Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Tây Nguyên - Bu Tan, Hay câu chuyện nhà văn Nguyên Ngọc về Tây nguyên

Phó Thường Nhân
post Jun 15 2023, 04:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân có câu chuyện thời sự trên Tây Nguyên, thế giới mạng lại nhắc nhiều tới bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) về Tây Nguyên, trong đó ông mường tượng Tây Nguyên như một dạng Butan, và coi đó như là một mô hình để giải quyết các vấn đề nảy sinh ở đây, cũng như được coi là một mô hình phát triển bền vững.
Và tất nhiên ta không thể nói tới cách lề trái xào xáo vấn đề này, cũng như bóp méo cái nhìn “chân không tới đất, cật không tới trời” không thực tế của nhà văn.
Vì thế tôi đặt tên chủ đề này là “Tây Nguyên, Butan nhà văn Nguyên Ngọc và câu chuyện thời sự về Tây Nguyên”
Như vậy về tài liệu thì tôi có 3 bài viết.
Bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc đăng trên báo ở VN vào năm 2016, bài viết của một nhà báo VN “tát mù theo mưa” hò theo quan niệm biến Tây Nguyên thành Butan, thông qua trải nghiệm du lịch ở đây, khi thấy người ta trồng rừng, bảo vệ rừng, và bài viết thứ 3 là một bài viết lề trái, sử dụng Bùi Tín , rồi Nguyên Ngọc được bóp méo để tố cáo như “nguyên lý lề trái” vốn có.
Tôi vốn là người yêu thích lịch sử văn hóa nghiệp dư, và tất nhiên tôi quan tâm tới các vấn đề văn hóa, lịch sử, chính trị ở VN cũng như trên toàn thế giới, đặc biệt trong thế giới phương Nam đang phát triển. Những vấn đề ở Tây nguyên có, thực ra ở các nước đang phát triển cũng có, nhưng nó thêm một điều là ở đây có sự can thiệp và ý đồ của phương Tây, và điều thú vị là thực ra sự phát triển ở Tây Nguyên là một thành công, và chính thành công đã tạo ra vấn đề, nó là sự biểu hiện của sự thành công chứ không phải là một sự thất bại. Vì thế hai cái nhìn này (của Nguyên Ngọc và lề trái) đều không chính xác.

Tôi sẽ phân tích câu chuyện này dần dần ở chủ đề này. Tôi lập chủ đề này ở mục “Văn học Ngôn ngữ” trong khi để nó vào mục lịch sử văn hóa hay Thiền học tôn giáo sẽ đúng hơn. Nhưng vì ở đây bình luận một nhà văn, dù không phải là bình luận văn học mà là nhận thức xã hội của ông ta, nên tôi để nó ở trong chuyên mục này.
Trong mục lịch sử văn hóa, tôi cũng đang viết dở một chủ đề, bình luận quan niệm của các chí sĩ Tây học. Trong cuốn sách tôi bình này, có bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc khi ông bình luận và nhận xét về thi tú tài phần một ở Pháp (tức là phần thi về triết học), và bài viết cũng khá thiên lệch, vì trong thực tế ông không hiểu hệ thống giáo dục của nó, nên cái nhìn cũng tương đối ngây thơ. Nhưng phần “Nguyên Ngọc thi tú tài” này tôi sẽ viết ở chủ đề kia.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 15 2023, 05:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đầu tiên ta hãy tìm hiểu tổng quan về Butan đã. Điều đặc biệt buồn cười là khi nói tới nước này, người ta không chịu tìm hiểu nó một cách tổng thể về chính trị, kinh tế, văn hóa, mà chỉ nhìn nó thông qua con mắt của một người đi du lịch. Chính quyền Butan đã thực hiện được một kế hoach marketing tuyệt vời để quảng bá cho du lịch nước này từ việc quảng cáo nước này như một thiên đường chưa bị xã hội hiện đại chạm tới, là một nhà nước phật giáo thuần túy (giống như nhà Trần nhà Lý thế kỷ thứ XI, XII, tức là đã cách ta 1000 năm). Trong phong trào được phương Tây kích lên (vì nhiều lý do khác nhau trong đó có cả ý đồ xấu lẫn tốt) về bảo vệ môi trường, hình thức marketing này cực khớp, và tạo ra sự nổi danh. Điều thú vị nhất của nhà nước này là thông qua một chính sách cho visa khôn khéo, họ đã chọn lựa phần du lịch cao cấp, mà không chấp nhận phần du lịch ba lô. Như vậy đã hạn chế được điều xấu của kinh tế du lịch. Họ làm được thế vì là một nước nhỏ, quy mô không lớn. Vì thế điều này không thể áp dụng được trong nhưng nước cũng phát triển công nghiệp du lịch như Thái Lan, VN, và nhiều nước khác.
Cái nhìn của “du lich cao cấp sang chảnh” này càng bóp méo đi che lấp đi cái nhìn tổng quan về Bu tan.
Trong thực tế, đất nước này cũng vấp phải những vấn đề mà xã hội hiện đại và toàn cầu hóa đặt ra, đó là họ có thể làm kinh tế để sinh sống bằng việc biến đất nước mình thành một dạng công viên du lịch giải trí toàn cầu, kiểu một dạng Disneyland tự nhiên mãi không ? Ở đây du lịch dù cao cấp, cũng sẽ mang vào những tập tục, phong cách ứng sử từ bên ngoài và tác động tới xã hội Bu tan. Từ đó tạo ra mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa tập tục truyền thống và cách sinh hoạt của thế giới bên ngoài, bởi người du lịch có muốn từ bỏ những tiện nghi lợi ích tập quán của họ không ? hiển nhiên là không. Thời gian họ ở Bu tan chỉ là một dạng giải trí mà thôi. Như vậy du lịch sẽ là điểm nóng tạo ra mâu thuẫn trong xã hội Bu tan đưa nó tới tan rã, và điều quan trọng hơn nữa ta cũng không chắc nước này có thể giữ hình thức du lịch này tới bao giờ.
Khi tôi nói tới những điều trên, không phải là vì tôi tự bịa đặt ra, mà nó đã có một ví dụ đi trước, đó là ví dụ của nước Nê pan. Nước này lớn hơn nhiều Bu tan nên vấn đề mâu thuẫn đặt ra cũng bùng nổ nhanh chóng hơn.
Nê pan cũng áp dụng một chính sách phát triển kiểu Bu tan từ thập niên 50, vì thế nước này trở thành điểm đến của phong trào hippies. Phong trào hippies ở phương Tây có thể nói là ông tổ của phong trào bảo vệ môi trường do phương Tây rao giảng hiện tại, nó thể hiện sự chối bỏ cách sống phương Tây, đi tìm tới cái gì đó thiên nhiên hơn. Nhưng kết cục nó cuối con đường của nó cũng chỉ là .. hút cần xa, thuốc phiện và sống ăn bám.
Nê pan là điểm tới có nó, nhưng tác động của đám hippies này cộng với sức ép của việc tăng dân số, cũng như sự bất cập của xã hội truyền thống (nếu không thay đổi) để thích ứng với xã hội hiện tại, đã dẫn Nê pan tới khủng hoảng, và ở đây đã bùng nổ một cuộc cách mạng Mao ít, vào thập niên 90, trong khi ngay ở TQ điều này cũng không còn nữa, và không phải TQ tác động ảnh hưởng.
Tại sao chủ nghĩa Mao (như một dạng chủ nghĩa Mác) lại phát triển ở Nê pan (ngoài tác động của TQ), bởi vì chủ nghĩa Mao là câu trả lời hiện đại cho quan hệ giai cấp kiểu phong kiến bị đóng băng khiến xã hội không phát triển được.
Ở Bu tan quan hệ xã hội cũng vậy, vì thế không phải ngẫu nhiên mà tôi ví họ như nhà Trần nhà Lý thế kỉ XI, XII. (với tất cả sự trân trọng và yêu quý), nhưng VN không thể thế được.
Tại sao ở Nê pan, Bu tan lại có sự đóng băng xã hội này ? câu trả lời, bởi về mặt chính trị đây là những nước phủ bóng của Ấn độ. Họ ở tình trạng ấy vì đây là khu đệm giữa Ấn độ và Trung quốc. Về mặt truyền thống, từ thời thực dân Anh khu vực này đã nằm dưới ảnh hưởng của chính quyền thuộc địa Anh cai trị Ấn độ lúc đó. Nhưng ngay lúc đó thực dân Anh cũng đã tách nó ra thành các nước “độc lập”, để tạo ra một khu đệm giữa TQ và tiểu lục địa Ấn độ. Và điều đó còn tiếp đến về sau. Có 3 nước ở trong trạng thái này đó là Bu tan, Nê pan, Sikkim. Nhưng Sikkim đã bị (hay được) Ấn độ sát nhập thành một bang cách đây có mấy chục năm thôi, thể hiện sự lớn mạnh của nước này.
Ở một địa hình cực kỳ hiểm trở, không thể khai thác để làm ruộng, ngoại trừ làm ruộng bậc thang, mà loại ruộng này cũng có diện tích rất nhỏ, lợi thế lớn nhất của Bu tan sau khi tính đi tính lại là giữ rừng. Vì họ không thể khai thác kiểu khác. Ở Bu tan người ta có thể trồng chè, và trong thực tế, kinh tế nông nghiệp chè sẽ lãi hơn việc giữ rừng. Nhưng muốn làm nó phải có nhân công, điều mà nước này không có.
Như vậy phải hiểu là chính sách phát triển ở nước này phụ thuộc vào các điều kiện thiên nhiên, nhưng cũng phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như dân số, trình độ phát triển, sự phụ thuộc chính trị. Sự tồn tại của hình thức này là một sự đóng băng phát triển, chứ không phải là phát triển.
Tất nhiên không ai cấm ở VN học tập các chính sách tạo chỉ số “hạnh phúc dân tộc”, như ở Bu tan. Làm điều này sẽ giúp cho ta có nhiều công cụ để điều khiển sự phát triển hơn. Nó có thể coi là thứ bổ xung những chỉ số kinh tế, nhưng con đường nước này đi là con đường cụt, mà vì bé nhỏ bị phủ bóng Bu tan mới chui vào đó.
Như vậy điều đầu tiên ta có thể chỉ ra sai lầm của nhà văn Nguyên Ngọc và mấy ông nhà báo “tát mù theo mưa” đó là họ đã không tìm hiểu Bu tan như một nhà nước trong một mối quan hệ kinh tế , văn hóa, lịch sử, địa chính trị tổng thể, mà chỉ nhìn vào nó như cái .. tờ rơi quảng cáo du lịch.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 16 2023, 12:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhà văn Nguyên Ngọc nói rằng ông đã sống và trải nghiệm Tây Nguyên 66 năm, và như vậy tiếng nói của ông về Tây Nguyên chắc chắn có nhiều phần tình cảm rất đáng trân trọng. Tôi có thể nói hơn nữa là, nếu tôi biết Nguyên Ngọc và kinh trọng ông thì chính bởi tác phẩm về Tây Nguyên của ông, đó là cuốn “đất nước đứng lên” nói về anh hùng Núp (Anh hùng Núp thật, chứ không phải là mỹ từ chỉ công an đứng sau bụi cây bắt xe máy xe ô tô vượt tốc độ). Với tôi, nhà văn Nguyên Ngọc không phải chỉ có gắn bó với Tây Nguyên mà ông thành công, nổi tiếng cũng bởi Tây Nguyên.
Nhưng có lẽ chính sự gắn bó này với mảnh đất Tây Nguyên, đã khiến thu hẹp cái nhìn và nhận thức của ông, nhận thức của ông về Tây Nguyên thực là ngây thơ, mộng mơ, nó có thể hợp cho hư cấu văn học, chứ không thể đủ để nghiên cứu đánh giá xã hội.
Trong bài viết của mình nhà văn có nói mấy ý chính, tôi tóm tắt ở đây
1- Văn hóa ở Tây Nguyên là văn hóa rừng và làng, với cách thức làm nông nghiệp luân canh. Mỗi hộ gia đình Tây nguyên đều có khoảng từ 10 tới 20 rẫy (số liệu này ta phải để vào phần tham khảo, bởi vì đây là số liệu cảm nhận, không phải là thống kê), và họ làm luân phiên các rẫy này. Như vậy ở đây không có vấn đề du canh du cư, mà là sử dụng rẫy một thời gian, khi nó bắt đầu bạc mầu thì dùng rẫy khác, khi bị bỏ hoang, thì rẫy này sẽ “hồi sinh” và sau lại dùng lại được. Hình thức làm rẫy này không có phân hóa học, không có cơ khí hóa, mà chỉ dùng gậy chọc lỗ, rắc hạt.
2- Người Tây Nguyên có trình độ nhận thức xã hội cao, ông lấy ví dụ các tục lệ để chống loạn luân. Ông cũng nói tới ví dụ các tượng nhà mồ Tây nguyên, có thể coi là kiệt tác nghệ thuật, khiến ngay cả giới nghệ thuật phương Tây cũng phải đánh giá cao. Ông cũng nói tới việc người Tây Nguyên không thương mại hóa các “tác phẩm nghệ thuật” này, vì nó là truyền thống văn hóa.
3- Những truyền thống và tập tục văn hóa này bị phá hỏng vì có sự phát triển của Tây Nguyên từ sau năm 1975, và đặc biệt có việc di dân vào đây, cũng như việc quản lý đất đai. Do không còn luân canh được, nên người ta phải du canh du cư, dẫn tới phá rừng, và dẫn tới làm đất sói mòn bạc mầu.
4- Giải pháp của ông là nuối tiếc một Tây Nguyên như ông trình bầy trên điểm 1 và 2 kia, và vì thế ta phải trồng rừng cứu rừng, chứ không có thể khai thác Tây Nguyên bằng các rừng cây công nghiệp, như cao su hay cà phê nữa.

Bây giờ tôi sẽ phân tích từng điểm một.
Về điểm một, nhận định của nhà văn về vấn đề luân canh ở Tây Nguyên là đúng, đáng tiếc là ta không biết đó là của tộc người nào, vì ở Tây Nguyên có nhiều tộc người khác nhau, nên không phải tất cả các tộc người đều có quan hệ như vậy với rừng. Câu chuyện này tôi cũng được biết nhưng thông qua một nhà dân tộc học Pháp, ông Goerges Condominas. Ông là người lai, bố Pháp, mẹ VN, và trong thời kỳ thực dân bản thân ông cũng có những dằng xé giữa sự phân biệt của xã hội thực dân với một người lai, với người mẹ VN của mình. Khi Mỹ xâm lược VN thì họ đã mời Condominas hợp tác để tìm hiểu Tây Nguyên để có thể thi hành được chuẩn xác nhất lợi dụng được tối đa nhất sự hiểu biết dân tộc học của ông phục vụ cho mục đích của Mỹ. Người Mỹ đã chỉ cho Goerges Condominas xem những bức ảnh do thám chụp bằng máy bay hay vệ tinh, để tìm cách xác định chỗ đóng quân của quân giải phóng. Goerges Condominas đã chỉ cho người Mỹ rằng, nhiều chỗ người Mỹ coi là nơi đóng quân của quân giải phóng phải ném bom, thực ra chỉ là rẫy luân canh của người dân Tây nguyên. Không rõ Goerges Condominas có thuyết phục được người Mỹ không, nhưng nó cũng chỉ ra một điều rằng cuộc sống trên Tây Nguyên không đơn giản êm ả như nhà văn nói, mà rừng đã bị chiến tranh đặc biệt bom đạn của Mỹ tàn phá. Nguyên Ngọc sống ở Tây Nguyên, chẳng nhẽ ông không biết điều này.
Tác động của chiến tranh, đặc biệt sự can thiệp của Mỹ rất lớn, ngoài việc bom đ ạn bắn phá, việc chính quyền miền Nam cũ lập ấp chiến lược, quy tụm dân lại, nuôi người dân bằng viện trợ Mỹ để cách ly họ với kháng chiến, rồi sử dụng nhân lực các tộc người Tây nguyên để tạo ra các lực lượng vũ trang như Phun rô, chắc chắn có tác động không nhỏ làm tan rã môi trường sinh sống ở đây.
Khó có thể tin rằng cho tới năm 1975, vùng Tây Nguyên sống tự cấp tự túc trong một hình thức kinh tế thuần nông như Nguyên Ngọc mô tả.
Ông Nguyên Ngọc cũng dịch một tác phẩm của người Pháp viết về Tây nguyên của Jacques Durnes nói về hình thức tổ chức vua lửa vua nước của người Gia rai.
Tôi có quyển sách của ông ta, và dù đọc đã lâu vẫn còn nhớ một đoạn nói rằng khi người dân đang xúm lại xem nghi lễ thần lửa của “vua lửa”, thì có một người bán kém hay bán hàng rong là người Kinh đi qua, và dân tình đã túa đi để chạy theo mua kem hay mua hàng tạp hóa. Câu chuyện nhỏ này đã nói lên tới sự đan xen văn hóa của người Việt, và Tây nguyên không là một vùng đất mộng mơ như Nguyên Ngọc nhận thức. Nếu trước năm 1975, người các sắc tộc Tây nguyên là đa số, thì không phải không có người Kinh ở đồng bằng lên sinh sống, và trong thực tế văn hóa cộng đồng người ở Tây nguyên đã tan rã, đang trên đường tan rã, do nhiều yếu tố : chiến tranh, chính sách của chính quyền miền Nam cũ, chính sách của Mỹ.
Ở ngay Paris, trong bảo tàng Branly, chuyên về các sản phẩm nghệ thuật của các tộc người không có chữ viết, người Pháp có sưu tập các đồ mây tre của các tộc người Tây nguyên, đặc biệt có nhưng đồ mây tre có hình máy bay Mỹ, đủ hiểu tác động của chiến tranh tới Tây nguyên lớn thế nào. Vào năm 1975, nhiều ngôi nhà rông đã được lợp bằng mái tôn của đồ viện trợ chiến tranh Mỹ.
Chính vì thế cái hình tượng Tây Nguyên ngàn năm như nhà văn Nguyên Ngọc nói, thực ra là một sự thơ mộng hóa, trìu tượng hóa. Không kể rõ ràng cách cánh tác nông nghiệp như thế không thể là cái đế để phát triển.
Cũng trong thời gian chiến tranh, bộ đội hành quân qua Tây Nguyên cũng đã gặp những người Tây nguyên là nô lệ trốn vào rừng, vì chế độ bộ lạc ở Tây nguyên là một hình thái chế độ gia nô như ở Thái lan còn tồn tại tới thế kỷ XIX. Không hiểu ông Nguyên Ngọc có nghiên cứu vấn đề này không, hay vẫn mộng mơ hình ảnh một gia đình nông dân với vợ chồng con cái đi chọc lỗ gieo hạt. Hình ảnh nên thơ này thực ra không phản ánh thực tế Tây nguyên, khi mà cộng đồng sống và sinh hoạt chung trong một ngôi nhà dài lớn (tất nhiên tôi không dám nói tất cả đều thế, vì tập tục các bộ tộc khác nhau, nhưng ngôi nhà dài kiểu này ta có thể xem ở bảo tàng dân tộc tại Hà nội, và nó là sản phẩm của người Ba na hay Ê đê).
Tóm lại, Nguyên Ngọc đã thơ mộng hóa truyền thống văn hóa Tây Nguyên, bất chấp hoàn cảnh lịch sử chính trị, như một thứ truyền thống bất biến “không lịch sử”. Chính vì thế nó không thực tế.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 19 2023, 05:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Về điều hai, nhà văn nói rằng luật tục của người Ê đê rất phát triển, và có khi người Kinh phải học. Ông cũng lấy dẫn chứng là tượng nhà mồ Tây nguyên được giới học thuật phương Tây đánh giá rất cao. Đây là những yếu tố được nhà văn đưa ra để chứng minh rằng Tây Nguyên phát triển, ngụ ý của ông muốn nói rằng không có vấn đề lạc hậu giữa Tây Nguyên và đồng bằng.
Về bản chất văn hóa thì hai điều nhà văn nói là chuẩn. Ở VN tồn tại 54 sắc tộc anh em, và đều là người Việt nam. Về bản chất văn hóa, tất cả các tộc người đều bình đẳng. Do người Kinh là tộc người đa số chiếm tới hơn 90% dân, nên một người bình thường, đặc biệt dưới đồng bằng có thể đánh đồng người Kinh là người VN, do họ không bao giờ có cơ hội tiếp xúc sinh hoạt với một cộng đồng người khác. Trong thực tế người Kinh là bộ phận của người VN, văn hóa VN bao trùm tổng kết văn hóa của tất cả các tộc người. Như vậy vấn đề đặt ra với VN, không phải là văn hóa tộc người nào là quan trọng, mà trong một quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, các tập tục xã hội phải thay đổi để thích ứng, cũng như sẽ có những tập tục sinh hoạt mới. Điều quan trọng là thứ văn minh mới này có bảo tồn được truyền thống văn hóa trong điều kiện mới không. Như vậy đặt ra vấn đề là văn hóa luật tục phải phát triển như thế nào. Điều này đúng với văn hóa của tất cả các tộc người ở VN. Vì tác giả có dẫn tới luật tục của người Ê đê, nên tôi cũng sẽ dùng những ví dụ của tộc người này. Nhưng sự thay đổi tác động ngay cả với người Kinh. Ví dụ nếu so sánh cách sinh hoạt của người Kinh thời thế kỷ XIX, thậm chí đầu thế kỷ XX với hình thức sinh hoạt hiện tại, thì người ta thấy chúng không còn giống nhau. Thậm chí chỉ cần so sánh VN (dưới đồng bằng) trước năm 1986, và bây giờ ta cũng thấy sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, trong hành sử, trong cách sống. với người Ê đê (hay các tộc người khác) cũng vậy, sự khác biệt có lẽ chỉ là hình thức thay đổi thế nào thôi.
Ví dụ cụ thể. Trong quá khứ (có thể tính tới đầu thế kỷ XX), thì ở dưới đồng bằng, một cấu trúc cơ sở của xã hội là dạng đại gia đình (tứ đại đồng đường), nhưng với thời gian, do đô thị hóa, cấu trúc cơ sở của xã hội trở thành một gia đình hạt nhân. Trong thời gian « tứ đại đồng đường », một cá nhân được định nghĩa bởi quan hệ của họ với gia đình xung quanh thông qua các quan niệm của đạo Nho : Tam cương, Ngũ thường. Hiện tại đạo Nho không còn tồn tại ở dạng này nữa, và vì thế có thể nói ở đồng bằng không còn đạo Nho, vì hiện tại các giá trị của cá nhân, như một hạt nhân của xã hội được đưa lên cao. Từ đó có vấn đề pháp quyền, dựa trên khái niệm công dân. Đồng thời những tôn giáo có giá trị phổ quát, dựa trên cố gắng cá nhân được đề cao phát triển, ví dụ đạo Phật.
Mặc dù thế đạo Nho vẫn tồn tại, vì nó là chuẩn mực chìm của xã hội, và như tôi đã phân tích, chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN có thể hiểu như một dạng tân nho. Tôi cũng đã phân tích rằng có rất nhiều giá trị đạo Nho : cần , kiệm, liêm, chính, ..v..v.. là cái đế xã hội của kinh tế thị trường, và đây cũng chính là điều làm cho thế giới Nho giáo phát triển.
Những điều tương tự cũng xẩy ra với các tộc người khác. Tôi tiếp tục lấy ví dụ người Ê đê. Hiện tại có một phần lớn người Ê đê theo đạo tin lành. Trước đây về mặt truyền thống họ ở trong những ngôi nhà dài (như ngôi nhà được dựng lại ở bảo tàng dân tộc Hà nội), cách thức sinh hoạt này có thể coi tương đương với « tứ đại đồng đường » ở đồng bằng.
Dưới tác động của đạo tin lành, hiện tại họ cũng sống trong mô hình các gia đình hạt nhân. Tất cả các tập tục truyền thống đều bị xóa bỏ, thậm chí xóa bỏ quyết liệt hơn dưới đồng bằng, bởi vì tin ngưỡng họ nhập vào, là đạo tin lành hoàn toàn khác biệt với văn hóa truyền thống.
Vì thế việc bảo tồn văn hóa truyền thống là một vấn đề lớn ở Tây nguyên.
Vụ việc hiện tại ở Đắc lắc, ta chưa có những nguyên nhân cụ thể, nhưng trong quá khứ, việc lợi dụng đạo tin lành như một dạng ly khai đã từng xẩy ra. Điều này khiến cho vấn đề Fulro hiện tại khác với vấn đề Fulro vào lúc khởi điểm những năm 60 của thế kỷ trước.
Như vậy những vấn đề của Tây nguyên hiện tại là những vấn đề hoàn toàn đương đại, nó liên quan tới việc cấu trúc xã hội truyền thống bị phá vỡ, nhưng do cách phá vỡ khác nhau, dẫn tới việc lợi dụng nó, tạo ra mâu thuẫn.
Như vậy vấn đề ở Tây nguyên cũng là một bộ phận của vấn đề xã hội VN, đó là làm sao phát triển, công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa mà tạo ra được một văn hóa ứng sử toàn quốc, như một nền văn minh mới, đồng thời vẫn bảo vệ, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống. Ta không thể quay trở lại với văn hóa truyền thống, vì một con sông trung thành với nguồn thì phải chảy ra biển. Khi bảo vệ văn hóa truyền thống là bảo vệ cho tất cả, chứ không phải sử dụng văn hóa truyền thống của mỗi tộc người như một cái đế phân biệt. Văn hóa cồng chiêng, tập tục tây nguyên là truyền thống của toàn bộ người VN, mà sắc tộc tạo ra nó có niềm tự hào là chủ nhân. Nhưng nó không thể là nguyên lý để phân biệt sắc tộc. Tương tự như vậy, tập tục ở dưới đồng bằng cũng là truyền thống của toàn bộ người Việt, không kể sắc tộc nào, chứ nó không phải là « độc quyền » của người Kinh.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 19 2023, 08:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc nhà văn lấy chuyện các ông bạn người Đức thích thú với các tượng nhà mồ Tây Nguyên để minh chứng sự phát triển cũng là một điều sai lầm. Nhưng đây là tâm lý chung của xã hội các nước đang phát triển, có thể hiểu như một ảnh hưởng của sức mạnh mềm phương Tây, theo đó cái gì họ đã khen thì điều đó là chuẩn, là hiện đại.
Hãy phân tích sâu hơn câu chuyện « tượng nhà mồ » này. Vào thời điểm người phương Tây (cụ thể là các nhân vật trong chính quyền thuộc địa Pháp, hay các nhà nghiên cứu nhân chủng học của họ) gặp văn hóa Tây Nguyên, chắc chắn họ muốn xóa bỏ các tập tục văn hóa ở đây. Phải tới giữa thế kỷ XX, thì phương Tây mới có đánh giá thẩm mỹ coi trọng các tác phẩm mỹ thuật bản địa. Sự đánh giá lại này là sự phát triển nội tại của văn hóa phương Tây, đặc biệt trong lĩnh vực hội họa, tạc tượng. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ví dụ như máy ảnh, đã khiến việc tả thực và nâng cấp các hình ảnh tự nhiên thành vô nghĩa, vì với máy ảnh, phim mầu, người ta có thể làm được dễ dàng. Từ đó nó mới có sự chuyển hóa sang nhìn nhận nghệ thuật với các tác phẩm « thô sơ » (hiểu ở đây là sự thô sơ có thể chuyển tải những cảm nhận nghệ thuật).
Như vậy cảm nhận của phương Tây với tượng nhà mồ là sự phát triển tự nhiên của họ, cái nhìn này không liên quan gì tới tượng nhà mồ hay sự tôn trọng với văn hóa truyền thống, và cái nhìn này của họ là phiến diện.
Tại sao lại thế ? vì tượng nhà mô Tây Nguyên là một bộ phận của văn hóa truyền thống, là tập tục của người Tây Nguyên với sự sống chết. Nó hoàn toàn xa lạ với quan niệm nghệ thuật của phương Tây, đồng thời không phải là giá trị thương mại. Chính vì thế mà ngay như nhà văn tự nhận, khi ông muốn có một cái tượng như thế thì bị người ta phản đối. (Ông xin cái tượng thì khác gì bảo tôi muốn mang cái bia mộ bố ông về bầy chơi vì nó .. nghệ thuật)
Từ đây mới nẩy ra vấn đề (một vấn đề thường thấy trong các nước đang phát triển) đó là nếu thương mại hóa các sản phẩm văn hóa thì nó sẽ là cách phá hủy văn hóa đó, chứ không phải nó được tôn trọng. Nó ngược với điều mà nhà văn Nguyên Ngọc khi đề cập tới ví dụ này muốn nói tới. (tức là việc phương Tây chú ý tới tượng nhà mồ không phải là sự muốn tôn trọng văn hóa truyền thống Tây Nguyên, mà nó chỉ là một nhu cầu phát triển thị trường tranh tượng hiện đại của họ)
Hiện nay, như tôi nói ở trên, phần lớn người Ê đê đã theo đạo tin lành, và như vậy ngay cả truyền thống làm tượng nhà mồ, điều mà trước đây là một tập tục sinh hoạt tự nhiên của người dân cũng biến mất. Hiện tại, các hình thức mai táng trong nghĩa trang, cũng khiến việc này khó thực hiện hơn. Như vậy phải làm thế nào ? phải thương mại hóa nó như một sản phẩm du lịch để bảo tồn nó (dưới hình thức méo mó), hay tiếp tục truyền thống đó trong khuôn khổ mai táng hiện đại, hay làm cả hai .. đây là những câu hỏi đặt ra.
Để có được những nhận xét trên, tôi có những kinh nghiệm của chính mình không phải với văn hóa Tây Nguyên, nhưng cái lô gic sai lầm cũng tương tự. Tôi kể ở đây hai câu chuyện.
1- Vì tôi rất thích mặt nạ châu Phi nên tôi sưu tầm (nghiệp dư) chúng. Điểm xuất phát của tôi có lẽ hơi giống điều bác Ngọc nói, lúc đầu tôi sưu tập vì thấy các mặt nạ này rất giống tranh Picasso. Nhận xét này của tôi không sai, vì Picasso bị ảnh hưởng của các hình thức tượng châu Phi, vì thế ông mới bầy ra trường phái hình khối (Cu-bisme).
Một lần tôi có nhờ người đồng nghiệp là người châu Phi, khi về nước họ mua cho tôi một cái. Anh ta giữ lời hứa, nhưng lúc nhận được tôi hoàn toàn thất vọng, vì nó rất xấu, thô kệch.. lúc đó tôi mới hiểu ra rằng, cái châu Phi mà tôi tưởng tượng là một châu Phi mộng mơ, nó không tồn tại trong thực tế. Người bạn châu Phi của tôi đã theo Thiên chúa giáo (cũng tin lành), vì thế với anh ta cái mặt nạ kia là một thứ phải trừ bỏ. Xã hội châu Phi hiện đại cũng không sống với những giá trị truyền thống đó, chính vì thế anh ta không thể tìm cho tôi một cái mặt nạ đẹp (chính xác hơn nữa là hợp với gu của tôi, điều chưa chắc đúng với một người châu Phi).
2- Một câu chuyện thứ 2 cũng buồn cười. Đó là lần đầu tiên sang Nhật, tôi rất ngạc nhiên là nó không giống gì với những nhận thức của tôi. Nó là một xã hội hiện đại, và mặc dù người Nhật bảo vệ văn hóa của họ rất tốt, cuộc sống của họ là cuộc sống hiện đại, trong khi trong sự tưởng tượng của tôi, nước Nhật phải có Geisha(cô đầu) đi đầy đường. Trong thực tế, ở Kyoto, đúng là có geisha đi đầy đường thật, nhưng đấy là du lịch Trung quốc hóa trang mặc để chụp ảnh, selfie. Cũng có thể nhìn thấy Geisha thật, nhưng phải vào khu Gion, và may mắn lắm mới có thể nhìn thấy Geisha thật, vì vẫn còn Geisha nhưng đây là một dịch vụ cực kỳ đắt đỏ của tầng lớp người Nhật giầu có, quý tộc.
Ở Tây nguyên cũng như vậy thôi. Vì thế vấn đề đặt ra là làm sao bảo tồn được truyền thống, phát triển chúng để chúng được tôn trọng, như một tinh túy văn hóa, chứ không phải là một thứ hàng chợ dành cho du lịch. Và cũng phải hiểu rằng xã hội truyền thống đâu còn, nó đã tan rã.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 19 2023, 09:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ phân tích tiếp ở đây điều thứ 3. Đó là chính sách di dân lên Tây Nguyên cũng như kế hoạch đã thực hiện để phát triển Tây Nguyên. Về mặt cảm tính, người ta rất dễ sa vào nhận thức mà thực dân Pháp đã bơm vào từ thời thuộc địa, trong chính sách chi để trị của họ. Lúc đó Vn được chia làm 3 miền, như là ba nước. Ở miền Trung (bao gồm cả Tây Nguyên) thì Pháp còn chia nhỏ ra nữa, đó là phần này bao gồm phần ven biển, và Tây Nguyên được coi là Hoàng Triều cương thổ (dịch ra là vùng biên giới của triều đình). Chính xác hơn Pháp đã tách vùng này ra ngăn cản sự giao thông đi lại giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi Tây nguyên.
Tại sao nó lại làm thế ? bởi vì ngoài vấn để chia để trị, Tây Nguyên được coi như vùng đặc quyền kinh tế của thực dân Pháp để nó mở đồn điền trồng các loại cây công nghiệp. Điều đáng chú ý là khi Pháp lập đồn điền, thì người đi phu đồn điền là người Kinh, chủ yếu là từ miền Bắc, vì sức ép dân số ở ngoài Bắc lớn hơn, vì thế có nhân công, nhưng cũng bởi người sắc tộc Tây Nguyên bị nó giữ trong tình trạng đóng băng văn hóa, không phát triển.
Để biện minh cho sự đóng băng phát triển này, thì Pháp cố gắng viện cớ Tây Nguyên chỉ là vùng biên viễn, cho nên người Kinh không phải là người bản địa. Cũng chính vì thế, xã hội trên Tây Nguyên tan rã, nhưng sự tan rã của nó là do Pháp bơm đạo Thiên chúa vào, chứ không phải là sự biến đổi tự nhiên theo đạo Phật, hay đạo Nho.
Sau năm 1954, chính quyền miền Nam từ thời Ngô đình Diệm đã xóa bỏ chế độ Hoàng triều cương thổ này, nhưng họ tiếp tục sử dụng chính sách truyền đạo Thiên chúa (cơ đốc giáo) ở đây.
Mặc dù thế, nếu lấy ví dụ người Ê đê, thì sắc tộc này lại theo tin lành. Quá trình tin lành hóa này chỉ nổi lên từ những năm 60, khi Mỹ vào, và có kế hoạch sử dụng người sắc tộc ở đây trong chiến tranh. Hiện tại người Ê đê đa số theo tin lành, điều này chúng tỏ tốc độ ảnh hưởng của Mỹ trong thời gian thập niên 60,70 cực lớn, cũng như chiến tranh đã đẩy nhanh hơn nữa sự tan rã của các cộng đồng người sắc tộc truyền thống ở đây vốn đã có từ trước.
Sau năm 1975, khi có chính sách di dân lên Tây Nguyên, thì xã hội sắc tộc ở đây đã tan rã, các chính sách như hợp tác xã bao cấp, đã kết thúc quá trình này chứ không phải là điểm khởi đầu, càng không phải là nguyên nhân chính.
Hiện tại, có các vụ việc lộn xộn ở Tây nguyên có nhiều nguyên nhân. Có khi nguyên nhân là quản lý đất đai không rạch ròi (điều cũng xẩy ra ở đồng bằng) trong các chính sách cho thuê đất, cách thức thu hồi lại đất cho thuê, sở hữu đất bị xáo trộn từ đất rừng thành nông trường từ nông trường thành khoán đất, từ khoán đất mà sở hữu đất không rạch ròi, sở hữu đất đai không rạch ròi có thể dẫn tới bạo động (như những gì xẩy ra ở Sơn Tây cách đây mấy năm), nhưng ở trên Tây Nguyên thì nó sẽ được cài thêm vấn đề « bản địa », vì thế người ta có thể nhẩy vào chiếm đất rừng rồi từ đó hô hoán lên « tôi là bản địa, đây là đất của tôi », từ đó có thể đòi được bồi thường và thành mánh làm ăn.
Ở trên đầu chủ đề này, tôi có nói rằng những vụ việc ở Tây Nguyên là một minh chứng rằng nó đang phát triển, chính vì cái nguyên nhân này. Tại sao ? Bởi nếu không phát triển, không có quy hoạch thì ai chiếm đất làm gì. Họ chiếm đất vì đấy là một mánh làm ăn, đòi tiền bồi thường, chứ không phải vì là bản địa.
Một nguyên nhân nữa là tính chât ly khai của đạo tin lành nói riêng, và đạo Thiên chúa nói chúng. Bởi vì chúng là những tôn giáo nhất thần giáo triệt để, khác với văn hóa tâm linh của VN (bất kỳ sắc tộc nào) bản chất là đa thần.
Quan niệm nhất thần giáo này sẽ dẫn tới tâm lý ly khai, do chối bỏ tất cả những điều khác, ngay cả truyền thống văn hóa của chính mình. Chính vì thế mà nó dễ bị lợi dụng.
Một nguyên nhân nữa là có sự can thiệp từ nước ngoài, do chính sách của các nước phương Tây giơ ngọn cờ tự do tôn giáo lên để lấy cớ tôn giáo lật đổ. Trong các nước phương Tây vừa có chính sách của nhà nước, vừa có các tổ chức lề trái
Hình thái kinh tế thị trường, cũng khiến cho sự can thiệp này có nhiều cửa hơn, vì nó có thể trả tiền để tổ chức. Do điều kiện sống không cao, người ta dễ mù quáng khi được hứa hẹn, hoặc có thể bị thuê « với giá hợp lý » cộng với các nguyên nhân ở trên (tôn giáo, mánh làm ăn). Điều này không chỉ xẩy ra ở Tây nguyên mà ở ngay đồng bằng. Nhận thức càng thấp thì càng dễ « bị câu », và chống đối thành một cửa kiếm sống.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 21 2023, 10:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Viết đến đây thì ta có thể rút ra vài kết luận, và từ đó tìm giải pháp. Cái kết luận ta có thể nhìn thấy rõ ràng là, Tây Nguyên trong lịch sử hiện đại (tính từ khi thực dân Pháp xâm lược VN vào đầu thế kỷ XX đã đi vào một quá trình tan vỡ xã hội thị tộc, qua trinh tan vỡ này có hoàn cảnh là sức ép của bên ngoài, đặc biệt là chiến tranh Mỹ tiến hành ở đây.Nó có điều đặc biệt, đó là còn có một sự chuyển đổi nhận thức văn hóa, thông qua sự phát triển của đạo tin lành do Mỹ truyền vào. Quá trình chuyển đổi này rất nhanh chóng chỉ trong vòng 20 năm, đã làm phá vỡ hoàn toàn cấu trúc văn hóa truyền thống, chối bỏ truyền thống.
Quá trình xảy ra ở Tây nguyên (đặc biệt với người Ê đê) không khác gì những gì đã xẩy ra ở vùng châu đại dương (Tahiti, Hawai, Vanuata, Nouvelle Caledonie, ..) từ cuối thế kỷ XIX đến nay
Quá trình này cũng tương đương với sự chuyển đổi ở đồng bằng, trong vùng người Kinh. Điểm khác biệt cơ bản của nó, là ở vùng người Kinh tôn giáo truyền thống được chuyển đổi để thích ứng (đạo Phật, đạo Nho,..), chứ không bị xóa sạch như ở Tây nguyên.
Hãy tưởng tượng VN không có kế hoạch cũng như không có đủ sức mạnh để phát triển Tây Nguyên. Trong trường hợp này thì xã hội Tây nguyên cũng không thể không tiếp tục tan rã, xã hội truyền thống vẫn mất, và không những thế còn nghèo khổ hơn.
Chính vì thế những gì Vn làm để phát triển Tây nguyên từ sau năm 1975 là một thắng lợi, và đây là cái đế để đưa Tây Nguyên phát triển hơn nữa, đúng là chuyện cười Trạng Quỳnh khi người ta đòi « cứu Tây Nguyển »
Để phát triển Tây Nguyên một cách bền vững thì có những điều sau nên làm
1- Kiện toàn và làm rõ ràng cách thức sử dụng đất đai, đặc biết các chính sách cho thuê đất, thời hạn, quy trình cho cũng như quy trình thu hồi, tránh tình trạng tiền hậu bất nhất, cùng một mảnh đất hai nhiệm kỳ phân bổ trái giò nhau dẫn tới tranh chấp. Cách thức quản lý này rất quan trọng, bởi vì đất đai cho tới nay vấn là khu vực thu nhập thuế hành chính lớn nhất. Nếu vấn tiếp tục chính sách cho thuê đất 30, 50 năm thì nên kiện toàn quá trình thu hồi đất, bởi vì hiển nhiên khi người ta đã sử dụng trong một thời gian dài như vậy, thì việc thu hồi lại không dễ, không kể hình thức này sẽ khiến người thuê sẽ tìm mọi cách vắt kiệt đất đai mà không chăm sóc nó để sử dụng lâu dài. Do ở VN không có quan niệm sở hữu cứng, thì nên có chính sách cho thuê lâu dài. Chỉ cần có những điều kiện để khi có một kế hoạch phát triển mới thì có thể thu hồi lại, chứ không nên áp dụng kiểu « tới hẹn lại lên, xóa đi chơi lại », vì đây cũng là cái cửa tạo ra cưỡng chế, dẫn tới các xung đột tranh chấp. Ở dưới đồng bằng, thì vấn đề này chỉ là một sự lộn xộn về an ninh, nhưng ở vùng đa sắc tộc, nó dễ bị lợi dụng để biến thành xung đột tôn giáo, sắc tộc.
Để giải quyết vấn đề này triệt để, thì ngoài luật lệ đất đai rõ ràng minh bạch, điều quan trọng nữa là phải phát triển kinh tế, để ngân sách không còn phụ thuộc chủ yếu vào việc xin cho đất đai nữa. Đây là vấn nạn của những địa phương nghèo, trên địa bàn địa phương không có các công ty phát triển, từ đó trở thành trụ cột đóng góp ngân sách. Trong các công ty, nên ưu ái xây dựng các công ty nội địa, bởi các hãng FDI thường có mánh tạo lỗ nhân tạo để không đóng thuế. Trong trường hợp ấy, thì địa phương chỉ có lợi là giải quyết được vấn đề công ăn việc làm, chứ không thu được ngân sách.
Vấn đề này còn liên quan tới vấn đề chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy hành chính nhà nước. Việc này, dưới sự lãnh đạo của « bác Tổng » đang được làm quyết liệt, nên tôi không cần « tát mù theo mưa » nói thêm
2- Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, môi trường. Để bảo vệ môi trường, không nhất thiết phải trồng rừng. Trồng rừng chỉ là một biện pháp áp dụng ở những địa hình không thể khai thác kiểu khác. Người ta không thể phá vườn cà phê, vườn chè, hạt tiêu, cao su để trồng rừng, vì bản thân chúng cũng đã là một loại rừng. Điều có thể làm đó là đan xen các thể loại cây trồng, tránh độc canh, để nó giống như một dạng rừng nhiệt đới nhân tạo. Nông nghiệp ở VN cũng như ở một số nước châu Á khác, như Nhật, Hàn, Đài, ..có đặc điểm là ruộng đất quy mô nhỏ, cần nhiều sức lao động khác với nông nghiệp kiểu phương Tây trồng lúa mỳ, đậu tương, .. sẵn hi sinh tài nguyên đất đai để chi trả sức lao động ít nhất, đồng thời cơ khi hóa nó nhưng bắt đất đai thích nghi với máy móc cơ khí, chứ không phải ngược lại. Vì thế nếu ở VN, nhà nào có cỡ 25 héc ta, đã là ông lớn khủng về nông nghiệp, trong khi đây là chuẩn bình thường ở phương Tây trong nông nghiệp, mà chuẩn đây là ở Tây Âu, tức là nơi nó không thể phung phí đất đai như Mỹ, Canada,Úc.
Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai nên đi kèm với việc chế biến nông sản làm ra, giảm dần nông sản xuất khẩu thô. Từ đó đầu vào nông nghiệp không những tạo ra sản phẩm nông nghiệp nguyên liệu đơn thuần mà phải đưa nó tới sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, nó sẽ tạo ra công ăn việc làm trong công nghiệp, giảm sức ép nhân lực trên đất đai, tránh được sự thao túng giá cả trên thị trường nguyên liệu. Lấy một ví dụ nước ngoài, một trong những thành công của Brazil trong ngành cà phê là đã sáng chế ra cà phe hòa tan. Điều này khiến cho sản xuất cà phê hạt (nông nghiệp) khỏi bị lệ thuộc do thị trường thế giới thao túng. Vì cà phê hòa tan có thể cất trữ, và từ đó người ta có thể bán nó ra với giá hợp lý không bị bắt chẹt. Một ví dụ nữa là sản xuất gừng ở TQ. Do gừng tươi có thể bảo quản được lâu, có khi tới hàng năm (tất nhiên phải có quy trình), nên nông dân TQ sản xuất, đồng thời tích trữ nó, đến lúc có giá họ mới bán, tránh được việc bị các con buôn đầu cơ. Việc tích trữ này không thể thiếu được các quỹ tín dụng bảo hiểm.
3- Sử dụng hợp lý nước nông nghiệp. Một trong những vấn đề khiến trong quá khứ, Tây nguyên không thể khai thác phát triển dẫn tới tình trạng bộ lạc thị tộc kéo dài, chính là vấn đề thủy lợi. sự phát triển của Tây Nguyên hiện tại đi liền với việc có các loại cây công nghiệp có giá trị (cà phê, hạt tiêu, cây ăn quả), có hồ thủy lợi (đồng thời Thủy điện), và việc khai thác nước ngầm. Nhưng trữ lượng nước này không vô tận, vì thế những kinh nghiệm và kỹ thuật nông nghiệp của Israel chẳng hạn là nhưng kinh nghiệm nên học hỏi.
4- Sử lý tốt quỹ đất bạc mầu, hoặc phục hồi nó, hoặc sử dụng chúng làm đất đô thị, khu công nghiệp
5- Đô thị hóa, và nối liền Tây Nguyên xuống các cảng biển miền Trung. Việc Đô thị hóa vừa đáp ứng vấn đề cồng nghiệp hóa, vừa là cách giải quyết mâu thuẫn giữa đất nông nghiệp, đất rừng và đất để ở. Khi cư dân đã tập trung vào các đô thị nhiều tầng, thì sẽ để lại diện tích để phát triển nông nghiệp và gây quỹ rừng

Như vậy để bảo đảm cho Tây nguyên phát triển bền vững phải vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ.
Hiện tại có một nước tình trạng giống VN đó là đất chật người đông, nhưng việc bảo vệ thiên nhiên của họ rất đáng nể, đó là Nhật bản. Hiển nhiên giữa Nhật bản và VN có một khoảng cách phát triển lớn, nhưng do có cùng một vấn đề hạn chế tự nhiên, xu hướng phát triển của Nhật bản có thể giúp ta tưởng tượng ra tương lai bảo vệ thiên nhiên ở VN.
Nhật bản còn thiếu đất hơn cả VN, nhưng việc tập trung dân số vào các đô thị lớn, có nên công nghiệp chế xuất phát triển, đã giúp Nhật bản vẫn có được một thiên nhiên được bảo vệ, đây là bài học mà VN có thể tìm hiểu học hỏi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 22 2023, 10:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Viết tới đây, thì có mấy tin thời sự trên báo VN, và báo nước ngoài là những ví dụ khớp với những phân tích ở trên.
1- Theo báo VN, trong các tham luận của các đại biểu quốc hội về luật đất đai, họ có nói tới vấn đề bảo đảm đất cach tác cho các tộc người thiểu số, tới những vấn đề liên quan tới đất đai nông trường là sở hữu nhà nước phá ra. Các tham luận này được các đại biểu ở các tỉnh miền núi đưa ra từ bắc tới nam. Nó khẳng định phân tích của tôi về vấn đề này. Tôi không phải là chuyên gia về vấn đề đất đai môi trường ở VN nên tôi không thể nói gì hơn. Nhưng điều tôi có thể khẳng định đó là về tương lai, sự chuyển đổi đô thị hóa, hiện đại hóa là cứu cánh của phát triển, nếu không, không có luật đất đai nào dù công bằng đến mấy có thể có giải pháp. Trong một nước phát triển, thì dân cư đô thị là chính, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại sẽ thu hút người từ nông thôn ra, và từ đó mới có thể phát triển nông nghiệp bền vững, và sức ép lên đất đai giảm. Ở quê tôi, tức là ở dưới đồng bằng đã có hiện tượng người ta bỏ đất không nhận khoán mà ra thành phố làm việc, dù chỉ là cửu vạn, ô shin. Có ruộng trũng chỉ được làm có một vụ, vụ còn lại bỏ hoang vì không có lãi. Nhưng ở miền núi, muốn người dân có thể ra thành phố hiệu quả, thì tất nhiên không thể thiếu việc phổ cập giáo dục, trong đó việc sử dụng được tiếng việt, cùng với khả năng có nhận thức cơ bản để có thể tiếp cận ngành nghề chuyên môn rất quan trọng. Nếu làm tốt công việc giáo dục đào tạo cơ sở, thì chỉ trong một thế hệ, sức ép lên đất đai sẽ giảm, vì người dân không phải bám vào đất đai để sống.
2- Hiện tại ở Bỉ, đã có một số người nước này muốn nghị viện Bỉ thông qua luật về vấn đề thuốc độc da cam ở VN. Trong thời gian chiến tranh, Mỹ đã tiêu hủy ¼ rừng VN do sử dụng thuốc độc này. Rừng VN tất nhiên tập trung ở Tây Nguyên, đây là một bằng chứng nói rằng hệ quả chiến tranh Mỹ tạo ra ở VN rất lớn, như tôi nói, đã thay đổi, đảo lộn hoàn toàn xã hội truyền thống trên cao nguyên.
3- Trong tham luận của VN ở LHQ về vấn đề chống khủng bố, một trong những nguyên nhân khủng bố là các thể loại lề trái nằm ở phương Tây. Theo như tham luận, thì vụ việc ở Tây nguyên vừa xẩy ra là nằm trong nguyên nhân này. Trong khi chờ đợi điều tra, sử án với những thông tin chính xác hơn, để xem mức độ chúng ra sao, thì người ta vẫn có thể thấy rằng đây là một nguyên nhân.
Điều đáng để ý, là những nước dung tung các thể loại hoạt động này, chính là những nước, ví dụ như Mỹ là đối tác chiến lược, luôn nói rằng muốn « VN hùng mạnh độc lập ». Chính vì thế, nếu có bằng chứng rõ ràng thì phải đưa ra để xem họ giải thích tính hai mặt lập lờ của họ thế nào, đồng thời cũng để cho người dân hiểu rõ, cảnh giác. Để xã hội VN hiểu rằng trên đời này không có « ông anh cả Liên Xô thứ 2 », và quan hệ quốc tế hiện tại phức tạp trắng đen lẫn lộn, vừa có hợp tác vừa có cảnh giác.
4- Hiện tại Bu tan đã phải giảm giá thuế đánh vào một đầu người du lịch để kích cầu nghành kinh tế này. Điều đó nói lên rằng, hi vọng của nước này chỉ thu hút du lịch cao cấp về lâu dài chưa chắc đã thành công. Theo nhận thức của tôi, nếu không cẩn thận, tức là có chiến lược phát triển đa dạng, chỉ bám vào việc « bán truyền thống văn hóa để ăn », sẽ làm tăng mâu thuẫn xã hội nước này lên, vì một người du lịch có thể rất khoái truyền thống của Bu tan, ngược lại người Bu tan, đặc biệt thế hệ trẻ sẽ rất khoái ..nếu được trở thành người nước ngoài, hay chí ít cũng muốn có những tiện nghi tương đương như thế. Như vậy mâu thuẫn sẽ bùng nổ và một cuộc cách mạng Mao ít giống như những gì xẩy ra ở Nê pan sẽ xuất hiện. Cách mạng Mao ít, như tôi đã nói đó là một cuộc cách mạng mác xít, nhưng áp dụng vào nông thôn, như những gì đã xẩy ra ở Trung quốc trong giai đoạn 30-49 thế kỷ trước và nó không phải là TQ chủ mưu tổ chức, dù nó mang tên Mao Trạch Đông.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jun 23 2023, 08:17 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân dịp nhắc tới Butan, em thấy cần phải nêu một vấn đề có tính thời sự gần đây. Đó là Butan luôn cố xây dựng hình ảnh quốc gia thân thiện, coi trọng chỉ số hạnh phúc hơn là phát triển kinh tế. Nhưng thực tế, đó chỉ là một thủ đoạn làm màu. Bản chất nằm ở đây:

QUOTE

Bhutan là một trong những quốc gia khác tách biệt với thế giới do vị trí địa lý nhiều đồi núi. Tuy nhiên chính phủ nơi đây lại rất biết chăm sóc người dân khi chú trọng nhiều vào chỉ số hạnh phúc hơn là tăng trưởng GDP.

Nền kinh tế Bhutan chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém. Hệ thống đèn giao thông còn chưa phủ kín hết cả nước còn điện thoại di động mới được phổ cập 20 năm trở lại đây.

Với điều kiện như vậy, chẳng ai nghĩ rằng Bhutan có thể liên quan đến cơn sốt tiền số. Vậy mà trong vòng 1 năm qua, nền kinh tế này đã bí mật bán hàng triệu USD tiền số, bao gồm đồng Ether cùng những loại tiền khác, gây bất ngờ cho giới chuyên gia.

Bhutan - 'Tay chơi' tiền số bí ẩn ở châu Á: Điện thoại chưa được phổ cập, đèn giao thông chưa có hết nhưng giao dịch hàng triệu USD Bitcoin, Ether... trong suốt 1 năm qua - Ảnh 2.

Theo điều tra của tạp chí Forbes, một số chi nhánh đầu tư nước ngoài của Bhutan với tổng tài sản lên tới 2,9 tỷ USD là khách hàng của những nền tảng như BlockFi hay Celsius vốn đã phá sản gần đây. Thông tin này chưa hề được công khai và chỉ bị phanh phui nhờ tờ Forbes.

Rồng sấm

Được đặt tên theo truyền thuyết rồng sấm và là biểu tượng quốc gia của Bhutan, quỹ Druk Holding & Investment đang quản lý một loạt tài sản trong nước, từ nhà máy sản xuất pho mát cho đến nhà máy thủy điện, thậm chí là cả hãng hàng không hoàng gia Bhutan.

Tổ chức này được thành lập vào năm 2007 và theo hiến chương hoàng gia của Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, nhiệm vụ của quỹ là bảo vệ sự giàu có của đất nước nhằm phục vụ lợi ích lâu dài cho người dân Bhutan.

Dù Druk tự mô tả mình với các đối tác là một quỹ đầu tư, nhưng nhiều chuyên gia đánh giá tổ chức này trông giống một doanh nghiệp quốc doanh hơn khi kiểm soát đến 21 công ty nội địa.

Thế nhưng kể từ năm 2022 đến nay, Druk đã bí mật đổ lượng lớn tiền đầu tư vào thị trường tiền số, qua đó cho thấy cơn sốt trên thị trường này lây lan mạnh đến như thế nào trong thời gian qua và chỉ bị phanh phui khi hàng loạt nền tảng phá sản, đổ vỡ.

Tờ Forbes cho biết hiện vẫn chưa rõ động thái này của Druk có liên quan gì đến chiến lược hiện đại hóa của Bhutan hay không, ví dụ như phát triển công nghệ nhận dạng sinh trắc học..., thế nhưng rõ ràng mối liên quan với tiền số đang khiến nhiều người phải đặt câu hỏi.

Vào tháng 3/2023, các luật sư của nền tảng BlockFi, vốn đã nộp đơn phá sản vào tháng 11/2022 chỉ vài ngày sau khi sàn tiền số FTX sụp đổ, đã đệ đơn khiếu nại Druk tại thủ đô Thimphu của Bhutan. Họ cáo buộc Druk đã từ chối thanh toán khoản vay 30 triệu USD từ nền tảng này.

Cụ thể vào tháng 2/2022, Druk đã đồng ý vay 30 triệu USD Coin, một đồng tiền số neo vào đồng USD với tỷ lệ 1:1 từ BlockFi. Tuy nhiên Druk đã quỵt nợ khi từ chối thanh toán, buộc bên cho vay phải thanh lý tài sản đảm bảo là 1.888 Bitcoin, vốn có giá trị khoảng 76,5 triệu USD tại thời điểm vay nhưng nhanh chóng mất giá sau đó.

Hậu quả là BlockFi vẫn còn 820.000 USD nữa cần thu hồi từ Druk.

Bhutan - 'Tay chơi' tiền số bí ẩn ở châu Á: Điện thoại chưa được phổ cập, đèn giao thông chưa có hết nhưng giao dịch hàng triệu USD Bitcoin, Ether... trong suốt 1 năm qua - Ảnh 3.

“Chúng tôi không có bất kỳ bình luận nào vì chuyện với BlockFi đã được giải quyết. Chúng tôi không thể nói gì vì các điều khoản bảo mật”, CEO Ujiwal Deep Dahald gửi email trả lời Forbes.


Hiện các luật sư của BlockFi từ chối bình luận nhưng vụ khiếu nại trên vẫn chưa được giải quyết. Tờ Forbes cho biết Druk dường như trở thành mục tiêu duy nhất của BlockFi trong nỗ lực thu hồi tài sản chưa thanh toán.

Trước đó nhiều tháng, Druk cũng là khách hàng của Celsius, một trong những nền tảng cho vay tiền số lớn nhất thế giới đã nộp đơn phá sản vào tháng 7/2022.

Vào tháng 10/2022, Celsius đã công bố một bản danh sách bao gồm 14.000 trang dữ liệu về tên tuổi, địa chỉ cũng như các khoản giao dịch của khách hàng. Theo đó, Druk với tên tài khoản “Druk Project Fund” đã thực hiện rất nhiều giao dịch trong khoảng tháng 4-6/2022, bao gồm gửi tiền, rút tiền và vay vốn bằng đồng Bitcoin, Tether, Ether cùng nhiều loại tiền số khác.

Tài liệu trên cho thấy chỉ trong 3 tháng, Druk đã gửi 18 triệu USD và rút khoảng 65 triệu USD tài sản kỹ thuật số.

Hậu thuẫn

Trên thực tế suốt vài năm qua, nhiều nhà quản lý quỹ như giám đốc Duncan Bonfield của Diễn đàn quốc tế các quỹ đầu tư (IFSWF) đã suy đoán về việc những tổ chức tài chính có sự hậu thuẫn của chính phủ cũng tham gia chơi tiền số, mặc dù chưa có bằng chứng nào rõ ràng. Một số dấu vết chỉ hiện ra khi những quỹ đầu tư có hậu thuẫn này trở thành khách hàng của các nền tảng tiền số hoặc mua cổ phần trong đó.

Ví dụ ngoài vụ việc quỹ Druk của Bhutan, quỹ hưu trí lớn nhất thế giới của chính phủ Na Uy (NGPF) là cổ đông của MicroStrategy, quỹ nắm giữ lượng Bitcoin khổng lồ.

Ngoài ra, quỹ đầu tư Temasek trị giá 403 tỷ USD của Singapore cũng được cho là nắm giữ lượng lớn tiền số, nhưng họ đã phủ nhận điều này vào năm 2022.

Quay trở lại câu chuyện Bhutan, quốc gia này chỉ mở biên giới cho người nước ngoài vào năm 1974 nhằm thúc đẩy nền kinh tế thông qua du lịch. Trước khi phải đóng cửa vì đại dịch, mảng du lịch cùng nông nghiệp và thủy điện là 3 trụ cột chính cho nền kinh tế Bhutan.

Việc bị mất nguồn thu có lẽ là một phần nguyên nhân khiến Bhutan tìm kiếm đến tiền số.

Bhutan - 'Tay chơi' tiền số bí ẩn ở châu Á: Điện thoại chưa được phổ cập, đèn giao thông chưa có hết nhưng giao dịch hàng triệu USD Bitcoin, Ether... trong suốt 1 năm qua - Ảnh 4.

Năm 2020, quỹ Druk tổ chức một hội đồng cố vấn bao gồm các chuyên gia về blockchain với mục đích “gia tăng kiến thức tại địa phương” và “phát triển giáo dục cũng như đầu tư trong tương lai”.

Chỉ 1 năm sau, sàn giao dịch điện tử Ripple tuyên bố đang hợp tác với Bhutan để thử nghiệm một loại tiền số của ngân hàng trung ương được xây dựng trên hệ thống của mình.

Không lâu sau đó Bhutan bắt đầu thử nghiệm với NFT và sản phẩm tín dụng CO2 (Carbon Credit) dựa trên công nghệ blockchain nhằm phục vụ ngành thủy điện.

Xin được nhắc là vào năm 2020, Ripple đã bị Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ kiện cáo với cáo buộc kinh doanh chứng khoán chưa xin phép.

Dù cả Sruk và Ripple đều không trả lời Forbes về vụ việc nhưng hãng InfraBlocks Technologies của Singapore, vốn được Bhutan thuê nhằm phát triển tín dụng CO2, cho biết sản phẩm sẽ được ra mắt vào cuối năm 2023.

“Chúng tôi đã thực hiện chạy thử cũng như mở một thị trường giao dịch giữa các nhà máy thủy điện nhỏ với nhau”, nhà sáng lập Shubhomoy của Infrablocks cho biết.

* Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là "tiền ảo" chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.

*Nguồn: Forbes


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jun 23 2023, 08:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cần có thêm 1 chú ý là những trò chơi tiền ảo hay NFT... thì đều có bản chất là đầu cơ đẩy giá. Ở VN cách đây chưa lâu, rất nhiều tờ báo chính thống đã góp phần tạo ra cơn sốt tiền ảo hay nói thẳng ra là lừa đảo kiểu này.


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC