Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Nhìn Lại Về đuờng Tu, Thiền tông.

Sóng
post Jun 24 2004, 11:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hic! tôi chẳng biết post cái gì. Thấy cái này của bác quyzen post bên thiền tông việt nam hay hay nên mạn phép bác ấy copy về cho bà coi coi tham khảo vậy!
http://forum.thientongvietnam.info/viewtopic.php?t=482


Nhìn lại đường tu

Hồi ký tu tập của CĐT
Có nhiều duyên đưa tôi đến đường tu, rất kỳ lạ và như đã được định sẵn. Từ khi còn nhỏ, nhiều lần nằm ngắm sao trong những buổi tối trời trong, tôi luôn trăn trở một suy nghĩ: những vì sao trên kia có thật hay không? ngoài không không đó là cái gì? Có giới hạn hay không? có điểm đầu và điểm cuối không?

Lớn hơn một chút, tôi nảy ra trong tâm những nghi ngờ về sự hiện hữu của sự vật, hiện tượng. Ví dụ khi học lịch sử, nghe đài, đọc báo ca ngợi LX, tôi gợi lên trong tâm một mối nghi: có LX thật hay không? Mình chỉ biết LX qua những gì được đọc trên sách, nghe trên đài hoặc thầy cô bố mẹ truyền đạt lại. Nhưng nếu tất cả những thông tin đó đều được người ta tạo ra để đánh lừa mình về một LX không có thật thì sao? Thì mình có biết được không?

Với nhưng suy tưởng siêu hình như vậy, tôi bước chân vào giảng đường đại học, và môn học tôi muốn tìm hiểu nhất là môn triết học. Tuy nhiên, những gì tôi tìm thấy trong đó không thỏa mãn những câu hỏi của tôi. Việc dựa vào một Đấng Cứu thế hoặc những thế lực siêu nhiên vô hình nào đó chỉ có thể là điểm tựa cho những con người b v về mặt tinh thần, và không thể giải quyết rốt ráo mọi vấn đề. Khi còn học cấp 3, bố tôi gửi tôi lên ở trong nhà thờ Bắc Ninh trong 3 tháng hè và trong thời gian đó tôi đã đọc rất nhiều sách kinh của Thiên chúa giáo và dự lễ giảng đạo của các cha cố, song đối với tôi Thánh kinh giống như những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích và những nghi lễ tôn giáo dựa trên một đấng tối cao mà không thể chứng minh được là đang hiện hữu, hơn là một hệ thống lý luận triết học, vì vậy tôi không thể đi theo, mặc dù có nhiều người muốn tôi gia nhập giáo đoàn. Chủ nghĩa Mác dựa trên các tư tưởng căn bản là duy vật biện chứng, nhìn sự vật luôn luôn trong trạng thái vận động, mang tính khách quan và lôgic hơn song cũng chỉ hạn chế trong phạm vi những sự vật hiện tượng mà ta nhận biết được, và không trả lời được câu hỏi thế giới này từ đâu có và sẽ đi về đâu.
Duyên lành đưa tôi đến tiếp cận cuốn sách “Tinh hoa Phật học” của học giả Nguyễn Duy Cần, trong đó tác giả trình bày những nét căn bản nhất của giáo lý đạo Phật. Tôi thấy đây là con đường mình đang tìm để lý giải cho các vấn đề mà cho đến lúc bấy giờ chưa thể lý giải được qua các kiến thức thu thập được ở trường đại học và trong các sách vở khác. Vấn đề đầu tiên tôi thấy là Phật học là một môn triết học thực sự biện chứng và khách quan, với hệ thống lý luận hết sức lô-gích thông qua bình đẳng trí và quy luật vô thường, quy luật nhân quả. Tuy nhiên, lý vô ngã của Phật học đối với tôi còn khó hiểu, chưa đủ sức thuyết phục. Qua những sách về Phật pháp khác tôi đã có một số hiểu biết nhất định về Phật pháp và suy nghiệm những điều bổ ích, cần thiết đối với cuộc sống nhộn nhịp, lôi cuốn và đầy lo toan hàng ngày. áp dụng vào cuộc sống hàng ngày và suy nghiệm thêm, tôi nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan hơn, hạn chế được phần nào những suy nghĩ tình thức, nhất là đối với những vấn đề trái ngược với lập trường của mình, tôi cũng không nhất quyết gạt bỏ ngay, phê phán ngay như trước kia nữa mà bình tĩnh xem xét, cố gắng dưới góc độ khách quan nhất. Tính tình cứng rắn của tôi trước kia: luôn phân định ranh giới rõ ràng giữa đúng và sai, tốt và xấu, nay đã mềm đi; trước kia tôi không thể chấp nhận những người tôi cho là xấu tính, kiêu ngạo... luôn chỉ trích các thói xấu đó và thường xa lánh, coi thường nhưng tôi thấy mình dần dần đã biết chấp nhận họ, chấp nhận thực tế là mỗi người đều có cá tính và quan điểm riêng của mình, hoặc ít ra thì cũng không ghét họ như trước nữa. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Phật học của tôi cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ thu thập thêm kiến thức của cuộc sống và học hỏi, áp dụng những điều mình thấy đúng và thấy thiết thực đối với cuộc sống “cơm áo gạo tiền” của mình mà thôi, còn việc xác định tu hành để đi đến giải thoát thì tôi vẫn chưa nghĩ đến và vẫn chưa thông được.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Rồi một duyên đưa tôi đến lớp học khí công của Khí công sư Bùi Long Thành, vốn là một cư sĩ theo Mật tông. Phương pháp tập khí công Bùi Long Thành là biến thể của các phương pháp tu hành và rèn luyện sức khoẻ của các Lạtma Tây Tạng truyền sang Việt Nam, trong đó chủ yếu là thông qua việc thụ khí và kích hoạt phần vô thức của con người để giải tỏa stress và những chấn động tinh thần, kích hoạt các khả năng vô thức như linh tính, thần giao cách cảm... Khi công phu ở mức khá, tôi đã có thể tập trung vào các hoạt động vô thức. Những bài tập vô thức đó đã đưa tôi vào một cảnh quan khác lạ khi ngồi thiền - thực ra về bản chất đó cũng là một phương pháp Chỉ để định tâm, và ngồi thiền sau khi tập. Đây là lần đầu tiên tôi ngồi thiền. Ngồi thiền theo phương pháp này nói chung rất tốt cho những người mới tu tập thiền vì trước khi toạ thiền đã tập các bài tập vô thức có tác dụng tĩnh tâm trong khỏang 1 tiếng, do đó tôi đã đạt được trạng thái Định khá sâu. Thông thường tôi dậy từ 3h45 sáng, đi đến chỗ tập và tập từ 4h30 đến 6h30, trong đó thời gian ngồi thiền khoảng 30 phút đến 1h. Sau khi tập khoảng 2 năm liên tục, tôi chuyển sang tập Thái cực Trường sinh Đạo, đây cũng là một phương pháp thiền động vì khi tập ta phải tập trung nhìn vào đầu ngón tay trỏ và theo dõi sự chuyển động của thân và điều hoà hơi thở. Mỗi hàng ngày tôi dành 2 tiếng để tập, đồng thời toạ thiền thêm. Cũng như Khí công, ngồi thiền sau khi tập Thái cực đạo cũng rất nhanh chóng đạt đến Định. Hơn 3 năm thực hành thiền theo 2 phương pháp trên đã tác động rất lớn đến tôi, cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc thực hành thiền định hàng ngày đã giúp tôi lấy lại cân bằng trong cuộc sống với những điều kiện làm việc quá vất vả và nhiều sức ép, bình ổn được tâm trí vô cùng xáo động trước đó. Bên cạnh việc đạt được sức khoẻ ổn định, nó cũng giúp tôi tăng cường khả năng hoạt động trí óc, tính tình trầm lắng dần và thay đổi theo hướng tốt hơn, đạo đức hơn.

Tuy nhiên, một duyên lành đưa đến thay đổi thực sự cho cuộc đời tôi là chuyến đi chiêm bái đất Phật (năm 1998). Với một chiếc balô nhỏ và mấy phong lương khô, tôi đi tàu hoả qua gần 3000 km để đến Bodgaya (bang Bihar, ấn Độ), nơi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, rồi đi đến vườn Lộc Uyển (Ratna, Varanassi) nơi đức Phật thuyết giảng bài kinh đầu tiên và đến Lâm-tỳ-ni (Lubini, Nêpal) nơi đức Phật đản sanh. Ngồi dưới cội Bồ Đề khi xưa Phật thành đạo, tôi cảm nhận được một sự linh thiêng kỳ diệu làm cho tôi thức tỉnh, cảm nhận được sự che chở, lòng từ bi vô lượng của Ngài, và lòng tin của tôi vào Phật pháp nảy sinh và kiên cố hơn bao giờ hết. Tại nơi Đức Thế tôn đản sanh, tôi đã ở lại ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự 3 ngày, được Thầy Huyền Diệu, trụ trì của chùa, giảng giải Phật pháp và những nghi thức đầu tiên của một người Phật tử. Chuyến đi chiêm bái này tôi thu được một số điều quan trọng, mang tính bước ngoặt trong cuộc đời. Khi đến Nepal sau một quãng đường dài mệt mỏi, chứng kiến cuộc sống ở Việt Nam Phật Quốc Tự tôi vô cùng thắc mắc: tại sao, giữa nơi mông muội, ngoại đạo tràn lan và đầy bạo lực, khổ ải ở xứ Nepal này mà thầy Huyền Diệu vẫn có được một cuộc sống thanh tịnh, an lạc như vậy. Qua câu chuyện về đời tu của thầy và những quan sát của bản thân tôi nhận thấy rằng con người ta có thể sống an lạc ngay nơi trần thế này, tại bất cứ nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, chứ không nhất thiết phải đuổi theo tiền tài, danh vọng mới mang lại hạnh phúc. Trong gần 2 tuần hoàn toàn dứt khỏi công việc và những lo toan thường nhật ở một xứ sở xa lạ, khi đến ngồi ở dưới cội Bồ đề tôi thấy một cảm giác vô cùng an lạc, còn hơn cả những cảm giác an lạc khi thiền định, tôi có cảm giác như một người lưu lạc tha hương được trở về nhà. Đồng thời tôi nhìn lại quãng thời gian đã qua của mình và nhận thấy bản thân mình khổ vì mình có quá nhiều ham muốn, khi một ham muốn được đáp ứng, ham muốn khác lại nảy sinh, thúc giục người ta giành lấy, cuốn xô con người vào một vòng xoáy ham muốn-khổ-ham muốn bất diệt. Cả cuộc đời của con người là một địa ngục trần gian, và chỉ khi đến đất Phật, nhận được những cảm giác đặc biệt như trên tôi mới thấy sáng ra một điều là mình đã phí hoài cả một thời gian vô cùng quý báu trước đó vào những cái ham muốn vật chất tầm thường mà quên đi cái hạnh phúc đích thực, quên đi sự an lạc về tinh thần. Bỗng nhiên con đường trước mặt hiện rõ trong tâm thức tôi, đó là con đường sẽ phải đi trong phần đời còn lại để thoát khỏi nỗi khổ ải của cuộc đời, để đạt đến sự giải thoát về mặt tinh thần.
Trở về từ Đất Phật, tôi chuyên tâm tu hành, hàng ngày dành 1 tiếng để tụng kinh và thiền định. Tôi cũng nghiên cứu thêm một số kinh sách Phật pháp, trong đó có cuốn “Kinh Pháp Bảo Đàn” là cuốn tôi đặc biệt ưa thích và cho rằng pháp này hợp với căn cơ của mình. Tôi bắt đầu đi theo hướng Thiền Đốn ngộ của Lục tổ Huệ Năng, nhưng trên thực tế vì không có người hướng dẫn nên mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu và thực hành phần nào trong cuộc sống. Qua nghiên cứu kinh Pháp Bảo Đàn, những cái tôi tâm đắc nhất là mục đích và phương thức thực hành của Thiền. Đó là: “ngoài lìa cảnh, trong lìa niệm, tất cả chỗ không tâm”, “Phật pháp bất ly thế gian giác”. Theo tôi hiểu, đây là những tôn chỉ khi hành thiền, phải giữ cho tâm vắng lặng, không khởi niệm, không bị cảnh bên ngoài tác động. Việc tu hành không thể tách rời đời sống hàng ngày, phải giữ cho tẫm tĩnh ngay trong cuộc sống chứ không phải cứ chui vào hang, vào núi tránh xa trần thế thì tâm mới tĩnh. Tôi hiểu rằng Thiền sư là một người tuy sống giữa đời nhưng tâm lúc nào cũng vắng lặng, thanh tịnh, không bị nhiễm ô, không nổi sóng lòng. Thực tế này đã đánh đổ quan niệm trước đây của tôi là để tĩnh tâm, cần phải ngồi thiền, ngồi càng nhiều càng tốt và bác bỏ một quan niệm sai lầm nữa là để đi đến giải thoát thì nhất thiết phải xuất gia, vào chùa, tụng kinh gõ mõ, xuất thế để tìm sự thanh tịnh. 3 năm tiếp theo, bên cạnh công việc và cuộc sống, tôi dành thời gian thực hành thiền định và nghiên cứu Phật pháp, cố gắng thực hành tĩnh tâm trong cuộc sống hàng ngày theo tôn chỉ của Thiền tông, cố gắng tránh nổi sân, cố gắng tránh xa các dục vọng và những điều phạm giới. Khi gặp việc làm mình nổi nóng, tôi cố gắng trấn tĩnh, kiềm chế không nói ra những lời nóng nảy. Tôi sửa chữa tính nói dối, chỉ nói dối khi nào không tránh được, ít uống rượu, tránh các ý nghĩ và hành động tà dâm, bớt ích kỷ, nghĩ nhiều đến người khác và sống vì người khác hơn. Cùng với việc thực hành Yoga, tôi thường dùng phép quán hơi thở (tập trung vào hít thở, điều hoà hơi thở theo ý của mình để tiến tới làm chủ hơi thở), cố gắng tập trung vào những việc mình đang làm, cố gắng cảm nhận được bản thân mình... Có lần nhân đọc một cuốn sách về đạo Lão, trong đó có đoạn mô tả một người thành đạo “sống lẫn với cỏ cây”, tôi nhận ra rằng khi đó người ta đã không còn để tâm trí mình làm chủ mình nữa mà đã đạt đến chỗ buông xả, sống tuỳ thuận theo cuộc đời, cái gì đến thì chấp nhận như cây như cỏ gió lay thì cây rung, gió lặng thì cây dừng. Người đó đã không còn khởi ham muốn nữa, không còn quan tâm đến thế gian nữa. Liên hệ đến thiền tông, tôi thấy cũng giống nhau, cùng đạt đến chỗ sống trong thế gian mà xuất thế gian (sau này tôi biết như vậy là sai, nhưng ít nhất nó cũng giúp tôi thực hành trong giai đoạn đó). Từ đó tôi cố gắng sống như vậy, cố gắng quán mình cũng như “cây cỏ, sống lẫn với cây cỏ”-nó cũng giúp cho tôi được nhiều thứ: làm cho tâm tĩnh hơn, giảm sân si hơn, giảm tâm phân biệt hơn và trở nên bình thản hơn trước những biến động của cuộc đời. Mặc dù bây giờ nhìn lại tôi biết đó không phải là mục đích để hướng tới trong việc tu hành, nhưng nó cũng giúp tôi tinh tấn khá nhiều, làm cho cuộc sống ngày càng an lạc hơn và tạo cơ sở cho những tiến bộ mới sau này.
Trở về sau 3 năm công tác ở nước ngoài, sau khi tạm ổn định trở lại cuộc sống ở Hà Nội, tôi đi tìm những nơi giảng pháp để học thêm. Tôi đến các chùa để tìm học thiền nhưng không có. Tôi lại tìm đến một người quen, nghiên cứu về Phật pháp để hỏi thêm chỗ có thể học được, nhưng khi đến tham dự một số buổi tôi thấy con đường đi của những lớp như vậy không ổn. Họ chú trọng vào niệm Phật và tu lục độ để mong được siêu thoát tịnh độ sau khi chết. Họ cũng có hành thiền, nhưng tôi thấy không theo một quy củ nào cả, đơn giản chỉ là ngồi để tịnh tâm. Họ cho rằng phải trì giới nghiêm mật để định tâm, nhưng không chú trọng đến việc tìm hiểu và đào sâu Phật pháp. Tôi cho rằng tu hành mà chỉ dựa vào tha lực bên ngoài là mê tín, hơn nữa khi tu mà chỉ mong được siêu thoát về cõi Phật sau khi chết thì sẽ làm thối chí người tu, tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại mà không cố gắng tinh tấn để giải thoát ngay trong kiếp sống hiện tại này. Do đó tôi vẫn tiếp tục theo cách tu hành vẫn làm trước kia.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong một dịp nghe giảng Pháp ở Quan Thánh, tôi may mắn được gặp Sư phụ tôi hiện nay và được Sư phụ nhận làm đệ tử, được Sư phụ làm lễ quy y với pháp danh Tâm Pháp. Trong thời gian này, tôi cũng được thọ giáo nhiều điều rất thiết thực đối với sự nghiệp tu hành của mình (hầu hết những điều đó cũng giống như những gì đã được Thầy Q chỉ dạy thêm sau này, nhưng Thầy Q dạy ở mức độ cao hơn và ứng dụng vào thực hành ngay). Sư phụ tôi có dạy tôi cách ngồi thiền cho đúng (trước đây không có ai dạy tôi cả, tôi toàn tự nghiên cứu sách rồi học theo, hoặc ngồi theo kiểu Yoga), cách niệm thân, niệm tâm (luôn chú ý vào việc mình đang làm, suy nghĩ mình đang theo). Đặc biệt Sư phụ đã khai mở cho tôi một điều vướng mắc nhất là: thiền định chỉ giúp cho người ta đi đến nhất tâm và làm cơ sở cho bước tiếp theo là quán để phát khởi trí tuệ, còn nếu chỉ cho rằng tu là thiền định rồi an trú vào cảm giác an lạc, nhất tâm do thiền tạo ra thì nhất định sẽ không tiến lên được. Thiền định sâu như vậy chỉ khởi phát được thần thông mà không khởi phát được trí tuệ. Do đó, sau khi định tâm rồi thì phải quán chiếu, quán vô ngã. Ngay cả trong lúc đi đứng nằm ngồi cũng phải quán, quán tôi đang đi, quán thân đang đi này do tứ đại hợp thành, có sinh có diệt, do đó không tồn tại vĩnh hằng, không phải là ta. Chẳng hạn quán hơi thở: thấy hơi thở ra vào, thấy đó là luồng không khí phải nương vào niêm mạc mũi để tạo cảm giác hơi thở di chuyển như vậy, thực sự cũng không có hơi thở mà chỉ do mũi và không khí nương nhau tạo nên. Phải thấy chúng đang “như là” như vậy, chúng là vô ngã chứ không phải niệm chúng là vô ngã. Sư phụ tôi cũng chỉ dẫn cho tôi rằng cần phải nhìn sự vật như là đúng nó như vậy, không được phóng tưởng. Ví dụ: khi nhìn cái cốc, biết đó là cái cốc, chứ còn phân tích cái cốc này làm bằng gì, đẹp hay xấu... thì cái cốc đó đã không còn là cái cốc thực sự ban đầu nữa (sau này tôi hiểu đó chính là thấy biết như thật). Một điểm tôi hết sức tâm đắc là: khi trả lời thế nào là tu hành, Sư phụ nói: “tu hành là khám phá chính bản thân mình”, sau này nhiều lúc nghiệm lại, tôi thấy thật chính xác. Trở về sau 3 năm công tác ở nước ngoài, sau khi tạm ổn định trở lại cuộc sống ở Hà Nội, tôi đi tìm những nơi giảng pháp để học thêm. Tôi đến các chùa để tìm học thiền nhưng không có. Tôi lại tìm đến một người quen, nghiên cứu về Phật pháp để hỏi thêm chỗ có thể học được, nhưng khi đến tham dự một số buổi tôi thấy con đường đi của những lớp như vậy không ổn. Họ chú trọng vào niệm Phật và tu lục độ để mong được siêu thoát tịnh độ sau khi chết. Họ cũng có hành thiền, nhưng tôi thấy không theo một quy củ nào cả, đơn giản chỉ là ngồi để tịnh tâm. Họ cho rằng phải trì giới nghiêm mật để định tâm, nhưng không chú trọng đến việc tìm hiểu và đào sâu Phật pháp. Tôi cho rằng tu hành mà chỉ dựa vào tha lực bên ngoài là mê tín, hơn nữa khi tu mà chỉ mong được siêu thoát về cõi Phật sau khi chết thì sẽ làm thối chí người tu, tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại mà không cố gắng tinh tấn để giải thoát ngay trong kiếp sống hiện tại này. Do đó tôi vẫn tiếp tục theo cách tu hành vẫn làm trước kia.

Trong một dịp nghe giảng Pháp ở Quan Thánh, tôi may mắn được gặp Sư phụ tôi hiện nay và được Sư phụ nhận làm đệ tử, được Sư phụ làm lễ quy y với pháp danh Tâm Pháp. Trong thời gian này, tôi cũng được thọ giáo nhiều điều rất thiết thực đối với sự nghiệp tu hành của mình (hầu hết những điều đó cũng giống như những gì đã được Thầy Q chỉ dạy thêm sau này, nhưng Thầy Q dạy ở mức độ cao hơn và ứng dụng vào thực hành ngay). Sư phụ tôi có dạy tôi cách ngồi thiền cho đúng (trước đây không có ai dạy tôi cả, tôi toàn tự nghiên cứu sách rồi học theo, hoặc ngồi theo kiểu Yoga), cách niệm thân, niệm tâm (luôn chú ý vào việc mình đang làm, suy nghĩ mình đang theo). Đặc biệt Sư phụ đã khai mở cho tôi một điều vướng mắc nhất là: thiền định chỉ giúp cho người ta đi đến nhất tâm và làm cơ sở cho bước tiếp theo là quán để phát khởi trí tuệ, còn nếu chỉ cho rằng tu là thiền định rồi an trú vào cảm giác an lạc, nhất tâm do thiền tạo ra thì nhất định sẽ không tiến lên được. Thiền định sâu như vậy chỉ khởi phát được thần thông mà không khởi phát được trí tuệ. Do đó, sau khi định tâm rồi thì phải quán chiếu, quán vô ngã. Ngay cả trong lúc đi đứng nằm ngồi cũng phải quán, quán tôi đang đi, quán thân đang đi này do tứ đại hợp thành, có sinh có diệt, do đó không tồn tại vĩnh hằng, không phải là ta. Chẳng hạn quán hơi thở: thấy hơi thở ra vào, thấy đó là luồng không khí phải nương vào niêm mạc mũi để tạo cảm giác hơi thở di chuyển như vậy, thực sự cũng không có hơi thở mà chỉ do mũi và không khí nương nhau tạo nên. Phải thấy chúng đang “như là” như vậy, chúng là vô ngã chứ không phải niệm chúng là vô ngã. Sư phụ tôi cũng chỉ dẫn cho tôi rằng cần phải nhìn sự vật như là đúng nó như vậy, không được phóng tưởng. Ví dụ: khi nhìn cái cốc, biết đó là cái cốc, chứ còn phân tích cái cốc này làm bằng gì, đẹp hay xấu... thì cái cốc đó đã không còn là cái cốc thực sự ban đầu nữa (sau này tôi hiểu đó chính là thấy biết như thật). Một điểm tôi hết sức tâm đắc là: khi trả lời thế nào là tu hành, Sư phụ nói: “tu hành là khám phá chính bản thân mình”, sau này nhiều lúc nghiệm lại, tôi thấy thật chính xác.
Tuy có một quá trình tiếp cận và thực hành tu tập tương đối lâu như vậy, song tôi chỉ thực sự nhận thấy được sự tinh tấn mạnh mẽ của mình sau khi gặp thầy Q và được thầy tận tình chỉ dạy thêm. Có thể nói sự tinh tấn của tôi được nhận thấy rõ từng ngày, rất nhanh và ngày càng sâu sắc, và chỉ trong 3 tuần học Thầy tôi tự nhận thấy đã tiến bộ hơn mấy năm trời tu tập đã qua. Nhân duyên đưa đến lớp học này là do Phương kể cho tôi nghe Phương một lớp do một thầy trong Miền nam dạy, cách học rất lạ, tập trung vào truy hỏi để phá chấp. Tôi nghe và hiểu đây là kiểu của Thiền Đốn ngộ và bảo Phương dẫn đến học.
(Còn nữa)


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ngày đầu tôi đến, thầy hỏi tôi:
-Em tu được bao lâu rồi?
Tôi đáp:
- Em tu được 4 năm rồi.
- Em tu để làm gì?
-Tôi đáp: em tu để giải thoát.
- Giải thoát khỏi cái gì?
- Giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.
-Tại sao phải giải thoát khỏi luân hồi sinh tử ?
-Để thoát khỏi những điều khổ ải của thế gian.
Thầy kết luận:
Như vậy mục đích tu là để thoát khổ, thế nếu muốn thoát khổ thì cần phải làm gì?
-Cần phải biết khổ là gì.
-Vậy khổ là gì?
-Khổ là những cái mình không vừa ý, mình muốn mà không được.
Thầy giải thích thêm:
Khổ có 2 loại: khổ tâm và khổ thân. Khổ thân là những đau đớn, khó chịu về thể xác như bệnh tật. Khi có thân thì phải chịu khổ thân, chỉ khi nào thân diệt mới hết khổ thân. Khổ tâm là những nỗi dằn vặt, không bằng lòng với hiện tại gây nên, nó là những loại tình cảm như nóng giận, ghen tức, bất mãn...Vậy để diệt khổ cần phải làm gì? cần diệt ngay những cái khổ đó hay diệt nguyên nhân gây ra khổ? Ví dụ có một nguồn nước ngầm chảy vào nhà em, muốn không cho nước chảy vào nhà thì phải làm gì?
-Phải bịt nguồn nước đó lại.
-Đúng vậy, để diệt khổ cũng phải diệt nguyên nhân gây ra khổ. Vậy nguyên nhân gây ra khổ là gì?
-Là có thân này.
-Thân này gây khổ thân, ta phải chấp nhận có khổ thân chừng nào còn có thân này. Thế khổ tâm có diệt được không? nguyên nhân gây ra khổ tâm là gì? khi em muốn người khác làm việc gì mà người ấy không làm thì em có tức giận không?
-Có ạ.
-Thế nguyên nhân tạo ra tức giận đó có phải là do em muốn người ta làm việc đó không? Nếu em không muốn thì em không tức giận đúng không?
-Đúng vậy.
-Vậy ham muốn là nguyên nhân gây khổ đúng không?
-Đúng vậy.
-Thế nếu em nhìn một gói vàng rơi trên đường em có muốn không?
-Có muốn.
-Cũng một gói vàng đó, nhưng em nhìn thấy ở trên TV thì em có muốn không?
-Không muốn.
-Vì sao không muốn?
-Vì biết nó không phải thật.
-Đúng vậy, khi ta biết đó là thật thì ta không ham muốn phải không?
-Đúng vậy.
-Vậy tại sao em biết gói vàng rơi trên đường kia là thật?
-Bởi vì em có thể nhìn thấy nó, cầm lấy được nó, cảm nhận được nó.
-Em có chắc là những gì em cảm nhận được là thật không?
-Chắc ạ.
-Thế những cái em không cảm nhận được thì là không thật phải không?
-Đúng vậy.
-Thế trong trường hợp những người bị bệnh ảo giác, họ nhìn thấy, nghe thấy và có thể nói chuyện với một người khác mà ta không nhìn thấy người ấy thì sao? Hoặc người mù màu người ta chỉ nhìn thấy màu đen và trắng, theo lý luận của em thì tức là thế giới phải không có màu nào khác ngoài hai màu đó phải không?
-!!!
-Vậy từ 2 trường họp đó có thể kết luận rằng những gì ta nhận thức được là có giới hạn, và tất cả những thứ ta nhận thức được chưa chắc đã phải như thực nó có. Tại sao có thể kết luận như vậy, bởi chân lý thì không có ngoại lệ, nếu đã là chân lý thì phải đúng trong mọi trường hợp. Chỉ cần chỉ ra một trường hợp sai là có thể phủ nhận toàn bộ chân lý đó. Không phải những thứ ta không thấy được là không tồn tại, và cũng không phải những thứ ta thấy đã chắc chắn là thực tồn tại. Để chứng minh anh đưa ra một ví dụ: có 2 chiếc xe đạp A và B ở cửa hàng. Em mua chiếc xe A về và sử dụng, trong quá trình sử dụng em phải thay dần những bộ phận hỏng. Mỗi lần thay một bộ phận của chiếc xe B chuyển sang. Mỗi lần thay như vậy em vẫn gọi chiếc xe A là A, xe B là B đúng không. Cho đến tận khi hoàn toàn mọi bộ phận của chiếc xe B đã chuyển sang chiếc xe A, vậy lúc đó ta gọi xe đó là A hay B? Vẫn gọi là xe A đúng không, nhưng thực sự nó đã là xe B. Ngay từ khi thay bộ phận đầu tiên, nó đã không là xe A nữa rồi. Ví dụ khác: có một đàn chim bay trên trời xếp thành hình con cò, ta nhìn thấy có con cò, nhưng thực ra không có con cò mà chỉ có những con chim xếp lại thành hình con cò thôi. Con cò đó do ta tưởng tượng ra. Mọi thứ cũng vậy, ngay cả bản thân ta, luôn luôn có những dòng hạt Phôton liên tục chảy vào và chảy ra khỏi cơ thể. Chúng ta và vạn vật là những dòng diễn tiến liên tục của các dòng Phôton chứ không thực có chúng ta và vạn vật, cũng như nhìn dòng nước chảy ta thấy có một khối nước không đổi, nhưng thực ra không có khối nước nào cả mà chỉ có dòng chảy của nước mà thôi.
Ta có ham muốn bởi ta cho rằng những thứ ta ham muốn là có thật. Vì không có trí tuệ để nhận biết được thực sự bản chất của sự vật, cho rằng mọi thứ ta thấy là có thật như vậy nên gọi là vô minh. Vô minh là nguồn gốc của ham muốn, và cũng là nguồn gốc của khổ.
Thầy hỏi tiếp:
-Thế em thoát khổ bằng cách nào?
–Em thoát khổ bằng cách tu tập Giới, Định, Tuệ.
-Tu tập Giới Định Tuệ là tu tập gì?
–Là giữ giới và thiền định để định tâm và khởi phát trí tuệ nhằm phá vô minh.
-Tại sao biết làm vậy sẽ phá vô minh được, nhỡ không phá được thì sao?
Tôi không giải đáp được.
Sau đó thầy hỏi:
- Khi muốn xây một ngôi nhà hay tiến hành công việc làm ăn, người ta phải làm gì đầu tiên?
–Người ta phải có một bản thiết kế ngôi nhà hoặc một kế hoạch kinh doanh.
-Đúng vậy, khi tu cũng vậy, sau khi xác định được mục đích tu hành thì cần phải có kế hoạch tu hành.
- Thế em xây dựng kế hoạch đó như thế nào?
-Tôi trả lời: tu tập theo Bát Chánh đạo.
-Thế làm thế nào biết được Bát Chánh đạo đưa đến giải thoát được?
Tôi thấy cũng phải, chả có căn cứ nào để biết được cả, chẳng qua mình cứ theo kinh sách mà thôi. Thầy nói tiếp:
-Muốn biết Bát Chánh đạo có đưa đến giải thoát hay không thì ta phải dựa vào chính mình, nhưng mình đang vô minh thì làm sao biết được con đường đó đúng hay sai? Ta phải dựa vào “như lý tác ý”.
Tôi hỏi: Như lý tác ý là gì?
Thầy nói: cái đó thì từ từ đã. Và thầy chuyển sang phần tiếp theo.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



1. Phá chấp ngôn ngữ:
sau cuộc trao đổi nói trên, Thầy phá chấp ngôn ngữ và làm cho tôi nhận ra cách chỉ thẳng. Thầy lấy trong túi ra một chiếc hộp bằng kim loại, hình tròn màu xanh, một mặt có đục các lỗ hổng chưa bao giờ tôi nhìn thấy và không biết nó để làm gì, đưa cho tôi xem và hỏi:
- đây là cái gì?
Tôi trả lời:
-em không biết.
Thầy hỏi:
- Em không biết à?
Thầy gi cái bút hỏi tôi:
- đây là cái gì?
Tôi trả lời:
- “đó là cái bút”.
Thầy hỏi lại:
- thế “cái bút” là cái này à?
Tôi hơi phân vân, cảm thấy có gì đó không ổn, nhưng không hiểu.
Tiếp theo, Thầy gõ 3 tiếng vào bàn hỏi tôi:
- đó là gì?
Lần này tôi suy nghĩ một chút, và nói:
- đó là âm thanh.
Nhưng thầy cũng hỏi:
- âm thanh là cái đó à?
Tôi nghĩ ra là không phải bởi không thể đồng nghĩa âm thanh chỉ là tiếng gõ đó, vì âm thanh có nghĩa rộng hơn rất nhiều, song cũng không biết trả lời sao cho phải.
Thầy hỏi tiếp: - “Creo creo” là gì?
Tôi chịu không biết.
Sau đó, để gợi ý Thầy gọi một người khác trả lời.
Thầy cầm cây bút hỏi:
- Đây là cái gì?
Anh ta chỉ thẳng vào cây bút thầy cầm trên tay và nói:
- “là cái đó”.
Đến đây, tôi chợt hiểu ra. Đó là mình luôn luôn bị trói buộc bởi ngôn ngữ văn tự mà không nhìn thấy bản chất thực của sự việc. Luôn luôn gắn sự vật với những khái niệm nhất định, và đồng hóa chúng với khái niệm đó. Đó là bởi ta luôn luôn bị tâm trí điều khiển, khi ta nhận biết sự vật, đó là tâm trí nhận biết và gán khái niệm cho vật đó. Khi muốn chỉ ra cho người khác thấy một vật gì, một hiện tượng gì mà ta lại dùng ngôn ngữ mô tả, tức là ta chỉ cho người ta xem cái mà ta đang tưởng tượng thôi (vật đó được ta nhận biết, khi bị hỏi ta lại tả cái vật trong nhận biết của ta-thì vật đó đã qua nhiều tầng nấc trung gian để đến được người hỏi: nhận biết của ta về vật, lời tả của ta - sự nghe của người hỏi, sự nhận biết-tưởng tượng của người hỏi về vật ta tả), còn vật thực-chính là sự miêu tả chân thực nhất- ta lại không chỉ. Như vậy khi người khác hỏi ta vật đó là vật gì, ta phải dùng cách chỉ thẳng vật đó cho người đó thấy thì mới là cách trả lời chân thực. Khi nhìn cái vật tròn tròn màu xanh ở trên, rõ ràng ta biết nó, ta nhìn thấy nó, ta chỉ không biết tên và công dụng của nó mà thôi. Thế mà ta vẫn nói là không biết nó, bởi ta gắn ngay vật đó với tên của nó và suy ra không biết tên thì là không biết vật đó.

Vì nhận ra được như vậy, khi thầy viết hai chữ : “cái bút” lên tờ giấy và bảo tôi nói lại cho mọi người xem thầy viết cái gì, lúc đầu tôi chỉ cái bút cho mọi người xem, nhưng thầy nói:
- Không đúng, anh bảo em diễn tả lại cho mọi người xem anh viết cái gì chứ không bảo là đọc lên. Tôi suy nghĩ và chợt sáng ra, vừa rồi tuy mình không bị vướng vào ngôn ngữ-là chữ “cái bút” thầy viết-nhưng vẫn bị ngôn ngữ lừa, vẫn hiểu chữ “cây bút” của thầy là để chỉ cây bút thật. Khi nhận ra, tôi liền cầm cây bút và viết lại 2 chữ: “cây bút” và đưa cho thầy xem. Trúng phóc! (tuy nhiên, khi về đến nhà tôi nghĩ ra là vẫn có chỗ sai: lẽ ra phải chỉ thẳng vào chữ thầy viết, chứ mình còn viết lại thì là không đúng mất rồi-chữ viết lại là chữ của mình chứ không phải chữ của thầy. Nhưng có lẽ lúc đó thầy thấy tôi nhận ra được đến thế là đạt yêu cầu cho buổi đầu tiên nên bỏ qua).

Tiếp theo thầy hỏi tôi:
- Cái cốc là cái gì?
Tôi không bị mắc lừa, chỉ thẳng vào cái cốc:
- “là cái đó”.
Nhưng thầy nói:
- Không phải, anh nói cái cốc là cốc ở trong chùa Hương, là một cái hang đá hay vào tu hành.
Tôi nghĩ thầm: nói như vậy thì làm sao mà biết được, bởi cốc có bao nhiêu nghĩa, cốc còn có nghĩa là cốc vào đầu nữa. Làm sao mà mình biết thầy đang nói đến cái nào.
Thầy kết luận:
- như vậy là trong câu hỏi vừa rồi em không hiểu được ý anh phải không?
Tôi đáp:
- Đúng vậy.
Thầy nói tiếp:
- T-ta không thể hiểu được ý người khác, cái ý mà ta tưởng là của người khác thực ra là ý của mình, mình cho rằng mình hiểu được ý người khác nhưng thực ra không phải vậy.
Tôi thấy có lý quá, đúng là từ trước đến nay ta thường hay suy diễn, người ta nói một đằng mình hiểu một nẻo bởi vì mình cứ lồng cái hiểu của mình vào và cho rằng đấy là ý của người ta.
Thầy nói tiếp:
- em đã hiểu được chỗ này thì khi nhà hàng xóm (đang xích mích với em) chửi chó mắng mèo thì em có thấy họ chửi xéo em không?
-Không ạ, bởi mình thấy người ta chửi xéo mình là do ý của mình thôi.
-Đúng vậy, thấy người ta chửi chó mắng mèo thì chỉ biết người ta chửi chó mắng mèo thôi. Đấy là thấy biết như thật.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



2.Phá chấp thân và chấp tâm:
Một hôm thầy ra một câu hỏi:
-Em có nhớ được em không?
Tôi thấy câu hỏi này hơi vô lý. Mình sao lại không nhớ được mình, bèn đáp:
-Nhớ được chứ ạ.
-Em nhớ em như thế nào?
-Em nhớ em đang ngồi đây, đang nghe thầy nói và đang suy nghĩ.
-Thế lời em nói có phải là em không?
-Tất nhiên là không rồi, nó chỉ là âm thanh.
-Thế suy nghĩ có phải là em không?
-Không.
-Thế em nhận cái thân của em đang ngồi đó là em à?
-Đúng vậy, cái thân này là em. Chính em đang ngồi đây.
-Nếu giả sử chặt bớt một phần thân đó ra, chẳng hạn chặt bớt một cánh tay thì em ở chỗ nào?
-Không tất nhiên rồi, phần còn lại vẫn là em.
-Thế nếu cứ chặt dần như vậy cho đến mức không thể chia nhỏ ra được nữa thì em ở chỗ nào?
-Chẳng lẽ như vậy thì không có em à!!!
-Không có thì ai đang nói đấy?
-!!!
Nhất định phải có tôi, nhưng không biết ở đâu. Tôi nghĩ mình biết có mình bởi vì mình còn có tâm nữa, nên nói tiếp:
-Em là tâm.
-Tâm ở đâu, chỉ ra cho anh thấy.
Tôi chịu. Làm sao mà chỉ tâm được cơ chứ.
Tôi hiểu rằng rõ ràng là tôi biết có tôi đang tồn tại, tôi đang suy nghĩ, nói năng đây nhưng lại không thể nói ra được tôi ở chỗ nào.
Thầy kết luận:
-Như vậy thì mình coi những thứ như là thân thể, suy nghĩ hoặc lời nói của mình là mình thì có hợp lý không?
-Không hợp lý.
-Mình biết có mình, biết có tâm nhưng có chỉ ra tâm được không?
-Không được ạ.
-Tại sao không chỉ được?
-Vì khi mình chỉ ra được thì cái đó không phải là mình nữa rồi.
-Đúng vậy, bởi vì ta là chủ thể nhận biết, những thứ ta thấy là đối tượng bị nhận biết. Khi ta chỉ tâm thì tức là ta tự biến ta thành đối tượng bị nhận biết, như vậy là ta vừa là chủ thể nhận biết, vừa là đối tượng bị nhận biết thì có được không? Mắt có thể nhìn thấy mắt không?
-Không ạ!
Từ chỗ đó, tôi hiểu ra rằng nếu ta chấp ta là những thứ như thân thể, suy nghĩ, sự nhận biết của ta là hoàn toàn sai lầm, vì đó chỉ là đối tượng nhận biết của ta chứ không phải là ta. Nhưng chính vì nhận thức được như vậy, tôi lại hoang mang với một câu hỏi là: vậy thì không có ta hay sao? Nếu có thì ta ở đâu? Khi chết đi thì ta đi đâu?

Từ trước đến nay, tôi thường tụng kinh Bát nhã và vẫn hiểu rằng tinh thần của kinh Bát nhã nằm ở câu: “sắc chẳng sắc không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc”, tức là vạn pháp đều không có thật, nhưng còn cái thân này có thật hay không, tôi vẫn chưa nghĩ đến (thực ra vẫn cho là có thật). Trong cuốn Kinh tụng hàng ngày của Thầy, có một đoạn ngoại đạo hỏi Phật: sau khi thân ngũ uẩn đoạn diệt thì Phật còn hay mất? Phật trả lời: “sắc chẳng phải là ta, chẳng phải là của ta, chẳng phải là tự ngã của ta; thọ chẳng phải là ta, chẳng phải là của ta, chẳng phải là tự ngã của ta; tưởng chẳng phải là ta, chẳng phải là của ta, chẳng phải là tự ngã của ta; hành chẳng phải là ta, chẳng phải là của ta, chẳng phải là tự ngã của ta; thức chẳng phải là ta, chẳng phải là của ta, chẳng phải là tự ngã của ta”. Đọc lần đầu, tôi không hiểu sao Phật trả lời sai câu hỏi như vậy. Tôi suy nghĩ và cho rằng Phật nói như vậy để cho người hỏi hiểu rằng Phật không chấp 5 uẩn: sắc-thọ-tưởng-hành-thức là tự ngã của Phật, để chỉ ra câu hỏi “Phật còn hay mất sau khi ngũ uẩn đoạn diệt” là vô nghĩa. Bởi không chấp 5 uẩn là ta, là của ta, là tự ngã của ta nên dù 5 uẩn đoạn diệt cũng không có liên quan gì đến ta. 5 uẩn diệt cũng như ta nhìn thấy người ta đốt lá cây rừng vậy, lá cháy nhưng ta đâu có vì lá cháy mà còn hay mất, vì lá đâu phải là ta. ở đây, Phật không trả lời trực tiếp vào câu hỏi vì nếu trả lời là Phật mất khi ngũ uẩn đoạn diệt, người hỏi sẽ rơi vào chấp đoạn diệt, cho rằng khi thân ngũ uẩn này mất thì ta cũng mất theo. Nếu trả lời là Phật còn sau khi ngũ uẩn đoạn diệt, thì ngưòi hỏi sẽ bị rơi vào chấp thường kiến, cho rằng Phật sẽ sống mãi. Cả hai thái cực có ta và không có ta đều sai, bởi vì khi đặt vấn đề có ta hay không, tức là đã chấp ngũ uẩn là ta rồi. Điều này rất quan trọng, bởi vì cũng như ngoại đạo, từ trước đến nay tôi vẫn loanh quanh tìm câu trả lời cho câu hỏi ta từ đâu đến và đi về đâu, và vẫn chấp vào một trong hai câu trả lời: chết là hết không còn gì và sau khi chết vẫn còn ta. Nay tôi đã nhận rõ sự sai lầm của mình, nhận rõ nguyên nhân của suy nghĩ sai lầm đó là vì tôi chấp tôi là ngũ uẩn. Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn ở chỗ: rõ ràng là có ta, bởi vì ta biết được là có ta thông qua hành động, suy nghĩ, cảm nhận của ta hàng ngày. Nay nếu nói không chấp ta nơi ngũ uẩn thì ta ở đâu? Ta vẫn biết là có ta, nhưng không tìm thấy ta ở đâu.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Và cái này nữa:
http://forum.thientongvietnam.info/viewtopic.php?t=483


Quá trình nhận thức

Hồi ký tu tập của LHL
Năm 1991, sau khi tốt nghiệp PTTH, tôi ở nhà một thời gian. Trong thời gian đó, tôi mua được một quyển sách nhan đề “Yoga, quyền năng và giải thoát”. Từ đó, tôi bắt đầu tập yoga theo hướng dẫn trong sách. Trong pháp môn yoga có phần thực hành thiền quán hơi thở nên tôi thực hành theo. Tôi quan sát hơi thở ra vào, đồng thời cũng luôn quan sát mọi hoạt động thân thể và dần dần quan sát cả các suy nghĩ, các trạng thái tâm như vui, buồn, tham, sân...
Năm 2000, chị Trâm rủ tôi đến nghe một người nói chuyện ở nhà cô Ánh. Hồi đó, tôi chỉ tập yoga và quán hơi thở, quán thân tâm như một phương pháp để có sức khoẻ và để tâm không dao động trước mọi hoàn cảnh. Còn việc gặp người khác chỉ là để gặp gỡ, giao lưu chứ không có tư tưởng là tu hành gì cả. Hôm đó, đến đấy tôi thấy anh Q. đang nói chuyện với chị Thu, cô Ánh… về chủ đề gì đó mà tôi chưa hiểu rõ lắm. Chỉ thấy anh Q. hỏi và mọi người trả lời. Hình như đây là lần đầu tôi đến nghe một người nói chuyện theo cách đó thì phải. Nhưng có một đề tài mà tôi vẫn còn nhớ. Anh Q. giơ một vật lên hỏi mọi người là có thấy không? Mọi người nói là có thấy. Sau đó, anh Q. không giơ vật gì lên cả, mà vẫn hỏi là có thấy không. Lần này, có người nói là không thấy. Anh Q. hỏi tiếp điều gì đó và tôi nhận ra là cái thấy vẫn có đó, dù có vật bị thấy hay không. Tương tự như vậy với việc nghe. Buổi trao đổi hôm đó đã cho tôi một nhận thức mới về ĐTBNB và CTNB, nó như một nền tảng theo tôi cho đến sau này. Một hôm, sau khi đèo anh Q. về nhà trọ, anh Q. hỏi tôi là mục đích cuộc sống của tôi là gì? Tôi trả lời mục đích cuộc sống của tôi giải thoát, còn giải thoát khỏi cái gì thì tôi vẫn còn mơ hồ, không xác định được rõ ràng. Tôi nhớ anh Q. hỏi tôi là tôi thấy mục đích của mọi người có giống nhau không. Tôi trả lời là mục đích của tất cả mọi người đều giống nhau. Người tu hành thì mục đích giải thoát. Còn người đời thì mục đích là giải thoát nhưng họ không nhận ra mà thôi. Sau đó, anh Q. hỏi tôi nhiều câu hỏi khác nữa và tôi thấy rằng các câu hỏi của anh Q. đều đưa tôi đến chỗ “thừa nhận” mục đích của mọi hành động, việc làm của ta chỉ là để thoát khổ. Tôi bảo là trong cuộc sống đâu phải chỉ có khổ mà còn có cả những lúc sung sướng nữa đấy chứ. Sau đó, tôi không tới nghe anh Q. nói chuyện nữa vì thấy anh Q. hỏi vặn để đưa mình đến chỗ hiểu giống như anh Q.…


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Và cái này nữa:
http://forum.thientongvietnam.info/viewtopic.php?t=484


Trao đổi về Thiền và Phật Pháp
Mình xin kể lại những diễn biến chinh mà mình còn nhớ từ năm khi mình ra nước ngoài :
1999
Mình rời Việt Nam , sang Pháp học dứơi hình thức du học tự túc. Mình cảm thấy rất may mắn vì theo quảng cáo , trường học của mình rất tốt về chất lượng giảng dạy . Mình còn có ông bà ngoại và dì hứa sẽ giúp đỡ mình ở đây. Mình có thật nhiều mơ mộng về đời sống tươi đẹp ở Paris. Một điều không vui , không được phép ra ngoài phòng chờ để tạm biệt bố mẹ. Sao ông ngoại có vẻ không vui và thoải mái, mình bắt đầu thấy buồn vì xa Việt Nam.
Xuống sân bay, về nhà ông bà , hơi thất vọng một chút, căn hộ nhỏ quá , tối nay mình sẽ ngủ đâu? Nhớ bố mẹ và em. Không thấy vui khi biết ông ngoại hay ra ngoài đường nhặt đò người ta vứt. Khác hẳn với hình ảnh mình tưởng tượng về ông trước kia, một tay xây len sự nghiệp.
Đến trường . Minh choáng thực sự , trương học quá nhỏ , không giống trong ảnh quảng cáo. Nhưng không sao , chắc ở đây dậy tốt.
Sau một tháng học , minh vỡ lẽ ra những người dạy mình không phải là giáo viên thực sự . Họ là những người đang làm việc cho những công ty và hon chỉ đến dạy bọn mình như một công viêc ngoài giờ mà thôi. Chính vì nhà trường không có giáo viên dạy chương trình bằng tiếng Anh nên mới thuê họ. Mảnh bằng của trường cho chương trình bằng tiếng Anh thì không được nhà nước xếp hạng và công nhận.
Mình xin nói thêm mọt điều ở đây là khi mình sang Pháp mình không biết mấy về tiếng Pháp ,chương trình theo học là bằng tiếng Anh.
Mình rất lo lắng và chán nản vì trường học nhưng không dám nói cho gia đình biết. Sợ bố mẹ lo lắng.
Đến lúc hết hạn Visa , phải đi làm thẻ tạm chú. Không một chữ tiếng Pháp. Hy vọng đặt hết vào dì. Nhưng dì không giúp được vì còn phải đi làm , mọi người ai cũng vậy. Đi lại không biết bao nhiêu lần ở sở cảnh sát mới xong. Những lời hứa của gia đình bên này với bố mẹ mình đâu rồi. Tại sao mình đơn độc thế. Buồn quá.
Ba tháng sau , tiền bố mẹ cho hết rồi. Giá cả cuộc sống bên này đắt thật . Mình không muốn bố mẹ gửi tiền nữa. Nói với ông ngoại. Ông đưa cho 400 francs nhưng bắt kí nhận trong quyển sổ. Mình giả lại ngay không nhận. Đối với mình , người máu mủ ruột thịt trong gia đình thì có cho thì cho không cho thì thôi. Đùng bắt kí nhận mà mình thấy bị tổn thương. Đi lang thang suy nghĩ . Sao mình khổ thế này.
Mình xin đi làm thêm ở một quán ăn Mc Donald. Họ đồng ý nhận mình . Khổ mọt nỗi , sinh viên nước ngoài không dược quyền làm việc ở đây. Phải xin giấy phép. Thủ tục phức tạp quá , mình chả hiểu gì. Thế là không dược đi làm việc.
Không thể tâm sự được những khó khăn của mình với ai trong gia đình ông bà ngoại ở Paris , mình biết họ sẽ không giúp được gì mà chỉ gây thêm hoang mang cho mình thôi. Mình có nói qua một chút với dì ruột của bố dưới Lyon. Bà khuyên mình nên bỏ trường , ra ngoài học tiếng rồi thi vào trường Đại Học của chính phủ ở đây. Học phí không cao và những người dạy là giáo viên thực thụ. Bằng cấp được công nhận. Khả năng kiếm việc làm tốt.
Thế là mình bỏ trường mình đang học , ra ngoài đăng kí học tiếng Pháp tại Đại học Paris 3. Sau đó , mình cố gắng học tốt tiếng Pháp và thi đỗ vào Đại học Paris 7 cho đến nay là năm thứ 3 của mình. Ngoài ra , mình đi làm thêm không giấy tờ để có được tiền lo học và sống. Vài năm vừa qua , mình luôn có cảm giác lo lắng về cuộc sống , tương lai . Sợ hãi nếu bị cảnh sát bắt làm việc trái phép sẽ bị trục xuất về nước thì sẽ làm sao ăn nói với gia đình và mọi người. Chính những áp lực đó tạo thành stress cho mình hay đúng hơn là tự mình stress mình.
Để cho cảm thấy bớt đơn đọc và phiền muộn, mình đi tập Aikido . Mình rất yêu thích môn võ này muốn tiến bộ thật nhanh nên mình tìm đọc rất nhiều sách về Aikido. Mình tiếp xúc với từ Zen lần đầu khi mình đọc cuốn "Zen et art martiaux " Thiền và võ đạo" . Từ đó mình tìm đọc các cuốn sách về Thiền để tìm cho ra câu trả lời " làm thế nào để thoát khổ", "làm sao để sông với hiện tại và ở đây". Có rất nhiều quyển sách nói đến nhưng thực sự thì mình không hiểu rõ hoặc còn mơ màng nên chưa tu tập thật sự.
Mỗi lần đọc một cuốn sách nào đó , mình có một cảm giác là mình đã hiểu rồi. Nhưng khi gấp sách lại thì mình chả nắm được gì mấy , sau vài ngày la quên . Đến lúc sờ lại quyển sách thì lại nhớ . Mình cũng chẳng hiểu nữa. Mình là vậy.
Mình đọc cũng khá nhiều sách về Thiền , chủ yếu là của các Thiền Sư Nhật Bản như Takuan , Deshimaru , những truyện ngắn về Thiền, bài thuyết pháp của Lục Tổ Huệ Năng, sách về Daila Lama, sách của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, Đạo đức Kinh. Mình đọc nhưng không kỹ vì mình có thói quen đọc rất nhanh nên khi đọc xong mình không nhớ và hiểu được là bao.
Mình thấy sách nói về cách ngồi Thiền , theo dõi hơi thở , theo dõi những suy nghĩ lướt qua như mây bay , giữ tâm không động ... Mình đọc xong cũng thử làm theo nhưng thường mình ngồi Kiết Già đươc vài phút là đau bàn chân nên đúng dậy. Theo dõi hơi thở được vài phút thì ngủ gật nên từ đó đến giờ mình chưa có bao giờ ngồi Thiền đủ 15 phút. Có được một thứ là những lúc mình có việc gì không hài lòng thì mình hạn chế suy diễn , tưởng tượng những điều không đúng . Ví dụ như mình đi mua vé xem phim , người bán vé nói to tiếng với mình. Trước thì mình suy diễn là chắc người này nó khinh mình , ghét mình nên nó to tiếng.Rồi mình bực mình vì người đó chạm tự ái mình. Giờ thì mình cố gắng nhìn nhũng suy diễn của mình như những ảo ảnh lướt qua nên không giận nữa mà nhìn sự việc người ta to tiếng mà thôi. Hôm vừa rồi đọc một đoạn bạn viết về "Cảnh làm sao , tâm là vậy" mình thấy rất sâu sắc và chính xác. Mình lẩm nhảm câu ý trong óc và cảm thấy mình hiểu được cái gì đó nhưng không giải thích được. Mình cố gắng áp dụng câu đó trong cuộc sống nhưng thỉnh thoảng ngoại cảnh cuốn hút làm mình quên mất. Thỉnh thoảng vẫn nóng giận nhưng nhớ đến câu đó lại dịu ngay.
- Vì sao bạn lại sợ làm hỏng hình ảnh của bạn trong mắt mọi người?
Vì mình có lòng ham muốn mọi người tôn sùng mình , thấy mình như một người toàn diện , hạnh phúc, lúc nào cũng trên kẻ khác , hiểu biết hơn , ngoan ngoãn thông minh hơn. Đó là cách nhìn của mình vài năm trước , bây giờ mình đã đỡ hơn nhiều vì mình thấy đó là những điều phù phiếm . Trước mình sống cho người khác , bay giờ cái tật tự cao tự đại đó vẫn thỉnh thoảng nổi lên làm cho mình không biết gì nữa và trở lại thói quen cũ. Nhung khi mình có ý thức về việc đó thì nó cũng biên mất. Mình không có được sự thức tỉnh thường xuyên với những cái bẫy của ái dục như vậy nên mình vẫn cứ bị giật day. Mình mong muốn thoát nó.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(Tiếp theo)
Nhân dịp ngày lễ lao động quốc tế 1-5, năm 2002, tôi cùng Hải vào trong Cốc. Hai hôm sau, Hải về trước còn tôi ở lại trong đấy 2 tuần. Trong thời gian này, tôi đang có một thắc mắc về việc quán thân, tâm của mình. Có những lúc, mình thực hiện nhiều hành động cùng một lúc như vừa đi, vừa nói. Có khi, trong lúc đó còn có trạng thái tâm cũng đang xảy ra, như vừa đi, vừa nói, vừa có sự hồi hộp trong tâm. Những lúc đấy, quan sát cả mấy sự việc cùng xảy ra thì liệu việc quan sát có bao trùm lên tất cả không, hay quan sát cái trước, cái sau. Trong dịp này, tôi đang xem cuốn “Nghiệp và kết quả” mượn của một người bạn. Đọc đến đoạn “tâm làm chủ” thì tôi thấy sáng ra vấn đề mà mình đang thắc mắc. Đó là những lúc mà có nhiều hành động đang xảy ra trên thân và tâm (thân hành, khẩu hành, ý hành) thì có một cái biết tất cả những cái đó. Đó là CTNB mà anh Q. nói trước đây và trong thiền thì gọi là Tâm. Hai hôm sau, tôi rủ Hải và vài người bạn nữa đến quán bà Lý, tôi định nói với Hải điều đó. Tôi đến trước và gặp bà Lý, bà Lý bảo với tôi là vài hôm trước, bà ấy hiểu ra một cái rất hay. Tôi hỏi bà Lý hiểu ra điều gì? Bà Lý bảo tôi là nhờ có Hải mà bà ấy sáng ra. Bà Lý cứ khen đi, khen lại Hải. Tôi thắc mắc không hiểu là bà Lý sáng ra điều gì. Bà Lý bảo là lát nữa Hải đến để Hải chỉ cho tôi, còn bà ấy không nói trước. Lúc Hải đến, Hải gọi tôi lại và bảo là muốn hỏi tôi vài điều. Hải kể cho tôi một câu chuyện thiền, đại ý như sau: có một vị tăng hỏi một vị sư “ở đâu đến?”. Vị sư trả lời: “Hàng Châu!”. Vị tăng nói: “ông đã xa rồi”. Hải hỏi tôi: nếu tôi hỏi ông “nhà ông ở đâu” thì ông trả lời như thế nào? Tôi trả lời: thì tôi trả lời “nhà tôi ở Tôn Đức Thắng”. Vậy thì ông đang ở đây hay ở đấy? Tôi chợt hiểu ra. Nhưng cái hiểu đó vẫn còn chưa sáng hẳn. Hải kể tiếp về câu chuyện thiền khác: một vị tăng và một đệ tử đi chơi, thấy một đàn cò bay qua. Sau khi không thấy đàn cò, vị tăng hỏi: “đâu rồi?”. Đệ tử trả lời: “bay mất rồi!”. Vị tăng véo mũi đệ tử. Sau đó, Hải hỏi tôi: thế có nghĩa là gì? Tôi trả lời: có nghĩa là vị đệ tử bị cảnh lôi. Thế ông trả lời câu hỏi của tôi có bị câu hỏi của tôi lôi không? Ừ nhỉ! Lúc này, lời giải thích đáng lẽ ra phải là một câu nào đấy chỉ ra là tôi không bị lôi theo cảnh, đồng thời chỉ tâm mình ra. Tối đó, tôi ngồi thiền và nghĩ lại những cái mình vừa được Hải chỉ ra thì tôi càng thấy rõ hơn và nhận ra là cái mà mình hiểu ra chính là cái ngộ trong thiền tông. Bởi vì tôi hiểu được các công án của thiền tông. Nhưng tôi thấy rằng cái hiểu ra này chỉ là hiểu ra của ý chứ không phải là cái ngộ giải thoát thực sự. Tôi đoán chắc còn có cái ngộ nữa của Trí thì mới thực ngộ. Hôm sau, tôi nói lại điều này với Hải. Hải cũng đồng ý. Tôi và Hải hiểu là mình luôn luôn sống trong cái chỗ “chỉ Tâm” này một cách miên mật, đến một lúc nào đó thì cái ngộ đích thực mới xảy ra (hay còn gọi là giác ngộ). Về sau, khi quán lại điều này, tôi thấy cách “chỉ Tâm” của Thiền tông và việc hiểu ra “Tâm làm chủ” là gần giống nhau, một đằng là ứng dụng vào trong lời nói, một đằng chỉ là cách quán mà thôi. Về sau, đọc nhiều công án thiền khác, tôi càng thấy có nhiều công án khó hiểu. Tôi đoán là có nhiều tầng mức ngộ nông sâu khác nhau thì câu nói đưa ra khác nhau. Bởi vì có vị thiền sư thì trả lời bằng một bài kệ, có vị thiền sư thì trả lời bằng một bài thuyết giảng, hoặc một câu nói vẫn có ý nghĩa thông thường. Tôi hỏi Hải thì Hải cũng cùng ý kiến như tôi. Sau hôm gặp Hải, tôi đến nhà chị Trâm và gặp cả chị Hà ở đó. Tôi thử hỏi chị Hà theo lối hỏi đáp thiền, nhưng chị Hà chẳng hiểu gì cả. Hôm sau, đến gặp chị Hà, nghe chị Hà nói chuyện thì tôi có nghe chị Hà kể về anh Q., rằng anh Q. viết 5 lá thư cho chị ấy, tượng trưng cho bàn tay 5 ngón tát cho chị ấy... Tôi hỏi là bao giờ anh Q. ra, chị ấy bảo không biết.
(Còn tiếp)


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 24 2004, 11:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)
Vào khoảng tháng 7, tháng 8 năm 2002, một người bạn tên là Hoàng nói chuyện với chị Trâm, bảo chị ấy đọc cuốn “Đường về xứ Phật” của Hoà thượng Thích Thông Lạc. Hoàng nói là thày Thích Thông Lạc bảo Các tổ chưa giác ngộ, kinh sách đại thừa là của người đời sau thêm vào chứ không phải chính kinh (Kinh Phật)… phải giữ giới nghiêm mật thì mới nhập định và phát trí tuệ được, nghĩa là đi từ giới, tới định, rồi đến tuệ. Đọc thử vài trang đầu, tôi cũng thấy những điều mà thày Thích Thông Lạc nói cũng đúng. Như vậy thì từ trước đến nay, toàn bộ sách vở mà tôi đã đọc chẳng là gì cả, toàn là tà ma, ngoại đạo cả sao? Nhưng còn về điều mà tôi ngộ ra thì tôi chẳng thấy nó sai gì cả. Vậy thì lời của thày Thích Thông Lạc về các tổ, về Thiền tông mâu thuẫn như thế nào với kinh nguyên thuỷ??? Nhiều thắc mắc nổi lên trong tôi, trong đó vẫn có cả thắc mắc về các công án khó hiểu.
Khoảng cuối tháng 8, tôi vào Chùa Hương cùng chị Trâm. Vài hôm sau, tôi cùng anh Quang vào trong Cốc. Anh Quang ở lại một hôm thì về trước, còn tôi ở lại đấy một tuần. Trong thời gian này, tôi ở một cái thất riêng và ngồi lỳ trong đấy cả ngày như kiểu nhập thất, nhưng chả nhập định được gì cả. Những thắc mắc vẫn lởn vởn trong đầu mà chẳng thấy ra được vấn đề gì cả. Tôi nghĩ là lúc về mình thử hỏi thày Tâm Thuần xem sao? Hoặc giá mà gặp được anh Q. để hỏi. Trước khi vào Cốc, một hôm tôi thấy chị Trâm bảo là vừa hôm trước nhận được thư của Hưng, trong thư Hưng có gửi kèm thư của anh Q. nữa. Trong thư viết toàn những thứ lăng nhăng, chẳng hiểu gì cả. Tôi nhủ thầm có lẽ là viết về “thiền tông” nên chị Trâm không hiểu được. Sau một tuần, tôi đành về tay trắng (bởi vì mỗi lần vào Cốc là tôi lại thấy có một sự thay đổi rất lớn trong nhận thức của mình). Hôm đó về, tôi đi đường tắt để đón đầu xe về Hà Nội, nhưng đi mãi mà chẳng thấy xe gì cả. Hôm đó, ngoài 6, 7 km đường rừng, lại đến 7, 8 km đường bộ mà chẳng thấy tăm hơi xe khách gì cả. Đang đi bộ và tự nhủ nếu không có xe thì ta cứ đi như thế này cũng chẳng sao, bởi vì tôi thấy mọi sự nó luôn luôn bình thường khi sống trong cách “chỉ tâm” này. Đang đi bộ thì một người ghé vào bảo đèo giúp để đón xe ở Tế Tiêu, tôi cảm thấy thật là một cái duyên kỳ lạ. Sau đó, tôi nhờ anh ấy (tên là Thông) đèo luôn về quán bà Lý. Nhưng lúc về đến nhà thì kỳ lạ hơn nữa là tôi đã gặp một người, mà khi ở trong Cốc, và trước đó, tôi luôn mong muốn gặp để hỏi về những thắc mắc của mình - Đó là anh Q..


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC