Langven.com Forum

Full Version: Chánh Niệm Không Như Bạn Nghĩ
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
nguyenducquyzen
Sati (thuật ngữ tiếng Pali), có nguồn gốc từ Đạo Phật ở phương đông, được biết đến ở phương tây qua tên gọi Mindfulness. Tuy nhiên, cách hiểu của đại đa số người phương tây về Mindfulness lại không đúng với ý nghiã thật sự của Sati. Theo cách hiểu của đa số người phương tây hiện nay thì Mindfulness là một trạng thái tâm lý, phát sinh khi ta tập trung vào sự nhận thức về bản thân, ở thời khắc hiện tại. Nó giúp làm dịu tinh thần khi bị căng thẳng và tăng cường sự tập trung. Nhưng nó không mang lại sự thoải mái dễ chịu như là giải trí. Trong Mindfulness ta ko được thả mình hoà vào tự nhiên, mà phải ức chế. Nó ko làm cho ta cảm thấy sướng, cảm thấy đã, không f5 bộ não được. Sau khi tâm trí đã được làm dịu mà không buông bỏ, thì Mindfulness sẽ trở thành một gánh nặng. Chính vì vậy, ở phương tây hiện nay, Mindfulness chỉ được xem như là một liệu pháp tâm lý giúp làm giảm tress. Nếu so sánh với các tác dụng của các hoạt động giải trí, thì nó không thể thay thế được.

Trên thực tế, Sati vốn có ý nghiã như là một trạng thái tâm lý, phát sinh khi không có sự hiện diện của những nhận thức sai lầm.
Sati mang lại nhiều lợi ích to lớn cho những ai ứng dụng nó trong đời sống hàng ngày. Trong Sati, ta hoàn toàn thả mình, hoà vào tự nhiên, hoàn toàn không có một chút gì gọi là ức chế, hay dừng chỉ. Nó mang lại cảm giác phúc lạc, thoải mái và dễ chịu trong công việc và cuộc sống. Sự thoải mái, dễ chịu mà nó mang lại còn hơn cả sự thoải mái, dễ chịu mà các hoạt động giải trí mang lại. Ngoài ra, nó còn giúp nâng cao hiệu suất làm việc ...(bổ sung thêm ý kiến của chồng Nhật về hiệu quả làm việc trong trạng thái )... Đặc biệt, Sati còn giúp, cho những ai thực hành nó, khai mở trí tuệ, giải phóng tiềm năng sáng tạo, nâng cao sự linh hoạt, năng lực thích nghi với những sự thay đổi, năng lực dẫn dắt sự thay đổi, cải thiện năng lực lắng nghe và giao tiếp. Nói chung là nó có thể giúp giải quyết những vấn đề về năng lực làm việc của con người trong kỷ nguyên 4.0.
(Còn tiếp)
Phó Thường Nhân
Đọc thấy cái này thì tôi phải vào đây ..bảo vệ người phương Tây, vì họ không quan niệm Mindfullness là chánh niệm. Cũng có thể bác Quý gặp một người nước ngoài nào đó không hiểu biết người ta nói thế, chứ danh từ này không liên quan gì tới chánh niệm cả, và người phương Tây cũng hiểu như vậy. Vì cái khái niệm này lịch sử của nó có liên quan tới người Việt Nam, và vì thế ta có thể tự hào rởm, nên tôi sẽ trình bầy nó ở dưới đây.
Cái cụm từ này nếu hỏi một người phương Tây bình thường thì họ sẽ giải thích theo kiểu trị liệu tâm lý, cái này tôi sẽ nói sau, chứ không hiểu đúng nghĩa của nó. Tức là nó là một khái niệm mới chỉ có trong tiếng Anh từ khoảng những năm 50 trở đi, liên quan tới việc các thiền sư người Việt, Nhật, hay nhà sư Tây Tạng truyền đạo phật vào phương Tây. Trong đó có thầy Thích Nhất Hạnh, người ta có thể quan niệm rằng chính ông là người đưa cái khái niệm này vào từ ngữ phương tây, nên vì thế tôi mới nói ta có thể tự hào rởm.
Cái danh từ này được ghép lại bởi 3 từ : Mind vốn có nghĩa là tinh thần, Full đầy đủ, còn ness là một cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh để chuyển tính từ sang động từ. Mindfull là tính từ còn mindfullness là danh từ. Tương tự như happy (hạnh phúc) là tính từ, chuyển sang danh từ thành happiness. Ở trong tiếng việt vì sự phân chia danh từ, động từ, tính từ không rõ ràng phụ thuộc vào ngữ cảnh, nên để chỉ danh từ « kiểu tây » thế này ta hay thêm từ sự. ví dụ. happy là hạnh phúc, happiness là sự hạnh phúc.
Như vậy nếu ghép từ lại thì ta không hiểu mindfullness là gì, và người Tây cũng vậy. Thực ra xuất phát điểm của từ tiếng Anh này lại là tiếng Pháp, người ta gọi nó là pleine conscience. Trong đó pleine là đầy đủ (như là full tiếng Anh), ngược lại conscience (tiếng việt nghĩa là nhận thức) thì tương tự với mind (tiếng Anh) nhưng chính xác hơn. Và vì đây là một cụm từ bao gôm tính từ (pleine) và danh từ (conscience) nên người ta không cần cái từ chuyển đổi kiểu ngữ pháp (ness) nữa. Như vậy nghĩa của nó là « nhận thức đầy đủ », nhưng nhận thức đầy đủ cái gì ?
Trong thực tế, khi các thiền sư châu Á sang truyền đạo ở Tây Âu, Mỹ, Tôi nhấn mạnh tới Thiền sư, vì đây là truyền thống của Thiền Tông, họ căn theo cách tu tập ở Đông Á (TQ, Nhật, VN) mà truyền cho người Tây. Trong đó việc đầu tiên là sinh hoạt như các chú Tiểu. Tức là được dậy làm các việc bình thường (ăn uống, đi lại, dọn dẹp, pha trà, lau nhà ..) một cách tập trung. Khi làm thì biết mình đang làm gì, không nghĩ vẩn vơ chuyện khác hay lơ đãng. Những điều này, hiện nay nếu ai sang Nhật rồi tự nhiên xông vào chùa theo phái Thiền Tông, lấy một cái cua tập 24 tiếng, 48 tiếng dành cho du lịch người ta cũng dậy những điều này.
Để đặt tên cho nó thì các nhà sư Đông Á gọi nó là mindfullness, hay pleine conscience. Chính xác hơn cái phép tập phổ thông đầu tiên này là để dậy người ta tập trung. Thế thì tại sao lại không dịch nó là concentration (chính nghĩa của từ tập trung) cho nó tiện. Cũng bởi vì trong nghĩa concentration có tư duy chủ ý, cố gắng, tức là đã có thêm vào rồi. Trong khi đó, cái phương pháp này làm cho người ta nhận biết đang làm là làm gì. Chính vì thế nó mới là pleine conscience hay mindfullness.
Vì khái niệm này là sự bắt đầu tu tập của thiền tông, nên nó không phải là CHÁNH NIỆM. Không kể trong đại thừa, không có khái niệm CHÍNH/TÀ. Cái khái niệm này chỉ có trong Nam Tông hay phật giáo nguyên thuỷ. Bởi vì trong phật giáo nguyên thuỷ cái tôi là không (vô ngã) nhưng cái pháp (sự việc )là thực (pháp hữu) nên mới phân biệt phải trái (CHÍNH/TÀ, ĐÚNG/SAI).
Tiếp theo cái pleine conscience này, nó chỉ là cái mở đầu thì người ta phải đi tới sự chiêm nghiệm :
KHÔNG (VÔ), rồi CHÂN TÂM, rồi VIÊN GIÁC, rồi NHẤT NHƯ (tất cả là một) thì ta mới đi đúng vào đạo phật đại thừa. Các khái niệm VÔ, CHÂN TÂM, VIÊN GIÁC, NHẤT NHƯ sẽ được các tông phái phật giáo phát triển khác nhau. Tuỳ tông phái mà người ta đi sâu vào cái này hay cái kia.
nguyenducquyzen
Chết cười với bác Phó hehe.gif hehe.gif hehe.gif bác có một năng khiếu là hay nhảy vào bàn cái chuyện mà mình không biết. hehe.gif hehe.gif hehe.gif
nguyenducquyzen
Em đang bàn tới các khái niệm Sati và Samma Sati của Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa), chứ không liên quan gì tới Thiền Tông hay Phật giáo Đại Thừa, bác Phó nhé.
Có vài cái này chia sẻ thêm (em giữ nguyên bản gốc bằng tiếng Anh, cho khỏi dính líu đến tiếng Việt):

1 - The English term mindfulness already existed before it came to be used in a (western) Buddhist context. It was first recorded as myndfulness in 1530 (John Palsgrave translates French pensée), as mindfulnesse in 1561, and mindfulness in 1817. Morphologically earlier terms include mindful (first recorded in 1340), mindfully (1382), and the obsolete mindiness (ca. 1200).

2 - The Pali-language scholar Thomas William Rhys Davids (1843–1922) first translated sati in 1881 as English mindfulness in sammā-sati "Right Mindfulness; the active, watchful mind".[37] Noting that Daniel John Gogerly (1845) initially rendered sammā-sati as "Correct meditation",[38] Davids explained:

sati is literally 'memory' but is used with reference to the constantly repeated phrase 'mindful and thoughtful' (sato sampajâno); and means that activity of mind and constant presence of mind which is one of the duties most frequently inculcated on the good Buddhist."[39]

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Mindfulness
Phó Thường Nhân
@Bác Quý,
Sau bác không viết tiếp về chánh niệm theo bác là thế nào ?

Thực ra nếu bác viết tiếp, thì sẽ trả lời giúp tôi, để xem cái wiki kia sai hay đúng ra sao. Tôi không phải là người tin tưởng những gì kiểu wiki, và đây không phải là lần đầu tôi nói như vậy, vì bác trích dẫn nó, mà tôi đã từng nói là ngoại trừ kinh phật, thông tin trên mạng phải sử lý xem nó đúng sai sao.
Vào nửa giữa thế kỷ XIX, các học giả phương Tây bắt đầu quan tâm tới tôn giáo, văn hoá phương Đông và bắt đầu dịch các kinh sách phật giáo, Ấn độ giáo, rồi các tôn giáo Trung hoa ra tiếng Anh, tiếng Pháp. Trong những tôn giáo này, thì đạo Phật chiếm một vị trí quan trọng, do ảnh hưởng của các học giả người Anh thông qua Pali text society. Do có các nhà ngôn ngữ học về ngôn ngữ cổ Ấn độ (Sancrit, Pali). Chính vì thế mà kinh phật giáo từ tiếng Pali (chủ yếu ở đảo Tích Lan) được họ dịch ra tiếng Anh. Khi dịch thuật như vậy, học gặp rất nhiều khó khăn để chuyển dịch các khái niệm. Trong đó có điều thứ 7 trong bát chính đạo (chính niệm). Để dịch từ này, thông thường họ dùng từ attention (có nghĩa là quan tâm, chú ý) và vì là chính niệm, nên nó thành just attention. Nhưng cũng có người dịch như cái wiki mà bác dẫn, thành mindfulness. Nhưng vì không có ai tu tập là một phật tử, nên thực tế không ai biết nó là gì, nó chỉ là cách dịch thôi. Tại sao ? vì họ là những học giả mà niềm tin là thiên chúa giáo, hay họ nhìn vào đạo Phật với « tinh thần khoa học ». Vào thời điểm đó, văn hoá phương Tây được coi như tuyệt đối đúng, là cái đúng duy nhất, người ta có thể lấy dẫn chứng bằng việc Pháp truyền đạo thiên chúa và lợi dụng đạo này xâm lược VN. Chính vì thế họ mới phân tích linh tinh Phật giáo, nghi ngờ các văn bản, suy luận linh tinh kiểu kinh này là nguỵ tạo, kinh kia thì không ..v..v.. Điều khó khăn do có ba điều. 1) Họ không theo phật giáo 2) họ hiểu từ dịch theo cái họ hiểu phật giáo 3) tinh thần thực dân, núp dưới bóng « khoa học » khiến họ si mê.
Phải vào cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là sau thế chiến thứ nhất (1914-1918), thì thái độ của người phương Tây với các tôn giáo phương Đông mới thay đổi. Nhưng không phải tôn giáo nào cũng được họ quan tâm giống nhau. Ví dụ đạo Nho được họ quan tâm ít nhất, ngược lại đạo Phật, đạo Lão được quan tâm nhiều hơn. Tại sao lại như thế ?

Bởi từ cuối thế kỷ XIX, đã xuất hiện tâm lý học do Freud tạo ra. Nguyên tắc của nó là tìm trong quá khứ bản thân những ức chế tinh thần (với Freud chủ yếu là thời trẻ con), được caoi là những nguyên nhân tạo nên bệnh lý tâm thần. Cái quá khứ bản thân này có cái gì đó rất giống khái niệm Nghiệp trong phật giáo,Tất nhiên, cái nghiệp của phật giáo khác với quá khứ bản thân vì nó xuyên thời gian, qua nhiều kiếp và bao trùm mọi hoạt động con người, trong khi Freud chỉ quan tâm tới vấn đề sinh dục là chính. Sau này Freud cũng tiếp tục phát triển thuyết của mình, và dẫn tới quan niệm « sur moi/moi/ça » (có thể coi tương đương với quan niệm đạo Lão : Thần/Khí/Tinh). Chính vì thế mà đạo Phật, đạo Lão mới được họ quan tâm hơn. Không kể trong tâm lý học phương Tây có những học giả như Carl Gustav Jung, một tay kiện tướng ngang ngửa với Freud, đã quan niệm trong tâm lý có tôn giáo ..kiểu đạo Lão, hay đạo Phật.

Nhưng cách hiểu theo kiểu tâm lý học này với Phật giáo vẫn sai, vì nó không phải là tâm linh, và vì họ vẫn mắc kẹt vào cái tôi, không « vô ngã » được. Vì thế phải đợi tới thập niên 50,60 khi có các nhà sư Tây Tạng, VN, Nhật ..truyền giảng thì khái niệm mindfullness mới được hiểu đúng như tôi nói ở trên.

Cũng khoảng thời gian này phương tây cũng hiểu hơn thiền học. Bao gồm cả thiền nguyên thuỷ (samatha,vipasana) lẫn thiền đại thừa (Tào động, Lâm tế). Và lúc này cái khái niệm mindfulness mới được hiểu như chánh niệm, theo phương pháp tu thiền Tứ niệm xứ. Nhưng nó vẫn là sai.
Tôi là người ứng dụng thiền Tào động, nhưng đồng thời tôi vẫn tìm hiểu nhưng tông phải phật giáo khác để tu tập. Ví dụ như Tịnh độ, Pháp Hoa, hay Mật tông và tất nhiên cả thiền tiểu thừa (satipathana=Tứ niệm xứ). Trong thực tế chúng rất giống nhau. Ví dụ. Với tào động pháp thiền là chỉ quán đả toạ. Chỉ ở đây chính là samatha. Còn quán chính là vipasana. Nhưng quán cái gì thì cách quán khác nhau. Với thiền vipasana, thì quán chỉ dừng lại ở : vô thường, vô ngã, khổ lúc quán xét bốn xứ bao gồm quán sắc (quán thân thể là túi thịt thối), quán thọ (tức là cảm nhận vô thường), quán tưởng (trạng thái tâm lý vô ngã), quán thức (bị sai lạc theo tham sân si). Đây là tôi nói khái quát, chứ phân tích sâu và ứng dụng thì cũng nhiều thú vị . Ngược lại quán của Tào động thì bao gồm : Khổ, KHÔNG (tôi để chữ to, để thấy cái khác biệt), vô thường, vô ngã. Trong thực tế nó còn gồm có cả TÂM và TÍNH trong đó KHÔNG=TÂM=TÍNH. Quán tào động thì sẽ dẫn tới cảm nhận KHÔNG, TÂM, TÍNH tức là NGỘ.(một cách nói khác của VÔ, CHÂN TÂM, VIÊN GIÁC, NHẤT NHƯ mà tôi viết ở trên).

Hiện nay do quan niệm CHÁNH NIỆM được dịch là mindfulness theo kinh sách tiểu thừa, nhưng thực ra nó là sai. Vì mindfulness chỉ là phần khởi đầu, không phải là chính niệm như tôi nói ở trên, may lắm nó giúp người ta tới CHỈ (samatha, tức là tĩnh lặng) chứ không có QUÁN (vipasana). Trong khi Thiền phải bao gồm cả CHỈ và QUÁN, như trong Tào động nói : Chỉ Quán Đả Toạ.

Tóm lại mindfulness được phương Tây hiểu đúng từ giữa thế kỷ XX, theo những gì mà các nhà sư, thiền sư Đại thừa xuất phát từ châu Á giảng giải, hướng dẫn tu tập, là một sự chuẩn bị tập trung tinh thần. Nó không phải là CHÁNH NIỆM (giống như cách dịch vào thế kỷ XIX), vì ngay trong thiền tứ niệm xứ của tiểu thừa người ta cũng thấy nó không đúng.
Phó Thường Nhân
Tóm lại, từ giữa thế kỷ XX, với sự truyền giảng của các nhà sư châu Á theo truyền thống Đại thừa, đặc biệt là các thiền sư. Thì những người học phật giáo ở phương Tây có thể hiểu đúng mindfulness là gì. Nhưng nếu họ cứ bám theo cách mà các học giả thời trước dịch thì cái này lại là sai (như wiki). Hiện nay đúng là có sự lẫn lộn này, mà việc tiếp cận từ tâm lý học hay phân tâm học phương Tây càng làm nó rối loạn hơn.
Không kể cũng có ý kiến (chủ yếu là của các nhà sư Nam tông ở Thái, Miến, Tích lan), cố gắng đẩy Thiền sati pathana (tức là thiền tứ niệm xứ) thành đỉnh của Thiền, trong cố gắng ấy người ta cũng dễ gán cho mindfulness là CHÍNH NIỆM tức là trở lại sai lầm của các học giả phương Tây ..thế kỷ XIX.
NVT2002
Bác Quyzen còn bận xem 2 người anh em Pháp - Bỉ hôm nay sẽ đấu với nhau thế nào.
Bác Phó hãy chịu khó chờ sau WC đã nhé, vì một trong 2 quốc gia này sẽ vào CK.

Bác Phó hiện đang sống ở vùng này mà không xem à?
Phó Thường Nhân
@NVT,
Bác ấy trả lời lúc nào cũng được. Vì phật giáo ăn về lâu về dài chứ đâu có phải là thời sự. Học phật càng nghiềm ngẫm lâu càng tốt.
Có chứ, tôi cũng xem đá bóng. Nhưng vì không cá độ nên xem cho vui thôi. Từ năm 1998, thì tinh thần thể thao bóng đá kiểu Nguyễn công Hoan ở Pháp cũng lên (tức là tinh thần uống bia ngồi xem bóng đá như một hình thức sinh hoạt văn hoá phổ thông, chứ không phải thể dục thể thao thực sự), chứ trước đó thì Pháp không phải là nước mà dân mê bóng đá. Nếu xét về mặt xã hội học thì ở Pháp có 3 môn thể thao có nhiều người hâm mộ. Đó là bóng đá, tenis, và bóng bầu dục (rugby). Trong đó bóng đá được tất cả các sắc dân hâm mộ (bao gồm cả người nhập cư và Pháp gốc), sau đó là Rugby thường là Pháp gốc hâm mộ(đặc biệt là vùng Tây Nam Pháp, nơi mấy thế kỷ trước thuộc vào Anh). Rồi đến tenis thường là dân mầu sắc trung lưu thượng lưu hâm mộ.
Nhưng bọn Pháp về thể thao nó cũng đều, đặc biệt các môn có mầu sắc châu Á : Ka ra tê, judo nó cũng giỏi và các môn khác như bóng chuyền, hand ball nó cũng giỏi.
Hiện nay, cả bốn đội vào chung kết đều là ở trong EU (Pháp, Anh, Bỉ,Croitie), điều đó chứng tỏ các câu lạc bộ của nó mạnh. Chứ Nam Mỹ, châu Phi dạt hết. Hiện tại có lẽ chỉ có châu Á là có tiềm lực để vươn lên, vì có điều kiện đầu tư kỹ thuật, chứ Nam Mỹ là vùng thuộc các nước đang phát triển, dù bóng đá rất phổ thông nhưng là văn hoá dân dã thôi không thể bứt lên được nữa. Khổ nỗi Nhật, Hàn do sinh học không thể có thể lực, còn TQ thì vốn không có văn hoá bóng đá.
langtubachkhoa
Bác Phó nhận định về bóng đá thế là sai bét rồi ạ hehe.gif
Tư duy phân tích chính trị lịch sử không áp dụng vào đây được laugh1.gif

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 10 2018, 10:28 AM)
@NVT,
Bác ấy trả lời lúc nào cũng được. Vì phật giáo ăn về lâu về dài chứ đâu có phải là thời sự. Học phật càng nghiềm ngẫm lâu càng tốt.
Có chứ, tôi cũng xem đá bóng. Nhưng vì không cá độ nên xem cho vui thôi. Từ năm 1998, thì tinh thần thể thao bóng đá kiểu Nguyễn công Hoan ở Pháp cũng lên (tức là tinh thần uống bia ngồi xem bóng đá như một hình thức sinh hoạt văn hoá phổ thông, chứ không phải thể dục thể thao thực sự), chứ trước đó thì Pháp không phải là nước mà dân mê bóng đá. Nếu xét về mặt xã hội học thì ở Pháp có 3 môn thể thao có nhiều người hâm mộ. Đó là bóng đá, tenis, và bóng bầu dục (rugby). Trong đó bóng đá được tất cả các sắc dân hâm mộ (bao gồm cả người nhập cư và Pháp gốc), sau đó là Rugby thường là Pháp gốc hâm mộ(đặc biệt là vùng Tây Nam Pháp, nơi mấy thế kỷ trước thuộc vào Anh). Rồi đến tenis thường là dân mầu sắc trung lưu thượng lưu hâm mộ.
Nhưng bọn Pháp về thể thao nó cũng đều, đặc biệt các môn có mầu sắc châu Á : Ka ra tê, judo nó cũng giỏi và các môn khác như bóng chuyền, hand ball nó cũng giỏi.
Hiện nay, cả bốn đội vào chung kết đều là ở trong EU (Pháp, Anh, Bỉ,Croitie), điều đó chứng tỏ các câu lạc bộ của nó mạnh. Chứ Nam Mỹ, châu Phi dạt hết. Hiện tại có lẽ chỉ có châu Á là có tiềm lực để vươn lên, vì có điều kiện đầu tư kỹ thuật, chứ Nam Mỹ là vùng thuộc các nước đang phát triển, dù bóng đá rất phổ thông nhưng là văn hoá dân dã thôi không thể bứt lên được nữa. Khổ nỗi Nhật, Hàn do sinh học không thể có thể lực, còn TQ thì vốn không có văn hoá bóng đá.
*


Phó Thường Nhân
@ltbk,
Có thể LTBK chưa thấy thế bao giờ nên thấy nó buồn cười, nhưng người ta hoàn toàn có thể phân tích nó trên bình diện xã hội, văn hoá, chính trị. Tất nhiên phải thấy rằng đấy là những khía cạnh, những mặt của một vấn đề mà không phải là tất cả. Điều này lại càng đúng cho bóng đá, vì thể thao chỉ là điểm khởi đầu của nó. Với 22 cầu thủ chạy nhẩy trên sân đuổi theo một .. miếng ni lông giả da hình tròn thì nó đúng là một môn thể thao. Nhưng ngay đối với họ, đây cũng là một nghề. Với những người ngồi trên khán đài, uống mấy vại bia..nói rằng với họ bóng đá là thể thao thì hơi khó (hay là thể thao để luyện cho bụng to). Đối với mấy bà mấy cô, ngồi trên khán đài có chắc là thể thao không khi ..nguyên tắc chơi của bóng đá chưa chắc họ đã biết.
Như vậy bóng đá đúng là một môn thể thao, nhưng thực ra nó là một hình thức sinh hoạt văn hoá xã hội, và có lẽ là hình thức sinh hoạt vănhoá gần như duy nhất có tính toàn cầu. Có thể coi nó như dạng đấu võ sĩ thời chế độ nô lệ La Mã cổ đại, mà cái sân vận động hình dáng tổ chức cũng không khác gì cái Colegium (đấu trường) còn lại di tích ở thành Rôm ma. Khi nhìn thấy tổng thống Pháp Macron ngồi trên khán đài, hay thủ tướng Nga Mevedev, trông yểu tướng như một cô gái, ngồi xem bóng đá, thì chẳng nhẽ họ chỉ xem bóng đá vì tinh thần thể thao.
Nhiều người còn cho rằng bóng đá có thể coi là một dạng tôn giáo, mỗi trận bóng là một dạng lễ hội, cái sân vận động là nhà thờ, và 22 ông cầu thủ là 22 ông thầy tế lễ.
Như vậy bóng đá thực ra một dạng lễ hội phức hợp, mà thể thao chỉ là điểm hội tụ. Nó có thể là nơi thể hiện một dạng văn hoá cộng đồng, là một hình thức cá cược như sổ số (dù bị cấm), là một dạng business. Sau trận đấu Pháp-Bỉ, trưa hôm sau tôi đi ăn cơm, vào cái quán vốn như căng tin của mình, thì thấy bà chủ quán nói hôm qua thức tới 3 giờ sáng, và doanh thu bằng cả tuần. Tất nhiên bà ấy cũng thích bóng đá, tất nhiên rồi.
Và tất nhiên cũng không ai cấm phân tích bóng đá như bóng đá (đội hình, chiến thuật, tài năng cầu thủ..)
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.