Langven.com Forum

Full Version: Thế giới Hồi giáo: Lịch sử - Văn Hoá - Tôn giáo
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
Vâng , gần đến ngày 11/9 thì tất cả các phương tiện truyền thông lại nói tới sự kiện này. Và mặc nhiên là nói tới Hồi giáo. Nhưng văn minh Hồi giáo thì đã có từ lâu, cũng to lớn rực rỡ không khác gì văn hoá TQ ,Phương Tây hay Lưỡng hà. Người Ta hay đánh đồng nó với người Arab, nhưng người Arab chỉ là một bộ phận của thế giới Hồi giáo. Ở gần VN thì In-đô-nê-dia, Malaysia là các quốc gia Hồi giáo. Xa hơn thì Ấn độ , rồi Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi đều là những nước theo đạo Hồi và có văn hoá hồi giáo cả.
Theo ý tôi, nếu ở Đông Á người ta nhìn và đánh giá thế giới bằng cái nhìn Văn hoá , Phương Tây nhìn thế giới bằng Kinh tế, thì thế giới Hồi giáo lại nhìn thế giới qua Tôn giáo, cụ thể là đạo Hồi. Văn minh hồi giáo không tách rời khỏi đạo Hồi, lịch sử của nó gắn chặt với những triều đại Arab ở vùng Bắc Phi, trung đông, và Đế Quốc Thổ sau này. Không kể tới lịch sử Trung Á (các nước thuộc Liên xô cũ: Cadắc, U giơ bếch, ...), rồi Đông Nam Á.
Có thể coi nó khởi nguyên vào thế kỷ thứ VII ở bán đảo Ả rập,lúc nhà tiên tri Mahomed sáng lập ra đạo Hồi, và kết thúc năm 1921, khi Attaman AttaTurk lập nên nước Thổ nhĩ kỳ hiện đại. Vào thời Trung cổ, người Hồi giáo nắm độc quyền về thương mại đông tây giữa TQ, Ấn độ và Châu Âu .Đó cũng là một lý do để Cô lôm bô , rồi Ma gien lăng đi thám hiểm vòng quanh thế giới, mà mục đích đầu tiên là tìm đường thông thương trực tiếp với Châu Á (Ấn độ).
Đối với người VN thì đạo Hồi thật là xa lạ (ít ra là với tôi). Ở VN, người Chăm cũng theo đạo Hồi (hình như từ thế kỷ XV thì phải), nhưng lúc đó Champa đã gần như suy sụp hoàn toàn, nên họ không để lại dấu ấn văn hoá nào chịu ảnh hưởng của Hồi giáo cả.
Tìm hiểu thế giới Hồi giáo như vậy đối với ta là những điều hoàn toàn lạ lẫm nhưng vì thế nó cũng là điều thú vị. Nhào dzô các Bác :-X
Phó Thường Nhân
Định bắt đầu bằng một chuỗi sử biên niên của đế quốc Arab khởI điểm từ khi Mohamed trở về thành phố Mếc-ka, nhưng chưa có đủ thời gian để tra cứu ngày tháng, nên đành bắt đầu bằng một vài tản mạn về đạo Hồi vậy.
Nói đến đạo Hồi, ta thường nghĩ ngay đến khái niệm đạo khi ta nói tới Đạo Phật, Đạo Nho. Nếu hiểu theo nghĩa đạo Phật thì đạo là một sự giác ngộ bản thân, gần theo kiểu triết học. Nếu nói theo đạo Nho thì đó là một tập hợp của những nguyên tắc đạo đức, luân lý quan niệm xã hội hướng vào việc tu luyện bản thân.Nhưng chữ Đạo trong đạo HồI khác hẳn. Nó được hiểu theo nghĩa là « tuân lệnh ». Bản thân từ Islam (đạo HồI) cũng có nghĩa là « phục tùng ». Như vậy nó có ý nghĩa luật pháp, quy tắc bắt buộc ngườI theo đạo hơn là sự giác ngộ. Tuân lệnh ai ? Phục tùng ai ? đó chính là tuân lệnh đức chúa trờI mà tiếng Ả rập gọI là A la . Đức chúa trờI đã phán truyền đạo của ngài qua Mô Ha Mét. Những lờI chúa trờI nói được gi lạI trong kinh cô ran. Nó gồm 142 bài thơ bằng tiếng Ả rập do giáo chủ Mô Ha Mét cầu cơ trong vòng 30 năm (tựa như trong đạo cao đài vậy). Cũng giống như trong lịch sử Phật giáo, Thiên chúa giáo, Mô Ha Mét không ghi lạI những bài cầu cơ này. Nó được truyền miệng lúc ông còn sống, sau khi ông mất, ngườI ta mớI san tập lạI (vào khoảng thế kỷ thứ VIII). Từ đó hầu như nó không thay đổi. NgườI theo đạo HồI thường viện dẫn kinh cô ran để sử thế, cũng như trong kiện tụng ,tranh chấp. Nhưng trong cuộc sống về sau, không phải điều gì cũng dẫn kinh ra được, nên người ta thường dùng cả những ứng sử của chính Mô Ha Mét trong cuộc đời ông để viện dẫn. Tất cả những việc Mô Ha Mét làm được ghi lại trong một quyển sách gọi là Hát đít (Hajit). Tất tật mọi sử thế của người Hồi giáo đều phải lấy kinh cô ran và Hát đít làm gương, vì Kinh cô ran là lời của Chúa, còn Hát đít là cuộc đời của nhà tiên tri duy nhất của đạo hồi. Trong Hồi giáo họ công nhận tất cả các nhà tiên tri của đạo do thái, đạo thiên chúa ví dụ Moise , Jesus , nhưng lạI coi Mô Ha Mét là vị tiên tri cuốI cùng (Đây là lờI thề thứ 2 để vào đạo, lờI thề thứ nhất công nhận chúa trờI là vị thần duy nhất, vì thế ngườI ta gọI đạo HồI là nhất thần đạo). Về sau không có ai được coi là nhà tiên tri nữa. Điều này cũng hơi giống đạo Cao đài, khi đạo đã ra đời rồi thì không ai đựơc cầu cơ nữa.
Đạo Hồi không có sự phân biệt thế tục và tôn giáo. Tăng lữ được phép lập gia đình, và có thể làm một nghề để kiếm sống. Nhưng thường họ vừa là ngườI làm lễ , vừa được coi là quan toà, để xử kiện. Luật HồI giáo được gọI là xa-ri-a (Charia). Như vậy đạo HồI có cơ cấu pháp luật, với sự răn đe là chủ yếu, bằng hình phạt, huặc bằng nỗI lo « Chúa trừng phạt ». Các tăng lữ được gọI là I mam (Imam). Những Imam có lớn có quyền ra lệnh phạt gọI là fát va (Fatwa). Một ví dụ trong LS gần đây Imam Khô Mê ni (ngườI lãnh đạo cuộc cách mạng HồI giáo ở Iran ) đã ra một fát va, yêu cầu ngườI HồI giáo phảI giết nhà văn ngườI Anh gốc ấn độ Sa man Rút đi , ngườI nào làm điều này sẽ được lên thiên đàng mà không phảI xuống địa ngục.
Đạo HồI cũng có những tập tục « bất di bất dịch », như cấm ăn thịt lợn, cấm ăn thịt những con vật không được cắt tiết, không được uống rượu. Phụ nữ ra đường phảI che mặt , trùm khăn. Đặc biệt ngườI ta không được làm cái gì « trái ý chúa trờI », một ví dụ khá ngộ nghĩnh. Hiện nay ở Arabie Saudit, không có bảo hiểm xe ô tô, vì họ quan niệm, nếu lái xe bị tai nạn là do ý chúa muốn thế, không thể làm trái ý chúa được. NgườI ta cũng không được phép chụp ảnh, vì chỉ có Chúa trờI mớI được phép tạo ra con ngườI, cho nên trong văn hoá , nghệ thuật HồI giáo không có tượng mà cũng không có tranh vẽ. Ngược lạI nó có thư hoạ như TQ.
Đúng là « mỗI cây mỗI hoa mỗI nhà mỗI cảnh ». :-X :-X
Phó Thường Nhân
Lịch sử hình thành đạo hồi

Đạo Hồi ra đời ở vùng sa mạc khô cằn Trung Đông. Vào thế kỷ thứ VI ,thời Mô ha Mét sinh ra nó là khu đệm giữa hai đế quốc lớn. Đế quốc Đông La mã ở phía Tây, theo đạo Thiên chúa chính thống. Đế quốc Ba tư, theo Hoả giáo (zoroasthe) ở phía đông. Đế Quốc Ba tư bao gồm vùng lưỡng hà (I rắc) vùng cao nguyên I ran (I ran) kéo dài tới sông Hin đu (Pakistan). Thủ đô của nó nằm ở vùng nam lưỡng hà, phía trên thành phố Basora ngày nay. Đế quốc Đông La mã cai trị những vùng trù phú phía Tây của bán đảo Ả rập : Palestine, Xiria. Thủ đô là Constatinoble . Chỉ còn lại những ốc đảo nằm sâu trong bán đảo Ả râp là giữ được tự trị. Một trong những ốc đảo đó là Mếc ca, quê hương của Mô Ha Mét. Thành phố Mếc ca sống nhờ vào sự trung chuyển hàng hoá giữa hai đế quốc La Mã và Ba tư với các tiểu quốc ở Nam bán đảo Ả rập như Yêmen, Osmar hay vùng sừng châu Phi (Ê ti ô pi, Sô ma li). Các đoàn lạc đà chở hàng hoá đều dừng ở Mếc ca để lấy lương thực và làm lễ , vì ở giữa Mếc ca có khu đất thiêng gọi là Sa ba (ngày nay là toà thánh của đạo Hồi). Họ dựng chùa ở đó, để thờ thánh của gia tộc mình. Gia tộc của Mô Ha Mét là thủ từ của khu đất này.
Mô Ha Mét sinh năm 570 (huặc 572) mồ côi bố từ nhỏ, sau đó lạI mất cả mẹ, nên được ông chú là tộc trưởng nuôi. Tương truyền rằng, lúc còn nhỏ, khi ông được mẹ gửI nuôi nhờ trong một gia đình du mục ở hoang mạc, Thiên thần đã xuống rửa tim cho ông. Báo trước điềm ông được chúa trờI chọn làm một nhà tiên tri mới.
Nhiều lần Mô Ha Mét theo chú đi buôn xa đến Palestine , Siria, nên ông học được nghề buôn và được tiếp xúc vớI đạo Thiên chúa từ sớm. Nhưng ông vẫn sống trong cảnh nghèo, do không có vốn để làm ăn. Có lúc ông đã phảI làm mục đồng, chăn dê cho ngườI ta. Mãi đến năm ông gần 40 tuổI, mớI có một goá phụ giầu có tên là Khadija muốn lấy ông làm chồng . Từ đó vớI vốn liếng của vợ, ông ăn nên làm ra, nhưng vẫn không phảI là hoàn toàn toạI nguyện vì không có con trai.
Ông thường một mình lang thang vào trong sa mạc để suy ngẫm, và một sự việc kỳ lạ đã xẩy ra vớI ông. Ông nhìn thấy một ngườI khổng lồ mặc đồ trắng, ra lệnh cho ông đọc. Ông không biết là phảI đọc gì , mồ hôi toát ra đầm đìa. NgườI kia tự xưng là thiên thần Gabriel, nói rằng ông có xứ mệnh phảI truyền lờI rao giảng của thiên chúa tớI đồng bào của ông. Ông hoảng sợ , tưởng mình mất trí, về nhà kể lạI vớI vợ. Nhưng chính Khadija là ngườI đầu tiên tin vào sứ mệnh của ông. Bắt đầu từ đó ông hay bị nhập đồng. Thường những lúc đó, ông trùm chăn, ngườI run rẩy, mồ hôi toát ra như tắm. Thiên chúa , đã làm ông xuất khẩu thành thơ, những điều này sau được ghi lạI vào kinh Cô ran.

(Còn tiếp)
Phó Thường Nhân
(Tiếp)
Thời gian đầu, việc truỳên đạo của Mô Ha Mét rất khó khăn. Do ông kêu gọI mọI ngườI chỉ thờ chúa trờI , mà không được thờ các thần thánh khác. Không kể sự phục tùng chúa trờI được đặt cao hơn cả sự phục tùng gia tộc. Ngay tộc của ông cũng chống lạI, vì đụng chạm đến việc hành lễ của họ. Sở dĩ ông chưa bị hạI là do được chú là tộc trưởng che chở. Đạo HồI lúc này chỉ được các nô lệ hưởng ứng, vì Mô Ha Mét tuyên truyền sự bình đẳng giữa những ngườI theo đạo Hồi. Bản thân nô lệ của Mô Ha Mét khi gia nhập đạo cũng được ông trao lạI quyền tự do.
Đến lúc chú của Mô Ha Mét mất, ông không còn chỗ dựa, và ngườI Mếc ca định thủ tiêu ông. Mô Ha Mét do đó phảI chạy trốn khỏI Mếc ca, sự việc này được ngườI HồI giáo gọI là Hê gia, sau được coi là năm đầu tiên của lịch HồI giáo. Như vậy là lịch HồI giáo chậm hơn lịch thiên chúa giáo (Dương lịch) 7 thế kỷ.
Mô Ha Mét cùng các bạn bè hồI giáo của mình xin cư trú tạI Yatrib (sau được đổI là Mê đin), là một ốc đảo cách Mếc ca khoảng 200 km về phía bắc. Thành phố này vì thế được coi là thánh đường thứ hai của ngườI HồI sau Mếc ca.
TạI Mê đin, lúc này có các bộ tộc ngườI Do thái sống cùng vớI các bộ tộc Ả rập. Giữa các tộc Ả rập cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau. Mô Ha Mét nghiễm nhiên trở thành trọng tài của các cuộc tranh chấp này. Ông đã sử dụng nó để củng cố quyền lực của mình. Cũng chính ở đây ông đã kiện toàn các nghi lễ Hồi giáo. Người theo đạo phải cầu kinh 5 lần trong ngày, lúc cầu kinh phải hướng về phía thành Mếc ca. Trước khi cầu kinh, người làm lễ phải rửa chân tay sạch sẽ huặc bằng nước, huặc bằng cát. Lúc này đạo Hồi thật sự tách ra khỏi ảnh hưởng của đạo Do thái và đạo Thiên chúa, vì trước đây khi hành lễ họ quay mặt về thành Giê ru xa lem, là thánh đường của cả 3 tôn giáo: Do thái, Thiên Chúa, Hồi giáo. Ở Mê đin, ngôi nhà thờ đầu tiên của đạo Hồi cũng được thiết lập. Khởi đầu nó chỉ là một cái sân rộng hình vuông, bốn phía được bao bởi một bức tường thấp bằng đất nện. Sau này người ta mới xây thêm toà thánh đường ở chính giữa để tránh mưa nắng, thêm 4 tháp ở bốn góc và một tháp chuông được thủ từ sử dụng để gọI mọI ngườI cầu kinh. Chức thủ từ đầu tiên của đạo HồI do ngườI nô lệ da đen được Mô Ha Mét giảI phóng, vì ông này có giọng nói to và vang. Điều này cũng giảI thích tạI sao ngườI da đen coi đạo HồI là đạo của họ. ThờI hiện đạI có võ sĩ quyền Anh hạng nặng Mô Ha Mét Ali, để phản đốI chính sách phân biệt chủng tộc hồI thập niên 60 ở Mỹ, nên đã lấy tên hồI giáo, cảI đạo, cũng như có nhiều tổ chức của ngườI da đen theo HồI giáo như Black Panther, Black Power ..
Cũng chính ở Mê đin, HồI giáo cũng trở nên cực đoan hơn, chủ trương không những dùng tuyên truyền , thuyết phục mà còn dùng sức mạnh để truyền đạo. Từ đó mà có khái niệm thánh chiến.
(còn nữa)
:-X :-X
Phó Thường Nhân
Lúc đến Mê đin Mô ha Mét đã 52 tuổi. Khác với Mếc ca, nơi này là một ốc đảo nông nghiệp và ngoài các thị tộc người Ả rập còn có cả các thị tộc Do thái cùng chúng sống. Mô Ha Mét đã phải mất nhiều thời gian để hoà giải giữa những tín đồ theo ông từ Mếc ca và những tín đồ sở tại. Từ nhứng người này , ông cũng tập hợp được một đạo quân khoảng 300 tín đồ. Cuộc thánh chiến bắt đầu, bằng các cuộc tập kích các đoàn caraval đi lại buôn bán giữa Siria và Mếc ca. Ngay trận đầu quân Hồi giáo đã thắng lớn. Mô Ha Mét giữ lại 1/5 chiến lợi phẩm cho mình, còn lại thì chia đều cho các chiến hữu. Dần dần trở nên giầu có, ông lấy thêm vợ, thế lực càng lớn thêm. Cũng tại đây mà luật được lấy 4 vợ của người Hồi ra đời, cũng như tục bịt mặt của phụ nữ.
Người Mếc ca cũng không để yên khi an ninh của họ bị đe doạ. Hai lần họ xuất chinh đánh Mê đin. Lần đầu tiên họ thất bại hoàn toàn do chia rẽ nội bộ. Lần thứ hai họ cướp phá được Mê đin, nhưng Mô Ha Mét vẫn bảo toàn được lực lượng. Sau lần thất bạy này, Ông đã dùng vũ lực đánh đuổi các thị tộc Do thái ra khỏi Mê đin, và xung quỹ tài sản cũng như ruộng đất của họ. Nguyên do là người Do thái không mặn mà với thánh chiến của Mô Ha Mét lắm, cũng như ông nghi ngờ họ có quan hệ với Mếc ca.
Tình thế hai bên cứ dai dẳng như vậy gần 8 năm trời. Cuối cùng bằng một giải pháp ngoại giao tài tình, ông đã chinh phục được Mếc ca. Ông hứa với người Mếc ca sẽ từ bỏ thánh chiến với họ, nếu họ cải đạo theo đạo Hồi, và chỉ yêu cầu vứt bỏ hết các tượng thần trong đền thờ ở Mếc ca ra ngoài thờ độc thần duy nhất là Alla. Mệt mỏi vì cuộc chiến lâu ngày làm lụn bại thương mại, các thị tộc ở Mếc ca chấp nhận. Mô ha Mét vinh quang trở về quê hương. Ông cũng gửi tín đồ tới các ốc đảo lân cận yêu cầu họ cải đạo. Đạo Hồi toàn thắng trên cả bán đảo Ả rập. Lúc này Mô Ha Mét đã hơn 60 tuổi.
Một thời gian ngắn sau đó, ông mất. Theo truyền thuyết ông đã cưỡi ngựa trời đi đến thành Giê ru xa lem và hoá ở đó. Để kỷ niệm sự tích này, người Hồi giáo khi chiếm được thành phố đã phá bỏ đi nhà thờ của người Do thái ở đây, xây lên trên đó nhà thờ Hồi giáo. Dấu tích của ngôi đền kia chỉ còn một bức tường. Đó chính là « bức tường than khóc » (Le mur de lamentation), được coi là thánh địa của người Do thái. Còn người Hồi cũng coi Giê ru xa lem là thánh địa thứ 3 của họ sau Mếc ca và Mê đin. Sự tranh chấp giữa người Hồi giáo và Do Thái cũng bắt đầu từ đấy.
Từ đây lịch sử Hồi giáo sang trang. Các người kế tục ông bắt đầu tiến hành thánh chiến với đế quốc Ba tư và Bizantin, để lập nên một đế quốc Hồi giáo trải dài từ Ấn độ đến Tây ban Nha.
:-X :-X
Phó Thường Nhân
Khi Mô Ha Mét qua đời thì đạo hồi đứng trước một câu hỏi lớn : « Ai là người sẽ kế tiếp Mô Ha Mét lãnh đạo cộng đồng hồi giáo ? ». Trong Kinh Cô ran không nói tới,Bản thân Mô Ha Mét cũng không để lại di chúc về điều này, cũng như ông không có con trai kế vị. Người kế tục Mô Ha Mét đầu tiên là About Bakr, một trong những tín đồ đàu tiên từ năm 632 đến 634. Ông này cũng cố quyền lực cho đạo Hồi, giữ được sự thống nhất. Người kế tiếp là Oumar (634-644). Lúc này người Hồi giáo chiếm được Syrie-Palestine, Ai cập, Lưỡng hà, dựng nên đế quốc Ả rập. Khi Oumar chết, có hai người con rể của Mô Ha Mết cùng ra tranh quyền thủ lĩnh (Califa). Đó là Outman và Ali. Cuối cùng Outman đã được hội đồng tín đồ bầu lên. Ông này lấy 2 con gái của Mô Ha Mét, lại là thành viên của dòng họ có thế lực nhất ở Mếc ca. Khi nắm quyền, Outman thi hành chính sách đưa người thân và gia đình vào những vị trí quan trọng của nhà nước. Một trong những người đó là Mouawija, được làm thống đốc ở Syrie. Hành động của Outman gây nhiều bất mãn trong tầng lớp chức sắc Hồi giáo, dẫn tới việc ông bị ám sát ngày 17 tháng 6 năm 656. Ngay lập tức Ali được những người chống đối đưa lên kế vị . Ông này vừa có họ vừa lấy con gái Mô Ha Mét. Sự việc này đã dẫn tới việc chia rẽ đầu tiên trong đạo Hồi, làm nó phân làm 3 tông phái tồn tại đến ngày nay.
1.   Đa số công nhận việc bầu một thủ lĩnh xứng đáng nhất trong những chiến hữu của Mô Ha Mét. Những người này lập ra phái Sun nít (phái chính thống), thịch hành ở hầu hết các nước theo đạo Hồi hiện tại (Ai cập, Sirie, Ả rập Sa u dít, ..). Hiện nay chiếm 80%
Dân số đạo hồi.
2.   Một thiểu số chỉ công nhận thủ lĩnh là người trong gia đình của Mô Ha Mét.Người đầu tiên được công nhận là Ali. Phái này được gọi là Si ít (đảng của Ali) thịnh hành ở Iran và miền nam Irắc. Chiếm 15%
3.   Một số người theo Ali sau lại tách ra tạo nên phái Kharij (đảng li khai). 5%
Lần đầu tiên có chiến tranh giữa những người theo đạo Hồi. Khởi đầu là những người theo Aicha vợ của Ma Hô Mét tiến đánh Ali ở Basora (Nam Irắc), bị Ali đánh tan vào mùa hè 656. Aicha quay trở về Mếc ca, và chết ở đây năm 678. Lúc này Mouawija không công nhận quyền thủ lĩnh của Ali. Hai bên giao chiến với nhau ở thượng lưu lưỡng hà vào năm 657. Ngày 26 tháng 7 năm 657, quân của Mouawija không chịu giao chiến, đã đem buộc lên đầu các ngọn giáo của mình các tờ kinh Cô ran. Theo luật hồi giáo, không ai được xâm phạm đến Cô ran cả. Điều này đã khiến hai bên phải thương lượng. Ali rút quân về Irắc. Một bộ phận tín đồ theo Ali không chấp nhận chuyện này đã nổi dậy chống lại ông ta, tạo nên phái Kharij (li khai). Kết quả của cuộc thương lượng là Ali bị mất quyền thủ lĩnh, nhưng được giữ vùng đất phía nam Irắc. Mouawija dần dần thu phục được hết đất đai, chính thức lên chức thủ lĩnh năm 660 lập ra vương triều Omeyade theo luật cha truyền con nối. Kinh đô của vương triều này là Đa mát ( thủ đô của Syrie ngày nay). Ali không nhưng bị mất quyền mà còn phải đối phó với phái li khai, cuối cùng cũng bị ám sát ở Kufan năm 661. Thành phố này trở thành thánh địa hành hương của người Hồi giáo Si ít.
Dưới triều đại Omeyade, người Hồi giáo bành trướng sang châu Phi (Ai cập, Li bi, An giê ri, Ma rốc) rồi xâm chiếm nam bán đảo Tây Ban Nha.
Như vậy đạo Hồi bành trướng rất nhanh. Chỉ trong vòng 60 năm trời họ đã lập nên một đế quốc trải dài từ Đại tây dương tới Ấn độ. Sở dĩ người Hồi giáo thành công nhanh chóng như thế vì có nhiều lý do.
1.   Về mặt kỹ thuật quân sự, họ đã học được của người Ba tư và người Bizantin.Các bộ lạc ả rập phía bắc bán đảo Ả rập có truyền thông đánh thuê cho hai đế quốc này, qua đó họ đã học được kỹ thuật quân sự, như cách đánh thành chẳng hạn. Không kể là dân du mục họ cũng giống như người Mông cổ sau này, rất thiện chiến về kỵ binh. Đây là một trong những điểm trội về quân sự của họ.
2.   Về mặt tinh thần, họ tin rằng nếu chiến đấu vì Alla, tử về đạo họ sẽ được lên thiên đường. Không kể sau mỗi thắng lợi họ đều được chia phần. Nếu định cư ở đâu thì dân sở tại không theo đạo Hồi phải đóng thuế nuôi họ, « trả ơn » họ làm « bảo kê ».
3.   Chiến tranh giữa hai đế quốc Ba tư và Bizantin, cộng với thuế khoá nặng nề làm cho dân hai đế quốc này chán ghét. Ngược lại người Hồi giáo lại có những chính sách tiến bộ . Thuế khoá nhẹ, xã hội ổn định hơn, cũng làm cho kinh tế đặc biệt là thương nghiệp phát triển.
Cuộc thánh chiến của họ thực chất là một cuộc « dồn toa » các tộc người. Đầu tiên là người Ả rập chinh phục Ai cập, rồi người Ai cập cải theo đạo Hồi, tiến hành thánh chiến về phía Tây. Cho nên việc thánh chiến ở bán đảo Tây Ban Nha, thực chất không phải của người Ả rập mà chính là của người Béc Be cải đạo (Hậu duệ người Vandal) gây ra.
:-X :-X
Phó Thường Nhân
1.Vương Triều Omar (Omeyyades) (661-750)
Đây là vương triều tập quyền duy nhất trong lịch sử Ả rập. Lúc này đế quốc Ả rập trải dài từ Tây Ban Nha đến Pakistan. Thủ đô ở Đa mát. Cũng dưới triều đại này, người ta đã biên tập lại kinh Cô ran như ngày nay. Đây cũng là một sự kiện rất lớn, gây tranh chấp gay gắt trong đạo Hồi. Vì từ trong kinh Cô ran mà người ta có "Chính danh". Cho đến ngày nay, những người theo nhóm Li khai và Si ít vẫn còn buộc tội những người biên tập kinh này, xoá, huặc không đưa vào nhiều đoạn văn của Mô Ha mét vào trong thánh kinh.
Năm 747, có một phong trào chống lại triều đại Omar, Ca líp(Calif) cuối cùng của triều đại này bị ám sát. Những người khởi nghĩa đã đưa gia đình chú của Mô Ha Mét lên nắm quyền, đây là họ Abbas, cho nên triều đại này được gọi là vương triều Abbasside. Kinh đô được chuyển về Bắc đát. Dòng họ này trị vì từ năm 750 đến năm 1258.
2. Vương triều Abbasside (750-1258)
Thời gian trị vị của dòng họ này có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 750 đến 945. Thời gian này quyền lực hoàn toàn nằm trong tay họ Abbas. Thời kỳ thứ 2 từ 945 đến 1055, Lúc này họ Abbas tuy làm Calif, nhưng chỉ có hư danh. Quyền lực nằm trong tay các thủ lĩnh quân sự gọi là Emir. Tình trạng này giống như thời vua Lê - Chúa Trịnh ở Việt Nam. Thời kì thứ 3, từ 1055 đến 1258, bắt đầu bằng việc người Thổ từ Trung Á tới. Họ cải đạo theo Hồi giáo. Sau đó một họ người Thổ tên là Selioukides, lật đổ các Emir Ả rập lên nắm quyền, nhưng vẫn công nhận Calif Abbassides. Lúc này đế quốc Hồi giáo Ả rập trở thành đế quốc Hồi giáo. Dòng họ Thổ Selioukides nắm quyền ở Bắc Đát đến năm 1194 thì Calif Al-Nasir giành lại được quyền lực. Nhưng người Ả rập lúc này lại phải đối phó với một thế lực mạnh hơn người Thổ nhiều lần đến từ Trung Á. Đó là người Mông Cổ. Người Mông cổ chiếm Bắc Đát năm 1258, giết chết Calif cuối cùng của dòng họ Abbas tên là Al-Moutasim. Truyện kể lại rằng, khi Khan Hãn Mông cổ vào Bắc Đát, trong kho của Al-Moutasim có không biết bao nhiêu là vàng bạc. Người Mông cổ rất ngạc nhiên, và hỏi ông này rằng "Tại sao đã không chia đều của cho quân đội để họ liều chết bảo vệ mình". Al-Moutasim hối tiếc thì đã muộn.
Đế quốc Abbaside không phải là một đế quốc tập quyền. Trong từng vùng của đế quốc đă tồn tại những Calif (vương triều) địa phương. Nhưng tất cả các Calif địa phương này đều thần phục, nhiều khi là ngoài mặt ,Calif trung ương ở Bắc Đát. Thực sự chính quyền trung ương chỉ kiểm soát được vùng Lưỡng Hà và Si ri thôi.
Ở vùng Magreb (Ma rốc, Angerie) từ năm 740 đã lập Calif riêng. Ở Tây Ban Nha, một người trong họ Omar thoát chết, đã lập lại Calif Omeyyades ở đây từ năm 756. Từ thế kỷ thứ 9, dòng họ Aghlab ở Tuy ni si, Li bi lập ra Calif Aghlabides. Năm 820, một tướng Ba tư Tahir lập Calif Tahirides cai quản toàn bộ đất Iran ngày nay.
Như vậy về thực chất đế quốc Hồi giáo Ả rập, đã chia sẻ thành những tiểu quốc cát cứ, cho nên gọi nó là thế giới Hồi giáo thì chính xác hơn.
:-X :-X
Phó Thường Nhân
Người Mông Cổ chỉ đánh chiếm Lưỡng Hà rồi dừng lại. Triều đại Abbasside sụp đổ, nhưng chưa chấm dứt hẳn. Lúc này ở Ai cập, một triều đại Hồi giáo mới lại ra đời. Nguồn gốc của nó thật kỳ lạ, đó là những người nô lệ mà người Ả rập mang về từ vùng Caucase (gồm cả Tchetchenia hiện tại), được sung vào quân đội của người Ả rập, rồi từ đó họ tiếm quyền vào năm 1261. Triều đại này được gọi là triều Ma mơ lúc (Mamelouks), nghĩa đen là nô lệ. Để có chính danh, họ lập chú của Calif cuối cùng ở Bắc Đát lên làm Calif, vì thế sử của người Ả rập vẫn coi triều đại này là triều đại Abbaside, kéo dài đến tận năm 1517.
Lúc này người Hồi giáo Ả rập đã bắt đầu suy yếu. Trước đó họ khống chế toàn bộ thương mại Đông-Tây giữa Tây Âu và Châu Á (TQ, Ấn độ, Đông Nam Á), làm chủ hoàn toàn Địa trung Hải. Lúc này Địa trung Hải đã bị hạm đội các thành thị Ý(Venise, Gené, ..) làm chủ. Người Bồ Đào Nha tìm được đường sang châu Á bằng cách đi vòng quanh châu Phi (năm 1498), đe doạ độc quyền buôn bán của người Ả rập ở Ấn độ dương.
:-X :-X
yuyu
Thật phục bác Phó về kiến thức rộng và sự kiên nhẫn ...độc thoại một mình ( chữ " một mình" là thừa, nhưng cách nói tiếng Việt vẫn chấp nhận được ! )[sp_ike.gif]
Có nhiều chủ đề hay lắm, kể cả từ bên TTVN tôi cũng đã ham và từng "đe " sẽ nhảy vào , nhưng rồi không có đủ thời gian, vả lại tính mình có lẽ cũng hay chóng chán, nên nếu không chiến ngay thì rồi cũng lại ...quên mất và .....cho qua ....dạo này tự dưng mình không hứng lắm chuyện lý luận, tranh luận hay kiến thức sách vở dài dòng , mà chỉ thích nói chuyện tâm sự nhẹ nhàng, vui vẻ một chút, nhưng có thể sắp tới lại nổi hứng không chừng ?Thôi bây giờ hẵng để để tôi làm độc giả của bác vậy .
À này , nói chuyện vui ngoài lề một tý , tại sao bác lại đổi nick Thường Dân thành Thường Nhân ? Hai từ này có ý nghĩa hơi khác nhau đấy ? ( Phó Thường Dân thì ai cũng hiểu còn Phó Thường Nhân có thể chỉ là một ...Phó bản của Người thôi đấy nhá ! ).
Cũng vậy, tôi vừa đọc bên TTVN, Phòng Lịch Sử văn Hoá , mục gì đại loại như " Việt Nam có đem quân đi đánh nước khác không " , trong một post của bác có viết câu " Yếu điểm của Việt Nam là ...." hiểu theo context của đoạn văn thì có nghĩa là " Việt Nam có điểm " yếu " là ....", nhưng nếu dùng từ Hán-Việt " Yếu điểm " thì có thể ý nghĩa ngược lại đấy nhá ? ( "Yếu Điểm" là điểm quan trọng, điểm chủ yếu và có thể là điểm mạnh ? ) Vậy không hiểu bác Phó vô tình hay cố ý dùng những từ này ? [sp_ike.gif]
1dc7
Bác Phó, bác ngồi yên đấy nhận của em một cái lạy nào. Em lạy bác ạ!

Những kiến thức tiện tra cứu của bác rất hay, mà giọng bác lại rủ rỉ rù rì nên đọc rất thú. Từ từ mỗi hôm em sẽ thấm tí.
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.