một cái gì ra hồn. Các tình tiết được coi là đắt giá trong truyện cũng chẳng có gì là ghê gớm lắm. Nếu có dựng thành phim thì có lẽ nên dựng thành phim hành động để câu khách vào các pha bắn giết ngoạn mục thôi. Thảo nào VN mãi không dám chuyển thể, phải đợi Mĩ thì mới có đủ kĩ xảo để làm.

Không hiểu những người ca ngợi cuốn sách này có cái đầu không nhỉ?

Bác nào muốn kiểm chứng thì em kính mời vào đây thưởng lãm tác phẩm: (@click here)

em Ex
Thế thì mình cũng gặp kha khá số người không có đầu rồi, và mình là một trong số đó laugh1.gif
Nỗi buồn chiến tranh nếu phê bình thì có thể phê là nó có một cái air chung hơi lâm ly sến kiểu tiểu tư sản, còn lại mình thấy bố cục rất hay và sẽ rất khó để làm phim.
Bác Smith thông thạo văn chương đề nghị bác vào phản biện hộ Solzhenitsyn chứ em thấy bác Phó đánh giá ... không ổn. Dương Thu Hương thì dù có được phương Tây thổi hay không thì văn bà ấy vẫn có ambience riêng, u ám, cay nghiệt, cuốn hút. Mấy ông chỉ được phương Ta thổi thì ông nào hay, giờ bác Phó cho em biết ông nào được phương Ta thổi mà hơn bà này để em về tìm đọc. Còn văn mà không được bên nào thổi thì chịu thôi, đắp chiếu rồi cũng không ai biết đến thì ai mà đánh giá được.

Phó Thường Nhân
Không, truyện của Bảo Ninh không dở, ít ra là về nội dung. Tôi đọc quyển này lâu rồi, và vẫn còn nhớ lại cam giác rờn rợn ngay sau khi gấp sách lại, khi đọc nó.
Cái đặc biệt của nó có lẽ là sử lý chiến tranh như một thứ gì rùng rợn, kinh khủng khiếp (điều đó là đúng), nhưng đó là điều chỉ có thời hậu chiến người ta có thể nói được. Lúc Bảo ninh viết cuốn đó, văn học VN vẫn chỉ có "tinh thần cách mạng" một chiều thôi.
Để xem bọn Mỹ sẽ dựng cái phim theo câu truyện như thế nào. Khi Bảo Ninh viết nó thì giúp người ta hiểu được ngay cả chiến tranh cách mạng vì dân tộc vẫn tàn khốc vì nó là chiến tranh. Và điều đó có lẽ là điều thú vị , đáng để ý của cuốn sách; Ngược lại vào tay mấy ông mỹ thì nó sẽ trở thành một sự biện hộ kín đáo cho người Mỹ dưới hình thức chiến tranh là tàn khốc, nên tốt nhất Mỹ làm gì thì cứ hàng trước chứ còn làm gì có chính nghĩa hay kẻ nào gây ra là có tội nữa; Có nghĩa là họ sẽ viết lại lịch sử chiến tranh cho mình, theo ý họ. Trước thì kiểu Rambo dở hơi, bây giờ thì nó sẽ mềm đi một tí, và các thế hệ sau của người Việt cứ há hốc mồm mà xem, chỉ thấy chiến tranh là tàn bạo, trong khi cái thằng nào gây ra sự tàn bạo thì quyên mất, còn mất tiền mua phim nó làm về xem nữa (cả thật cả lậu).
Thế nó mới thành cái chuyện "đưa tao cái đông hồ của mày và tao sẽ chỉ giờ của mày theo ý tao muốn";

Chẳng biết bao giờ người Mỹ mới mua Hòn đất, hay chiuện chị Út tịch, rừng U minh, để dựng phim về chiến tranh VN. scared.gif
grass
Nỗi buồn chiến tranh là một trong những quyển sách về chiến tranh nói chung hay nhất mà mình từng đọc.

Ngoài nội dung, ngôn ngữ của quyển này cũng rất đặc sắc, giàu xúc cảm và tính thơ.

Mình cũng gia nhập vào đội ngũ không đầu ca ngợi quyển này he he.

Bác Phó cũng nhầm khi nói là trước đây Mỹ chỉ có phim Rambo dở hơi. Full Metal Jacket (1987) là một phim xuất sắc, và năm 1971 đã có documentary Interviews with My Lai Veterans.

Còn việc Mỹ không mua mấy quyển Hòn đất hay gì đó để dựng thành phim, có thể lý do chính là những quyển đó rất dở he he (ý kiến riêng của em)
Milou
VN có phim Hòn Đất & Út Tịch chiếu lên TV ngày xưa rùi mà.
root
QUOTE(Milou @ Aug 5 2008, 11:09 PM)
VN có phim Hòn Đất & Út Tịch chiếu lên TV ngày xưa rùi mà.
*



Đúng là VN có làm phim này, nhưng dựng chưa đạt vì đã cắt bỏ quá nhiều pha "action" ngoạn mục so với tác phẩm gốc
nicochiphai
Em nói cái này hơi lạc đề 1 chút. Em rất dị ứng với cái kiểu phiên âm tên người nước ngoài ra tiếng Việt (cho dễ đọc !? scared.gif ), bởi vì theo em là điều này trước hết là hoàn toàn ko tôn trọng ng có tên được viết ra đó, như vậy là viết sai hoàn toàn tên tuổi người ta. Thứ hai là hoàn toàn ko dễ đọc tí nào mà còn gây hoang mang nhầm lẫn cho người khác, thứ ba là hoàn toàn gây khó khăn khi muốn từ cái tên mà tìm hiểu thêm các thông tin khác về người đó. Hơn nữa chẳng có cái luật nào quy định về việc viết lại tên người nước ngoài, nên cứ ai thích sao thì viết vậy, dẫn đến việc cùng 1 người mà có đến mấy cái tên theo-kiểu-tiếng-Việt.

Vậy mà các trường học của VN vẫn còn đang sử dụng cách phiên âm tên thổ tả như vầy, cho nên đến lúc thi cử cứ mỗi học sinh viết tên 1 kiểu, thầy cô chấm cũng đau đầu mà nhiều khi không biết thực ra thì nó đang nói tới thằng cha nào.

Còn nữa, bác Phó, "xử lý" chứ không phải "sử lý" ạ.
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.