Langven.com Forum

Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
Trong cái rủi lại có cái may. Điều đó có thể đúng với tổng thống Pháp Macron. Bằng việc hứa sẽ xây lại nhà thờ đức Bà trong vòng 5 năm, ông có khả năng giữ được lời hứa này, trong khi nhiều lời hứa lúc tranh cử khác sẽ bị lãng quên.
Càng may hơn, là việc chi trả cho nó có thể nói là tạm hoàn thành, do việc đóng góp của các thiện nguyện viên. Tất nhiên giữa việc tuyên bố tài trợ, với rút tiền trong túi ra trả thật có một khoảng cách rất lớn, nhất là trong một xã hội, một thế giới sống theo cái Buzz trên mạng như hiện nay. Họ chỉ cần giật được sự chú ý phút chốc, như một dạng quảng cáo marketing trá hình lợi dụng tâm trạng xã hội. Khi cái giây phút ấy qua, thì mọi chuyện sẽ khác. Nhưng rất có thể sự nổi tiếng của nhà thờ Đức Bà Pháp, sẽ gây khó khăn cho việc rút lời hứa lại. Vì trong trường hợp ấy, thì hiệu ứng Marketing ngược cũng lớn không kém.
Tại sao tôi lại nói là gặp may. Bởi vì từ sau đại chiến thế giới, có một thứ luật bất thành văn cho mỗi đời tổng thống Pháp, là trong nhiệm kỳ của mình phải để lại một dấu ấn gì đó, công trình gì đó cho Thủ đô. Người ta có câu “trăm năm bia đá chẳng còn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, nhưng có thể điều đó đúng cho châu Á. Ở châu Âu thì ngược lại. Bia miệng tàn rất nhanh, ngay sau nhiệm kỳ, nhưng bia đá thì có thể tồn tại mãi. Ví dụ tên tuổi của Francois Mitterand thì mãi gắn liền với kim tự tháp ở Bảo tàng Louvre, Opera Bastille. Tên tuổi của Jacques Chirac thì gắn với bảo tàng văn hoá nhân chủng ở Bờ sông Branly, ngay cả Sarkozy, chỉ có một nhiệm kỳ ngắn ngủi, cũng đã có hệ thống Metro mới đang xây dựng. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Macron không có ý định này, thì tự nhiên lại có cơ hội. Và có mấy ai có thể có cơ hội làm lại nhà thờ Đức Bà, vì nó đã không thay đổi từ 800 năm (tức là từ thời nhà Lý ở VN). Đúng là buồn ngủ lại gặp chiếu manh. Đúng hơn là tỉnh ngủ (không định làm) mà vẫn gặp chiếu manh(được làm).
Với lời hứa 5 năm, thì chỉ có cách là xây mới, chứ không thể lập lại cách xây cũ. Và rất có thể nhà thờ Đức Bà sẽ có dạng như nhà quốc hội Đức ở Berlin. Nhà quốc hội này khi sửa lại, đã được làm với một cái mái nhà kính, với ý tưởng “công minh, minh bạch”. Nhà thờ Đức Bà cũng có thể như thế, và điều đó có thể là rất thú vị. Hiện tại thế giới thích những công trình có nhiều ánh sáng ngoài trời hơn là vẻ âm u thần bí. Bản thân tôi lúc vào thăm các nhà thờ luôn cảm giác bị cái gì đó đè nén, vì nó không sáng mà tối âm u. Tất nhiên cảm giác này sẽ không có, nếu dự một buổi lễ thánh, khi người ta bật đèn. Nhưng tôi lại không bao giờ tham gia vì có phải theo đạo này đâu. Kết quả tôi chỉ được chiêm ngưỡng nó lúc âm u thôi.
Vậy ta hãy chờ xem.
root
Dấu ấn phải là thế này mới máu chứ

QUOTE
Dấu ấn của Kiến trúc sư trưởng

Nếu đến cả những người thợ góp công xây dựng lên nhà thờ Đức Bà cũng để lại dấu ấn riêng trên từng thước đá ở nơi đây, thì vị kiến trúc sư trưởng Eugène Viollet-le-Duc, người phụ trách cuộc trùng tu vĩ đại của thánh đường này ở thế kỉ 19, chắc chắn cũng phải để lại chữ kí của mình một cách ấn tượng nhất.

Ở chân của đỉnh tháp đã đổ sập dưới ngọn lửa vào rạng sáng ngày 16/4 là 12 bức tượng màu xanh, khắc họa hình ảnh của 12 vị Thánh tông đồ của Chúa Giê-Su. Khi thực hiện cuộc trùng tu nhà thờ, Viollet-le-Duc đã thay thế bức tượng của Thánh Thomas – thánh bảo hộ cho ngành kiến trúc, bằng một bức tượng của… chính mình.

Rất dễ để nhận ra bức tượng của vị kiến trúc sư này, khi các vị thánh khác đều quay lưng lại với nhà thờ và nhìn ra ngoài, thì duy nhất bức tượng của ông quay lại nhìn lên tác phẩm kiến trúc vĩ đại – di sản lớn nhất trong sự nghiệp của ông.


https://baomoi.com/nhung-bi-mat-it-ai-biet-.../c/30377148.epi
Phó Thường Nhân
@root,
Không điều này không có gì là đặc biệt cả. Các nghệ sĩ châu Âu (đặc biệt là hoạ sĩ) vẫn làm thế. Tức là trong một nhân vật trong tranh, họ sẽ để chân dung mình vào (vì có ai vẽ mình chuẩn hơn mình, hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Các thánh tông đồ làm sao có ai biết mặt họ thế nào. Với nhà thờ chính thống giáo (Orthodox) như ở Nga và UK, Hi lạp.. vì các ảnh thánh đã được chuẩn hoá, với các biểu tượng có ý nghĩa về tôn giáo, giống như kiểu Phật Thích Ca phải có 32 tướng tốt, ví dự như tóc phải xuăn, thân phải vàng, đùi giống như giò con nai thì hoạ sĩ, nhà tạc tượng không thể tuỳ ý làm được, và vì thế ta có thể thấy mặt các thánh giống nhau, lúc nào cũng có một khuôn. Với Tây Âu từ thời phục hưng thế kỷ XV, thì ngay cả tranh tượng thánh cũng không còn có chuẩn nữa, chỉ theo thẩm mỹ của các tượng Hi lạp thời cổ đại, đồng thời với chủ nghĩa nhân đạo (humanisme) thì họ lấy chuẩn là thẩm mỹ đời thường nhưng nâng cấp lên về mặt mỹ thuật (tức là các Archetype như quan niệm của nhà triết học Hi lạp Platon). Archetype ở ta được gọi là hình mẫu điển hình, giống như hình mẫu của các nhân vật trong văn học cách mạng thời 1945-1986 (tôi lấy mốc là đổi mới) của văn học hiện thực XHCN lúc đó.
Do nghệ sĩ tự do tạo tác, chỉ cần làm sao đạt được vẻ đẹp và tất nhiên phải được chủ trả tiền đồng thuận, nên các nghệ sĩ Tây Âu từ thời phục hưng không ngần ngại sử dụng chính mình, hay người trong gia đình mình làm mẫu, thậm chí có chuyện còn buồn cười hơn. Ví dụ các bức ảnh đức mẹ thời phục hưng của các hoạ sĩ nổi tiếng lúc đó, hình ảnh mặt đức mẹ được chép ..từ ảnh các cô gái làng chơi mà các ông hoạ sĩ này đã cùng chung chăn gối. Tât nhiên là phải đẹp chứ không phải là mặt Thị Nở.
Bản thân tôi cũng sưu tập các bức tranh đức mẹ nhỏ này (tất nhiên là tranh hàng chợ, qua các thời kỳ, dùng để thờ, việc này không khó vì ở Pháp đạo Cơ đốc xuống dốc, nhưng thứ này người ta không chuộng, bố mẹ mất thì con cái đem đi bán ở hàng đồ cũ ngay) của cả hai bên đông tây, và ta có thể nhìn rất rõ là tranh Tây Âu rất sống động, rất người. Còn các Icon của Nga chẳng hạn (ví dụ tranh Đức Mẹ nhà thờ Kazan) thì nó có norme hơn.
Violette le Duc cũng tiếp truyền thống đó, và nếu đúng như root nói, thì ông ấy chắc muốn ví mình có lòng thành như 12 tông đồ của chúa.
Công ông ấy rất lớn. Vì cái nhà thờ Đức Bà mà ta thấy hiện nay, là theo thiết kế đã sửa lại của ông ấy.Đây là lần sửa lại lớn cuối cùng, trước khi bị cháy. Ví dụ cái tháp gỗ ở giữa mái nhà thờ, trên đỉnh có con gà bằng đồng, trong con gà ấy lại có xá lợi của vua Saint Luis, Thánh Saint Denis, rồi Saint Genvière, là do ông ấy nghĩ ra. Những hình các con thú cổ quái ở đầu các máng nước cũng vậy. Và ông ấy có được điều đó là làm theo VicTor Hugo mà ra, theo như trong chuyện « Thằng Gù nhà thờ Đức Bà ». Như vậy có thể nói là chính văn chương (Victor Hugo) và kiến trúc (Violette le Duc) đã làm cho cái nhà thờ này nổi tiếng bây giờ.

Phó Thường Nhân
Để bổ xung cho đầy đủ, thì phải nói là không chỉ có Violette le Duc mới « ký gửi » lại dấu vết của mình cho công trình, mà ở mỗi miếng đá, người ta cũng thấy có những ký hiệu của các người thợ đục đá để lại. Tất nhiên họ làm như thế, không phải có dụng ý để lại danh tiếng, mà để từ đó mà tính tiền công. Mỗi cái ký hiệu ấy, như là chữ ký hay con dấu của một phường hội. Giúp « chủ đầu tư » (ở đây là giáo hội) có thể thanh toán theo kiểu khoán việc.
Không chỉ có Violette le Duc, mà ngay trong các tấm tranh kính mầu nổi tiếng của nhà thờ, chắc chắn cũng có mặt người nghệ sĩ đã vẽ những bức tranh này ở trong một nhân vật nào đó.
Còn nếu bác nào tò mò muốn biết mặt ảnh đức mẹ được « tả thực nâng cấp» như thế nào, thì có thể tìm tranh của Philippo Lippi mà xem, một hoạ sĩ nổi tiếng thời Phục Hưng. Một tác phẩm nổi tiếng của ông ấy (« Đức Mẹ và chúa Hài đồng ») còn được để ở bảo tàng thành phố Florences (Ý). Qua chú gúc các bác cũng có thể xem được.
Phó Thường Nhân
Chủ đề về UK thì phải nói chuyện ..UK. Diễn viên hài đã trúng cử tổng thống nước này, nên nhiều khi bầu cử thực ra chỉ là trò hề.
Mặc dù ông Poroschenko không trúng cử, nhưng phương Tây vẫn bình chân như vại, ngược lại Nga thì lại thận trọng chưa biết làm sao.
Tại sao vậy, bởi vì ông hề này, dù nói tiếng Nga, không phải là sắc tộc U cơ ren, nhưng cũng không phải là người Nga mà lại có gốc Do Thái. Việc một anh Hề gốc Do thái nói tiếng Nga, hoàn toàn không có đảng phái nào đứng đằng sau, lại trúng cử đã cho người ta thấy là bầu cử kiểu dân chủ này thực ra là một trò hề, người trúng cử là dạng « người rơm », vậy quan trọng phải xem đằng sau ai là người chỉ huy. Gốc gác ông này đã chứng tỏ phần nào các lực lượng đứng đằng sau. Có lẽ cũng giống như các lực lượng đứng sau Macron ở Pháp, có điểu với Macron là tài phiệt pháp, thế còn sau lưng ông hề UK là ai, tài phiệt nào ? Để trúng cử, người ta chỉ cần chọn một nhân vật nào bắt mắt « xinh xắn », ăn nói được (kiểu diễn viên sân khấu), và đặc biệt đằng sau hậu cần phải có rất nhiều tiền, để đánh bóng mạ kền, để tung hô, .. Tuỳ cái hậu cần này là ai, và tất nhiên khi đã làm thế thì các lực lượng hậu cần này phải đòi lại quả bằng cách « ăn cơ chế », ..chứ không thể có chuyện cho không.
Như vậy phương Tây đã quá giỏi trong quả bầu cử lần này, vì đã đưa ra một sự chọn lựa ..kiểu nào cũng thắng. Và cái câu hỏi được đặt ra là UK thực sự là một đất nước một quốc gia, hay chỉ là một vùng lãnh thổ địa lý, nơi giao tranh của các lực lượng bên ngoài
Phó Thường Nhân
Hôm nay báo chí chính thống VN đã đưa tin về sức khoẻ của bác Trọng. Mặc dù thông tin có tính mập mờ, nhưng rõ ràng là trong thế giới hiện tại, người ta không thể giữ tin lâu. Và cách thông tin cập nhật là điều rất quan trọng, nhất là trong một thế giới mạng xã hội, mà tin đồn có thể có tác động rất lớn. Trong nhiều trường hợp, có thể coi là chiến tranh tâm lý có chủ đích.
Ngay ở các nước tư bản phát triển, các chính phủ của họ cũng rất quan tâm tới lá phiếu sức khoẻ của những người đứng đầu nhà nước. Và không phải vì nó là nước tự xưng là tự do dân chủ, mà thông tin về giới lãnh đạo thả dàn. Lấy ví dụ ở Pháp, tổng thống Mitterrand bị ung thư tiền liệt tuyến nhưng tin tức vẫn được giữ kín tới hơn 10 năm, tới lúc trị liệu ..rụng gần hết tóc, thì mới có thông tin.
Với một nhà nước thực sự là nhà nước, thì vai trò của một cá nhân rất quan trọng, nhưng không phải quyết định. Tương tự như vậy với một phong trào cách mạng thực sự. Ví dụ, vào năm 1945, trong lúc nước xôi lửa bỏng, nhưng Bác Hồ vẫn vắng mặt ở VN tới hơn tháng trời, vì đi Pháp điều đình hiệp định (hiệp định phông ten nơ bơ lô). Mặc dù thế Việt Minh vẫn hoạt động bình thường.
Tôi là tín đồ của 4 đạo (Nho, Phật, Thần, chủ nghĩa Mác), chúng giống nhau một điểm là quan niệm vô ngã (không có cái tôi), nhưng mỗi đạo quan niệm khác nhau bổ xung cho nhau. Với chủ nghĩa Mác đó là quan niệm điều kiện hoàn cảnh là quyết định, cái tôi chỉ là báo hiệu. Người ta vẫn dùng một cách hình ảnh là « cánh én báo hiệu mùa xuân ». Trong đó ta có thể hiểu ẩn dụ cánh én như cá nhân con người, mùa xuân như điều kiện hoàn cảnh, như tập thể. Cánh én BÁO HIỆU mùa xuân, chứ không phải LÀM RA mùa xuân. Chính vì thế vai trò cá nhân quan trọng nhưng không quyết định.
Ở VN hiện tại có định hướng chống tham nhũng. Đây là điều cực kỳ quan trọng để VN có thể trở thành một nước phát triển, và từ đó ai cũng được hưởng lợi, không nhiều thì ít (đây cũng chính là nội dung của CNXH), chứ không phải là rơi vào cái bẫy cuả các nước thế giới thứ 3, đó là tài nguyên, quyền lực rơi vào một nhóm người để con cháu họ hưởng còn dân thì cùng khổ , và sao đó bị khoá lại trong cái vòng ma trận của sự định hướng phát triển của phương Tây vốn dành cho các nước thế giới thứ 3, vẫn được mô ta tô vẽ như « tự do, dân chủ », mà thực tế là sự lũng đoạn chính trị từ bên ngoài. Định hướng này phải là của Đảng và của toàn xã hội, chứ không chỉ là ý chí một con người.
Bác Trọng dù có khoẻ như voi, cũng không thể đứng mũi chịu sào được mãi, và nếu chuyện như thế xẩy ra thì lại là một điều nguy hiểm. Một trong những thành quả của cách mạng VN so với chính trường của các nước đang phát triển Á –Phi – Mỹ la tinh là biết hạn chế nhiệm kỳ, và điều này trong thực tế làm cho chính trường VN rất gần với các nước phát triển phương Tây, dù không phải là mô hình « đại nghị tư sản, đa nhóm », nhưng nó tương đương. Điều quan trọng là sức mạnh của hệ thống và cách thức chuyển giao quyền lực. Cá nhân phải chịu trách nhiệm nhưng trong một cái khung mà hệ thống quyết định, không phải là độc tài.
langtubachkhoa
Bác Phó nghĩ sao về bài phát biểu của Macron hôm qua?
- Đại khái nói giảm thuế thu nhập, nhưng cũng k rõ giảm thế nào? Và giảm thế chắc các dịch vụ công ích cũng bị giảm? Chất lượng trường học và bệnh viện có bị ảnh hưởng k?

- Thay đổi cơ cấu lương hưu, réindexation, nhưng tôi cũng k rõ chi tiết

- Tạo ra maison de france để tập trung tát cả các dịch vụ nhà nước và địa phương vào 1 chỗ

- Xóa bỏ grands corps de l'ETAT, để bỏ đi đặc quyền cũng như cơ chế thăng tiến và bảo vệ cả đời của những chú tốt nghiệp ENA, X, ENS, etc. nói chung là các chú tốt nghiệp grandes écoles
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Đã lâu lắm rồi, tôi không còn quan tâm tới các biện pháp mà các chính phủ ở Pháp đưa ra, vì nó không có tác dụng trực tiếp tới đời sống, đặc biệt là trong trường hợp của tôi, và cũng là của rất nhiều người Việt ở Pháp, đó là nằm trong giai tầng xã hội bị « vặt lông, đánh thuế » chứ không phải là tầng lớp người được hưởng các dạng chính sách này. Hệ thống Xã hội dân chủ kiểu như ở Pháp hay Tây Âu khác với ở Mỹ đó là nó vặt lông tầng lớp trung lưu (không phải là giầu khủng để có thể trốn thuế, hay có những biện pháp tương tự, nhưng cũng không nghèo mạt rệp để được ăn trợ cấp), để nuôi người nghèo. Còn ở Mỹ thì chuyện này càng không có, sống chết mặc bay và điều này được tuyên truyền với mỹ từ « TỰ DO ». Như vậy hình thức xã hội dân chủ như ở EU dựa trên một tầng lớp trung lưu đông đảo, đánh thuế người bình thường để chi cho người nghèo, ngược lại người giầu thì không bị ảnh hưởng.
Nhưng từ sau khi phe XHCN sụp đổ, thì cái mô hình này đang bị xoá bỏ, để tiến dần tới một dạng mô hình như Mỹ. Nhưng hiện tại nó đang vấp phải rất nhiều trở ngại, khiến nó chưa tiến tới được, và có thể sẽ không bao giờ tiến tới được, do bản chất tư bản châu Âu và Mỹ khác nhau.
Tại sao ? ví dụ như ở Pháp, khoảng hơn 50% PNB là do chính phủ chi dùng thông qua các hoạt động xã hội : trợ cấp, hưu chí, bảo hiểm sức khoẻ, thất nghiệp ..Nhưng do là kinh tế thị trường, cái tiền đó lại được bơm lại cho các công ty tư nhân hoạt động. Lấy ví dụ, các hãng chế tạo thuốc của Pháp tại sao nó phát triển được thế là nhờ chi trả của hệ thống bảo hiểm xã hội mang lại. Nguồn cầu này rất ổn định, và đây là cái đế giúp nó phát triển. Như vậy nhà nước là con lợn béo mà ai cũng muốn bấu một tí, tất nhiên sự « bấu » này là minh bạch, không phải là tham nhũng mà là cấu tạo thị trường. Như vậy khi giảm các chính sách này, không chỉ là giảm phúc lợi của người dân, mà còn thu hẹp thị trường của các hãng vốn sống bằng nó.
Như vậy khi mang cái mô hình Mỹ vào, thì cũng có nghĩa là các hãng này phải tự bơi, trong thực tế, đây là mô hình giúp tư bản Mỹ thâm nhập tốt hơn, và tư bản Tây Âu không có cái văn hoá này. Vì tư bản châu Âu luôn gắn với nhà nước bằng cách này hay cách khác.
Mô hình Mỹ cũng không phải là mô hình ưu thế nhất như người ta vẫn mang Adam Smith ra rao giảng, kiểu ban tay vô hình của thị trường. Trong thực tế nó rất tốn kém, và không phải là có hiệu quả.
Gần đây có chuyện ầm ỹ của hãng viễn thông Hoa Vĩ đã nói lên điều này. Hảng TQ này vượt lên trên cả hãng Mỹ CISCO đơn giản vì luật chơi ở TQ nhà nước đã quyết định (tức là các norme telecom), nhưng ở Mỹ thì nhà nước đứng ngoài, kết quả các hãng Mỹ phải đánh lẫn nhau để làm nổi một cái norme lên. Nhưng đã « xuân thu chiến quốc » với nhau, thì đâu còn lực, và trở nên manh mún. Như vậy về lý thuyết thì Mỹ nghe thì hay, nhưng chỉ áp dụng được trong một môi trường kinh tế khép kín, điều mà hiện tại với toàn cầu hoá không có nữa.
Việc áp dụng mô hình kiểu Mỹ, chính là một trong những nguyên nhân sâu xa để làm xuất hiện phong trào áo vàng ở Pháp. Vì Xã hội ngày càng phân cực rõ rệt. Vì thế cho nên, đã là nước nghèo mà muốn phát triển, thì chỉ có chủ nghĩa xã hội là hợp lý nhất. Vì nó làm giảm sự phân cực trong xã hội, giúp xã hội ổn định, và trong thực tế, các biện pháp xã hội cũng tạo ra một dạng thị trường ổn định để phát triển.
Nhìn vào những biện pháp của Marcron, người ta thấy có 3 điều :
1- Rút lửa phong trào áo vàng. Ví dụ chính sách tăng lương hưu của những người thu nhập thấp tương đương với lạm phát (tiếng pháp indexer la retraite à l’inflation). Đây là những người có tiềm năng đi chặn các ngả đường nhất, vì họ đâu còn phải đi làm, và việc đánh thuế vào lương hưu động chạm tới họ.
2- Thoả mãn giới tài phiệt, nhưng ru ngủ người đi làm. Đây là biện pháp tăng tuổi về hưu, nhưng trước đây, tuổi về hưu tăng đồng loạt. Giờ Macron nói rằng đến tuổi 62 vẫn có thể về hưu, nhưng có thể làm thêm. Trong thực chất, nếu về hưu ở độ tuổi này, thì lương hưu rất ít, bắt buộc người ta phải đi làm. Như vậy là một dạng tăng tuổi về hưu « mềm » không nói ra.
3- Thoả mãn ý thức hệ tư tưởng và giai cấp tư sản. Đó là các biện pháp tăng giờ làm và giảm thuế.
Thực sự mà nói, những chính sách này không thay đổi được hiện trạng nước Pháp, vì vấn đề không phải là bắt người ta đi làm nhiều hơn là xong, mà cái chính là đổi mới được công nghệ, chứ còn dù có tăng giờ làm, tăng tuổi về hưu, thì nước Pháp không thể nào đuổi kịp các nước nghèo về chi trả lương cả. Ví dụ làm sao mà lương của nước Pháp có thể đạt mức của Haiti để cạnh tranh. Cho nên nhưng chính sách này chỉ thoả mãn nhu cầu tư bản tài chính là chính.
langtubachkhoa
Bạn Lê Thái Kỳ dich báo Ukraine để đưa tin:

Ukraina:
Hôm nay Quốc hội họp để thông qua hàng loạt các dự luật "bê bối'' nhất từ trước đến nay trước khi kết thúc thời Poroshenko
-Hiện với 278 phiếu thuận QH đã thông bộ luật về ngôn ngữ mà các báo đài vẫn gọi là "Bộ luật về Ukraina hóa toàn phần''. Đây là bộ luật rất bê bối, gây nhiều tranh cãi và phản ứng.
-Bộ luật thứ 2 là bộ luật về cắt xén hầu hết các quyền lực chính của Tổng thống, chuyển cho Quốc hội, Hội đồng bộ trưởng, biến Tổng thống thành ''nữ hoàng Anh'', thậm chí còn ít quyền lực hơn. Một số điều khoản trong bộ luật này trái với Hiến pháp Ukraina.
Ngoài ra, bộ luật còn đơn giản hóa thủ tục phế truất Tổng thống.
Nếu bộ luật này được thông qua thì Poroshenko sẽ kịp ký trước khi rời bỏ nghế TT.
Như vậy Zelensky sẽ bị cắt hết các quyền lực chính trước lễ tuyên thệ nhậm chức.


(Viết thêm "Bộ luật về Ukraina hóa toàn phần'': các đại biểu QH Ukraina đã đưa vào các chỉnh sửa. một trong số đó là họ tự gạch mình khỏi danh sách các cơ quan nhà nước bắt buộc sử dụng tiếng Ukraina! thật nực cười)


(@click here)



"Ai đó đang ngấm ngầm chơi đểu tôi" - Zelensky tuyên bố rằng chính quyền đang cố trì hoãn lễ nhậm chức của ông để ngăn chặn giải tán Quốc hội.
Zelensky nói rằng hiện đang xảy ra những "điều nực cười" : Ủy ban bầu cử trung ương cố tình trì hoãn việc công bố kết quả chính thức để tạo điều kiện cho QH chậm trẽ ấn định ngày lễ nhậm chức sau 27/05 và Zelensky sẽ không có cơ hội giải tán Quốc hội.
(Chú thích: thời hạn giải tán QH Ukraina sẽ chỉ đến hết 27/05 vì theo Hiến pháp không thể giải tán QH nếu như quyền hạn của nó còn ít hơn 6 tháng).
Trong một diễn biến khác, theo một số nguồn tin thì từ 13 đến 18/05 QH sẽ xem xét dự luật về "vô hiệu hóa Zelensky" tức là cắt các quyền lực cơ bản và đơn giản hóa thủ tục phế truất Tổng thống.
Nhiều khả năng là vào ngày 16/05 QH sẽ thông qua dự luật này theo thủ tục ngắn gọn.
Lễ tuyên thệ sẽ được ấn định vào 28 hoặc 30/05, tức là sau ngày 27/05.
Trước đó ở bầu cử vòng 1 có tới 39 ứng cử viên mà UB bầu cử TƯ đã công bố kết quả rất nhanh. Lần này chỉ có 2 ứng cử viên mà tới nay vẫn chưa công bố chính thức kết quả.
Ngoài ra người ta đang nỗ lực tìm biện pháp cách chức Chánh án Tòa án Hiến pháp. Để làm gì? Theo Hiến pháp chính Chánh án Tòa án Hiến pháp là người nhận tuyên thệ của TT mới. Khi chưa có ông này thì lễ tuyên thệ cũng sẽ bị hoãn.


(@click here)
langtubachkhoa
Các bạn dịch từ báo Ukraine

https://www.unian.net/economics/transport/1...poluchalos.html


ANTONOV CHÌM SÂU VÀO KHỦNG HOẢNG - CÁI CHẾT CỦA GÃ KHỔNG LỒ HÀNG KHÔNG SOVIET

Lá cờ đầu của ngành hàng không Ukraine , Antonov cũng là con cưng của cơ quan xuất khẩu quốc phòng Ukraine , Ukroboronprom đang chết chìm hàng ngày .

1. Khách hàng duy nhất là Bộ quốc phòng Ukraine cho đến nay
Sau khi mất khách hàng lớn nhất là Nga thì Antonov đã mở rộng kế hoạch khi nhắm vào các thị trường mới , vào 2015 họ đã ký kết thỏa thuận phát triển dòng máy bay vận tải An-132D với hãng hàng không Taqnia Aeronautics ( Arab Saudi ) với bước đầu tiên là công ty KACST (King Abdulaziz City Science and Technology) sẽ hỗ trợ chi phí phát triển và sản xuất An-132 và Antonov hy vọng Arab Saudi sẽ mua khoảng 50 máy bay , tuy nhiên không hiểu lý do vì sao Arab Saudi đã thay đổi đối tác chương trình máy bay vận tải và Antonov mất con cá lớn này
Không chịu thất bại Antonov đã mang An-132D sang triển lãm quân sự của Ấn Độ và biểu diễn với hứa hẹn chấp nhận cả việc sản xuất nội địa trong chương trình Made In India vả kể cả lui bước bằng 1 option là trang bị động cơ phương Tây cho phù hợp nhưng Ấn Độ vẫn nói " đang xem xét " và khả năng lớn là Ấn Độ không quan tâm nữa
Vào tháng 6/2016 thì Antonov ký hợp đồng cung cấp 10 chiếc An-178 cho Azerbaijan , nhưng chi tiết trong hợp đồng là phụ tùng sẽ cung cấp từ Nga , và chính phủ Ukraine của Poroshenko đã cấm vận Nga và Nga phản ứng lại bằng cách dừng hợp tác với Antonov , điều này khiến Azerbaijan đã tạm ngưng hợp đồng đợi Antonov thay thế các linh kiện nguồn gốc từ Nga và biết bao giờ quốc gia này đồng ý mua lại
Gần đây rộ lên tin đồn là Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine tuyên bố triển khai dự án chung để tạo ra máy bay vận tải An-188 dựa trên An-70 nhưng sau đó dự án chết chìm ở hành lang quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ do quan chức quân sự nước này không còn quan tâm đến An-188

Trong khi đó ở thị trường vận tải siêu trọng ( super-heavy cargo ) với An-225 Mriya và An-124 Ruslan thì Antonov đang mắc vào 1 mớ bòng bong bởi chính sách thù địch của chính phủ . Nga đã từng hy vọng cùng hợp tác với Antonov sản xuất chiếc An-225 thứ 2 nhằm vào phân khúc vận tải trên 150 tấn , Antonov sẽ thiết kế lại 80% cấu trúc của gã siêu trọng này và hy vọng đối tác Nga sẽ bỏ ra khoảng 500 triệu $ để mua nó , nhưng giờ là dĩ vãng
An-124 hiện nay phân bổ với 7 máy bay của hãng Antonov Airlines và 11 chiếc từ Volga-Dnepr của Nga và thị trường đã bão hòa nên An-124 Ruslan không thể sản xuất mới mà chỉ có thể nâng cấp mà Nga cũng tự mình bảo trì và nâng cấp không cần đến "gã rắc rối " Antonov
Các quốc gia châu Phi cũng ngoảnh mặt với Antonov khi Somali cấm máy bay Antonov cũ bay trên không phận mình , trung tâm bảo dưỡng ( mantain centre ) của Nga ở Đông Phi từ chối bảo trì Antonov

Do đó Antonov vẫn chỉ có 2 dòng máy bay có thể sản xuất là An-132 và An-178 mảng quân sự và 2 dự án dân dụng là An-148 và An-158
Antonov đã kỳ vọng 2 hãng hàng không giá rẻ nội địa FANair và SkyUp có thể mua An-158 cho phục vụ bay quãng ngắn trong nước , nhưng 2 hãng này không có tiền để mua . Trong khi đó Ukraine không có các công ty cho thuê hàng không ( leasing-company ) hỗ trợ cho nhà sản xuất máy bay và nếu đi vay ngân hàng thì lãi suất rất cao , Antonov cần ít nhất 500 triệu hryvnia để sản xuất và họ tất nhiên bói ra cũng chả có xu nào
Thực ra các hãng hàng không Ukraine đánh giá An-158 đã quá lỗi thời và giá thành đắt còn Antonov cho rằng nếu mass-product trên 60 chiếc giá sẽ giảm và họ sẽ nâng cấp hiện đại , lại một câu chuyện phức tạp khác

2. Khủng hoảng nhân sự và năng lực sản xuất

Vào thời kì vỹ nhất của Antonov thì gã khổng lồ này từng sản xuất 18-24 máy bay mỗi tháng với 21.000 nhân viên với 3 nhà máy khác nhau , mất 3 ngày thì 1 chiếc An-24 hoặc An-26 ra đời và bây giờ là một đống đổ nát khi mà 2009 Antonov còn không có cả dây chuyền lắp ráp để sản xuất máy bay , sau 10 năm thì chỉ có 4 chiếc An-148 , 6 chiếc An-158 và 10 chiếc An-32 được sản xuất , so sánh với Sukhoi Civil Aircraft ( SAC ) có nhà máy ở Irkurt Nga thì mỗi năm ra đời 30-35 chiếc SSJ-100

Trong 3 năm gần đây thì Antonov càng ngày càng thu hẹp về nhân sự khi chỉ trong 3 năm khoảng 1.500 kỹ sư và công nhân bỏ việc , họ phải tăng lương lên 50% để chặn đứng brain-flow này , lương trung bình của nhân viên Antonov hiện nay là 15.000 hryvnia ~ 500 $ , kỹ sư khoảng 20.000 hryvnia ~ 700$
Antonov còn gặp rắc rối với việc Nga ngừng cung cấp linh kiện hàng không , khoảng 5-10% trên máy bay của Antonov xuất xứ từ Nga , ngược lại với việc VASO ( Nga ) có trụ sở ở Voronezh đã kết thúc sản xuất An-148 tại Nga và họ không cần mua linh kiện Antonov khi mà đang bận rộn phát triển Il-112V



Nhân tiện nói Nga đang bân phát triển IL-112V mới để thay thế An của Ukraine, đưa thêm tin và video về nó
(@click here)
(@click here)


Máy bay vận tải quân sự Il-112V của Nga lần đầu cất cánh
Tập đoàn Ilyushin Aviation Complex của Nga cho biết máy bay quân sự hạng nhẹ Ilyushin Il-112V hoàn toàn do Nga chế tạo đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên.


Ngày 30/3, tập đoàn Ilyushin Aviation Complex của Nga cho biết máy bay quân sự hạng nhẹ Ilyushin Il-112V hoàn toàn do Nga chế tạo đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên.

Theo Ilyushin Aviation Complex, chiếc Il-112V đã cất cánh từ một đường băng trên bãi tập thử nghiệm tại thành phố Voronezh, miền Tây nước Nga.

Trong chuyến bay kéo dài 45 phút, toàn bộ các hệ thống của chiếc Il-112V đã được kiểm tra, đồng thời chiếc máy bay mới cũng đã thực hiện các bài lăn bánh trong quãng ngắn tại sân bay và rời một phần khỏi mặt đất.

Dựa trên kết quả thử nghiệm, chiếc Il-112V đã sẵn sàng thực hiện những bài kiểm tra tiếp theo.

Ông Alexey Rogozin, Giám đốc Ilyushin Aviation Complex, cho hay Il-112V là chiếc máy bay vận tải quân sự đầu tiên hoàn toàn do Nga thiết kế trong kỷ nguyên "hậu Xô viết."

Còn theo tuyên bố của Ilyushin Aviation Complex, chiếc máy bay mới được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến và được trang bị các hệ thống tối tân, hoàn toàn được sản xuất ở trong nước.

Dự án chế tạo Il-112V được khởi động từ năm 2014. Máy bay được thiết kế để chuyên chở các loại vũ khí, thiết bị quân sự, hàng hóa và binh lính với tải trọng tối đa 5 tấn./.


https://www.vietnamplus.vn/may-bay-van-tai-...canh/560537.vnp

Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.