Langven.com Forum

Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: [<<], [<], 13, 14, 15, [16], 17, 18, 19, [>], [>>]
Max
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 27 2005, 09:01 PM)
Giả tướng ở đây có nghĩa là mọi sự vật phải có điều kiện thì nó mới tồn tại. Ví dụ nếu là sinh vật thì phải chịu sinh lão bệnh tử, như vậy vào một thời điểm T tại một điểm X,Y chẳng hạn thì nó là duy nhất, nhưng xét tổng thể thì nó sẽ là một chuỗi "hiện tượng" được gọi chung bằng một cái tên. Vì vậy là "giả".





Đọc đến đây thôi là đã thấy cách suy diễn triết học của bác Phó rất ư là kỳ cục. Giả tướng là một phạm trù để phân biệt với Chân tướng trong kinh điển Phật Giáo. Về phương diện triết học, Phật giáo phân biệt Giả và Chân, tức là nhìn sự vật, hiện tượng như nó vốn có, đúng với bản chất của nó chứ không phải nhìn bằng tâm linh. Đây là một lối biện chứng duy vật. Còn ở trên, bác suy luận rối tung xà beng lên như vậy ai mà hiểu cho được?
Tiểu Vũ
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 27 2005, 08:01 PM)
Tiểu Vũ cũng hiểu lầm. đúng là trong phật giáo có một dòng duy thức, nay đã tuyệt diệt nhưng nó được nhập vào dòng Thiên Thai có nếu cao cái nhìn chủ quan.  Có nghĩa là người ta coi quá trình nhận thức (niệm) là duy nhất. Cái này vẫn được nói với câu "Nhất Niệm Tam Thiên" (trong một suy nghĩ  có 3000 cảnh giới) của dòng Thiên Thai.  Còn cái tâm thức cá nhân của mỗi con người là thức thứ 7. Nó là hiện tượng của thức thứ 8. Thức thứ 8 này gọi là A lại da thức, nhưng thức thứ 7 không phải là một phần của A lại da thức mà là vô minh, tức là cũng giả.
*



Chưa hiểu bác Phó nói ra những cái này để làm gì? Em chỉ thấy xủng xoảng các nhãn hiệu chứ chưa thấy tư duy của bác thể hiện ra như thế nào cả. Ý bác là em đặt nhãn hiệu sai hay là tư duy sai từ gốc rễ? Phiền sư Quý nếu có ghé qua thì chỉ giáo giúp nhé!
Phó Thường Nhân
@MAX
Tôi không nghĩ là tôi nhầm đâu. Nếu hiểu như Max thì mọi sự vật đều có giả tướng và chân tướng à. Cái mà Max gọi là chân tướng nó cũng là giả tướng thôi. Vì mọi vật tồn tại do nhân duyên (tôi chuyển ra từ hiện đại là điều kiện). Đã có một nhân duyên cho giả tướng thì cái gì sẽ là nhân duyên cho thật tướng đây. Chính vì không có thật tướng riêng biệt của từng hiện tượng, mà cái chân (tôi không dám để chữ tướng vào đây, vì nó làm lầm nghĩa), tức là cái bản thể chỉ có một.

Trong phật giáo làm gi có phân biệt duy vật duy tâm đâu.

Còn tôi hiểu Max nhầm có lẽ là do Thiền Tông mà ra. Nhưng ở đây Max cũng lầm. Bước đầu của Thiền là không "mắc kẹt" , nhà Phật gọi là chấp. Tức là không nhét định kiến, tình cảm, tham sân si vào cảnh quan, để "núi là núi, sông là sông". Có lẽ Max gọi cái này là chân tướng. Gọi thế cũng được nhưng nó không phải là chân(bản thể). Nhưng sau đó nó có một phần vượt lên "bất lập văn tự", "dĩ tâm truyền tâm". Đạt được phần này mới Ngộ. Đã ngộ rồi, thì theo như ngưòi ta nói (vì tôi không đạt được cái này, chỉ biết vậy thôi) thì cái gì cũng "viên tròn thái hư" chính là cái một bản thể đấy. Cái này là chân.
Tiểu Vũ
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 27 2005, 08:01 PM)
2. @X không có linh hồn bất tử trong phật giáo. Đây là điều khó hiểu nhất trong triết học phật giáo. Theo phật giáo nguyên thuỷ thì chỉ có nghiệp, tức là những hệ quả của hành động là tồn tại và luân hồi. Khi chuyển khái niệm này vào nghiên cứu văn hóa thì tôi hay coi nó là Heritage. So sánh khập khiễng như thế này.  ví dụ lịch sử VN, thì rõ ràng thế hệ sau tiếp nối thành quả hậu quả của thế hệ trước. Cái hệ quả/hậu quả này kết hợp với điều kiện nhất thời lúc đó rồi kết hợp với hành động người ta có mà đẻ ra một hệ quả/hậu quả mới cho thế hệ sau. Nhưng giữa các thế hệ không có gì kết nối cả, ngoài cái hệ quả/hậu quả này. Đấy là hình ảnh của luân hồi đấy.
*



Hồi hè có dịp xem một phim tài liệu của Discovery Channel tìm hiểu về luân hồi. Họ làm phóng sự vài trường hợp điển hình nhất được biết trên thế giới.

Trường hợp ở Srilanka là đặc biệt hơn cả. Một thiếu nữ nhớ được chính xác kiếp trước mình ở đâu, gia đình thế nào, chết ra sao. Dựa vào miêu tả của cô này mà người ta tìm được gia đình tiền kiếp của cô ta. Cô bé chết lúc rất nhỏ ở một con suối gần nhà. Kênh Discovery có dịp đưa cô bé về tận gia đình cũ, nhận mặt bố mẹ tiền kiếp.

Hai trường hợp ở Mỹ là hai bé trai. Kiếp trước chúng là bố đẻ của cha/mẹ chúng bây giờ. Đứa ở Alaska vốn là cha của bố nó. Mọi chuyện lộ ra khi một hôm đứa bé hồn nhiên nói với cha nó: "khi bằng tuổi con, cha vẫn thường bế con đấy". Đứa trẻ này khi nhìn vào những tấm ảnh của ông nội nó thì có thể kể tường tận những chuyện của quá khứ.

Đứa trẻ thứ hai ở Mỹ tôi không nhớ rõ bang nào, chỉ nhớ một bang phía Đông. Tiền kiếp từng là ông ngoại của chính nó. Ông này vốn là một cảnh sát. Bị kẻ cướp bắn chết trong một cửa hàng thực phẩm nhỏ. Còn đứa trẻ lúc ra đời bị dị tật bẩm sinh rất nặng. Phải trải qua phẫu thuật mới sống sót. Kỳ quặc là những điểm dị tật của đứa bé trùng khớp với những điểm trúng đạn của ông ngoại nó.
Thị Anh
Đọc những cái này của các bác, tôi cứ thấy lằng nhằng và lộn xộn.
Đề nghị bác Sơmít đọc nốt cuốn Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ rồi vào tham gia cho vui.
Phó Thường Nhân
Muốn minh hoạ cái luân hồi này thì tốt nhất là ví dụ "truyền ngôi" của phật giáo Tây Tạng. Chế độ ở đây trước khi bị TQ xoá bỏ vào năm 1955 là một chế độ thần quyền phật giáo. Các Đại lai lạt ma vì là sư tăng nên không thể có gia đình. Vậy họ truyền cái "nghiệp luân hồi" của họ thế nào.

1. Trước hết Đại Lai Lạt Ma đương thời trong giấc mơ của mình sẽ tìm ra một vùng đất, ở đó nghiệp của ông ta sẽ nhập vào một đứa trẻ.
2. Khi ông ta mất, người ta sẽ đi tìm đứa trẻ đó, theo những mô tả đó. Thường thì người ta tìm được nhiều đứa trẻ.
3. Những đứ trẻ này , do nhận biết các dấu ấn của Đại lai lạt ma cũ mà được truyền ngôi hay không
Thị Anh
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 27 2005, 09:46 PM)
Muốn minh hoạ cái luân hồi này thì tốt nhất là ví dụ "truyền ngôi" của phật giáo Tây Tạng. Chế độ ở đây trước khi bị TQ xoá bỏ vào năm 1955 là một chế độ thần quyền phật giáo.  Các Đại lai lạt ma  vì là sư tăng nên không thể có gia đình. Vậy họ truyền cái "nghiệp luân hồi" của họ thế nào.



Các bác nào thích tìm hiểu, nên đọc cuốn Con đường mây trắng của Angarika Govinda (Nguyễn Tường Bách dịch) nói về hành trình Tây Tạng của ông. Ông đã tiếp xúc với rất nhiều vị Đại Lạt Ma là luân hồi kiếp trước của các vị Phật.
Mr. Smith
QUOTE(A2512 @ Oct 27 2005, 02:43 PM)
Đọc những cái này của các bác, tôi cứ thấy lằng nhằng và lộn xộn.
Đề nghị bác Sơmít đọc nốt cuốn Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ rồi vào tham gia cho vui.
*



Ơ, bạn lananhhn nhớ giỏi thật! Đến tớ còn quên mất là mình có cuốn đấy (có nghĩa là chưa đọc) rolleyes2.gif .
Phó Thường Nhân
À hôm qua đang viết dở, hôm nay viết nốt. Đúng rồi, các Đại Lai Lạt Ma Tây Tạng đều được dân của họ coi là Phật sống. Chính vì vậy họ mới có khả năng "nhìn" xem họ sẽ đầu thai vào đâu. Ở đây tôi không dám nói là họ có phải là Phật sống không, nhưng muốn nói rằng sự đầu thai này không phải là linh hồn của họ nhập vào ai khác. Cái nhập vào chính là cái nghiệp.

Như vậy là cái nghiệp được nối tiếp và truyền thừa. Còn hai Đại Lai Lạt Ma khác nhau thì hoàn toàn khác nhau. Ở đây không có linh hồn đi đầu thai.

Sự phân bịêt này đúng là rất khó và mỏng manh. Phật giáo Tây Tạng vì thế mới đưa một khái niệm khác vào là Bardo. Nó giống như kiểu một con thuyền chở nghiệp, phát triển dần dần từ lúc người chết hấp hối đến lúc 49 ngày. Điều này được mô tả trong quyển "Tử Thư" (Bardo thodrol) , có được dịch ra tiếng Việt ở nước ngoài.





x
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 27 2005, 01:01 PM)
Sparm nốt một chút về phật giáo ở trên, không thì giới thiệu sách bay đi đâu hết.

1.  X hiểu nhầm nghĩa "giả tướng" của Phật giáo rồi. Giả tướng ở đây có nghĩa là mọi sự vật phải có điều kiện thì nó mới tồn tại. Ví dụ nếu là sinh vật thì phải chịu sinh lão bệnh tử, như vậy vào một thời điểm T tại một điểm X,Y chẳng hạn thì nó là duy nhất, nhưng xét tổng thể thì nó sẽ là một chuỗi "hiện tượng" được gọi chung bằng một cái tên. Vì vậy là "giả". Đất, đá, cũng vậy.  điều kiện thay đổi (nhiệt độ, áp suất...) cũng làm nó thay đổi chứ.  Như vậy cái giả tướng ở đây phải hiểu là đạo phật nhìn sự vật theo lô gíc procesus hay là lô gíc biologic. Nó đối nghịch với quan niệm nguyên tử bất biến của triết học Hi lạp


2. @X không có linh hồn bất tử trong phật giáo. Đây là điều khó hiểu nhất trong triết học phật giáo. Theo phật giáo nguyên thuỷ thì chỉ có nghiệp, tức là những hệ quả của hành động là tồn tại và luân hồi. Khi chuyển khái niệm này vào nghiên cứu văn hóa thì tôi hay coi nó là Heritage. So sánh khập khiễng như thế này.  ví dụ lịch sử VN, thì rõ ràng thế hệ sau tiếp nối thành quả hậu quả của thế hệ trước. Cái hệ quả/hậu quả này kết hợp với điều kiện nhất thời lúc đó rồi kết hợp với hành động người ta có mà đẻ ra một hệ quả/hậu quả mới cho thế hệ sau. Nhưng giữa các thế hệ không có gì kết nối cả, ngoài cái hệ quả/hậu quả này. Đấy là hình ảnh của luân hồi đấy.




Em mấy năm không đọc lại sách Phật có thể cũng quên và bị hiểu lệch một số điểm. Bác Phó nói đúng, đạo Phật không hẳn là một thứ chủ nghĩa duy tâm thuần tuý như triết học Tây Âu và Hy Lạp cổ đại. Tuy vậy, nó rất gần với triết học duy tâm siêu việt (transzendental idealism) của Kant- thậm chí rất có thể Kant đưa ra lý thuyết siêu việt cũng là nhờ có nghiên cứu ít nhiều tư tưởng của Phật. Vấn đề giả tướng của Phật bác Phó nói đúng- nó không phải nhằm nói rằng hòn đá là giả - theo nghĩa nó không phải là một sự vật thật (như Descartes), cũng không theo nghĩa nó là Ding-an-sich không thể biết được như Kant, mà nó là một gì đó nằm lửng lửng từ giữa một sự vật có thật và Ding-an-sich của Kant. Để các bác khác hiểu có lẽ nên nói qua về Sát-na một tí: Sát-na là khái niệm của Phật chỉ các khoảnh khắc cực ngắn (ví dụ 29860 Sát-na là bằng một ngày 24 giờ hay là bằng 1 giây gì đó em không nhớ rõ) - và vì thế Phật bảo rằng bản thân mỗi người chúng ta là sinh tử liên tục theo từng sát-na - chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần trong ngày/giây. Nói chung quan điểm này thì giống với quan điểm "sinh tồn rời rạc" của bọn nghiên cứu sinh học hiện đại: sự sống chỉ là rời rạc, thông qua các xung thần kinh nối tiếp nhau, chạy trong não.

Vấn đề linh hồn bất tử: em cũng đã nói là linh hồn bất tử của Phật không giống dạng Thiên chúa hay Brahman của bọn Hindu. Cái mà em không hài lòng với cách giải thích của Phật khi nói về Niết bàn là ở chỗ ông ấy bảo rằng nhập Niết Bàn có nghĩa là huỷ sinh-diệt, huỷ mọi thứ để Là mọi thứ- hoà vào vũ trụ và hoà vào vạn vật. Cái này chính là một dạng duy tâm siêu hình siêu việt (kiểu gần Kant)- vì thế em mới coi Phật học là một dạng duy tâm kiểu khác. Phật tuy không cho Luân hồi là tốt- nhưng công nhận Luân hồi của đạo Hindu để muốn phá vỡ nó cho nên không thể nói là nó không công nhận một thứ như Luân hồi được, cho dù Phật giải thích về Nhân quả có khác với cách hiểu nhân quả thông thường.

-----------


Nhắn các bác khác: có lẽ các bác hầu hết đều không hiểu mấy câu em đặt ra hỏi bác Tieuvu về việc cái gì đảm bảo Tôi là Tôi, để có tôi của kiếp sau cũng chính là tôi của kiếp này. Để mấy hôm em rỗi sẽ viết về cái này sau.
Pages: [<<], [<], 13, 14, 15, [16], 17, 18, 19, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.