Langven.com Forum

Full Version: Thảo Luận Về Tắc đường Tại Các đô Thị ở Vn
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [1], 2, 3, [>], [>>]
Thalassa
Theo tôi có một giải pháp hay nữa là rải đinh trên khắp các nẻo đường, thế là xong chả ai dám vác xe ra đường nữa, gì chứ cái này thì VN ta làm tốt từ lâu rồi, thế giới còn phải học tập nữa là đằng khác v.gif
Thalassa
Thực ra mà nói thì vấn đề tắc đường vào giờ cao điểm không phải là mới và giải quyết cũng không khó, vì giờ hành chính của các công sở, trường học... tương đương nhau nên giờ giấc đi lại của đại bộ phận công nhân viên chức, học sinh... cũng trùng với nhau, vì vậy ắt xảy ra tắc đường. Các nước tiên tiến người ta đã có kinh nghiệm trong việc này, chỉ cần chịu khó để ý một chút là thấy ngay cách thức người ta đã áp dụng.

Theo quan sát của cá nhân tôi thì có những biện pháp sau đây nên học tập họ, đây là những giải pháp bền vững về lâu dài, chứ những trò thu tiền mới cả ngày chẵn ngày lẻ chỉ là trước mắt.

1. Làm một đường vành đai bao quanh thành phố để tránh việc xe cộ phải đi qua trung tâm TP khi đi từ điềm A tới điểm B. Đường vành đai có cái lợi là nếu sau này có mở rộng TP nó càng phát huy tác dụng ngay đối với phần mở rộng bên ngoài.

2. Làm các cầu vượt nổi hay đường hầm tại một số chốt giao thông để tránh việc xe cộ phải dừng lại vì đèn xanh đèn đỏ, vốn là nguyên nhân chủ yếu gây tắc đường vì lượng xe phía sau dồn tới.

3. Cấm rẽ trái tại một số ngã tư, rất nhiều nước đã áp dụng hình thức này vì nó là một trong những nguyên nhân gây tắc đường tại các đô thị. Tại nhiều nơi người ta phải lái xe tới một điểm ít xe cộ mới có thể rẽ trái, tức là tuy phải đi xa hơn một chút nhưng dù sao cũng còn dễ chịu hơn là bị tắc đường rất nhiều.

4. Cấm xe tải chở hàng tại một số giờ trong ngày, nhất là giờ cao điểm tại một số tuyến đường trọng điểm của TP.

5. Vận động người sử dụng xe cơ giới bỏ tâm lý "đường thẳng là đường gần nhất", cái này chỉ đúng trên lý thuyết, còn trong thực tế thì không áp dụng được, nếu ai cũng nghĩ thế thì hậu quả tất yếu là xe cộ dồn lại tại một điểm và đứng nhìn nhau cả tiếng đồng hồ, trong khi đó nếu chịu khó đi vòng một chút mất 5-10 phút là cùng.

6. Phân chia riêng rẽ làn đường cho xe máy và xe hơi, việc xe hơi và xe máy đi chung đường với nhau rất dễ xảy ra va chạm và tắc đường vì nếu lái xe đi đúng làn đường của mình thì trong trường hợp xe hơi bị tắc một chút, xe máy vẫn có thể lưu thông bình thường.

Cuối cùng là phải có các bãi đỗ xe ngầm hay nổi tùy địa hình, tránh việc đỗ xe bên lề đường làm thu hẹp diện tích mặt đường. Nếu diện tích hẹp thì có thể áp dụng các bãi đỗ xe tự động, tức là xây một cái parking như cái nhà cao tầng, xe hơi được đưa lên bằng thang máy một cách tự động, phải pháp này có lợi ích là tiết kiệm diện tích và rất kinh tế, cả cái parking được làm bằng các khung thép, nếu cần sau này có thể tháo rời để di chuyển chứ không cần xây kiên cố như nhà cao tầng hay parking ngầm. Lại tiết kiệm về nhân công, mỗi ca trực chỉ cần một người vận hành vì mọi thứ đều do máy tinh kiểm soát.
nicochiphai
QUOTE(Thalassa @ Oct 9 2008, 11:49 AM)
Thực ra mà nói thì vấn đề tắc đường vào giờ cao điểm không phải là mới và giải quyết cũng không khó, vì giờ hành chính của các công sở, trường học... tương đương nhau nên giờ giấc đi lại của đại bộ phận công nhân viên chức, học sinh... cũng trùng với nhau, vì vậy ắt xảy ra tắc đường. Các nước tiên tiến người ta đã có kinh nghiệm trong việc này, chỉ cần chịu khó để ý một chút là thấy ngay cách thức người ta đã áp dụng.

Theo quan sát của cá nhân tôi thì có những biện pháp sau đây nên học tập họ, đây là những giải pháp bền vững về lâu dài, chứ những trò thu tiền mới cả ngày chẵn ngày lẻ chỉ là trước mắt.

1. Làm một đường vành đai bao quanh thành phố để tránh việc xe cộ phải đi qua trung tâm TP khi đi từ điềm A tới điểm B. Đường vành đai có cái lợi là nếu sau này có mở rộng TP nó càng phát huy tác dụng ngay đối với phần mở rộng bên ngoài.

2. Làm các cầu vượt nổi hay đường hầm tại một số chốt giao thông để tránh việc xe cộ phải dừng lại vì đèn xanh đèn đỏ, vốn là nguyên nhân chủ yếu gây tắc đường vì lượng xe phía sau dồn tới.

3. Cấm rẽ trái tại một số ngã tư, rất nhiều nước đã áp dụng hình thức này vì nó là một trong những nguyên nhân gây tắc đường tại các đô thị. Tại nhiều nơi người ta phải lái xe tới một điểm ít xe cộ mới có thể rẽ trái, tức là tuy phải đi xa hơn một chút nhưng dù sao cũng còn dễ chịu hơn là bị tắc đường rất nhiều.

4. Cấm xe tải chở hàng tại một số giờ trong ngày, nhất là giờ cao điểm tại một số tuyến đường trọng điểm của TP.

5. Vận động người sử dụng xe cơ giới bỏ tâm lý "đường thẳng là đường gần nhất", cái này chỉ đúng trên lý thuyết, còn trong thực tế thì không áp dụng được, nếu ai cũng nghĩ thế thì hậu quả tất yếu là xe cộ dồn lại tại một điểm và đứng nhìn nhau cả tiếng đồng hồ, trong khi đó nếu chịu khó đi vòng một chút mất 5-10 phút là cùng.

6. Phân chia riêng rẽ làn đường cho xe máy và xe hơi, việc xe hơi và xe máy đi chung đường với nhau rất dễ xảy ra va chạm và tắc đường vì nếu lái xe đi đúng làn đường của mình thì trong trường hợp xe hơi bị tắc một chút, xe máy vẫn có thể lưu thông bình thường.

Cuối cùng là phải có các bãi đỗ xe ngầm hay nổi tùy địa hình, tránh việc đỗ xe bên lề đường làm thu hẹp diện tích mặt đường. Nếu diện tích hẹp thì có thể áp dụng các bãi đỗ xe tự động, tức là xây một cái parking như cái nhà cao tầng, xe hơi được đưa lên bằng thang máy một cách tự động, phải pháp này có lợi ích là tiết kiệm diện tích và rất kinh tế, cả cái parking được làm bằng các khung thép, nếu cần sau này có thể tháo rời để di chuyển chứ không cần xây kiên cố như nhà cao tầng hay parking ngầm. Lại tiết kiệm về nhân công, mỗi ca trực chỉ cần một người vận hành vì mọi thứ đều do máy tinh kiểm soát.
*



1. Cái 1 & 5 của bác thực tế có liên quan chặt chẽ với nhau. Chính vì cái tâm lý đi đường trong và đi đường thẳng này mà nico nghĩ cho dù có làm đường vành đai thì chưa chắc người ta đã đi (dù sao thấy phương án này cũng được).

2. Việc làm cầu vượt nổi hay đường hầm hiện nay chỉ làm tăng thêm tình trạng tắc nghẽn do trong thời gian thi công thì xe cộ phải đổ qua tuyến đường khác -> các tuyến khác sẽ tắc nghẽn hơn. Mà với tốc độ thi công rùa bò của các đơn vị thầu tại VN thì có khi đến lúc xây dựng xong người ta lại quên béng mất là từng có một cái đường tên vậy tồn tại hehe.gif . Ngoài ra hệ thống cống ngầm ở các thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn chẳng có một quy hoạch cụ thể gì cả, làm sao làm tầng hầm được vì cứ đào xuống là thấy nước thải.

3. Khả thi.

4. Cái này hiện đã và đang áp dụng kha khá tại SG. Ở đây xe tải chỉ được phép lưu thông trong một số giờ nhất định vào hai buổi sáng và đêm (không trùng giờ cao điểm). Nhưng đây cũng chính là lý do mà bọn thầu thi công đường sá cống ngầm lấy làm cớ vì bọn nó bảo xe chở hàng bị giới hạn giờ nên không thể làm nhanh được -> các quan đã vội vàng phê duyệt cho nó được chở hàng cả ban ngày thay vì phạt nó cái tội thi công trễ hợp đồng.

5. Khả thi.

6. Một trong những nguyên nhân chính gây kẹt xe tại SG là xe bus chứ không phải xe hơi hay xe máy. Vào giờ cao điểm, lượng xe bus lưu thông rất nhiều, và lạng ra lạng vào đón khách liên tục -> gây tắc nghẽn. Nico nghĩ là nên chia tuyến đường riêng cho xe bus thì tốt hơn.

7. Đa số các tuyến trọng điểm đều không cho phép đậu xe từ 4 bánh trở lên bên đường. Việc xây nhà cao tầng làm parking cũng tốt nhưng phải kiếm thằng nào chịu đầu tư cái đã.

Thực ra thì SG hiện nay chỉ cần dẹp hết các lô cốt đào bới trên các tuyến đường thì lượng kẹt xe sẽ giảm ít nhất 50%. Mà nico nghe đồn là tới 2010 chưa chắc đã dẹp hết được. Hiện nay cứ 10 con đường thì đã có tới 8 bị chặn lô cốt -> thu hẹp đường đi, mà không chỉ ở một điểm, tức là 1 đường có thể có tới vài nút thắt bằng lô cốt, kể cả tuyến trọng điểm hay không trọng điểm.

Bởi vậy nên trong thời gian ngồi chờ các quan nhà mình giải quyết xong với đám thầu thì giải pháp tạm thời của nico là hạn chế tối đa việc ra đường vào giờ cao điểm. Xong.
em Ex
Các biện pháp hiệu quả về lâu dài đều thuộc về chuyện nâng cấp cơ sở hạ tầng nhỉ, đúng là hạ tầng kém thì biện pháp cấm đoán kiểm soát kiểu gì cũng là chắp vá tạm thời thôi.
Mitdac
Thiệt tình em chả hiểu các lão bên Giao Thông Công Chánh-Vận Tải làm cái trò gì mà chỉ nghĩ ra được những giải pháp trình độ...tiểu học thế thôi. Em nghĩ là có nhiều cách để tránh ùn tắc giao thông, trong đó trước hết phải cải tạo lại luật giao thông đường bộ, phân luồng phân tuyến hợp lý, và xúc tiến xây dựng, cải tạo và dẹp ngay mấy chục cái công trường ở trên đường(Tp.HCM).
Theo như ý kiến của bác Tha, em thấy :
1. Đường vành đai dường như không phải dành cho xe máy, vd thành phố lớn như Tp.HCM, ngta cũng định phát triển 1 số tuyến đường để làm đường vành đai (đại lộ Nguyễn Văn Linh Q.7), nhưng với khoảng cách rộng và xa như thế, thì chỉ có hữu dụng với ô tô. Em nghĩ với người đi xe máy ở Tp.HCM, khoảng cách trên 10km đã là xa rồi.
2. Cầu vượt và đường hầm thì đã được thí điểm và xây dựng ở nhiều nơi, ở Tp.HCM có cái hầm chui nổi tiếng nhất là hầm chui Văn Thánh laugh1.gif . Hơn nữa em "nghe nói" vấn đề công nghệ và vốn của Tp. dành cho việc này ko dư dả gì cho lắm. Cầu vượt nhiều nhất là ở Bình Dương thì phải, cũng khá hiệu quả và em cũng chỉ thấy đường ở BD mới chạy được quá 80km/h
3. Có một điều đơn giản nhất trong giao thông đường bộ là vấn đề rẽ trái, ví dụ như ở bên này "Ai rẽ trái thì phải nhường quyền ưu tiên cho luồng xe đối diện". Còn ở nhà mình, khi 2 luồng xe đối diện được bật đèn xanh, thì ngay lập tức cái luồng rẽ trái và luồng đối diện ào lên để...cướp đường. Đương nhiên luồng rẽ trái có lợi thế hơn về khoảng cách, và chỉ cần 1 chục cái xe máy của luồng này đi ngang cũng đủ để chặn cả trăm cái xe máy của luồng kia. Tắc đường ngay ngã tư ! Nên chăng là dành hẳn khoảng 30 giây dành cho luồng rẽ trái, họ sẽ phải tự phân luồng cho mình sang bên trái lòng đường để chuẩn bị cho việc này.
4. Cái này Tp.HCM đã làm từ rất lâu, xe tải bị cấm vào thành phố từ 16h-22h.
5. Những gì thuộc về tâm lý, ý thức... có lẽ phải lâu lâu nữa mới thay đổi được.
6. Nghe nói bi h chạy lấn tuyến bị phạt rất nặng, xe máy lấn tuyến bị phạt 100k lận.
Phân luồng đường (như đại lộ Nguyễn Văn Linh) cũng là 1 ý rất hay, ô tô có thể chạy thoải mái mà ko sợ phải phanh gấp vì có chú xe 2 bánh nào đằng trước lạng ra. Xe nhập về VN toàn xe xịn, mà chẳng mấy khi chạy được quá 60km/h, quả là đáng tiếc và lãng phí.
Nên cấm ô tô vào một số tuyến đường nhỏ của thành phố, nhất là các tuyến gần trung tâm, vừa đảm bảo đỡ tiếng ồn, đỡ ô nhiễm, cho dân ta chịu khó đi bộ một tí, nở hông nở cẳng càng khỏe laugh1.gif

Nói chung là giao thông ở các thành phố lớn bây giờ rất lộn xộn, ngồi trong ô tô thôi mà cứ cảm tưởng như đang đọc truyện "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân, thỉnh thoảng cứ thót người blushing.gif . Có đứa bạn cùng lớp bảo "Bố mẹ tao định sang Việt Nam du lịch, mày có thể cho tao kinh nghiệm gì không". Em chỉ bảo " Giao thông, phải cẩn thận"
Skywalker
QUOTE(Thalassa @ Oct 9 2008, 11:12 AM)
Theo tôi có một giải pháp hay nữa là rải đinh trên khắp các nẻo đường, thế là xong chả ai dám vác xe ra đường nữa, gì chứ cái này thì VN ta làm tốt từ lâu rồi, thế giới còn phải học tập nữa là đằng khác  v.gif
*



Có một kiểu rải đinh thế này, là người ta không dùng đinh sắt quăn queo hay ghim vào vỏ dưa như mấy anh cu vá xe vô lương tâm, nhưng rải đinh mềm, đinh bằng luật. Ví dụ chính quyền thành phố công bố tình trạng khẩn cấp vì một lô hàng xăng dầu nhập khẩu từ rừng Amazone bị nhiễm... chì! Chất này khi ở trong xăng thì không sao, nhưng đốt cháy là sinh ra khí độc chết người. Để bảo vệ tính mạng người dân, thành phố cấm tất cả các loại xe đã ... lỡ đổ xăng, trừ những xe đã được kiểm tra an toàn như xe bus, xe chở hàng hay xe công vụ. tất nhiên đi bộ, xe đạp thì không bị cấm! Sau 1 tháng bị cưỡng bức đi bộ vì thành phố an toàn, rất có thể sẽ hunhf thành phong cách giao thông mới khả dĩ kiểm soát tắc nghẽn giao thông chăng?! laugh.gif

Ừ, lỡ mà rải đinh cũng không hiệu nghiệm thì sao? Ngoài các phương án cải thiện giao thông như các bác đã nếu, thiết nghĩ còn một vấn đề rất quan trọng và cơ bản, đó là quy hoạch kinh tế xã hội của thành phố. Nôm na là người ta ra đường để đi làm ăn, đi học hành, đi giải trí ..., ấy vậy mà chỗ làm chỗ học chỗ chơi lại bố trí không hợp lý về không gian và thời gian thì hậu quả là tắc nghẽn chứ còn gì nữa. Tất nhiên quy hoạch là việc rất khó, đòi hỏi tư duy tỉnh táo và một cơ sở phân tích kỹ lưỡng về nhu cầu cũng như xu hướng của xã hội, vì thế ngồi ở cái ghế này không phải là những ông duy ý chí hay hời hợt, nông cạn tầm nhìn.

Viết đến đây thì phải tự chửi mình một phát, rằng cơ sở nào để đảm bảo chọn đúng người, đúng việc đây? Thôi thì phải chấp nhận một tỷ lệ may rủi nào đó! sp_ike.gif

Trở lại với chuyện xử lý tắc đường, một công việc của quy hoạch viên là phải đo đếm , phân loại các phương tiện và chủ nhân của chúng thường đi qua nút. Bằng phân tích thống kê rất có thể sẽ tìm ra đặc điểm của mỗi nút giao thông, ví dụ do các cơ sở trường học, công sở có lượng người di chuyển lớn. Từ đó chọn biện pháp khống chế lưu lượng thích hợp, ví dụ: đổi giờ, hạn chế đối tượng, mở rộng hay thu hẹp diện tích giao thông ...vv

Cái khó của quy hoạch là sự võ đoán và không thể biết chắc sự biến đổi của các đối tượng tham gia giao thông. Ở đây phải dùng phép xử lý cận biên để chọn lọc những nhân tố nổi trội và có bậc giá trị lớn hơn. Ví dụ tuyến phố ưu tiên cho đối tượng là học sinh. tuyến xa lộ dành cho bus liên khu vực ... với một bản đồ điều khiển chặt chẽ về không gian và thời gian. tất cả mọi đột biến đều phải được dự báo với giải pháp ứng phó thích hợp với trình độ tương đương với công việc của Central Intelligence Agency. sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif


Evil
Mẹ kiếp, nhà em hôm nay vừa dính đinh thật chứ chả phải mềm với rắn gì cả cry1.gif thay bằng việc ở nhà, nhà em sẽ sắm cái xe mà lốp nó to hơn rồi chạy loăng quoăng cho nó tắc hết mẹ nó đường HN đi furious.gif
Skywalker
QUOTE(Evil @ Oct 11 2008, 04:31 PM)
Mẹ kiếp, nhà em hôm nay vừa dính đinh thật chứ chả phải mềm với rắn gì cả  cry1.gif thay bằng việc ở nhà, nhà em sẽ sắm cái xe mà lốp nó to hơn rồi chạy loăng quoăng cho nó tắc hết mẹ nó đường HN đi  furious.gif
*



Khen cho ý chí của Evil laugh.gif, nhưng thủ đoạn như thế thì chưa phải là của The Lord of Devils, thậm chí mức độ tàn độc còn thua mấy anh đổ trộm phế thải. Tuy nhiên ý kiến của Evil cũng chỉ ra cái yếu tố không thể lường trước trong quản lý giao thông và đô thị nói chung. Để đối phó người ta phải khống chế sự hỗn độn bằng luật lệ và thi hành luật lệ, thậm chí hà khắc - mà để làm được điều này cần có cả quyết tâm chính trị và sự sáng suốt về chiến lược.

Mà đúng là VN hiện nay còn kém về khoản thỏa hiệp với các ... tiểu quỷ! laugh.gif Chẳng thà cứ cho mở trường đua, phố đèn đỏ, sòng bạc ... rồi quản cho chặt, gọi là nhốt hổ vào cũi cho nó khỏi cắn người thì hơn. sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
Xốt
Các options ở cái poll này đều là giải pháp cả, nên chọn 1 không được.
Theo mình thì cách tốt nhất hiện nay là tăng cường hệ thống giao thông công cộng cả trên mặt đất lẫn dưới lòng đường. Tuy đây có thể là cách tốn kém và mất thời gian nhất nhưng không thể không làm. Mọi cách khác như mở rộng đường, cấm này cấm kia chỉ dùng được trong thời gian ngắn và gây nhiều bất bình trong dân chúng.
phatastic
Tớ ủng hộ tăng phí trước bạ, tăng phí lưu hành. v.gif

Nếu có thay đổi được thì tăng phí lưu hành của xe hơi dưới 7 chỗ từ 10 triệu lên cỡ 30 triệu/ năm, và cấp quota xe hơi mỗi năm để cho người dân đấu giá trước bạ. Nếu quota xe mới mỗi năm thực sự chỉ cần bám theo đà phát triển của đường sá và kẹt xe, thì số tiền 50 triệu trước bạ như đề nghị chưa chắc đã là cao.
Pages: [1], 2, 3, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.