Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Tiên Học Lễ Hậu Học Văn, Hay là tán phét về đạo Nho

Phó Thường Nhân
post Nov 22 2021, 10:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



https://www.vietnamplus.vn/de-xuat-bo-khai-...-van/755333.vnp

Tiên học lễ, hậu học văn.

Tự nhiên hôm nay đọc trong báo mạng VN, thấy có bài của giáo sư Trần Ngọc Thêm, nói về vấn đề « tiên học lễ, hậu học văn » và vấn đề « trồng người ». Theo như giáo sư thì nên bỏ những chủ điểm này, vì trồng người dù là của bác Hồ đưa ra thật, nhưng bác cũng chỉ nói một lần, nên theo giáo sư là không chuẩn, còn vấn đề tiên học lễ hậu học văn cũng nên bỏ vì cách dậy như thế sẽ xây dựng những « mẫu người thừa hành với căn bệnh thụ động, khép kín, cào bằng, đố kỵ và thói dựa dẫm ỷ lại ».
Đọc thấy nó buồn cười, nên nhân thể tôi tán phét ở đây một tí về đạo Nho, vì cái câu « tiên học lễ, hậu học văn » là của đạo Nho. Nhân thể cũng lấy nó làm cớ để phân tích đạo Nho, vì ở làng ven thiếu chủ đề này. Đạo Nho là một tôn giáo đã tồn tại ở VN, và hiện tại vẫn còn tồn tại như một luân lý lô gic ứng sử của xã hội VN. Về truyền thống, đạo Nho gần với ta nhất trước khi tiếp cận với thời cận đại, là lúc VN bị Pháp biến thành thuộc địa.
Ở VN hiện đại, văn hóa truyền thống có cấu trúc hành chính quản lý rõ ràng nhất là đạo Phật, vì thế sách vở về phật giáo rất nhiều, khiến người ta có thể nghĩ văn hóa VN chỉ có phật giáo, trong khi vai trò chủ đạo của phật giáo là thời Lý – Trần, rất xa ta, vì nó đã kết thúc vào thế kỷ XIII. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX, đạo Nho là chủ đạo. Chính vì thế một người dù theo Phật giáo, trong ứng sử vẫn có phần đạo Nho. Ngay cả người theo đạo Thiên chúa cũng vậy. Một đặc trưng của đạo Thiên chúa lúc vào VN là nó dưạ trên luân lý của nhà Nho, nhưng cải biến cái đầu đi, chuyển ông trời từ một quy luật vũ trụ (Thiên) trở thành ông trời kiểu con người có đủ mọi đặc tính (creator). Chuyển Thiên từ một khái niệm tự nhiên trở thành một con người « nằm ngoài vũ trụ ». Mặc dù thế, các thế hệ giáo dân thiên chúa đầu tiên, trong ứng sử đời thường của họ vẫn có mầu Nho giáo. Hiện tại thì tôi không rõ.
Với những người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin cũng vậy. Nhưng liên quan Nho giáo- chủ nghĩa Mác Lê nin ở Vn tôi đã nói ở chỗ khác, nên không nói lại ở đây.
Giáo sư Trần Ngọc Thêm là một người học toán, học ở Nga, nhưng lại quay ra quan tâm về vấn đề văn hóa, nhưng trong cách lập luận của giáo sư, tôi không nhìn thấy lô gic khoa học, vốn là thế mạnh của người xuất thân về kỹ thuật, ngược lại ông « quy nạp toán học » mọi dữ kiện quá thô sơ. Quyển sách làm ông nổi tiếng viết vào thời thập niên 90, đã cho người ta thấy điều đó. Quyển sách đó thực ra như một tập tổng kết những gì ông ấy học được từ sách vở của miền Nam cũ, nên nhiều nhận xét về người việt, bản tính người việt rất hồ đồ, trực quan, .. không kể những kiểu phân chia xã hội chân nuôi hay trồng trọt, quy thành âm/dương cũng rất buồn cười.
Trong bài báo này, khi tác giả nói về tiên học lễ, hậu học văn cũng chứng tỏ tác giả không có kiến thức về Nho giáo, nên bàn luận về câu « tiên học lễ hậu học văn » rất hồ đồ. Tôi sẽ viết tiếp sau.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 24 2021, 11:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay đọc tiếp trên mạng VN một bài nữa tường thuật lại về vấn đề giáo sư Trần Ngọc Thêm nói về vấn đề « tiên học lễ hậu học văn ». Bài báo này viết chi tiết và đầy đủ hơn bài viết trước, vì thế tôi sẽ lấy cả hai bài này làm cảm hứng để viết về đạo Nho, thông qua câu chuyện LỄ này, vì LỄ là một khái niệm của đạo Nho trong 5 chủ điểm chính của đạo này là NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN.
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy câu khẩu hiệu này là vào thập niên 90, khi qua trường phổ thông trung học cũ thăm trường. So với thời tôi học, thì nó đã được xây dựng lại khang trang hơn, lên hai tầng. Thời tôi học chỉ có một tầng. Sân trường được sử dụng để làm chỗ gửi xe, như là thu nhập phụ của trường, và tất nhiên trên cao có câu khẩu hiêu « tiên học lễ, hậu học văn » mà thời tôi học ngày xưa không có.
Khi nhìn thấy câu khẩu hiệu đó, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu tôi là , vậy người ta dậy điều này trong trường học thế nào nhỉ ? giữa câu khẩu hiệu đó và chương trình dậy học phổ thông ở VN liên quan gì ?
Tất nhiên tôi không có câu trả lời chính xác, vì tôi không phải là chuyên gia của bộ giáo dục VN, nhưng thông qua những nhận thức thu nhập được từ đó tới nay, qua các vấn đề thời sự mà ngành giáo dục ở VN đặt ra được đăng trên báo chính thống (ví dụ vấn đề sách giáo khoa), rồi việc họ hàng bạn bè ở VN trăn trở việc tìm trường tốt cho con cái, rồi việc học thêm học nếm, ..tôi nhận thấy rằng so với chương trình tôi học ngày xưa, cách trình bầy, phương pháp dậy, thông qua sách giáo khoa mới, giáo dục VN lấy giáo dục phương Tây làm chuẩn, vì thế tất nhiên nó không có một nội dung gì liên quan tới chữ LỄ. Các chương trình như giáo dục công dân, hay học cao hơn về chủ nghĩa Mác-Lê, thì nó cũng như dạng sách vở đạo đức của tôi học ngày xưa, in đẹp hơn, giấy trắng hơn, nhiều hình ảnh minh họa hơn.
Quan hệ thầy trò, ngoài chuyện quan hệ thầy trò như ngày xưa tôi đi học, bây giờ vấn đề « học thêm học nếm » trở nên nổi bật, phát triển quá đà. Nhiều người nói với tôi, thực tế đến đâu chính xác thế nào thì tôi không rõ, đó là có hiện tượng thầy giáo dậy bớt kiến thức trong giờ giảng bình thường, để dành cho dậy thêm hoặc ra bài kiểm tra với kiến thức trong giờ dậy thêm, khiến học trò không học thêm không thể được. Tóm lại, quan hệ « kinh tế thị trường » đã « chọc thủng » quan hệ thầy trò, trở thành dạng quan hệ mua bán chợ đen.
Với những nhận xét quan sát của tôi ở trên, thì vấn đề không phải là « tiên học lễ » có vấn đề, mà là không còn lễ. Còn « hậu học văn », hiểu rộng văn là kiến thức trở thành con bài trao đổi theo kinh tế thị trường « chợ đen » (vì học thêm là kiểu học chợ đen, tự bầy đặt ra vì tiền), thì làm gì còn có chuyện « kiến thức trước hay sau lễ» nữa. Trong hoàn cảnh như thế, thì « tiên học lễ, hậu học văn » có nội dung thực tế nào đâu.
Cũng phải nói thêm cho nó đầy đủ, là học thêm cũng là cách thức các thầy cô giáo có thêm thu nhập, giống như đi tham dự hội thảo thì có « phong bì ». Ở đây có chuyện « cái khó bó cái khôn », nhưng dù sao đi nữa, học thêm đã làm méo mó đi quan hệ thầy-trò và làm hỏng LỄ
Như vậy với tôi, vấn đề ở đây không phải nội dung « tiên học lễ, hậu học văn » sai, mà thực chất là không còn LỄ. Như vậy giáo sư Trần Ngọc Thêm đưa cái chuyện này ra thì khác gì đâm kiếm xuống nước, đi lạc vấn đề. Để chứng minh chuyện này tôi sẽ viết tiếp theo dàn bài như sau :
1- Bản thân xuất phát điểm và nội dung của LỄ là gì
2- Tại sao một xã hội Đông Á kiểu VN cần LỄ
3- Nhưng điều « xấu tính của người Việt » mà giáo sư Thêm quy ra do LỄ là không phải và từ đó nên hiểu và ứng dụng LỄ như thế nào.






--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 26 2021, 10:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



LỄ bắt nguồn từ đâu. Đây là một khái niệm được Khổng Tử đưa ra khi ông san định lại các truyền thống văn hóa từ thời nhà Chu ở Trung Quốc cổ đại, trong đó theo nhận định của ông, không có LỄ đã làm cho xã hội hỗn loạn. Nhưng LỄ khởi điểm là các hình thức cúng bái trong tín ngưỡng Sa man giáo vốn thịnh hành ở Đông Á, sang tới tận bên kia bờ châu Mỹ cùng với người da đỏ. Hiện tại Sa man giáo vẫn tồn tại, và đạo Mẫu ở VN với nghi lễ lên đồng là một tín ngưỡng kế thừa truyền thống này. Sa man giáo là điểm khởi đầu, để rồi nó thâm nhập vào đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật (quan niệm NGỘ của Thiền Tông là ảnh hưởng của Sa man giáo thông qua đạo Lão mà vào đạo Phật).
Như vậy LỄ là phương thức người ta giao lưu với thần linh, trong một quan niệm vạn vật hữu linh truyền thống từ đó mà dự đoán tương lai, cũng như định ra cách hành sử cho con người với nhau. Khi giao lưu với thần linh như vậy, thì người ta phải đảm bảo sự trong sạch, sự chân thành, và có thẩm mỹ. Hiện tại thì ta nói : CHÂN, THIỆN, MỸ cũng là từ đó. Những giá trị này chính là giá trị của LỄ.
Đạo Nho có một điều rất tuyệt vời mà không có tôn giáo nào khác có, đó là khả năng của nó đi từ những khái niệm cụ thể, dẫn tới các khái niệm trìu tượng hóa, rồi từ khái niệm trìu tượng hóa này, nó lại trở lại ứng dụng vào đời thường. Nó được tiến hành từ dễ tới khó, từ gần cận tới xa xôi. Từ cụ thể tới trìu tượng. Từ thực tế tới lý thuyết. Lấy ví dụ về tu tập đạo Nho, người ta vẫn nói là : tu, tề, trị, bình. Cách của nó là đầu tiên tu tập với chính mình, rồi tới cộng đồng gần cận hơn là gia đinh, rồi từ các mối quan hệ gia đình ra xã hội cộng động, rồi từ cộng đồng ra thế giới, trình tự theo 4 bậc. « tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ ». Trong môi quan hệ này của 4 cộng đồng từ nhỏ tới lớn đều có chữ LỄ. Nội dung của chữ LỄ trong 4 trường hợp này đều bắt nguồn từ quan hệ của con người với thần linh đó là CHÂN, THIỆN, MỸ (hay chân thành, trong sáng, thẩm mỹ). CHÂN, THIỆN, MỸ này đều là những giá trị luân lý chủ quan, tức là nó không phải là những giá trị đạo đức cứng, là là cái lô gic của đạo đức. Nó là chủ quan vì nó là sự chấp nhận của từng người, vì thế nó không phải là luật pháp.
Ví dụ với trong đạo Nho có quan niệm « nam nữ thụ thụ bất tương thân » (con trai con gái không được gần nhau), nhưng trong Mạnh Tử, có ví dụ « nếu chị dâu rơi xuống giếng nước, thì em chồng có thể cầm tay cứu được không). Câu trả lời của Mạnh Tử (là Á thánh của đạo Nho) là được và phải làm. Vì ở đây việc cứu người (nhân, nghĩa) cao hơn khái niệm đạo đức ở trên. Như vậy cái lệ « nam nữ » ở trên thực ra là nhằm vào việc chống loạn luân, đặc biệt trong môi trường mà quan niệm đại gia đình « tứ đại đồng đường » (4 thế hệ sống dưới một mái nhà) được coi là có phúc, nhưng nó không phải là một giá trị áp dụng « cứng » bất chấp điều kiện hoàn cảnh vì thế nó là luân lý.
Những giá trj của chữ LỄ khởi đầu là thái độ của con người khi giao lưu với thần linh, trở thành thái độ của con người khi quan hệ với nhau. Vì thế giá trị CHÂN, THIỆN, MỸ là giá trị xuyên suốt chữ LỄ. Ngược lại từng thời kỳ nó sẽ phải được định nghĩa khác nhau, ứng dụng khác nhau. Nó
không phải là đạo đức, cũng không phải là luật pháp. Chữ LỄ ở xã hội Đông Á theo đạo Nho, đã có chức năng thay thế các tôn giáo như ở phương Tây để cố kết một xã hội. Chính vì thế mà nó hay bị nhầm với ĐỨC, như trong bài viết của giáo sư Thêm, cũng có khi nó được coi lầm là luật pháp. Trong thực tế, nó là một dạng hợp đồng (contrat) bất thành văn của các thành viên trong một xã hội, như một « giao diện » (interface) của quan hệ xã hội, tức là những chuẩn mực văn hóa, ứng sử.
Chắc đã có nhiều người tới Hội An chơi. Nếu họ để ý thì thấy là thành phố Hội An ngày xưa bé tí thế mà có rất nhiều hội quan của người Trung Hoa, ít nhất có hai cái là hội quan Hải Nam và hội quán Triều Châu (nếu trí nhớ của tôi không nhầm). Hội quán với cộng đồng người Hoa có tác dụng gì. Ngoài là trụ sở sinh hoạt văn hóa, nó còn là nơi chúng kiến các thỏa thuận làm ăn, dưới sự chưng giám của thần linh. Vì đã thỏa thuận thì phải có chữ tín, phải giữ lời hứa, .. tín ngưỡng ở đây (tức là chữ LỄ) chính là điều đảm bảo cho các hợp đồng bất thành văn này. Hiện nay quan hệ hợp đồng được tiến hành qua luật pháp, nhưng nếu nó không có cái đế chân thành, tin tưởng giữa các thành viên ký kết, thì có luật pháp cũng như không.
Chữ LỄ không chỉ còn có nghĩa là hợp đồng bất thành văn, mà nó còn là sự tôn trọng, là quan hệ có văn hóa.
Như tôi đã nói ở trên, do chữ LỄ được áp dụng tùy theo quy mô cộng đồng (tự mình, gia đình, xã hội, thế giới).. mà người ta quy nó ra theo chức năng, ta vẫn gọi là « tôn ti trật tự ». Cái chức năng này là để đảm bảo mỗi người ở chức năng nào đảm bảo lễ đúng chức năng đó. Ví dụ bố mẹ có lễ của bố mẹ, con cái có lễ của con cái, bạn bè, vua tôi đều có lễ, tùy theo chức năng. LỄ ở đây nói theo kiểu hiện đại là TRÁCH NHIÊM.
Ở VN, do định kiến nhận thức có từ thời phong kiến, thực dân. Người ta quy ra LỄ là một dạng tôn ti trật tự kiểu phục tùng mù quáng, thụ động. Đây cũng chính là sai lầm của giáo sư Thêm. Nhưng điều đó hoàn toàn sai. Phục tùng mù quáng thụ động là chữ LỄ áp dụng trong một xã hội có quan hệ sản xuất phong kiến. Ở VN bây giờ làm gì còn chế độ này. Tất nhiên người ta có thể nói với tôi, đó là « tàn dư của chế độ phong kiến », nhưng tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy là nó không phải như thế, chữ LỄ ở VN hiện tại, do không được áp dụng thật sự, « đánh trống bỏ dùi », có cái chữ trên tường, nhưng không có áp dụng, dẫn đến người ta núp bóng chữ LỄ để biện hộ cho các thái độ xấu ăn trộm ăn cắp, trong trường hợp như thế, bỏ chữ LỄ đi như giáo sư Thêm nói thì chẳng giải quyết được điều gì, có khi lại làm rối loạn xã hội hơn, vì giáo sư định dùng cái gì thay vào đó.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 28 2021, 06:43 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi trích ở đây bài báo nói về luận điểm của giáo sư Thêm. Đây là bài viết trên báo thứ 2, đầy đủ hơn bài 1 ở cái link ở trên.
Sáng tạo thuộc về tài năng
Theo vị giáo sư này, trong giáo dục và đào tạo con người, "tài" đi liền với "đức". Trong văn hóa giáo dục có hai vấn đề: một là quan niệm về "tài", "đức"; và hai là mối quan hệ giữa "tài" và "đức".
Ông dẫn chứng: Ở thời phong kiến, tiêu chí đánh giá "tài" là năng lực học thuộc lòng và giải thích Tứ thư Ngũ kinh; tiêu chí đánh giá "đức" là sự thấm nhuần và thể hiện tinh thần "trung - hiếu - tiết nghĩa".
Năng lực và tri thức (tài) về kinh điển Nho giáo nằm gọn trong một chữ Văn, phẩm chất (đức) "trung - hiếu - tiết nghĩa" nằm gọn trong một chữ Lễ. Quan hệ giữa "đức" và "tài", giữa "lễ" và "văn" được đúc kết trong câu "Tiên học Lễ, hậu học Văn".
Trọng Lễ chính là một nguyên lý cơ bản trong triết lý giáo dục của thời phong kiến. Không phải ngẫu nhiên mà trong chính quyền phong kiến, Bộ quản lý toàn diện các hoạt động văn hóa, giáo dục, ngoại giao được đặt tên là "Bộ Lễ" và đứng ở vị trí thứ hai, chỉ sau Bộ Lại quản lý về nội vụ.
Chữ Lễ theo Hán Nho là phải biết giữ mình trong khuôn phép, biết phục tùng người trên. Trần Văn Giàu viết: "Lễ trở thành những hình thức ràng buộc. Ràng buộc của Lễ phong kiến rất phiền phức, khó chịu".
Trong đào tạo người thừa hành thì phương pháp giáo dục thích hợp hiển nhiên là lấy thầy làm trung tâm, người thầy được đặt vào vị trí thứ hai (sau Vua) trong thang bậc "Quân - Sư - Phụ". Việc đề cao vai trò của người thầy như một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện qua những câu thành ngữ - tục ngữ phần lớn có nguồn gốc Nho giáo như "Tôn sư trọng đạo"; "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"...
Như thế, từ nguyên lý giáo dục đến phương pháp giáo dục thời phong kiến đều thống nhất phục vụ cho sứ mệnh giáo dục là đào tạo người thừa hành và mục tiêu giáo dục là cung cấp nguồn nhân lực để "trị quốc an dân".
Sau năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng để thay đổi một số quan niệm và thói quen trong văn hóa học đường truyền thống, để xã hội Việt Nam có con người sáng tạo.
Cụ thể, Bác ít khi nói đến "lễ" và "văn", "Tiên học Lễ, hậu học Văn"; Bác cũng không đặt "đức" trước "tài", mà đặt "tài" trước "đức". Ngày 20/11/1946, với tư cách là Chủ tịch Nước, Bác công bố bức thư có tên là "Tìm người tài đức" (sau này được coi là "Chiếu cầu hiền thời Cách mạng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Từ đó về sau, Bác thường xuyên dùng cách diễn đạt "có tài có đức", trong đó tuyệt đại bộ phận theo thứ tự tài trước, đức sau. Trong 15 tập của bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, cặp giá trị "tài và đức" được Bác nhắc đến tổng cộng 14 lần (từ tháng 10/1945 đến tháng 8/1959), trong đó có 12 lần Bác nói tài trước, đức sau.
Cần hiểu rằng thứ tự trước sau ở đây không phải là thứ tự về thời gian, mà là thứ tự về vai trò. Tháng 8/1959, Bác nói: "Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i, tờ thì dạy thế nào? Đức phải có trước tài". Đức có trước để làm nền tảng; trên nền tảng đó, tài đóng vai trò quan trọng. Người đức có thể có nhiều, còn người tài thì bao giờ cũng hiếm. Người có đức chưa chắc có tài, mà đức thì có thể suy thoái, biến chất
Bình luận của tôi :
Điều đầu tiên đập vào mắt tôi, ngoài việc đánh giá nó đúng hai không, đó là tác giả định nghĩa TÀI và ĐỨC thời chế độ phong kiến. Chế độ này đã bị tiêu hủy vào đầu thế kỷ XX, cách ta hơn 100 năm. Hiện tại khi người ta nói tới TÀI và ĐỨC trong xã hội hiện tại, không ai nói rằng TÀI là biết diễn giải tứ thư ngũ kinh. Tương tự như vậy, khi ta nói tới ĐỨC thì không phải nói đó là Trung – hiếu - Tiết – Nghĩa. Sau đó tác giả lại quy ra rằng ĐỨC là LỄ thì lại càng sai.
Như vậy định nghĩa cái TÀI và ĐỨC của giáo sư Thêm, hoàn toàn khác với điều Bác Hồ nói về TÀI và ĐỨC, dù được giáo sư trích dẫn. Khi bác Hồ nói tới hai quan niệm này, thì TÀI là trình độ chuyên môn thực chất, còn ĐỨC thì là đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng được bác trình bầy rất nhiều, bắt đầu ngay từ những quy định của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội vào năm 1930. Và đây là điều rất đặc biệt, đó là mặc dù theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, điều quy định đầu tiên của bác với một tổ chức cách mạng lại là đạo đức.
Điều này thể hiện trong câu của bác mà giáo sư Thêm trích dẫn ở trên. Và ở đây hoàn toàn không có vấn đề nói tới TÀI trước Đức, mà bác diễn giải hai khái niệm này trong một quan hệ biện chứng. Cả hai đều không thể thiếu, liên quan tới nhau. Thậm chí bác còn nói « đức phải có trước tài » (vẫn theo trích dẫn của giáo sư), như vậy không thể ngụy biện nói rằng trong câu văn của bác chữ Tài viết trước là nó quan trọng hơn. Vì nội dung câu nói có như vậy đâu. Theo đúng nghĩa câu nói của bác Hồ (vẫn theo giáo sư trích ở trên), thì bác muốn nói là có đạo đức cách mạng không không đủ, phải có tài (tức là có chuyên môn đúng ngành nghề), nhưng không thể từ đó suy ra là « chỉ cần có Tài còn Đức hỏng một tí cũng không sao ».
Trong quan niệm ĐỨC của đạo Nho, thực chất nó là Nhân Nghĩa. Quan niệm này cho đến nay vẫn đúng, Còn vấn đề định nghĩa nó là « Trung – Hiếu – Tiết – Nghĩa » cũng được, không có sao nếu tìm hiểu lịch sử, vì nó nhỏ hơn quan niệm Nhân Nghĩa, nhưng đây là quan niệm cụ thể thời phong kiến. Thời đó Đức cũng có thể được đánh giá bằng Tam cương (nếu là phụ nữ). Nhưng những giá trị này hiện tại không còn. Quan niệm Trung, Hiếu cũng đã được bác Hồ định nghĩa lại đó là « Trung với Đảng, Hiếu với dân »
Như vậy dùng những khái niệm không còn được hiểu như tác giả định nghĩa, quá đát, rồi từ đó suy diễn ra thì thật nguy hiểm. Râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Tác giả cũng nói là bác Hồ rất ít nói tới LỄ và VĂN. Nhưng theo tác giả định nghĩa, thì Đức chính là LỄ, Tài chính là VĂN, vậy bác Hồ nói đến Tài và Đức thì cũng là nói tới LỄ và Văn rồi còn gì. Như vậy nếu nói như tác giả « bác Hồ rất ít nói tới LỄ và Văn » mà chỉ nói tới Tài và Đức, thì có nghĩa là bác Hồ không quan niệm như tác giả. Với bác Đức, Tài, VĂN, LỄ hoàn toàn khác nhau. Mà nếu chúng đã khác nhau (theo quan niệm của bác Hồ), thì việc tác giả nhập nhằng chúng với nhau là sai (ngoại trừ nói rằng bác Hồ hiểu biết Nho giáo ít hơn giáo sư Thêm, điều có lẽ lạc với ý của giáo sư Thêm là sử dụng bác Hồ để chứng minh cho mình là đúng).
Tôi chỉ trích một đoạn của bài báo. Để xem toàn văn, thì cái link nó ở đây

Chấm dứt khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện? (baoquocte.vn)

Tôi chỉ trích một đoạn trên làm bằng chứng, để nói rằng tác giả đã gán ghép lộn xộn các khái niệm của đạo Nho vào với nhau. Không những thế, mỗi thời kỳ người ta hiểu chúng, quan niệm chúng khác nhau. Ví dụ quan niệm tài, đức, trung, hiếu .. của bác Hồ tức là thời chúng ta đây không giống quan niệm thời phong kiến. Cứ cho là tàn dư phong kiến còn rơi rớt lại đi (điều chỉ còn đúng một phần nhỏ), thì việc tác giả nhập nhằng các khái niệm Đức với Lễ, Tài với Văn là sai. Quan hệ giữa hai khái niệm Tài / Đức tác giả cũng hiểu sai.
Ý của tác giả là muốn nói rằng chữ Tài là cần nhất, vì theo tác giả nó sẽ giúp cho người ta có khả năng phản biện, do không thụ động. Còn thụ động là do theo Lễ, Lễ lại là Đức. Như vậy phải bỏ Lễ để trọng tài, có nghĩa là cần tài mà không cần đức.
Nếu mà tôi « chính trị chính em », thì tôi có thể nói rằng quan niệm của giáo sư Thêm, có mùi vị gì đó như quan niệm hiện này ở VN, đó là « chống tham nhũng mạnh quá khiến người ta không dám làm », chống tham những có thể coi như ép người ta theo chuẩn đạo đức, chính vỉ thế người tài không dám làm vị sự vi phạm đạo đức. Hay nói cách khác, tham nhũng cũng có cái tốt của nó là để cho người tài thể hiện.
Tôi sẽ phân tích tất cả các khía cạnh này tiếp theo.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 28 2021, 07:22 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi đã nói gốc gác quan niệm của chữ LỄ. Tôi cũng nói tới ĐỨC tức là sự thể hiện của NHÂN – NGHĨA. Thực ra chữ Đức có ý nghĩa lớn hơn nữa, vì nó là sự thể hiện của chữ ĐẠO, vì thế chữ ĐỨC trong đạo đức kinh chẳng hạn, nó còn có ý nghĩa lớn hơn NHÂN – NGHĨA. Nó là ĐẠO khi hành động. Nhưng tôi không sa đà vào đây, vì với chủ đề này thì coi ĐỨC là NHÂN – NGHĨA là đủ, và không sai, dù ý nghĩa của nó hẹp hơn chữ ĐỨC là ĐẠO kia.
Nhưng chữ ĐỨC được dùng như bác Hồ dùng, hay như trong các sách vở cách mạng khi gán cặp nó với Tài, tức là cặp TÀI / ĐỨC trên báo chí Việt nam hiện tại, thì nó không có nguyên bản nguồn gốc từ trong đạo Nho, mà nó là cách chuyển dịch khái niệm của Lê Nin từ sau cách mạng tháng mười.
Chữ TÀI cũng vậy. Khái niệm này cũng đã tồn tại trong đạo Nho, với ý nghĩa là trí tuê hay là tài năng. Nhưng chữ TÀI này không đi liền với chữ ĐỨC mà lại đi một cặp với chữ MỆNH. Tài/Mệnh. Chữ Mệnh ở đây nghĩa như định mệnh, tức là quãng đời mà trời cho ta sống. Để vượt qua cái cặp mâu thuẫn Tà-i/Mệnh này lại là chữ TÂM. Đây chính là nội dung triết học của .. truyện Kiều là mối quan hệ giữa Tài-Mệnh-Tâm.
Còn chữ TÀI ta dùng ngày nay trên báo chí VN, nguồn gốc của nó cũng là dịch ra tiếng việt khái niệm của Lê Nin, vì thế ta có cặp TÀI – ĐỨC.
Câu chuyện Tài-Đức này bắt đầu thế nào. Đó là sau khi cách mạng tháng mười thành công, khi nhà nước Xô Việt được thành lập, rồi nội chiến, thì một vấn đề đặt ra là các đảng viên đảng Bôn Sê Vích ( tức là đảng cộng sản Liên Xô về sau) không phải người nào cũng có chuyên muôn về kỹ thuật, về quân sự, về kinh tế, .. để vận hành nhà nước. Chính vì thế phải sử dụng người có chuyên môn của chế độ sa hòang để lại. Từ đó mới có vấn đề có tình thần cách mạng không đủ, mà phải có chuyên môn để làm việc. Lê Nin đã viết khá nhiều bài về vấn đề này. Từ đó trong Hồng quân mới có một sự chỉ huy đúp bao gồm chỉ huy quân sự và chính trị viên. Tương tự như vậy ở trong nhà nước. Đồng thời nhà nước Xô Viết cũng đặt kế hoạch đào tạo nhân lực, đồng thời nhiều nhà chuyên môn, giác ngộ, phục vụ nhà nước Xô viết vào đảng. Đây cũng chính là nội dung của liên minh công – nông – trí thức ở các nước XHCN cũ, ở VN, TQ. Tóm lại tài ở đây là có chuyên môn. Còn đức ở đây là có đạo đức cách mạng, là đảng viên đảng cộng sản.
Khi cách mạng Trung quốc thành công, thì vấn đề tương tự như vậy cũng xẩy ra. Nhưng ở TQ họ gọi là Hồng là đạo đức, còn Chuyên là tài. Chính vì thế trong thời kỳ cuối kháng chiến chống Pháp, giai đoạn quãng năm 1954,1955 ở miền Bắc cũng có khái niệm « vừa hồng vừa chuyên » . Cách gọi của TQ chuẩn hơn, vì nó khiến cho người ta không lầm lẫn với khái niệm Tài/Đức của đạo Nho. Và cách gọi này cũng thông dụng ở VN cho tới hết thời kỳ bao cấp. Hồng ở đây là mầu cách mạng, tức là đạo đức cách mạng. Chuyên là chuyên môn, tức là kỹ thuật.
Thế còn tại sao bác Hồ lại dùng cụm từ TÀI/ĐỨC. Có thể có mấy lý do sau. Lý do thứ nhất, bác Hồ luôn sử dụng các khái niệm Nho giáo những dùng nó với nội dung mới. Ở đây là vấn đề tiếp nói truyền thống và để dễ hiểu. Lý do thứ hai đó là cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ ở VN có nội dung giải phóng dân tộc, đoàn kết toàn dân. Vì thế dùng cụm từ này khả năng bao trùm kêu gọi của nó cũng lớn hơn. Ở VN, từ sau năm 1954 hai cụm từ « Hồng/Chuyên », hay « Tài/Đức » có thể hoán vị cho nhau cho tới hết thời bao cấp. Hiện nay, từ khi đổi mới thì cụm từ « Hồng/Chuyên » không còn dùng nữa.
Tại sao vấn đề Tài/đức lại được đặt ra ở Liên Xô, TQ, VN mà ở các nước tư bản không có, ngay cả ở một nước có truyền thống Nho giáo như Nhật bản. Việc câu chuyện này được đặt ra ở Liên Xô, từ thời Lê nin đã có thể « bật mí » cho ta câu trả lời. Đó là vấn đề này gắn liền với một cách quản lý kinh tế kiểu hành chính, bao cấp.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 1 2021, 11:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tại sao vấn đề TÀI/ĐỨC này lại là đặc trưng của hệ thống XHCN cũ ? bởi vì với việc phát triển kinh tế thông qua một hệ thống quản lý hành chính, thì sẽ có quan liêu, tức là hình thành một hệ thống nhân sự ở giữa, « chân không tới đất, cật không tới trời », không có một chuẩn nào chính xác để đánh giá, vì họ không tạo ra được một giá trị thực sự nào, nhưng lại không thể thiếu vì cơ chế hành chính phải có. Sự mù mờ chuẩn để đánh giá dẫn tới chuyện lợi dụng khái niệm ĐỨC để đấu đá, nhưng bản chất là GATO. Nhưng hiện tại ở VN không còn kiểu phát triển này nữa, nên việc tiếp tục sử dụng khái niệm TÀI/ĐỨC này là không nên, đặc biệt khi đã lấy nhà nước pháp quyền làm công cụ.
Ở Liên Xô, vấn đề tài-đức cũng đã được bỏ từ sau thời Lê Nin. Đến thời Staline nó đã không còn, do nhà nước Xô viết đã tự đào tạo được nhân sự của mình, hay « xhcn hóa » tâng lớp trí thức Sa hoàng cũ. Nhưng vấn đề của sự phát triển kinh tế bằng công cụ hành chính đã tạo ra một tầng lớp « tài đểu », dạng như Elsine, chỉ vì do năng nổ, hung hăng, phát biểu « gây xốc », kiểu « hung hăng như Đinh La Thăng », lại được coi là .. có tài, biểu hiện của tài năng. Hậu quả là nẩy sinh các loại « trâu trắng đi đâu mất mùa tới đấy ». Tóm lại khi đã không có ĐỨC tức là không có TÀI, TÀI và ĐỨC là hai mặt của một đồng xu.
Ở TQ, vấn đề phức tạp hơn, vì ở đây HỒNG và CHUYÊN được quy cho hai xu hướng phát triển tả khuynh và hữu khuynh. Tả khuynh như là cách mạng văn hóa, còn hữu khuynh là như Đặng Tiểu Bình. Trong thực tế, thì Đặng cũng vừa có tài vừa có đức, cũng như trong cách mạng văn hóa, TQ vẫn chế tạo được bom nguyên tử (trong khi một nước bình thường, ổn định, .. chưa chắc làm được).
Ở VN, vấn đề TÀI/ĐỨC này được đặt ra thời cách mạng vừa thành công, nó cũng được đặt ra lúc chuyển đổi nền kinh tế. Vì thế trong dư luận người ta có khuynh hướng trọng tài hơn đức, kiểu « ngựa hay thì có tật », nhưng đây là quan niệm sai, chỉ đúng vào thời điểm « tranh tối/ tranh sáng ». Vào những thời điểm đó khái niệm ĐỨC cũ chưa bỏ được mà ĐỨC mới thì chưa xác lập, nên nó mới thế. Cũng giống như chuyển đổi kinh tế đã cả 30 năm, mà lúc đưa lên báo vinh danh toàn nói chuyện « phá rào », trong khi điều cần làm là phải thiết lập kỷ cương mới. 30 năm sau, còn đòi phá rào thì khác nào bảo vinh danh tham nhũng một cách vô ý thức.
Hiện tại các giá trị của ĐỨC đã được đưa vào pháp luật, vào điều lệ đảng (nếu là đảng viên thì phải tuân theo), vì thế điều minimum phải theo là những điều này, tiếp đó còn có thêm các tính chất thẳng thắn, nhân nghĩa, khiêm tốn.. thì càng tốt. Nhưng không thể nói vi phạm pháp luật là có ĐỨC được. Còn nếu có chuyện đó xẩy ra mà không đúng, thì có nghĩa là giá trị của pháp luật chưa chuẩn, phải thay đổi nó, chứ không thể dùng chữ VÔ ĐỨC biện luận cho phạm pháp, hay cho là có TÀI.
Quan niệm về TÀI/ĐỨC được đánh giá thống nhất qua chuẩn pháp luât chính là nội dung của nhà nước pháp quyền.
Cũng với một thứ lý luận « râu ông nọ cắm cằm bà kia », tác giả dựa trên một định kiến coi LỄ là « thụ động, nghe lời », rồi từ đó phán vào việc học, rồi quan hệ bố mẹ con cái, thậm chí suy ra cả vấn đề thất nghiệp, nhưng điều đó không đúng.
Trong việc học. Sự thụ động trong vấn đề dậy học không phải do LỄ mà ra, mà do phương pháp sư phạm, cũng như cấu trúc giáo trình. Trong việc học có hai bộ phận đó là nạp nhận thức và lô gic tiếp cận. Cả hai điều này đều cần thiết cho phản biện và sáng tạo. Làm sao phản biện được mà không có nhận thức, trong trường hợp đó chỉ có cãi « trần cùn ». Ví dụ ở đây, tôi không thể phản biện được giáo sư Thêm, nếu không có nhận thức về đạo Nho, ngay cả khi tôi hết sức VÔ LỄ với giáo sư cũng không có tác dụng sáng tạo, nếu tôi không có nhận thức thì phản biện thế nào.
Thông thường chương trình học (đặc biệt là phổ thông), đều có phần lặp lại. ví dụ lớp đầu cấp hai chương trình của nó là tổng hợp lại những gì học sinh học ở cấp I, tương tự như vậy với cấp II so với cấp II. Khi học điều gì, học sinh đã có khái niệm do được hoc hai lần (một lần sơ, một lần tinh), thì từ đó mới có thể tư duy phản biện để đào sâu.
Khi học mà nhồi kiến thức nhiều quá, thì học sinh bắt buộc phải thụ động để ghi nhớ nó, lấy đâu ra thời gian để nghiền ngẫm, suy nghĩ. Tóm lại, xây dựng chương trình học thế nào, số lượng kiến thức cung cấp ra sao, ..sẽ quyết định là học sinh có thể phản biện, hay có tinh thần sáng tạo hay không chứ không phải vì LỄ.
Một điều nổi bật của văn hóa Đông Á, truyền thống Nho giáo, là bố mẹ quan tâm tới học hành giáo dục con cái. Đây là lợi thế, và là điều tốt mà các nền văn hóa khác không có. Tôi ở nước ngoài, thì lợi thế của nó nhìn thấy hàng ngày. Hiện tại nếu thế hệ người Vn ở nước ngoài, với những người sinh đẻ ở đây, sở dĩ tầng lớp người này không sa vào bụi đời, buôn bán ma túy, hư hỏng như thế hệ thứ hai của người Ả rập, hay da đen, .. mà thành người chính là nhờ quan hệ chăm sóc của bố mẹ với con cái. Thế thì làm sao bảo nó là xấu.
Điều này cũng không dẫn tới ỷ lại. Ngược lại ngay ở trông tầng lớp dân sở tại, ví dụ với tôi là ở Pháp, hiện tại có một lớp người trẻ được gọi là tanguy (đọc là tăng gi). Tanguy nghĩa là gì, đó là hiện tượng lớp trẻ khi ra đời cứ ở riệt với bố mẹ không chịu ra sinh sống độc lập, theo tên một bộ phim tên là tanguy nói về chủ đề này. Mà đây là tầng lớp da trắng, hoàn toàn có lối giáo dục « sáng tạo phản biện » như giáo sư Thêm mơ ước, không phải là người châu Á. Nguyên do của nó là do cuộc sống khó khăn, giá thuê nhà cao, lương kiếm được ít, đứa trẻ có tính ích kỷ hơn, chỉ nghĩ tới nó không quan tâm tới ai .. đã dẫn tới điều đó chứ chẳng phải là thụ động do lễ nghĩa gì cả.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 8 2021, 09:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vấn đề thất nghiệp của tầng lớp học sinh ra trường có bằng cấp cũng vậy. Yếu tố quan trọng nhất của nó không phải là do LỄ (ngay cả khi hiểu theo ý giáo sư Thêm là tinh thần thụ động). Ở đây có rất nhiều yếu tố dẫn tới việc này. Ví dụ học có bằng cấp cao, nhưng bằng cấp ấy không sử dụng để kiếm sống được, cũng có cả vấn đề thị trường lao động, cơ hội mà thị trường này tạo ra. Cũng phải phân biệt giữa sáng tạo trong học tập và khả năng tự lập khi sinh sống. Hai điều này không là một. Hiện tại người ta có thể dễ dàng nhận thấy một người học giỏi chưa chắc đã kiếm sống giỏi và tự lập. Vì thế sự sáng tạo trong hai trường hợp (học và làm việc) hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp học sáng tạo ở trường điều này thuần túy là sự thông minh, nhanh nhậy của học sinh và phương pháp dậy của thầy cũng như giáo trình. Ngược lại sống tự lập phụ thuộc nhiều vào khả năng « forcing to be free » thế nào, ở đây kiến thức nhà trường chỉ là một phần, khả năng này sáng tạo này phụ thuộc vào nhận thức của người ta qua gia đình, nhà trường, xã hội. Trong trường hợp này chỉ có kiến thức đơn thuân của nhà trường hay chuyên môn không đủ, mà nó còn có cả nhận thức « đối nhân sử thế », kiến thức xã hội nói chung, truyền thống gia đình, ..tức là trong đó có LỄ giống như một nhân thức văn hóa ứng sử xã hội.
Về tổng quan, vấn đề học sinh học ra có bằng cao mà không có việc làm, là một đặc trưng của các nước có truyền thống Nho giáo. Nhưng hiện tượng tương tự có thể thấy ở Nhật, Hàn, Đài loan, TQ.. Nguyên nhân của nó một phần, khá lớn nhưng không phải tất cả (vì còn có vấn đề thị trường lao động và khả năng sử dụng kiến thức nói trên) là quan niệm thích kiếm việc có lương cao, không phải lao động chân tay, .. Một vấn đề nữa cũng nan giải không kém, đó là vấn đề đứa học sinh bị nản chí khi không đạt được kết quả trong thi cử, từ đó dẫn tới sự mất tự tin, dẫn tới tự kỉ, dẫn tới yếm thế trong cuộc sống về sau. Ở Nhật, Hàn có hiện tượng Otaku, là đứa trẻ cứ mặc cảm chúi đầu ở nhà, không ra ngoài, không tiếp xúc xã hội là một dạng bệnh lý sinh ra từ đây. Không kể lý do bị bạo lực học đường.
Ngay ở xã hội phương Tây cũng có hiện tượng này, nhưng không phổ cập bằng. Vì thế hiện tại, trong hệ học phổ thông, có ý kiến là không nên cho điểm. Điều này đã được ứng dụng ở nhiều nền giáo dục phổ thông, nhất là ở cấp I,II ví dụ ở Pháp. Nhưng nó lại làm nẩy sinh một điều là, nếu không có điểm thì đánh giá học sinh thế nào. Vì thế ở Pháp có chuyện, học sinh học tới cấp II mà vẫn không đọc thông viết thạo, không bị đúp vì không sử dụng điểm đánh giá đứa trẻ có đủ kiến thức để lên lớp hay không.
Tóm lại với hệ phổ thông, vì là kiến thức phổ thông, nên càng được phổ cập càng tốt, do đứa trẻ nào cũng cần phải có, nên việc cạng tranh trẻ con với nhau bằng điểm số có thể tránh. Ngược lại lên tới bậc đại học, thì vấn đề « cạnh tranh thi cử » mới xẩy ra.
Hiện tại do nhu cầu hiếu học, cũng như truyền thống đi học ở các nước Nho giáo cao, nên số lượng học sinh muốn học sau phổ thông lên đại học cao, và từ đó nẩy sinh ra vấn đề có bằng mà không có nghề, có bằng mà không có việc làm. Nhưng cách giải quyết không phải là bỏ LỄ, như giáo sư Thêm đề ra, vì nó không ăn nhập gì vào vấn đề này cả, mà phải hướng đến những cách giải quyết sau :
1- Nâng cao việc hướng nghiệp cho học sinh, hướng họ vào những nghành nghề mà thị trường lao động cần.
2- Có chính sách phát triển kinh tế, để kinh tế phát triển từ đó thu hút nhân lực.
3- Nâng cao năng lực tự chủ, phát triển kỹ thuật của các hãng nội địa, từ đó tạo ra công ăn việc làm cao cấp. Lấy ví dụ, thời bao cấp hồi trước, rất nhiều sinh viên VN đi Đông Âu, Liên Xô học về nguyên tử và các ngành liên quan, nhưng VN không có công nghệ này, nên đi học về phải làm nghề khác, không thể sống bằng kiến thức đã học. Hiện nay, nếu VN tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, mà chỉ giữ chân « cửu vạn », thì có nghĩa là học các nghành kỹ thuật cao vô tác dụng, chỉ sản xuất ra thất nghiệp. Nhưng một nước không thể cứ giữ chân « cửu vạn của thế giới » mà phải vươn lên. Quá trình vươn lên này sẽ thuận lợi nếu có nhân lực được đào tạo.
Trong bài viết của giáo sư Thêm, ông ấy có nói là so với một nước phát triển phương Tây, số lượng học sinh VN tiếp tục học đại học sau phổ thông có phần trăm cao hơn họ. Đây không phải là điều xấu mà ra điều tốt. Hiện tại bản thân các nước phương Tây này cũng muốn có tỉ lệ học sinh học đại học cao hơn, vì kinh tế ngày càng cần nhiều chất xám hơn. Việc người VN muốn học tiếp là quá tốt, chỉ cần việc hướng nghiệp cùng sự kết hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, nhu cầu thị trường lao động sát thực tế hơn.
Giáo sư Thêm cũng quy cho tính xấu người Việt như giáo sư nói là « tính cào bằng, tính đố kỵ » bắt đầu từ LỄ. Điều này cũng sai. Vì LỄ nếu hiểu theo « tôn ti trật tự », thì nó phải tạo ra tâm lý đẳng cấp, làm sao có chuyện « cào bằng ». Trong thực tế, những tật tính trên có lẽ là hệ quả của một xã hội truyền thống nông nghiệp, công xã nông nghiệp, .. thì đúng hơn.
Từ thập niên 80 trở lại đây, với sự xuất hiện của các « con rồng con hổ » kinh tế Đông Á, mà điểm chung của chúng là có truyền thống văn hóa Nho giáo, đã khiến nhiều học giả phương Tây, ví dụ Vandemesch, coi truyền thống Nho giáo như một điều kiện phát triển. Hiện nay, với sự phát triển của TQ rồi VN, nhận xét này càng được khẳng định. Truyền thống nho giáo ở đây phải xem xét nó ở khía cạnh luân lý xã hội (ethics) chứ không phải tập tục của một thời, giống như ta vẫn phê phán Nho giáo với định kiến của tập tục Nho giáo thời phong kiến, đã cách ta cả 100 năm như giáo sư Thêm và nhiều người khác.
Hãy để ý, VN TQ không phải là nhà nước lấy Nho giáo làm quốc đạo, nhưng xã hội vẫn là xã hội luân lý Nho giáo, giống như các nước phương Tây có luân lý thiên chúa giáo.
Một trong những luân lý Nho giáo có tác dụng cho phát triển đó là tinh thần hiếu học, kỷ luật trật tự, tiết kiệm, ham lao động. Một điều nữa phương Tây không nói tới, vì nó đi ngược định kiến phát triển kinh tế của họ (dù họ cũng làm nhưng không nói ra), đó là vấn đề nhà nước kiến tạo. Điều mà cả Nhật, Hàn, TQ, Sing, rồi VN đều làm.
Không thể có kỷ luật trật tự, tức là khả năng tổ chức cao mà không có LỄ.
Một điều rất buồn cười, là những điều mà các học giả phương Tây coi là điểm mạnh của Nho giáo từ thập niên 80, đã được bác Hồ đề cập tới từ đầu những năm 60. Ví dụ các khái niệm luân lý : CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 8 2021, 11:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vấn đề giáo sư Thêm đặt ra với việc « Trồng người » càng buồn cười hơn. Không rõ giáo sư rỗi hơi ngồi tỉ mẩn đếm xem bác Hồ dùng chữ trồng người mấy lần để làm gì, điều quan trọng là nội dung của nó có đúng hay không, chứ không phải số lần nó được nói ra.Không phải càng nói nhiều thì đúng nhiều, nói ít thì đúng ít. Giáo sư là người nghiên cứu về văn hóa, giáo sư thừa hiểu là ở mỗi cộng đồng người khác nhau, giáo dục của nó khác nhau, vì giáo dục bao giờ cũng liên quan tới các giá trị mà cộng đồng ấy công nhận, bảo vệ. Vì thế mới có dân tộc.
Ở các nước phương Tây có việc trồng người này không ? có chứ, nó trồng quyết liệt luôn theo nhận thức của nó. Nhưng nó có cái mánh này, đó là những giá trị cộng đồng của nó được thổi lên thành giá trị « phổ quát thế giới ». Ví dụ ở Pháp, trong giáo dục Pháp không nói tới văn hóa Pháp như văn hóa đặc trưng, mà nó nói tới « văn hóa thế giới » nhưng nhìn qua con mắt người Pháp, rồi coi cái nhìn đó là phổ quát (universal) để bắt .. cả thế giới chấp nhận. Chính vì thế bọn Đức mới nói là khi người Pháp nói tới « quyền con người », tức là quyền của người Pháp, hiểu theo người Pháp, từ văn hóa Pháp mà ra. Mà nước Đức là nước láng giềng ngay cạnh, chứ
Văn hóa VN, cũng như mọi văn hóa khác đều có đặc trưng, và đặc trưng đó phải được dậy. Đấy chính là « trồng người ». Còn nếu không thích trồng, thì các nước khác nó sẽ trồng hộ ngay. Để rồi sản sinh ra một mớ mại bản, thì làm sao mà đất nước phát triển được.
Một đất nước muốn phát triển, phải có nền giáo dục của nó. Nền giáo dục này vừa có tính chất đặc trưng văn hóa vừa có tính phổ quát. Sự đặc trưng chính là sự phổ quát được thể hiện trong một nền văn hóa cụ thể. Vì thế giá trị văn hóa VN cũng như giá trị văn hóa Pháp, Mỹ, .. là một giá trị văn hóa cụ thể của một nền văn hóa, nhưng nó vẫn có tính phổ quát.
Chẳng hiểu giáo sư tại sao lại nổi cơn lên muốn « không trồng người ». Khi bác Hồ nói tới « trồng người » tức là bác nói tới giáo dục, hay nói cách khác, khi bác Hồ đề cập tới giáo dục, hay xây dựng con người mới, thì điều đó là « trồng người ».
Việc bác Hồ nói tới « trồng người » này, cũng giống như trong thanh niên cách mạng đồng chí hội bác nói tới đạo đức (thông qua tôn chỉ của tổ chức này). Đây là điều đặc biệt, và là sự phát triển của chủ nghĩa Mác ở VN. Nó cũng là đặc điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin Nho giáo, Trong chủ nghĩa Mác khởi điểm nó không có những điều này, vì nó chỉ là lý thuyết của một giai cấp, và nó nằm trong lòng một nền văn hóa, đó là văn hóa phương Tây.
Khi vào VN, TQ chủ nghĩa Mác (version Lê nin) đã trở thành ngọn cờ để cập nhật hóa chủ nghĩa dân tộc, để giải phóng dân tộc. Ta theo chủ nghĩa Mác – Lê nin vì nhân nghĩa, đây là khái niệm của đạo Nho. Khi đã nắm chính quyền rồi, thì phải có một nền giáo dục tương đương với nó. Đây chính là khái niệm con người mới, con người dân tộc và XHCN. Điều mà ở phương Tây không có, và không cần, vì bản thân nó đã thổi văn hóa của nó (tức là những giá trị văn hóa được cập nhật với lối sản xuất tư bản chủ nghĩa) được biến thành giá trị phổ quát của toàn thế giới, từ đó mà can thiệp, xâm lược .. nhân danh chúng. Như vậy làm sao người Việt ở VN có thể học khoa học nhân văn, lịch sử, văn học, giá trị đạo đức, luân lý, .. không phải của mình, mà lại chấp nhận một cái nhìn ngoại lai. Đấy chính là dạng mại bản mà tôi nói ở trên.
Tóm lại việc « trồng người » là tất yếu, điều không cần phải nói, ngoại trừ khi dân tộc Việt nam không còn tồn tại nữa. Đặt vấn đề này ra, tức là giáo sư đã cưa chân ngay nền văn hóa của mình, trong khi giáo sư lại .. nghiên cứu văn hóa dân tộc. Đúng là quẩn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 9 2021, 11:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì giáo sư Thêm đã vu oan cho LỄ rằng nó ngăn cản khả năng sáng tạo phản biện của người ta, vậy nếu tôi đã chứng minh điều này là không đúng, thì tất nhiên tôi cũng phải chỉ ra được vậy cái gì là đầu mối sáng tạo.
Để tìm hiểu điều này thì ta có thể tham khảo triết học phương Tây, ví dụ Nietsche. Với triết gia này, thì sức sáng tạo của con người nằm trong cái sức sống của mỗi con người (vitalité/vitality), và sự thể hiện của nó là lòng ham muốn, say mê, mà ông ấy gọi là volonté de puisance ( ý chí sức mạnh/ý chí quyền lực). Điều này có thể coi như nhân tố chủ quan (subjectif).
Như vậy sự say mê là đầu mối của sáng tạo, nhìn về mặt chủ quan. Tất nhiên là sự say mê phải có kiến thức. Vậy làm sao có được sự say mê.
Ở đây không có một cái mẫu thực đơn « mỳ ăn liền » nào cả, mà nó phụ thuộc vào mỗi con người, hành trang kinh nghiệm sống của mỗi người khác nhau. Nhiều niềm say mê có thể coi như định mệnh, ví dụ như say mê hút thuốc, say mê chơi game, trong trường hợp này nó là một dạng nghiện .. nhưng nó cũng phụ thuộc vào ý chí. Đây cũng là điều mà đạo Nho đề cập tới, khi nó nói tới ý chí lập thân, ham học, .. Một phần rất lớn của đạo Nho đề cập tới việc lập thân, có ý chí lập thân. Có lẽ đạo Nho là đạo duy nhất trên thế giới nói con người ta phải dấn thân vào đời để lập thân, thành danh. Thời phong kiến, ý chí lập thân này được thu hẹp vào con đường khoa cử, nhưng ngay nay đây không phải là cái cửa duy nhất để người ta thể hiện cái « volonté de puissance » : say mê học hỏi, say mê làm giầu, say mê một vấn đề mình yêu thích, .. lấy đó làm lẽ sống cũng là nó. Từ đó mà nó có sáng tạo
Hiện tại ở phương Tây, do nó là một xã hội tiêu thụ, lấy tiêu thụ hàng hóa làm sức đẩy phát triển, nên nó không nói tới ý chí (volonté/will), mà thường nói tới ham muốn (desir), đánh đồng ham muốn với ý chí. Ví dụ, khi nó quảng cáo học tiếng Anh chẳng hạn, thì nó chỉ nói tới việc học này như một thứ trò chơi dễ dàng, giống như một sự tiêu thụ. Trong thực tế, không thể học nếu không có ý chí, vì phải nhớ từ, nhớ cách phát âm, phải làm bài tập, phải học,.. tức là cũng phải « đổ mồ hôi sôi nước mắt », làm sao không cần ý chí. Tất nhiên, nếu phương pháp dậy/học tốt gần với một trò chơi thì khả năng tiếp thu nhanh hơn, nhưng nó không thể thiếu ý chí. Sự sáng tạo cần cả ham muốn và ý chí.
Vì tôi đang nói tới phương Tây, vậy một câu hỏi được đặt ra, vậy phương Tây nó có LỄ không ? Câu trả lời là có, nhưng khác với ở Đông Á, nó không nằm riêng thành một khái niệm luân lý độc lập, mà lẩn vào trong tôn giáo. Ở phương Tây, Thiên chúa giáo là cấu trúc xã hội bảo đảm điều này.
Ở các nước Hồi giáo là đạo Hồi. Thiên chúa giáo là một bộ phận của văn hóa phương Tây từ thời La Mã, nó đã đồng hành và là một bộ phận cấu thành của văn hóa phương Tây, nhưng qua mỗi một hình thái tổ chức sản xuất : nô lệ, phong kiến, tư bản, .. thì các giá trị của đạo Thiên chúa lại được cập nhật để cho phù hợp với hình thái tổ chức sản xuất của giai đoạn đó.
Một ví dụ điển hình nhất đó là sự xuất hiện của thiên chúa giáo tin lành từ thế kỷ XV, như một sự cập nhật Thiên chúa giáo với hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính hình thức tin lành là cái đế để tạo ra thượng tôn pháp luật như ta thấy ngày nay trong những nước phương Tây phát triển như Mỹ, Đức, Anh.
Ngược lại, ở những nước mà hình thức thiên chúa vốn là cơ đốc giáo, gắn bó với chế độ phong kiến hơn như ở các nước la tinh : Pháp, Ý, Tây ban Nha, .. thì lại làm nẩy sinh ra tư tưởng vô thần, và dẫn tới hiện tại có hiện trạng như ở Pháp thiên chúa giáo xuống dốc. Mặc dù thế, yếu tố thiên chúa giáo vẫn gắn bó chặt chẽ với văn hóa xã hội. Nó vẫn là cái đế của luân lý, được chuyển đổi vào .. triết học. Vì thế triết học phương Tây là thiên chúa giáo được trình bầy kiểu khác.
Chính vì có sự cập nhật này của tôn giáo (tức là một dạng nghi lễ) với hình thức kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa qua đạo tin lành, mà người ta cho rằng đạo tin lành là nguồn gốc của kinh tế tư bản chủ nghĩa (với một người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, thì điều này chỉ là sự cập nhật của đạo Thiên chúa với chủ nghĩa tư bản, chứ không phải là nguồn gốc)
Sự cập nhật này thể hiện qua điều gì. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vì nó dùng cơ chế thị trường, nên nó rất trọng hai vấn đề đó là sự tự lập có trách nhiệm của các cá nhân và sự tôn trọng hợp đồng.
Khi nền kinh tế thị trường này xâm nhập và trở thành cơ chế ở Đông Á, thì dù là ở các nước định hướng XHCN hay kinh tế tư bản chủ nghĩa hai yếu tố trên cũng không thể thiếu. Vậy người ta làm thế nào ? sự thích ứng của nó là dùng khái niệm LỄ của Nho giáo. Điều này người ta nhìn thấy rất rõ ở Nhật bản từ thời Minh trị đó là LỄ, TRÍ, DŨNG, TRỰC.
Tại sao lại thế ? bởi chữ LỄ, như tôi giải thích nguồn gốc của nó bắt đầu từ tín ngưỡng, nó là sự thể hiện của CHÂN THÀNH, THẲNG THẮN, CÓ TRÁCH NHIỆM, vì khi người ta giao lưu với thần linh, thì không thể thiếu những điều này. Chính vì thế chữ LỄ cũng gắn liền với chữ TÍN. TÍN ở đây vừa có ý nghĩa tín ngưỡng, tin tưởng vì nó là một khái niệm tôn giáo (người ta tin vào thần thánh, và cũng không thể lừa thần thánh về tâm lý), nhưng cũng như những giá trị khác của đạo Nho, nó được đưa vào cuộc đời, như một khái niệm giữ lời hứa. Và trong trường hợp này LỄ và TÍN tương đương với tôn trọng hợp đồng. Điều không thể thiếu được trong kinh tế thị trường.
Nói một cách khác có LỄ và TÍN tức là ta có cái lô gic bản chất sơ khai của kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường tất nhiên phải có luật lệ. Nhưng luật lệ chỉ vững, khi có nhứng yếu tố văn hóa truyền thống đi liền với nó, cái gì lệ không làm được như truyền thống văn hóa tự nhiên thì mới phải mang nhau ra tòa kiện cáo. Nho giáo, với quan niệm LỄ và TÍN đã cho ta điều tương đương trong một xã hội Nho giáo, điều mà tin lành đảm bảo chức năng trong một xã hội thiên chúa giáo phương Tây phát triển.
Như vậy muốn VN phát triển, thành một nước có văn hóa, có trình độ phát triển cao, thì phải tận dụng đạo Nho, cập nhật hóa những giá trị nhân bản của nó như NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN để làm gốc. VN không phải là nước đầu tiên làm điều này trong các nước Nho giáo. Các nước Nho giáo khác, dù là XHCN hay không nó đều có làm cả. Vậy tại sao không ngâm cứu, tìm hiểu nó, so sách chức năng của nó được sử dụng thế nào, mà lại mang định kiến Nho giáo thời phong kiến ra, phát biểu gây xốc, để kiếm phong bì tham gia hội thảo thì OK, chứ về giá trị nhận thức thì quá dở hơi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 13 2021, 11:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đến đây tôi đã trả lời 3 câu hỏi tôi đưa ra lúc đầu tiên. Đó là LỄ , xuất phát điểm là tôn giáo, thái độ của con người khi giao lưu với thần linh dần dần được chuyển thành “giao diện quan hệ giưa người với người” trong xã hội. Trong xã hội VN hiện tại (hay Đông Á nói chung), LỄ chính là bộ phận luân lý không thể thiếu được để cho một xã hội có cơ chế thị trường, hoạt động tốt, bởi vì LỄ chính là phần tự nhận thức của quan hệ thông qua hợp đồng, khế ước. Điều không thể thiếu được của xã hội VN hiện tại. Những điều giáo sư Thêm chụp mũ vào cho LỄ là sai, vì giáo sư đã quan niệm chữ LỄ theo định kiến khi người ta phân tích xã hội phong kiến Đông Á thời trước, điều mà nó không còn tồn tại. Dựa theo định kiến “LỄ là thụ động”, giáo sư đã trực quan vô ý thức coi LỄ là đầu mối các tính xấu của người Việt một cách rất vu vơ, kiểu vơ đũa cả nắm. Nhưng khi đi sâu vào sự việc thì người ta thấy nó là sai, như tôi đã nói ở trên.
Nhưng đây không phải là lần đầu giáo sư có cái concept trực quan phiến diện này, mà ngay cả trong tác phẩm đầu tay, “nổi tiếng gây tranh cãi” của giáo sư, khi đánh giá xã hội Vn là một xã hội “âm tính” nên thích ổn định cũng đã sai rồi. Cuộc bàn luận về chữ LỄ này vấn là sự tiếp tục cái cảm nhận trực quan kia mà thôi.
Quan niệm xã hội nông nghiệp “âm tính thụ động”, đã có từ thời Pháp xâm lược VN. Các nhà Nho đã đưa nó ra để giải thích nguyên nhân tại sao VN, TQ, .. đã sụp đổ trước sự tấn công của phương Tây. Kiểu Tây nó là Dương cường, ta là Âm Nhu. Quan niệm đó thực ra chỉ là một dạng “dư luận quán nước”, chứ nó không có cơ sở gì cả, vì có rất nhiều lý do dẫn tới việc này. Và các nước Đông Á cũng không phải là các nước duy nhất bị phương Tây xâm lược, Ấn độ, rồi thế giới Hồi giáo cũng vậy, trong khi họ không thể nói có « văn hóa âm tính ».
Hiện nay một trong những lợi thế của VN là có một xã hội ổn định để phát triển, vì thế tư duy của giáo sư Thêm càng sai lạc nữa. Hiểu như giáo sư, thì có nghĩa là nói xã hội VN hiện đại « không cần ổn định » mới phát triển được.
Trong thực tế, với một quan hệ kinh tế thị trường, thì cái đế của nó đã là không ổn định. Vì thế ở các nước tư bản phát triển nó đều có những cơ chế về tài chính, về chính sách xã hội, về bảo hiểm.. nhằm giảm thiểu sự bất ổn định của hình thái kinh tế này để xã hội có thể tồn tại mà phát triển được.
Ngược lại, để giải thích cho sự bóc lột bất công, thì nó lại tuyên truyền cho « bất ổn định là sáng tạo », trong khi trong thực tế đất nước của họ, nó cũng không làm. Cái này khi nào không lười, thì tôi sẽ phân tích thêm.
Xã hội nông nghiệp như VN thời phong kiến cũng có những yếu tố bất ổn định do phụ thuộc vào thiên nhiên. Chính vì thế mới có những hình thái tổ chức cộng đồng chặt chẽ để có thể hạn chế sự bất lợi này của thiên nhiên, như đắp đê chống lụt. Vì thế mà hình thái văn hóa cộng động được đưa lên làm chuẩn.
Tóm lại bất cứ xã hội nào, từ xưa đến nay đều có những tổ chức, tập tục, .. nhằm giảm thiểu sự bấp bênh để cho xã hội ổn định. Cũng không thể nhầm xã hội ổn định với trì trệ, vì để đánh giá sự phát triển của xã hội ta có rất nhiều chỉ số để đánh giá nó : ví dụ thu nhập xã hội, phần trăm tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ tội phạm, lạm phát giá cả, .. Vì thế ổn định không có nghĩa là trì trệ, cũng như LỄ không phải là thụ động.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC