Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai, nhận định về VN của các trí thức Tây học

Phó Thường Nhân
post Jan 9 2023, 10:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi đã phân chia các thời điểm như tôi làm ở trên, người ta sẽ thấy về mặt kinh tế, thành phố đạt tới đỉnh điểm vào những năm 20. Đây cũng là thời điểm thịnh trị nhất của chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Nhưng ngay tiếp sau đó là khủng hoảng kinh tế thế giới (1929) dẫn tới đại chiến II. Do là thuộc địa, Đông dương phải gánh chịu hậu quả trước, vì Đế quốc Pháp sử dụng thuộc địa như dạng khu đệm nhằm giảm khó khăn cho chính quốc. Để nhìn thấy hình ảnh sự thịnh vượng « mỹ miều » này như thế nào, thì ta có thể tham khảo nó qua phim người Tình (Aimant), hay phim Đông Dương (Indochine) của Pháp làm vào những thập niên 90. Tất nhiên đây là phim, nó phải rô măng tíc què (romantique) đi, nhưng cảnh quan của nó, dù là dựng trong trường quay hay quay ở bên ngoài, phản ánh phần nào sự hoa lệ mỹ miều này. Qua những phim này, vì nó cũng phản ánh một phần thực tế, người ta thấy tinh hoa của thành phố là người Pháp da trắng, thứ tới là Hoa kiều, hoa kiều có nhiều đặc quyền kinh tế. Nhưng giữa Hoa kiều và người da trắng, quan hệ cũng phức tạp có sự kỳ thị. Bản thân tình yêu của cô bé da trắng với anh chàng hoa kiều vừa là vì tiền, vừa là một cảm giác exotique. Trong phim Indochine, thì câu chuyện chỉ xoay quanh đám thực dân da trắng thôi (một viên sĩ quan quân đội Pháp trẻ lý tưởng có thể coi là đại diện cho « chính danh » của chủ nghĩa thực dân theo như tuyên truyền của Pháp, một trùm mật thám đại diện cho đàn áp chính trị, và một chủ đồn điền da trắng nhưng là phụ nữ đại diện cho kinh tế thuộc địa, ở đây đầy đủ bộ ba quyền lực của Pháp ở một thuộc địa). Bộ phim này cũng tạo dựng nên một nhân vật VN, là quý tộc phong kiến, thông qua một cô bé gốc hoàng tộc, trong một cố gắng phương Tây hóa nhận thức cô bé này bằng giáo dục, nhưng nó không vượt qua được giới hạn kỳ thị chủng tộc, vì cô bé này cũng không thể yêu anh chàng Pháp lý tưởng được. Trong tất cả hai phim người VN chỉ đóng vai cảnh quan, nhân vật phụ.. Sở dĩ tôi lấy hai phim này làm ví dụ vì đó là hai bộ phim nhiều người xem, không phải như sách vở hay phim tài liệu vốn khô khan, và nó cũng thể hiện được phần nào xã hội thuộc địa thực dân. Hai phim này được làm vào những năm 90, lúc này nước Pháp đã trải qua một quá trình phi thực dân hóa, quan hệ VN-Pháp lúc này đang dần tốt lên, và Pháp là cửa mở để VN tiếp cận lập quan hệ bình thường với phương Tây. Như vậy ý đồ của phim không phải là xấu, nhưng nó cũng không có thể tô mầu cho chế độ thực dân đẹp hơn được, dù đã nhìn với hệ quy chiếu Pháp.
Từ năm 1945 trở đi tới 1973, thì kinh tế thành phố sống chủ yếu thông qua nhu cầu chiến tranh của Pháp rồi Mỹ. Giai đoạn 1954-1965 (ở trên tôi chia làm 2 giai đoạn) có thể coi là sự thất bại của một nền kinh tế tự chủ ở miền Nam. Và điều này chính do chính quyền miền Nam tạo ra, đầu tiên là do rối loạn chính trị, tiếp đó là chính sách kinh tế phản động. Tôi dùng từ phản động ở đây để chỉ cải cách điền địa của chính quyền này, vì nó đã đưa việc sở hữu đất đai cho địa chủ như thời Pháp thuộc cũ, và chính sách này cộng với chính sách tố cộng đã tạo ra đồng khởi. Vì thế so sánh chính quyền miền Nam cũ, tưởng tượng nó là một dạng chính quyền Hàn quốc tiềm năng, miền Nam là Hàn quốc tiềm năng là sai. Giỏi lắm thì nó thành .. Philippines.
Trong giai đoạn 1954-1965 viện trợ kinh tế và quân sự Mỹ đã đóng vai trò quan trọng ở đây. Nhưng từ năm 1965 tới 1973, thì nó là nguồn chính của kinh tế miền Nam. Và từ đó hình thành nên « kinh tế thị trường tham nhũng ». Kinh tế thị trường tham nhũng là thế nào ? đó là một nền kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường, nhưng lời lãi vốn của nó là do tham nhũng tạo ra, chứ tự nó không có sức sống, kinh tế thị trường chỉ che dấu nó đi thôi. Đây là điểm khác cơ bản của kinh tế thành phố thời kỳ này so với thời kỳ thuộc địa Pháp.
Nền kinh tế này thực ra đã bắt đầu chết từ năm 1973, khi Mỹ rút quân, và càng ngày nó càng trầm trọng hơn, vì đến năm 1975, thì quan hệ Mỹ-VN hoàn toàn bị cắt đứt. Từ năm 1979 lại thêm Embago cũng của Mỹ nữa.
Do có việc tập thể hóa kinh tế, trong giai đoạn 1975-1983, nên người ta hay đổ tội cho chính sách này làm xuy xụp kinh tế, nhưng thực ra nó chỉ đóng góp vào, và tạo ra cái bung xung mà thôi. Cũng phải nói thêm là trong các chính sách này, tai hại nhất là hai vụ đổi tiền. Còn việc tập thể hóa trên nhưng cơ sở sản xuất đã ở trong trạng thái hấp hối thì không phải là lý do lớn nhất, vì thực ra đằng nào nó cũng sẽ chết.
Nhưng cũng trong giai đoạn 1975-1991 (ở đây tôi gộp hai kỳ 1975-1983, 1983-1991 vào) cũng là giai đoạn quyết định để hình thành thành phố như ngày nay. Đặc biệt ở giai đoạn sau 1983-1991. Ở giai đoạn này có mấy điều đặc biệt giúp thành phố phục hồi đó là :
1- Bỏ chính sách tập thể hóa, áp dụng kinh tế thị trường
2- Kiều hối
3- VN bắt đầu sản xuất được dầu mỏ để có ngân sách.
Kiều hối ở đâu ra. Đó chính là hàng hóa và tiền mà người VN vượt biển gửi về. Nó không chỉ có hàng hóa và tiền gửi về cho người thân mà còn có cả một nền kinh tế « di tản ». Điều đó xẩy ra vì về sau có vấn đề ra đi theo đoàn tụ gia đình, và cũng có diện Mỹ sẵn sàng nhận. Những người trong diện này sẽ bán nhà cửa tài sản để ra đi. Hiện tại, kiều hối vẫn có một vai trò nhất định trong kinh tế VN, nó không còn duy nhất của người vượt biên, mà còn của lao động nước ngoài gửi về. Cách đây mấy năm, tôi không nhớ rõ khi nào, đọc báo thấy nói tiền kiều hối là 8 tỉ đô. Vậy vào thời điểm 1983-1991 nó là bao nhiêu, tôi không rõ, rồi trong đó phần chạy về thành phố Sài gòn là bao nhiêu, tôi cũng không rõ. Nhưng chắc chắn nó là một nguồn thu cho thành phố về kinh tế. Cũng phải nói thêm là kiều hối không phải là « tiền một cục », người ta có thể đem nó đi đầu tư cho một công trình, có quy hoạch. Nó là thứ « tiền giọt dầu » (như hiện tại dùng để cúng dường trong chùa), nhưng nó có tác động không nhỏ vào việc tạo ra các cơ sở kinh doanh micro. Chính sách kinh tế thị trường khi tung ra, có nguồn vốn này nên đã khởi động được, theo tôi đã tạo ra việc mà tôi gọi là « tự công nghiệp hóa » của thành phố. Đây là thời điểm, có lẽ là duy nhất trong lịch sử thành phố này hướng nội, sản xuất thuốc đánh răng, xà phòng với những thương hiệu địa phương. Thời điểm mà made in Saigon có uy tín trên toàn quốc. Nhưng điều này đã chấm dứt khi Embago được Mỹ bỏ (1996), và những thành công tự công nghiệp hóa kia biến đi.
Điều thứ 3 tôi nói ở trên, rất quan trọng, nhưng người ta ít để ý, vì không nhìn bằng mắt thường được. Gửi một gói quà có cái áo, thì người ta nhận thức được ngay, nhưng sản xuất ra một tấn dầu mỏ, tác động lớn hơn nhiều thì người ta không nhìn thấy, vì chu kỳ chuyển dầu ra tiền, tiền ra hàng, và không phải là hàng tiêu dùng thì lại càng khó nhìn trực quan hơn.
Việc vượt biển và di tản kia cũng làm thay đổi diện mạo tinh hoa của thành phố. Khi tôi đọc một thống kê của người Pháp, nói về người Việt ở Pháp, nó có nhận xét là trình độ học vấn của người Việt cao hơn các sắc dân nhập cư khác, và điều đó rõ rệt vào thời điểm 1975-1991 (đặc biệt là thời kỳ đầu). Chính vì thế ta có thể nói rằng Elite của chế độ cũ ở miền Nam đã ra đi khá nhiều. (Mức độ nào thì tôi không rõ, nhưng chắc chắn nó không còn là lực lượng lãnh đạo, cấu trúc thành phố về sau nữa).
Như vậy cùng một thành phố, nhưng không thể nhìn nó một các static. Cũng giống như cắm cái que xuống dòng sông, nước hôm nay không phải nước hôm qua, chúng chỉ chung nhau .. cái lòng sông thôi.
Thành phố Sài gòn là nơi giúp VN biết thế nào là kinh tế thị trường và sản xuất tư nhân như tác giả ngộ nhận. Câu trả lời tất nhiên là không. Sự hình thành kinh tế thị trường ở VN là câu trả lời của Vn trước sự sụp đổ của Liên Xô, câu trả lời này đã được đưa ra sớm hơn ở VN (đổi mới ở VN bắt đầu năm 1986, ở Liên Xô nó bắt đầu vào năm 1988).
Hiện tại ở VN nổi lên một cộng đồng doanh nhân có gốc gác Đông Âu. Hãy hỏi họ xem họ biết kinh tế thị trường từ đâu ? Người ta có thể nói rằng, Sài gòn vào thời gian đầu nắm bắt kinh tế thị trường nhanh hơn, khi nó được đưa trở lại. Điều này chuẩn. Kinh tế thị trường đã tái sinh lại ở thành phố (thực ra nó không hoàn toàn mất đi, vì chưa bao giờ sở hữu tập thể tuyệt đối ở đây, và ngay ở các nơi khác cũng vậy). Điều này chuẩn.
Ngược lại có một điều mà tôi không biết có thể quy cho thành phố không ? đó là bản quyền copyright của kiểu « kinh tế thị trường tham nhũng » mà tôi sẽ nói tiếp sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 10 2023, 11:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Từ ngày thủ tướng Dũng về nghỉ chế độ và bác Trọng phát động chống tham nhũng, VN đã có nhiều bước tiến trong vấn đề này. Tính đến nay đã được mấy năm. Qua những vụ án được lôi ra, ta có thể thấy lô gic, cái mánh tham nhũng thế nào, nhưng đâu đó bắt đầu có tiếng nói phản biện.Tôi điểm ra mấy điều sau :
1- Vấn đề bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm. Đây là vấn đề chỉ ra rằng, do sợ bị phạm lỗi cán bộ đều đình chỉ hoạt động không dám có hành động táo bạo vì sợ sai, sợ mắc lỗi.
2- Từ vấn đề 1 lại suy ra vấn đề 2, đó là do lờ dờ, hoạt động cầm chứng, hệ thống quản lý nhà nước sẽ làm chậm những thời cơ kinh doanh cho các doanh nghiệp.
3- Có khi lại có sự khen ngợi thẳng thắn công trình có tham nhũng, ví dụ câu chuyện tham nhũng mua máy móc ở bệnh viện Đồng Nai được nói rằng, mặc dù có sai phạm tham nhũng, công trình này là một chuẩn mà nhiều bệnh viện khác cũng tới học tập. Tương tự như vậy, nói tới ông « Trung con », chủ tịch Hà nội cũ, thì lại nói rằng dù có vụ sông Tô lịch, việc trồng cây đường phố nhiều tầng ở Hà nội là công lao sáng kiến của ông ta.
Nhưng điều này nói lên điều gì (ở đây tôi không bình luận hay phân tích những tin trên đúng hai sai, sai đến mức nào, đúng tới mức nào, vì tôi không có thông tin), nó nói lên răng tham nhũng cũng là một động cơ khiến người ta hoạt động, một động cơ ngầm, và tham nhũng cũng tạo ra một « eco system », tiếng việt dịch là hệ sinh thái, tức là một cơ chế hoạt động, không gian hoạt động. Như vậy một cơ chế thị trường có động cơ tham nhũng làm lực đẩy, là « kinh tế thị trường tham nhũng ». Trong hệ sinh thái này kẻ nhận tham nhũng cũng có lợi như người đưa tham nhũng, cả hai bên đều có lợi và tạo ra .. lãi xuất cho cả hai. Lãi xuất này có thể xuất phát điểm từ ngân sách nhà nước, nếu là ngân sách nhà nước chi trả, rồi « cấu véo ra », nhưng nó cũng có thể có lãi vì những yêu cầu của pháp luật, các chuẩn kỹ thuật không được đảm bảo, vì không được bảo đảm nó mới có lãi, hoạc vì không bảo đảm thì nó lãi khủng hơn.
Điều này ngược với quan niệm ta thường nghĩ, đó là chỉ có kẻ nhận tham nhũng mới có tội và gây tác hại, còn bên đưa tham nhũng là nạn nhân do bị bắt buộc.
Một quan hệ kinh tế, một hệ sinh thái kinh tế kiểu này là « kinh tế thị trường tham nhũng ». Nếu điểm những hệ sinh thái kinh tế ở VN từ thời thuộc địa Pháp tới nay, thì ta có thể thấy rằng kinh tê thuộc địa thời Pháp thuộc không có tham nhũng (nhưng nó là một nền kinh tế thuộc địa nên cũng không mang lợi cho người VN), kinh tế thời bao cấp cũng không có tham nhũng (thối mồm thì nói rằng thời này làm gì có gì để tham nhũng, nhưng trong thực tế vẫn có thể có sự lạm quyền và thời này cũng có những vụ án kinh tế, nhưng rất ít). Kinh tế miền Nam từ 1954 tới 1975 là kinh tế thị trường tham nhũng, và Sài gòn là trung tâm. Như vậy nếu «Sài gòn là ngọn đèn pha dẫn dường cho kinh tế thị trường VN », thì « kinh tế thị trường tham nhũng » ở VN hiện tại là con đẻ của nó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 12 2023, 06:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để khách quan và công bằng, tôi không quy tất cả kinh tế thị trường tham nhũng ở VN có nguồn gốc duy nhất từ Sài gòn, bởi vì nhìn trên thế giới, sự tồn tại của hệ sinh thái kinh tế này có ở khắp nơi, không phụ thuộc vào hệ thống chính trị và có nhiều nguyên nhân. Nhưng có điều rõ ràng, là ở VN ảnh hưởng của nhận thức « kinh tế thị trường tham nhũng » có sự đóng góp của nhận thức kinh tế thị trường có từ thời VN cộng hòa, vì đây là chế độ ngay trước mà chế độ VN hiện tại kế tiếp. Cũng giống như về mặt văn hóa, trong âm nhạc VN hiện tại có cả nhạc đỏ (truyền thống chính thống), nhạc vàng, nhạc tiền chiến (của các chế độ trước, ví dụ nhạc tiền chiến là từ thời Pháp còn ở VN, nhạc vàng, nhạc nhẹ là từ miền Nam về sau), và nhạc chỉ bây giờ mới có ví dụ K-Pop, nhạc Rapt, .. khi tôi so sánh với các thể loại âm nhạc, cũng để nói rằng thị phần của kinh tế thị trường chuẩn cũng chỉ có thị phần như nhạc đỏ hôm nay mà thôi, và ở đây có tác động của nhà nước (chỉ có kênh nhà nước mới phát nhạc đỏ), ngược lại thả ra thì không có, vào quán cà phê, có ai bật nhạc đỏ. Ngược lại K-Pop thì không cần tác động của nhà nước. Như vậy nếu so sánh tương đương về kinh tế thị trường, thì VN ngay nay phải phát huy nhạc đỏ, K-Pop, mà dần hạn chế nhạc vàng nhạc tiền chiến. Cũng giống như phải phát triển hệ thống kinh tế thị trường lành mạnh, loại bỏ hệ thống « kinh tế thị trường tham nhũng ». Để làm được điều đó thì không phải chỉ có các biện pháp hành chính, như kiểu các chiến dịch chống văn hóa đồi trụy, mà phải đưa những nội dung mà hiện tại đã khiến nhạc vàng nhạc tiền chiến được người ta bật lên ở quan cà phê một cách tự nhiên, đó là gắn bó tâm tình của chủ thể kinh doanh vào nhạc đỏ , K-Pop. Thời trước, những bài nhạc đỏ xuyên được qua không gian thời gian cũng là những bài gắn được tâm tình con người, thường là tình yêu, tâm trạng, cảm xúc, .. « con kênh xanh xanh », « trường sơn đông trường sơn tây », .. v.. v.. Một lô gic tương tự cũng phải được đưa vào quan niệm kinh tế thị trường.
Chính vì thế, phân tích của tôi là, nếu Sài gòn đã đóng góp vào tư duy kinh tế thị trường ở VN, thì sự đóng góp này không phải chỉ có mặt tích cực và có nhiều mặt trái. Vào thời điểm tranh tối tranh sáng, lúc cải tổ nền kinh tế từ hình thái tập trung quan liêu sang kinh tế thị trường, thì ảnh hưởng xấu không rõ, hoặc có thể bỏ qua. Bản thân tôi cũng không coi việc chống tham nhũng vào thời kỳ này là quan trọng mà với tôi nó là sự phân bổ tự nhiên nguồn lực của xã hội, lọt sàng xuống nia.Nhưng thời kỳ đó đã qua. Với tôi nó chấm hết khi VN bắt đầu xây dựng những cơ cấu tài chính như ngân hàng tư nhân, thị trường chứng khoán, nó là vào đầu giai đoạn 2 của nhiệm kỳ thủ tướng Dũng. Nhưng điều đó bây giờ không còn đúng, vì kinh tế VN đã mở, đã gắn với thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà những phi vụ tham nhũng gần đây vừa lớn hơn, vừa tinh vi hơn. Nếu hiện tại mà không nhận thấy điều này mà vẫn hò hét « ưu thế kinh tế thị trường tham nhũng » của thành phố như là truyền thống phải phát huy thì là đi ngược với tiến bộ xã hội.
Tóm lại. nếu để kết luận thì tôi đồng ý với tác giả là Sài gòn mỹ lệ, nhưng tôi không đồng ý là sự mỹ lệ này xuyên qua không gian thời gian. (Tựa đề của bài viết là « Sài gòn mỹ lệ xuyên qua không gian thời gian »), ngược lại tôi đã phân tích Sài gòn thông qua biến số không gian và thời gian để ta có thể thấy được rằng.
1- Sài gòn là « hòn ngọc viễn đông » vào thời điểm đỉnh cao của chế độ thực dân, đó là vào những năm 20. Nhưng hòn ngọc này có được không chỉ nhờ vào các cấu trúc quy hoạch của thực dân Pháp, mà nó còn có sự đóng góp của người Việt với vai trò Oshin, nô lệ. Nó là hòn ngọc, nhưng không phải là « của ta ». Nó càng là hòn ngọc thì người VN càng khổ.
2- Vào thời điểm từ 1954-1975, tức là thời VN cộng hòa cũ, thì nó không còn là hòn ngọc, và nó đã được chuyển đổi sang hệ sinh thái « kinh tế thị trường tham nhũng ». Nó không còn là hòn ngọc, vì nó không tự sống được, mà chủ yếu nhờ vào viện trợ Mỹ.
3- Vào thời điểm 1975-1996, có thể coi là thời gian thành phố tự chuyển mình, với một elit khác. Thành công của thành phố hiên nay, sự mỹ lệ của nó (có thật bay giờ) là từ đây mà ra.
4- Từ 1996 tới hôm nay. Ta có thể dùng từ mỹ lệ, hay hòn ngọc viễn đông cho TP Hồ Chí Minh, nhưng không có nghĩa là không có việc gì phải làm nữa tất cả là tuyệt hảo, mà vẫn còn rất nhiều việc. Như việc chống kinh tế thị trường tham nhũng, quy hoạch tiếp thành phố, định hướng phát triển, chống cát cứ, chống tác động biến đổi khí hậu, ..v..v..



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 16 2023, 09:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hậu về tính chất Nam Bộ của Sài gon, mở rộng ra là tính chất người Sài gòn rất thú vị. Tác giả đã điểm qua sự phát triển hành chính của thành phố, rồi từ đó mở rộng nói về tính cách người Sài gòn có đặc tính Nam bộ. Điều mà tác giả nhận xét là truyền thống của thành phố là sự bao dung hòa hợp của rất nhiều nguồn văn hóa mà không xóa nó đi là một nhận định chính xác và rất thú vị, vì điều này làm cho Sài gòn khác với các địa phương khác trên cả nước. Có thể nói các cộng đồng văn hóa ở Sài gòn, các truyền thống văn hóa của nó đan xen nhau, nhưng không xóa nhau. Cách thức hòa nhập văn hóa này, thực ra là một hình thức hòa nhập văn hóa đô thị, của một đô thị có tính quốc tế, nó cũng là đặc trưng của kiểu đô thị phương Tây, khi mà người dân nhập cư không đi theo một hình thức cộng đồng mà theo hình thức cá nhân. Nhưng điều này giờ đây sẽ trở thành phổ biến trên toàn quốc, khi mà cư dân đô thị sẽ đông dần lên, nhập cư theo hình thức cá nhân, và cư dân thành thị sẽ chiếm đa số trong tương lai. Hiện tại, tính chất dân đô thị ở Hà nội cũng sẽ như vậy, nhưng điều này chỉ bắt đầu từ bây giờ, trong khi ở Sài gòn điều đó đã có gần như từ lúc khởi thủy. Tại sao lại thế ? ta có thể so sánh sự hình thành Sài gòn với sự hình thành đô thị ở Hà nội. Đô thị ở Hà nội hình thành qua hình thức các làng nghề mở xóm phụ (ta có thể coi như việc một công ti mở chi nhánh) ở Hà nội, từ đó hình thành 36 phố phường, mà thường mỗi phố là chi nhánh của một làng nghề. Vì thế mỗi phố mang theo nó tính chất cộng đồng một làng. Việc nhà nước VN tổ chức làng theo hệ thống đình, càng làm tính chất này rõ rệt hơn.
Ở Sài gòn, ngay từ nguyên thủy, người dân di cư tự do vào đây, chỉ trên địa bàn thành phố họ mới tổ chức lại theo yêu cầu của nhà nước, bắt đầu là chúa Nguyễn, mà nhu cầu của nó thực ra là để thu thuế. Chính vì thế quan hệ cộng đồng lỏng lẻo hơn, và tính chất cá nhân chủ động đậm đặc hơn. Khi thực dân Pháp tổ chức hành chính, thì nguyên tắc của nó là theo cá nhân. Chính vì thế ở Sài gòn các truyền thống văn hóa mới vừa bảo tồn vừa giao nhau, vì chúng không được tổ chức theo một địa bàn địa lý. Chỗ mà tính chất cộng đồng trùng với địa bàn địa lý lớn nhất, rõ rệt nhất có lẽ là các khu người Hoa ở chợ Lớn. Nhưng với thời gian cộng đồng người này cũng hòa dần vào với người Việt. Ta có thể thấy điều đó nếu theo dõi lịch sử các hội quán của người Hoa được biến thành chùa, ví dụ như chùa Phước Hải, còn có tên là chùa Ngọc Hoàng, chính là cái chùa mà tổng thống Mỹ Obama tới thăm. Khởi thủy nó là một hội quán của người Hoa, rồi khi đến các đời sau chủ của ngôi đền mất đi không có thừa tự, thì nó chuyển thành chùa. Chùa Thiên Hậu cũng có lịch sử gần như vậy, và nó còn thú vị hơn nữa là trên tường của ngôi chùa còn có cả sự tích nói lý do tại sao hội quán được thành lập, hội quán được lập để cho thương nhân hoa kiều khi tới Sài gòn có chỗ trú chân, gần như một dạng nhà khách, bởi vào thời điểm đó, thương nhân chỉ có thể xuất dương theo mùa gió, nên phải trú chân lâu dài, không kể việc họ phải bán và mua hàng hóa.
Hiện nay việc nhập cư cá nhân đã trở thành hình thức chính làm tăng dân số đô thị, cho nên tất cả các thành phố ở VN đều sẽ có loại hình « bao dung nhiều văn hóa » này, dần dần TP HCM chỉ có điểm khác là nó có tuổi già nhất trong loại hình định cư này thôi.
Việc xây dựng các chung cư theo kiểu phương Tây, nhằm vào một gia đình cá thể, việc bỏ quản lý theo hộ khẩu mà theo căn cước cá nhân, là điều kiện kỹ thuật để hình thức « hòa nhập kiểu bao dung văn hóa » hình thành.
Nhưng vì VN đi sau các nước phương Tây về loại hình hội nhập đô thị kiểu này, ta có thể nhìn thấy vấn đề của nó trong tương lai bằng cách nhìn vào các đô thị phương Tây hiện nay. Điều người ta có thể thấy đó là sự hội nhập kiểu này chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế, các cộng đồng người trong thành phố là cộng đồng ảo, lỏng lẻo, và sở dĩ có chung sống với nhau được là do cội nguồn văn hóa tương đồng nhau. Hiện tại các đô thị phương Tây tập trung rất nhiều kiểu văn hóa khác nhau, đối kháng nhau, từ đó dẫn tới rối loạn, lộn xộn, ..Điều mà ở TP HCM nói riêng hay VN nói chung chưa gặp phải.
Nhưng trong tương lai, nếu việc nhập cư vào đô thị không chỉ là người trong nước, hay người các vùng văn hóa tương đồng, thì các vấn đề xã hội sẽ xẩy ra về tôn giáo, sắc tộc, chính trị… tất nhiên hiện nay và trong vòng ít nhất chục năm nữa điều này chưa xẩy ra.
Nếu nói về truyền thống văn hóa các cộng đồng, cũng có điều đặc biệt ở TP HCM nói riêng và Nam Bộ nói chung, đó là ảnh hưởng văn hóa TQ muộn và mới hơn nhiều ngoài Bắc và miền Trung. Ở Ngoài Bắc, ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như một cấu thành của văn hóa VN đã dừng ở thời nhà Lý (thế kỷ XI), Sau chiến thắng quân Minh, dù đạo Nho trở thành quốc đạo, nhưng về tư tưởng thì đạo Nho cũng dừng ở thế kỷ XI (thời nhà Lý) là Tống Nho, trong khi ở TQ họ đã chuyển sang Minh Nho, Thanh Nho, .. Chỉ có đạo Phật là tiếp tục chịu ảnh hưởng của TQ từ thế kỷ XVI rồi cũng dừng lại ở thế kỷ XVIII, và lại ảnh hưởng trở lại từ nhưng năm 1920 trong phong trào cải cách phật giáo. Ngược lại ở trong Nam và ở Sài gòn, ảnh hưởng này bắt đầu từ thời nhà Thanh (Thế kỷ XVII), với các hoa kiều là di thần nhà Minh di cư sang VN thành người Minh Hương, và liên tục có hoa kiều sang VN sinh sống buôn bán. Một đặc điểm nữa, đó là vào thời thuộc Pháp, Hoa kiều không chuyển thành người Việt một cách tự nhiên nữa. Nguyên nhân ở đây chính là do thực dân Pháp. Do Pháp áp dụng chính sách phân biệt với người Việt, những sắc dân nào là ngoại kiều sẽ được ưu đãi hơn, tạo thành một tầng lớp nằm giữa thực dân Pháp da trắng và người VN. Trong điều kiện ấy, người Hoa vào VN thời thuộc Pháp tất nhiên phải tìm mọi cách để chứng tỏ họ là ngoại kiều vì có lợi hơn, quá trình việt hóa bị cắt đứt. Thời thuộc Pháp, Pháp có một số nhượng địa ở TQ, như Quảng Châu Văn, rồi đảo Hải Nam, vì thế người Hoa ở đây có thể di vào Nam bộ vì cùng là thuộc địa Pháp.
Chỉ sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt hoa kiều phải nhập tịch VN, rồi sau đó với việc Hoa kiều rời VN vào những năm 1979-1980, thì quá trình việt hóa mới dần dần trở lại như cũ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 16 2023, 10:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tác giả Nguyễn Thị Hậu cũng đề cập tới một vấn đề văn hóa khác của Sài gòn có tính Nam Bộ là văn hóa sông nước. Điều này là cực chuẩn, dù về địa lý, thành phố được hình thành ở vùng đất cao Đông Nam Bộ, còn vùng trũng thì cho tới giờ chưa khai thác được đó là vùng Thủ Thiêm, ngay giáp trung tâm vì là vùng đất trũng. Sài gon là thành phố sông nước vì khởi điểm của nó là một thương cảng, điều này càng rõ rệt hơn khi Pháp cai quản thành phố, vì trung tâm của nó chính là cảng Nhà Rồng đồng thời người dân Nam Bộ, mà Sài gòn là bộ phận cũng là dân sông nước. Sông nước vì họ di dân vào đây từ miền Trung chủ yếu bằng đường biển, và khi khai thác đồng bằng sông Cửu long, cách thức khai thác cũng là đào kênh mương tiêu nước, khác với ngoài Bắc là đắp đê.
Tôi sẽ nói thêm một chút về văn minh sông nước này. Không rõ tại sao, khi người Việt di vào đây, lại không đắp đê mà lại đào kênh. Trước khi người Việt vào Nam Bộ, thì đã có người Khơ me ở đây. Nhưng họ chủ yếu sống trên các giồng đất, để tránh được lũ lụt. Số lượng người Khơ me rất ít, vì thế họ không thể có một tổ chức hay sức lao động để làm các công trình thủy lợi lớn như đào kênh hay đắp đê được. Về mặt truyền thống, văn minh Khơ me bắt nguồn từ Ăng co, nơi mà có vấn đề hạn hán, mùa mưa mùa khô, chứ không có vấn đề thoát nước, vì thế nền văn minh này đã dựa trên một kỹ thuật thủy lợi xây hồ chứa nước ( mà những hồ còn lại ở vùng đền Ăng co là một ví dụ, chế độ lao động khổ sai của Khơ me đỏ bắt dân đi đào hồ chứa nước vô tích sự có lẽ cũng cùng truyền thống này nhưng được thi vị hóa bằng mấy lãnh tụ khơ me đỏ kiểu Pôn pốt, và dã man hóa trong thực hiện). Ở đồng bằng Nam bộ, vấn đề ở đây là tiêu nước, chứ không phải là trữ nước. Khi người Việt vào Nam bộ, thì vấn đề lớn nhất không phải là đánh nhau với một vương quốc Khơ me để chiếm đất, mà thực ra là làm sao khai thác được đất đai bỏ hoang mà người Khơ me không khai thác được. Cũng không thể tưởng tượng đất Nam Bộ nằm trong quốc gia Khơ me như một dạng các tỉnh hiện tại ở trong một nước. Trong thực tế nó cũng mơ hồ .. như biên giới đường lưỡi bò mà TQ yêu sách trên biển Đông, và người Khơ me ở Nam bộ cũng chỉ phụ thuộc một cách lỏng lẻo vào nhà nước Khơ me lúc đó mà thôi. Điều đó cũng đúng với ngay Đại Việt, ví dụ, chỉ khoảng từ thế kỷ thứ XVII, thì người Mông (trước ta gọi là người Mèo) mới di cư vào miền núi Băc Bộ. Do đất ở thung lũng đã được khai thác bởi người Tầy, Nung, Thái, .. nên họ phải giạt lên trên đỉnh núi cao. Quá trình người Việt vào Nam Bộ cũng vậy. Ở miền Bắc, chế độ nhà nước phong kiến Vn là một nhà nước được quản lý chặt chẽ, có sổ sách thu thuế và một hệ thống hành chính mạnh mà còn thế. Vương triều Khơ me ở Cam pu chia lúc đó là một vương triều đang tan rã, không có được. Không kể người Khơ me ở Nam bộ không có nghĩa là họ nhất định phải thuộc quyền quản lý của vương triều Khơ me. Hiện nay, thông qua khảo cổ người ta có thể hiểu một nhà nước khổng lồ như nhà nước Ăng Co tổ chức quyền lực của nó ra sao, và người ta có thể thây rõ nó chỉ là một dạng liên minh thần phục lỏng lẻo dựa theo một chuỗi các đền thờ phật kiểu Ăng co, đền dựng tới đâu, thì nhà nước Ăng co sử dụng nó để thu phục dân xung quanh, đồng thời nó cũng là một loại doanh trại. Nhưng đây là những đền thờ theo phật giáo Đại thừa, không phải là các chùa Khơ Me hiện tại. Ở Nam Bộ cho đến nay không có dấu vết loại đền này, và nếu có nhất định sẽ tìm được ra vì nó được xây bằng đá. Nhưng gì còn lại ở Ăng co chính là loại đền này kiểu « khủng », các đền trấn giữ lãnh thổ khác nhỏ hơn , nhưng cấu trúc tương đồng.
Như vậy việc « Nam tiến của dân tộc Việt » phải được hiểu là một cuộc chính phục thiên nhiên chứ không phải là một công cuộc xâm lược. Và điều đó cũng thấy rõ trong ca dao, văn hóa dân gian. Trong thơ ca người ta chỉ nói tới một vùng hoang sơ, « muỗi kêu như sáo thổi, đỉa nhiều như bánh canh » chứ có thấy nói tới các cuộc chiến ác liệt nào đâu.
Như vậy có thể nói là kỹ thuật trị thủy, đào kênh chính là bí quyết khiến người Việt khai khẩn Nam Bộ thành công chứ không phải đánh nhau xâm lược. Nhưng nó cũng có một yếu tố khác thú vị không kém. Đó là tác động của người Hoa. Tác động của người Hoa ở hai điều :
1- Do là dân thương mại, họ đã đóng góp vốn để người Việt có thể đi khai khẩn, chứ năm đầu khai hoang lấy gì mà ăn.
2- Nếu có vùng đất mà người Hoa khai khẩn (tôi muốn nói ở đây là người Minh Hương), thì họ lại nhập vào VN mà không nhập vào Thái hay Cam pu chia.
Khi Dương Ngạn Địch vào vùng Mỹ Tho, hay Mạc Thiên Tứ vào vùng Hà tiên, thì những vùng này đâu có thuộc vào quyền cai quản của chúa Nguyễn. Số lượng người cũng không lớn, ví dụ lượng người theo Mạc Thiên Tứ khoảng mấy trăm người, nếu không phải là đất hoang, thị họ sẽ bị đánh bay đi ngay. Nhưng tại sao họ lại nhập vào với Đàng Trong. Ở đây ta không thể coi thường yếu tố văn hóa. Họ là di thần nhà Minh, không thể quay lại TQ, nhưng về mặt văn hóa họ gần với chúa Nguyễn nhất vì cùng có văn hóa Nho giáo. Điều mà các vương triều Thái, Khơ Me không có. Tất nhiên ta có thể nói chính sách chúa Nguyễn khôn khéo, nhưng nếu không có tương đồng văn hóa thì khôn khéo cũng khó.
Cái văn hóa sông nước này không chỉ có ở Nam Bộ mà cũng có ở .. Bắc Bộ, vì nó được mang từ trong Nam ra. Dấu tích nó ở đâu ? Đó chính là công cuộc khai hoang lấn biển do Nguyễn Công Trứ chỉ huy tạo ra hai huyện mới ở Thái Bình, một huyện là Tiền Hải, còn huyện kia tôi quên mất tên. Vào thời nhà Nguyễn, khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn cũng vấp phải vấn đề kỹ thuật là làm sao bảo vệ được hệ thống đê điều ở ngoài Bắc. Mỗi lần vỡ đê là một lần có thể có loạn, không kể, cho tới hết đời Tự Đức, Bắc Kỳ là « đầu tầu kinh tế » của nhà Nguyễn (giống như Sài gòn hiện nay với nước VN hiện tại). Chính vì thế nhà Nguyễn đã có ý định phá đê, đào kênh như ở trong Nam. Nhưng điều này không thể làm được do nhiều vấn đề kỹ thuật. Nhưng kỹ thuật này được ứng dụng để lấn biển. Như vậy ở ngoài Bắc, nếu ai đó muốn thưởng thức một cảnh quan tương đương kiểu Nam Bộ, thì có thể phi xe xuống Bùi chu , Phát Diệm, .. đi dọc các con kênh thẳng tắp vuông bàn cờ, thì họ có thể cảm nhận được .. kinh Vĩnh Tế ở An Giang, ở cực nam của đất nước.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 20 2023, 10:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh phải đối diện với các vấn đề ngập nước do triều cường và việc nước biển dâng lên, vậy truyền thống là một thành phố sông nước có thể có tác dụng gì ở đây. Với tôi có thể đấy là việc “sống chung với nước”. Từ trước tới nay, để trị thủy thì người ta chỉ có 2 cách đó là đắp đê và đào kênh tiêu nước, và hai điều này có thể kết hợp với nhau. Nhưng bây giờ có một cách thứ 3 nữa, đó là xây dựng các đô thị “sống chung với nước, trên mặt nước”. Trong các đô thị kiểu này (hiện thời chưa có, chỉ có những prototype được nghiên cứu ở châu Âu, ví dụ Hà lan), thì các tòa nhà không phải xây dựng với móng cứng xuống đất, mà nổi giống như một con tầu. Đại khái nó giống như cái khách sản nổi đã từng có ở trên sông Sài gòn, nhưng quy mô của nó lớn hơn được quy hoạch thành các dẫy phố.
Như ở tên chủ đề tôi đã đề cập, đó là thông qua “bình loạn” các bài viết các trí thức VN, tôi sẽ chỉ ra cái hạn chế của cái nhìn Tây học mà các học giả này chuyển tải. Không hẹn mà nên, vừa mới đọc đã thấy luôn hai bài kiểu này, vì thế tôi sẽ bình luận một dạng diện mạo của các kiểu học giả tây học này dưới đây, dựa theo nhận thức chuyển tải trong hai bài viết Đó là bài củaTrần Hữu Phúc Tiến có tên là « Sài gòn mỹ lệ xuyên không gian và thời gian » và bài của ông Huỳnh Bảo Sơn nói về lịch sử VN, tên nó là « đoàn kết để cường thịnh, từ quá khứ nhìn về tương lai ».
Đầu tiên là nói về ông Sơn, ở trên tôi có nói đến toàn bộ các tác phẩm mà ông Sơn sử dụng trong bài viết, và điều làm tôi ngạc nhiên là tất cả các tác phẩm này đều là tác phẩm thời thuộc pháp, mới nhất là quyển « Việt nam sử lược » của Trần Trọng Kim ra đời vào những năm 20, tính tới bây giờ là 100 năm. Nói một cách khác, nhận thức của ông Sơn tương đương với nhận thức của thực dân Pháp hồi đầu thế kỷ XX ở VN. Với một nhận thức như thế làm sao ông ấy có thể nhìn về tương lai VN vào thế kỷ XXI. Có lẽ với tác giả, tất cả lịch sử hiện đại của dân tộc từ 100 năm nay không có ý nghĩa gì cho tương lai VN, trong khi tất cả những gì có được ở VN là sự kế thừa trực tiếp ở đây mà ra. Không kể những kiến thức mới vào thời đó Trần Trọng Kim không có, ông ấy cũng không cập nhật. Đúng là chuyện cười Trạng Quỳnh.
Không những nhận thức thời đó hiện tại đã quá đát, mà nguy hại hơn nữa đó là nhận thức của thực dân pháp. Họ nhìn lịch sử Vn theo xu hướng chia để trị, họ nhận xét tâm lý người việt như một nhân vật thực dân đánh giá dân nô lệ, vậy làm sao ông ấy lại công nhận nó như một thứ chân lý bất biến. Sao lại có thể có một nhận thức mù quáng như thế. Về lịch sử VN, thực dân pháp hướng nó theo hai chiều :
1- Chiều 1, tìm cách tạo mâu thuẫn « kẻ thù truyền thống VN-TQ », chính danh vì chống TQ
2- Chiều 2, tìm cách tạo mâu thuẫn « kẻ thù truyền thống VN – Cam pu chia », trong đó kẻ xâm lược chiếm đất là VN
Bằng cách đó thực dân pháp muốn gửi thông điệp rằng. Chế độ thực dân pháp ở VN giúp VN « độc lập với TQ », đồng thời nó cũng gửi thông điệp tới người Cam pu chia là nhờ thực dân Pháp « Cam pu chia mới không bị Vn xâm lược », thông điệp này cũng nhằm vào các nhà Nho, vào truyền thống Nho giáo ở VN, vì với Pháp đây là lực lượng chống pháp cơ bản cho tới những năm 30, trước khi bị thay thế bởi những người cộng sản.
Còn vấn đề dùng sách Pháp để nói tâm lý người việt thì có nghĩa là mang tất cả tâm lý, định kiến thực dân vào. Tôi không chỉ đọc sách tâm lý thực dân Pháp ở VN, tôi còn đọc cả các sách mà người Tây ban Nha nói về người da đỏ, người Pháp nói về người da đen. Nội dung của chúng hầu hết đều có bóng dáng kiểu các loại dân bản địa kia đều lười nhác, hay nói dối, thích trộm cắp vặt, không có tư duy lô gics.. v…v… Bây giờ xin ông Sơn đi hỏi những người thuê oshin về làm ở nhà, họ có những định kiến kiểu như vậy không ? tôi chắc chắn là đều có ít nhiều, dù chúng ta cùng một dân tộc.
Ông Sơn không phải là người duy nhất có nhận thức kiểu này, mà nó thực ra là một típ trí thức VN, vấn để đối với tôi là tại sao lại có một nhận thức như thế được nhỉ ? và từ đây tôi đi tìm cái « không gian nhận thức » tạo ra nó, và câu chuyện này có dính tới bài viết thứ 2 của ông Tiến. Tôi cũng nói luôn rằng không có liên quan gì tới cá nhân của hai ông, cái tôi muốn nói ở đây là không gian văn hóa tạo ra diện mạo các ông ấy, vì như tôi nói ở trên, đó là một típ trí thức « tinh hoa » VN hiện tại


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 23 2023, 10:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không gian nhân thức là một khái niệm tôi đưa ra để chỉ môi trường mà học giả chịu ảnh hưởng. Cái khái niệm này của tôi là do chịu sự ảnh hưởng của một triết gia người Nhật, có thể ông ấy là triết gia lớn nhất của nước này tính thừ thời Nhật mở cửa, có cách mạng Minh Trị (1868) cho tới đầu thế kỷ XX. Nhà triết gia đó là Kitaro Nishida. Ông là giáo viên triết học của đại học Hoàng Gia Kyoto vào thập niên 20,30. Ở Kyoto còn có con đường, là một địa điểm du lịch ở thành phố này, đó là con đường triết học, chạy dọc theo một con sông con con, nhỏ như cái kênh đào, đường đi bên này, còn thấp thoáng bên kia là nhưng tòa nhà của đại học Kyoto. Tương truyền rằng đây là con đường đi dạo của ông để trầm tư mặc tưởng.
Buồn cười là tôi đã tới chỗ này, đứng chụp ảnh trước cái biển đề bằng tiếng Nhật dịch từ ra từ là “triết học của đạo” (tức là con đường triết học) nhưng lúc đó không biết ông ấy là ai cả, chỉ thấy con đường triết học là tên hay thì chụp cái ảnh kỷ niệm “check-in”. Mãi về sau tôi mới đọc ông, vì ở Pháp sách triết học Nhật hầu không có, rất là ít. Không kể, cũng giống như các sách vở viết về phật giáo, là người VN ta phải phiên dịch lại các cụm từ nguồn gốc là chữ Nho, mà khi dịch ra tiếng Pháp thì nó dịch không chuẩn theo cảm hứng và hiểu biết của người dịch nên để tìm hiểu sâu sắc nó rất vất vả. Tôi cũng không dám nói là hoàn toàn hiểu về Nishida, nhưng tôi lại hiểu nguồn gốc triết học của ông đó là từ Nho giáo và phật giáo. Với sự hiểu biết hạn chế của mình về ông, tôi hiểu rằng ông ấy đã chuyển tải các khái niệm nhận thức của đạo Nho hay đạo Phật (ở đây là thiền) sang nhận thức kiểu phương Tây, tức là coi cá nhân là chủ thể. Ví dụ tác phẩm tên tiếng pháp « philosophie de lieu », lúc đầu đọc tôi không hiểu cái tên muốn nói điều gì vì nếu dịch ra tiếng việt thì nó vô nghĩa “triết học của địa điểm”. Phải lần mò mò mẫm một hồi khi đọc nội dung, thì tôi mới vỡ lẽ ra là xuất phát điểm của ông là Mạnh Tử, tức là ông ấy muốn nói tới ảnh hưởng của môi trường lên tính cách cá nhân. Ai tìm hiểu đạo Nho, thì cũn đều biết chuyện mẹ Mạnh Tử chuyển nhà mấy lần, nếu tôi nhớ không nhầm là 2 lần. Lần đầu khi thấy con bắt chiếc người ta làm trò đám ma, vì ở gần người bốc mộ, nên chuyển nhà. Lần sau thấy con làm trò chơi bán thịt, nên lại chuyển nhà nữa, để cho con có môi trường học hành tốt hơn. Đây chính là quan niệm môi trường ảnh hưởng tới tính cách cá nhân. Điều này đối với văn hóa phương Tây, do nó quan niệm “tính chất bất biến của cá nhân” theo triết học Hi lạp, được coi như những nguyên tử ban đầu tạo ra xã hội, từ đó nó có “quyền con người đỏi hỏi tự do cá nhân”, từ đó nó có luật pháp theo xu hưởng cá nhân ích kỷ tổng thể (individualisme intégrale, chứ ích kỷ egoisme tôi thêm vào cho nó rõ nghĩa). Nishida khi chuyển tải nội dung triết học phương Đông ra ngôn ngữ phương Tây, theo quan niệm phương Tây đã chỉ ra rằng con người cá nhân không phải là một thực thể bất biến theo không gian và thời gian. Điều này đối với phương Tây là cực lạ, và nó không hiểu được, nhưng với một người VN, Nhật, Hàn, TQ .. thì điều đó là điều hiển nhiên. Ta thậm chí còn có khái niệm tâm linh hơn nữa đó là “địa linh nhân kiệt”. Như vậy cái môi trường này tôi đặt tên cho nó là “không gian nhận thức” cho nó có tính triết học hơn. Và tiếp dưới đây tôi sẽ phân tích các định kiến của môi trường nhận thức, mà theo ý tôi đã .. tạo ra ông Sơn và nhận thức của ông, đó là môi trường nhận thức ở thành Phố Hồ Chí Minh và những định kiến của nó trong lịch sử VN hiện đại.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 26 2023, 11:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Điều đặc biệt nhất của Sài gòn như tôi đã nói ở trên đó là thành phố có văn hóa đô thị kiểu phương Tây già nhất VN, không những thế trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ tính chất đô thị của thành phố càng được tăng cường chứ không giảm đi. Tại sao ?
Từ thời thuộc Pháp, Sài gòn không phải là đô thị duy nhất, dù nó đã là đô thị lớn nhất. Tiếp đó là Hà nội, Hải phòng, Nam định, Vinh, Đà nẵng. Ở ngoài Bắc, Hải phòng đóng vai trò kinh tế như là Sài gòn, nhưng trung tâm chính trị thì lại ở Hà nội. Vì thế Hà nội không thể lớn hơn Sài gòn, vì Sài gòn đảm nhiệm 2 trung tâm chập một với miền Nam.
Trong kháng chiến chống Mỹ, do chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, nên dân số thành phố lại giảm đi, dẫn tới hiện tượng “nông thôn hóa đô thị”.
Ở trong Nam, trong vùng kiểm soát của chính quyền miền Nam cũ, sự kiểm soát này chủ yếu là đô thị, đặc biệt là Sài gòn. Vì thế tính chất đô thị của thành phố này tiếp tục tăng. Thành phố cũng không bị tàn phá bởi chiến tranh (nếu tính trong một phạm vi hẹp với đường kinh khoảng 20km từ trong trung tâm trở ra). Do có viện trợ Mỹ, kinh tế thị trường tham nhũng, đồng thời Sài gon cũng là 1 trong ba trung tâm có “công nghiệp tình dục cho lính Mỹ” lớn nhất thế giới (2 trung tâm tiếp là Băng cốc và Manilla), do chiến tranh của Mỹ ở VN cho nên đời sống của một bộ phận dân thành phố khấm khá.
Ta có thể lấy ngay ví dụ của học giả Nguyễn Hiến Lê, tôi có đọc hồi ký của ông, và người ta có thể thấy thị trường Sài gòn là thị trường chủ yếu tiêu thụ sách ông dịch hay viết. Mặc dù chiến tranh, và mặc dù ông ấy chống chiến tranh, nhưng cuộc sống của ông chính nhờ có chiến tranh mà chạy. Tôi cũng đã từng gặp những người sống ở SG cũ, trước năm 1975, họ làm đại lý nhập khẩu xe máy Nhật, sống rất ổn.
Nhưng Sài gòn chỉ là một ốc đảo, trong một biển lửa chiến tranh, và tiền tạo ra thị trường cho nó, phải trả bằng máu và bom đạn Mỹ ném xuống các nơi khác ở VN. Cũng do chiến tranh loạn lạc, mà dân số thành phố phình lên rất nhanh, không phải là do nhu cầu phát triển kinh tế tạo ra. Không phải người nào cũng giống như người nhập xe máy Nhật bán mà tôi nói ở trên, Sài gòn không thiếu nhà ổ chuột, nhưng với số tiền Mỹ đổ vào do nhu cầu chiến tranh, thì dù sống bấp bênh, vẫn có thể sống được.
Về mặt văn hóa, Thành phố này chưa bao giờ cắt đứt liên lạc với phương Tây, và nhận thức văn hóa của nó vẫn tiếp nối những gì mà Pháp đã thiết lập ở Vn từ thời thuộc địa. Điều đặc biệt là mặc dù có 20 “Mỹ hóa”, ảnh hưởng văn hóa sâu đậm nhất vẫn là Pháp. Mỹ chỉ chiếm lĩnh một phần lĩnh vực âm nhạc, thái độ thực dụng thực tế của business kiểu Mỹ, chứ còn về mặt văn hóa đơn thuần, thì Sài gon vẫn có đặc trưng Pháp là chính.
Nhưng câu chuyện đổi khác sau năm 1975. Như tôi đã nói, thành phố thực sự đã đi vào ngõ cụt của khủng hoảng kinh tế từ khi Mỹ rút đi vào năm 1973. Sài gòn nhận hai cú sốc lớn, đó là cú sốc mất viện trợ chiến tranh Mỹ (các vùng khác của VN là nạn nhân, nhưng Sài gòn thì hưởng), đồng thời với khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Sau năm 1975, sự khủng hoảng này được che đi bởi “chính sách kinh tế tập thể hóa”, khiến cho người ta có tâm lý đổ mọi tội lỗi cho nó. Và từ đó có một tâm lý phát sinh, đó là Sài gòn thời trước tốt hơn, hay hơn. Với việc đổi mới, kinh tế thị trường quay trở lại, thì tâm lý này về mặt nhận thức càng được củng cố.
Điều này nó ngấm sâu vào tâm lý chung, cách đây ít lâu, có lẽ cũng vài năm, khi đọc một bài báo trên báo VN hiện tại, có bài của anh hùng quân đội Nguyễn Thành Chung, ông là người đã lái F5 ném bom vào dinh độc lập 1975, tạo ra biểu tượng chiến công của không quân VN, ông ấy cũng nói là “khi giải phóng miền Bắc có gì”. Trong một quyển sách, cũng in ở Vn ngày nay, với tên gọi “VN mãnh hổ hay mèo rừng”, của một tác giả là Việt kiểu nhưng làm cho một cơ quan tài chính quốc tế, cũng có đoạn “miền Bắc có gì”. Còn trong nhân dân, vào khoảng cỡ nhưng năm đầu 80, có câu tục ngữ “miền nam nhận HỌ, miền Bắc nhận HÀNG”.
Quả thật điều này, nếu nhìn trực giác, qua một sự việc bình thường, thì đúng là khi vào Sài gòn chơi hay công tác, khi về người ta nếu khéo có thể mua được cái tủ lạnh, cái quạt bàn, cái khung xe đạp, ..Nhiều khi cũng méo mặt vì mua nhầm đồ rởm, đồ giả nhưng vào thời buổi khó khăn sau chiến tranh đó là chuyện thường tình.
Như vậy đối với một người bình thường, nhìn trực quan bình thường, thì Sài gòn là tuyệt với, và cái tuyệt vời đó là do .. trước để lại.
Trong một không gian nhận thức như thế, thì tất cả những cái gì của VN khác đều bị xổ toẹt, đặc biệt những gì liên quan tới cách mạng, kháng chiến, .. và đi cùng với nó, cái nhìn phương Tây trở thành điểm chuẩn.
Một điều thú vị nữa là không phải chỉ có người Sài gòn cũ mới có tâm lý ấy, mà cả những người vào đây sau khi thống nhất cũng như vậy, tôi muốn nói ở đây là các dạng trí thức. Bởi vì ở đây họ tiếp xúc trở lại với toàn bộ nhận thức từ thời thực dân cũ để lại, tiếp tục, điều mà ở ngoài Bắc không còn có sau năm 1954. Vào thời điểm Liên Xô tan rã, nhưng nhận thức này được họ tiếp nhận một cách không có phê phán, để từ đó họ coi đây là “đổi mới”, trong khi nó chỉ là nhận thức định kiến có từ thời thực dân Pháp và được chính quyền miền Nam củng cố.
Tôi là một người sưu tập sách. Trong sách tôi tìm kiếm có rất nhiều sách miền Nam cũ trước 1975. Nhận xét của tôi là sách vở trước năm 1975 ở Sài gòn, có cái gì đó giống như sách vở ở miền Bắc cho tới năm 1955, đặc biệt là của nhà xuất bản Văn-Sử-Địa (sau được đổi thành nhà xuất bản khoa học xã hội). Tôi rất thích chúng, nhưng tôi không coi đó là những chuẩn nhận thức hay khám phá. Có nhiều tư liệu dùng được, nhưng với tôi nó chỉ tương đương với nhận thức phương Tây tuyên truyền cùng thời chứ không phải là cái gì mới khám phá.
Tôi cũng sưu tập cả sách miền Bắc thời bao cấp. Với tôi nó cũng có rất nhiều điều thú vị trong đó. Và với thời gian, có lẽ nó sẽ là những nhận thức đặc biệt, chỉ có VN có, là “hàng độc”. Vì hiện tại Vn đã hội nhập với quốc tế, nhận thức tới từ phương Tây kiểu như nó du nhập Sài gòn ngay trước không thiếu. Điều quan trọng là có lật lại được hệ quy chiếu phân biệt đúng sai mà dùng nó hay không.
Gần đây khi về VN chơi, đi vào đường sách ở Sài gòn, tôi thấy rất thú vị là vẫn còn có tiệm sách bán sách cũ từ thời trước 75. Quyển nào nhìn có vẻ hay thì giá cực đặt, tính bằng tiền triệu (VND). Cũng vẫn còn cách kinh doanh sách bằng việc in lại, copy. Việc còn thị trường sách này, chứng tỏ vẫn có một bộ phân người dân yêu sách, thích sách này, có thể họ còn có một cái gì như yêu thích quá khứ nữa. Những sẽ rất sai lầm là coi chúng như một nhận thức thật sự mà không coi chúng là tư liệu của một thời điểm.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jan 30 2023, 08:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 26 2023, 11:27 PM)

Gần đây khi về VN chơi, đi vào đường sách ở Sài gòn, tôi thấy rất thú vị là vẫn còn có tiệm sách bán sách cũ từ thời trước 75. Quyển nào nhìn có vẻ hay thì giá cực đặt, tính bằng tiền triệu (VND). Cũng vẫn còn cách kinh doanh sách bằng việc in lại, copy. Việc còn thị trường sách này, chứng tỏ vẫn có một bộ phân người dân yêu sách, thích sách này, có thể họ còn có một cái gì như yêu thích quá khứ nữa. Những sẽ rất sai lầm là coi chúng như một nhận thức thật sự mà không coi chúng là tư liệu của một thời điểm.
*



Rất nhiều người yêu thích sách, nên thị trường sách giấy xuất bản vẫn rất sôi động.
Còn em thì từ ngày mua cái máy đọc sách Kindle thì thôi không mua sách nữa sp_ike.gif


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 30 2023, 10:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trên đây tôi đã nói về một típ trí thức VN Tây học. Nhận thức của họ, do có định kiến của một vùng đất, lịch sử một vùng đất là thành phố HCM ngay nay đã khiến họ dừng lại ở nhận thức phương Tây thời thực dân Pháp, cũng như của xã hội VN thuộc địa (xã hội Vn thuộc địa này tồn tại tới năm 1975, chứ không phải kết thúc vào năm 1954) rồi cứ bám vào đó như một chân lý. Những định kiến này lại được củng cố hơn do cái nhìn và trải nghiệm trực quan. Điều này với một người dân bình thường thì có thể hiểu được, nhưng với những người tự nhận mình là tinh hoa, thì nó có cái gì đó buồn cười, tiếu lâm.
Gần đây khi vào TP HCM, lúc ngồi uống cốc nước ổi trên vỉa hè của khách sạn Caravelle, tức là cái terasse của nó, cảm nhận sự mỹ lệ của thành phố với tôi là một sự thật. Nhưng đó là công sức của người dân thành phố này hiện tại, chứ quá khứ kia nó đã trôi xa rồi. Không hiểu sao trong đầu tôi lại nổi lên nhạc điệu của bài hát “Sài gòn đẹp lắm Sài gòn ơi..”, bài nhạc xưa, nhưng cảm giác của tôi là ngày hôm nay, bây giờ, giờ phút này.
Chỉ là một người khách du lịch qua đường, nhưng Sài gòn lại để lại cho tôi nhiều cảm giác thân quen, như là đã biết nó từ lâu. Có thể vì phong cách đô thị Pháp của nó. Một đô thị đã được bản địa hóa, ở đây tính chất đô thị của TP không lai căng, vì nó có lịch sử, và có việc người Việt đã sử dụng chúng như thế nào, nên nó đã được bản địa hóa. Phải chăng đây là điều làm cho thành phố thu hút người ta, ngoài vấn đề làm ăn kinh tế.
Chính vì thành phố có lịch sử, nên tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Nguyễn Thị Hậu, đó là TP cũng phải có nhận thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của mình. Đây chính là đặc trưng của thành phố, là cái quỹ văn hóa của nó. Khu trung tâm của TP (quận I) rất là đẹp. Hiện tại các thành phố lớn trên thế giới có hai cách để tạo ra đặc trưng.
1- Bảo tồn các di tích cũ, nhận thấy giá trị văn hóa của nó như đặc trưng của thành phố
2- Xây các công trình mới cực kỳ độc đáo có một không hai làm biểu tượng.
Cả hai cách này không đối kháng nhau, nhưng cách 1 có một giá trị mà không bao giờ cách 2 có được đó là thời gian, nhân chứng lịch sử. Hai cách này có thể bổ xung cho nhau, vì thế không nên phá cái cũ để xây cái mới vào đó (do vấn đề .. sử dụng đầu cơ đất vàng), một cái mới không có gì đặc sắc, đi bất cứ đô thị hiện đại nào cũng có.
Gần đây, tức là khi tôi đang viết về Sài gòn trong chủ đề này, học giả Nguyễn Thị Hậu lại có một bài báo nói về Sài gon với tựa đề “TP HCM trong cơn lốc đô thị hóa”. Bài báo cũng vẫn tiếp tư duy của tác giả đã được đăng trong quyển sách tôi đang bình luận này, đó là vấn đề bảo tồn văn hóa cổ ở thành phố. Theo tác giả thì vẫn còn tới 500 ngôi nhà cổ, có các công trình kiến trúc kiểu Art déco, một phong trào kiến trúc châu Âu thịnh hành vào những năm 20,30 của thế kỷ trước, rồi các chùa chiền, lăng mộ, .. Một không gian kết hợp phong cách “Việt-Hoa-Châu Âu” (tôi có thể bổ xung thêm Châu Âu ở đây thực ra là Pháp)
Cũng tình cờ có một bài viết về vấn đề kiều hối, trên tờ báo “chính thống của chính thống” là báo Nhân dân, với tựa đề “Kiều Hối – “nguồn lực vàng” gia tăng sức mạnh tài chính” nên tôi có thêm số liệu để bổ xung vào phần viết về Sài gòn này. Theo bài báo lượng kiều hối năm 2022 toàn quốc là 19 tỉ đô, trong đó về TP HCM là 6 tỉ đô. Thành phố luôn dẫn đầu về tỉ lệ kiều hồi so với các địa phương khác. Tổng số kiều hối từ năm 1993 đến nay đạt 200 tỉ đô, vượt hơn tổng số đầu từ FDI có 190 tỉ, dù tính bắt đầu từ khi đổi mới là 1986. Điều này khẳng định sự phân tích của tôi về kiều hối trong giai đoạn vượt khó của thành phố là quan trọng.
Thêm một số chi tiết nữa. Do TP HCM chiếm 1/3 PNB của VN, PNB của VN hiện nay khoảng 380 tỉ đô. Nên sự đóng góp của thành phố là 126 tỉ, con số kiều hối 6 tỉ hiện nay như vậy không còn là động lực và nguồn phát triển chính của thành phố.
Vào thời điểm 1975. Số hàng hóa tiêu thụ dân dụng mà Mỹ để lại khoảng 2 tỉ, nếu tính tỉ giá hiện tại coi nó là gấp đôi đi, thì là 4 tỉ. Viện trợ phát triển của Mỹ khoảng 1 tỉ nữa, cộng với tiền trộm cắp tham nhũng viện trợ chiến tranh khoảng 1 tỉ. Như vậy tính vào thời giá hiện tại, Sài gòn lúc đó có quy mô kinh tế : 8 tỉ (so với 126 tỉ hiện nay).
Hiển nhiên TP HCM hôm nay, vượt rất xa Sài gòn thời đó. Không nhưng thế còn là thành phố bình yên, của một đất nước hòa bình. Sẽ thú vị nữa nếu tìm hiểu các đại gia của thành phố ngày hôm nay từ đâu ra, có phải là “đồ để lại” từ thời trước không, thì câu trả lời chắc chắn cũng là không.
Nếu không gian sống đã thay đổi thế, thì tại sao các ông cứ bám vào những nhận thức cũ rích, định kiến từ thời thực dân, bám vào không gian nhận thức cũ rích từ những năm 30 của nó. Kể cũng kỳ lạ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC