Tạp bản in cho chủ đề

Nhấn chuột vào đây để xem chủ đề ở dạng nguyên thủy

Quán nước đầu làng Ven _ Văn Học & Ngôn Ngữ _ Trình Diễn... (các Kiểu)

Gửi bởi: Thị Anh vào hồi Feb 21 2009, 12:51 PM

Áo bà ba???+ quần jean
Codet

Năm nay ko xem hội thơ, đọc báo thấy mấy cái hình này.



Năm trước thì Dạ Thảo Phương với chiếc áo dài nâu của nhà chùa, kết hợp với quần bò, trình diễn thơ.

Năm nay, các nhà thơ nữ 360 mặc áo ngắn hơn một tí, nhưng cũng là áo nâu nhà chùa với quần bò.


Với tinh thần lễ hội hóa, xã hội hóa, chủ đề cội nguồn- sáng tạo-hội nhập và theo lời chị Xuân Hà, thì đó thể hiện: "Trang phục áo bà ba, quần jeen của những người lên trình diễn thơ cũng làm nên sự thắc mắc của nhiều người xem. Nhưng nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã giải thích: Đây là chủ ý của những người dựng kịch bản, vì đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Áo bà ba là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, còn quần jeen là một nét của đời sống hiện đại. Trang phục đồng đều để vừa tạo sự liên kết đồng đều giữa các tác giả, mà vẫn tôn vinh được họ"


Chị Hà xem lại chứ cái áo này đâu phải áo bà ba. Mà là áo nhà chùa đem ra sử dụng suốt trong 2 cuộc trình diễn thơ toàn thứ quằn quại ủ rũ buồn bà thế này. Điều này cho thấy sự nghèo nàn và nhầm lẫn trong tư duy và trang phục. Có nhẽ, sang năm, nên tổ chức thêm phần thi thiết kế trang phục cho các nhà thơ nữ sao cho phù hợp với tác phẩm mà họ trình diễn, chứ năm sau lại quần bò , áo nâu nhưng lưng lửng cho đỡ đụng hàng với 2 năm trước thì... í ẹ.


Ảnh đầu tiên năm 2008
Hai ảnh cuối năm 2009


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm

Gửi bởi: Thị Anh vào hồi Feb 21 2009, 12:53 PM

Nhạt nhòa trình diễn Thơ Trẻ
Lớn | Vừa | Nhỏ

[Vào lúc : 11:30 - 21/02/2009 | Chuyên mục : Ý kiến - đối thoại]
Ngày Thơ Việt Nam đã trôi qua với nhiều dư vị khác nhau. Năm nay, sân thơ trẻ tại Văn Miếu vẫn nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Chương trình “Thơ trẻ 360” qui tụ nhiều khuôn mặt mới và cũng nhận được không ít sự tán dương. Tuy nhiên, tác giả Thiên Anh cho rằng những đánh giá ấy chưa được chính xác lắm, và anh đề nghị đưa lên lethieunhon.com bài viết của mình đã công bố trên báo Giáo Dục Thời Đại để người yêu thơ tham khảo thêm!





"Thơ trẻ 3600'': Mong đợi ngậm ngùi

THIÊN ANH

Trước khi ngày thơ lần thứ VII được khai diễn những thông tin về sân thơ trẻ tại Văn Miếu khiến không ít công chúng yêu thơ khấp khởi mừng thầm. Tất cả những thông tin liên quan được những nhà tổ chức bí mật đến phút chót. Điều duy nhất mà công chúng được biết là chủ đề của sân thơ trẻ năm nay là " Thơ trẻ 360 " với những gương mặt thơ mới tinh đầy hứa hẹn và một màn trình diễn được quảng cáo là công phu độc đáo.

Từ sự cạn kiệt về ý tưởng

Sáng Nguyên tiêu, dòng người nườm nượp đổ về sân Văn Miếu với tâm trạng chờ đợi một buổi trình diễn thơ bùng lửa và đầy cá tính. Dường như trời cũng chiều lòng người , thời tiết lúc sáng sớm hơi se lạnh song dần ấm lên lúc về trưa. Nhưng có một điều khá bất ngờ là cho đến hơn tám giờ mà sân thơ trẻ vẫn thưa bóng người trong khi đó người ta đã cảm nhận được không khí ngày hội thơ ở sân thơ chính. Thế nhưng điều đó cũng chỉ giảm đi chút ít tâm thế chờ đợi của bạn yêu thơ trẻ. Tiết mục mở đầu của chương trình với sự xuất hiên của cùng lúc 8 gương mặt thơ trẻ trong trang phục những chiếc áo nâu sòng. Trang phục này đã được giữ nguyên suốt buổi trình diễn thơ bất kể người trình diễn là nam hay nữ và nội dung bài thơ như thế nào. Có lẽ những người đạo diễn đã đề cao tính nhất quán quá mức cần thiết hoặc cũng có thể họ nghĩ áo nâu sòng có " hơi hướm" dân gian đương đại. Cả chương trình ngoài hai tiết mục được dàn dựng bởi cả 8 gương mặt thơ xuất hiện cùng một lúc, các tiết mục còn lại là sự xuất hiện của 2 hoặc 3 gương mặt đan xen nhau với những động tác hình thể đơn giản. Suốt hơn một giờ đồng hồ, người xem chỉ được thưởng thức một nhịp điệu đều đều nhưng ai cũng nghĩ chắc chắn sự cao trào vẫn đang ở phía trước. Nhưng rút cục điều họ mong đợi đã không bao giờ đến. Tất cả những người có mặt ở sân thơ trẻ lúc ấy đều có cảm giác hẫng hụt như họ vừa bị đánh cắp niềm tin. Một thứ niềm tin được hình thành tự nguyện bởi họ đã chờ đợi và tưởng tượng ra một bữa tiệc thơ khác hẳn so với những gì mà họ đã chứng kiến. Đơn điệu, nhạt nhoà và nhàm chán đấy là cảm giác chung của hàng ngàn người đã dành buổi sáng mùa xuân tuyệt đep để chờ đón một sự phá cách và sôi nổi của những người viết trẻ. Nhưng có lẽ bản thân những nhà thơ tham gia trình diễn hôm đó cũng chỉ là những người nhập vai đọc thơ có điệu bộ đơn thuần theo một kịch bản có sẵn mà lí trí đã mach bảo họ không được vượt qua một cảnh giới có sẵn và một kịch bản cứng nhắc mà người khác đã vạch ra cho 8 khuôn mặt thơ trẻ. Và họ chỉ cần tập luyện thành thục theo thói quen, và " trình diễn" như một đứa trẻ trả bài dạng học thuộc long. Nhà thơ trẻ Thuỵ Anh cũng đã mường tượng cảm thấy điều đó khi cho rằng buổi trình diễn " chưa đã", " chưa bộc lộ hết cá tính thơ của từng người" khi giao lưu với người dẫn chương trình. Xin lưu ý là ở đây chỉ là giao lưu với người dẫn chương trình, nữ nhà văn Phong Điệp chứ không hề giao lưu với khán giả, vì điều đó không có trong kịch bản.

Không thể phủ nhận những người tổ chức sân thơ trẻ đã làm việc hết sức, đã cố gắng mang đến cho công chúng một buổi trình diễn thơ đa màu sắc nhưng mang tính hệ thống cao nhưng không phải cứ nỗ lức hết mình thì sẽ có kết quả tốt. Khi những ý tưởng sáng tạo cạn kiệt, sự vay mượn được đồng hoá với tìm tòi thì thơ đã không thể lên ngôi trong ngày hội tôn vinh thơ và những nhà thơ. Không chỉ sự đơn điệu được thể hiện trên sân khấu mà nó còn hiện hữu ngay trong cách trang trí sân khấu thơ và những ''cây thơ'' . Ba năm nay cách thể hiện và trang trí nó vẫn thế, vẫn là cách thức in thơ thành những poster và dựng lên chạy dọc sân thơ. Một vài khổ thơ hoặc cả một bài thơ được trích dẫn, một tấm ảnh và đôi ba dòng tiểu sử. Hình như việc sắp đặt thơ hiện đại vừa đơn giản vừa gần gũi lại tạo không khí cũng như đặt biệt phù hợp với việc trình diễn thơ đã cố tình bị lãng quên. Còn sân khấu trình diễn thì vẫn thế, đọc thơ hay trình diễn thơ cũng không cần sự khác biệt. Sân khấu có sàn cao và cách quá xa công chúng, khiến người xem có cảm giác các nhà thơ mất đi sự giao lưu với khan giả. Và hình như sân khấu để trình diễn thơ cũng chẳng khác biệt sân khấu ca nhạc hay kịch nói là bao nhiêu.

Đến sự nhạt nhoà của thơ

Chủ đề của sân thơ trẻ năm nay được các nhà tổ chức lựu chọn là ''Thơ trẻ 360 ". Ở đó tình đa dạng và sự chuyển động của thơ trẻ đương đại được tôn vinh. Tuy vậy việc chỉ có 8 nhà thơ trẻ tham gia trình diễn đã hạn chế triệt để tính đa dạng của vườn thơ trẻ. Không biết ban tổ chức đã lựu chọn các gương mặt tham gia sân thơ này theo tiêu chí nào nhưng nếu quả thực như lời của người dẫn chương trình Phong Điệp là những gương mặt mới tinh và tiêu biểu nhất cho những người cầm bút hiện nay thì quả thật đáng báo động về tính bản sắc của thơ trẻ đương đại. Hầu hết các nhà thơ trẻ đều chưa ra tập thơ riêng và không mấy khi xuất hiện trên văn đàn khiến sức hút của sân thơ trẻ giảm nhiệt hẳn so với những năm trước. Chỉ riêng những tên tuổi lấy lừng như Dương Tường, Hoàng Hưng hay Vy Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư hay Nguyễn Vĩnh Tiến đã có một sức hút nhất định với công chúng. Chắc chắc những tên tuổi đó xuất hiện họ sẽ thể hiện cá tính sáng tạo một cách mạnh mẽ và để lại những ấn tượng đặc biệt. Tuy nhiên việc lựa chọn những tên tuổi mới cũng là một ý tưởng không tồi nếu như họ gây được ấn tượng từ chính tác phẩm của mình. Tuy nhiên nếu dừng lại ở buổi trình diễn ở ngày thơ thơ thật sự các nhà thơ trẻ đã thất bại hoàn toàn trong nỗ lực xây dựng hình ảnh và phong cách của mình đối với công chúng.

Các nhà thơ lần lượt hoặc cùng một lúc xuất hiện trên sân khấu để trình diễn những tác phẩm của mình nhưng có lẽ phải 10 phút sau khan giả mới hiểu họ đang đọc các bài thơ riêng lẻ do chính mình sáng tác, bởi giọng thơ và giọng đọc của họ quá giống nhau, giống nhau đến nỗi không thể biệt nỗi đó là thơ của ai, họ đang đọc các sáng tác của mình hay một bài thơ của bạn diễn. Tệ nhất là mở đầu và kết thúc bài thơ khi nào cũng khó mà phân biệt được. Cá tính của các nhà thơ gần như bị triệt tiêu, triệu tiêu ngay cả trong cách phục trang đồng nhất quần bò áo nâu đến sự tuân thủ kịch bản một cách máy móc. Chính điều đó đã tạo nên sự nhạt nhoà của các gương mặt thơ và nhàm chán của công chúng. Trong số các gương mặt thơ trẻ, Nguyễn Anh Vũ có lẽ là người gây ấn tượng hơn cả, không chỉ bởi khả năng diễn khá thuần thục cộng với sự xuất hiện với tần suất cao nhất mà bởi vì thơ của Vũ ít nhiều có sự khác biệt. Mặc dù Nguyễn Anh Vũ đã có lần khiêm tốn nhận rằng “mình là một hoạ sĩ nên tư duy hình ảnh là tốt nhất còn tư duy ngôn ngữ không thực sự tốt” trong buổi lễ ra mắt một tập thơ mà anh là hoạ sĩ vẽ bìa. điều đó thật đáng để chúng ta suy nghĩ.

Và sự lạm dụng hai từ " trình diễn" như con dao hai lưỡi đang bộc lộ những mặt trái của mình. Người xem sân thơ trẻ năm nay dường như không khỏi ngơ ngẩn khi nhơ đến những Dương Tường, nhóm thơ Lá Trầu, Nhóm Ngọc Đại, Vy Thuỳ Linh… đã khuấy động sân khấu và khắc sâu dấu ấn trong long công chúng năm nào. 8 gương mặt thơ trẻ năm nay còn cách quá xa những điều đó. Họ chỉ mới dừng lại ở mức đọc thơ có điệu bộ minh hoạ đơn thuần chứ chưa thể tiệm cận đến nghệ thuật trình diễn thơ đương đại. Điều này một phần do họ một phần do sự lạm dụng 2 chữ trình diễn bởi không phải thơ nào cũng có thể trình diễn và không phải nhà thơ nào cũng biết trình diễn. Trình diễn thơ phải là sự tôn vinh những cá tính thơ riêng biệt đặc biệt là quá trình ''sáng tạo lần thứ 2'' ở chính trong quá trình trình diễn. Ở đó bài thơ đã hoàn chỉnh từ trước được cộng sinh với xúc cảm của công chúng và sự thăng hoa của nhà thơ mà trở thành sản phẩm nghệ thuật mang tính duy nhất trong thời điểm trình diễn. Sự hồi quy sáng tạo lúc này vừa mang tính " đồng hiện" vừa mang tính " vụt hiện". Chính vì thế trình diễn thơ mang lại cho bài thơ nhiều đời sống khác nhau tuỳ thuộc vào không gian, cảm xúc và công chúng. Một bài thơ sau mỗi lần trình diễn là một tác phẩm mới có đời sống và công chúng riêng. Điều này dường như chưa được bộc lộ ở sân thơ trẻ 2009. Bởi dường như một nửa của quá trình trình diễn (sáng tạo lần thứ 2 ) là ở sự tương tác giữa nhà thơ và khan giả. Nói cách khác một tác phẩm trình diễn thơ không phải của riêng chủ thể sáng tạo mà là quá trình đồng sáng tạo của nhà thơ và công chúng. Đây là chìa khoá của nghệ thuật trình diễn thơ đương đại mà các tác giả trẻ phải nắm bắt mới mong đạt được thành công.

Thế nhưng dù còn nhiều hạn chế , công chúng chắc hẳn cũng nhận thấy sự nỗ lực hết mình của ban tổ chức và các gương mặt thơ trẻ. Chỉ tiếc cho những công chúng yêu thơ đã háo hức mong đợi để rồi ra về đầy thất vọng.


Blog Lê Thiếu Nhơn

http://www.vnexpress.net/GL/Van-hoa/2009/02/3BA0B191/page_3.asp

Gửi bởi: em Ex vào hồi Feb 21 2009, 04:02 PM

Nghệ thuật trình diễn chung chung, phải nói là em rất nghi ngờ, tính kỹ thuật của nó quá mơ hồ để có thể phân biệt được nỗ lực sáng tạo và bullshit. Và không riêng gì nó, nghệ thuật đương đại cũng đang ở tình trạng này, các nghệ sĩ nổi tiếng như Jeff Koons hay Damien Hirst đem đến cảm giác họ đồng thời cũng là các nhà lừa đảo vĩ đại laugh1.gif cho dù họ có ý tưởng rõ ràng.
Vấn đề chung của người làm nghệ thuật VN có lẽ là sự thiếu tri thức. Dựa rất nhiều bản năng và trực giác, người có tài năng cũng chỉ làm được vài lần rồi nhanh chóng cạn ý tưởng, không làm được lâu dài và không sâu, rất đáng tiếc. Ý tưởng yếu + sự mơ hồ của nghệ thuật trình diễn -> sự hoang mang của công chúng
Còn người không có tài năng hoặc có mà không đáng kể, well, luôn luôn chiếm số đông trong nghệ thuật, thì tất yếu phải vay mượn cóp nhặt các ý tưởng vốn cũng nghèo nàn của người khác, dẫn đến tình trạng như trên.

Gửi bởi: Xốt vào hồi Feb 21 2009, 05:58 PM

Năm ngoái nghe có Dương Tường + mấy em nhà thơ mình cười lăn lộn. Cụ Dương Tường không hiểu cớ gì lại bêu đầu làm tễu như thế cơ chứ. Mấy em kia thì hiểu được.

Gửi bởi: lantuvien_ttt vào hồi Feb 21 2009, 09:00 PM

Cá nhân em được xem cái gọi là trình diễn thơ có dăm ba lần gì đó. Em thích chị Ly Hoàng Ly và bạn Trương Quế Chi. Thấy họ đang diễn kịch cũng...được blushing.gif

Nhưng cứ để ý mà xem, hầu như những tiết mục trình diễn mà gây được ấn tượng í, thì thơ lại...chả ra gì mấy. sp_ike.gif Lời thơ, ý thơ cứ phải đau đớn, quằn quại, vật vã, rên rỉ...thì mới có được những màn chạy tung tẩy, hét kêu gào và khóc lóc, lăn lộn

Còn những bài thơ hay trong trẻo, nhẹ nhàng (chất thơ chị Zim) thì chỉ để đọc thầm, nhẩn nha cho một người, hoặc cùng lắm dăm ba người nghe, với giọng đều đều được thôi. Chứ "trình diễn" những bài như thế, khó lắm thay v.gif


Gửi bởi: Thị Anh vào hồi Feb 21 2009, 09:02 PM

Chị thì gặp khơ khớ các bạn làm thơ. Nhưng thấy mỗi em Lantuvien là có vẻ trong sáng và thơ cũng ngây thơ thôi.

Gửi bởi: lantuvien_ttt vào hồi Feb 22 2009, 12:56 AM

QUOTE(Thị Anh @ Feb 21 2009, 10:02 PM)
Chị thì gặp khơ khớ các bạn làm thơ. Nhưng thấy mỗi em Lantuvien là có vẻ trong sáng và thơ cũng ngây thơ thôi.
*



Ối, thơ cũng ngây thơ thì chưa có chiều sâu rồi blushing.gif

Gửi bởi: Malchik vào hồi Feb 22 2009, 09:33 AM

Nói chung bạn Nicô vẫn muôn đời vẫn là Nicô tại chức, tâm vẫn chưa tĩnh, lòng tục còn nhiều bon chen sp_ike.gif

Gửi bởi: Thị Anh vào hồi Feb 22 2009, 09:47 AM

QUOTE(Malchik @ Feb 22 2009, 09:33 AM)
Nói chung bạn Nicô vẫn muôn đời vẫn là Nicô tại chức, tâm vẫn chưa tĩnh, lòng tục còn nhiều bon chen sp_ike.gif
*




Lên chức sư cụ rồi đấy.

He he.

Dưng mà mình đâu có mong... đắc đạo. Lòng trần còn tơ vương khanh tướng mà. he he.
Nói thật tớ mà đắc đạo chắc nhân loại tiệt chủng quá. leuleu.gif

Gửi bởi: Dân làng Ven vào hồi Feb 22 2009, 12:27 PM

QUOTE(Thị Anh @ Feb 22 2009, 09:47 AM)
Dưng mà mình đâu có mong... đắc đạo. Lòng trần còn tơ vương khanh tướng mà.  he he.
Nói thật tớ mà đắc đạo chắc nhân loại tiệt chủng quá.  leuleu.gif
*


Thôi hôm nào lên Hương TA mặc áo nâu nhà chùa với quần jeans đi, anh chụp cho loạt xơ ri ảnh cho nó phát sần, về lên Bờ lốc khoe hàng...TA mà mặc áo đó thì có mà rồ hơn mấy em thơ lốc cốc kia nhiều (vì là nico mờ) laugh1.gif

Mà càng ngày con mẹ này nói chuyện càng sến nha, vương với tướng, tướng mới chả khanh laugh.gif


Gửi bởi: Mr. Smith vào hồi Feb 22 2009, 02:52 PM

Tớ cũng xem trình diễn thơ năm nay. Ấn tượng chung của tớ là nhạt nhòa và nhạt nhòa trước hết là bản thân các gương mặt thơ năm nay không có gì đặc biệt. Nghe một số bài loáng thoáng thì thấy thơ các bạn ấy cũng hiền lành quá, kiểu thơ thích hợp để đọc hơn là để gây cảm xúc mạnh. Ví dụ thơ Điệp Giang cũng có nhiều bài hay nhưng thơ Điệp Giang đúng là thích hợp để đọc theo cách thông thường, trong một sân khấu nhỏ hơn là để trình diễn.

Trình diễn thơ năm nay có cách bố cục như một vở kịch trong đó các nhà thơ là các diễn viên. Chỉ có điều như thế nó sẽ khiến vai trò cá nhân của các nhà thơ trở nên rất nhạt nhòa, xem xong người ta không nhớ được thơ Điệp Giang thế nào, thơ Thụy Anh ra sao, thơ Anh Vũ thế nào cả.



Gửi bởi: Dân làng Ven vào hồi Feb 22 2009, 06:35 PM

QUOTE(Thị Anh @ Feb 21 2009, 12:51 PM)
Áo bà ba???+ quần jean
Codet

Năm nay ko xem hội thơ, đọc báo thấy mấy cái hình này.



Năm trước thì Dạ Thảo Phương với chiếc áo dài nâu của nhà chùa, kết hợp với quần bò, trình diễn thơ.

Năm nay, các nhà thơ nữ 360 mặc áo ngắn hơn một tí, nhưng cũng là áo nâu nhà chùa với quần bò.
......
Chị Hà xem lại chứ cái áo này đâu phải áo bà ba. Mà là áo nhà chùa đem ra sử dụng suốt trong 2 cuộc trình diễn thơ toàn thứ quằn quại ủ rũ buồn bà thế này. Điều này cho thấy sự nghèo nàn và nhầm lẫn trong tư duy và trang phục. Có nhẽ, sang năm, nên tổ chức thêm phần thi thiết kế trang phục cho các nhà thơ nữ sao cho phù hợp với tác phẩm mà họ trình diễn, chứ năm sau lại quần bò , áo nâu nhưng lưng lửng cho đỡ đụng hàng với 2 năm trước thì... í ẹ.



Nói chung thơ là sản phẩm, mà sản phẩm tốt là 1 sản phẩm có chất lượng cao, được mọi người ủng hộ, tức là thơ phải hay. Còn chuyện cái quần jeans với áo nâu bà ba hay áo nhà chùa cũng chỉ là cái vỏ bao bì thôi, ko ảnh hưởng nhiều lắm đến sản phẩm, nhất là sản phẩm còn ăn nhau ở Thương Hiệu nữa!

Gửi bởi: Thị Anh vào hồi Feb 22 2009, 09:22 PM

QUOTE(Dân làng Ven @ Feb 22 2009, 06:35 PM)

Nói chung thơ là sản phẩm, mà sản phẩm tốt là 1 sản phẩm có chất lượng cao, được mọi người ủng hộ, tức là thơ phải hay. Còn chuyện cái quần jeans với áo nâu bà ba hay áo nhà chùa cũng chỉ là cái vỏ bao bì thôi, ko ảnh hưởng nhiều lắm đến sản phẩm, nhất là sản phẩm còn ăn nhau ở Thương Hiệu nữa!
*




À vì em ko có nghe, nen ko rõ chất lượng thơ< mà thật thời này, tranh cãi về chất lượng cái thơ thẩn khó lắm.
Em cũng ko có thấy buồn cười vì cái trang phục sao cứ là áo nâu sòng. Bởi ngta có quyền ăn quyền mặc. Tự do muôn năm, kể cả mặc áo tu sĩ, lẫn linh mục lẫn nhà chùa. Nhưng vì em chỉ thấy nghèo nàn quá. Năm ngoái áo nâu dài, năm nay nâu ngắn, tuổi trẻ, nhất là toàn ng sáng tạo, thì cũng nên tìm cái gì cho nó khác biệt tính cách một chút. Đâu phải cứ bà ba, cánh, nâu sòng kết hợp jean thì mới là truyền thống + văn hóa = xã hội hóa, hội nhập hóa.

Mà Văn Miếu thì trước đó chục năm, có hai ông họa sĩ đã treo màn xô, bôi sơn đỏ như máu tung tỏe rồi tự trói mình vào thân cây biểu diễn rồi. Xôm và sốc. Dương Tường thì quấn giấy vệ sinh quanh người, miệng lẩm nhẩm, hai nữ thi sĩ vừa trói Dương Tường bằng giấy toilet (có viết thơ ), vừa đọc .

Cuối cùng thì giằng dứt, vứt. Dân tình thích phết, giơ tay hứng.

Gửi bởi: Dân làng Ven vào hồi Feb 23 2009, 12:32 PM

Còn gì là Văn với Miếu, hic. Khả năng phải kiến nghị với đá đểu để các bạn văn thơ họa nghệ sỹ dắt nhau đi chỗ khác trình diễn thôi.
Khoai.

Gửi bởi: Thị Anh vào hồi Jun 17 2009, 03:35 PM

http://www.youtube.com/watch?v=gcPG8wjZI68&feature=channel_page

Gửi bởi: Observer vào hồi Jun 17 2009, 05:31 PM

hihi, làm nhà thơ bây giờ vất vả quá, ngồi đó trực tiếp ko biết cảm giác sẽ thế nào, trình diễn kiểu này dễ làm người nghe phân tán, chỉ xem hình thức mà có thể bỏ qua thơ, nói chung là mình ko thích, xem mà sợ, gai hết cả người, may mà xem ban ngày, ban đêm mà xem 1 mình chắc là chết khiếp. ờ, nhưng mà thích câu "cùng em cất chiếc áo cô đơn em không thể nào rũ bỏ"

Gửi bởi: Evil vào hồi Jun 17 2009, 07:50 PM

Tớ cũng không thích. Tớ xem đến cái đoạn lăn đùng ra nhà với cái dây đỏ thôi.

Powered by Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)