Langven.com Forum

Full Version: Quốc Hội Vn Khóa Một Và Nhà Nước Pháp Quyền
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, 4, 5, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
Hội nghị 14 kết thúc. Và ngoài thông tin nhân sự cao cấp đã được đề cử, thì điểm nổi bật là TPP sẽ được thông qua. Bất chấp đấu tranh nội bộ xung quanh vấn đề này thế nào, việc tin này được khẳng định đã làm giảm sức ép bên ngoài lên trên đại hội Đảng. Nó khẳng định là về đường lối kinh tế không có sự đột chuyển, và được cắt rời khỏi vấn đề nhân sự, vì bất luận ai sẽ giữ trọng trách, vấn đề này không thay đổi. Vậy TPP là thuận lợi hay thử thách. Trong hai cái thuận lợi hay thử thách cái nào lớn hơn. Với phân tích của tôi thì thử thách là chính thuận lợi là phụ. Không nên hi vọng ảo vào TPP mà nên để ý tới thử thách mà nó sẽ tạo ra. Nếu nói kiểu toán học thì thuận lợi là 30% khó khăn thử thách là 70%.
Tại sao tôi lại nói thế, trong khi thông tin thực tế về TPP rất ít. Và nếu giả dụ có được tiếp cận nó, thì nó cũng rất kỹ thuật, không phải là dễ hiểu. Tôi nói khó khăn vì mấy điều sau :
1- Cùng với TPP, Mỹ cũng đang tiến hành đàm phán tương tự với EU. Nhưng điều kiện trong TPP là tương đương với cái hiệp định xuyên Đại Tây Dương giữa EU-Mỹ. Đàm phán này đang bế tắc, vì nó quyết định nhiều tới vận mệnh EU, đặc biệt là khả năng tài phán tức là chủ quyền của EU. EU chắc chắn nó phải khôn hơn VN, thực lực cũng lớn hơn. Vậy tại sao nó không chấp nhận.
2- Có nước « Đồng minh » cận ruột của Mỹ như Hàn quốc, nó cũng không vào
3- Nhiều nước Đông Nam Á , vốn có truyền thống đồng minh với Mỹ (Thái, Indo, Phi) cũng không vào. Đặc biệt Phi đã từng là thuộc địa Mỹ, ảnh hưởng của Mỹ rất mạnh.
Chính những điều có thể nhìn thấy như trên, khiến người ta có thể nhận xét, cái TPP là khó chơi, và cái câu mỹ miều người ta dùng là « hiệp ước kiểu mới , có chất lượng cao » là để che dấu đi cái khó chơi này. Như vậy VN lao vào vì « Điếc không sợ súng », vì những « thằng » biết Mỹ thật sâu sắc EU, Hàn quốc, Phi nó có vào đâu !! Đấy là một điểm khiến tôi nói rằng TPP là thử thách hơn là thuận lợi.
Đối với tôi, TPP luôn là bất lợi. Sự bất lợi vào thời điểm hiện tại chỉ giảm đi, vì VN đã kịp ký với Hàn quốc, với liên minh Á-Âu những hiệp ước về tự do thương mại. Sắp tới với cộng đồng ASEAN, và khả năng hiệp ước tự do thương mại giữa VN và EU đươc ký, thì sự bất lợi lại giảm thêm nữa, vì những hiệp định này là những cánh cửa thoát hiểm cho VN khi « đụng hàng » TPP. Việc trong TPP có Nhật và Úc, cũng làm cho nó cân bằng hơn. Nhưng nói TPP là miếng mồi béo bở, một phút đổi đời, như cái phao phải bám vào nó không thì chết chìm là không phải.
Xét lợi hại của TPP phải xét về 3 mặt. Kinh tế, chủ quyền tài phán, xã hội-chínhtrị.
(còn tiếp)
Phó Thường Nhân
Về kinh tế. Vì kinh tế VN có nhiều thành phần, nên người hưởng lợi không giống nhau. Khối hưởng lớn nhất là đầu tư nước ngoài FDI, và có thể chỉ rõ ra chủ đầu tư hưởng nhiều nhất là Nhật và Hàn. Hãy phân tích sâu thêm một chút hai ông chủ này.
1- Hàn quốc : Với Hàn quốc , việc VN vào TPP, càng củng cố thêm trong con mắt của họ VN là cái trung tâm sản xuất của Hàn. Tại sao thế. Bởi vì việc tham gia TPP đã giúp cho việc tiếp cận thị trường Mỹ đỡ bấp bênh hơn, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội-chính trị khác. Hàn cũng như Nhật sản xuất ở VN để bán toàn cầu. Muốn bán được thì nó phải có thị trường ổn định. Với hiệp định này cái « chuỗi giá trị gia tăng » (lại một từ ngữ hoa mỹ dùng để chỉ phân công lao động mà lờ tịt đi vị thế của các bên tham gia) sẽ là : cửu vạn (hay gia công VN)-Tư bản (chủ sở hữu, công nghệ Hàn quốc) Hàn-Thị trường Mỹ (in tiền phân phát tiền Mỹ tức là tài chính). Còn tại sao tôi lại nói là TPP « củng cố » vai trò VN trong con mắt Hàn quốc, bởi vì Hàn quốc là nước phát triển muộn, khi nó có thể bành trướng xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, thì tất cả các thị trường ĐNA khác không còn nữa. Chỉ còn lại thị trường Đông Dương. Vì thế VN nghiễm nhiên trở thành cái vựa sức lao động cho Hàn quốc từ năm 1986 đến nay. Với TPP thì nó lại càng yên tâm ở lại.
2- Nhật bản. Với TPP, thì VN trở nên hấp dẫn hơn với Nhật, như là vựa sức lao động gia công. Tại sao lại thế. Bởi vì Nhật thâm nhập ĐNA đã lâu. Hai nước được coi như vựa sức lao động của Nhật trong truyền thống là Thái và Malaysia. Thời thủ tướng Mahatir (cách đây khoảng 20 năm ở Mã), Malaysia nhiều lúc còn là con vẹt chính trị, là cái loa cho Nhật. Việc VN vào TPP sẽ là một yếu tố cạnh tranh giúp cho việc đặt đế sản xuất ở VN hấp dẫn hơn, ổn định hơn để tiếp cận thị trường Mỹ.
Tóm lại với TPP thì VN có thêm ưu thế giữ chân Nhật Hàn trong tất cả đám cửu vạn ĐNA. Muốn thoát số phận cưủ vạn, thì phải là chủ sở hữu, phải có công nghệ và công nghiệp phụ trợ của mình. Điều này không phụ thuộc vào TPP, cũng không thể hi vọng vào Hàn, Nhật, Mỹ.. Nó phụ thuộc vào việc các công ty VN cả nhà nước lẫn tư nhân có sử dụng được điều kiện TPP không, kế hoạch đối sách thế nào. Cái này thì tôi sẽ nói tiếp.
Dù sao giữ được chân cửu vạn cũng đã là một lợi thế. Và đấy là điểm sáng của cái TPP với VN.
(còn tiếp)
root
Em thấy bác Phó thảo luận hơi có tính 1 chiều. Do bác suy nghĩ là TPP là bất lợi nên bác nêu 3 điểm nói về các nước lớn, thân cận Mỹ cũng không vào. Nhưng mà sao bác không nhắc đến việc: tại sao có một số nước khác cũng khôn, cũng mạnh về kinh tế lại vào TPP?

Đến nay, TPP đã có sự tham gia của 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam.
Phó Thường Nhân
@Root,
Ở trên tôi cũng đã nói là do việc có Nhật và Úc tham dự TPP, mà (nội tạng) của nó cân bằng hơn. Tất nhiên người cầm chịch vẫn là Mỹ. Tôi cũng nói rằng điều này làm giảm tính bất lợi với VN đi. Như vậy là tôi khách quan. Nhưng tất cả những điều ấy không đủ để biến thuận lợi của TPP nhiều hơn thách thức của nó. Vì root đã thắc mắc điều này, thì tôi sẽ bổ xung tiếp phân tích « động cơ » (theo nhận xét của tôi là tại sao hai nước này lại vào TPP), còn việc những nước kia không vào TPP (hay hiệp định tương đương) thì qua những thách thức của TPP với VN, root sẽ nhận thấy. Còn nếu vẫn thấy chưa đủ, thì tôi có thể phân tích thêm.
Bây giờ hãy tiếp tục tìm hiểu thêm, đối với khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân thuần VN, cái TPP là thuận lợi hay thách thức.
Với khối doanh nghiệp nhà nước, thì TPP là thách thức. Nó thách thức ở hai điểm. Điểm đầu tiên là ý thức hệ của cái TPP. Cái ý thức hệ của nó là bất luận thế nào cũng phải tư hữu hoá tổng thể nền kinh tế. Cái ý thức hệ này được bơm vào theo dạng, chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới lãi, mới hợp lý, v..v..
Ngược lại đã là doanh nghiệp nhà nước thì bao giờ cũng đi liền với trì trệ, tham nhũng, không có lãi, không hợp lý. V..v..
Trong thực tế thì những vấn đề này, người ta gặp phải ở cả hai hình thức sở hữu. Khi một công ti ngày càng trở nên đồ sộ, quy mô to lớn, thì sự khác biệt do chủ sở hữu khác nhau càng giảm đi, bởi vì sự điều hành doanh nghiệp phải thông qua một bộ máy management. Cái bộ máy management này hoạt động có hiệu quả không phụ thuộc vào văn hoá ứng sử của cộng đồng người, phụ thuộc vào chất lượng của nó. Nếu là chủ sở hữu tư nhân, thì nó hay có thói gia đình trị, và đây là yếu điểm của nó. Doanh nghiệp nhà nước thực ra là một dạng tư bản nhà nước chứ không có gì khác cả.
Cái ý thức hệ của TPP này lại tìm được tiếng vọng, sự hưởng ứng của ngay một bộ phận người trong nhà nước, bời vì họ nhìn thấy tư hữu tổng thể là miếng mồi ngon để giúp họ tạo « tư bản thân hữu ». Tư bản thân hữu là gì ? đó là những nhóm người có được tài sản vì có quan hệ, chứ không phải là có khả năng điều hành cũng không phải vì có vốn. Cách thức làm của nó thường là do có quan hệ, họ trở thành người rơm mua hộ cho tư bản nước ngoài những thị trường có tính độc quyền, những thị trường mà vì tính chất xã hội của nó, phải do nhà nước quản lý.
Cái ý thức hệ này thực ra đã có ngay trong WTO. Nhưng nó không đủ chặt nên vẫn có nhiều cửa thoát hiểm. TPP tìm cách xiết chặt nó hơn bằng những ràng buộc « nguy hiểm » hơn. Đấy chính là nội dung « chất lượng cao » mà nó nói tới.
Điểm thứ hai là nó mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh trên sân nhà, làm loãng đi sự quản lý của nhà nước trong những địa bàn chiến lược : năng lượng, tài chính, ..
Đối với những vấn để này, thì những hiệp định FTA mà VN ký với Nga, Hàn, ASEAN ..chính là cái cửa thoát hiểm. Vì sao ? Vì nếu tôi không đạt điều kiện ông bắt buộc, thì tôi vẫn có sân chơi, hàng tôi không vào Mỹ thì vào chỗ khác (ASEAN, Nga, EU..). Ông không thể ép tôi đến chết được. Thói thường trên thương trường, nếu không ép được thì lại hợp tác được với nhau.
Nhưng chính vì hàng tôi không vào được thị trường ông, thì đi chỗ khác đã khiến cho cái TPP không hấp dẫn và nhiều khi chỉ là bánh vẽ cho doanh nghiệp nhà nước.
Ngược lại nó vẫn được lợi một phần, nhưng mà không trực tiếp. Ví dụ. Nhờ có TPP mà FDI sẽ phát triển. Nếu phát triển nó sẽ cần năng lượng, và các yếu tố khác. Và từ đó các hãng nhà nước trong lĩnh vực này sẽ mở rộng được thị phần, vì nhu cầu tăng lên.
Về khối tư nhân VN. Mặc dù là tư nhân, cái khối này có lẽ lại chịu thiệt hại lớn nhất. vì cả về quy mô, vốn , kỹ thuật, cách thức quản lý..nó đều yếu kém hơn FDI. Ngay cả khi chưa vào FDI, trong vòng 10 năm vừa qua, VN tăng trưởng nhưng nhờ FDI là chính, còn tư nhân VN thì ngày càng lụn bại. Trong cái TPP không có điều gì gọi là nâng đỡ tư nhân VN cả, mà chỉ có tác dụng phân liệt nó hơn. Đây cũng là lý do mà tại sao Thái, Indo, Phi nó không vào. Bởi vì ở những nước này, tư nhân của nó đã phát triển tới một mức độ lớn, nó muốn bảo vệ thị trường của nó. Cho nên nó vào làm gì.
Tất nhiên giống như kiểu « tái ông mất ngựa », trong cái rủi vẫn có cái may. Đó là tư nhân VN có thể tham gia vào gia công. Nhưng muốn thế cũng phải chủ động tiếp cận, chứ không thể chỉ ngồi cắn lẫn nhau, rồi than thân trách phận là nhà nước không ủng hộ.
Một trong những cách thân thân trách phận, là doanh nghiệp tư nhân lại đi nhòm ngó thị phần của doanh nghiệp nhà nước, bằng cách đòi tư hữu hoá đê mình thành tư bản thân hữu, chứ còn đấu với FDI thì không dám.
Trong khi đó cái điều nên làm là tư nhân VN phải liên minh với doanh nghiệp nhà nước, từ đó mà cả hai vươn lên chiếm lĩnh kỹ thuật, quản lý, phân phối để cùng nhau có thể tạo thành một chuỗi giá trị gia tăng 100% VN (hay trong cái chuỗi đó, doanh nghiệp VN là người cầm chịch) trong thị trường toàn cầu. Cái đích đó chẳng thấy ông nào nói ra, quanh đi quẩn lại cũng chỉ gà nhà đá nhau. Đấy là thực tế.
(còn tiếp)
Phó Thường Nhân
Phân tích đến đây, về phần kinh tế, người ta có thể rút ra một kết luận, đó là cái TPP là hiệp định mang lợi cho FDI, cho Mỹ là chính. Với Mỹ hiệp định này giúp cho Mỹ đóng mở thị trường của mình theo ý thích của nó, nhu cầu của nó. Bản thân nước Mỹ cũng cần một thị trường cửu vạn cho nó. Trước đây, cái thị trường cửu vạn này là Trung quốc. Nhưng xung đột có thể xẩy ra đã khiến cái thị trường cửu vạn này bấp bênh hơn. Mỹ đã tìm cách chuyển nó qua Ấn, nhưng Ấn không đáp ứng được nhu cầu của nó , vì chính sách bảo hộ của mình. Chính vì thế Mỹ muốn chuyển sang ĐNA. Trong ĐNA, VN là nước mà điều kiện xã hội, địa chính trị đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó nhất, không kể các nước khác ở ĐNA không muốn tham gia. Với các đối tác FDI ở VN, hiệp định này là bộ quần áo may theo đúng cơ thể của họ. Nhật Hàn đều sống bằng xuất khẩu. Trong xuất khẩu thị trường Mỹ rất quan trọng. Họ cũng không còn đủ lao động trong nước. Cái vựa lao động phải tìm ở nơi khác. TPP ở VN đáp ứng quá tốt điều này. Doanh nghiệp VN (cả tư lẫn công) đều chỉ hưởng sái. Như vậy cái câu hỏi đặt ra là : chính sách của chính phủ VN như vậy là mại bản ? Câu trả lời là không. Nhưng tại sao lại thế thì trong phần kết luận của cái tiểu mục dài này, tôi sẽ phân tích.
Cái phần tiếp theo tôi muốn nói tới là chủ quyền tài phán. Có nghĩa là khi có xung đột lợi ích, thì kiện ở đâu, để giải quyết. Có cái gì bảo đảm tính khách quan của tài phán, hay cơ chế cưỡng bức thực hiện của nó. Tôi không có thông tin về chủ quyền tài phán này của TPP, nhưng những điều khoản đó có lẽ giống như những điều khoản của hiệp định thương mại mà Mỹ-EU đang đàm phán. Theo như thế, thì chủ quyền tài phán sẽ được tư hữu hoá, thông qua một cái panel (hội đồng) của các hãng tư. Và điều đặc biệt là quyền tài phán này còn cao hơn chủ quyền. Ví dụ. Nếu một hãng Mỹ và EU xung đột thương mại, thì quyền tài phán này không phải là EU, cũng không phải Mỹ như hiện tại, mà là một cơ chế tư hữu hoá, phi nhà nước. Điều đặc biệt hơn nữa, là nó có thể phạt nhà nước. Nếu như thế thì một nhà nước sẽ bị đánh đồng như một hãng lớn. Tất cả chủ quyền kinh tế của một nước sẽ bị xoá bỏ. Lấy một ví dụ. Hiện tại hãng Microsoft bị EU phạt vì vi phạm những luật về độc quyền. Chủ quyền tài phán là EU. Với kiểu hiệp định « cao cấp » này, Microsoft có thể kiện và phạt .EU mà không phải là ngược lại. Chính cái điều này đã làm cho đàm phán Mỹ-EU bế tắc. Nếu cái hiệp định TPP cũng giống như thế, thì một nhóm hãng tư của nước ngoài có thể ép VN thay luật có lợi cho nó, bất chấp chủ quyền. Còn việc các hãng VN có thể buộc tội Mỹ thì chỉ là trên lý thuyết. Hiện tại, để che dấu cái điều này, thì nó thường nói là các quy tắc luật pháp điều hành sẽ được « bàn luận tập thể » (cooptation). Nhưng bất cứ người nào nghiên cứu các cơ chế kiểu này cũng hiểu các vai vế cuả các bên tham gia là không giống nhau. Nó có bình đẳng hình thức (formal) nhưng không thực chất.
(còn tiếp)
Skywalker
Có một yếu tố theo em là rất quan trọng nhưng không thấy nằm trong cái nền lý luận của bác Phó, đó là tính cấu trúc tạo ra hiệu quả của hệ thống. Bác nhận là Marxist, phân tích trên cơ sở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nghe thì hay ho, nhưng không hề cập nhật các tư tưởng mới của toán học và vật lý của thế kỷ XXI. Phương pháp luận khoa học hiện đại ngày nay gồm cả phân tích (nhằm vào khía cạnh cấu trúc) và tổng quát (nhằm vào khía cạnh toàn thể) cái nào ra cái đó.

Về Hội nghị TW 14 thì chủ trương phát triển kinh tế của VN đã rõ ràng với trọng tâm là tham gia tích cực vào TPP. Hiệp ước này phức tạp, nhưng để phân tích giá trị của nó thì phải có hiểu biết về tính hiệu quả của hệ thống, cụ thể là nền kinh tế mở tiếp cận với các giá trị đã được khẳng định của thế giới (bao gồm nền hành chính - dịch vụ công, đảm bảo các quyền công dân, trật tự văn minh ...vv). VN đang ở một trình độ thấp về hiệu quả của tổ chức xã hội cho nên học tập cách thức của những nước phát triển thông qua học luật chơi là đương nhiên. Trừ phi muốn đóng cửa quay về sự cô độc tự mình viết ra mọi thứ chứ đã 'cắp sách' đi học thì lễ thầy là phải có, và cũng làm gì có chuyện Chí Phèo được Bá Kiến mời ngồi chung chiếu.

Nói ví von cho dễ hiểu, chứ tham gia TPP thì người VN nào cũng mong là tương lai sẽ như Hàn Quốc từ tay trắng học việc mà tự làm nên sau 50 năm. Vật đổi sao dời là lẽ tự nhiên nên chả có gì phải tự ti rằng VN sẽ mãi mãi ở chiếu dưới, nhưng vấn đề là thái độ và năng lực trí tuệ trong học tập hiện tại. Một bộ phận người VN có di chứng của chiến tranh đẫm máu nên thiếu lòng tin vào hệ giá trị phương Tây trong khi cũng không biết làm thế nào để phát triển hệ giá trị 'quá độ lên CNXH', sinh ra thái độ nghi kỵ mà học hành cũng không đến nơi đến chốn.

Đã có toàn văn TPP ở link sau, nếu có thời gian sẽ khảo sát các đặc điểm cấu trúc của nền kinh tế đáp ứng được luật chơi (có thể tập trung vào tính hiệu quả của tự do kinh tế so với KTNN).
http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-d...g-hiep-dinh-tpp
blackberry
Mấy cái thằng ngồi bên tây suốt ngày nói dân tộc nó ngu, không có quyền này quyền nọ như chúng nó bên tây.
Có khi đang nhận trợ cấp của tây cũng nên.
Về Việt Nam mà sống xem có cầm cự được vài năm không.
Ra đường cảnh sát giao thông nó tát cho mấy cái là biết nhau ngay thôi
Skywalker
Đề nghị Blackberry tôn trọng thành viên khác và không tấn công cá nhân. Đây là diễn đàn học thuật, cọ xát tư tưởng chứ không phải nơi để tuyên truyền hay làm chính trị.

Ai cũng có trí tuệ của riêng mình mà hơn kém là do tranh luận để đối chiếu và tự chứng. Tranh luận đem lại cơ hội học hỏi nên người tranh luận cũng là người thầy, bất kể cùng hay không cùng chính kiến.
Phó Thường Nhân
@Sky,
Cám ơn Sky về cái link hiệp định TPP. Một hiệp định thì mỗi chữ, mỗi mệnh đề của nó đều rất quan trong, để sau đó các bên sẽ vặn vẹo trong áp dụng để bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi mới chỉ đọc nhanh, chủ yếu để xem những điều mình nghi ngờ có thật không. Ngoại trừ phần chủ quyền tài phán, tôi chưa tìm thấy (cũng có thể nó không có trong đó), những điều tôi nói ở trên, và tiếp tục phân tích đều có cả.
Nhưng cũng có những điều có thể gọi là có lợi cho VN. Nhưng đáng tiếc là nó nằm trong phần nguyên tắc chung, và sau đó không thấy được cụ thể hoá chi tiết trong các khoản mục. Ví dụ như sự công nhận trình độ phát triển khác nhau, văn hoá khác nhau. Nhưng đi vào cụ thể áp dụng những nguyên tắc đó thì không có. Trong hiệp định nó cũng không đề cập tới biện pháp trừng phạt với nhau như thế nào. Và rõ ràng sự trừng phạt này phụ thuộc vào vị thế của từng bên.
Ngược lại trong cái phần nguyên tắc chung này, nếu có sự thừa nhận vai trò của doanh nghiệp nhà nước, thì nó cũng nói ngay trong điều khoản đó là doanh nghiệp nhà nước « hạn chế cạnh tranh », và phải nói rõ « minh bạch » vai trò này. Trong các điều khoản cụ thể sau, với phần « mua sắm công », hiệp định đã hạn chế tác động điều khiển của chính phủ và nhà nước bằng cách ưu đãi thị trường mua sắm của mình. Đây là cái lưỡi kiếm treo trên đầu các doanh nghiệp nhà nước, và cũng là cách dìm đi chủ quyền kinh tế. Nó sẽ làm cho việc xây dựng kinh tế dân tộc khó hơn rất nhiều. Trong cái khoản mau bán công này, người ta không thấy các nguyên tắc trình độ phát triển, hay ứng xử văn hoá được sử dụng.
Còn doanh nghiệp tư trong nước, thì sẽ bị hạn chế bởi các điều khoản về nguồn gốc xuất xứ. Ở đây tôi chưa dò ra được các công thức tính xuất xứ tại sao lại thế, xuất phát từ lô gíc nào (cũng có thể tôi không tìm ra được vì không đủ trình độ).
Tất nhiên cả doanh nghiệp tư lẫn công đều có thể sử dụng nguồn nguyên liệu ở trong nội địaTPP, nhưng không có gì đảm bảo để nó có lãi,nếu giá nó đắt hơn nguyên liệu ngoài TPP. Tronng điều kiện ấy, thì tác dụng của TPP bằng không. Trong khi cả nền kinh tế lại bị tròng các thòng lọng khác.
Những điều tôi nhận xét ở trên đã từng xẩy ra trong lịch sử. Đó chính là nước Mexico. Nước này tham gia vào ALENA (là hiệp định FTA « cấp cao » giữa Mỹ-Canada-Mexico), nhưng kinh tế nước này không vì thế mà có phát triển vượt bậc. Cùng thời gian đó, TQ lại rất phát triển, chiếm ưu thế. Trong khi bình thường Mexico với hiệp định này phải có lợi thế hơn TQ chứ. Vì vừa có hiệp định « chất lượng cao » với Mỹ, vừa ở ngay cạnh, dân số , sức lao động dồi dào.. tại sao sức cạnh tranh của Mễ lại kém so với một nước không có hiệp định cấp cao như thế với Mỹ ;
Bây giờ tôi sẽ nói tới ảnh hưởng chính trị-xã hội của nó.
(còn tiếp).
Phó Thường Nhân
Chương 19 : Lao động

(a) tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể;
Cái điều tôi trích ở trên là điều phải để ý. Tất nhiên người ta có thể tìm hiểu « tập thể » được định nghĩa như thế nào. Nhưng một cách hiểu (phổ thông nhất) đó là công đoàn tự do, và nếu hiểu rộng hơn nưã bản thân các doanh nhân, và các tác nhân trong xã hội có thể tự do tổ chức hội đoàn. Và các hội đoàn này không bắt buộc phải nghe chính phủ vì nó chỉ nghe theo « hiệu quả quyền thương lượng » mà thôi. Để tránh làm loãng vấn đề, tôi chỉ đề cập tới khía cạnh hẹp nhất, đó là công đoàn tự do. Cái câu hỏi tôi đặt ra là :
1- Ở VN đã có cơ chế hiệu quả để quản lý hình thức này chưa ? Nếu muốn quản lý phải làm thế nào ?
2- Công đoàn tự do có nghĩa là đa nguyên. Vậy cái đa nguyên này có thể biến thành đa đảng trá hình hay không ?
3- Trong lịch sử đã có trường hợp nào đa nguyên thành đa đảng chưa và hệ luỵ của nó.

Về bản chất của cái điều trên, nó không phải là không tốt. Hiện tại ở VN, mặc dù không được tổ chức, theo thống kê của nhà nước mà tôi đọc trên báo lề phải, hàng năm có tới hơn 2000 vụ công nhân đình công. Báo chí không nói là các vụ việc này được giải quyết thế nào. Cơ chế giải quyết ra sao. Nhưng rõ ràng đây là một vấn đề, mà cái điều khoản trên có thể giúp cho người công nhân tự bảo vệ mình. Bản thân nó là một tiến bộ xã hội. Cái vấn đề đặt ra là, làm sao để cái điều đó mang lại lợi ích thực tế cho người công nhân, mà không bị biến thái đi thành một vấn đề chính trị « treo đầu dê bán thịt chó », và điều quan trọng nữa là không tạo cớ cho bên ngoài, chủ yếu là Mỹ vin vào đó để gây sức ép, phong toả như họ đã làm với Miến điện, không dẫn đến đổ vỡ như UK, và ngay cả khi không có sự can thiệp bên ngoài lớn, sẽ làm xã hội phân rã, đánh lẫn nhau « Áo đỏ/Áo Vàng » như Thái. VN không có thời gian để mất trong những vấn đề như thế. Ví dụ ở Miến, do tính toán sai lầm, mà mất đi 20 phát triển. UK thì không biết đến bao giờ mới thoát. Tiến bộ như Thái, chính phủ cũng hoàn toàn tê liệt. Như vậy nếu không khéo, thì tự mình đào hố chôn mình. mình đây là VN, không phải là Đảng
(còn tiếp)
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, 4, 5, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.