Langven.com Forum

Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [<<], [<], 39, 40, 41, [42], 43, 44, 45, [>], [>>]
langtubachkhoa
Trung Quốc tính biện pháp bảo đảm an ninh tài chính ngừa bị Mỹ ngắt kết nối SWIFT

Các chuyên gia tài chính Trung Quốc đã bắt đầu chủ động bàn luận về khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị ngắt khỏi kết nối SWIFT (Hiệp hội viễn thông toàn cầu, chuyên về chuyển tiền, thanh toán quốc tế), sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký Đạo luật Tự trị Hong Kong, tạo tiền để để áp cấm vận nhằm vào giới quan chức và thực thể tài chính Trung Quốc.

Đa phần giới chuyên gia cho rằng viễn cảnh Mỹ cấm vận SWIFT nhằm vào Trung Quốc ít có khả năng xảy ra, nhưng xuất hiện tiếng nói ngày một lớn tại nước này kêu gọi chính quyền chuẩn bị sẵn biện pháp dự phòng để kết nối tài chính với phần còn lại của thế giới mà không cần phải phụ thuộc vào SWIFT.

Washington chưa tiết lộ cụ thể sẽ sử dụng đòn cấm vận nào nhằm vào giới chức và các tổ chức tài chính Trung Quốc. Nhưng ngay từ bây giờ, Trung Quốc không loại trừ trường hợp xấu nhất. Một số quan chức Trung Quốc đã bắt đầu nói đến việc cần phải chấm dứt sự lệ thuộc vào đồng USD càng sớm càng tốt, cùng với đó là thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT).

Ông Fang Xinghai, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát Chứng khoán Trung Quốc, là người đầu tiên cảnh báo nguy cơ Trung Quốc bị ngắt khỏi hệ thống đồng USD và mạng lưới thanh toán quốc tế qua SWIFT trong trường hợp Mỹ-Trung leo thang căng thẳng.

Kế đến, Giám đốc Ủy ban Giám sát Ngân hàng Bảo hiểm Trung Quốc Guo Shuqing và cựu Chủ tịch Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Zhou Li lên tiếng yêu cầu sớm chấm dứt sự lệ thuộc vào đồng USD.

Ngày nay, phần lớn các giao dịch quốc tế của Trung Quốc được thực hiện bằng đồng USD. NDT chỉ chiếm khoảng 19% tổng thanh toán quốc tế của Trung Quốc trong năm 2019. Tuy nhiên, việc sử dụng Hệ thống chi trả Liên ngân hàng xuyên biên giới Trung Quốc (CIPS) vẫn chưa thực sự phổ biến. Đơn cử, CIPS mới chỉ xử lý khoảng 19,4 tỉ USD giao dịch/ngày trong năm ngoái, trong khi đó con số này của SWIFT là 5.000 tỉ USD/ngày.

Trong bối cảnh như vậy, Trung Quốc hẳn nhiên sẽ phải tính đến hệ quả tiềm ẩn của việc ngắt kết nối khỏi hệ thống SWIFT. Hơn thế, trên thế giới cũng đã có một số tiền lệ. Triều Tiên và Iran đã bị loại khỏi SWIFT, gây ra tác động lớn trong quá trình xử lý các giao dịch thương mại và thanh toán quốc tế với hai nước này.

Ảnh hưởng, chi phối của Mỹ với SWIFT và giải pháp đặt ra với Trung Quốc

Về mặt kĩ thuật, SWIFT là thiết chế đa phương, có trụ sở đặt tại Bỉ. Nhưng trên thực tế, Mỹ thể hiện sức mạnh tài phán ngày một lớn đối với SWIFT và sử dụng cơ chế này như là một công cụ để thực thi chính sách cấm vận. Vì lẽ đó SWIFT chịu ảnh hưởng lớn của Mỹ và đó là lý do Trung Quốc lo ngại về hệ thống này – ông Xu Xuemei, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Phát triển thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nhìn nhận.

Theo chuyên gia này, Mỹ đã từng nhiều lần ép buộc SWIFT thực thi cấm vận chống Triều Tiên và Iran. Do là phần quan trọng nhất trong hạ tầng tài chính quốc tế, SWIFT không thể phớt lờ các yếu tố chính trị và sự bá chủ của đồng USD.

SWIFT vì thế vẫn sẽ là cơ chế để Mỹ viện tới nhằm thực hiện các đòn cấm vận tài chính. Ông phân tích, Chủ tịch SWIFT là một đại diện của Mỹ, còn Giám đốc điều hành là một người châu Âu, một cơ chế như vậy không thể bảo đảm tính công bằng, trung lập cho SWIFT.

Tuy nhiên, xét dưới góc độ khung thể chế, SWIFT chính thức chịu quy định của pháp luật châu Âu, chứ không phải Mỹ. Vấn đề nằm ở chỗ, đồng USD vẫn có vị thế quá lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu. Đó là lý do tại sao SWIFT cũng như nhiều tổ chức đa phương khác không thể phớt lờ ý kiến của Mỹ.

Theo Shi Jiayou, Giáo sư tại Trường Luật Đại học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhiệm vụ chủ chốt là phải giảm phụ thuộc vào đồng USD, tăng cường tính đa dạng cho hệ thống tài chính toàn cầu.

“Do phần lớn các giao dịch quốc tế gắn chặt với đồng USD, SWIFT sẽ không thể thoát khỏi lệ thuộc vào Mỹ. Rất khó để kỳ vọng vào bất kỳ cải cách thực sự nào đối với SWIFT trong tình hình hiện nay. Chúng ta cần chủ động thúc đẩy việc đa dạng hóa hệ thống tài chính toàn cầu, chấm dứt sự bá chủ của đồng USD càng sớm càng tốt, cùng với đó là thúc đẩy quốc tế hóa đồng NDT”, ông Shi Jiayou nêu quan điểm.

Chuyên gia này nhìn nhận, Trung Quốc thời gian tới cần phát triển mạnh hơn nữa CIPS và đẩy mạnh quảng bá hệ thống trên thế giới. Kết hợp tiến trình này với việc triển khai sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), khuyến khích sử dụng đồng NDT trong xác lập giá và thực hiện giao dịch, ít nhất là với các nước tham gia BRI.

Để chấm dứt thế bá chủ của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu, điều cốt yếu nhất là phải định ra được các cơ chế mới về thanh toán quốc tế. Một trong những cơ chế đó có thể là đồng tiền điện tử (tiền kĩ thuật số), một công cụ cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán xuyên biên giới tức thời, không cần đến một hạ tầng tài chính phức tạp cùng với hệ thống ngân hàng tương ứng.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC) trong nhiều năm qua đã nghiên cứu phát triển đồng NDT kĩ thuật số. Đồng tiền điện tử này đã được thử nghiệm tronng phạm vi giới hạn ở bốn tỉnh, thành phố và sẵn sàng cho việc phát hành, lưu thông trên diện rộng.

Theo PBC, đồng NDT kĩ thuật số sẽ thay thế giao dịch tiền mặt và cũng là đồng tiền hiến định như đồng NDT thông thường. Nếu dự án này thành công, Trung Quốc sẽ là cường quốc tài chính lớn đầu tiên trên thế giới đưa đồng tiền kĩ thuật số quốc gia vào lưu thông. Nó sẽ mở ra một chân trời mới cho tiến trình quốc tế hóa đồng NDT.

https://soha.vn/trung-quoc-tinh-bien-phap-b...01075046102.htm
langtubachkhoa
From Earth to orbit with Linux and SpaceX
SpaceX's workhorse Falcon 9 rocket, which flew NASA astronauts Bob Behnken and Doug Hurley to the International Space Station, is powered by liquid oxygen, rocket-grade kerosene, and Linux.

SpaceX dùng gì để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ: Oxy lỏng, nhiên liệu, 3 CPU cũ kĩ và Linux
Không phải các con chip đời mới hay một hệ điều hành bóng bẩy, các CPU đời cũ cùng hệ điều hành Linux mới là tác nhân đưa các phi hành gia vươn tới không gian vũ trụ.


Trong một năm thảm họa, vẫn có những khoảng khắc tuyệt vời. Ngày 30 tháng Năm vừa qua đã đánh dấu một cột mốc mới cho ngành hàng không vũ trụ Mỹ khi Crew Dragon, tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên đưa thành công các phi hành gia Mỹ lên trạm vũ trụ ISS. Con tàu vũ trụ này được đưa ra ngoài không gian bằng tên lửa tái sử dụng Falcon 9 của SpaceX.

Vậy điều gì giúp Falcon 9 làm được điều này? Nói theo một cách nào đó, nhờ vào oxy lỏng, nhiên liệu dễ cháy và Linux – hệ điều hành nền tảng cho các siêu máy tính, thiết bị IoT, và vô số thiết bị quan trọng khác – và ba CPU loại cũ.

Các CPU cũ kỹ

Khác với tưởng tượng mọi người về một thứ tưởng chừng tân tiến như tên lửa Falcon 9, hệ điều hành của nó thực ra là một phiên bản rút gọn của Linux chạy trên 3 bộ xử lý x86 dual-core cũ kỹ. Phần mềm điều khiển hoạt động bay của nó chạy trên một bộ xử lý riêng biệt và được viết bằng C/C++.

Cũ kỹ và tầm thường? Đúng vậy. Các CPU cho tàu vũ trụ lại không phải là các bộ xử lý mới nhất hay mạnh nhất. Chúng được phát triển cho tàu vũ trụ - những phương tiện mất đến hàng năm trời, thậm chí vài chục năm trời, để đi từ bản thiết kế nháp thành một tên lửa trên bệ phóng. Vì vậy, chúng thường khá cũ kỹ - nếu không muốn nói là cổ lỗ so với các thiết bị điện tử tiêu dùng.

Ví dụ, trạm không gian vũ trụ ISS hiện vẫn đang dùng các CPU Intel 80368SX 20 MHz được phát triển từ năm 1988. Tuy nhiên chúng ta không biết chính xác Falcon 9 sử dụng bộ xử lý gì. Nhưng gần như chắc chắn rằng thiết kế của chúng đã cũ hơn cả thập kỷ so với các máy tính đang bán trong siêu thị điện máy.

Tất nhiên, ngoại trừ việc thực hiện các câu lệnh điều khiển trên các mạch ghép kênh và mạch giải ghép kênh (multiplexer-demultiplexer hay MDM), các con chip cũ kỹ này chẳng làm được việc gì khác. Còn đối với công việc hàng ngày, các phi hành gia sẽ sử dụng chiếc HP Zbook 15s chạy Debian Linux, Scientific Linux, và Windows 10. Trong khi các hệ điều hành Linux hoạt động như terminal điều khiển từ xa để ra lệnh tới các mạch MDM, hệ điều hành Windows được sử dụng cho email, web và giải trí.

Cho dù cũ kỹ như vậy, các con chip được sử dụng ngoài không gian cũng không phải loại bình thường. Chúng phải trải qua quá trình tôi luyện riêng để chống bức xạ. Nếu không, chúng sẽ nhanh hỏng dưới ảnh hưởng của bức xạ ion hóa và các tia vũ trụ.


Vì vậy những con chip này sẽ mất nhiều năm thiết kế và nhiều năm nữa để thử nghiệm trước khi chúng được chứng nhận có thể hoạt động trong môi trường không gian. Ví dụ, NASA dự kiến các chip đa dụng, thế hệ tiếp theo của họ, bộ xử lý ARM A53 – được sử dụng trên bo mạch Raspberry Pi 3 ra mắt từ năm 2016 – sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2021. Trong khi đó, tầng thứ nhất của tên lửa Falcon 9 sẽ quay về Trái Đất để tái sử dụng nên nó không cần trải qua quá trình tôi luyện trên.

Đảm bảo an toàn bằng phương pháp "nhắc tôi 3 lần"

Nhưng tại sao lại cần 3 bộ xử lý? Theo lý giải trên diễn đàn StackExchange Space Exploration, SpaceX sử dụng mô hình Actor-Judge để mang lại sự an toàn thông qua thiết kế dư thừa.

Theo mô hình này, mỗi khi một quyết định được đưa ra, nó được so sánh với kết quả từ các nhân xử lý khác. Nếu có bất kỳ bất đồng nào, quyết định sẽ được thu hồi và quá trình này sẽ được bắt đầu lại. Chỉ khi mọi bộ xử lý đều đưa ra cùng một câu trả lời thì câu lệnh mới được gửi tới cho các bộ vi điều khiển PowerPC.

Các bộ điều khiển này, có vai trò ra lệnh đánh lửa khởi động động cơ tên lửa, sẽ nhận lệnh từ mỗi bộ xử lý x86 trên. Nếu chuỗi 3 câu lệnh này giống hệt nhau, bộ vi điều khiển của động cơ sẽ thực hiện câu lệnh, nhưng nếu chỉ một trong 3 câu lệnh bị hỏng, bộ điều khiển sẽ thực hiện theo trình tự đúng trước đó. Còn nếu mọi thứ trở nên xấu hơn, Falcon 9 sẽ bỏ qua tất cả các câu lệnh không phù hợp của con chip.

Điểm đặc biệt của quá trình "nhắc tôi 3 lần" tưởng như dư thừa này là mang lại khả năng tránh lỗi mà không phải trả tiền cho các con chip đắt tiền dành riêng cho nhiệm vụ không gian. Các máy bay hiện đại ngày nay, như các máy bay Airbus mới, cũng sử dụng cách tiếp cận tương tự đối với hệ thống điều khiển bay của họ.

Không chỉ tên lửa Falcon 9, bản thân tàu vũ trụ Crew Dragon cũng sử dụng Linux với phần mềm bay được viết bằng C++. Giao diện màn hình cảm ứng của con tàu được kiết xuất bằng Chromium và JavaScript. Do vậy, nếu có vấn đề trục trặc với màn hình cảm ứng, các phi hành gia vẫn có các nút bấm vật lý để điều khiển tàu vũ trụ.

Một lần nữa cảm ơn Linux, người hùng thầm lặng của thế giới, nền tảng vận hành cho những hệ thống bên dưới vô số hoạt động quan trọng ngày nay.

https://www.zdnet.com/article/from-earth-to...nux-and-spacex/
https://genk.vn/spacex-dung-gi-de-dua-cac-p...08152648139.chn
Phó Thường Nhân
Cảm ơn ltbk về mấy điều viết ở trên về giáo dục đại học Pháp, vì nó chính là điều mà tôi muốn nói tiếp, đó là xu hướng giáo dục của thế giới ra sao trong thời đại toàn cầu hóa. Vì ltbk đã mở đầu nên tôi nói tiếp. Có 3 xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới, đó là :
- Giáo dục đại học từ là một dạng giáo dục Elite, trở thành giáo dục đại trà. Ta có thể hiểu như là một dạng giáo dục phổ thông chọn lọc ở mức độ cao hơn.
- Giáo dụ đại học chịu ảnh hưởng của mô hình Mỹ, trong cách tổ chức hình thức học.
- Giáo dục đại học, đặc biệt tầng lớp giáo sư của nó phải gắn liền với nghiên cứu.
Bây giờ hãy xem nước Pháp đã làm thế nào để thích ứng với sự chuyển đổi này. Bởi hệ thống của Pháp khác xa hệ thống giáo dục Anh-Mỹ. Nó có nhiều đặc trưng giống quan niệm học của người Việt. Lấy ví dụ thực tế. Ở Pháp, tầng lớp học sinh giỏi nhất thì đều thi vào các trường đại học lớn (Grand Ecole), giáo dục ở đây rất tốt, nhưng hầu như nó không có nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học ở Pháp, theo truyền thống từ thời Trung cổ xuất phát từ Université, theo hệ này thì học sinh học cử nhân (licences), rồi đến maitrise (tôi không biết dịch cái này ra tiếng Việt), rồi tới doctorat (tiến sĩ) và từ đó có thể nghiên cứu khoa học. Nhưng đầu vào của hệ này thì học sinh nào vào cũng được, chỉ cần tốt nghiệp phổ thông (giống như áp dụng của VN từ 1,2 năm nay). Tất nhiên một người có doctorat có thể ra ngoài làm, được coi tương đương như kỹ sư các trường lớn, nhưng vị trí sẽ ít béo bở hơn, lương thấp hơn. Và cũng tất nhiên, một người đỗ kỹ sư ở trường lớn có thể làm công tác nghiên cứu sau khi học xong, nếu họ nhẩy ra làm tiến sĩ. Giữa hai hệ thống này có những cầu nối, công nhận bằng cấp của nhau, thông qua sự công nhận bằng cấp của nhà nước.
Trong thực tế, Kỹ sư các « trường lớn », sau khi học thương xông ra thị trường lao động, làm công tác quản trị ở các hãng lớn hay trong bộ máy nhà nước, bằng của họ chỉ có tác dụng chiếm ưu thế trên thị trường lao động, giống như kiểu học gạo ở VN, hay học thời phong kiến nho giáo để làm quan. Từ đó hình thành nên một tầng lớp người mà Pierre Bourdieu (một học giả Pháp có xu hướng mác xít, gọi là crypto marrxisme) coi là một dạng « quý tộc nhà nước » (noblesse d’Etat). Còn tại sao lại là quý tộc, vì ở đây làm gì có chuyện cha truyền con nối, bởi vì vấn đề « reproduction sociale », điều này nghĩa là sao, có nghĩa là con các trí thức, nhân sự cấp cao nhà nước, thì sẽ có tỉ lệ trúng vào các trường lớn cao hơn, do có lợi thế giáo dục qua gia đình, môi trường. Phần che dấu của « domination sociale » (kiểu con vua thì lại làm vua, do lợi thế tiếp cận kiến thức)
Hiện nay, theo các nghiên cứu thống kê thực địa, thì tới 70% sinh viên học các trường lớn này không muốn mở hãng riêng, nghiên cứu khoa học, mà chỉ muốn tìm một vị trí lãnh đạo, nhẩy dù vào, sau khi trưng cái bằng học ra. Như vậy đi học để có vị trí làm quan, chứ không phải để sử dụng kiến thức. May mắn là trong kinh tế thị trường, khi trưng cái bằng ra rồi, có vị thế mà không làm được việc thì cũng phải đi. Nhưng ít ra là họ cũng tiết kiệm được thời gian để nhảy lên bực danh vọng, và cũng không thiếu chỗ béo bở, do hãng đã tự chạy.. thì ông chỉ việc đối nhân xử thế khéo léo mà leo.
Do ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Anh-Mỹ, mà các bảng sắp xếp thứ hạng các trường đại học trên thế giới (ranking) ngay cả bảng xếp hạng Thượng Hải, khá nổi tiếng, người ta xét một trường đại học thông qua một loạt các chuẩn liên quan tới chất lượng giáo dục, và khả năng nghiên cứu. Ở Pháp trường dậy giỏi (tức là các trường lớn) thì lại không có nghiên cứu, đại học bình thườn có nghiên cứu thì đầu vào của nó chất lượng lại thấp, như vậy là trượt cả hai.
Nhưng đấy chỉ là một lý do khiến Pháp cải cách, vì có một lý do nữa là hiện tại có những nước như TQ, Ấn độ .. sản xuất rất nhiều kỹ sư một năm. Như vậy là phải cạnh tranh, từ đó mà Pháp muốn sản xuất được nhiều kỹ sư hơn nữa, để có chất xám đi đầu trong nghiên cứu khoa học.
Để làm việc này, như ltbk đã nói ở trên, Pháp tập trung các đại học, viện nghiên cứu, trường lớn theo địa bàn, để hình thành lên những đại học lớn, những Campus(ký túc xã sinh viên) lớn, mà mỗi trường đại học, hay trường lớn cũ trở thành một chi nhánh. Một điển hình là khu Saclay, Cergy ở ngoại vi Paris. Hinh thái này thực ra có gì rất giống một đại học lớn của Anh, ví du Cambridge, dưới cái tên chung này có tới hơn 200 colleges, mỗi colleges này thực ra như là một phân khoa độc lập, có một chuyên nghành nổi tiếng.
Pháp cũng cho phép các trường đại học công độc lập kế toán, không chỉ sống nhờ vào tiền giải ngân của nhà nước, mục đích là thúc đẩy quan hệ nghiên cứu giữa sản xuất bên ngoài và nhà trường.
Sự thành công của nó đến đâu tôi không rõ, nhưng nó dẫn tới sự phản ứng của một bộ phận dân cũng như sinh viên. Họ không muốn có sự chọn lọc đầu vào đại học (université), và coi sự chọn lọc này là bất bình đẳng, theo nguyên tắc ai cũng phải có quyền học.
Mặc dù tôi là người theo chủ nghĩa Mác-Lê, tức là phe tả, có lẽ còn là cực tả nếu tính trên bàn cờ chính trị nước Pháp , tôi lại thấy điều này là vô lý, bởi vì điều này mở cửa cho việc xuống giá chất lượng, và nhà nước cũng không có thể cáng đáng được hết. Tôi lấy ví dụ của chính mình này để làm rõ sự khác nhau giữa chủ nghĩa Mác-Lê và phe tả có nguồn gốc ảnh hưởng theo chủ nghĩa Mác nguyên thuỷ ở Pháp, trong thực tế, tôi không đồng ý hoàn toàn với phe tả ở Pháp, cũng không đồng ý với phái hữu ở Pháp, mà thấy mỗi bên đều có thể lấy được một cái gì. Với tôi ai cũng có quyền đi học, nhưng học được thì học, không thì làm việc khác. Điều quan trọng là sự tiếp cận này phải bình đẳng, không chỉ vì tiền. Và phải có những biện pháp xã hội, để giúp những học sinh có thể học được, nhưng điều kiện gia đình vật chất của họ không cho phép,vì sự thông minh không phụ thuộc vào tiền. Chọn lọc học vấn bằng tiền là quá dã man quá phân biệt giai cấp, nhưng đánh đồng tất cả không phân biệt thực lực, kiểu cào bằng cũng không được. Nó chỉ dẫn người ta tới việc lãng phí nguồn lực của xã hội. Kiểu nhận thức của tôi là chủ nghĩa Mác-Lê, kiểu phe tả đánh đồng của Pháp là chủ nghĩa Mác.
Viết đến đây là hết phần tham khảo, tiếp tới sẽ là phần cải tạo giáo dục VN ra sao.
langtubachkhoa
Bác Phó, các grande ecole kỹ sư của Pháp cũng có nghiên cứu, chất lượng rất cao, nhưng số lượng ít, Université thì nghiên cứu đủ thứ.
Ngoài ra, 1 đặc điểm nữa là Pháp có mô hình viện nghiên cứu độc lập với các trường đại học, như INRIA, INSERM, CNRS, etc. mà đây mới là những nghiên cứu đỉnh cao thế giới. Dĩ nhiên cũng có 1 số ngoại lệ các nghiên cứu ở Université cũng đỉnh cao, như Toán, Vật Lý của đại học Université Paris Sud, y học của Université Strasbourg, etc. nhưng già nửa các nghiên cứu đỉnh cao thế giới là ở các viện độc lập như trên

Vì thế nên khi xếp rank thì Pháp bị thiệt so với các nước khác, vì Anh và Mỹ thì viện nằm ngay trong các University, và kết quả nghiên cứu được tính vào. Còn Pháp thì lại không.

Cho nên, dù có hợp các trường lại, nhưng toàn bộ các viện cũng phải tham gia vào, nếu không thì tính rank vẫn bị thiệt.

Université cũng có người giỏi, có điều xác suất tìm ra người giỏi của nó ít hơn so với Grande ecole, tuy thế điều này cũng k ảnh hưởng tới nghiên cứu lắm, vì chỉ cần 1 thiểu số cực nhỏ có đam mê và năng lực, đi theo nghiên cứu là được.

Vấn đề lớn nhất của Pháp, bác cũng đã nói đó, đáy là viec cái bằng grande ecole như 1 cái tước vị suốt đời, nhưng có vẻ bây giờ bắt đầu có xu hướng dần bỏ. Ngoài ra, các Université bây giờ cũng là theo chính sách: "dễ đầu vào, khó đầu ra". Ai cũng được quyền vào, nhưng vào rồi, có ra được không là chuyện khác. Đã từng có thống kê, mà tôi không còn nhớ chi tiết, cho thấy 1 lượng sinh viên lớn của Univeristé phải rời trường sau năm thứ 2 vì không qua nổi.

Nói chung, tôi vẫn mong đến 1 lúc nào đó k còn có cái tư tưởng grande ecole là 1 cái tước vị suốt đời nữa. Ai mà k có cái bằng grande ecole này là có 1 cái platefond de verre, k thể tiến được


Thêm chút tin

Europas Rüstungskonzerne wollen auf US-Technik verzichten
German, French Manufacturers to Reduce US Technologies in Military Production
France and Germany may abandon US military technologies
https://www.welt.de/wirtschaft/article21268...verzichten.html
https://www.tasnimnews.com/en/news/2020/08/...tary-production
https://bulgarianmilitary.com/2020/08/02/fr...y-technologies/

Pháp và Đức muốn từ bỏ công nghệ quân sự của Mỹ
Các doanh nghiệp công nghiệp-quân sự của Đức và Pháp dự định từ bỏ các công nghệ Mỹ trong chu trình sản xuất các thiết bị quân sự. Tin này đưa trên báo Đức Welt am Sonntag số ra ngày Chủ nhật 2 tháng 8.

«Say goodbye» với công nghệ Mỹ

Theo dữ liệu của tờ báo Welt am Sonntag, các công ty của hai nước muốn độc lập tự chủ ở khâu sản xuất máy bay trực thăng và chiến đấu cơ trong khuôn khổ chương trình «Hệ thống không quân chiến đấu tương lai» (Future Combat Air System).

Các doanh nghiệp Pháp-Đức không hài lòng vì tương ứng với đạo luật Mỹ về thương mại vũ khí quốc tế (ITAR), Washington giữ quyền kiểm soát các kỹ thuật mà khi sản xuất có sử dụng công nghệ Mỹ.

«Không có ITAR và những hệ thống quản lý điều phối khác của Hoa Kỳ, châu Âu nhận được nhiều tự do hơn trong việc sẽ cung cấp các sản phẩm quân sự cho ai. Một trong những lợi thế của sản phẩm 100% châu Âu là các doanh nghiệp này vẫn ở châu Âu và không rơi vào tay các nước ngoài châu lục», - ông Florent Chauvancy, Giám đốc phụ trách bán hàng của Phân ban động cơ trực thăng tại nhà sản xuất Safran (Pháp) cho biết.
Phó Thường Nhân
Tán phét một chút về thời sự thế giới. Cách đây mấy hôm có sự việc làm tôi chú ý, đó là việc bùng nổ xung đột giữa Azerbaizan và Arrmenia. Cuộc xung đột giữa hai nước cộng hoà cũ của Liên Xô thực ra đã âm ỷ từ lâu, ngay từ hồi Liên Xô còn đã có, nhưng vì cả hai nước đều nằm trong một liên bang, chung một ý thức hệ,nên vấn đề này không bùng nổ. Báo VN đã kịp thời đưa thông tin đầy đủ về vấn đề lịch sử này, đó là việc có một vùng đất nằm trong ruột nước Azerbaizan (vùng Karabath) nhưng lại là nơi có người Armenia sinh sống, và vùng này thời Liên Xô được chia cho Azerbaizan dưới dạng khu tự trị. Nhưng từ khi Liên Xô tan rã, thì vùng này được kiểm soát bởi những người Arrmenia, và hiển nhiên họ muốn nhập nó vào nước này. Cho đến nay, nếu lấy cái nhìn từ phía Azerbaizan lại, thì có thể thấy nó như một dạng vùng Donbask với UK.Cũng có một chính phủ tự trị thân Amernia.
Cuộc chiến lần này là lần thứ 2, hay 3 gì chẳng rõ. Cho đến nay thì Armenia vẫn chiếm thế thượng phong hơn so với Azerbaizan. Nhưng điều làm tôi chú ý lần này đó là không nhưng Nga kêu gọi ngường chiến, mà Thổ cũng tham gia vào quá trình này. Cũng không rõ là bên nào bắn trước (tôi gọi là bắn trước, chứ không dám nói bên nào gây sự trước, bởi nhiều khi bên nổ súng trước nhiều khi là do bị dồn tới chân tường).
Như vậy Nga là trung lập trong cuộc chiến này ?. Mấy hôm sau lại thấy có tin Nga và Armenia tập trận trung. Điều này cũng có nghĩa là Nga ủng hộ Armenia hơn. Còn tất nhiên Thổ ủng hộ Azerbaizan.
Hiện nay Thổ cũng tham chiến ở Lybia. Và cũng « đụng hàng Nga » ở đây, vì Nga đứng về phe Emirat Arab Unis cùng với Ai cập ủng hộ tướng Hafar (tên tôi không nhớ chính xác). Thổ cũng « đụng hàng Nga » ở Syria, và bây giờ ở cả Azerbaizan. Việc Thổ tham dự vào chính trị có ảnh hưởng trong vùng lãnh thổ Liên Xô cũ, đã chứng tỏ Nga không những có mặt trận đối mặt với EU –Mỹ, mà cũng đụng hàng với Thổ. Đây là một sự việc chưa bao giờ xẩy ra từ .. 100 năm nay. Nếu nói về quan hệ Nga-Thổ, thì lần đụng hàng hiện tại là lần đầu tiên từ tính từ năm 1914. Nhưng ngay cả vào năm 1914, việc đụng nhau giữa Thổ và Nga (lúc đó là nước Nga Sa hoàng, và Thổ còn là đế quốc Ô tô man), mang tính chất hai liên minh trong đại chiến I. Vì Nga-Pháp-Anh một phe, và Áo-Hung-Thổ một phe. Nếu tính xung đột có tính hai nước nói riêng, thì cạnh tranh Nga-Thổ lần này phải leo lên tận thế kỷ XVII, thời Sa hoàng Pii ốt đại đế mới có, tức là gần 300 năm.
Điều đó cũng có nghĩa là Nga không những chỉ đối mặt với phương Tây, mà còn phải đối mặt với Thổ ở phần nam biên giới mình. Hiện tại Thổ mới chỉ có thể coi là cương quốc hạng hai, nhưng tiềm lực Thổ đang lên, chứ không phả đi xuống như thời Pi ốt đại đế.
Trong lịch sử nước Nga, mỗi khi Nga muốn nhòm vào đâu, thì .. xây dựng kinh đô gần đó. Thời Pi ốt đại đế, vì Nga muốn nhòm sang Tây Âu, nên lôi thủ đô ra tận Leningrad.
Hiện tại, thời Putin này cũng có một dạng kinh đô mới, đó là thành phố Sochi, nằm bên bờ biển đen, gần với Georgia. Điều này nói tới sự quan tâm của Nga tới vùng miền Nam này.
Một điều đáng chú ý nữa, là để giữ ảnh hưởng với những cộng hoà cũ của Liên Xô, Nga hay đặt bẫy bằng các cuộc chiến « low intensity », và thường ủng hộ một thế lực ly khai ở những nước muốn « chạy thoát » khỏi mình. Ta có thể thấy điều đó ở UK, ở Georgia, và tất nhiên là trong quan hệ với Azerbaizan.
Cách tác động chính trị kiểu này cho đến nay là một phương pháp hữu hiệu để Nga giữ ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng này chỉ có tác dụng nếu các nạn nhân của chính sách này không có cửa chơi, nhưng nó cũng là những cái bẫy ngược cho Nga. Việc Thổ, một cường quốc hạng hai, có thể xâm nhập vào vùng cấm địa của Nga báo hiệu những điều không có gì tốt lành cả. Vì Nga phải đối đầu với cả Thổ và phương Tây. Hiện tại Nga bị lôi cuốn vào vòng xoáy Thổ nhiều hơn.
Từ khi Azerbaizan độc lập, ảnh hưởng của Thổ ngày càng lớn ở đây, và hai nước này lại bù trừ cho nhau. Nếu Thổ sản xuất hàng tiêu dùng (giống như TQ), thì Azerbaizan giúp Thổ về năng lượng, hoá dầu, công nghiệp nặng, điều mà Liên Xô có thế mạnh từ trước. Azerbaizan không có nguồn lực bằng UK, nhưng TQ khai thác công nghệ của Liên Xô cũ thông qua UK thế nào, thì Thổ cũng làm tương tự với Azerbaizan.
Azerbaizan còn là một nước tiếp xúc với I ran, một cường quốc hạng hai nữa. I ran không phải là đồng minh của Nga, mà chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau. Rất may mắn cho Nga là yếu tố văn hoá của Azerbaizan hiện tại đẩy nước này ra khỏi I ran. Tại sao ? bởi vì Azerbaizan, trước thế kỷ XVIII, thực ra là một bộ phận của đế quốc Ba tư (tiền thân của I ran ngày nay). Người Azeri (vì thế mới có tên nước là Azerbaizan), sống cả ở miền Tây Bắc I ran hiện tại, và tổng số người Azeri ở I ran còn nhiều hơn dân số Azerbaizan. Khi Sa hoàng xâm lược thuộc địa ở đây đã ép Ba tư nhường lại cho mình mảnh đất đó. Quan hệ của I ran với vùng đất này không khác lắm quan hệ của Nga vơi Bạch Nga về mặt dân tộc (một bộ phận dân tộc, vì người Azeri ở I ran cũng là thiểu số, nhưng là thiểu số đông). Đang đứng một mình, bây giờ mà nhập vào I ran thì chỉ thành thiểu số lớn hơn, không có gì là hấp dẫn, với điều kiện I ran không phát triển hơn nữa và không có một ý thức hệ tư tưởng thu hút được Azerbaizan. Nói cách khác, nếu Azerbaizan ứng dụng chủ nghĩa hồi giáo, thì họ sẽ trở về với I ran. Điều này may mắn chưa xẩy ra.
Còn với ý thức hệ của Nga hiện tại, thì khả năng thu hút Azerbaizan hơi khó. Nếu những tầng lớp lãnh đạo Nga hiện tại hiểu rằng chủ nghĩa cộng sản thực ra là một thứ chủ nghĩa dân tộc rất tốt để hình thành lên một dân tộc Sô viết, thì họ đã không rơi vào tình trạng như bây giờ. Vào thời Liên Xô, không có nhà nước cộng hoà Nga, bởi vì bản thân Liên Xô là Nga. Nhưng một khi ông đòi thành lập nước Nga Liên bang (đây chính là cửa mà Elsine lên), thì điều đó cũng có nghĩa là « bye bye » phần còn lại của đất nước. Bát nước đã hắt xuông đất thi vét lên chỉ được bùn, làm sao còn có nước.
langtubachkhoa
bác Phó, Nga chắc chắn không thể kéo Azerbaizan về với mình như trước, mà chỉ có thể giữ vùng này ở vị trí không gây hại cho mình, và Armenia là con bài ở đây. Không chỉ vì lý do văn hóa, mà còn lý do về địa chính trị. Azerbaizan nằm trong 5 key state của Mỹ, cùng với Ukraine, Iran, Thổ, vùng Hoa Đông (bán đảo Triều Tiên, Nhật). Khi khủng hoảng Ukraine, Mỹ đã phải đi thăm lập tức Azerbaizan để đảm bảo không có bàn tay Nga ở đây.
Vào hoàn cảnh hiện nay, không dời nào phương Tây để mất Azerbaizan vào tay Nga cả. Dù chưa nắm được Azerbaizan thì vùng dất này sẽ phải ở vị trí trung lập như hiện nay.
Về lý, Azerbaizan là theo Hồi Giáo Shia. Về lý, họ vẫn có thể theo Iran nếu nước này có kinh tế đủ mạnh. Tôi cũng không rõ lắm ý đồ Thổ và Iran can thiệp ở đây là gì, ngoài mục đích khai thác công nghệ Liên Xô để lại, có thể dùng làm đòn bẩy với Nga trên mặt trận Syria, Lybia chăng?
Nga có thực sự ủng hộ tướng Halfar của LNA tại Lybia không? Cũng rất khó nói. Trước đó phương tây cũng đưa tin Nga và Ai Cập mâu thuẫn, do Ai Cập nhiệt tình ủng hổ LNA trong khi Nga thì không vậy. Thái độ của Nga ở Lybia vẫn là điều khó hiểu nhất, vì media không đưa được thông tin đầy đủ

Tỷ trọng đồng USD trong thương mại Nga-Trung giảm mạnh
Theo Deutsche Wirtschafts Nachrichten, trong quý đầu tiên của năm 2020, tỷ lệ giao dịch bằng đồng USD trong quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã giảm xuống 46%.
Theo đó, điều này không chỉ do cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington, mà còn do “chính sách phi USD hóa” mà Moscow đang theo đuổi. Các chuyên gia tin rằng thời đại của đồng USD sắp kết thúc.

Được biết, đồng tiền của Mỹ lần đầu tiên chiếm dưới một nửa trong các giao dịch thanh toán giữa Nga và Trung Quốc. Trong năm 2015, khoảng 90% giao dịch thanh toán giữa hai nước được thực hiện bằng đồng USD. Sau đó vị thế đồng tiền của Mỹ bắt đầu suy yếu rõ.
Vào cuối năm 2016, đồng USD chiếm khoảng 80% trong cấu trúc thanh toán và sau đó mất khoảng 3-4% mỗi năm. Năm 2019, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tình hình đã thay đổi đáng kể, kết quả là tỷ trọng của đồng USD trong các giao dịch thanh toán giữa Nga và Trung Quốc đã giảm xuống mức 51%.

“Trung Quốc và Nga đã giáng một đòn mạnh vào đồng tiền của Mỹ”, Deutsche Wirtschafts Nachrichten viết. Trong quý đầu tiên của năm 2020, tỷ lệ giao dịch bằng đồng USD trong quan hệ thương mại giữa hai nước đã giảm xuống dưới 50%, đạt 46%. 54% còn lại được tính bằng đồng nhân dân tệ (17%), đồng euro (30%) và đồng ruble (7%). Đây là mức cao kỷ lục cho cả hai loại tiền tệ nói trên.


“Sự suy giảm vai trò của đồng tiền Mỹ chủ yếu là do cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington”, tác giả của ấn phẩm giải thích.

Vào đầu năm nay, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách “phi đô la hóa” và tìm cách sử dụng các loại tiền tệ địa phương cho các giao dịch nếu có thể.

“Bước đi này là một phản ứng khách quan đối với sự khó lường của chính sách kinh tế Mỹ và nó cũng là một phản ứng đối với việc lạm dụng đồng USD như là tiền tệ dự trữ của thế giới”, ông Lavrov nhấn mạnh.

Sự từ chối đồng USD cũng được thể hiện trong quan hệ thương mại của Nga với các quốc gia khác, đặc biệt là các nước châu Âu. Kể từ năm 2016, Moscow chủ yếu giao dịch bằng euro với các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tỷ lệ của các hoạt động như vậy tại thời điểm này là 46%.

Nhà kinh tế học người Mỹ từ Trường Đại học Yale, ông Stephen Roach tin rằng kỷ nguyên của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ sắp kết thúc. Trong gần 60 năm, công dân Hoa Kỳ đã được hưởng “mức sống cao ngất ngưởng” với chi phí của phần còn lại của thế giới. Nhưng trong cuộc khủng hoảng hiện nay, các quốc gia trước đây vốn chỉ phàn nàn nay đã không còn sẵn sàng chịu đựng.

Cũng theo ông Roach, thời hoàng kim của đồng USD sẽ chấm dứt và dự báo đồng tiền này sẽ giảm giá 35% so với những ngoại tệ đối trọng khác do thâm hụt ngân sách tăng cao còn tiết kiệm thì giảm dần.

“Sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng xu thế tách rời của Mỹ với những đối tác thương mại sẽ khiến đồng USD giảm giá mạnh trong vài năm tới, qua đó chấm dứt vị thế thống trị của đồng tiền này trên thị trường tiền tệ”, ông Roach nhấn mạnh.


https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/ty-t...anh-260192.html


Trump cho TikTok 45 ngày để 'chốt đơn' với Microsoft
Reuters dẫn lời nguồn tin tiết lộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý cho TikTok 45 ngày để đàm phán thương vụ mua lại với Microsoft.

Quan chức Mỹ tố cáo công ty mẹ của TikTok đe dọa an ninh quốc gia vì cách xử lý dữ liệu cá nhân. Hôm 31/7, Tổng thống Trump cho biết có kế hoạch cấm TikTok tại Mỹ sớm nhất vào 1/8 bằng sắc lệnh hành pháp sau khi không tán thành ý tưởng Microsoft thâu tóm ứng dụng của Trung Quốc.

Dù vậy, sau cuộc nói chuyện giữa ông Trump và CEO Microsoft Satya Nadella, công ty cho biết sẽ tiếp tục đàm phán mua lại TikTok từ ByteDance. Thỏa thuận có thể đạt được vào ngày 15/9/2020. Không rõ điều gì đã khiến ông Trump thay đổi ý kiến. Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ sẽ giám sát đàm phán giữa Microsoft và ByteDance. Đây là cơ quan có quyền chặn đứng bất kỳ thương vụ nào.

Theo thỏa thuận, Microsoft cho biết sẽ tiếp quản hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Công ty bảo đảm tất cả dữ liệu riêng tư của người dùng Mỹ ở lại trên đất Mỹ. Hãng phần mềm có thể mời các nhà đầu tư Mỹ khác mua lại cổ phần nhỏ trong TikTok. Khoảng 70% nhà đầu tư ByteDance đến từ Mỹ.


https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/...oft-260209.html


Phó Thường Nhân
Sau khi Liên Xô xụp đổ, thì Nga đã có chính sách tạo ra những xung đột trong lòng các nước cộng hoà cũ để kiểm soát. Ta có thể chia chúng làm hai nhóm. Nhóm có quan hệ tốt với Nga đó là Bạch Nga (cho tới gần đây), Kazastan, Kirgistan, Turmenistan, Armenia. Nhóm Nga « khống chế » : Georgia, UK, Azerbaizan, U dơ bếch, Mondavia. Cách khống chế là dựa vào các nhóm ly khai, các vấn đề sắc tộc, văn hoá tồn tại từ trước, vấn đề biên giới lằng nhằng để tạo ra các lãnh thổ tự trị, ly khai, tạo ra một dạng « chiến tranh đóng băng », rồi từ đó giữ các nước này trong vòng tay của mình, do Nga là người « gìn giữ hoà bình »..
Để cho khách quan, thì cũng phải nói thêm là không phải lúc nào Nga cũng là người khởi xướng, mà nhiều khi là phản ứng. Trường hợp UK là một ví dụ. Nhưng không phải lúc nào cũng như thế.
Tại sao Nga lại làm thế, bởi vì sở trường của Nga là sức mạnh cứng (quân đội, vũ khí), sức mạnh mềm thông qua kinh tế, tài chính yếu kém (cho tới hiện nay, sau thì không biết). Chính sách này thực ra cũng có nhiều bất lợi, như tôi đã nói ở trên, vì những cuộc chiến đóng băng này lại là cơ hội cho bên ngoài tham dự vào. Và điều đặc biệt như tôi đã nói ở bài trên, đó là không những chỉ phương Tây can thiệp mà bây giờ các cường quốc hạng 2 cũng can thiệp.
Câu chuyện ở Lybia cũng là một bằng chứng thêm về điều này. Chính phủ Lybia đang yên lành của Kadafi thì bị phương Tây (Anh-Pháp) lật đổ, và lực lượng mà Anh-Pháp ủng hộ chính là ..hồi giáo cực đoan. Nhưng khi Lybia rơi vào hỗn loạn, thì phương Tây rút ra đằng sau, từ đó dẫn tới một cuộc chiến có tính khu vực.Một bên là tướng Halfar, tức là những gì còn lại của nhà nước Lybia cũ, chiếm phần đông Lybia được Ai cập, Nga, Emirat Ả rập , Pháp ủng hộ. Bên kia là chính phủ ra đời từ cuộc bạo loạn được phương Tây ủng hộ này, chiếm phần Tây bao gôm cả thủ đô Tripoli. Ủng hộ nó là Thổ, Ý, Angeria. Sự can thiệp của nước ngoài được che dấu bởi các loại lính đánh thuê. Điều đáng chú ý là trong cuộc chiến này các nước bậc trung Ai cập, Thổ đóng vai trò chính. Còn Nga đóng vai trò gì ? thu hoạch được gì trong cuộc chiến này. Điều này không rõ ràng.
Tóm lại sức mạnh cứng của Nga cho phép Nga có thể đương đầu với Mỹ, nhưng trong thực tế thì ngày càng sa vào các cuộc chiến mà các cường quốc hạng nhì tham dự : Ai cập, Thổ, I ran..mà lợi thế của Nga thu được không rõ ràng.
Hãy để ý một điều thú vị nữa, ngoài nhóm BRICS và phương Tây, còn có nhóm CIVET. Và hầu hết các nước trong nhóm CIVET này (Colombia, Indo, Egypte tức là ai cập, Việt nam, Turquie tức là Thổ) đều là những nước tham gia vào các điểm nóng trên thế giới : VN, Indo ở biển Đông. Thổ, Ai cập ở Trung đông. Tất nhiên còn có cả các nước không nằm trong này đó là Triều Tiên, I ran. Nhưng nó cũng thể hiện một điều. Trong thế giới đa dạng hiện tại, một cường quốc chưa chắc đã thắng được một nước trung bình, và mặc dù chúng đối kháng lẫn nhau, khả năng đối đầu trực tiếp không xẩy ra mà lại thông qua các cuộc chiến uỷ nhiệm.
Từ đó ta có thể rút ra hai kết luận cho VN, một nước CIVET. Đó là :
-Với một chính sách đúng đắn, làm bạn với thế giới, với mục tiêu tăng cường thực lực kinh tế, quân sự cho chính mình, thì ngay cả một cường quốc như TQ cũng không làm gì được mà vẫn có cửa bảo vệ được chủ quyền.
-Phải chăm lo cho ý thức hệ tư tưởng của chính mình, để đập tan những ý đồ lợi dụng các dạng tuyên truyền thay đổi thể chế, để biến VN thành con tốt trong một cuộc chiến uỷ nhiệm.
Từ đó nó dẫn tới một chuyện buồn cười là : Thế giới hiện nay không phải là thế giới phân cực bằng ý thức hệ tư tưởng. VN có thể chơi với Mỹ, thậm chí Mỹ có thể thành đối tác quan trọng nhất mà không có vấn đề gì, dù khác ý thức hệ, do quyền lợi khách quan tương đồng nhau. Ngược lại VN có nhiều điều giống với TQ trong quản lý xã hội, nhưng điều đó không khiến TQ coi VN là một đồng minh, vì TQ thi hành một chính sách bành trướng « ăn dầy ăn cả vỏ »..
Nhưng mặc dù thế, nếu Vn không củng cố ý thức hệ tư tưởng của mình, thì sẽ bị lợi dụng, nội loạn,giống như Pháp đã lợi dụng « bảo vệ thiên chúa giáo » để biến VN thành thuộc địa, và quan hệ với Mỹ, phương Tây từ chỗ « là thời điểm ngàn năm có một » (như báo chí VN đang nói) lại trở thành cái bẫy. Ý thức hệ tư tưởng, đi liền với nó là thể chế, trở thành linh hồn của dân tộc, không thể bỏ qua, không thể nhầm lẫn chính tà.
Phó Thường Nhân
Trở lại với vấn đề giáo dục VN. Điều đầu tiên đập vào mắt tôi, đó là hệ thống giáo dục Vn bị hở ở mức độ Đại Học. VN cần có đại học đẳng cấp quốc tế, để học sinh có thể hoàn toàn thực hiện một quy trình học từ phổ thống tới tiến sĩ hoàn toàn trong nước có chất lượng ngang bằng học ở nước ngoài. Nếu điều này quan trọng với các nghành khoa học tự nhiên, thì nó càng quan trọng gấp bội với các học sinh học về kinh tế, khoa học nhân văn. Có một hệ thống giáo dục đầy đủ như vậy có nhiều điều lợi :
1- Chủ động trong đào tạo nhân lực vật lực, chủ động trong sáng chế.
2- Giảm chi phí học tập, vì hiện nay muốn đi học nước ngoài phải có tiền, số lượng học bổng ngày càng ít. Học nước ngoài đã trở thành sự chọn lọc vì tiền. Như vậy lãng phí nhiều tài năng do nghèo mà không phát triển được.
3- Học trong nước sinh viên sẽ nhanh nhậy hơn, không bị biến tướng thành các dạng « ông tây an nam ». Hiện nay do phong trào đi học tự túc đông đảo, đi học nước ngoài không còn đồng nghĩa với học giỏi như thời bao cấp hay thời thuộc địa.
4- Thực ra không có gì tốt bằng học bằng tiếng mẹ đẻ. Nhưng nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, không phải học bằng một ngôn ngữ phổ quát (Anh, Pháp) đã là tốt, vì sinh viên nhiều khi hiểu không sâu, dù họ vẫn thi được. Họ lấy ví dụ Nhật, Triều tiên, Hàn quốc .. những nước sinh viên được đào tạo bằng tiếng mẹ đẻ giỏi hơn là đào tạo bằng ngoại ngữ.
5- Trong lĩnh vực kinh tế, khoa học nhân văn, đi học nước ngoài đồng nghĩa với bị đồng hoá. Trong lĩnh vực này không có một nhận thức khách quan. Điều này sẽ tạo ra vấn đề cho nhân sự lãnh đạo nhà nước. Hiện tại ở VN chữa điều này bởi các khoá học cao cấp của trường Nguyễn Ái Quốc. Nhưng trường này chủ yếu là về lịch sử Đảng, Lý luận Mác-Lê, trong khi học đại học nhân văn phần bao quát của nó lớn hơn, thời gian học dài hơn, ảnh hưởng tới sinh viên nhiều hơn. Như vậy là đào tạo ra một thế hệ lãnh đạo mới « bất mãn », sẵn sàng làm con vẹt cho nhận thức họ nhận được từ nước ngoài. Điều này khiến nó khác xa các tầng lớp người đã hoạt động cách mạng, rồi mới học trường này.
Hãy tưởng tượng một cơ quan nhà nước, mà nguồn gốc trí thức nhân văn từ khắp nơi về, thì nó trở thành một dạng Liên Hợp quốc thu nhỏ, chứ đâu còn là một nước.
So với thời bao cấp, học sinh đi học ở « phe XHCN », du khác nhau về văn hoá, vẫn còn có cái chung gì đó về nhận thức. Bây giờ đi học ở Mỹ, Pháp, Đức, ..đâu có được như thế. Lấy ví dụ về lịch sử, làm sao Pháp có thể dậy sử vN như người VN quan niệm, sự khác biệt không chỉ văn hoá, mà còn là nhận thức giai cấp. Tất nhiên nếu học sinh thông minh, có lòng tự trọng dân tộc cao, thì chỉ học lấy cái phương pháp của nó. Nhưng mấy ai được tinh tuý như thế. Hạng như TS Thành sẽ nhiều chứ.
Hiện nay chỉ có các trường đại học quốc gia lớn là có điều kiện để đạt tới cái chuẩn này, như đại học Bách khoa Hà nội, TP HCM, đại học tổng hợp, kinh tế quốc dân Hà nội.. Ở trong những trường này có thể học cách tổ chức như các trường kiểu Cambride, tức là biến các khoa thành các colleges chuyên, có chọn lọc đầu vào, có thể lập nó thông qua liên doanh với một đại học có tiếng ở nước ngoài, và có thể có học phí cao, nhưng phải đảm bảo chất lượng. Cũng nên liên minh đại học với các viện, không chỉ qua tổ chức hành chính, mà có quy chế để người nghiên cứu có thể dậy, người dậy có thể nghiên cứu.
Nhà nước cũng phải có chính sách công nhận bằng cấp nước ngoài chọn lọc, và dựa trên cơ sở công nhận bằng cấp này mà lấy nhân sự nhà nước. Đây cũng là chính sách bảo hộ bằng cấp để đại học trong nước phát triển, đồng thời tránh việc đầu cơ bằng, lấy cái bằng ở một trường đại học nước ngoài dạng « mèo vạc lũng cú », ngay ở nước nó, nó cũng không dùng, nhưng mang về VN để bịp.
Phó Thường Nhân
Những điều tôi nói ở trên, có lẽ không mới, và có nhiều biện pháp đã đưa vào thực hiện, nhưng thực hiện tới mức nào thì tôi không rõ. Điều quan trong là khi tạo ra những tổ hợp đại học như thế, quan trong là tìm sự liên minh của chúng với nhau, chứ đừng tạo ra một cơ chế hành chính cứng, chồng chất, thì lại kém hiệu quả. Ở VN hay có bệnh làm cái gì cũng lập ra ban bệ oai hùng, lấy cớ đánh chén tiêu tiền (giống như sinh hoạt làng quê trong tiểu thuyết việc làng của Ngô Tất Tố), cho nên tôi mới lấy mô hình Anh (trường Cambridge) chứ không lấy mô hình pháp, dù tôi sống ở Pháp. Vì người Anh có tư duy kinh nghiệm, từ thực tế mà ra. Làm theo kiểu Pháp, vì nó là Cartesien (tức là duy lý), nên nó sẽ bắt đầu bằng một concept, mà ứng dụng concept ở Vn tất dẫn tới ban bệ, chia chác, ăn uống. Kiểu Anh cũng là mô hình mà giữa đào tạo Elite (tinh hoa) và đại chúng tương đối cân bằng, nhưng điều cần bỏ là vấn đề « duy tiền » trong chính sách nhận học, nhưng điều này VN đã có vì nguồn gốc hệ giao dục ở VN là XHCN.
Từ 2 năm nay, nếu tôi không nhớ nhầm, thì VN đã bỏ thi đại học, và hệ thống đại học ở VN lại càng giống hệ University ở phương Tây hơn. Đại học ở VN bây giờ cũng có rất nhiều. « Nhiều như quân Nguyên ». Có lẽ bây giờ, nếu nói thậm xưng, thì không đi học đại học mới khó, chứ ai mà chẳng được nhận vào đại học. Vì thế nó sẽ đẻ ra trong tương lai, vấn đề « đầu vào đầu ra » thế nào, làm sao cân bằng giữa chất lượng và số lượng.
Thời tôi, có thể gọi là thời cổ tích, thì sự chọn lọc qua thi đại học, học sinh đã trúng đại học, vào bao nhiêu ra bấy nhiêu, ít có vấn đề bị loại giữa chừng. Hiển nhiên với cải cách bỏ thi đại học, điều này không thể thực thi. Và nếu có thực thi, thì có nghĩa là cái bằng đại học không có giá trị. Như vậy sự chọn lọc sẽ quyết định không phải là lúc thi vào đại học, vì không còn nữa, mà là lúc chuyển từ học cơ bản (2 năm đầu) lên chuyên sâu (bắt đầu từ năm thứ 3). Cách loại này có ưu điểm là ..khó nhầm. Tại sao ?
Bất kỳ ai đi học cũng đều nhận thấy rằng khi chuyển cấp, ngay thời phổ thông, mỗi cấp học đòi hỏi học sinh có cách học khác nhau, vì thế nhiều học sinh học giỏi cấp 1, lên cấp hai là đuối, tương tự như vậy với cấp 3. Sự nhẩy vọt từ giáo dục phổ thông sang đại học cũng vậy. Học đại học đòi hỏi sinh viên tự chủ nhiều hơn, tự kiểm soát mình hơn, vì họ đã là người lớn, dù chưa đi làm. Chính vì thế có rất nhiều sinh viên học phổ thông giỏi nhưng vào đại học lại dốt. Hai năm đầu học cơ bản, chính là quãng thời gian giúp cho việc sàng lọc này. Như vậy ưu điểm của nó là khó nhầm. Vì một cuộc thi, thành công hay không có thể là « học tài thi phận », nhưng một quá trình 2 năm, thì không thể nói nó là « ăn may » được.
Nhưng sự đời nó không đơn giản như thế. Bởi đứa học trò nhiều khi có năng lực học được, nhưng vì không tự kiểm soát mình được, nên rơi rớt. Chính vì thế mà nhiều khi người ta vẫn chọn, và nhưng sinh viên được chọn này có một chương trình học được theo dõi chặt chẽ hơn, giúp sinh viên làm quen với kỹ năng mới.
Kết quả hệ thống đại học cũng phân ra làm hai, một dạng Elite được đầu tư nhiều hơn, nhưng phải thi và có chọn lọc. Một loại thứ là vào đại trà, và bị loại khi chuyển từ học cơ bản lên chuyên sâu. Nói một cách khác, sự chọn lọc này cũng không khác gì hệ thống trường chuyên ở giáo dục phổ thông VN.
Do đầu ra bắt buộc phải hạn chế, để đảm bảo chất lượng. Như vậy vấn đề đặt ra là làm gì với lớp sinh viên sau 2 năm bị trượt, hay chán, không muốn học tiếp. Làm sao để kiến thức họ học được không bị bỏ phí. Như vậy phải có một chính sách công nhận tương đương, để người bỏ học đại học ngang có cửa đi vào các trường đào tạo dậy nghề.
Theo như những gì tôi thấy ở Pháp, thì về mặt tâm lý, của cả sinh viên và bố mẹ họ là muốn con học đại học. Họ học đại họ vì không biết sẽ làm nghề gì, không định hướng được tương lai. Thời gian học 2 năm cơ bản chính là thời gian bản thân họ và gia đình có thấy việc học này hợp không, có lợi ích không ? Và chính lúc này là lúc họ chọnh nghề nghiệp, đường hướng cho tương lai.
Vì thế không thể tách rời đại học và trung cấp. Và phải có cách tính tương đương, để khỏi phí công sức học của sinh viên và đào tạo của nhà nước. Ví dụ. một học sinh trượt học cơ bản năm thứ 2 đại học, thì có thể lấy kết quả mà họ có được năm thứ nhất để nhập học Trung cấp vào ngay năm thứ 2 (nếu giả sử hệ trung cấp là 2 hay 3 năm). Họ sẽ không bị thiệt.
langtubachkhoa
Bác Phó, ông giáo sư này dự đoán Biden sẽ thắng năm nay. Ông này luôn dự đoán đúng kết quả từ năm 1984 dựa trên 13 factor phân tích dữ liệu. Năm 2016, khi mà media đều dự đoán Clinton thắng, chỉ ông này nói Trump thắng. Ông này đoán rằng đây là 1 kết quả khít khao. Nếu đúng là vậy, và trong 1 năm xảy ra nhiều sự kiện như chủng tộc, đại dịch mà Biden chỉ thắng được sát sao thì chứng tỏ Biden cũng củ chuối.


Giáo sư tiên tri nói Biden sẽ đánh bại Trump
Giáo sư Allan Lichtman, người dự đoán chính xác kết quả các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ từ năm 1984, nói Biden sẽ chiến thắng năm nay.

Giáo sư Đại học Mỹ Allan Lichtman, người nổi tiếng vì luôn dự đoán chính xác các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nói rằng cựu phó tổng thống Joe Biden sẽ đánh bại Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Lichtman là một nhà sử học chính trị. Ông được coi là nhà tiên tri vì dự đoán chính xác kết quả của tất cả các cuộc bầu cử tổng thống từ năm 1984. Ông cũng là một trong số ít những người dự đoán Trump sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ năm 2016 và dự đoán chính xác Trump sẽ bị xem xét bãi nhiệm khi lên làm tổng thống.

Lichtman thường dùng hệ thống "13 yếu tố chính" mà mình thiết kế để dự đoán ai là người chiến thắng. Hệ thống bao gồm các yếu tố như lợi thế đương nhiệm, số liệu kinh tế dài hạn và ngắn hạn, bê bối, bất ổn xã hội...

"Các yếu tố đưa ra dự đoán rằng Trump sẽ phải rời khỏi Nhà Trắng", Lichtman tuyên bố trong một video do New York Times phát hành hôm 5/8.

Lichtman tin rằng đây sẽ là một cuộc bầu cử gay cấn với kết quả chênh lệch sít sao, khi hệ thống của ông có 7 yếu tố nghiêng về phía Biden, còn 6 yếu tố nghiêng về phía Trump.

Theo Lichtman, Trump có lợi thế là tổng thống đương nhiệm cũng như không phải đối mặt với ứng viên nặng ký trong đảng hay ứng viên nặng ký của đảng thứ ba. Năm 2016, Lichtman từng chỉ ra ứng viên Gary Johnson đến từ đảng thứ ba đã gây bất lợi cho cựu ngoại trưởng Hillary Clinton và khi đó, bà cũng không phải là tổng thống đương nhiệm.

Giống như việc đảng Dân chủ thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2014, gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử năm 2016, Lichtman dự đoán việc đảng Cộng hòa mất đa số ghế ở Hạ Viện năm 2018 có thể tác động tiêu cực tương tự với Trump.

Việc này không chỉ tặng Trump một số 0 trong hệ thống của Lichtman, mà còn dẫn tới việc ông mất đi một chìa khóa quan trọng khác là đối phó với bê bối, bao gồm việc ông bị quốc hội xem xét bãi nhiệm "cộng thêm nhiều bê bối khác", Lichtman nói.

Giáo sư cũng chỉ ra tình trạng bất ổn xã hội lớn nổ ra khắp đất nước thông qua các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc sau cái chết của George Floyd và Breonna Taylor là một yếu tố giúp Biden ghi thêm điểm.

"Bất ổn xã hội trên đường phố đi kèm bạo lực đã đủ mức đe dọa trật tự xã hội", Lichtman nói.

Ông cũng chỉ ra những tác động kinh tế ngắn và dài hạn sau khi kinh tế sụp đổ vì Covid-19 gây bất lợi cho Biden, bởi "đại dịch khiến GDP năm 2020 tăng trưởng tiêu cực đến mức" có lợi cho Trump.

Lichtman cũng cho rằng cả Biden và Trump đều không có lợi thế về sức thu hút, khi Biden là "đối thủ thiếu lôi cuốn" còn Trump là "một người nhiều chiêu trò nhưng chỉ hấp dẫn được một nhóm nhỏ người Mỹ".

Giáo sư từng nói việc Trump trở thành ứng viên tổng thống năm 2016 đã khiến đây là "cuộc bầu cử khó đánh giá nhất" trong lịch sử dự đoán của ông. Lichtman cũng nói rằng "có những yếu tố khác ngoài hệ thống đánh giá" cuộc bầu cử năm nay, bao gồm sự đàn áp cử tri tiềm năng và khả năng can thiệp từ nước ngoài, bao gồm Nga.



https://vnexpress.net/giao-su-tien-tri-noi-...mp-4142262.html
Pages: [<<], [<], 39, 40, 41, [42], 43, 44, 45, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.