Langven.com Forum

Full Version: Lạm Phát
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3], 4, 5, 6, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
Trở lại với lạm phát. Mặc dù nguyên nhân của nó không nằm ở tại VN, nhưng điều đó không thể sự dụng để giải thích với người nghèo được, khi người ta không đủ ăn. Cách mạng tháng 10 Nga bắt đầu với khẩu hiệu đòi bánh mỳ, phần lớn những người biểu tình hoàn toàn không có ý tưởng gì về chủ nghĩa xã hội, hay có ý định chặt đầu Sa hoàng, nhưng chuyện đó đã xẩy ra, vì một bộ phận có tổ chức nhất của xã hội (ngoài chính quyền Sa hoàng) là đảng CS Nga có ý tưởng ấy. Khi cách mạng pháp bùng nổ, cũng là vì dân đói, để cuối cùng le Tiers Etat , nói nôm na là giai cấp tư sản giành lấy quyền lãnh đạo. Tất cả đều bắt đầu từ cái dạ dầy.
Một cuộc cách mạng bùng nổ vì nghèo khổ, ngược lại để chuyển thành một thể chế nó cần một tư tưởng. Vậy cái tư tưởng ngoài tư tưởng chính thống ở VN, mà hiện nay mờ nhạt đến mức không ai biết nó là cái gì, chính là tư tưởng dân chủ tư sản qua đa nguyên đa đảng mà toàn bộ hệ thống media phương Tây tiêm vào. Và tất cả cái bi kịch là ở chỗ ấy.
Vì sao ? vì từ thời kỳ đổi mới, ở VN người ta chỉ có nhìn vào Mỹ làm mô hình, và coi việc bình thường quan hệ với Mỹ làm tiêu điểm. Chính trong lĩnh vực này, VN đạt được nhiều thành tựu nhất, từ chỗ là kẻ thù của Mỹ, trở thành bạn hàng. Nhưng cũng từ đấy, nền kinh tế trôi nổi theo thị trường, đánh quả theo đầu tư nước ngoài và các lời khuyên của các tổ chức quốc tế, dưới quyền kiểm soát của Mỹ.
Như vậy VN đã Mỹ hoá cách tiếp cận kinh tế. Từ thời ông Phan Văn Khải, còn đâu chiến lược kinh tế nữa, ngoài việc « định lượng vô thức» kiểu : năm nay xi măng ngần này tấn, lúa ngần này cân. Việc mở chứng khoán đã hoàn thiện quá trình này, khiến người ta có nhiều khả năng đầu cơ hơn là sản xuất. May mắn là VND vẫn chưa còn là một đồng tiền convertible hoàn toàn để đầu cơ có thể ra vào thoải mái, hoàn thiện hẳn sự lệ thuộc kinh tế.
Như vậy cái tư tưởng dân chủ đa đảng kia sẽ mang theo được cái gì nữa, khi nó tới cùng từ một phía mà ý định chủ yếu là khiến VN phụ thuộc hơn.
Ở đây tôi không nói là những việc làm trong việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ, tham gia vào toàn cầu hoá là không nên làm, nhưng tất cả cái đó không đủ.
Không thể phát triển nếu không công nghiệp hoá, không thể công nghiệp hoá mà chỉ có hạ tầng cơ sở kiểu cầu đường điện năng,mạng mobile, công nghiệp gia dụng mà thiếu công nghiệp nặng.
Chính cái « Mỹ hoá » này khiến VN có cái gì đó, theo tôi là giống Ai cập, mà tôi sẽ nói sau.
Mimi
Lạm phát ở VN do nhiều nguyên nhân, có thể liệt kê :

- Cơ cấu kinh tế phọt phẹt, mọi thứ đều phải nhập khẩu thành phẩm hoặc nguyên liệu. Nền tảng 2 ngành công nghiệp cổ điển là cơ khí và hóa chất ở mức yếu. Chạy theo con số tăng trưởng để giữ ghế.

- Tham nhũng lãng phí nơi nơi khắp mọi lĩnh vực
Phó Thường Nhân
chẹp, lạm phát không phải là do tham nhũng. Nếu thế thì VN phải lạm phát kinh niên từ đời nào chứ. Đợt lạm phát khủng khiếp nhất ở Vn là vào thời điểm đổi tiền trong thập niên 80, thời bao cấp.
Nói thế thì khác gì bảo lên sởi là đậu mùa, bắt bệnh thế chắc trị bệnh nhân nào chết bệnh nhân ấy.
khoaitayran
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 21 2011, 10:32 PM)
Để tăng sức chống đỡ của nên kinh tế, không nên chỉ tập trung vào gia công, mà đã đến lúc phát triển công nghiệp nặng, làm nền cho xuất khẩu và giảm nhập khẩu (dầu khí, sắt thép, đồ cơ khí, ..).
*



Em buôn chuyện lạc đề cái. "Nhà máy chế tạo máy công cụ số 1", con chim đầu đàn với chả nhà máy lớn nhất Đông Dương, nơi đào tạo thử thách lũ lượt các cây đa đề ngành Công nghiệp nặng, cơ khí chính xác, thủy điện... của đất nước chúng ta đã ra khói bụi rồi ạ.

Thủa ban đầu là cắt một mẩu nhà máy cho liên doanh thuê, liên doanh với Nhật nhẽo gì đó. Sau cái bãi đất đó mấy năm nay được ưu tiên giao cho con rể vô công rồi nghề của một bác trên Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp đứng ra liên doanh xong rồi kinh doanh, giờ nó thành cái siêu thị điện máy Pico, chuyên khuyến mại đểu. Xong rồi từ cuối năm ngoái nhà em có chuyện, người thân ở tập thể nhà máy vốn chuyển đi gần hết nên mấy tháng em ko đi qua, hôm rồi trước Tết mới phát hiện ra đã thành tro bụi. Lúc nhìn thấy cảnh tất cả mọi thứ đã được san phẳng tim em đúng nghĩa là ngừng, người như chết lặng. Nhà máy của chúng em mà.

Vầng, chúc mừng các bác đã mua nhà chung cư cao cấp giá tới vài ngàn một mét vuông trên trời ở cái Royal City quảng cáo điên cuồng trên TV ấy ạ, và chia buồn cho sự nghiệp công nghiệp nặng của nước nhà. Tiên sư mấy thằng bán đất bán nước.

BTW, hôm 7 Tết em tiễn người nhà ra sân bay, gặp 1 bác kỹ sư điện cơ của nhà máy giao lưu với phụ huynh, em phải lao vào hỏi ngay thế nhà máy dời đi đâu, công nhân đi đâu. Bác ý huơ huơ tay ở trên đó trên đó em ko muốn nhớ là ở đâu nữa.
em Ex
Người Việt Nam làm / đầu tư cho những việc như chúng ta thấy là đầu cơ chộp giật (buôn đất, buôn chứng khoán) hay rất vất vả mà lại chả được bao nhiêu tiền (trồng lúa, nuôi tôm, may quần áo...) suy đến cùng vẫn là việc chống chọi để sinh tồn tùy vào khả năng mỗi người tự nhận biết. Ví như em đây, tất nhiên là em cũng muốn làm những việc phức tạp tầm cỡ thiết kế khu đô thị nọ kia, rồi em cũng muốn làm chủ sự nghiệp của em ghê lắm nhưng chỉ cần bước vào một văn phòng kiến trúc lớn nhìn qua bản vẽ của họ, đi họp với họ vài buổi là em đã biết em không thể làm được việc đó rồi, lại cũng không thấy mình có khả năng làm chủ và thế là em lại tiếp tục ngồi vẽ đèn đóm bàn ghế w00t.gif, tất nhiên là làm thuê. Em nghĩ ở các tầng của xã hội tất cả đều vùng vẫy (một cách biểu tượng) như thế và somehow nó dần hình thành một bộ khung vừa vạch đường vừa giới hạn những việc mà một quốc gia có thể làm được.
Tất nhiên cũng có khía cạnh chưa thử thì chưa biết mình có làm được không, aka chưa giang cánh sao biết cánh rộng đến đâu rolleyes2.gif nên em cũng muốn biết là VN cần phát triển công nghiệp nặng như thế nào còn phần phải làm công nghiệp nặng mới khá được thì em công nhận là đúng rồi. Người bình thường như mình còn biết phải phát triển công nghiệp nặng, chả lẽ mấy ông cao cao kia có bao nhiêu tư vấn lại tiếp xúc với Tây Tàu đủ cả lại không biết? Chẳng phải họ đã thử với Dung Quất và Vinashin đó sao?
Mr. Smith
Hậu quả nhỡn tiền của lạm phát: Hôm qua tiền đánh giầy của mình đã lên 7000 VND trong khi trước Tết là 5000 VND.
Kiểu này có khi phải đề nghị đổi chế độ trả tiền lương theo USD mất.
em Ex
Đánh cả đôi giày được có 7000 đồng cry1.gif
Thảo nào các cháu cứ phải tranh thủ kiếm thêm tối đa. Hồi Tết ngồi ở Nhà Thờ thấy bác K muốn đánh giày mà cháu nó cứ nài nỉ cho cháu nó đóng lại 1 bên đế đã mòn thêm cho bác. Bác bảo ừ thì đóng, cháu nó đóng luôn 2 đế đòi 60000 khéo còn đắt hơn cả tiền giày.
Mr. Smith
Bác Phó hay thật, vẫn kiên định tinh thần phê phán Mác-xít!
em Ex
Em thấy bác Phó chỉ ra đúng những vấn đề nảy sinh khi Việt Nam theo Mỹ & phương Tây đấy chứ chỉ có điều em cũng không rõ một nước như Việt Nam trong hoàn cảnh đó thì có thể làm gì khác. Không theo có khi cũng không được mặc dù biết là theo thì trăm phần trăm thành bãi rác của nó.
Ví dụ em sang một số nước Đông Âu (Tiệp, Hung) nhìn cửa hàng cửa hiệu nhà băng siêu thị (chưa kể bất động sản) thì em thấy cả nước nó như là bị bọn Tây Âu tung tiền ra mua gần hết và biết tư bản Tây Ây làm tiền ruthless như thế nào thì cảm giác là về lâu dài không thể tốt được. Các thông tin về Hy Lạp gần đây cũng phần nào phản ánh điều đó. Chỉ có nước Nga có vẻ là hơi khác, giữ chủ quyền kinh tế hơi bị kinh, mình vẫn nghe báo chí phương Tây mô tả dân Nga khổ lắm, giàu nghèo cách biệt kinh lắm, nói chung hình ảnh quốc tế hơi bị xấu nhưng về lâu dài mà nói ... cũng chưa biết thế nào.
Mimi
Những năm 80 do tiền in đều, hàng hóa khan hiếm, bỏ bao cấp 1 phát là lạm phát phi mã ngay chứ có gì đâu.

Tham nhũng lãng phí là 1 yếu tố gây nên tình trạng lạm phát. Tham nhũng lãng phí làm tăng chi tiêu, đầu tư công kéo theo lạm phát cao là điều có thể nhận thấy ngay cả trong thực tế cuộc sống.
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3], 4, 5, 6, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.