Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai, nhận định về VN của các trí thức Tây học
Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )
![]() ![]() ![]() |
Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai, nhận định về VN của các trí thức Tây học
Phó Thường Nhân |
![]()
Đường dẫn tới bài viết này
#21
|
![]() Tả Thiên Thanh ![]() Nhóm: Chánh tổng Số bài viết: 6.556 Tham gia từ: 11-August 02 Thành viên thứ: 133 Tiền mặt hiện có : 45.526$ Số tuần chưa đóng thuế : 10 Bình chọn : ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Tiếp tới là hai bài viết có tính chất kỹ thuật, đó là bài viết về con đường đi từ Đà Nẵng ra Huế mất bao nhiêu thời gian, qua những trạm dừng nào, vào thế kỷ XVII thông qua ghi chép của một người Ý tới Đàng Trong. Tư liệu này có thể giúp ta tìm hiểu tình trạng giao thông, lộ trình ở Đàng Trong vào thời điểm này. Bài tiếp sau nói về vấn đề bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, nhưng quan niệm của thế giới, của VN, vấn để chủ sở hữu công không có tiền để tu sửa, còn nếu là tư nhân thì nó sẽ bị sửa theo kiểu “trọc phú” (từ này là của tôi), tác giả cũng than phiền có nhiều công trình đáng giá nhưng vì không được đưa vào danh mục kiểu “danh sách lịch sử cấm không được vi phạm” (đây cũng là từ của tôi), thì bị phá bỏ để xây nhưng thứ mới không giá trị bằng.. v..v.. Tôi sẽ không phân tích nó, mà sẽ phân tích bài tiếp theo của học giả Trần Ngọc Vương, với tựa đề “Vấn đề chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia ở Vn ngày nay”. Theo như giới thiệu thì đây là một học giả dậy về văn học ở Đại học Hà nội, tiến sĩ viện Đông Phương Học Nga, thính giảng ở đại học Bắc Kinh, Paris VII, Seoul. Tôi viết tất cả lý lịch học vấn của tác giả ở đây để thấy rằng ông là một típ học giả khác với hai người tôi phân tích trước, là những người nằm trong một không gian nhân thức thực dân kéo dài, và họ coi đó như cái đế nhận thức của họ (tôi nói gọn như vậy). Với học giả Trần Ngọc Vương thì không phải như vậy. Ông là một dạng học giả ngoài Bắc, được đào tạo trong khuôn viên XHCN. Không hiểu lúc ông ấy làm tiến sĩ ở Nga thì đó là nước Nga ngày nay hay Liên Xô, vì điều này cũng rất quan trọng ảnh hưởng tới tác giả.
Thực sự khi nhìn hành trang học vấn của ông, tôi có một cảm tình,vì hi vọng rằng những địa điểm học vấn trên, sẽ giúp ông có một nhận thức ngoài phương Tây hơn, tức là khách quan hơn. Nhưng cảm tình bao nhiêu thì sự thất vọng lớn bấy nhiêu, vì khi đọc bài viết của ông, nó không nói lên được một điều gì cả. Tác giả không chỉ ra vậy vấn đề chỉ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia ở VN ngày này (bài viết vào năm 2022) là gì. Tác giả chỉ đưa ra được một số tác giả phương Tây nói về chủ nghĩa dân tộc : Anderson, Hosbown, Renan, .. là những học giả tư sản phương Tây, nhưng tác giả không định hình được họ, đặc trưng của họ là gì và tất nhiên không hiểu đóng góp của họ vào tư duy dân tộc , quốc gia của Vn là gì, có không như cái tên bài viết. Còn thất vọng hơn nữa khi tác giả nói tới vấn đề dân tộc thông qua phong trào quốc tế cộng sản, điều liên quan trực tiếp tới VN. Nhận định đánh giá của tác giả về vấn đề dân tộc của chỉ nghĩa Mác – Lê nin cũng cực kỳ hời hợt(ví dụ nói về Staline). Còn về VN nói riêng, thì tác giả đã chỉ ra được một vài tiểu tiết về quan niệm của nhà Nho Vn về dân tộc, quốc gia. Điều này với tôi là khẳng định những điều tôi hiểu về nhà Nho VN, nhưng ông ấy không thấy được sự liên quan giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Vn và chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt theo lăng kính nhà Nho, mà chỉ thấy được mấy thứ vụn vặt kiểu “Triệu Đà được coi là một triều đại Vn, bác Hồ cũng nói thế”. Cảm giác của tôi khi đọc tác giả là thấy 1- Sự tìm hiểu hời hợt về các học giả tư sản phương Tây (điều này ông ấy sẽ kém hơn các học giả tắm mình trong nhận thức thực dân như tôi phân tích ở trên) 2- Sự chối bỏ nguồn gốc nhận thức dân tộc của chính ông, do có một nhận thức cũng hời hợt về chủ nghĩa Mác-Lê nin. Tôi cảm tưởng ông ấy “sợ “ chủ nghĩa Mác Lê nin, một thứ sợ định kiến, và từ đó không nhìn thấy những đặc sắc của chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN, một thứ chủ nghĩa Mác -Lê nin nho giáo đóng góp cho vấn đề dân tộc nói chung, và cho VN nói riêng. 3- Từ hai điều trên ông ấy không thể định hình được chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia ở VN ngày nay là gì, ngoài việc “Triệu Đà là một triều đại VN”, nếu Triệu Đà là một triều đại VN, thì nhận thức về dân tộc Vn, về quốc gia VN phải thế nào ? ông ấy không nói được. Tôi sẽ lần lượt phân tích những điểm trên. -------------------- |
Phó Thường Nhân |
![]()
Đường dẫn tới bài viết này
#22
|
![]() Tả Thiên Thanh ![]() Nhóm: Chánh tổng Số bài viết: 6.556 Tham gia từ: 11-August 02 Thành viên thứ: 133 Tiền mặt hiện có : 45.526$ Số tuần chưa đóng thuế : 10 Bình chọn : ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Khi đọc một học giả phương Tây, điều đầu tiên người ta phải tìm hiểu đó là định hình không gian môi trường của họ, họ giải quyết vấn đề gì, cái vấn đề ấy được định nghĩa thế nào theo cách hiểu thông thường, và từ đó thấy sự đóng góp của họ. Tất cả những bộ phận này là phần chìm của tảng băng, được chấp nhận một cách vô thức, như một nhận thức phổ thông, hay định kiến của không gian họ sống, nhưng một người VN không có và bắt buộc phải tìm hiểu. Ví dụ nếu là một người Pháp, thì họ đọc Renan họ có chung với ông ta những nhận thưc định kiến bắt nguồn từ lịch sử văn hóa Pháp. Tương tự như vậy người Anh, Mỹ đọc Hobsbown hay Anderson sẽ có chung với những ông này nhận thức định kiến của họ.
Sau đó ta mới xem là họ có cái gì ứng dụng được vào để hiểu vấn đề theo quan niệm của VN, vì ta có một background nhận thức của ta. Cả ba tác giả trên đều được học giả Trần Ngọc Vường đề cập tới bởi sự đóng góp của họ về nhận thức dân tộc. Và điều đầu tiên ta cần tìm hiểu đó là khái niệm dân tộc hiện tại được phương Tây (ở đây có thể nói trực tiếp là Anh và Pháp hiểu thế nào quan niệm thế nào). Từ khi có cách mạng tư sản ở phương Tây, đầu tiên ở Hà lan, rồi Anh, Pháp đã xuất hiện một hình thức tổ chức xã hội được gọi là nhà nước dân tộc (tiếng Pháp Etat-Nation) thay thế vào các tổ chức nhà nước phong kiến có trước đó ở Tây Âu. Chính nhà nước dân tộc này là cái đế, và được đánh đồng với khái niệm dân tộc hiện đại. Nhà nước dân tộc này được hình thành trên cơ sở thống nhất thị trường nội địa (còn gọi là thị trường dân tộc), để đáp ứng cho nhu cầu cho giai cấp tư sản dân tộc ở đây. Nhà nước dân tộc này là nhà nước tư sản, và nó nhằm vào nắm chủ quyền chính trị (nhà nước, chính phủ), chủ quyền tài chính (độc quyền in tiền tệ, và quản lý tiền tệ), chủ quyền kinh tế (với lực lượng sản xuất củ tư sản dân tộc, bảo vệ thị trường nội địa với các thể loại hàng rào thuế quan). Tất nhiên 3 chủ quyền này đã được thực thi thông qua một số điểm chung về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ đã tồn tại ở những thị trường này, chúng đan xen vào nhau và nhiều khi làm người ta lẫn lộn, ví dụ cách mạng tư sản Anh được thể hiện thông qua hình thức chiến tranh tôn giáo. Cách mạng tư sản Hà lan thông qua một cuộc đấu tranh giành độc lập đánh đuổi vương triều Tây ban Nha. Cách mạng Pháp là một liên minh giữa thị dân và tư sản đánh quý tộc, .. Sự hình thành các nhà nước dân tộc này đã đạt tới đỉnh điểm khi giai cấp tư sản ở đây không còn gói gọn thị trường của mình trong thị trường nội địa được nữa, và nó phải bành trướng xâm lược thuộc địa. Ta có thể coi giai đoạn này chấm dứt vào giữa thế kỷ XIX (có thể ngày tháng vào cuộc chiến tranh thuốc phiện ở TQ 1840 làm mốc). Lúc này các nước Anh, Pháp đều trở thành các đế quốc thuộc địa kiểu cũ. Nhưng các chủ quyền về tài chính, kinh tế, chính trị của nhà nước dân tộc kia không mất, cũng không mở rộng cho thuộc địa, mà trở thành công cụ áp bức bất công với các thuộc địa kia, nhưng nó lại không muốn nói ra đưa ra (vì đưa nó ra thì khác nào bảo cách thuộc địa kia giành độc lập đi để có nhưng chủ quyền ấy), vì thế nó phải làm mềm các nhận thức nhà nước dân tộc này và phủ nhận nó. Cả ba học giả tư sản trên đều có tư duy này, vì sinh thời của họ các nhà nước dân tộc tư sản Anh, Pháp đã trở thành các nước đế quốc, rõ rệt nhất là Anderson và Hobsbown, trường hợp của Renan thì lằng nhằng hơn. Tôi sẽ nói sau. Với Anderson, ông này đã sử dụng nhận thức “cá nhân tổng thể” (indidualisme intégral) là một dấu ấn của văn hóa Anh -Mỹ để làm công cụ xóa nhòa nhận thức nhà nước dân tộc, khi coi dân tộc là một cộng đồng tưởng tưởng của một tập thể cá nhân hỗn độn không có tổ chức. Tư duy này cho đến nay vẫn được Mỹ sử dụng trong toàn cầu hóa, từ đó ta chỉ có một trung tâm duy nhất là Mỹ thôi. Trường hợp của Hobsbown thì còn thú vị hơn, đó là ông ta đã sử dụng nhận thức giai cấp của chủ nghĩa Mác (không có Lê nin, tức là không phải chủ nghĩa Mác-Lê nin) để dùng giai cấp phủ nhận dân tộc. Đây chính là tư duy khởi điểm của cách mạng tháng 10 (giải đoạn 1917-1922), nhưng nó cũng kết thúc khi có chủ nghĩa Staline (tức là xây dượng chủ nghĩa xã hội trong một nước) từ những năm 30, và có thể đánh dấu bằng thời điểm Trosky bị đuổi khỏi Liên Xô. Còn trong trường hợp của Renan, thì ông ta coi dân tộc là ý chí của từng cá nhân tham gia, nó có gì đó tương đương với quan niệm của Anderson nhưng thực tế hơn. -------------------- |
Phó Thường Nhân |
![]()
Đường dẫn tới bài viết này
#23
|
![]() Tả Thiên Thanh ![]() Nhóm: Chánh tổng Số bài viết: 6.556 Tham gia từ: 11-August 02 Thành viên thứ: 133 Tiền mặt hiện có : 45.526$ Số tuần chưa đóng thuế : 10 Bình chọn : ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Cả ba tác giả trên, tôi đọc đã lâu, ví dụ Anderson thì có lẽ đã tới cả chục năm, vì thế tôi chỉ có nhận thức đại ý rút ra từ ông này mà thôi. Điều mà tôi ghi nhớ nhất, nếu trí nhớ không nhầm, thì Anderson đã có một sự chứng minh rằng chính các chế độ thuộc địa đã tạo ra các nhà nước dân tộc hiện đại. Trong đó ông ấy đã lấy dẫn chứng là rất nhiều nhận thức văn hóa hiện đại của các nhà nước dân tộc này, được coi là truyền thống tạo dựng ra dân tộc xuất phát .. từ thời thực dân, có nghĩa là do chế độ thực dân tạo ra. Không kể có nhiều nước trên thế giới, bản đồ địa lý của họ hiện tại là địa giới hành chính của thời thực dân. Ta có thể lấy ví dụ gần ta nhất, ví dụ Malaysia, Indo, Ấn độ, Philippine,.. không kể các nước châu Phi. Lấy ví dụ Ấn độ hay Indo có lẽ là điển hình nhất, minh chứng rõ rệt nhất cho nhận xét “thuộc địa thành dân tộc” này của Anderson. Vì sao ? vì trong lịch sử chưa bao giờ có một nhà nước Indo như bây giờ, trước đó trên vùng quần đảo này có nhiều vương quốc đã tồn tại, chủ yếu là ở đảo Java, và một phần đảo Sumatra. Biên giới địa lý hiện nay của Indo là biên giới thuộc địa Hà lan ở vùng quần đảo này. Tương tự như vậy, không có một nhà nước Ấn độ nào trùng khít với biên giới Ấn độ hiện tại, mà đây là cả một cộng đồng nhiều vương quốc tồn tại. Các triều đại lớn nhất ở bán đảo Ấn độ ví dụ thời vua Asuka (trong kinh phật gọi là A dục), hay đại đế quốc Môn gôn, tồn tại trước khi Anh xâm lược Ấn cũng có giới hạn địa lý khác với Ấn độ hiện tại, vùng Nam Ấn, tức là các bang ví dụTamilnadu chưa bao giờ thuộc vào một vương triều Ấn độ.
Còn về biểu tượng dân tộc, ta có thể thấy với Cam pu chia là hình ảnh đền Ăng co Vát, mà di tích Ăng Co là do Pháp dưới thời thực dân tìm ra. Ngay với VN, biểu tượng trống đồng Đông Sơn mà hiện nay là biểu tưởng của truyền hình VN mỗi ngày, di tích khảo cổ này được tìm ra vào những năm 20 thời thuộc Pháp. Từ đó Anderson rút ra kết luận, đó là các dân tộc hiện tại trên thế giới chỉ là những cộng đồng tưởng tượng (communauté immaginaire), vì chính chế độ thực dân đã tạo ra chúng. Quả thật điều mà Anderson nhận xét không sai, nếu nói về hiện tượng, nhưng việc ông ta khái quát hóa nó thì lại là sai. Trong thực tế, ông ta đã lẫn lộn khái niệm nhà nước-dân tộc (Etat-Nation) mà tôi nói ở trên với một dân tộc (Nation) không kể với một người bình thường sẽ thường nhầm lẫn dân tộc(Nation) với sắc tộc (ethnic). Ông ta khái quát hóa nó sai, bởi quan niệm tiềm thức, được coi như vô thức của văn hóa Anglo-Saxon, đặc biệt được củng cố từ sau cách mạng tư sản Anh tạo ra. Khi cách mạng Anh nổ ra, nó là một liên minh giữa tư sản và quý tộc chống lại vua, mà điển hình nhất là cả hai giai cấp này đều không muốn chính quyền của Vua kiểm soát việc thu thuế, vì việc này động chạm trực tiếp tới quyền lợi của quý tộc (do sở hữu điền trang), và tư sản (sở hữu nhà máy, hầm mỏ). Liên minh này sở dĩ tồn tại được, vì ở Anh chế độ phong kiến phân quyền không bị biến mất hoàn toàn, và đồng thời từ thế kỷ XVI, giai cấp quý tộc Anh cũng đã “tiền tệ hóa địa tô”, có nghĩa là nó không đòi hỏi nông nô phải đóng góp sức lao động (đi phu) , hay nộp hoa lợi nông nghiệp trực tiếp bằng sản phẩm mà đòi bằng tiền. Như vậy quý tộc Anh đã đi gần tới hình thức tư sản nông nghiệp, chính vì thế liên minh quý tộc-tư sản hình thành được. Điều chung của nó là chống lại các luật pháp cưỡng bức của vua, từ đó mà có Bill of Right, tức là quyền cá nhân (individualisme). Với sự phát triển của tư bản Anh-Mỹ, luôn đóng vai trò đi xâm lược, thì yếu tố lợi ích dân tộc như một cộng đồng người cùng cùng chung quyền lợi cơ bản, một thứ quyền lợi vượt lên trên quyền lợi cá nhân không có. Đây là điều làm cho văn hóa Anglo-Saxon này khác Đức chẳng hạn. Cũng chính vì thế Anderson chỉ có thể coi dân tộc là một cộng đồng tưởng tượng, vì ông ta không bao giờ cảm nhận nó bằng thực tế. Lấy một ví dụ. Thời thực dân Pháp ở VN, Nguyễn An Ninh là một trí thức nổi tiếng, con nhà giầu ở Nam bộ, đất Nam Bộ là đất được cai quản trực tiếp bởi Pháp. Tư tưởng dân tộc của Nguyễn An Ninh ảnh hưởng của Russseau, một nhà triết học Pháp, được coi một như những cha đẻ của cách mạng tư sản Pháp. Theo Russeau, thì mỗi con người vốn có tự do cá nhân một cách tự nhiên, nhưng họ đã nhượng bớt một phần quyền này cho nhà nước, để tạo ra một cộng đồng, và cộng đồng này là .. dân tộc. Nói về nhận thức, ông ấy (Nguyễn An Ninh) có thể là một người Pháp điển hình, thượng lưu, nếu tư duy của Russeau được áp dụng ở Đông Dương. Một lần đi xem phim, ông ấy đã bị một thằng lính Pháp bắt nhường chỗ, ông không đồng ý, thằng lính kia đánh ông, ông đánh lại, kết quả phải ra tòa. Khi ra tòa, tòa án đã xử cho thằng linh pháp kia thắng kiện. Nhưng với việc làm này, Nguyễn An Ninh cũng trở thành nổi tiếng với người Việt vì .. dám đánh lại Pháp. Cái ví dụ này đã chứng tỏ là quan niệm dân tộc là một cộng đồng tưởng tượng không đúng. Nguyễn An Ninh có đủ điều kiện để tưởng tượng mình là người Pháp,và phản ứng của ông chứng tỏ điều đó , nhưng ông ấy không phải là người Pháp. Bởi vì ngoài sự tưởng tượng phải có sự chấp nhận của xã hội, và các hình thức luật pháp bảo đảm cho nó. Sự chấp nhận của cả xã hội, tự nhận là một dân tộc có sự nhận thức cá nhân (mà ta có thể coi là tương đương với sự .. tưởng tượng), nhưng nó chỉ là một khía cạnh rất nhỏ, để người ta có cảm nhận tự giác, chứ không đầy đủ. (còn tiếp) -------------------- |
Phó Thường Nhân |
![]()
Đường dẫn tới bài viết này
#24
|
![]() Tả Thiên Thanh ![]() Nhóm: Chánh tổng Số bài viết: 6.556 Tham gia từ: 11-August 02 Thành viên thứ: 133 Tiền mặt hiện có : 45.526$ Số tuần chưa đóng thuế : 10 Bình chọn : ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Tác giả đã nhận định đúng về Hobsbawn khi nói ông ta là không phải là sử gia theo truyền thống Mác-Lê nin, nhưng lại sai khi gọi ông ta là Mác xít. Hobsbawn là một giáo sư đại học Anh, chuyên dậy về chủ nghĩa Mác, và được giới học giả phương Tây coi là Mác xít, vì ông ây luôn là thành viên của đảng cộng sản Anh. Có thể cái mác là đảng viên đảng cộng sản Anh (một đảng bé tí không có ảnh hưởng gì) khiến người ta cảm tưởng ông ấy là Mác xít, nhưng ông ấy thực ra chỉ là người dậy chuyên môn về chủ nghĩa Mác, hiểu theo kiểu dân chủ tư sản phương Tây, giống như một thầy giáo dậy toán, lý, hóa. Vì thế Hobsbawn không thể là người theo chủ nghĩa Mác, chỉ là người dậy về chủ nghĩa Mác, có thể coi ông ấy là một dạng Mác xiên (Marxien), là một thuật ngữ chỉ những học giả phương Tây chấp nhận tư duy Mác trẻ, tức là khi Mác đang đi học và mới đi làm, vốn có nhiều dấu ấn của triết học Hê ghen, chấp nhận dân chủ tư sản (Mác là người cổ vũ nhiệt thành cho cách mạng tư sản Pháp).
Tư tưởng của Mác, tất nhiên phải chịu ảnh hưởng văn hóa vùng ông ấy sinh sống, là Tây Âu, và nó cũng phát triển theo thời gian. Điều đặc trưng nhất của chủ nghĩa Mác nguyên thủy với tôi là những điều sau: 1- Coi vấn đề giai cấp là vấn đề chủ đạo duy nhất của sự phát triển loài người, vì thế Mác đã nhìn các hình thái cộng đồng người khác, ví dụ dân tộc thông qua cái nhìn giai cấp, tức là phủ nhận nó. Trong thực tế Mác chỉ nhìn thấy nhà nước được cấu trúc bởi chủ nghĩa tư bản, đó là thống nhất thị trường. Một dân tộc với Mác đồng với khái niệm một thị trường thống nhất. Điều này có lý do của nó, bởi vì ở Tây Âu, đặc biệt là vùng văn hóa Đức, đã không tồn tại các nhà nước dân tộc. Toàn bộ Tây Âu có lẽ giống như TQ thời xuân thu-chiến quốc, tức là bị chia sẻ bởi rất nhiều quốc gia có hình thái phong kiến, nó có một sự thống nhất bởi tôn giáo, và bởi các gia tộc quý tộc. 2- Vì coi giai cấp là vấn đề chủ đạo duy nhất, cho nên Mác không phản đối chế độ thực dân, ngay cả chế độ thực dân cũ, bởi vì theo quan niệm của Mác, đây là cách thức để các vùng đất khác (tôi không dùng khái niệm dân tộc hay sắc tộc ở đây) có thể tiếp cận văn minh hiện đại, hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế, chỉ cần vượt qua biên giới giữa Ba lan và Đức, hay đi vào chế độ Sa hoàng ở Nga, là chủ nghĩa Mác nguyên thủy đã có vấn đề, vì nó không đánh giá được vấn đề dân tộc. 3- Tương tự như vậy, khi đi vào các nước có văn hóa ngoài phương Tây, đặc biệt là những nơi có nền văn hóa lâu đời ví dụ như thế giới Ả rập, Ấn độ, TQ, VN, Nhật, ..thì chủ nghĩa Mác nguyên thủy này gặp vấn đề rất lớn về vấn đề tư hữu. Tại sao ? bởi vì giai cấp được tạo thành bởi tư hữu, nhưng hình thức tư hữu giữa ở Tây Âu, nơi Mác sống và ở các nơi khác trên thế giới không giống nhau. Ví dụ ở TQ, VN, chế độ sở hữu đất đai chỉ có một chủ duy nhất là nhà nước, do không có quý tộc. Cách sở hữu này cũng chia làm 2, đó là đất đai thuộc nhà nước, và đất đai sở hữu cho địa chủ. 4- Chủ nghĩa Mác nguyên thủy, do là tư tưởng của giai cấp công nhân trong xã hội phương Tây, nên nó không đặt ra được vấn đề quản lý nhà nước, và tất nhiên không có vấn đề công nghiệp hóa, (còn được gọi là thời kỳ quá độ) 5- Do là sản phẩm của văn hóa phương Tây (Tây Âu), nên chủ nghĩa Mác kế thừa vấn đề triết học nhị nguyên vốn có ở đây theo truyền thống Thiên chúa giáo, đó là phân ra thế giới tinh thần vật chất tách biệt nhau, mà ta vẫn gọi là duy vật hay duy tâm. Chủ nghĩa Mác được coi là duy vật, đối với Thiên chúa giáo là duy tâm. Nhưng ở những nền văn hóa khác, thì khái niệm duy tâm/duy vật này không có. Vì thế chủ nghĩa Mác nguyên thủy cũng không ép được vào quan niệm văn hóa ở những nơi khác ngoài phương Tây, do cái khung duy vật/duy tâm này không tồn tại. Chính vì thế, khi vượt khỏi Tây Âu, những điều trên của chủ nghĩa Mác nguyên thủy được cập nhật lại, bản địa hóa bổ xung nhưng điều trên, vì thế hình thái có tính chất universal nhất của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác – Lê nin, và các nhánh của nó là chủ nghĩa Mác-Lê nin VN, chủ nghĩa Mác-Lê nin TQ (còn gọi là chủ nghĩa Mao) chứ không phải thứ Mác xít Tây Âu này. Đối với tôi, xem nó chỉ để hiểu nguồn gốc, và từ đó hiểu rõ tích chất độc đáo của chủ nghĩa Mác-Lê nin VN hơn. Chủ nghĩa Mác-Lê nin (Liên Xô, VN, hay TQ) không bao giờ được nghiên cứu đầy đủ ở phương Tây, và chúng thường bị lờ đi, bôi nhọ, hay nói theo xu hướng tuyên truyền cho chủ nghĩa tư bản. Điều thú vị nhất là ví dụ trường hợp VN, ngay cả các ông “Vịt cừu” cách tả, tự xưng là theo chủ nghĩa Mác cũng luôn có xu hướng trích dẫn ông Mác “sai lệch” ở trên để nói rằng chủ nghĩa Mác – Lê nin ở VN là sai, không “chân truyền”, họ có biết đâu đây là phiên bản sống động, có đóng góp thực sự vào nhân thức thế giới. Chính vì Hobsbawn theo “Mác chân truyền” phủ nhận cộng đồng người như dân tộc, nên ông ta mới quan niệm dân tộc chỉ là một đống lổn nhổn các biểu tượng, truyền thống có tính chất fofklore (dân gian) mà không hiểu rằng sau nó là những kết nối tinh thần, vật chất được thể hiện qua tập tục, ngôn ngữ, tâm lý, quyền lợi, .. -------------------- |
Phó Thường Nhân |
![]()
Đường dẫn tới bài viết này
#25
|
![]() Tả Thiên Thanh ![]() Nhóm: Chánh tổng Số bài viết: 6.556 Tham gia từ: 11-August 02 Thành viên thứ: 133 Tiền mặt hiện có : 45.526$ Số tuần chưa đóng thuế : 10 Bình chọn : ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Trường hợp của Renan, là một học giả Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng không kém phần thú vị, vì có lẽ nó là nhận định tương đối sát thực nhất định nghĩa dân tộc từ khi có chủ nghĩa tư bản xuất hiện. Với Renan thì dân tộc là một tập hợp người có cùng ý thức muốn chung sống với nhau. Vì thế có câu nói khá nổi tiếng của ông ta về dân tộc “la nation est le plébicisme de tous les jours” (dịch dân tộc là sự ủng hộ được thể hiện của mỗi người trong từng ngày). Định nghĩa này có lẽ là định nghĩa chính xác nhất của hình thái nhà nước-dân tộc (Etat-nation) hiện đại. Nó bao trùm được định nghĩa của chủ nghĩa Mác nguyên thủy đó là một cộng đồng dựa trên một thị trường thống nhất bởi pháp luật. Nó cũng thỏa mãn các vấn đề biểu tượng, hay tưởng tượng mà Anderson đưa ra.
Nhưng làm sao có được cái “plébiciste” (tức là sự ủng hộ chủ quan của từng người về nhận thức chung sống kia), và bản chất cái plébiscisme này là gì. Ta có thể lấy ngay số phận và môi trường nước Pháp của Renan để tìm hiểu nó. Renan là một người gốc Bơ rơ tông (Breton), là một vùng đất nằm ở cực tây của Pháp, được gọi là Bretaigne. Người Breton được coi là người bản địa ở nước Pháp, có họ hàng về sắc tộc với người Irland, và với cả một bộ phận người ở các đạo Anh, tức là người Celt (Celtic). Cho đến nay, vẫn có một phong trào thiểu số đòi độc lập cho vùng này. Vào thời Renan sống, thì người Breton còn tự hào là một sắc tộc nguyên vẹn, không lai tạp với các giống người khác. Cũng ở Pháp, thời cuối thế kỷ XIX, tức là sau năm 1870, khi Pháp thua trận trong chiến tranh Pháp-Phổ, thì phần Alsace(cực đông của nước Pháp) bị cắt cho Đức. Về mặt chủng tộc, sắc tộc, người Alsace là một sắc tộc Đức, tiếng nói của họ là tiếng địa phương Đức. Nhưng đây cũng là vùng đất thuộc vào vương triều Pháp từ thế kỷ XIV. Vậy nếu xét theo nhận thức thông thường, thì cả Renan, người Pháp, người Alsace phải thuộc vào 3 dân tộc khác nhau(theo quan niệm thông thường sắc tộc (ethnie) là dân tộc (nation). Vậy cái gì đã khiến họ tập hợp lại về nhận thức thành một dân tộc. Cái điều bí ẩn ấy là tôn giáo. Nước Pháp, từ thời phong kiến, vương triều Pháp là một quốc gia theo đạo cơ đốc. Chính đạo cơ đốc (catholique) đã là cái đế văn hóa để những sắc tộc này tạo thành nhà nước-dân tộc Pháp hiện đại. Nếu nói rộng ra nữa, thì đạo cơ đốc đã được các vương triều phong kiến Pháp sử dụng để hình thành nhà nước phong kiến Pháp. Khi có cách mạng Pháp, thì nhà nước-dân tôc Pháp đã hình thành trên cơ sở thống nhất thị trường (về kinh tế) trên cái đế tôn giáo(cơ đốc), lịch sử, văn hóa tạo ra như một truyền thống có từ trước , từ thời các vương triều phong kiến Pháp. Từ nhận thức, định nghĩa của 3 học giả này (tất nhiên sẽ rất thú vị nếu ta tìm hiểu rộng thêm quan niệm của Đức, Ý, Tây ban Nha, Nga, Nhật, Ấn độ, TQ..) ta có thể rút ra mấy nhận xét rất có ích để tìm hiểu tiếp về dân tộc, đó là Từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, thì đã hình thành nên một cơ chế nhà nước, nhà nước đó gắn với một dân tộc, mà dân tộc này có những yếu tố sau: -Yếu tố công dân của một nhà nước, cùng chịu chung một không gian pháp luật thống nhất, một thị trường kinh tế thống nhất được điều khiển bởi một bộ máy nhà nước thống nhất. Hình thức nhà nước là nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập. -Yếu tố văn hóa, với những yếu tố gắn kết là tôn giáo, tiếng nói, lịch sử, tập tục trên một lãnh thổ Cả Ba học giả trên mối người chỉ nhìn được một khía cạnh, và trong nhiều trường hợp như Anderson hay Hobsbawn nó có tính chất chủ quan, hình thức, chỉ nói được cái râu ria mà không nhìn thấy bản chất, do môi trường văn hóa tư bản Anh-Mỹ đã tạo ra cho họ như vậy. Hình thái tổ chức này được gọi là nhà nước-dân tộc. Và vì thế cộng đồng người sống trong một nhà nước này, dù có nhiều sắc tộc khác nhau cũng chỉ là một dân tộc. Ở VN, do là sắc dân đa số, người ta dễ đánh đồng người Kinh là người Việt, nhưng thực ra tất cả 54 sắc tộc là người Việt nam. Chủ nghĩa tư bản phương Tây, trong quá trình phát triển đã trải qua các hình thức đế quốc, nhưng dù bất kỳ giai đoạn nào : tư bản sơ kỳ, đế quốc, toàn cầu hóa như ngày nay, hình thức nhà nước-dân tộc là hòn đá tảng bất biến trong quan hệ quốc tế, trong việc tổ chức thuộc địa kiểu mới hay cũ, hay toàn cầu hóa. Bản chất của nhà nước-dân tộc là chủ quyền trong đó có chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền an ninh, chủ quyền tài chính, chủ quyền lập pháp.. không thay đổi. Với những nhận thức trên ta mới có thể tiếp tục tìm hiểu quan niệm dân tộc của Liên Xô cũ (Staline), quan niệm dân tộc của VN (kháng chiến giải phóng dân tộc), TQ(nội chiến đảng Cộng sản- quốc dân đảng) trong thời hiện đại, và từ đó ta mới có thể tìm hiểu sự phát triển của khái niệm dân tộc VN từ khởi thủy thế nào, điều đặc biệt của nó đó à “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, bởi vì tinh thần dân tộc VN bất biến trong suốt chiều dài lịch sử, những mỗi thời kỳ cái phỏm của nó khác nhau, vì dụ hiện tại nhà nước VN là một nhà nước-dân tộc -------------------- |
![]() ![]() ![]() |
![]() |