Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Vn Và Những Ngộ Nhận, nhân đọc cuốn có 500 năm như thế, Hồ Trung Tú

Phó Thường Nhân
post Feb 28 2023, 05:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy cho tới cuối đời nhà Trần, vùng đất Thừa Thiên Huế và một phần Quảng Nam cũng được Đại Việt quản lý như các vùng đất khác, ví dụ như Việt Bắc. Ở đây không có vấn đề di dân vào, mà ngược lại có vấn đề mang dân đi.
Nhưng vào thời nhà Hồ, thì câu chuyển đổi khác một chút. Cho tới nay, tôi vẫn không hiểu sao nhà Hồ được đánh giá một cách ưu ái trong lịch sử VN như là một triều đại có nhiều cải cách, dù đó là một triều đại thất bại.Hai điều hay được nói tới nhà Hồ nhất đó là việc Hồ quý Ly phê phán Nho giáo, và việc thứ 2 là in tiền giấy.
Về việc thứ nhất, nhưng điều mà Hồ Quý Ly phê phán nho giáo là những điều vụn vặt, ví dụ như việc Khổng Tử gặp nàng Nam Tử (là một cô gái đẹp được coi là lẳng lơ), và bị nghi ngờ have sex với cô ta khiến ông phải thanh minh với học trò của mình (nếu tôi nhớ không nhầm là Tử Hạ), hay vài ba chuyện vớ vẩn khác. Nhưng phê phán này có trong lịch sử của đạo Nho, và Hồ Quý Ly không phải là người có copyright, chỉ là người nhắc lại mà thôi.
Về việc thứ nhì, đó là việc sử dụng tiền giấy, đây cũng không phải là điều gì mới lạ, vì điều này đã được nhà Tống ( tương đương thời kỳ nhà Lý, Lý thường kiệt) đưa ra (một trong những cải cách của Vương An Thạch, tể tướng nhà Tống). Việc này thất bại, và hơn trăm năm sau được Hồ quý Ly lặp lại cũng để thất bại. Việc sử dụng tiền giấy bắt buộc phải có một hệ thống tài chính nhà nước mạnh, điều mà trên thế giới phải tới thế kỷ XVIII mới có thể làm được. Vì thế việc làm tai hại này của Hồ Quý Ly (mục đích là muốn thu góp tiền đồng để chế vũ khí, chứ không phải do nhu cầu phát triển kinh tế) là một trong những nguyên nhân dẫn tới triều đại này sụp đổ. Vậy chẳng biết tài ba ở đâu.
Một điều nữa cũng nên để ý, đó là Hồ quý Ly đã nắm vai trò tể tướng suốt 20 năm dưới thời mạt trần, trước khi cướp ngôi, vì thế phải đánh giá nhà Hồ không chỉ từ khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, mà phải tính từ khi Hồ Quý Ly nắm quyền.
Điều đáng chú ý là Hồ quý Ly có mộ người vào vùng đất Quảng Nam khai thác. Tại sao lại có sự đổi chiều về tư duy kinh tế như vậy, bởi vì nhà Trần vào thời cuối cùng của triều đại, nhà nước dần dần bị quý tộc lấn sân. Các điền trang thái ấp của quý tộc lớn dần lên, do vừa cướp đất của công, vừa mộ nông nô đi khai khẩn thêm. Chính vì thế, để củng cố nhà nước, Hồ Quý Ly đã hạn chế đất đai do quý tộc khai thác chiếm đoạt, “quốc hữu hóa” nông nô, và đưa họ đi khẩn hoang các vùng đất mới để nhà nước có thể thu thêm thuế, và từ đó tăng cường sức mạnh. Nếu nói theo kiểu hiện đại, thì có thể nói thời mạt Trần, nhà nước đã bị tư hữu hóa quá đà, dẫn tới sụp đổ.
Quá trình tan rã của hình thái nhà nước quý tộc nông nô này không chỉ có ở Đại Việt, mà cũng có ở Nhật. Nhưng kết thúc của chúng khác nhau, do ở Đại Việt có tác động của cuộc xâm lược nhà Minh, trong khi ở Nhật, do không có tác động bên ngoài nên nó chỉ có hình thức nội chiến. Và ở cả hai nơi, điểm đến cuối cùng của nó là một nhà nước Nho giáo. Chỉ có điều khác, là các điền trang của quý tộc Nhật không bị xóa bỏ, mà quý tộc chỉ bị đẩy đi không còn được quản lý trực tiếp, thay vào đó là tầng lớp võ sĩ. Chính phủ trung ương cũng ở trong tình trạng như vậy với hinh thái Nhật Hoàng – Mạc phủ (Shogun).
Ở một mức độ khác các nhà nước ĐNA như Phù Nam rồi nhà nước Ấn độ giáo ở Indo cũng sụp đổ. Như vậy đây có thể coi như một sự vận động lịch sử của cả vùng. Hiện tại, sự trùng hợp về thời kỳ lịch sử như thế này, thường được quy cho vấn đề khí hậu thay đổi, hay thiên tai thiên nhiên (ví dụ núi lửa phun,..) nhưng mức độ chính xác của nó thì còn phải bàn.
Một điều đang lưu ý nữa, đó là những nhà nước hình thành tiếp sau đều có một tôn giáo, ý thức hệ thực tế hơn, có tính chất ràng buộc đạo đức cao hơn trong xã hội, ví dụ đạo Nho, đạo phật nguyên thủy, hay đạo Hồi, đều là những tôn giáo có hệ thống lý thuyết đạo đức rõ rệt ràng buộc. Ngược lại đạo phật đại thừa, Ấn độ giáo thì lùi đi không còn đóng vai trò quốc đạo.
Ở Đại Việt, thì hình thái điền trang thái ấp bị xóa bỏ hoàn toàn, không còn quý tộc. Từ thời nhà Lê thì chỉ còn hệ thống làng xã, và tầng lớp Nho sĩ là người quản lý đất nước. Còn sở hữu ruộng đất là địa chủ. Chính vì có vấn đề khẩn hoang lập làng mà có việc di dân.
Đồng thời do nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, nên việc di dân lập làng chỉ có thể đi vào các vùng đồng bằng, có sông, có thể trông lúa nước mà không có thể khẩn hoang vùng núi. Do có quá trình di dân này (không phải chỉ có thế, nhưng đây là một yếu tố chính) đã khiến người Chàm hòa lưu với người Kinh, trở thành người Kinh, trong khi ở vùng miền núi như Tây Bắc, Việt Bắc việc này không xẩy ra, do người Chàm cùng với người Kinh đều sinh sống bằng một cơ chế kỹ thuật nông nghiệp giống nhau là trồng lúa nước ở đồng bằng.
Theo như học giả Hồ Trung Tú, phần lớn các gia phả mà ông sưu tập nghiên cứu, đều lấy cái mốc vua Lê Thánh Tông viễn chinh vào làm mốc gia phả đầu tiên (dù nó không chính xác về hệ phả), đã nói lên rằng việc người Kinh di dân vào chủ yếu là từ lúc này đó là vào thế kỷ XV. Nó không phải là một mốc chính xác của từng gia phả, nhưng là điểm khởi đầu được tất cả chấp nhận, giống như một dạng truyền thuyết vua Hùng kiểu địa phương.
Cũng nên để ý, khi một dòng họ đã viết gia phả, thì mặc nhiên họ đã nhận họ là người Kinh và theo đạo Nho. Vì thế xuy diễn rằng họ là người Chàm đồng hóa thực ra không còn đúng. Nếu họ còn có nhận thức là người Chàm, thì chắc chắn họ đã không viết gia phả. Cũng theo như tác giả, thì phần lớn các gia phả này được viết vào thời Tự Đức, tức là thế kỷ XIX. Như vậy, ta có thể nhận xét là vào thế kỷ XIX, họ đã là người Kinh với đầy đủ nhận thức như thế.
Khi Nguyễn Hoàng vào Nam cát cứ (thế kỷ XVII), thì sự hợp lưu này càng được tăng cường mạnh mẽ hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 23 2023, 10:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi Nguyễn Hoàng vào Thừa Thiên Huế cát cứ, thì nhà nước Cham pa thực ra đã không còn tồn tại. Sự sụp đổ này của Cham pa đã bắt đầu từ thời nhà Minh, khi triều đại này bắt đầu thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, thì mối liên hệ thương mại vốn có từ trước thời nhà Đường giữa Ấn độ và TQ không còn. Chẳng những nhà Minh bế quan tỏa cảng, mà ở Ấn độ, cũng xuất hiện nhà nước Mông gôn, là nhà nước theo Hồi giáo. Điều này cũng ảnh hưởng tới phần còn lại cuối cùng của Cham pa ở vùng Phan rang – Phan thiết, vì họ cải đạo theo đạo Hồi (rồi một phần di vào tận An giang).
Sự xuất hiện một “triều đình” nho nhỏ ở Huế, đã có tác dụng tăng nhanh sự hợp lưu giữa người Chàm và người Kinh, khiến họ “Kinh hóa” nhanh hơn. Sự giao lưu này còn tăng lên do có việc buôn bán với phương Tây, với Nhật, .. càng đẩy nhanh việc sử dụng chữ Nho (vừa là chữ viết hành chính của nhà nước, của thương mại)
Mặc dù thế, tập tục văn hóa ở Đàng trong cũng rất đa dạng (tác giả đã có những phân tích rất thú vị thông qua các hình ảnh được người phương Tây vẽ, hay chụp lại. Trong đó cách ăn mặc kiểu Chăm pa vẫn rất thông dụng. Đáng tiếc là thông qua ảnh, người ta không rõ dân chúng sử dụng tiếng gì để trao đổi với nhau, nhưng khả năng lớn là tiếng kinh.
Tác giả cũng nói chính xác nữa, đó là việc thời Minh Mạng, việc nhà vua thống nhất hình thức ăn mặc trên toàn quốc cũng có tác dụng xóa đi những đặc trưng vùng miền này. Điều đáng để ý là nó chỉ có tác động dưới vùng đồng bằng, từ Nam ra Bắc, chứ không tác động được tới vùng rừng núi ở Việt Bắc, Tây Bắc hay Tây Nguyên.
Không rõ Vua làm thế làm gì (chắc có thể đọc trong sử thời nhà Nguyễn, nhưng tôi không có các tác phẩm này).
Tóm lại, viết tới đây, tôi có thể rút ra vài kết luận cho chủ đề này.
1- Lịch sử giao lưu giữa các vương quốc Cham pa và Đại Việt đã có từ rất sớm, trước khi Đại Việt ra đời thì các vương quốc Cham pa này đã có quan hệ với Giao Chỉ, Cửu Chân thời Bắc thuộc.
2- Văn hóa, nghệ thuật, kỹ thuật Chăm pa đã có sự giao lưu và tác động từ thời nhà Lý và tồn tại liên tục cho tới khi các nhà nước Cham pa này bị sụp đổ, nó trở thành một bộ phận đặc sắc trong văn hóa Lý- Trần
3- Các nhà nước Chăm pa này sụp đổ chủ yếu do sự xuy sụp của các con đường “tơ lụa trên biển” giữa TQ và Ấn độ từ thế kỷ IV tới thé kỷ XIV. Sự sụp đổ này không phải là duy nhất, mà ở trên toàn bộ vùng ĐNA từ hải đảo (Indo) tới đất liền (Phù Nam, Cham pa)
4- Việc hợp lưu giữa người Kinh và người Chàm chủ yếu bắt đầu từ thời nhà Hồ, và người Chàm đã hòa nhập trở thành người Việt. Dấu ấn để lại của sự hội nhập này là các tiếng địa phương vùng miền Trung. Các thứ tiếng địa phương này là sự giao lưu của nhiều dòng người di cư vào đây (từ Hải Dương, Thanh Hóa, hay Nghệ Tĩnh..)
Như vậy không thể đánh giá nhìn nhận “công cuộc Nam tiến” này như một sự xâm lược có chủ đích, kiểu như các chế độ thuộc địa phương Tây lập ra như ở Đông dương. Đáng tiếc rằng tuyên truyền của phương Tây cộng với “trải nghiệm lịch sử hiện đại” ở VN thông qua các chế độ thực dân cũ và mới tạo ra điều này.
Cũng phải nói rằng, việc hợp lưu Việt-Chàm này không phải là một quá trình đặc biệt, mà ngay ở các nước phương Tây cũng có, ví dụ lịch sử Pháp, việc Pháp sát nhập vùng Nice, Alquitaine, .. là như vậy. Chúng đều có chung đặc tính của các thời đại phong kiến, dù phong kiến ở VN khác với ở Pháp.
Tiếp sau đó, việc Nam Bộ sát nhập vào Đàng Trong cũng vậy. Nó cũng bắt đầu bằng sự tan ra của nhà nước Phù Nam, là một dạng chính quyền phong kiến phân kỳ lỏng lẻo. Việc người Kinh khai phá được vùng Nam bộ, chủ yếu là do đã tổ chức được các cuộc khai hoang, đào kênh thoát nước, chứ cũng không phải là một cuộc xâm lược kiểu chiếm đất, chiếm thuộc địa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC