Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Con Gái Có Thờ Cúng Bố Mẹ được Không ?, Xung đột giữa truyền thống với nhu cầu xã hội hiện

NVT2002
post Jun 1 2020, 10:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trích nguồn Internet:

Có người nói: Đạo mà Khổng Tử truyền là Vô Thần luận, không bàn về sống chết, nguyên do chủ yếu là vì đoạn đối thoại giữa ông và Quý Lộ. Quý Lộ hỏi Khổng Tử phương pháp phụng sự người chết, Khổng Tử đáp: “Người còn chưa thể phụng sự, sao có thể phụng sự quỷ?”.

Quý Lộ lại hỏi: “Dám hỏi chết là thế nào?”

Khổng Tử lại đáp: “Đối với việc sống còn chưa thể tỏ tường minh bạch, sao có thể biết được việc chết?”

(Nguyên văn: Quý Lộ vấn sự quỷ thần. Tử viết: “Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ”?, “Cảm vấn tử?” viết: “Vị tri sinh yên tri tử?”).


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 2 2020, 10:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khổng tử cũng như các danh nhân khác như Bác Hồ, tư duy của họ có rất nhiều mặt khác nhau, vì thế trích dẫn không đầy đủ, không có cái nhìn tổng quan rồi phán xét linh tinh rất dễ, nó không nói lên tư tưởng của Khổng Tử, của đạo Nho, mà nói lên sự ngộ nhận của người viết. Điều này ta có thể thấy rất rõ những gì lề trái (bao gồm cả lề trái VN lẫn học giả phương Tây) viết về Bác Hồ chẳng hạn.

Với Nho giáo, phật giáo, tức là với tôn giáo phương Đông nói chung, sự ngộ nhận này còn có tính chất phương pháp luận (methodologie), bởi vì một cách vô thức, do cách giáo dục ngày nay, một cách vô thức người ta coi Nho giáo, phật giáo là tôn giáo như là hình ảnh của đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Do thái, ..từ đó nó đặt ra những vấn đề mà văn minh phương Đông không bao giờ quan tâm, kiểu duy vật, duy tâm, vô thần, hữu thần, .. Không khác gì con ngựa kéo xe, bị bịt mắt chỉ còn nhìn được phía trước. Những điều này nếu đúng với Thiên chúa, Hồi giáo, Do thái giáo, thì hoàn toàn chệch với Phật giáo, Nho giáo, Thần đạo(và cả đạo Lão)

Tôi tổng kết ở đây quan hệ giữa phật giáo và thần đạo nguyên thuỷ trước, rồi sẽ viết tiếp về chuyện này sau.

Khi phật giáo vào Đông Á, thì đã phải chung sống với tín ngưỡng nguyên thuỷ mà tôi nói ở trên. Từ đó đặt ra vấn đề là bản thân phật giáo cũng thay đổi, và ngược lại phật giáo cũng cung cấp những « dịch vụ tâm linh » mà tín ngưỡng nguyên thuỷ không có không bảo đảm đựơc, nâng tầm nó lên. Vì thế khi xét tới niềm tin của người VN, (lấy ngay ví dụ tôi), thì không thể nào chỉ dùng lý thuyết phật giáo mà suy ra, mà phải xem người VN chấp nhận nó thế nào. Như vậy nó không chỉ có một lô gíc (hay cảm nhận) mà là nhiều cảm nhận đan xen nhau, nhiều niềm tin khác nhau, đồng tồn tại, mỗi sự tồn tại đóng góp một phần cho tâm linh ta. Vì tôi thích ẩm thực nên ví chúng như là những món ăn khác nhau : gà luộc, cơm nếp, phở, .. và hiển nhiên không ai nói phở mâu thuẫn với cơm nếp, cơm nếp mâu thuẫn với gà luộc do chúng không suy được ra nhau.

Có những tác động sau đây của tín ngưỡng nguyên thuỷ mà tôi gọi là thần đạo vào phật giáo :
1- Khi đi tu thì người ta coi như chấp nhận một dòng họ mới (họ Thích), bỏ họ cũ
2- Thờ sư trụ trì, thờ tổ (giống như thờ tổ tiên, dòng họ Thích, tất nhiên lý do thờ không phải là tổ tiên, mà là lấy « sinh lực »(mana), linh thiêng của xã lợi).
3- Chấp nhận nghiệp là một dạng hồn, từ đó mà có cầu siêu, thí thực
4- Tông phái phật giáo nào gần gũi nhất với quan niệm hồn, thờ tổ tiên, thì phát triển, vì thế tông phái Tịnh độ phát triển nhất. Với một người Vn bình thường, thì tịnh độ tông là phật giáo (với bà tôi, tôi hồi nhỏ là như vạy).
5- Trong phật giáo có quan niệm kiếp, nghiệp, tái sinh, luân hồi.. những khái niệm này đều mờ nhạt đi trong phật giáo VN nói riêng và Đông Á nói chung. Hầu như không có tông phái nào đặc trưng cho phật giáo Đông Á, quan tâm đến nó. Tất cả, ví dụ
Với Thiền Tông thì ngộ phật là « minh tâm kiến tính », ở đây không có vấn đề kiếp, nghiệp.
Với Tịnh độ, con người khi mất thì lên cõi cực lạc (nếu niệm phật A di đa, câu mà ta vẫn thấy phật tử thường nói : « nam mô a di đà phật »), chứ không có chuyện tái sinh đi đâu.
Với Thiên Thai Tông thì còn khủng hơn, đó là quan niệm « nhất niệm tam thiên », có nghĩa là trong một niệm của ta có tới 3 ngàn thế giới khác nhau : từ ngã quỷ, địa ngục, tới thần thánh phật.. (một lúc nào đó, tôi có thời gian, tôi sẽ trình bầy tông phái này đầy đủ hơn).
Như vậy thế giới phật giáo đa chiều, thực ra được đưa về hai chiều : thế giới Âm, thế giới Dương.
Gần đây có phi vụ « chùa Ba Vàng » là minh chứng cho vấn đề này. Theo như lời tự sự của thầy Quyết, là người chịu trách nhiệm thầy Minh ở chùa Ba vàng, thì Thầy Minh đã gán ghép nhiều yếu tố phật giáo nguyên thuỷ vào phép tu của mình. Trong phật giáo nguyên thuỷ, vì nó gần nguyên bản Ấn Độ hơn, khái niệm kiếp, nghiệp trở thành trung tâm,là đầu mối của tu tập đạo đức, nhưng nếu đã thế thì không thể tu theo kiểu lục ba la mật Đại thừa được, mà phải chấp nhận những yêu cầu khổ hạnh, những giới luật chặt chẽ của phật giáo nguyên thuỷ. Do chắp vá linh tinh thô thiển, « râu ông nọ cắm cằm bà kia », ông chỉ được hai cái dở của nhau hợp lại, rồi cộng với nhu cầu « kinh doanh tâm linh » mà câu chuyện nó thành như vậy. Rất là đáng tiếc.

Theo chiều ngược lại, thì Phật giáo đóng góp phần đạo đức học cho tôn giáo nguyên thuỷ, mà bây giờ người ta thường gọi là ethics. Trong quan hệ giữa người và thần trong tôn giáo nguyên thuỷ chỉ có một mối quan hệ che chở, ban phước từ phía Thần, và đồng thời niềm tin, sự kinh trọng phụng sự từ phía người. Phật giáo đưa ra quan niệm giải thoát, trách nhiệm cá nhân (nghiệp), nâng cao nhận thức tôn giáo lên.

Vấn đề thờ 49 ngày chính là một ví dụ về chuyện này. Về nguyên thuỷ, chết là về với tổ tiên, điều này người ta có thể thấy trong các bản mo mường, như « vườn hoa núi cối » mà tôi nói ở trên. Ở đây hồn người mất được hồn của Mo (tức là thầy cúng) dẫn đi chào các hồn khác trong nhà trên tầng trời, giống như là « chuyển về nhà mới, chỗ ở mới », ở đây không có quan niệm về tội lỗi, hình phạt. Nhưng vì có phật giáo mà « Địa ngục » được đưa vào. Cúng 49 ngày chính là cách trợ giúp hồn người mất có thêm công quả, giống như việc « chuyển nhượng công đức », để khỏi sa vào địa ngục, để « siêu thoát », chứ còn vấn đề đầu thai không phải là điều được quan tâm. Chính vì thế, mà một tích phật giáo rất được ưa chuộng ở Đông Á, đó là tích Mục kiện Liên xuống địa ngục cứu mẹ, cũng như có một lễ phật giáo rất lớn đó là lễ Vu lan bổn (rằm tháng 7) để cứu các linh hồn dưới địa ngục được siêu thoát. Đây chính là ảnh hưởng, và nhu cầu « báo hiếu » đã tạo ra, vì bình thường, theo phật giáo « ai làm nấy chịu », chứ không có việc « nhận tội hộ ».

Cũng phải thấy là ngoài cúng 49 ngày còn có cúng 100 ngày, rồi cúng 1 năm, rồi 3 năm. Như vậy phật giáo đã « chen chân » vào chu trình cúng bái này, chứ không phải là phật giáo tạo ra nó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 4 2020, 09:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ tôi sẽ nói tới việc đạo Nho tác động thế nào vào thần đạo bản địa nguyên thuỷ(mà thờ tổ tiên là một bộ phận). Vì đạo Nho là đạo ít người biết tới bây giờ, do sách vở về nó không có nhiều, và nó cũng không còn có một cơ cấu tổ chức giống như phật giáo để có người tiền hô hậu ủng. Một điều cực kỳ thú vị nên để ý, đó là quan hệ giữa thần đạo bản địa và đạo Nho, thì tương tác chủ yếu từ đạo Nho sang, chứ phần tác động ngược từ thần đạo vào đạo Nho lại không có. Vì thế ta có thể nói không ngoa rằng, tôn giáo thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thờ thành hoàng được đạo Nho cấu trúc lại, nên có thể coi những tập tục tôn giáo này là nghi lễ của Nho giáo cũng không sai. Nhưng đạo Nho cũng không bao hết, tác động hết vào thần đạo, mà một bộ phận của thần đạo hoặc tồn tại độc lập (ví dụ đạo Mẫu), hoặc chịu ảnh hưởng của đạo Lão (ví dụ các tục lệ liên quan tới ông công, ông táo, ngọc hoàng ..). Dấu ấn lớn nhất của đạo Nho vào thần đạo bản địa là thờ cúng tổ tiên và thờ thành hoàng.
Điều này khiến việc thờ thần ở VN khác với thần đạo của Nhật bản, Shinto (tức là Thần đạo) Nhật bản lại chịu ảnh hưởng của Phật giáo nhiều hơn.
Vn là một nước bị các triều đại phong kiến Trung hoa đô hộ 1000 năm, vì thế thường có sự ngộ nhận dễ dãi là vì bị đô hộ mà ở Vn có đạo Nho.
Đạo Nho tồn tại ở VN là do người VN đưa vào, chứ không phải là hệ quả của 1000 năm đô hộ của phong kiến Trung Hoa, vì đạo Nho ở VN thực ra chỉ là Tống Nho, thường được gọi dưới một cái tên khác là Lý Học.Cho tới tới khi đạo Nho không còn là một đạo có tổ chức, do gắn liền với nhà nước phong kiến VN, đến tận thời nhà Nguyễn, đạo Nho ở VN chỉ là Tống Nho, trong khi đó ở TQ, đạo này đã phát triển qua Minh Nho, với một đại diện kiệt xuất là Vương Dương Minh, hay Thanh Nho, mà hiện nay giới học giả TQ hiện tại lẫn phương Tây đánh giá rất cao Vương Học Sĩ. Ở VN hoàn toàn không có sự phát triển này.
Đạo Nho thường được biết tới như « cửa Khổng, sân Trình », bởi vì Khổng tử là người đầu tiên sáng lập ra đạo Nho, nhưng Nho giáo như ta biết tới tức là Tống Nho lại là sự phát triển của Trình Hạo, Trình Di và Chu Hi. Cũng như chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN, version Mác xít VN chủ yếu là Lê nin, dù Mác là người sáng lập. Trong Tống Nho cũng vậy, chủ yếu là Chu Hi, Trình Di, Trình Hạo chứ không phải là Khổng tử. Vì thế phải đi qua cái cửa Khổng, để vào cái sân Trình. Tư duy của Khổng tử là điều kiện cần, nhưng Trình Di, Trình Hạo là điều kiện đủ.
Trong Tống Nho có cả những yếu tố Lão, Phật, ở đây không phải là chỗ để nói về vấn đề này, nên tôi dừng ở đây. Điều quan trọng ta phải biết đó là chính từ thời nhà Lý (Lý công Uẩn) mà ta đã nhập Tống Nho, mở đường cho sự phát triển đạo Nho ở VN về sau. Lúc này Vn đã độc lập hơn 100 năm (tính từ năm 939, khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán). Sự chọn lựa , phát triển Nho giáo là của người Vn, không phải là hệ quả trực tiếp của 1000 năm Bắc thuộc.
Đỉnh cao của đạo Nho ở VN có hai giai đoạn, đó là thời nhà Lê (thế kỷ XIV- XV) và thời nhà Nguyễn (thế kỷ XVIII). Nhưng từ nhà Lý, đạo Nho luôn gắn bó với dân tộc VN.
Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý, dù đã từng là chú tiểu ở trong chùa, nhưng chính nhà vua đã mở Quốc tử Giám để đào tạo Nho sĩ, mở đường cho Nho giáo Vn thời độc lập. Và một điều nữa cũng nên để ý, đó là vua cũng lập ra một dòng phật giáo riêng (Thiền Tông) là phái Thảo Đường. Người ta có thể đặt câu hỏi là tại sao thời nhà Lý đã có các dòng Vô Ngôn Thông, rồi Quán Bích, nhà sư các dòng này có nhiều người như Vạn Hạnh, Mãn Giác, Không Lộ, Đỗ Thận, ..đóng góp cho nền độc lập của vN rồi, thì tại sao lại phải làm thế.
Trong thực tế, việc phải dùng các nhà sư trong chính trị là tình thế tạo ra phải thế, vì lúc này chỉ có sư là dạng trí thức, biết chữ Nho, có thể giúp điều hành nhà nước, quan hệ ngoại giao nhưng không thể để tăng lữ khuynh đảo nhà nước đã dẫn tới những sự việc này.
Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập chống thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ, linh hồn nhận thức dân tộc vẫn là nhà Nho, hay hậu duệ của họ. Có một sự chuyển đổi từ Nho giáo sang Mác xít, mà có những dấu ấn rất rõ rệt, như Bác Hồ, ông Trường Chinh, hay một số trí thức như bác Nguyễn Khắc Viện.
Như vậy ta không thể đánh đồng nho giáo Vn với Nho giáo TQ, cũng như nó không phải là hệ quả của thời Bắc Thuộc, mà là một truyền thống dân tộc, cũng sâu xa và có nhiều ảnh hưởng, thậm chí nhiều hơn cả phật giáo trong xã hội VN trong mọi thời kỳ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 4 2020, 10:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên, nvt đã dẫn một câu nói của Khổng Tử về vấn đề thần linh. Tôi cũng không thể biết hết về đạo Nho, những tôi không biết Khổng Tử có học trò là Quý Lộ, chỉ biết có Tử Lộ. Để tìm hiểu Nho giáo tác động vào Thần đạo dẫn tới việc thờ tổ tiên và Thành Hoàng như thế nào thì phải xét tới những điều sau. Tôi dẫn nó ra như là phương pháp luận để tìm hiểu :

1- Khổng tử đã lập đạo của mình (đạo Nho) như thế nào, từ đó suy ra quan hệ của nó tới thần linh.
2- Thái độ riêng của Khổng tử với thần linh
3- Nhưng chính sách của nhà Nho với vấn đề này, và khi khớp nó với nhận thức của Khổng Tử, thì ta có được cái nhìn tổng quan của Nho giáo với thần đạo.

Bây giờ nói về điều một. Khổng tử có lẽ là người duy nhất sáng lập ra một đạo phổ quát trên thế giới, mà bản thân ông chỉ là người thường, và không chính danh cho học thuyết của mình bằng việc là « con đồng » của một ông thượng đế nào đó (giống như Giê Xu là con đồng của thượng đế Thiên chúa, hay Mohamed là con đồng của thượng đế Hồi giáo). Chính danh của tư duy Khổng tử và Nho giáo bắt nguồn từ tôn trọng truyền thống. Khổng tử có nói rằng ông chỉ « Thuật Nhi Bất Tác », tức là ông chỉ sưu tập, hệ thống hoá truyền thống (thuật, giống như nghĩa tường thuật), chứ không sáng tác (tác) gì cả. Nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại, thì Khổg tử chính là một nhà nghiên cứu văn hoá truyền thống lớn.Sự vĩ đại của Khổng tử là đã từ những truyền thống này, mà nâng cấp nó lên thành những giá trị triết học, đạo đức phổ quát, đã hệ thống hoá truyền thống biến nó thành một hệ thống đạo đức ứng sử.
Các giá trị nhận thức phổ quát của đạo Nho được cấu trúc theo hai chiều. Một chiều, tôi gọi là « trục hoành », vì nó nằm ngang, ứng dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong một cộng đồng, đó là ngũ thường : Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nó cũng có một « trục tung » (tức là trục thăng đứng), theo đó thì mỗi một địa vị trong xã hội, phải có giá trị ứng sử tương đương, đây là những giá trị chi phối quan hệ con cái với cha mẹ, quần thần với vua trong một quan niệm : Trung, Hiếu. Hay quan hệ trai gái, vợ chồng, quan hệ bạn bè.. kiểu như « tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử » vẫn được gọi là tam cương dành cho phụ nữ. Trong xã hội hiện đại, ngay cả ở VN, xu hướng là xã hội giật về « thế giới phẳng », cho nên nhiều giá trị « theo trục tung » bị lên án, và điều đó cũng không hoàn toàn sai. Nhưng những giá trị trục hoành, thì bản thân nó vẫn rất « khủng », và không có điều gì phải lên án cả.
Một điều nên để ý, là trong ngũ thường, có hai giá trị liên quan trực tiếp tới vấn đề tôn giáo, đó là LỄ và TÍN. Cốt lõi của một tôn giáo chính là chữ TÍN, sự thể hiện của nó là Nghi LỄ. Nói một cách khác, Khổng Tử đã nắm bắt được cốt lõi, phần tác động của tôn giáo vào cộng đồng con người, tức là phần ứng dụng xã hội của tôn giáo, khi đưa ra hai giá trị phổ quát này.Tất nhiên hai giá trị này cũng có thể ứng dụng trong đời thường. Và hai giá trị này cũng làm cho đạo Nho khác biệt với tất cả các đạo khác : vì Nhân, Nghĩa, Trí ta có thể tìm được điều tương đương trong các tôn giáo khác.
Như vậy khị xét điều một, ta đã thấy rằng cách làm việc của Khổng tử là cách tiếp cận rất khách quan với vấn đề tôn giáo, thần linh, từ việc quan sát ghi chép, bảo tồn truyền thống, đến việc có những giá trị phổ quát đánh giá chính xác « ứng dụng của tôn giáo ».

Về điều thứ hai. Thái độ riêng tư của Khổng Tử với thần linh. Tôi trích theo trí nhớ những điểm quan trọng.
- Được hỏi về thàn linh, Khổng tử nói « Ta chưa biết hết việc người sống làm sao biết việc người chết » (đây là câu mà nvt trích ở trên,vì nó cùng nội dung)
- Khi Khổng tử bị ốm, Nhan Hồi (một học trò của ông) yêu cầu Thầy cũng bái để qua khỏi thì Khổng tử trả lời « Ta đã cúng rồi ».
- Nói về thần linh thì không tử nói « kinh nhi viễn chi » (tức là kính trọng, nhưng nhìn từ xa)
Tổng hợp những nhận thưc này lại, thì ta có thể nhận xét rằng, thái độ của Khổng Tử là không tạo tác ra các thần linh mới, phép cúng mới (vì ông không biết và đứng từ xa), nhưng ông có thái độ tôn trọng với những gì tồn tại (Kinh nhi viễn chi). Và cách cúng tốt nhất là lòng chân thành (đây là ý của câu « ta đã cúng rồi », vì thái độ kinh trọng, chân thành của ông theo đúng ngũ thường, chính là bản chất của sự cúng, có làm lễ cúng cũng không hơn).
Tất cả những điều này cũng chính là quan niệm của nhà Nho với thần linh, và ta có thể thấy điều đó khi phân tích chính sách tôn giáo của nhà nước phong kiến VN theo Nho giáo dẫn đến việc cấu trúc thờ cúng tổ tiên và Thành Hoàng như thế nào.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 5 2020, 09:05 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :





--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 5 2020, 09:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Cám ơn nvt , vậy là Quý lộ là một tên khác của Tử Lộ.
Tác động lớn nhất của Nho giáo vào hệ thống thờ thần ở VN là vào thời nhà Lê, sau khi chiến thắng quân Minh, giành lại độc lập vào thế kỷ XIV. Những chính sách này về cơ bản không thay đổi trong 600 năm, tới tận thời nhà Nguyễn.

Nó có mấy điểm chính sau :

1- Phân định tà thần chính thần bằng sự công nhận của nhà nước qua các bằng, sắc phong. Các tà thần, thường là các hình thức thờ cúng các nhân vật, hiện tượng không phù hợp với NHÂN, NGHĨA, TRÍ, mà ta có thể gọi là mê tin dị đoan. Như gần đây, việc dân định thờ con bê hai đầu là một ví dụ, vì với tâm thức dân gian, bất kỳ điều gì có vẻ kỳ lạ, vượt ra ngoài đời thường đều có thể thờ : trẻ con chết yểu, đàn bà con gái chết sớm, chết vô gia cư, các hiện tượng dịch bệnh, ..v..v..
Việc trừ tà thần không phải đến thời nhà Lê mới có, mà thời Lý, Trần cũng có, nhưng trong các triều đại này, việc trừ tà thần được thay thế bằng thờ Phật.
Định chế lại các nghi lễ thờ cúng, Các đền thờ được triều đình cung cấp đất đai để có thu nhập, hay được phân bổ cho làng xã địa phương. Nghi lễ thờ cúng ở đây là nghi lễ Nho giáo, có đọc sớ, rước kiệu, dâng đồ ăn uống, đặc biệt là có đồ mặn, và đồng thời có các sinh hoạt văn hoá lễ hội đi kèm. Ngoài việc cúng mặn, có rượu thịt, còn có nhạc, múa, ..là những điều mà đạo Nho không cấm.
Vào thời Lý, Trần, thì theo quan niệm Phật giáo, các loại chính thần này sẽ được ghép vào chùa, thành dạng hộ pháp hay Bồ Tát. Ở VN chủ yếu là dưới dạng Hộ Pháp,trong khi ở Nhật, các thần lại thành Bồ tát.
Cách tiếp cận tôn giáo này đã khiến ở VN bảo tồn được nhiều truyền thống tín ngưỡng hơn, vì Nho giáo không can thiệp vào nội dung thờ cúng. Nếu so VN với một nước phương Tây theo Thiên chúa, hay một nước Hồi giáo, thì VN có một truyền thống tín ngưỡng giầu có hơn nhiều, lưu lại cho chúng ta từ vô thuỷ vô chung (có thể nói từ các quan niệm nguyên thuỷ thời đồ đá, cách đây 40 000, khi con người bắt đầu có ý thức tín ngưỡng), , trong khi ở các vùng văn hoá nói trên, chúng bị xoá sạch sẽ, thay bằng mê tin Thiên chúa hay Hồi giáo.

2- Mở rộng tôn giáo đạo Hiếu thành quốc đạo. Đây là một điều đặc biệt của Nho giáo VN. Đó chính là việc thờ vua Hùng. Việc thờ vua Hùng chính là một sự mở rộng của đạo Hiếu, vì lúc này toàn bộ dân tộc Vn được coi như một gia đình. Trong đó nòi giống ta là con rồng cháu Tiên (Lạc Long Quân và Âu Cơ), và người con cả đầu tiên nối dõi là vua Hùng, đồng thời với vua Hùng là nhà nước Văn Lang.
Ta có thể so sánh với Nho giáo Trung Hoa để thấy điểm đặc sắc này. Ở TQ, trong lịch sử cũng công nhận Tam Hoàng, Ngũ đế là thuỷ tổ, từ thời nhà Thương (tức là tương đương với thời đại đồ đồng Đông Sơn ở VN), cũng có quan niệm thuỷ tổ là Nữ Oa và Phục Hi. Và mặc dù được ghi vào sử TQ, nhưng không có việc thờ cúng như một đạo Hiếu của nhà nước, trong khi vấn đề gia tộc ở TQ rất quan trọng. Nguyên nhân của nó là người Trung Hoa cho tới cách mạng Tân Hợi (1911), không coi mình là một dân tộc, mà là một nền văn minh. Bản thân TQ đã là một thế giới (thiên hạ). Chỉ tới sau khi bị phương Tây tấn công, biến thành nửa thuộc địa, họ mới rơi từ trên trời cao xuống, vỡ lẽ ra rằng văn minh TQ không phải là văn minh phổ quát toàn thế giới, từ đó mà có tư duy dân tộc. Một điều tương tự như vậy cũng xẩy ra với người Ấn độ.
Tín ngưỡng về Lạc Long Quân, Âu Cơ không phải là các nhà Nho vào thế kỷ XIV bịa đặt ra, mà nó đã có từ trước, có thể nói là đồng thời với sự ra đời của người VN. Nhưng các triều Lý, Trần không quan tâm tới nó, vì đường chân trời của các triều đại này là Phật giáo, là Phật. Vì thế mặc dù Nho giáo được nhà Lý đưa vào, vẫn không có việc thờ cúng vua Hùng như Quốc đạo.
Chính tư duy lịch sử đã đưa nhà Nho tới vấn đề này. Và vì thế trong quyển Đại Việt Sử ký toàn thư, mới có phần ngoại kỷ, tức là phần đưa truyền thuyết thần thoại vào sử. Làm điều này, thực ra các nhà Nho VN đã dùng cách tiếp cận của các nhà Nho TQ, vì sử TQ cũng có phần ngoại kỷ liên quan tới nhà Thương, nhà Hạ. Quyển Đại Việt Sử ký viết dưới thời nhà Lê và sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào một quyển sử khác, cũng của nhà Nho nhưng thời Trần làm ra, đó là quyển sử của Lê Văn Hưu, mà Ngô Sĩ Liên trích lại. Nhưng hiện nay quyển sử này không còn, nên không rõ nó có phần ngoại kỷ về vua Hùng không.
Hiện nay việc thờ cúng vua Hùng vẫn được nhà nước VN hiện tại thực hiện, đó là truyền thống của Nho giáo VN.

3- Thờ Thành Hoàng. Đây cũng là điểm đặc sắc về tôn giáo, độc nhất vô nhị trong thế giới Nho giáo Đông Á. Vì theo hiểu biết của tôi, thì không có một nền văn hoá Nho giáo nào bảo gồm cả TQ, Nhật, Hàn , Triều, có. Ở Nhật có việc thờ thần làng xã, nhưng do ảnh hưởng của đạo Phật, Lão. Ở bán đảo Triều Tiên cũng không có, và chính ở TQ cũng không. Như đã nói ở điều 1, Nho giáo đã cấu trúc lại việc thờ thần, nhưng việc gắn nó cho một cộng đồng địa phương (làng) thì hoàn toàn không có. Và thờ Thành Hoàng cũng được tổ chức ở Đình, trong khi thờ thần là ở Đền, Miếu. Miếu là một dạng đền quy mô nhỏ hơn.
Có rất nhiều tranh cãi học thuật xem cái Đình ở VN xuất phát điểm từ đâu. Học giả Nguyễn Văn Huyên đã có một tác phẩm về vấn đề này. Nhưng gộp tất cả các ý kiến, thì người ta có thể coi cái đình hoặc là một loại « nhà Rông », như ta vẫn thấy hiện nay trên Tây Nguyên, nếu điều này là đúng, thì điều này chứng tỏ gốc văn hoá bản địa của người Việt, hoặc là một sản phẩm thời Lý trần, trong trường hợp này nó có vai trò như trạm quán nghỉ chân dành cho lữ khách. Chỉ từ thời Lê, cái Đình mới có vai trò như ta thấy về sau, đó là vừa là nơi sinh hoạt văn hoá của một làng (như Nhà Rông), đồng thời cũng là nơi thờ cúng thần của cộng đồng làng đó (thờ Thành Hoàng). Điều đặc sắc nữa, đó là các vị thần này chủ yếu là nhân thần, tức là các anh hùng liệt sĩ. Nói một cách khác, nó cũng là dạng « báo hiếu » của một cộng đồng người, không dựa trên yếu tố dòng họ, sắc tộc, mà dựa trên yếu tố cộng đồng địa phương.
Cũng có những nơi, như ở Nam Bộ, là đất mới (so với miền Bắc) không có thần tích, anh hùng địa phương, thì người ta chỉ để độc một chữ Thần (được gọi là Thần Hoàng bản cảnh). việc này đã chứng tỏ sự thờ cúng này là một cái chuẩn, chứ không phải phụ thuộc vào địa phương có thần tích hay anh hùng.
Để so sánh, thì ta có thể nhìn sang các nước theo phật giáo Nam Tông, ở những nơi này, ngôi chùa đóng vai trò ngôi đình ở VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 8 2020, 10:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có một chi tiết mà em thấy hơi lạ, trong lần thuê thầy cầu siêu cho người thân trong gia đình. Đó là ông thầy cúng có đọc một bài kinh, nội dung đúng như trang cuối của cuốn Tây Duy Ký. Trong đó có câu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật", chính là danh hiệu của Tôn Ngộ Không!

Phải chăng Ngô Thừa Ân cũng sáng tác được kinh để tụng?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 8 2020, 05:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Trả lời nvt về câu hỏi trên, rồi tôi viết tiếp sau.
Cầu siêu (như cái tên của nó là cầu xin siêu thoát), đã là cầu thì là lời khấn của thân chủ, không phải là kinh. Bài khấn hay nhất về cầu siêu chính là bài « văn tế thập loại chúng sinh » của thi hào Nguyễn Du. Ông làm bài này để cầu siêu vào lễ Vu Lan cho cô hồn, vào rằm tháng 7. Bài văn tế này nói lên chính xác quan niệm Phật giáo của người VN theo hinh thức « tam giáo đồng nguyên », nội dung của nó là cứu cô hồn khỏi địa ngục, được siêu thoát, đúng theo mô hình hai thế giới âm / dương mà tôi nói tới trong chủ đề này. Cuối bài còn cón những câu tổng hợp về phật giáo rất hay, bản thân tôi vẫn dùng nó như tóm tắt đại ý niềm tin phật giáo của mình, mà tôi đã từng trích :
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh.
Vẫn biết rằng vạn cảnh giai không
Ai ơ lấy phật làm lòng.
Tự nhiên siêu thoát ở trong luân hồi.
Nhưng ít khi người ta tự viết mộyt bài v ăn khấn, đặc biệt hiện nay, do ta học tiếng quốc ngữ, viết được như kiểu cổ văn là khó. Vì thế người ta thường có sẵn một bài, rồi chỉ việc điền tên người mất vào mà thôi.
Vì nó đã không chuẩn hoá, thì tất nhiên là « cứ thoải mái đi », nên câu chuyện mà nvt nói ở trên là bằng chứng của sự lộn xộn ấy.
Bản thân tôi khi đi dự lễ cầu siêu ,mặc dù là do nhà sư làm, bài khấn của họ cũng không hay. Đây là bài khấn có từ trong Nam, xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX. Do tình cờ mà ở hai nơi, VN và nước ngoài đều giống nhau về cơ bản, vì nó đều là từ trong Nam ra. Điều khác chủ yếu là ở Pháp, người ta làm lễ cầu siêu cho tất cả những người mất mà gia đình họ ghi tên, nội dung của nó là xin quy y cho hương hồn. Sau đó có phần người thân dâng đồ ăn, trà, cho người mất.
Ở VN, thì chỉ có phần người thân dâng đồ ăn, trà cho người mất thôi. Hình thức tế tự này thực ra là của đạo Nho, mà nhà chùa làm dịch vụ.Còn sở dĩ không có phần đầu, là điều này phải làm ở chùa. Và trong thực tế, không phải hương hồn nào cũng có ý định quy y.
Chính vì thế mà mời thầy cúng làm lễ, chứ không mời sư.
Trong thực tế, nếu thực sự nghiêm trang, theo đúng nguyên tắc tam giáo đồng nguyên. Thì lễ cầu siêu bao giờ cũng có hai phần, đó là đọc văn cầu siêu, làm lễ dâng đồ ăn uống (bao gồm cả đồ mặn, vì là nghi lễ Nho giáo), rồi sau đó sẽ đọc kinh. Trong Phật giáo Đại Thừa có hai bộ kinh có thể dùng đọc được, đó là Tâm Kinh « sắc bất thị không, khônng bất thị sắc ». Hay kinh Địa Tạng. Hoặc là cả hai.
Tại sao lại là Tâm kinh, bởi nguyên lý của nó là « sống chết bất tử », và nó cũng là nội dung của 4 câu mà Nguyên Du viết ở trên, hợp với tư duy giải thoát theo Đại Thừa.
Còn kinh địa tạng thì là việc Địa Tạng bồ tát nguyện xuống địa ngục cứu các linh hồn, cũng chuẩn với cầu siêu.
Ở Pháp, như tôi thấy, thì cuối cầu siêu, cũng tụng Tâm Kinh.
Tác phẩm « Tây Du Ký », người viết là một nhà Nho. Và ông ấy đã viết dưới dạng chế nhạo phật giáo, thông qua việc tiểu thuyết hoá việc thỉnh kinh của nhà sư Huyền quang (TQ) vào thế kỷ thứ 9. Vì thế mới có Đường Tăng (tức Tăng đời nhà Đường, tức là Huyền Quang, vì tác giả sống đời nhà Minh, và nhà Đường là thời thịnh trị của Phật giáo TQ, như thời Lý, Trần ở VN. Còn thời nhà Minh thì giống như thời nhà Lê). Tôn ngộ Không chính là Thiền tông (ngộ cái không). Trư Bát giới chính là phật tử theo giáo tông (giữ 8 giới). Còn Sa tăng là người tu hành.
Mặc dù là nhà Nho, và cuốn truyện viết với ý đả kích phật giáo, nhưng tác giả lại rất uyên thâm về Phật, điều thường thấy trong giới nhà Nho, và tu duy của ông phản ánh nhận thức phật giáo uyên bác (ví dụ hình ảnh con thuyền không đáy vượt sông chẳng hạn. Chẳng những nhà Nho này chế nhạo phật giáo, mà còn chế nhạo luôn cả chế độ quan lại, quan liêu (ví dụ như việc cho kinh, cuối cùng mất hết chữ, nên thành « không tông », « giáo ngoại biệt truyền »).
Tác giả cũng đánh giá cao Phật giáo, ví dụ Tôn Ngộ Không (tức là Thiền) có thể đại náo Thiên Đình (tức là đỉnh cao của Nho giáo), nhưng vẫn bị từ bi của Phật thâu tóm, vì mặc dù tài năng đến thế, tửơng thoát khỏi vũ trụ, vẫn mới chỉ đi tè được .. trên đầu ngón tay phật Bà Quan Âm thôi. Nó cũng nói tới việc Thiền cũng phải giữ giới (với cái vòng kim cô xiết đầu Tôn Ngộ Không), chỉ khi ngộ thật sự, thì cái vòng này mới được tháo ra… đại khái thế. Nó cũng công nhận, văn minh phật giáo phá mê tín trong các cuộc đánh nhau của Thầy trò Đường Tăng với quỷ, với ma, có tác dụng « khai phá văn minh ».v..v..
Nhưng việc dùng nó làm văn khấn thì giờ nvt nói tôi mới biết. .Nhưng cũng rất có thể. Tôi dẫn một ví dụ khác ở Hồng Công, để nói tới việc quan niệm dân gian kiểu này. Một lần tôi xem một phim tài liệu về Đạo Lão ở Hồng Công, thấy nói đển chuyện có hẳn tục thờ Tôn Ngộ Không ở đây ? theo hình thức đạo Lão. Tại sao ? Bởi vì những người này ở trong một chung cư, mà nó được xây trên một cái nghĩa địa cũ. Tôn Ngộ Không vì đã đánh thắng , hàng phục Bạch Cốt tinh (tức là tinh khí của bộ xương trăng, được đánh đồng với nghĩa địa cũ trong trường hợp này). Nên được thờ để giúp trấn yểm. Đây là ví dụ sử dụng quyển sách này. Nó cũng giống như ở VN có thể dùng truyện Kiều để bói, và hay phết. Vậy việc dùng một đoạn văn hay của Tây Du Ký làm văn khấn là có thể. Ta thấy nó có vẻ ngây thơ, buồn cười,nhưng văn hoá dân gian nó thế.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 8 2020, 09:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em xin hỏi bác Phó, bác đã bao giờ đọc trọn bộ Tây Du Ký chăng?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 8 2020, 10:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Tôi không có bộ Tay Du Ký tiếng Việt, tôi chỉ có một quyển tuyển tập bằng tiếng Pháp, dịch từ một tuyển chọn nguyên bản tiếng Anh của Hông Công.
Nhưng điều tôi nói sai lạc với bản tiếng việt mà nvt có à ??


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC