Langven.com Forum

Full Version: Phát kiến mới về Kim Tự Tháp
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
KhuongDuy
Kim Tự Tháp ( KTT ) là gì thì chắc nhiều bạn cũng đã biết , có lẽ bàn kỹ càng chắc phải nhờ bác Phó :laugh.gif ( Hơi lười chút ) . Bài này tôi chỉ muốn giới thiệu 1 thuyết mới về KTT .
Mấy hôm trước , TV Nhật có giới thiệu 1 chương trình phóng sự đặc biệt về những phát kiến mới về KTT . Các phát kiến này là thành quả nghiên cứu của nhóm khảo cổ Nhật - Anh - Pháp dưới sự chỉ đạo của giáo sư Yoshimura ( giáo sư khoa Nhân văn , ngành Khảo cổ đại học Waseda ) . Nội dung các phát kiến đó như sau .

1. KTT do ai xây dựng
2. Mục đích xây dựng KTT là gì


KTT đầu tiên ( KTT Jessel ) được xây dựng 3600 năm trước , nhưng các tài liệu mà ta biết hiện nay hầu hết là dựa trên tài liệu của nhà sử học Hy lạp Herodes ( sorry , tớ không biết viết đúng tên ông này ) . Theo như Herodes thì KTT là do 100.000 nô lệ làm việc cật lực , với mục đích là xây ngôi mộ khổng lồ cho các Faraon . Nhưng theo các kết quả khai quật gần đây nhất , thuyết mới đã phủ định hoàn toàn thuyết của Herodes .

1. KTT do ai xây dựng .
- Kết quả khai quật :
+ Tìm thấy nhiều tượng , tranh bích hoạ miêu tả chân dung , sinh hoạt của những người xây dựng KTT . Trong các tranh , tượng này , hình ảnh người thợ được miêu tả vui vẻ , khoẻ khoắn với đôi mắt to đầy sức sống và nụ cười trên môi . Một số tranh,tượng tả cuộc sống gia đình hạnh phúc , ví dụ như tượng chồng - vợ - con , nam-nữ ... Các tranh tượng này đều là tác phẩm của những người thợ dân gian , được sáng tác với mục đích miêu tả cuộc sống hàng ngày , bởi vậy có thể tin rằng cuộc sống của những người thợ xây KTT không thể là cuộc sống của nô lệ .
+ Tìm thấy nhiều phiến đá tiếng Arập có nội dung là các bảng chấm công . Các phiến đá này có ghi tên thợ , ngày nghỉ ( nghỉ hẳn , đi muộn , về sớm ... ) và lý do nghỉ . Có nhiều lý do rất nghộ nghĩnh ví dụ như về quê thăm cha , hôm trước nhậu khuya hôm sau nghỉ làm . Chế độ nô lệ không có như vậy , bảng chấm công đó chỉ có thể có trong 1 môi trường làm việc mà người thợ được trả lương .
+ Tìm thấy 1 số phiến đá có ghi thợ xây dựng được chu cấp lều lán , thịt , bia .
- Kết luận :
+ Herodes viết về KTT 2500 năm trước ( sau khi xây dựng KTT 1000 năm ) , các tài liệu ông có hầu hết là do truyền miệng . Giả thuyết mà ông ta đưa ra ( nô lệ xây KTT ) là do xã hội Hy Lạp khi ấy là thời nô lệ , và tầm nhìn của Herodes không thể vượt qua nổi kiến thức về xã hội mà ông đang có .
+ Thợ xây dựng KTT là những con người tự do , được trả lương , yêu thích công việc .

2. Mục đích xây dựng KTT
- Kết quả khai quật
+ Không tìm thấy bất kỳ 1 bộ xương hay xác ướp nào trong bất kỳ KTT , kể cả các KTT đã được đào bới hay là chỉ được dò tìm bằng tia laser .
+ Mới dùng tia laser tìm được 1 ngăn đối xứng với ngăn hiện tại trong KTT Khê ốp . Ngăn này cũng có 1 chiếc quan tài đá , nhưng không có 1 xác nào trong đó .
- Kết luận
+ Từ lâu nay người ta vẫn tin rằng chiếc hộp đá trong KTT ( có kích thước bằng chiếc quan tài ) là nơi chứa xác ướp của Faraon , KTT là ngôi mộ khổng lồ của nhà vua , các xác ướp không được tìm thấy là do bọn ăn trộm đã đào KTT vào lấy của cải và lấy luôn xác ướp .
+ Ngay cả những KTT được đào , cũng như các KTT được kiểm tra bằng tia laser ( kín mít ) , không có KTT nào tồn tại xác ướp -> vậy hộp đá không phải là quan tài của nhà vua .


Thuyết mới
Dựa trên các kết quả khai quật , người ta đưa ra thuyết sau
- KTT được các người dân Ai Cập tự do xây :
+Người Ai cập cổ đại sống bằng nghề nông dọc theo sông Nil . Hàng năm , sông Nil có 4 tháng mùa lũ , thời gian này người dân là nông nhàn .
+Trong thời gian này , Faraon triệu tập 1 số thanh niên về xây dựng KTT như một công trình công cộng , trả lương cho họ . Thông qua xây dựng KTT , các thanh niên này học được các kỹ thuật mới nhất về kiến trúc , sau đó trở về quê , xây dựng tổ quốc :laugh.gif . Nhờ vậy , ngành kiến trúc Ai cập phát triển cao độ trong thời gian này .
- KTT là 1 công trình tôn giáo :
+ Mới đây , người ta tim được 1 hành lang dài , tối dẫn đến KTT Jessel ( KTT đầu tiên ) . Một giả thuyết được đặt ra là , người Ai cập ( thời đó theo tín ngưỡng thờ thần Mặt trời ) xây dựng KTT trong 1 quần thể kiến trúc , nhằm Simulation cái chết . Sau khi chết , con người bước vào 1 hành lang tối tăm , nơi đấy chúng ta sẽ được thượng đế phán xét . Sau khi vượt qua hành lang đó , sẽ đến 1 quảng trường lớn đầy ánh nắng , mà phía đông của nó là KTT Jessel . KTT này có hình bậc thang , có lẽ là miêu tả bậc thang dẫn chúng ta đến với thần mặt trời . Các KTT sau này đổi từ hình bậc thang sang hình chóp là để miêu tả các tia nắng mặt trời .
+ Người ta tìm được 2 chiếc thuyền phía đông và phía tây của KTT Khê ốp. Ngoài cửa vào phía đông vẫn được biết , người ta mới tìm được của phía tây đối xứng với cửa đông . Cửa tây dẫn đến 1 khoang giống y hệt cửa đông , 2 khoang đối xứng nhau và được nối bằng 1 hành lang nhỏ . Giả thuyết mới là như sau . 2 chiếc thuyền này là miêu tả thuyền của thần Mặt trời . Thuyền phía đông là đi từ cõi âm tới duơng gian , thuyền phía tây là từ duơng tới âm . Faraon sau khi chết , linh hồn về với thần mặt trời . Hàng ngày , linh hồn Faraon đi ké thuyền thần Mặt trời về dương gian thăm thần dân . Hộp đá là nơi linh hồn Faraon tích năng lượng sau khi rời thuyền thần mặt trơì ( Có rất nhiều nghiên cứu về sự tập trung năng lượng trong cấu trúc KTT ) . Chiều đến , sau khi thăm hỏi nhân dân xong , linh hồn về ngủ bên hộp đá phía tây , chờ khi mặt trời lặn thì lên thuyền đi ké về cõi âm .


Trên đây là những phát kiến , giả thuyết mới nhất về KTT . Các giả thuyết này lật ngược những gì ta vẫn nghĩ về KTT . Sẽ có nhiều người đồng ý , có nhiều người phản đối . Nhưng có một điều chắc chắn rằng , nhân loại sẽ biết thêm nhiều điều mới về công trình vĩ đại này.
Phó Thường Nhân
Chắc nhà sử học Hi lạp mà Khương Duy nói tới là học giả Hê rô đốt (Herodot) (490-424 trước công nguyên). Ông này có vai trò trong môn LS Phương Tây như Tư Mã Thiên ở Đông Á. Chỉ khác là ông không viết sử kiểu biên niên, hay theo gương anh hùng liệt sĩ mà theo kiểu "dư địa chí". Tức là ghi chép lại tất cả phong tục, tập quán, sự kiện theo địa phương, kiểu như khách lữ hành ghi nhật ký. Có lẽ vì người Hi lạp không lấy sử minh hoạ cho đạo đức, hành vi xã hội như người TQ. Làm việc này đã có triết học của Platon, Epicure, Zenon, Socrate, Diogene ..và nhiều "người hiền" khác. Chuyện Hê rô đốt viết nhầm hoàn toàn có thể xẩy ra. Nên những điều ông viết chỉ có thể coi là kiến thức, nhận thức của thời đại ông sống với LS thôi.
Thực ra trên thế giới chỉ có duy nhất người Hi lạp và La mã là có chế độ Nô lệ điển hình. Còn ở các nơi khác thì nó nhạt hơn nhiều. Thường số lượng dân tự do chiếm đa số trong xã hội (lúc này xã hội 3 giai cấp: Quý tộc, dân tự do, Nô lệ). Không kể có những nơi như Đông Á (TQ, VN) chế độ của chung kiểu công xã đã khiến cho nô lệ chỉ tồn tại èo uột trong gia đình. Nhưng Quý tộc là nhưng người nắm quyền có thể huy động dân tự do đi "lao động" theo ý mình, kiểu như đi phu, đi dịch trong chế độ phong kiến về sau. Không nhất thiết theo chế độ nô lệ người ta mới có thể huy động nhân công để làm các công trình lớn. Công trình Ăng co của nhà nước Chân Lạp. Khu đền Pa gan ở Miến điện đều được xây dựng theo hình thức phu phen này.
Dù là mộ hay không, chắc chắn Kim tự Tháp đóng vai trò tín ngưỡng tôn giáo. Đây là một trong những hình thức thông dụng để thống nhất quốc gia theo thần quyền (Theocratie). Ở VN, quốc gia Cham pa cũng dựng nước theo hình thức này. Công trình tôn giáo của họ là Tháp Chàm còn tồn tại đến ngày nay.Theo nguyên tắc của nó thì vua cũng là thần, thờ vua là thờ thân. Mà thần thì ai cũng phải quy phục nên dẫn tới sự thống nhất. Việc xây dựng các công trình lớn dẫn đến sự tập trung dân cư lớn, làm tăng sự trao đổi trong ngôn ngữ, tục lệ, sinh hoạt góp phần xoá bỏ các đặc trưng địa phương, càng làm tăng thêm sự thống nhất. Như vậy việc xây Kim tự Tháp không hẳn là xây mộ vua, mà còn là cách củng cố quyền lực, một phép trị nước. Điều này giải thích thời hạn xây dựng "dai dẳng" của nó, kéo dài cả 20,30 năm, có khi trùng với triều dài của một triều đại.
Chữ mà Khương Duy cho là chữ Ả rập, có lẽ không phải. Chữ Ả rập chỉ truyền vào Ai cập từ thế kỷ thứ 7, khi Ca líp Omayade của người Ả rập chiếm được đất này từ tay đế quốc Đông La Mã. Chữ người cổ Ai cập dùng là thứ chữ Hieroglyth, thời Pharaon. Đến thời đế quốc La Mã là chữ Hi lạp. Chính nhờ một tấm văn bia có ghi cả bằng hai thứ tiếng Hi lạp và Hieroglyth mà học giả Champolion người Pháp đã tìm lại được hệ ký tự này, cũng như dịch được văn bia của người Ai cập cổ đại. Khai sáng nên môn Ai cập học (Egyptologie). Chữ Hieroglyth vẫn còn dùng những ký hiệu "thiên nhiên" để lập chữ cái. Ví dụ hình cái chân là chữ B, hình con diều hâu nhìn nghiêng là chữ A (Đại loại thế, tôi không nhớ chính xác).
:-X :-X
chipchipchip
Chíp có quyển sách nhỏ của nhóm nghiên cứu Waseda này, nhưng là sách cũ.
Nhưng chưa đọc, mà cũng chưa xé ra gấp thuyền :P
Nếu KD có muốn mượn ...hihihihihihi, thì cũng OK. sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
Khoảng từ giữa thập niên 60 của thế kỷ 20, sau phong trào đòi quyền công dân ở Mỹ cho người da đen do Mục sư Luther King đứng đầu, một số học giả người Mỹ da đen bắt đầu đưa ra một học thuyết nói rằng văn minh Ai cập cổ đại là của người da đen. Họ lý luận là trên các tranh vẽ trong kim tự tháp, hình người đều được tô mầu đất đỏ,ám chỉ người da mầu. Các tượng Ai cập, như tượng Spinx đầu người, mình sư tư đều có những đặc trưng của chủng da đen. Môi dầy, mũi to. Không kể cách tết tóc thành từng bím nhỏ lẫn với sợi bông còn tồn tại đến ngày nay trong các bộ tộc da đen ở Nu bi (Xu đăng). Theo họ thì người da trắng đã "lờ" đi chuyên này, khi nói tới Ai cập. Không phải là hoàn toàn họ cố tình, nhưng do châu Âu có truyền thống đưa văn hoá Ai cập vào LS của họ cùng với văn hoá Hi lạp và La Mã nên đã dẫn tới sự lãng quên này. Đơn gian là người ta không thể hình dung, tưởng tượng được người da đen có thể xây dựng nên một nền văn hoá rực rỡ như thế.
Cùng với sự đánh giá lại LS này, Lich sử Ê ti ô pi cũng được người da đen ở châu Mỹ, đưa lên tôn thờ. Nước này là nước có lịch sử lâu đời nhất ở châu Phị (4000 năm), có chữ viết riêng, có nhà thờ thiên chúa giáo theo kiểu của họ. Thiên chúa giáo ở đây còn nhiều nét nguyên thuỷ như thời phát nguyên đạo thiên chúa. Đặc biệt, nước này chưa bao giờ mất độc lập. Ê ti ô pi cùng với Iran, Thái lan, Nhật bản là ba nước không bị thực dân châu Âu chiếm làm thuộc địa. Phong trào này gọi là Rasta, xuất hiện ở đảo Jamaica, trong vùng vịnh Ca ra íp. Nó cũng gắn liên với nhạc Reagae mà đại diện của nó là Bob Marley.
:-X
DonJuan
Nhưng người Ai Cập đã xây dựng các KTT như thế nào khi mà họ chưa có xe kéo có bánh ? Họ đắp đất dần lên cao để làm nền đẩy đá khối nặng hàng chục tấn lên và xếp ư ? Nhưng các huynh đệ cần nhớ là các phiến đá được xếp cực kỳ kín nhé, một điều không hề đơn giản khi không có những công cụ mài dũa và truyền lực cực lớn.
KhuongDuy
[quote author=Don Juan link=board=14;threadid=982;start=0#12672 date=1038178598]
Nhưng người Ai Cập đã xây dựng các KTT như thế nào khi mà họ chưa có xe kéo có bánh ? Họ đắp đất dần lên cao để làm nền đẩy đá khối nặng hàng chục tấn lên và xếp ư ? Nhưng các huynh đệ cần nhớ là các phiến đá được xếp cực kỳ kín nhé, một điều không hề đơn giản khi không có những công cụ mài dũa và truyền lực cực lớn.
[/quote]

Cái này thì nghiên cứu trên cũng có nhắc đến . Đầu tiên KTT không phải là làm sẵn hình chóp mà có 5 đường dốc thoai thoải để vận chuyển đá . Các phiến đá được đặt lên các khung gỗ để kéo lên . Hình dạng các khung gỗ hơi giống như chiếc xe trượt tuyết của người Eskimo ấy , tức là dưới đáy có 2 thanh gỗ lớn đặt theo chiều dọc . Như vậy trong 5 đường dốc thì có 4 đường để kéo lên và 1 đường để đưa các khung gỗ xuống . Vì chưa có bánh xe , nên để giảm ma sát , người ta dùng dầu . Có nghĩa là cần phân công 2 người đi trước khung gỗ , vẩy dầu xuống mặt sàn để giảm ma sát .
Về công cụ mài dũa thì thời đó người Ai Cập đã chế được các mũi đục bằng sắt pha đồng có độ cứng tạm dùng được ( gõ 100-200 lần thì phải mài lại 1 lần ) . Tất nhiên tại hiện trường cũng cần 1 xưởng mài để mài lại các mũi đục cùn . Còn làm sao mài được các phiến đá vuông vắn , không có kẽ hở thì chắc là do tài năng của các thợ đá Ai Cập chăng .
Phó Thường Nhân
Thực ra cái Kim tự Tháp cũng không phải là hình chóp hoàn toàn. Khi họ xếp đá lên, nó vẫn có hình bậc thang. Nhưng do nó quá đồ sộ, nên lúc chụp ảnh từ xa, gây cho ta cảm tưởng như vậy. Không kể 5000 đã qua, nắng gió sa mạc đã mang cát lấp vào các bực thang này, khiến cho ta cảm tưởng nó phẳng hơn thôi. Nhìn ảnh những KTT nhỏ, hoang phế có thể thấy rất rõ "tính bậc thang" của nó.
Người cổ đại có một "công nghệ" đắc lực đó là thời gian. Điều mà trong xã hội hiện đại khó tưởng tượng được. Thời đó đời người chắc không vượt quá đươc 40 năm. Xây một KTT cũng mất khoảng ngần đó thời gian. Như vậy một người được huy động để đặt viên đá đầu tiên, khó có khả năng để nhìn thấy KTT lúc nó hoàn thành. Điều này chứng tỏ kỹ thuật ghép đá chắc phải rất phổ thông, và là kiến thức của cả phường hội xây dựng, được truyền từ đời này qua đời khác.
Người Ai cập cổ đại còn xây những đền thờ rất lớn nữa, dù ngày nay đã đổ nát. Theo tôi thì những công trình này còn khó hơn KTT, vì nó phải có không gian để sử dụng cho việc thờ cúng,mà họ không có kiến thúc gì về làm dầm,kèo chịu lực, cũng không dùng vôi vữa gì cả. Tất cả chỉ là đá xếp. Dựa vào trọng lượng của khối đá để giữ cho công trình đứng vững. KTT có các phòng rất nhỏ so với khối lượng đá xếp, cho nên về mặt kỹ thuật thực ra là đơn giản hơn so với việc đưa một thanh đá dài làm dầm lên một công trình cao mấy chục thước, mà lại không làm xiêu đổ bức tường đá ở dưới.
:-X
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.