Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 Các Thống Soái

Phó Thường Nhân
post Oct 3 2002, 04:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



3. Bây giờ sẽ nói tới Liberalism. Tôi thấy nó hoàn toàn đúng khi nói về giá cả và thị trường. Đúng là không thể nói tới kinh tế học nếu không có hai điều cơ bản này. Nhưng nó là hai phương tiện, không phảI là mục đích. Có giá cả và thị trường sẽ giúp ngườI ta có những chỉ số kinh tế thích chính xác hơn, và cũng có nhiều công cụ để tác động đến KT hơn là một nền kinh tế bao cấp, hành chính. Cho nên có thể nói giá cả và thị trường là cái gốc chung của cả hai thuyết Liberalism và Interventionism, gốc của khoa học kinh tế. Cái khác nhau là Liberalism muốn để cho giá cả, thị trường tự điều chỉnh lấy KT, chủ trương KT hoàn toàn độc lập vớI CT và XH. Còn Interventionism thì tác động tớI KT thông qua thị trường và giá cả để phục vụ những mục đích và yêu cầu của XH cũng như CT. Nếu nhận thức như thế thì thấy ngay cả nước Mỹ, họ cũng chưa bao giờ theo Liberalism một cách triệt để cả. Không thể hình dung kinh tế Mỹ không có politics của FED, cũng như những luật lệ về anti-trust, hay các sắc luật về bảo hộ mậu dịch. Chỉ có thể nói là ở nước Mỹ ngườI ta ít tác động tớI KT nhất so vớI những nước khác. Đơn giản là vì nền KT Mỹ là lớn nhất, mạnh nhất tự nó có thể bảo vệ được cho nó trong phần lớn các trường hợp tranh chấp, cạnh tranh. Còn đốI vớI các nước khác, ngay cả Nhật, Pháp, Đức là những nước phát triển nó vẫn phảI có những trợ lực khác. TạI sao ? Để cho KT phát triển cần có Vốn, Công Nghệ, Khả năng tổ chức, Nhân lực. ĐốI vớI nước Mỹ, tất cả điều này nó đều có. ĐốI vớI các nước khác thì vốn thiếu, công nghệ không có, cá nhân không có khả năng tổ chức cũng như huy động nhân lực.Lực lượng duy nhất có khả năng tổ chức huy động nhân lực là nhà nước, bằng các biện pháp hành chính. Cũng như Nhà nước là tổ chức duy nhất để tập trung vốn nhằm vào những công nghệ quan trọng. Như vậy vai trò của Nhà nước là không nhỏ. Điều đó giảI thích tạI sao ở TQ, rồI VN các cơ quan hành chính các cấp rồI Đảng lạI chính là những pháp nhân đứng ra tổ chức xí nghiệp, liên doanh. Điều mà ở Phương Tây , ngườI ta tuyệt đốI cấm. NgườI ta có thể biện luận rằng, tư nhân không làm được điều này vì không có quyền tư hữu. Đây chỉ là một khía cạnh, vì nếu có quyền tư hữu mà không có vốn thì cũng không làm được gì. Để bộ trợ cho sự thiếu vốn, chỉ có thể dùng các biện pháp hành chính huy động nhân lực. Các liên doanh vớI nước ngoài ở VN đều làm như thế tức là lấy đất đai, nhân lực chuyển đổI làm vốn. Sự thiếu vốn cũng khiến ngườI ta phảI đặt kế hoạch đầu tư, để sử dụng tiền vay một cách hữu hiệu nhất. Như vậy dù muốn hay không Nhà nước vẫn phảI tác động vào KT. Đấy là không kể nhà nước còn là tác nhân tạo thị trường, bảo hộ mậu dịch bằng chính sách thuế và các biện pháp phi thuế. Tóm lại trong các nước chậm phát triển thì nhà nước không thể không tác động vào KT. Chỉ có điều là tác động như thế nào cho hợp lý mà thôi.
4. Tác giả của bộ phim đã trình bầy liberalism như một thứ chủ nghĩa vạn năng. Ở đâu nó cũng tạo nên sự thần kỳ. Thực tế có phảI vậy không. Không nghi ngờ gì nữa, liberalism rất có hiệu quả ở Mỹ. Nhưng do Mỹ là nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Ngược lạI ngay ở Anh, hiệu quả của nó không rõ ràng. GDB của Anh vẫn kém Pháp, nếu ở Anh công ăn việc làm dễ kiếm hơn ở Pháp, thì ngược lạI những quyền lợI xã hộI bị cắt xén gần hết. Bản thân những xí nghiệp tư nhân hóa vẫn không giảI quyết được vấn đề hiện đạI hoá công cụ sản xuất. Ví dụ như đường sắt ở Anh sau khi tư nhân hoá còn hoạt động tồI hơn trước. Đơn giản là nếu tư nhân hoá những ngành công nghệ có tiềm năng thì đó là một điều tốt. Còn đối vói những ngành “nặng” trường vốn, hiệu quả đầu tư thấp thì xí nghiệp tư nhân hoá lại hoạt động không hiệu quả bằng xí nghiệp nhà nước. Việc ENRON làm mất điện ở Ca li cũng nằm trong trương hợp này.
Ở Argentine nó cũng thất bại, làm cho kinh tế xụp đổ. Ngược lại ở Chi lê nó lại có tác dụng. Còn ở Châu Á, từ TQ đến Đại Hàn, Đài loan đều phát triển bằng con đường Interventionism.

Các Bác có thể nói tôi chê Liberalism. Hoàn toàn không phải. Vấn đề chỉ là chữ « THỜI”. Cả hai tư tưởng kinh tế này (Liberalism và Interventionism) đều có điểm mạnh điểm yếu, và phảI được sử dụng đúng lúc
:-X :-X


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC