Langven.com Forum

Full Version: Nền giáo dục Việt nam rất có vấn đề
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
H2O
Nếu cứ giữ cách dạy dỗ như hiện nay, chúng ta sẽ ngày càng khó đuổi kịp các nước khác.
Cách giảng dạy của chúng ta hầu như không có gì thay đổi so với 50 năm trước đây nếu không nói là lâu hơn. Học sinh tiếp thu kiến thức thụ động. Dạy 10, tiếp thu được 8, 9 là khá. Rất ít phản hồi, rất ít trao đổi.
Sự sáng tạo hầu như không được hoan nghênh cũng như khuyến khích, một phần do trình độ giáo viên và quan điểm giảng dạy lạc hậu.
Kết quả là, khi tốt nghiệp, sinh viên ra trường khá lắm chỉ là đi làm thuê cho nước ngoài. Với cách này, chúng ta chỉ đào tạo được những con người biết phục tùng và tuân lệnh, làm thuê cho kẻ khác.
Vậy mà, các nhà lãnh đạo giáo dục không lo đổi mới cái cấp thiết, cốt yếu là phương pháp đào tạo mà lại bày đặt cải cách kiểu chữ E trước chữ A, kiểu viết chữ in rồi chục năm lại cải cách lần nữa trở lại ban đầu làm hỏng cả chữ của một thế hệ học sinh. Làm tốn biết bao tiền của nhân dân. Thật cũng đáng cười ra nước mắt vậy.
koibeto81
QUOTE
Nếu cứ giữ cách dạy dỗ như hiện nay, chúng ta sẽ ngày càng khó đuổi kịp các nước khác.


Tại sao?

QUOTE
Cách giảng dạy của chúng ta hầu như không có gì thay đổi so với 50 năm trước đây nếu không nói là lâu hơn. Học sinh tiếp thu kiến thức thụ động. Dạy 10, tiếp thu được 8, 9 là khá. Rất ít phản hồi, rất ít trao đổi.


Chứng minh?Thế thụ động và chủ động nó khác nhau ra sao?

QUOTE
Sự sáng tạo hầu như không được hoan nghênh cũng như khuyến khích, một phần do trình độ giáo viên và quan điểm giảng dạy lạc hậu.


Hãy nêu dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm "sự sáng tạo không được hoan nghênh? Sao nói trình độ giáo viên lạc hậu? Cuối cùng, trình bày rõ xem quan diểm giáo dục của Việt Nam lạc hậu như thế nào?

QUOTE
Kết quả là, khi tốt nghiệp, sinh viên ra trường khá lắm chỉ là đi làm thuê cho nước ngoài. Với cách này, chúng ta chỉ đào tạo được những con người biết phục tùng và tuân lệnh, làm thuê cho kẻ khác.


Thế nếu dạy để tất cả ra đều làm chủ thì ai sẽ làm người phục tùng, ai sẽ làm người làm thuê? Thêm nữa, liệu làm cho nhà nước có phải là làm thuê hay không?

QUOTE
Vậy mà, các nhà lãnh đạo giáo dục không lo đổi mới cái cấp thiết, cốt yếu là phương pháp đào tạo mà lại bày đặt cải cách kiểu chữ E trước chữ A, kiểu viết chữ in rồi chục năm lại cải cách lần nữa trở lại ban đầu làm hỏng cả chữ của một thế hệ học sinh. Làm tốn biết bao tiền của nhân dân. Thật cũng đáng cười ra nước mắt vậy.


Ừ....thế thử chỉ ra xem cái gì là "cấp thiết", "cốt yếu" xem? Làm được không?
ngusay
hồi nhỏ xíu, cô giáo dạy em hát bài này (đến bây giờ vẫn còn nhớ, không biết có chính xác không):

em nhớ năm xưa sống kiếp lạc loài, đời em khổ đau trôi theo tháng ngày chìm nổi, sài gòn sáng đẹp nhưng đời em u tối, mái hiên gầm cầu không che kín thân em... ai cho em trở lại kiếp người, và ai cho em những tiếng cười tươi, vang khúc ca vui đời đời em ơn đảng...

rồi em lại được học về sự giầu có, mầu mỡ của quê hương : rừng vàng biển bạc...
rồi em lại được học lịch sử và công nhận là dân tộc ta là 1 dân tộc anh hùng vô địch
em lại thấy các cuộc thi toán lý... quốc tế Việt nam ta đều được giải xịn cả
1 nền giáo dục như vậy, dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng, cuộc sống xã hội rạng ngời như vậy, mà các bác còn đòi hỏi gì nữa chứ :o
Phó Thường Nhân
To Ngủ Say,
Nếu hiểu theo ý Bác thì người ta lại chìm vào một cơn ngủ thứ 2 nữa thôi ;D ;D
longatum
Chú Kobeito hỏi mấy câu ấm ớ như thằng trẻ con, nghe thối vãi lều. ở đây chắc người ta giả thuyết rằng chú học ở VN rồi, chắc cũng biết tình hình giáo dục ở VN nó ra làm sao. CÒn nếu chú học ở Nhật Bủn từ hồi bé thì để tớ mở mắt cho nhé.

Quote:Nếu cứ giữ cách dạy dỗ như hiện nay, chúng ta sẽ ngày càng khó đuổi kịp các nước khác.
Tại sao?
Tại vì nền giáo dục kém tắm. giáo dục mà kém thì nước tiến thế nào? giáo dục kém ra sao thì đọc xuống tiếp nhé.


Quote:Cách giảng dạy của chúng ta hầu như không có gì thay đổi so với 50 năm trước đây nếu không nói là lâu hơn. Học sinh tiếp thu kiến thức thụ động. Dạy 10, tiếp thu được 8, 9 là khá. Rất ít phản hồi, rất ít trao đổi.
Chứng minh?Thế thụ động và chủ động nó khác nhau ra sao?

Nếu chú Kobeito từng học ở nhà thì câu hỏi của chú đủ để chứng tỏ giáo dục nhà mình dở như thế nào (nếu chú học ở Nhật từ bé thì câu này áp dụng cho cả Nhật luôn) dở đến mức mà nhớn đùng rồi mà không biết thụ động và chủ động nó khác nhau ra làm sao. Thụ động nó là ngược của chủ động nhé. Cho nên tớ cứ nói thế nào là thụ động còn thì chủ động (hy vọng) đồng chí tự suy ra.
Học thụ động là học như thế này: đọc thơ cụ Tố Hữu, ông thầy bảo cái vườn xoài hay, cái tim cắt đôi đẹp, cái hô hào to tiếng là rất hùng tráng thì học sinh không thằng nào dám cãi, mặc dù tớ cá là 10 thằng đọc thơ cụ Tố thì 7 thằng thấy thơ thối thum thủm. Thụ động là học toán như ở nhà, không biết gì về limit mà làm tích phân vẫn nhoay nhoáy (chỉ cần áp dụng công thức,) học đạo hàm mà chỉ biết nó là dy/dx, chả hiểu nó dùng để làm cái mẹ gì. Thụ động là cái trò thầy đọc, học sinh chép, lòng và lòng vòng hết mẹ nó tiết, không có trò hỏi, thầy đáp; là thi mà lịch sử phải học thuộc lòng những tháng những năm những ngày những địa điểm, viết sai một chữ thì trừ một điểm...
thế đã rõ thụ động là gì chưa?


Quote:Sự sáng tạo hầu như không được hoan nghênh cũng như khuyến khích, một phần do trình độ giáo viên và quan điểm giảng dạy lạc hậu.

Hãy nêu dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm "sự sáng tạo không được hoan nghênh?
Nói ở VN sáng tạo không được hoan nghênh thì là kô đúng rồi. lấy ví dụ ra thì rất khó. riêng cái giáo trình cho bọn trẻ con cũng đã đổi từng ngày từng giờ, sáng tạo thế còn thằng chó nào dám chê. Có chăng thì có mấy thằng ngu viết luận văn làm trò sáng tạo, phê phán Marxism... mấy thằng đấy là mấy thằng đầu óc rỗng tuếch chứ sáng tạo chó giề, loại ý là cứ phải đì chết, cho nó lên là làm hại xã hội.

Sao nói trình độ giáo viên lạc hậu?
Trình độ giáo viên lạc hậu thế nào ấy à? Giáo viên đại học toàn bọn non ranh mới ra trường. Dậy kinh tế mà đến mấy cái mô hình đơn giản như consumer's preferred position cũng không biết. Dậy tiếng Anh mà nói với viết như trẻ con cấp 3. dậy business mà dùng sách từ thời mấy năm 70s... thế có là lạc hậu không?

Cuối cùng, trình bày rõ xem quan diểm giáo dục của Việt Nam lạc hậu như thế nào?
Quan điểm giáo dục lạc hậu thế nào ấy à? Đọc lại các điểm trên để xem quan điểm giáo dục như thế có là lạc hậu không nhé.


Thôi nhá, nói thế thôi, đoạn dưới hết hơi rồi, không nói nữa.
Cái tớ muốn nói với chú Kobeito là: không phải tớ đồng ý với đồng chí H2O, chỉ là tớ thấy đồng chí khó ngửi quá. Muốn phản bác người ta thì cũng nên đặt câu hỏi cho nó tử tế một tẹo, giọng điệu nó khác đi một tí... với lại để đầu để óc vào mà nghĩ, cứ thấy thằng nào nó chê VN là xông ngay vào nhặng xị cả lên thế thì có thằng chó nào nó chịu được.
Milou
giông giống bài này:
http://perso.wanadoo.fr/diendan/nouveau/u122htuy.html
"Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu ? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối. Nói như các nhà khoa học hệ thống : muốn hiểu đầy đủ các vấn đề của một hệ phức tạp như giáo dục, dù chỉ là giáo dục tiểu học, phải nhìn rộng ra hệ trên của nó, ở đấy mới có thể tìm thấy lời giải đáp trọn vẹn. Xã hội mà còn xô bồ, thật giả lẫn lộn, kỷ cương phép nước không được tôn trọng, thì làm sao giáo dục tốt được. Tuy nhiên, lại cũng theo khoa học hệ thống, bất cứ hệ phức tạp nào cũng có tính độc lập tương đối của nó, thì giáo dục cũng vậy, cho nên dù khó khăn chung còn nhiều thì cái ngành hoạt động quốc sách hàng đầu này vẫn cần được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn của Nhà nước và xã hội để phát triển tốt. Thua kém về gì chứ về trí thông minh sẽ khó được bù lại bởi những ưu thế khác, nhất là ở thế kỷ tri thức này. Ðó là quy luật khắc nghiệt sẽ trừng phạt chúng ta nếu cứ để cho giáo dục sa lầy trong những cuộc thi tốn kém vô lối và tàn nhẫn, những cuộc thí nghiệm chương trình và sách giáo khoa vội vã, hết cải tiến đến cải lùi, và những chuyện dạy thêm, học thêm, luyện thi tràn lan triền miên như không bao giờ chấm dứt được."
[quote author=Longatum link=board=1;threadid=836;start=0#8250 date=1034032708]
Thôi nhá, nói thế thôi, đoạn dưới hết hơi rồi, không nói nữa.
Cái tớ muốn nói với chú Kobeito là: không phải tớ đồng ý với đồng chí H2O, chỉ là tớ thấy đồng chí khó ngửi quá. Muốn phản bác người ta thì cũng nên đặt câu hỏi cho nó tử tế một tẹo, giọng điệu nó khác đi một tí... với lại để đầu để óc vào mà nghĩ, cứ thấy thằng nào nó chê VN là xông ngay vào nhặng xị cả lên thế thì có thằng chó nào nó chịu được.
[/quote]
sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
koibeto81
Hehẹ...bác Longatum bị sao vậy?

Bác trả lời kiểu đó chỉ chứng tỏ một điều, chính bác mới có là thằng có vấn đề, không phải tớ ;D

Tớ hỏi thế nhằm hai mục đích :

1.Thứ nhất, xem xem bác H2O thực sự có ý định bàn về vấn đề này một cách nghiêm túc hay không?
2.Thứ hai, xem xem bác H2O có phải là một cái "thùng rỗng thích kêu to" hay không?

Giờ thì tớ có thể tạm suy ra...có lẽ cái 2 đúng, không chỉ với bác H2O.
TrueLie
Các bác ạ, đầu tiên iem cũng chẳng định post bài vào đây làm gì vì cái chủ để này cũ lắm rồi, nhưng tối nay mất ngủ chẳng biết làm gì nên iem đành phải có vài dòng chơi vậy.
Công nhận là nền giáo dục của nước ta đúng là chán thật, dưng mà có phải chúng ta muốn thế đâu. Các bác thử nhìn lại trên thế giới xem những nước có GDP bằng nước ta có nước nào có nền giáo dục tốt như nước ta không. Muốn cải thiện cũng phải có thời gian chứ không thể ào ào ngay được. Các bác cứ đứng ngoài mà bàn này bàn nọ, hehe, em thấy cũng như dân tình xem Olympia ấy, ở ngoài thì chú nào cũng biết hết, hiểu hết nhưng đến khi vào trận mới thấy cái khó của nó. Còn mấy vụ các bác chê nền giáo dục của ta là thụ động, em thấy cái sự thụ động đấy một phần cũng là do bản chất của người Á đông mà ra. Hồi trước em cũng đọc 1 bài báo thấy đến cả học sinh Nhật cũng bị ta thán là thụ động, còn về khoản học lò với học gạo thì học sinh ta chưa chắc đã bằng học sinh Hàn Quốc đâu. Tính người châu Á là thế mà các bác.
Nói nhăng mấy lời có gì sai các bác chỉ bảo thêm sp_ike.gif sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
Tôi đã từ dã học đường từ lâu, nên thực sự không cập nhật vấn đề này. Ở nước ngoài tôi có học đại học, vì vậy không thể nói gì được nhiều về giáo dục phổ thông. Nhưng cũng chính vì thế mà tôi muốn nói mấy ý sau:
1- Đầu tiên hãy phân biệt hai bộ phận. Khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên. Theo từ vựng VN có lẽ là học Lễ và học Văn. Hồi tôi về VN tham nhà, thấy trường học nào cũng đề câu khẩu hiệu này. Còn thời tôi đi học lại được gọi là "Vừa Hồng vừa Chuyên", quay đi quay lại vẫn bình ấy, rượu ấy thôi. Theo tôi thì khoa học nhân văn thực ra là một cách thể chế hoá (Standardisation) xã hội. Giúp cho mọi người có cùng một từ vựng, chấp nhận huặc biết tới những giá trị tối thiểu của xã hội đó vì thế có quan hệ nhiều tới CT. Việc thể chế hoá này không phải chỉ ở VN mới có, mà nước nào cũng có. Ở Mỹ người ta dậy các giá trị về tự do (Freedom), về giấc mơ Mỹ (American dream). Nhưng nếu bác nào mò vào Harleem ở NY,nói với chú đen đang nằm gầm cầu thì chắc nó sẽ cho một cú đấm vào mặt, cũng có khi nó lột hết tiền của bác. :P Ở Pháp người ta dậy tự do bình đẳng bác ái. Nhưng bác gặp một anh thất nghiệp nằm co, mà nói bình đẳng, bác ái với nó thì cũng dễ ăn cái bạt tai. :P Gần VN, thì Đài loan vẫn dậy chủ nghĩa tam dân của Tôn trung Sơn. Đại Hàn tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Còn có những nước khác thì lại dựa vào tôn giáo như đạo Phật tiểu thừa ở Thái lan. Hồi giáo ở Malaysia....
Trong khoa học nhân văn, thì giá trị của nó là sự chấp nhận (convention) và giải thích, không phải là sự thật khách quan (Vérité objective). Sự chấp nhận này là do CT, LS, truyền thống văn hoá quyết định. Bác nào thử chứng minh cho tôi đạo phật đúng hơn hay thiên chúa đúng hơn ?, huặc chủ nghĩa này khách quan hơn chủ nghĩa khác. Nếu như người nào chuyên học về Nhân văn như triết học, LS thì việc tìm hiểu tính tương đối của các học thuyết này là quan trọng, vì đó là nghề của họ. Còn tôi, lúc học đại học trên mỗi chương của giáo trình vật lý đều có trích một câu của Các Mác. Nhưng nó chẳng ảnh hưởng gì tới việc học vật lý của tôi cả. Nói thế để muốn nói với một số bác rằng, nếu cải cách theo kiểu "nước VN giầu đẹp " phải là "nước VN nghèo khổ" chẳng có tác dụng gì cả, mà chỉ làm rối thêm mọi việc thôi. Cái phần quan trọng nhất là khoa học tự nhiên. Tiến bộ hay không tiến bộ là ở đây mà ra.
2- Một điều cần phân biệt nữa là giáo dục phổ thông và đại học. Ở Pháp, sau năm 1968 người ta cũng cải cách giáo dục phổ thông, theo xu hướng tôn trọng trẻ em, tôn trọng cá tính để cho tự phát triển. Nhưng kết quả là có nhiều đứa trẻ học đến trung học mà vẫn không đọc thông viết thạo, có khi còn bị bệnh mù chữ hành chính, có nghĩa là có thể đánh vần đọc được nhưng không hiểu nghĩa câu. Cùng lúc đó, những trường tư của nhà dòng, do học sinh bị khép vào kỷ luật cao hơn, nên kết quả học lại tốt hơn. Hiện tại, xã hội Tây than phiền là trẻ con không có ý thức, dễ thành bụi đời, cho nên họ chủ trương tăng cường dậy giáo dục công dân, cũng như dậy chính tả, nghị luận. Coi đó là nhưng kiến thức căn bản không thể thiếu được. Như vậy cái quả lắc lại đang từ phía tự do quá chớn đi về phía Kỷ luật cộng đồng.
Còn trong giảng dậy đại học, thì đúng là SV ở đây phải chủ động nhiều hơn. Khác với học sinh phổ thông, SV đã là công dân. Họ là người trưởng thành. Việc học là quyền lợi của họ, không phải là sự bắt buộc phổ cập giáo dục. Ở đây sự chủ động là dễ hiểu. Nếu sự chủ động tham gia vào tiết học (đặt câu hỏi, tranh luận với giáo viên) là đặc trưng của việc học đại học phương Tây, cũng không nên nghĩ là nó có tác dụng lớn. Như tôi, đi học chẳng mấy khi tranh luận, học vẫn OK. Theo tôi nghĩ quan trọng là chất lượng giáo trình, cũng như trình độ và nhiệt tình nghề nghiệp của giáo viên là quyết định. Vì khi đã học, tức là mình chưa biết, tức là phải chấp nhận kiến thức. Khi đã có kiến thức rồi, có "máu me" một tí rồi thì mới tranh luận được. Còn chưa biết tí gì, thì dựa vào đâu mà tranh luận đây. :P Ngược lại, điều quan trọng là độc lập trong suy nghĩ. Nhưng đây không còn là vấn đề giáo dục không mà có cả ảnh hưởng của văn hoá, truyền thống nữa. :-X
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.