Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang « < 2 3 4 

· [ ] ·

 Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai, nhận định về VN của các trí thức Tây học

Phó Thường Nhân
post Aug 18 2023, 08:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sự phát triển của “nhà nước-dân tộc” trong tương lai sẽ ra sao ? cái gì sẽ chi phối nó ? chi phối như thế nào ?
Để tìm hiểu điều này ta có thể phân tích theo quan hệ tương quan của ba khái niệm : “dân chủ đa nguyên đa đảng” – chủ quyền – quá trình toàn cầu hóa. Ba khái niệm này, tôi thấy được đề cập trong một bài báo, những nó chỉ có mấy dòng thôi. Bài báo nói rằng theo một nghiên cứu của bọn Havard, tức là trường đại học nổi tiếng của Mỹ, thì ba khái niệm trên không thể tạo ra phát triển nếu đồng tồn tại, mà sự phát triển chỉ có thể diễn ra với hai cặp / trên 3 ở trên. Đáng tiếc là bài báo không nói tới nguồn chính xác của nó ở đâu, cũng như phân tích của Havard thế nào để dân tới kết luận đó. Vì thế tiếp đây, tôi sẽ phân tích nó .. theo chủ nghĩa Mác – Lê nin châu Á, đó là sử dụng concept chủ nghĩa Mac-Lê nin trong khuôn khổ một dân tộc, lấy dân tộc làm hệ quy chiếu. Còn tại sao tôi dùng các khái niệm trên vì nó chuẩn, có thể dùng nó để giải thích quy luật vận động của thế giới, mà chỉ đọc 3 khái niệm trên tôi thấy nó rõ ràng ngay
Như vậy có thể hiểu rằng sự phát triển kinh tế trong thế giới hiện đại, là một thế giới được thị trường hóa, tiền tệ hóa, sản xuất công nghiệp chỉ có thể diễn ra theo 3 cặp như sau:
1- Chế độ đa nguyên đa đảng + chủ quyền dân tộc
2- Chế độ đa nguyên đa đảng + toàn cầu hóa
3- Chủ quyền dân tộc + toàn cầu hóa
Trường hợp 1 là trường hợp nào. Đây là trường hợp điển hình của các nhà nước tư sản ở phương Tây. Trong thực tế ngay ở các nước này, khi có cách mạng tư sản thì đồng thời nó hình thành “nhà nước-dân tộc” dựa trên thống nhất thị trường trong nước, từ đó có tư bản dân tộc. Nước ở đây là những hình thái nhà nước phong kiến đã bị cách mạng tư sản lật đổ. Đa nguyên đến đảng đến sau và nằm trong khuôn khổ nhà nước dân tộc này.

Trong trường hợp 1, có xuất hiện hình thức “toàn cầu hóa” không ? Có, đây chính là những hình thức đế quốc thuộc địa ra đời tiếp theo. Điều đáng chú ý là nhà nước dân tộc này không được mở rộng ra cho toàn thuộc địa, mà nó tạo ra sự bóc lột chênh lệch, quan hệ bất bình đẳng, nhiều khi là sự cướp bóc trắng trợn. Ta có thể thấy điều này trong quan hệ đông dương thuộc Pháp với Mẫu quốc Pháp.

Trường hợp 2, đây chính là điều mà phương Tây muốn vào thời điểm hiện tại trong quá trình toàn cầu hóa 4.0 hiện nay. Trong quá trình này, có khái niệm chủ quyên không ? Có. Nhưng đây chính là hình thức nhằm loại bỏ chủ quyền, chinhs xác hơn là tạo ra những chủ quyền giả, vô tác dụng bị vô hiệu hóa bởi “đa nguyên đa đảng”. Hiệu ứng đa nguyên đa đảng vô hiệu hóa chủ quyền tồn tại ở mọi nơi, bởi nó dựa vào toàn cầu hóa tài chính (cụ thể là đô la, euro, trong đó đô la chiếm phần chính), nhưng tài chính vẫn cần một chủ quyền để đảm bảo nó, đó chính là nhà nước Mỹ. Như vậy tận cùng của trường hợp này là sự vô hiệu hóa toàn bộ các nhà nước trên thế giới, ngoại trừ nhà nước Mỹ. Điều thú vị là mặc dù thế vẫn có những hiện tượng nhằm đạt tới phá bỏ chủ quyền toàn bộ, ngay với cả nước Mỹ. Đây chính là hiện tượng “bit coins”, “block chain”, cái cơ chế của nó là nhằm loại bỏ bảo đảm tài chính bởi nhà nước. nhưng sự phát triển của nó ra sao thì không rõ.

Trường hợp 3, đây chính là những nước giành được độc lập trong thế kỷ 20, trong đó có Việt Nam, Trung quốc. Ở đây ta có thể để ý là nếu có độc lập, nhưng không tham gia vào toàn cầu hóa (ví dụ Cu ba, do bị Mỹ ngăn cản cấm vận) thì cũng không phát triển được. Ở đây không có “đa nguyên đa đảng” nhưng nó phải có cái đế của đa nguyên đa đảng, đó chính là nhà nước pháp quyền.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 31 2023, 05:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi tiếp tục chủ đề này, như đã hứa, đó là phân tích bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc. Nhà văn có viết một bài trong này về giáo dục, chính xác hơn là ông đã lấy ví dụ một bài thi triết học của học sinh Pháp, và bài giải của nó được đăng trên báo Figaro, để rồi ngợi ca quy trình giáo dục này.
Cũng như nhiều trí thức VN có tuổi theo cách mạng, nhà văn Nguyên Ngọc có thể đọc được tiếng Pháp, vì ông chắc đã từng học qua hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc. Sau thời đi theo cách mạng, hiện nay với việc VN ngày càng thâm nhập sâu vào toàn cầu hóa, các nước phương Tây dần dần trở thành « đối tác chiến lược toàn diện », Liên Xô không còn nữa, thì tình yêu văn hóa thủa thiếu thời sẽ trối dậy, và vì thế nhà văn đã nhìn và đánh giá sự việc phiến diện hơn.
Hệ thống giáo dục phổ thông của Pháp tốt xấu như thế nào, có ưu việt hơn hệ thống của VN không, thì tôi không rõ. Với tôi thì họ có không ít vấn đề, từ việc xuống dốc chất lượng đào tạo, tới nội dung chương trình học, cũng như cách họ quản lý hệ thống giáo viên, ..
Hệ thống giáo dục ở Pháp, cũng như ở VN, đó là một dịch vụ phổ thông về xã hội để giúp vừa trang bị kiến thức cho học sinh ra đời về sau, nhưng đồng thời trong trường hợp của Pháp là để .. tạo ra dân tộc Pháp, và củng cố nhà nước.
Nhiệm vụ về sau của nó rất quan trọng, đặc biệt quan trọng vào thế kỷ XIX, XX, và có lẽ một người được học ở trường Pháp phổ thông (một thiểu số rất ít) như nhà văn Nguyên Ngọc có lẽ được chứng kiến bằng việc học của chính mình, ví dụ việc học sinh phải học lịch sử nói rằng tổ tiên ta là người Gô Loa chẳng hạn.
Từ nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt sau hai cuộc đại chiến, đã khiến Pháp từ một cường quốc toàn cầu trở thành một nước trung bình nằm dưới trướng của Mỹ, đã khiến người Pháp đặt lại câu hỏi về hệ thống giáo dục tạo ra cộng đồng dân tộc này, và coi nó là nguyên nhân dẫn tới tính chất sô vanh và từ đó dẫn tới đại chiến.
Chính vì thế giáo dục phổ thông, đào tạo ở Pháp sau đại chiến hai, giảm dần nhận thức dân tộc đi, vì ở đây có sự ra đời của EU, việc cộng đồng người Do thái Pháp (có số lượng thứ II trên thế giới sau Mỹ) có ảnh hưởng lớn hơn, tiếp đó sự thống trị tuyệt đối của tư bản tài chính, .. đã khiến giáo dục ở Pháp nhằm đào tạo các nhân thức có tính « phổ quát đa nguyên đa đảng », đơn giản là tư bản Pháp không cần một nhà nước dân tộc nữa.
Vào thập niên 60, 70 còn có vấn đề tác động của chủ nghĩa Mác dưới hình thái tư sản (gọi là Mar-xien) vào nhận thức xã hội, khiến trong giáo dục Pháp phổ thông tìm cách loại bỏ tác động của giai đình, môi trường vào học sinh, để làm cho học sinh « bình đẳng trước học vấn », từ đó dẫn tới những cải cách giáo dục làm phức tạp quy trình học của trẻ con, để bố mẹ không thể giúp đỡ chúng được (vì chỉ có người khá giả mới có thể có điều kiện làm). Điển hình như việc dậy đọc và viết. Phương pháp mới của nó là cho nhận mặt chữ kiểu như người Trung Quốc học chữ tượng hình, mà không dậy ghép vần, và vì thế, chỉ có giáo viên có thể dậy, còn bố mẹ thì không. Nhưng điều đó có thực là làm giảm các tác động khác, cũng như nhận thức được giảng dậy công bằng hơn không ? tất nhiên là không. Ví dụ, trong quá trình này người nhập cư sẽ thiệt hại nhất, bởi vì ở trong gia đình họ không dùng tiếng Pháp, đứa trẻ chỉ có thể đọc tiếng Pháp nếu biết ghép vần, một khi đọc được, nó sẽ hiểu luôn nghĩa. Ngược lại, nếu bắt học như chữ tượng hình, đứa trẻ không bao giờ dùng thì làm sao biết. Đối với con nhà nghèo, số lượng từ vựng của họ dùng trong gia đình cũng ít hơn (ví dụ chắc chắn họ chỉ nói các chuyện bình thường chứ không đề cập tới các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, cau siêu hơn) như vậy tưởng như là bình đẳng hơn, nhưng thực ra sự phân biệt đẳng cấp tinh vi hơn.
Một vấn đề nữa của hệ thống giáo dục Pháp đó là nó muốn phổ cập giáo dục, và điều này ngược với xu hướng lúc đầu ra đời của nó. Tại sao ? vào thời bác Nguyên Ngọc được học chữ Pháp ở VN thời thuộc địa, đứa trẻ nào được học tới Tú tài (tức là tốt nghiệp phổ thông) thì đã là ghê gớm, giống như bây giờ tốt nghiệp đại học, bởi chương trình học bắt buộc chỉ tới trung học.
Nhưng hiện tại, một đứa trẻ đi học có được bằng tú tài là tất nhiên, vì nó được phổ cập. Hàng năm ở Pháp chỉ có khoảng 1% học sinh không được bằng này.
Một khi nó đã được đại trà như thế, thì tất nhiên chất lượng phải xuống, vì ai chẳng có bằng nếu đi học. Chất lượng đi xuống bằng việc dậy học xuống, và việc chấm điểm « nhẹ tay », vì thế hiện nay ở Pháp có tệ nạn là có thể có bằng trung học mà .. không biết chữ.
Tất nhiên cái khó ló cái khôn. Trong tình trạng bằng cấp đại trà như thế, thì không phải bằng nào cũng như bằng nào. Pháp có thói quen là phân bằng tú tài theo các chuyên ngành (kiểu như thi đại học khối A,B, C của Vn thời trước), vì thế trẻ con có tú tài S (tức là tú tài khoa học) thì chắc chắn sẽ giỏi hơn đưa trẻ có tú tài L (về văn học) hay E về kinh tế học.
Thi tú tài Pháp cũng có hai phần vào hai năm. Năm đầu tiên tức là vào lớp 11, thì sẽ thi phần triết học. Còn năm cuối cùng mới là thi thật. Cách thi này có từ thời thuộc Pháp ở VN, vì thế nếu thi xong phần triết, thì được gọi là tú tài phân một, năm sau là tú tài phần hai.
Triết học được học ở đây là triết học phương Tây, và vì nó « thiên kinh vạn quyển » nên chương trình của nó rất nặng, mỗi thứ một tí, và trong thực chất học sinh học đối phó, cho nên chất lượng của nó rất kém. Để so sánh ta có thể coi như việc dậy môn chính trị học ở VN.
Do là tú tài phần một, không qua được thì không thể thi phần hai, mà lại là giáo dục đại trà, nên đây là phần được cho qua dễ dãi nhất.
Như vậy, bác Ngọc, chỉ sau khi đọc đầu đề một cái bài thi triết của họ, rồi lại đọc bài giải của giáo viên nó viết, thì tất nhiên phải phục nó sát đất đã dậy cho học sinh .. open mind các kiểu,trình độ nó cao, nhưng thực tế không như thế.
Chính vì thế, với mọi chuyện phải xem nó được đưa vào thực tế thế nào, kết quả ra sao, thì mọi chuyện mới rõ. Cũng giống như thể chế chính trị, phải xem thực tế nó ra sau, các điều kiện cụ thể thế nào, .. chứ còn chỉ nghe hơi nồi chõ như bác thì vô ích chỉ đi từ cái nhầm này sang cái nhầm khác thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 3 2023, 09:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp đây tôi phân tích nốt một bài viết nữa trong quyển sách, đó là việc các ông trí thức này cổ vũ cho thể chế tam quyền phân lập, mà các ông ấy gán cho nó dính liền với hệ thống đa nguyên đa đảng của phương Tây. Thái độ bài viết khá trịnh thượng. Xem cũng buồn cười. Đây sẽ là đoạn phân tích cuối cùng của tôi về cuốn sách này, mặc dù nó còn có một số bài khác nói về chính sách phục hồi di sản văn hóa, giáo dục, nhưng những bài viết này không có gì là khủng khiếp nên tôi không bình luận.
Theo phân tích của tôi, thì nhà nước VN hiện tại là một nhà nước mang tính chất tam quyền phân lập. Nhà nước tam quyền phân lập là hình thức nhà nước liên quan tới “nhà nước-dân tộc” mà tôi đã đề cập tới trong chủ đề này. Nhà nước VN hiện tại là một “nhà nước – dân tộc” được tạo thành bởi một cộng đồng công dân bất chấp nguồn gốc sắc tộc, tín ngưỡng, dù người Kinh là sắc tộc đa số, cũng như đạo Phật là đạo của số đông đông đảo nhân dân.
Việc phủ nhận nhà nước VN hiện tại không phải là nhà nước tam quyền phân lập không chỉ là sự nhầm lẫn của các ông trí thức Tây học này mà bản thân ở VN, cũng có ý kiến như thế. Rất lâu rồi, khi đọc một bài báo trên báo VN lề phải, người viết cũng nói rằng ở VN tam quyền kia được “phân công theo tổ chức đảng” nên nó không phải là tam quyền phân lập.
Tất cả ý kiến của cả hai bên này đầu nhầm lẫn cấu trúc nhà nước, với cấu trúc thượng tầng chính trị.
Trong mỗi nhà nước, vấn đề của nó có hai chiều đó là vấn đề phân quyền và vấn đề tập quyền. Phân quyền để không dẫn tới việc lạm dụng quyền lực, và tập quyền bởi vì dù có phân quyền cũng chỉ có .. một nhà nước duy nhất.
Vấn đề lý thuyết đầu tiên là, nhà nước tư sản theo hình mẫu phương Tây, nó tập quyền bằng cách nào, và tại sao có tam quyền mà nó không hình thành trạng thái “ba vua”, dẫn tới .. “tam quốc diến nghĩa”.
Để tìm hiểu điều đó, người ta phải sử dụng phép duy vật lịch sử, đi tới thời điểm đầu tiên khi cách mạng tư sản thành công, và dẫn tới hình thức tam quyền phân lập này. Vào thời điểm đó, người ta thấy ngay là ở đây không có đa đảng, và quyền lực nằm trực tiếp trong tay giai cấp tư sản thông qua phiếu bầu, nhưng chỉ người có của, là tư sản mới được bầu. Trong thực tế, nó còn phức tạp hơn nữa, đó là không chỉ có tư sản, mà quý tộc cũng có thể vẫn có quyền, bởi vì tư sản không nhiều khi nó cũng không hợp nhất được thành một giai cấp, mà bị chia sẻ bởi quyền lợi cá nhân, lợi ích nhóm cấu xé lẫn nhau. Chính vì thế mà nẩy sinh ra quốc hội có 2 viện : thượng viện là quyền lực của quý tộc, hạ viện là quyền lực của tư sản. Trường hợp tư sản cắn xé nhau (giống như dạng oligaque ở Nga thời Elsin) thì quyền lực quý tộc, vốn có truyền thống nhà nước phong kiến từ trước sẽ là điều bảo đảm để nhà nước không bung ra thành .. tam quốc, hay xuân thu chiến quốc.
Sau hơn 300 năm phát triển, từ sau đại chiến II, thì mới ra đời việc phổ thông đầu phiếu, nhưng lúc này nhà nước tư sản đã vào nề nếp, có nhiều cơ chế khác nhau, giai cấp tư sản hoàn toàn có thể nắm giữ được quyền lực, là phiếu không có tác dụng .. có quyền như thời đầu, mà có tác dụng làm trọng tài cho các lợi ích nhóm khác nhau được thể hiện bằng đảng. Mỗi đảng có thể được coi như đại diện một lợi ích nhóm (để dễ hiểu về lý thuyết). Trong thực tế, điều này cũng không hoàn toàn vậy, mà nhiều khi nó chỉ là một sự phân chia chủ yếu nhằm thay đổi nhiệm kỳ mà không vấn đề gì. Đây là trường hợp các nhà nước tư sản Anglo-Saxon như Anh, Mỹ.
Nói một cách khác, tùy phương thức mà giai cấp tư sản ở mỗi nước phương Tây khác nhau có thể trung hòa lợi ích của chúng thế nào mà hình thành nên cấu trúc “đa đảng”, hoặc là hai đảng, hoặc là nhiều đảng. Nhưng trong trường hợp này, giai cấp tư sản của nó phải rất mạnh, bao trùm toàn bộ xã hội là đầu nậu của cả văn hóa, xã hội, kinh tế, tôn giáo, .. để đảm bảo sự tập quyền.
Ở các nước khác ngoài phương Tây, nhà nước tam quyền phân lập không có cái đế này, và tất nhiên nó phải đi tìm một cái đế khác để nhất thống. Nó có thể là quân đội (trường hợp Indo, Ai cập), có thể là một đảng quần chúng rộng lớn (VN, TQ), có thể là tăng lữ (I ran), ..
Cái đế nhất thống này nếu càng gắn liền với truyền thống văn hóa xã hội, thì nhà nước càng vững. Đây là trường hợp của VN, khi đảng có lý tưởng là chủ nghĩa Mác-Lê nin châu Á, là một sự phát triển thêm của truyền thống Nho giáo, vốn là truyền thống nhà nước ở VN có từ thời nguyên thủy khi bắt đầu độc lập.
Như vậy hình thái chính trị, cấu trúc chính trị ở VN là hình thức tam quyền phân lập được bản địa hóa bởi các yếu tố văn hóa bản địa, bằng lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, .. hiển nhiên nó phải khác một hình thức nhà nước phương Tây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang « < 2 3 4
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC