Langven.com Forum

Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc.
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Skywalker
Yanukovik đã chạy khỏi Kiev, bỏ lại dinh thự xa hoa và một núi nợ cho đất nước Ukraina. Với những người đã lật đổ ông thì không có gì để nghi ngờ rằng ông là một kẻ tham nhũng, bất tài; mặt khác với Putin thì vài năm qua ông đã duy trì được sự phụ thuộc của Ukraina vào khí đốt và thị trường Nga. Một lãnh đạo như Yanukovik, gác lại tính tất yếu lịch sử, thì có nên là tấm gương hay không?

- Được việc: duy trì quan hệ kinh tế với nhóm Soviet cũ với giá trị chiếm ~60% xuất nhập khẩu, ưu đãi về giá khí đốt, các khoản vay nợ ~25 tỷ USD ...
- Bất tài: không đoàn kết đất nước về chính trị, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng của suy thoái toàn cầu khiến tăng trưởng GDP đạt 0% 2012 và 0,2% 2013, lạm phát cao + thất nghiệp ~10% ...vv

Ông ta đã thi hành một cách chủ quan chính sách "mị dân", dùng tiền vay để mua sự ủng hộ của một nửa dân chúng trong một đất nước bị giằng xé bởi đấu tranh địa chính trị giữa EU-Nga. Thật là một bài học đắt giá. Các bác thấy sao? laugh.gif
Phó Thường Nhân
Hơi bị bận nên mặc dù mở cái chủ đề TPP và VN, tôi cũng không có thời gian để « nuôi nó » và « bàn loạn ». Vì thế cái chủ đề này tôi chỉ viết vài dòng ngắn ngủi thôi.
Tình trạng của U-cơ-rai không hoàn toàn do ông Yanutkovich « yếu kém », đó chỉ là mặt nổi của vấn đề, nguyên nhân chủ yếu là thể chế « đa đảng » vẫn được phương Tây tuyên truyền dưới cái mặt nạ « dân chủ », theo kiểu hiểu đa đảng = dân chủ.
Cách đây 7,8 năm, khi tôi phản đối thể chế này, tôi phải lấy ví dụ các nước châu Phi để phản biện, nhưng bây giờ thì người ta có thể thấy nguy hại của nó ngay trong các nhà nước tương đối phát triển, như Thái lan, U-cơ-rai. Hai nước này đều có trình độ phát triển hơn VN, không kể U-cơ-rai còn có văn hoá gần phương Tây hơn . Nó chỉ khẳng định điều tôi nói. « Đa đảng tuyên truyền dưới mặt nạ dân chủ » là quả bom nguyên tử, là vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà phương Tây dành cho các nước đang phát triển, để họ thống trị thế giới, giống như đạo Thiên chúa giáo được lợi dụng để xâm chiếm thuộc địa vào thế kỷ XIX.
Thực ra khi người U cơ rai biểu tình, đa số dân quá chán với chính phủ của họ, chán với sự tham nhũng của chính quyền. Điều thú vị là U-cơ-rai, từ sau « cách mạng da cam » đã ứng dụng thể chế đa đảng của phương Tây cả chục năm nay, thế tại sao tham nhũng không bị diệt, sao kinh tế không phát triển, sao pháp luật không nghiêm minh. Tất cả những gì mà các « trí thức dân chủ lề trái ở VN » gán cho thể chế một đảng, nó tồn tại đường đường chính chính ở U – cơ – rai đó thôi.
Nhưng đa số ấy không thể làm nên chuyện nếu không có một hạt nhân được EU nuôi nấng, chi trả,..mà đằng sau lưng là Mỹ, và Ba lan là người lộ mặt can thiệp. Chính cái hạt nhân này tổ chức với tài trợ của nước ngoài.
Cái ý định của những hạt nhân này, không giống với ý định của đa số. Nhưng trong chính trị, ý định của đa số chưa chắc đã thành hiện thực, mà hiện thực sẽ lọt vào tay những phe nhóm được tổ chức tốt, dù là thiểu số. Nhưng quyền lợi của thiểu số ấy đâu có phải là quyền lợi của U cơ rai. Họ chỉ lợi dụng sự bất bình của người dân để tranh giành quyền lợi cá nhân.
Đa đảng ở trong một nước « đa dạng vùng miền » kiểu « thống nhất trong đa dạng » như U-cơ-rai không phải là lợi thế dân chủ mà là yếu điểm. Cái yếu điểm này cộng với lợi ích nhóm, là điều gần như hiển nhiên của kinh tế thị trường, càng khoét rộng mâu thuẫn trong xã hội, mà không có cơ chế nào kiềm chế nó cả. Vì thế một nước như U cơ rai, hay như VN, thể chế một đảng là thể chế chính trị hợp lý nhất.
Kết thúc cái bài ngắn này, thì tôi chỉ còn biết bật lên một lời : « Đảng cộng sản VN muôn năm ». Nếu U cơ rai có cơ chế một đảng như VN, thì có phải họ đã trung hoà được các mâu thuẫn nội bộ để phát triển, đâu đến nỗi mang súng bắn lẫn nhau để nước ngoài hưởng lợi. Đă ở vào vị trí địa lý dễ bị xâu xé, mà còn đa đảng+lợi ích nhóm nữa thì sao mà không chết.
Skywalker
Như thường lệ, bác Phó đưa quan điểm cố hữu, ... và em cũng vậy laugh.gif . Khi xây dựng một cái model xã hội thì em thấy rằng không thể tránh khỏi quán tính ly tâm, hay sự đối nghịch với quán tính hướng tâm quyền lực. Lướt qua lịch sử nhân loại thì bằng chứng nhiều vô số mà tóm lại thì thành một câu: ở bất kỳ nơi nào, bất cứ thời điểm nào cũng tồn tại khả năng chia rẽ trong cộng đồng, từ nhóm sắc tộc cho tới một quốc gia đa văn hóa. Vấn đề là đoàn kết (ổn định) hay chia rẽ (biến loạn) diễn biến thế nào dưới tác dụng của các input. Bác Phó đang nói về input "thể chế" thì em xin nhắc rằng Ukraina mới bước vào hệ thống đa nguyên chính trị 25 năm (so với Mỹ là 230 năm). Thể chế chưa vượt qua ngưỡng nửa đời người để hình thành văn hóa chính trị của xã hội dân sự, thì có thỏa đáng không khi truy xét tham nhũng và phát triển kinh tế? sp_ike.gif

Khi xác định các yếu tố tạo nên đoàn kết và chia rẽ đất nước thì sơ sài nhất cũng phải liệt kê đến hàng chục. Cạnh tranh địa chính trị Nga - EU là một yếu tố lớn nhưng cũng phải gián tiếp thông qua các nhóm bản địa. Luận điểm của bác Phó rất rõ ràng ở chỗ: các nhóm Ukraina không hề nhận thấy cái giá phải trả khi dùng bạo lực chia rẽ đất nước, hoặc có biết nhưng cứ làm bất chấp tổn thất. Bác coi xã hội là một đám đông ích kỷ chỉ chạy theo những lợi ích trong tầm nhận thức - điều đó không sai, nhưng chỉ là một nửa sự thật. sp_ike.gif sp_ike.gif

Nửa còn lại là: đám đông con người không ngừng tiến hóa nhận thức nên có khả năng và có quyền chọn ra hình thức Nhà nước phù hợp nhất với họ. Quốc Hội Ukraina đột ngột phế truất Yanukovik chính là một bằng chứng của sự thay đổi suy nghĩ (rất nhiều dân biểu là cùng đảng với tổng thống). Hành động này có hợp pháp không thì tùy góc nhìn, song thực tế nó đã xảy ra trong nội bộ Ukraina mà không (hoặc chưa) có sự đe dọa quân sự từ bên ngoài. Cái yếu tố nội tại này phải có giá trị lớn hơn sức ép ngoại giao thì mới buộc Yanukovik bỏ chạy dù trong tay vẫn còn quyền điều động binh lính.

Vậy bài học rút ra là gì? Một thể chế hay một lãnh đạo quốc gia phải xử lý được đoàn kết nội bộ thì mới tồn tại được. Đoàn kết nội bộ đây là thực chất chứ không phải là che đậy dưới lớp vỏ. Thất bại của Yanukovik trong thể chế đa nguyên đa đảng Ukraina thực ra đã được giới hạn khá nhỏ về tổn thất cho toàn bộ đất nước. Sẽ khủng khiếp hơn nhiều nếu ông ta có quyền lực áp chế quốc hội và thoải mái dùng binh lính trấn áp đối lập. Model Việt Nam tuy hạn chế được rủi ro về một bạo chúa, song bảo là đạt mức hoàn hảo cho đoàn kết thì chưa chắc đâu. sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
langtubachkhoa
Laị tiếp tục hồi 2 của cách mạng Cam. Uk từ thời 91 đến giờ, phe nào lên thì cũng tham nhũng tệ nạn đầy dẫy cả thôi.

Đất nước UK này thực ra là những mảnh ghép rời rạc chắp nối với nhau, ràng buộc gắn bó (về mọi khía cạnh) với nhau gần như không có.

Miền Đông hướng về Nga, nhiều người chính là người Nga, những người khác có gắn bó chặt chẽ về chủng tộc, văn hóa ngôn ngữ với Nga, kinh tế gắn chặt với Nga với nền sản xuất và công nghệ nói chung và công nghệ quân sự nói riêng. GDP của UK gần 80% đến từ phía Đông, thu nhập của dân miền Đông cũng là cao nhất UK(từ khoảng 1600 cho đến trên 3000 hryvnia), đời sống yên bình, thanh nhàn. Miền Trung trung lập, còn miền Tây thì chỉ k có gì mấy cả, thu nhập thấp hơn hẳn(tối đa 1400, nhiều nơi thấp hơn nhiều). Thạm chí ngay cả crop yield miền Đông cũng khá hơn, nhất là Donestk. Miền Tây may ra có mỗi Lviv là khả nhat về hoa lợi crop.
Trong lịch sử, miền Tây đã từng ủng hộ Đức quốc xã, điều này dân miền Đông chưa quên.

Miền Đông sợ nhất là vào EU, đây dĩ nhiên là điều dễ hiểu, vì EU, đúng như bác Phó nói, là 1 hệ thống thuộc địa, và UK vào dĩ nhiên sẽ đóng vai trò đó, chứ k thế leo lên như vị trí của Pháp Dức, hay cho du la như Italy, TBN được. Họ cũng sẽ k có khả năng làm giống Ba Lan hay Sec (dù nền kinh tế 2 nước này cũng bị thôn tính khá nhiều), mà sẽ rơi vào tình trạng của Rumani, Bulgaria, Hungari.

Khi EU nói riêng và phương tây nói chung vào, điều quan trọng nhất là họ triệt phá hệ thống công nghệ của nước đó, biến nước đó trở thành người bán hàng cho họ (bởi vì công nghệ mới chính là cái gốc rễ để đất nước vươn dậy thành cường quốc), và miền Đông sẽ là đối tượng chính bị nhằm vào. Trái lại dân miền Tây lại muốn vào, để hy vọng được nhận trợ cấp giàu có (dù cái này thực tế là ảo tưởng xét ở dài hạn).

Nhìn vào hoàn cảnh UK, có thể thấy đây là 1 đống cát rời rạc, k có gắn bó chút nào về kinh tế, ngôn ngữ văn hóa lỏng lẻo, lịch sử mâu thuẫn. Đã vậy lại nằm ở 1 vị trí chiến lược khiến cho nước nào cũng muốn gây ảnh hưởng, hệt như 1 cái bánh mà anh nào cũng muốn có phần, và các thành phần mâu thuẫn nhau cả về lý do nội tại + xúc tác bên ngoài. Nguy hiểm hơn nữa sự mâu thuẫn này laị phân bố theo địa lý. Tat ca những cái này hội tụ lại khiến cho UK trở nên dễ bị phân ly hơn bao giờ hết (bất kể ly khai trên thực tế hay cả thực tế-lý thuyết).

Trong hoàn cảnh này, đa đảng nếu được phép, nó sẽ đưa những yếu tố phân ly ở trên vào trong chính trị 1 cách công khai ra ngoài, và việc kích động dân chúng, bỏ phiếu dĩ nhiên sẽ dựa trên những yếu tố đó. Nhà nước không phản ánh đủ mọi thành phần mà chỉ là của phe này phe khác, và phe nào lên cũng tìm cách tiêu diệt (theo đúng nghĩa đen) phe kia (hoàn toàn khác với phương tây, các đảng khác nhau thực chất đại diện cho các nhóm lợi ích có ràng buộc lợi ích chặt chẽ với nhau và các yếu tố phân ly k có).
Đã vậy lại thêm yếu tố nước ngoài lợi dụng chi phối, vì họ chỉ quan tâm đến lợi ích của ho, đâu care đén UK, nên đất nước như hiện nay là dễ hieu thôi.

Phương tây dùng chiêu bài công nghệ biểu tình, dùng 1 nhóm nhỏ có tổ chức tốt, hậu thuẫn tài chính, gây ra bạo loạn, thuê cả sát thủ bắn vào cả đám đông biểu tình và cảnh sát khiến có người chết để gây nên căng thẳng trầm trọng, etc. lợi dụng cả nhóm cực hữu vốn ủng hộ Hitler (bon này cũng chả ưa phương tây) để đe dọa khủng bố và dùng bạo lực doi voi các nghị sĩ của đảng cầm quyền cũng như gia đình họ, đánh những nguoi dân k theo họ (kể cả cụ già) để giành chính quyền. Nga dĩ nhiên đã biết từ lâu, nhưng lại cố tình làm lơ, phản ứng yếu đuổi, để cho cái bọn cực hữu dùng biện pháp bạo lực lên nắm quyền (thủ tướng tạm quyền thuộc Svoda) theo cách vừa vi hiến vừa vi phạm thỏa thuận, và họ vừa lên là thực hiện chính sách thù địch Nga như cấm ngôn ngữ, etc. (trước đó đã phá hủy tượng đài Kutuzop) => bùng lên sự phản đối ở miên Đông => có đầy đủ cớ để đưa quân vào. Tất cả những diễn biến cho thấy việc hành động của Nga rất bài bản, chắc chắn đã chuẩn bị từ trước. Phương tây rõ ràng là đã bị động chạy theo tình huống (có lẽ họ bị Putin lừa khi trước đó gặp Putin, bọn họ hoàn toàn bất ngờ khi thấy ông ấy k tỏ ra nhiệt tình bảo vệ Yonukovic). Nga đã chuẩn bị kỹ lưỡng, từ chính trị, tổ chức quần chúng, media, tổ chức hành quân, vận đông, etc. (hồi chiến tranh 5ngayf ở Gruzia, Nga chưa chuẩn bị tốt vê media nên bị media Tây lũng đoạn hết).
Tóm lại Putin muốn dùng kế rút củi đáy nồi giai quyết gốc rễ vấn đề. Lần này Crimea vừa ra biều quyết quốc hội muốn gia nhập Nga. Mỹ Nga đồng ý quay lại thỏa thuận 21/2, để xem hồi sau thế nào. Các siêu cường đang thuong luong kín, chú em UK chờ nghe nhé
langtubachkhoa
Bổ sung thêm, trang bị của quân Nga bây giờ ngon ghê, chẳng khác lính My và Tây mấy. Chương trình cai cách quân đội có vẻ phát huy tác dụng gớm. tàu chiến My vào biển đen đúng là bị mù và điếc nên 2 tàu sò sờ ở đó mà k phát hiện được việc Nga chuyển quân
langtubachkhoa
Nội bộ của phương Tây cũng muốn phương tây bỏ qua UK, tránh đối đầu với Nga, vì vậy mới có những vụ như cuộn băng của Bộ trưởng ngoại giao Estonia và cái bà CA cua châu Âu về những tay súng bắn tỉa được thuê bởi các lãnh dạo biểu tình đã bắn cả cảnh sát và người biểu tình (dù đây là sự thật).


Và bài này nữa:
(@click here)

Và bài này nữa:
Tiến sĩ Paul Craig Roberts, nguyên cố vấn của cựu tổng thống Reagan, ngày 4-3 đã nói khi được hỏi về vấn đề Ukraina:
http://www.paulcraigroberts.org/2014/03/03...-set-stage-war/

The ignorance, absence of integrity, and lack of independence of the US media greatly enhances the prospect for war. The picture being drawn for insouciant Americans is totally false. An informed people would have burst out laughing when US Secretary of State John Kerry denounced Russia for “invading Ukraine” in “violation of international law.”

Sự dốt nát, thiếu liêm chính và thiếu tính độc lập của bộ máy truyền thông Mỹ đang thúc đẩy gia tăng một cuộc chiến tranh. Cái bức tranh được vẽ ra cho người dân Mỹ hoàn toàn sai sự thật. Những người hiểu biết thông tin phải bật cười khi nghe ngoại trưởng John Kerry lên án Nga "xâm lược Ukraina" trong sự "xâm phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế"
langtubachkhoa
Cuộc chơi này dù Nga đang ở thế thắng, chiếm ưu thế và có thể giành chiến thắng sau đó, nó cũng lộ ra điểm chưa mạnh của nước Nga, đó là vẫn dựa trên 1 cá nhân xuất chúng và bản lĩnh, chính là tổng thống Putin. Vì vậy phương Tây đang tìm cách gây áp lực lên ông ấy thông qua tấn công vào những người thân cận của ông ấy. Để xem thế nào
langtubachkhoa
http://xalo.vn/news/tl/Kissinger-Khung-hoa...-20-1042884.htm

Bản tiếng Anh
http://www.washingtonpost.com/opinions/hen...60b9_story.html

Kissinger: Khủng hoảng Ukraine kết thúc ra sao

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger vạch ra kịch bản cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.

Ngày 6/3, Henry Kissinger, vị Ngoại trưởng nổi tiếng của Mỹ trong giai đoạn 1973-1977 đã đăng một bài phân tích trên tờ Washington Post có tựa đề "Cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ kết thúc như thế nào". Sau đây chúng tôi xin trích lược quan điểm và góc nhìn của vị ngoại trưởng đầy kinh nghiệm này về cuộc khủng hoảng tại một trong những điểm nóng nhất thế giới hiện nay.

Dư luận về Ukraine hiện nay chỉ toàn là những luận điệu đối đầu nhau chan chát, nhưng liệu chúng ta có biết mình đang đi về đâu? Trong cuộc đời mình (Henry Kissinger - PV), tôi đã chứng kiến 4 cuộc chiến tranh bắt đầu bằng sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng, nhưng cuối cùng chúng ta không biết làm thế nào để kết thúc 4 cuộc chiến đó, và chúng ta đã phải đơn phương rút quân trong 3 cuộc chiến. Phép thử hiệu quả nhất của chính sách là kết thúc nó như thế nào, chứ không phải khởi đầu nó ra sao.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger

Từ lâu vấn đề Ukraine đã trở thành một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa việc ngả về phía Đông hay thuận theo phía Tây. Tuy nhiên nếu muốn tồn tại và thịnh vượng, Ukraine không được phép ngả về bất cứ bên nào mà phải trở thành một chiếc cầu nối giữa hai phía.

Nga phải nhận ra rằng việc tìm cách ép Ukraine vào quỹ đạo của mình để làm thay đổi đường biên giới sẽ lại đẩy Moscow vào tình cảnh đối đầu liên miên không ngớt với cả châu Âu và Mỹ.

Cả phương Tây cũng phải hiểu rằng, đối với người Nga, Ukraine không bao giờ có thể là một đất nước xa lạ. Lịch sử nước Nga khởi nguồn từ nền văn hóa Kievan-Rus. Tôn giáo của Nga cũng bắt đầu lan tỏa từ đó. Ukraine đã là một phần của Nga trong nhiều thế kỷ, và lịch sử hai nước cũng hòa quyện vào nhau trong thời gian đó.

Một số cuộc chiến quan trọng giành tự do của Nga, khởi đầu từ cuộc chiến Poltava năm 1709, đều diễn ra trên đất Ukraine. Hạm đội Biển Đen, phương tiện quan trọng để Nga thể hiện quyền lực trên Địa Trung Hải cũng đóng quân lâu dài tại căn cứ ở Sevastopol, Crimea. Rất nhiều người đã thừa nhận rằng Ukraine là một phần gắn bó của lịch sử Nga, và của cả nước Nga.

Ukraine từng là chiến trường giữa quân Nga và Đế chế Ottoman

Liên minh châu Âu phải thừa nhận rằng sự chậm trễ đầy quan liêu của họ cũng như việc đánh giá thấp vấn đề chiến lược ở Ukraine thành một vấn đề chính trị nội bộ khi đàm phán về mối quan hệ giữa Ukraine với châu Âu đã phần nào đẩy tình hình vào khủng hoảng, bởi chính sách đối ngoại là nghệ thuật của việc thiết lập ưu tiên.

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, người Ukraine mới là nhân tố mang tính quyết định. Họ sống ở một đất nước có lịch sử hòa trộn và một nền ngôn ngữ nhiều thứ tiếng. Khu vực phía tây Ukraine được sáp nhập vào Liên Xô năm 1939, còn bán đảo Crimea với 60% dân số là người Nga lại trở thành một phần của Ukraine vào năm 1954, khi Tổng Bí thư Nikita Khrushchev nhượng vùng đất này để kỷ niệm 300 năm quan hệ giữa Nga và người Cossack.

Miền Tây chủ yếu theo Công giáo, còn miền Đông lại có rất nhiều người theo Chính thống giáo Nga. Miền Tây nói tiếng Ukraine, còn người miền Đông chủ yếu nói tiếng Nga. Bất cứ nỗ lực nào của mỗi miền nhằm áp đặt ảnh hưởng lên miền kia rốt cuộc đều dẫn tới nội chiến hoặc chia rẽ. Việc biến Ukraine thành một chiến trường Đông-Tây sẽ hủy hoại bất cứ triển vọng hợp tác quốc tế nào giữa Nga và phương Tây.

Crimea được Liên Xô nhượng lại cho Ukraine vào năm 1954

Ukraine mới chỉ giành được độc lập 23 năm trước đây, bởi quốc gia này đã từng bị ảnh hưởng nặng nề của các thế lực nước ngoài kể từ thế kỷ 14. Tuy nhiên nền chính trị của Ukraine từ sau khi giành được độc lập đã cho thấy gốc rễ của mọi vấn đề luôn nằm ở những mưu toan của các chính trị gia Ukraine nhằm áp đặt ý chí của mình lên các khu vực bị coi là "chống đối" của đất nước, hết phe này rồi đến phe khác.

Điều này được minh họa một cách sinh động trong mối quan hệ đầy xung đột giữa cựu Tổng thống Viktor Yanukovych và đối thủ chính trị lớn của ông là bà Yulia Tymoshenko. Họ là đại diện của 2 miền Ukraine, và cả hai đều không hề muốn chia sẻ quyền lực cho nhau. Thế nên chính sách khôn ngoan của Mỹ ở Ukraine là tìm cách để cho hai miền đất nước hợp tác với nhau. Chúng ta nên tìm cách hòa giải chứ không phải để cho một bên thắng thế.

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, cả Nga và phương Tây đều đã không hành động dựa trên nguyên tắc này. Các bên đều chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Nga không thể sử dụng đến giải pháp quân sự để giải quyết tình hình ở Ukraine nếu không muốn tách mình ra với phần còn lại của thế giới. Trong khi đó, việc phương Tây công kích, bôi nhọ Putin không phải là một chính sách đúng đắn, đó chỉ là cái cớ cho sự vắng mặt của họ ở Ukraine.

Nếu hành động quân sự ở Ukraine, Nga sẽ tự tách mình ra khỏi thế giới

Tổng thống Nga Putin cũng phải nhận ra rằng chính sách áp đặt quân sự chỉ làm sản sinh ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Về phần mình, Mỹ cũng cần phải tránh đối xử với Nga như một kẻ lầm lạc cần phải được dạy dỗ về những quy tắc ứng xử do Washington tự vạch ra. Putin là một nhà chiến lược lão luyện, lịch sử Nga đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên việc hiểu các giá trị và tâm lý Mỹ không phải là điểm mạnh của ông. Tương tự, việc thấu hiểu lịch sử và tâm lý người Nga cũng không phải là vấn đề mà các nhà làm luật Mỹ thuần thục.

Trong bối cảnh đó, lãnh đạo các bên đều phải bình tĩnh để xem xét hậu quả của cuộc khủng hoảng chứ không phải ra sức so kè với nhau. Sau đây là kịch bản cho cuộc khủng hoảng Ukraine phần nào thích hợp với giá trị và lợi ích an ninh của tất cả các bên:

1. Ukraine phải được quyền tự quyết định quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị của mình, kể cả với châu Âu.

2. Ukraine không nên gia nhập NATO.

3. Ukraine cần được tự do lập nên một chính phủ phù hợp với nguyện vọng của người dân. Sau đó các lãnh đạo khôn ngoan sẽ lựa chọn một chính sách hòa giải giữa các vùng miền. Trên trường quốc tế, họ nên theo đuổi chính sách tương tự như Phần Lan. Đất nước này đã luôn giữ vững nền độc lập và hợp tác với phương Tây trong phần lớn các lịch vực nhưng vẫn thận trọng tránh gây thù địch với Nga.

4. Việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình sẽ không phù hợp với các quy tắc của trật tự thế giới hiện nay. Tuy nhiên có thể biến quan hệ giữa Crimea với Ukraine thành quan hệ ít phụ thuộc hơn. Với kịch bản này, Nga sẽ thừa nhận chủ quyền của Ukraine đối với Crimea. Ngược lại, Ukraine sẽ tăng thêm quyền tự trị cho Crimea, đồng thời loại bỏ tất cả những sự không minh bạch trong tình trạng của Hạm đội Biển Đen tại quân cảng Sevastopol.

Tuy nhiên các ý tưởng trên đây chỉ là những nguyên tắc sơ bộ, không phải là "đơn thuốc" kê sẵn cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Những người tìm hiểu sâu về khu vực này sẽ nhận ra rằng không phải nguyên tắc nào cũng có lợi cho tất cả các bên. Tuy nhiên, phép thử ở đây là không ai hài lòng tuyệt đối nhưng sự thất vọng là phải đồng đều. Nếu không thực hiện theo đúng nguyên tắc này, tình trạng đối đầu sẽ tiếp tục tăng lên.
langtubachkhoa
qdqdsqsdqsd
qsdqsddqs
Phó Thường Nhân
@LTBK, mặc dù tôi không có thời gian lắm, nhưng cũng cố viết để chia sẻ.

Hãy nhìn cuộc khủng hoảng ở Ukraine bằng con mắt của từng bên liên quan : Mỹ, EU, Ukraine, Nga. Đối với tôi cái nhìn Ukraine là quan trọng nhất, vì qua đó người ta có thể rút ra được bài học gì đó. Nếu nhìn theo media của phương Tây, là điều mà báo chí VN trích đăng thường ngày, hay các bác có thể đọc trực tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, v..v.. thì các bác sẽ thấy họ cố tình đăng tin theo nguyên tắc đây là xung đột giữa Ukraine và Nga, trong đó Nga là kẻ kiếm chuyện, vì muốn « khuất phục » Ukraine. Ngược lại Mỹ, EU là người bảo đảm chủ quyền cho Ukraine chống lại kẻ xâm lược là Nga. Nếu nhìn theo báo Nga, điều mà tôi không đọc được, nhưng cố gắng lọc ra qua các thông tin, thì người ta có thể thấy Nga sợ Ukraine rơi vào vòng ảnh hưởng của EU, rồi dần trở thành một thành viên của NATO, như các nước Baltic thuộc Liên Xô cũ. Có nghĩa là Ukraine trở thành chiến tuyến Đông-Tây. Thế còn người Ukraine thì sao ? họ được lợi cái gì, hại cái gì trong cuộc khủng hoảng này và tại sao nó lại xẩy ra.
Nó xẩy ra trước hết vì Ukraine có vị trí địa lý nằm trên hai vùng ảnh hưởng khác nhau. EU hoặc Nga.
Trong đó ảnh hưởng của Nga, hay đúng hơn là lịch sử, quá khứ chung với nước Nga qua đế quốc Nga và Liên Xô là liên tục, đồng thời ảnh hưởng của EU và đặc biệt là các thành viên Ba lan, Ru bây giờ đã vào EU. Trên đó lại phủ lên cái bóng « quyền lợi Mỹ » như một đế quốc toàn cầu duy nhất hiện tại. Nếu ảnh hưởng của Nga thông qua văn hoá, kinh tế, lịch sử, thì ảnh hưởng của EU , Mỹ lại thông qua hệ thống chính trị đương thời. Tức là hình thức đa đảng, gắn liền với nên kinh tế bị tư hữu hoá toàn thể, nằm trong tay các oligarchie.
Chính cái hình thức « đầu voi đuôi chuột ấy », mà đặc biệt là đa đảng, cộng với nền kinh tế bị tư hữu hoá cao độ, nằm trong tay một vài người đã dẫn Ukraine đến thạm hoạ hôm nay.
Đa đảng và tư hữu hoá không dẫn tới phát triển, dù nó được khoác mặt nạ dân chủ, vì nó khoét sâu thêm mâu thuẫn xã hội. Đặc biệt là những mâu thuẫn không phải là kinh tế, mà có tính đặc trưng kiểu tiếng nói , vùng miền, hay tôn giáo. Ví dụ ở Ukraine, những người Ukraine có xu hướng thân EU nhất là ở vùng miền Tây, nơi mà tôn giáo được gọi là Uniate (tức là những người theo chính thống giáo kiểu Nga, nhưng về mặt quản lý lại phụ thuộc vào La mã). Ngược lại người miền đông thì lại nói tiếng Nga, theo chính thống giáo. Sự khác biệt như thế, trong một chế độ đa đảng sẽ bị khoét rộng ra, và nó sẽ được triệt để lợi dụng bởi các thế lực bên ngoài dù đó là thế lực Nga, EU, hay Mỹ.
Việc kinh tế bị tư hữu hoá triệt để , rơi vào tay một số rất nhỏ tài phiệt cũng không dẫn tới phát triển. Không phải cứ tư hữu là phát triển. Tại sao ?
Bởi vì quá trình tư hữu hoá này là tập trung « đốt cháy giai đoạn », khiến cho nước Ukraine chưa phát triển kinh tế thị trường thì đã bị tập trung hoá. Ở các nước tư bản phát triển cổ điển (Anh,Pháp,Mỹ,..) tư bản phát triển cao độ mới tập trung. Ngược lại ở Ukraine, vì đập phá kinh tế tập thể ra mà có độc quyền. Kết quả kinh tế tập trung cao độ nhưng không phát triển mà kìm hãm phát triển. Chính vì thế mà từ khi « dân chủ » , nước Ukraine chỉ đi xuống.
Với nền kinh tế tư hữu nằm trong tay một số nhỏ tài phiệt như thế, Ukraine là hình ảnh thu nhỏ của nước Nga thời Elsine. Nhưng tài phiệt đó tồn tại vì ăn cơ chế. Hình thành những hệ thống ô dù từ chính trị tới kinh tế theo chiều dọc. Ở những nước như Trung quốc, VN, và nhiều nước thứ 3 khác theo kinh tế thị trường, hiện tượng này cũng tồn tại, nhưng ở VN, TQ, do chỉ có một đảng, do là tư hữu nhà nước, nên không có tài phiệt làm loạn. Sự làm loạn của tài phiệt càng làm thối rữa nhà nước, và tăng thêm sự chia rẽ trong xã hội. Chính vì thế dù ông Yanukovich có được bầu làm tổng thống, với một hiến pháp cho phép tổng thống có nhiều quyền lực hơn quốc hội. Điều mà các « trí thức lề trái » ở Vn ra sức tuyên truyền trong đợt bổ xung hiến pháp vừa qua, mà bỏ vai trò lãnh đạo của đảng, cũng không đủ để có thực quyền, vì ông ta cũng chỉ đứng đầu một dẫy ô mà thôi. Vậy là ở Ukraine thiếu một cái tổ chức để « thống nhất nội bộ » như bác Sky muốn. Cái tổ chức ấy chính là một đảng. Nhưng nó đa đảng cơ mà.Thế là chết.
Tóm lại. Địa lý chia rẽ. Tổ chức chính trị chia rẽ (đa đảng). Kinh tế chia rẽ (tư hữu hoá quá độ) đã dẫn tới sự sụp đổ.
Trước tình trạng đó, tinh thân dân chúng ra sao. Một bộ phận dân thấy rõ ràng Liên Xô ngày xưa hơn. Đặc biêt ở những vùng mà kinh tế gắn kết với Nga, dù Liên Xô có đổ. Một bộ phận khác thì nhìn vào phương Tây, đặc biệt là Ba lan, và nghĩ rằng EU là cứu tinh, bất chấp những sự thật phũ phàng ở Rumanie, ở Hung.. nói chung ở Đông Âu cũ giờ nhập EU. Nhưng mở báo ra là thấy tuyên truyền của media phương Tây, làm sao mà không ham. Nhưng thực tế nó đâu có thế. Thực tế nó là cái bánh vẽ.
Nhưng chưa có, chỉ được nghe nói thì ham.
Trong tình trạng đó. Nước ngoài lợi dụng thế nào. Tiếp tới tôi sẽ phân tích vai trò của Mỹ, EU, Nga
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.