Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 4 5 6 7 8 > 

· [ ] ·

 Cầu Sao Giải Hạn Thiếu 50k Có được Không ?

Phó Thường Nhân
post Feb 20 2023, 10:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #51

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ tôi sẽ phân tích điểm cuối cùng. Đó là « dàn trí thức vĩ đại » của Đại Học Vạn Hạnh mà bài viết đưa ra, tôi đã đưa hết cả tên tuổi lên. Trong thực tế, số lượng người có thể coi là trí thức ở đại học này có thể nhiều hơn, vì ví dụ cụ Nguyễn Đăng Thục, một người có nhiều tác phẩm về phật giáo, cũng là giảng viên ở đây. Đây là một người tôi kinh trọng và coi là thầy, mặc dù không phải điều gì ông nói cũng chuẩn xác, nhưng đây là chuyện bình thường. Ngược lại có người được người viết đưa vào, như Đoàn Viết Hoạt thì tôi ngỡ ngàng, vì ông này chỉ là một dạng con buôn chính trị, giống như Hồ Hữu Tường. Cũng rất lâu rồi tôi có đọc được bài viết của ông này, cảm nhận của tôi là ông ấy ngộ chữ, dùng rất nhiều những cụm từ kỹ thuật đao to búa lớn để tuyên truyền cho dân chủ phương Tây, nhưng với tôi ông ấy không hiểu bản chất. Có thể vì bài viết ấy của ông ta được viết khi ông ấy còn ở VN, chưa xin đi định cư được, nên thiếu thực tế (nếu ông ấy muốn nhìn thực tế). Nếu Đoàn Viết Hoạt là một trí thức phật giáo của đại học Vạn Hạnh, thì giống như nói tổng thống Mỹ Biden tốt nghiệp trường Đảng TQ, tất nhiên ở đây tôi ví với tổng thống Mỹ không phải vì ông ấy giỏi về dân chủ Mỹ như Biden, mà chỉ để nhấn mạnh sự kỳ quặc coi ông ấy như một trí thức của đỉnh cao phật giáo mà thôi.
Về Phạm Công Thiện thì tôi đã nói ở trên, nên không nhắc lại. Thích Nhất Hạnh thì tôi cũng đã có lần nói tới, nên cũng không nói lại ở đây. Cũng nên để ý là Thích Nhất Hạnh đã rời địa điểm “đỉnh cao phật giáo” này sớm, và nổi tiếng là do hoạt động phổ cập phật giáo ở phương Tây, cho nên sự nổi tiếng của ông ấy không liên quan tới sự nổi tiếng của trường (nếu có), nếu có liên quan chỉ là giai đoạn đầu khi ông ấy chưa nổi tiếng.
Còn lại 3 người mà tác giả nói tới tức là thầy Minh Châu, Tuệ Sỹ, và Trí Siêu (tất cả đều có họ Thích). Thầy Tuệ Sỹ thì tôi chưa bao giờ đọc sách của ông, nên hoàn toàn không biết gì. Còn thầy Minh Châu, thì tôi không đồng ý lắm với ông về việc coi trong phật giáo nguyên thủy với kinh điển của nó mà coi nhẹ phần phật giáo đại thừa. Lúc đầu tiên, khi tôi tìm hiểu phật giáo một cách có ý thức như một dạng triết học, tôi cũng có cảm nhận là phải quay về với tam tạng của phật giáo nguyên thủy. Nhưng với sự tìm hiểu, suy ngẫm về phật giáo về sau (cho cá nhân), tôi thấy điều đó sẽ làm khiếm khuyết đi nhận thức phật giáo, làm chật hẹp nó.Về nguyên tắc, ai học phật giáo Đại thừa đều phải biết phật giáo nguyên thủy, nhưng nó chỉ là điểm khởi đầu mà thôi.
Về thầy Trí Siêu (tức là học giả Lê Mạnh Thát), thì tôi biết tới ông vì cuốn kinh Lục độ tập kinh do ông dịch, phân tích, và sau đó tôi có 2 cuốn trong bộ lịch sử phật giáo mà ông viết. Nhưng tôi không có đủ.
Đóng góp của ông trong phân tích lục độ tập kinh (của Khương Tăng Hội) là đáng chú ý, vì cuốn kinh này thực ra là một chùm các câu chuyện về phật, được sắp xếp theo 6 chủ điểm của phật giáo đại thừa (lục độ) : từ bi, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí huệ được coi như 6 phép để tu tập phật giáo. Các câu chuyện theo các chủ điểm này có thể coi là các truyện về phật (Jataka) thì đúng hơn là một cuốn kinh mà ta thường thấy. Điều đáng chú ý mà thầy Trí Siêu tìm ra là có nhiều truyện có mô típ giống như trong thần thoại VN, và điều đó chứng tỏ phật giáo đã thâm nhập VN trực tiếp, nên nhiều chuyện đã được biến thành truyện nhà phật (Jataka).
Nhưng cũng như nhiều học giả miền Nam cũ, thầy lại hăng hái quá đà suy diễn, vì thế nó không làm cho tôi thấy thuyết phục. Bản thân việc truyện phật có dấu tích thần thoại VN, không chỉ có thể nói theo chiều thuận, tức là thần thoại có trước, tích phật có sau, mà nó có thể xoay sang chiều ngược lại, tức là truyện phật có trước, rồi sau biến thành thần thoại. Như vậy quan hệ người việt cổ voi phat giao (trước khi có ảnh hưởng TQ) là có hai chiều, mà ta không thể xác định được chiều nào quyết định chiều nào.
Nhưng xuy diễn của tác giả về nhà nước Văn Lang thực ra không có cơ sở, và người ta không tìm được dấu tích khảo cổ để xác minh.
Cuốn sử về phật giáo thầy viết có điều rất tốt là nó có những văn bản nguyên, nhưng sự phát kiến của nó không vượt được cuốn sử phật giáo của Thích Nhất Hạnh (Nguyễn Lang)
Còn tôi, khi đọc cuốn lục độ tập kinh, thì câu hỏi mà tôi đặt ra là : tại sao ông cha ta tiếp xúc với phật giáo sớm như thế, và điều này là chính xác chứ không phải là giả thiết, thì tại sao ông cha ta lại không sử dụng bảng ký tự kiểu tiếng phạn, phiên âm, mà sau lại dùng chữ Nho ? Phật giáo từ TQ vào sau, nhưng làm sao nó lại xóa đi phần du nhập trực tiếp.
Một điều thú vị nữa, đó là trong thiền uyển tập Anh, có nói tới việc Sư Ma ha kỳ vực dịch kinh từ chữ phạn ra chữ Nho, và khi vua Trần Nhân Tông, mặc dù vân du Chăm Pa, thậm chí còn gả em gái cho vua Chàm, mà ông không mang chữ phạn ra Đại Việt để viết kinh, trong khi ở Chăm pa, tồn tại chữ phạn, và cả chữ chàm dùng ký tự Chăm pa. Vậy điều gì đã quyết định cha ông ta không dùng nó, (vì không thể không biết phát minh ký tự kiểu này)trong khi ở hai nước phật giáo Đông Á giống ta đó là Nhật và Hàn, họ đều lập bộ ký tự phiên âm cho tiếng của họ, theo nguyên tắc phát âm như chữ phạn.
Thầy Trí Siêu không giúp tôi tìm hiểu được những điều này. Tất nhiện hiện tôi có nhận thức cá nhân về câu chuyện này, nhưng không phải là điều viết ở trong chủ đề này.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 20 2023, 11:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #52

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy, sau khi phân tích 4 điều trên, thì nhận xét của tôi thế này.
Đại Học Vạn Hạnh là một bộ phận của quá trình phật giáo 3.0. Với tôi nó còn là điểm cuối cùng của quá trình này. Ta có thể nhận thấy điều đó, vì sách vở của nó vẫn còn được sử dụng ở vào thời điểm phật giáo 4.0 bây giờ, rất đơn giản ví dụ kinh Pháp Hoa, đã được thầy Thích Trí Tịnh dịch thì người ta vẫn dùng tiếp, trước khi người ta thấy cần phải dịch lại nó. Như vậy có một sự kế tục, chứ nó không phải là đỉnh cao, vì việc gì đã làm rồi thì làm sao phải làm lại. Với các sách vở mà Đại Học Vạn Hạnh đã dịch, hay các nhà sư thời đại 3.0 này đã dịch thì ta cứ dùng, không thể lầm lẫn rằng vì dùng nó, thì nó sẽ là đỉnh cao.
Về cả quy mô, số lượng học sinh lẫn sách vở thư viện, vào thời điểm thập niên 60,70 ở Vn, thì có thể coi nó là quy mô. Nhưng tôi không nghĩ nó vượt được cơ sở vật chất hiện tại của giáo hội VN, bao gồm cả hệ thống giáo dục đào tạo, quy mô, số lượng chùa chiền. Vì thế nói phật giáo 4.0 hiện tại “không có gì” thì là truyện cười Trạng Quỳnh, là một thứ định kiến.
Cũng không nghi ngờ gì, đại học Vạn Hạnh đã quy tụ được một số học giả. Nhưng trong đó nó cũng vàng thau lẫn lộn, trong số các học giả thật sự, có cả các thể loại học giả con buôn, bởi vì sự xuất hiện và tồn tại của ĐH Vạn Hạnh không thể tách rời khỏi tình trạng chính trị miền Nam lúc đó (tôi muốn nói là vùng SG kiểm soát), và chính sách của Mỹ cũng như của chính quyền này. Như vậy trong tầng lớp học giả của trường có thể loại con buôn chính trị dựa trên một ước vọng mơ hồ ngây thơ của một số học giả khác nghĩ rằng có thể có một con đường thứ 3 ở VN, mơ hồ vì con đường thứ 3 này chỉ là cách Mỹ và chính quyền theo Mỹ dựng lên tạo ra một cái hình bóng đẹp đẽ cho nó mà thôi. Sự mơ hồ ảo tưởng này càng được đẩy mạnh với việc đảo chính Ngô Đình Diệm, mà phật giáo miền Nam đóng vai trò lớn, nhưng với tôi nó không phải là quyết định. Nó thực ra là một kiểu Mỹ sử dụng để “chính danh” hành động thay ngựa giữa dòng của mình, nhưng với một số người thì sự quyết định của phật giáo trong việc lật đổ Ngô Đình Diệm là sự thật, và họ ảo tưởng với điều đó.
Với tôi, những kiến thức mà phật giáo 3.0 này (trong đó có sự đóng góp của ĐH Vạn Hạnh) đó là :
1- Đã dịch ra tiếng Việt một số lượng kinh điển phật giáo, điều này giúp cho việc tìm hiểu học hỏi phật giáo phù hợp hơn với thời kỳ lịch sử VN từ thời thuộc Pháp lại đây, tức là ta không còn tiếp xúc trực tiếp với chữ Nho để học nữa.
2- Đã sử dụng, và truyển tải các nhận thức của phương Tây về phật giáo vào nhận thức phật giáo VN. Từ thập niên 50 trở lại đây, ở phương Tây có cái mốt học phật giáo, m nó thường trùng với phong trào hippies, rồi new age. Nhận thức này thực ra không phải là nhận thức phật giáo VN, vì nhận thức của nó dựa trên cái đế nhận thức của phương Tây vốn có gốc là Thiên chúa.
3- Trong kiến trúc chùa chiền đã sử dụng các kiểu kiến trúc mới, có lấy ảnh hưởng từ nhà thờ thiên chúa giáo. Điều này rất đúng với các chùa hiện đại được xây ở miền Nam trong thập niên 60,70. Còn với phật giáo 4.0 hiện nay thì nó vẫn dựa trên cái đế ấy, nhưng đa dạng hơn ảnh hưởng Đông Tây Nam Bắc lẫn lộn.
4- Vì ba điều trên, đóng góp của phật giáo 3.0 này như việc tiếp nói truyền thống phật giáo 1.0, 2.0 là không có. Đóng góp của nó vào nhận thức phật giáo VN thời kỳ 1.0 hay 2.0 cũng không có, chỉ là sự hệ thống lại những nhận thức đã có từ thời Đông dương thuộc địa Pháp.
Tiếp đây tôi sẽ nói tới các vấn đề tổ chức lằng nhằng từ khi chuyển phật giáo 3.0 sang 4.0 hiện nay.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 21 2023, 05:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #53

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp đây tôi sẽ nói tới các vấn đề tổ chức lằng nhằng từ khi chuyển phật giáo 3.0 sang 4.0 hiện nay.
Sự lằng nhằng từ năm 1975 khi chuyển phật giáo từ 3.0 sang 4.0 đó là việc vào thời miền Nam cũ, các chùa ở đây được chính quyền miền Nam đưa vào một cơ cấu gọi là giáo hội VN thống nhất. Từ khi thống nhất đất nước, thì chính quyền VN hiện tại muốn tổ chức giáo hội phật giáo VN. Hiển nhiên chuyện này là bình thường, vì không một nhà nước nào tiếp quản một cơ cấu do chế độ cũ để lại, lại giữ nguyên nó. ĐH Vạn Hạnh cũng nằm trong này. Nếu tôi không nhầm thì hiện nay, phần lớn các chùa Vn đều nằm trong giáo hội phật giáo VN, nhưng vẫn có một số chùa không nằm trong nó mà vẫn nhận là giáo hội VN thống nhất.
Việc này ở nước ngoài nhìn rõ hơn rất nhiều. Tôi lấy ví dụ ở Pháp, vùng Paris, có chùa là thuộc vào giáo hội phật giáo VN, nhưng nhiều chùa vẫn thuộc vào giáo hội phật giáo Vn thống nhất. Các chùa của giáo hội Vn thống nhất này là do những người việt gắn bó với chính quyền miền Nam cũ lập ra, sự khác nhau của nó với chùa thuộc giáo hội phật giáo VN là nó ủng hộ chính quyền miền Nam cũ, treo cờ 3 sọc đỏ, và có chùa trong chùa còn có hình của nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu. Cũng phải nói thêm là chùa “ba sọc đỏ” (tôi gọi thế cho tiện) có trước chùa giáo hội phật giáo VN, tôi gọi là chùa “sao vàng”. Vì đã từng vào cả hai thể loại chùa, do nhu cầu tang lễ, tôi thấy chúng đều có một dịch vụ giống nhau về tâm linh, về mặt văn hóa đại chúng, chùa “sao vàng” có tính chất trí thức hơn, vì nó là nơi quy tụ của nhiều Việt kiều yêu nước, ủng hộ miền Bắc từ trước, mà họ thường là sinh viên trí thức đi học rồi ở lại. Chùa “ba sọc đỏ” thì bình dân hơn, giống như người dân việt tị nạn từ sau năm 1975 đa dạng hơn.
Việc chùa ba sọc đỏ treo ảnh tự thiêu của sư Thích Quảng Đức, đã nói lên một khía cạnh nữa của phong trào chính trị phật giáo lật đổ Ngô Đình Diệm không hoàn toàn là “phong trào yêu nước chống Mỹ” như ta tưởng tượng, mà nó còn có khía cạnh chiến tranh tôn giáo, giữa Thiên chúa giáo và Phật giáo thời đó ở miền Nam tạo ra. Bởi vì đã yêu nước thì chắc chắn nó không có cờ ba sọc.
Hiển nhiên một giáo hội như thế (như giáo hội VN thống nhất) thì không thể tồn tại ở VN được, vì ngay ở những nước tư bản phát triển, ví dụ ở Pháp, bộ trưởng bộ công an chính là người quản lý các hình thức tổ chức tôn giáo, có nghĩa là tôn giáo luôn được đặt dưới khía cạnh an ninh đầu tiên. Những nhà sư ở VN dính vào vòng tù tội, như nhà sư Tuệ Sỹ, hay Trí Siêu trong quá khứ là liên quan tới những chuyện này, tất nhiên tôi không rõ sự việc cụ thể, việc buộc tội ra sao, nhưng chắc chắn nó không liên quan tới phật giáo đơn thuần. Hiện nay, đọc báo thấy việc sư Trí Siêu vẫn tiếp tục cộng sự cho phật giáo là điều tôi rất mừng, và việc họ không bị tù tội là điều tôi mong muốn, nhưng nói rằng họ vô tội, thì tôi không rõ.
Tương lai của các chùa “ba sọc đỏ” này ở nước ngoài sẽ ra sao. Với sự hòa nhập dần dần của người Việt vào dân bản địa, thì việc tìm người trụ trì chùa, cũng như chùa có còn phật tử nữa hay không là một vấn đề không dễ. Ở nước ngoài cũng không có các khóa học cho các sư, và mặc dù ở phương Tây có người bản địa theo đạo phật, nhưng đây chỉ là số ít. Tình trạng này có lẽ khả quan hơn ở Úc, Mỹ, Canada là nơi có cộng đồng người Việt đông hơn, đặc biệt là người việt tị nạn cũ, và chính sách của các nước này cũng đẩy cộng đồng người việt vào với nhau. Nhưng ở châu Âu, điều này hơi bị khó.
Là một người sưu tập sách, tôi cũng chứng kiến các tiệm sách theo miền Nam cũ lần lượt đóng cửa. Và tương lai của các chùa này, nếu nó không nối với VN bằng cách này hay cách khác, thì cũng sẽ như vậy. Có chùa như chùa Linh Sơn, thì đã từ chùa Việt chuyển thành chùa Hoa, từ chùa của Tăng, thành chùa của ni.
Bản thân tôi có một quyển kinh Lăng Già do chùa này in ấn, thời chùa vẫn còn Hòa thượng Thích Huyền Vi (miền Nam cũ) trụ trì và là bài giảng của sư trong một khóa học phật giáo. Giờ một lần tình cờ đi qua, vào chỉ còn thấy ni sư người Hoa. Vậy nó không còn là chùa Việt nữa.
Như vậy chùa Việt ở nước ngoài, dù là chùa theo xu hướng nào, với thời gian, khi nhưng sự chia rẽ này nhạt đi, trôi vào quá khứ, thì không thể thiếu sự liên hệ với giáo hội phật giáo VN, hay chùa ở VN ít ra để có nhân sự, sư tăng quản lý chùa, sách vở, khí cụ.. và có thể đây là điều sẽ khiến cho hai giáo hội phật giáo này nhập lại làm một mà không cần sự tác động của vấn đề tổ chức hành chính mà là sự tự nguyện.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 27 2023, 10:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #54

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy, nhân đọc bài viết ca tụng lên mây xanh Đại Học Vạn Hạnh cũ, trong khi nó chỉ là điểm cuối cùng của phật giáo 3.0 ở VN, nên tôi nổi hứng lên phân tích nó vừa để thấy nó sai, cũng vừa là để nhân tiện phân tích luôn cái phật giáo 3.0 này.
Với tôi, phật giáo 3.0 bắt đầu bằng phong trào cải cách phật giáo có vào những năm 20, thời VN còn là thuộc địa Pháp, chùa Quán sứ ở Hà nội là một địa danh chuẩn của phong trào này. Nó kết thúc bằng đại học Vạn Hạnh vào năm 1975, kết thúc thời kỳ thuộc địa kiểu mới ở miền Nam, vì thế nhận định đầu tiên ta có thể nói được, đó là lịch sử Phật giáo thời kỳ này là lịch sử phật giáo thời lệ thuộc đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp và thực dân mới của Mỹ. Đây là dấu ấn đặc trưng của nó, nên khi nghiên cứu không thể không để ý.
Phật giáo 3.0 này, không đơn giản là sự phản ứng của người Việt, với Pháp hay với Mỹ, mà nó còn nằm trong một xu hướng tìm hiểu phật giáo nói chung trên thế giới, mà phương Tây cũng đóng góp một phần, nó bắt đầu bằng đại hội tôn giáo do Mỹ tổ chức ở Chicago vào đầu thế kỷ (chính ở đây Suzuki đã giới thiệu Thiền, và ngài Vivekanada đã giới thiệu Ấn độ giáo).
Thời kỳ phát triển phật giáo ở trong Nam trong vùng kiểm soát của chính quyền miền Nam cũ, thập niên 60,70 cũng không nằm ngoài phong trào tìm hiểu phật giáo của phương Tây với các phong trào Hippies, New Ages tôi nói ở trên.
Quan hệ của nó với phật giáo Vn có lẽ ở những điểm này:
1- Nó làm cho người Phật tử, đặc biệt là phật tử trí thức, tức là nhóm người đóng góp vào cải cách phật giáo nhiều nhất có cảm nhận tự hào về phật giáo, bởi vì “Tây còn phải thích kia mà “. Cái tâm lý này củng cố lòng tin của họ với phật giáo, không bị mặc cảm tự ti với văn hóa phương Tây. Điều này cực kỳ đúng vào thời điểm những năm 20, khi mà hiện đại hóa được coi là Âu hóa, và điều này được mô tả rất trào phúng, hài hước trong truyện Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng.
2- Nó cũng đưa vào nhiều phương pháp và cách thức nghiên cứu phật giáo mới, dựa theo lịch sử, khảo cổ, triết học. Đây có lẽ là điều đáng giá nhất.
3- Nó đã đưa đến việc phật giáo được cải cách theo mô hình Thiên Chúa giáo, vi dụ đưa ra việc chỉ thờ Phật Thích Ca, hay chỉ quan tâm tới kinh tạng Pali (tức là kinh sách phật giáo Nguyên Thủy).
Nhưng điều trên đưa phật giáo 3.0 này đến nhiều lầm lẫn.
1- Không thấy được rằng có một truyền thống phật giáo VN, của các thời kỳ trước đó là phật giáo 1.0 và 2.0.
2- Đó là nhận thức phật giáo theo phương Tây. Điều này có nghĩa là thế nào ? đó là phương Tây khi thấy “cái hay cái đẹp” (tôi để trong ngoặc kép) của Phật giáo là vì nó so với truyền thống văn hóa Thiên chúa giáo của họ, khiến một bộ phận (rất nhỏ) của phương Tây tìm hiểu đạo Phật như một sự phản bác. Nhưng với người VN, phật giáo là truyền thống, là cội nguồn, và tất nhiên ta chẳng liên qua gì tới những “khiếm khuyết” của Thiên chúa giáo, nên bám theo nó là ngớ ngẩn
3- Do bắt chiếc Thiên chúa giáo, tất nhiên họ cũng muốn phật giáo chính trị, tư duy tôn giáo kiểu Thiên chúa. Đặc biệt sao vụ đảo chính Ngô Đình Diệm ở trong Nam. Nhưng trong vấn đề này, thực ra phật giáo đã bị Mỹ lợi dụng, và sở dĩ có sự vụ này, vì Thiên chúa giáo vốn là tôn giáo kiểu phương Tây tất nhiên nó sẽ dẫn tới chiến tranh tôn giáo khi nó được độc tôn.
4- Cũng do ảnh hưởng kiểu “chính trị chính em” dù chỉ là loại “chính trị sa lông”, mà các học giả phật giáo trong Nam cũ, chỉ đánh giá cao thời Lý, Trần, vì với họ đây là thời kỳ hoàng kim của phật giáo, do phật giáo là quốc đạo. Cách nhìn phật giáo như vậy là thiển cận, vì từ thời nhà Lê về sau phật giáo vẫn là một bộ phận của văn hóa dân tộc, không kể ngay thời Lý Trần cũng không có sự “độc tôn” phật giáo như họ tưởng tưởng, có nghĩa là họ hiểu hoàn toàn sai lạc phật giáo thời Lý trần cũng như hiểu sai lạc phật giáo về sau. Hoạc là do thổi nó lên quá đà (thời Lý Trần), hay phủ nhận nó (từ thời Lê về sau).
Phong trào cải cách phật giáo đã kết thúc ở ngoài Bắc vào năm 1954, trong suốt thời gian 1954-1975 (có thể coi tới 1986 cũng được), phật giáo ở ngoài Bắc được coi như một di sản văn hóa được bảo tồn (trong hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh), nó không bị “phong trào tìm hiểu phật giáo phương Tây” làm hỗn loạn như ở trong Nam.
Chính vì thế, phật giáo VN ngày nay có cả hai cấu thành (phật giáo nói chung như một tôn giáo phổ quát, và phật giáo truyền thống), để người VN có thể tìm hiểu và học hỏi phật giáo. Nhưng hiện nay, có lẽ phần truyền thống Phật giáo này không được quan tâm đúng mức, do việc phát triển Phật giáo được lồng vào phát triển du lịch.
Hiện tại, do có một mô hình business tâm linh, tôi không phản đối điều này, vì không có nó thì phật giáo không có cửa sống trong kinh tế thị trường, người ta đã coi trọng business hơn tâm linh, điển hình là những trung tâm vui chơi giải trí làm những tượng phật to vật, thô kệch, chỉ cùng một kiểu từ Nam ra Bắc nhằm lấy điểm .. to nhất ĐNA để câu khách. Nhưng làm những chiêu trò này, là thực ra đang làm hỏng phật giáo, treo đầu dê (tâm linh) bán thịt chó (kinh doanh du lịch khu giải trí) đây cũng chính là cái dớp mà phật giáo 3.0 để lại.
Trong khi đó, khi tôi đi thăm các chùa cổ ở miền Bắc, từ Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Sơn Tây, Hà nôi.. tôi nhận thấy rõ rằng giá trị của các chùa này không thua kém bất cứ một di tích nào của Nhật, TQ. Khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ, có một chiều sâu lịch sử văn hóa phật giáo không kém gì khu vực Kyoto của Nhật. Còn nếu tính cả các hình thức tâm linh khác, như đạo Mẫu, đạo Thánh, đạo Nho, đạo Lão, .. thì chiều sâu lịch sử tâm linh còn lớn hơn nữa, phong phú hơn nữa. Hi vọng rằng các chùa cổ này sẽ được bảo tồn, quan tâm đúng mức, vì chính nó mới là đồ quý, và cũng là những điểm du lịch văn hóa tâm linh đẹp nếu kết hợp được bảo tồn và khai thác du lịch tâm linh.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 8 2023, 12:15 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #55

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để minh họa cho câu chuyện “bắt chiếc Thiên chúa giáo” này, tôi sẽ trích ở đây đoạn văn mà theo người viết tại sao phật giáo 3.0 ĐH Vạn Hạnh này là đỉnh cao
Ở những trang cuối tạp chí Tư Tưởng, số 5, ngày 1-10-1969, có phần “Tin tức Vạn Hạnh”. Đọc lại thấy ghi:

“Thượng tọa Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, đã kết thúc cuộc thăm viếng và dự hội nghị quốc tế tại 6 nước: Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ, Áo quốc, Pháp, Anh, Đức đã trở về Sài Gòn vào lúc 12g40 ngày 18 tháng 9 năm 1969 trên chuyến máy bay của hãng Pan Am. Ngoài việc dự Hội nghị về “Hướng nghiệp giáo dục” tại Mễ Tây Cơ và Hội nghị về “vai trò của Đại học trong việc mưu cầu hòa bình” tại Vienne, Áo quốc, Thượng tọa còn ghé Hoa Kỳ thăm sinh viên của Viện hiện đang du học tại Mỹ quốc, ghé Luân Đôn thăm các trường Đại học Anh quốc trong một tuần lễ do lời mời của Bộ Ngoại giao Anh, ghé Đức và Pháp để thăm các cơ sở giáo dục và mời Giáo sư về dạy tại Viện…

Tại Anh quốc…, Trường Giáo dục và Khoa học Á Phi (Deparment of Education and Science School of Oriental and Africa Studies) đã xin đặt sự liên lạc với Thư viện Vạn Hạnh. Bộ Phát triển Hải ngoại hứa cấp Vạn Hạnh 5 học bổng và tặng Thư viện 1 ngàn bảng Anh để mua sách tại Anh. Đại học Oxford hứa sẽ cấp học bổng cho sinh viên Vạn Hạnh. Cơ quan Oxfam hứa giúp thêm cho 2 Cô nhi viện Phật giáo vay số tiền từ 2 triệu đến 3 triệu để lập cơ sở sinh lợi tự túc (lò mì, máy nước đá…) giúp trang bị vật dụng cho một số ký nhi viện, và giúp thành lập một trường Trung học Kỹ thuật cho hệ thống Bồ đề… Tại Đức, Thượng tọa đã đi thăm vùng Bayern, Viện Đại học Munich, Goethe Institut, Trung tâm Chính trị học Ludwigstr, Thư viện quốc gia, Đại học Rumfordstr, một trung tâm nguyên tử lực. Viện Đại học Munich đã thỏa thuận đặt sự liên hệ với Viện Đại học Vạn Hạnh (Viện Đại học Munich sẽ mời Đại đức Khoa trưởng Văn khoa và Giáo sư Khoa trưởng Khoa học Xã hội sang thăm Viện Đại học này trong vòng 1 tháng để thảo luận việc đặt sự liên hệ giữa 2 Viện)”.

Cách đây 50 năm, nền Phật học Việt Nam đã phát triển đến mức đó; 50 năm sau những gì Viện Đại học Vạn Hạnh từng làm được, Học viện Phật giáo Việt Nam ngày nay “là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học của Phật giáo, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước CHXHCNVN, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập theo quyết định của UBND TP.HCM, số 160/QĐ-UB ngày 17/10/1983”. “Phật học XHCN” phải được “rọi chiếu” thêm “ánh sáng của Đảng”. Cần nhắc lại, trong thông báo tuyển sinh thạc sĩ Phật học khóa II (2017-2019), Học viện Phật giáo Việt Nam đã nêu rõ yêu cầu: đối tượng dự thi là cử nhân Phật học và trong các môn dự thi có “Triết học Phật giáo và Mác-Lênin”! 50 năm trước, Viện Đại học Vạn Hạnh không chỉ đóng góp cho nền học thuật khai phóng và tự do của nước nhà mà còn xây dựng được uy tín cho Phật giáo Việt Nam. 50 năm sau, Học viện Phật giáo của Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã làm được gì và Phật giáo Việt Nam đã bị biến tướng thành gì?

Có ai còn nhớ lời thống thiết của thầy Thích Minh Châu trong lời mở đầu số ra mắt của tạp chí Tư Tưởng (tháng 8-1967):

“Chúng tôi chỉ muốn lễ độ báo nguy với tất cả chúng ta rằng không phải lời nói là quan trọng, không phải im lặng là quan trọng, mà cũng không phải hành động là quan trọng, cũng không phải vô vi thụ động là quan trọng. Chỉ có một điều duy nhất quan trọng, chỉ có một điều quan trọng tối thượng là mỗi người phải dám nhìn thẳng bộ mặt thực của chính mình, tự hỏi rằng mình có lường gạt mình bằng những đường lối tinh vi; mỗi người phải tự hỏi rằng mình có thực sự tự do trong tư tưởng; mỗi người phải tự hỏi rằng mình có thực sự giải phóng khỏi tất cả sự sợ hãi trong ý thức và vô thức; mỗi người phải tự hỏi rằng mình có thực sự tiêu trừ hết mọi tham vọng, dù là tham vọng tâm linh”….

Những trích đoạn ở đây đã chiếm tới 90% bài viết của tác giả kia. Bình thường tôi không phải là người thích trích dẫn, nhưng vì nó buồn cười quá, nếu người ta tìm hiểu nghiêm túc, và sẽ thấy .. đúng quá nếu đọc sơ sơ mà không có nhận thức riêng. Tức là rất dễ bị lừa gạt bởi các dẫn chứng nghe cảm thấy như rất khoa học của người viết, lại có ngày tháng đủ thứ.
Ở đây tôi đặt giả thiết là tất cả những ngày tháng, số liệu tác giả đưa ra là đúng, và sẽ dựa ngay vào chúng để phân tích.
Đoạn đầu tiên, tác giả nêu lý do sự vẻ vang của Đại Học Vạn Hạnh do nó hợp tác được với nhiều trường đại học nổi tiếng của phương Tây, và sự hợp tác này nói lên đỉnh cao của ĐH.
Nhưng hãy nhìn những hợp tác mà tác giả kể ra là gì. Chủ yếu nó là sự hỗ trợ giúp đỡ vật chất cho ĐH Vạn Hạnh. Theo như tác giả viết, nhờ tài năng vun vén của Thượng Tọa Thích Minh Châu, mà việc hỗ trợ này có được. Sự giúp đỡ của các ĐH này với ĐH Vạn Hạnh lúc đó có thể coi là quý, nhưng nó không nói lên được rằng ĐH Vạn Hạnh là đỉnh cao. Nếu ĐH Vạn Hạnh là đỉnh cao, thì họ sẽ phải cử sinh viên tới học, nghiên cứu, ..chứ đâu phải là họ viện trợ. Nhưng các thể loại lề trái này luôn nhầm viện trợ là phồn vinh, là đỉnh cao. Bằng chứng là SG thời miền Nam cũ sống bằng viện trợ chiến tranh Mỹ, đổi lấy sự bán máu của người dân VN, và có cả “bán trôn” (tức là dịch vụ đĩ cho lính Mỹ) thì mới “phồn vinh” thế, cho nên sự nhầm lẫn này cũng đúng thôi.
Còn với tôi, một đại học phật giáo, ở một nước truyền thống phật giáo, sẽ là đỉnh cao nếu người ta phải tới học nó, bằng cấp của nó phải có giá trị quốc tế trong lĩnh vực đó. Và nó cũng phải có những công trình giá trị được thế giới công nhận. Làm sao sự viện trợ vài cái học bổng, làm mấy cái lò bánh mỳ, .. chứng tỏ đỉnh cao của phía được nhận. Đúng là dở hơi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 8 2023, 12:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #56

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiện tại, các quan hệ giữa các trường đại học trên thế giới với nhau rất lớn. Quan hệ của họ với các đại học VN cũng vậy. Vì thế quan hệ mà tác giả bài viết đưa ra như một nhân chứng phát triển thực ra chẳng là gì. Trong nhiều trường hợp phải còn đẩy nó đi. Ví dụ, đại học kinh tế quốc dân ở Hà nội hiện tại đã không công nhận các bằng cấp mà các trường nước ngoài cấp, nếu không có thỏa thuận có đi có lại với trường thật sự. Hành động này vừa nói lên giá trị văn bằng có thực nội địa, đồng thời tránh được việc lạm dụng bằng nước ngoài, bảo hộ bằng cấp trong nước, và từ đó bảo hộ việc làm cho người dân. Như vậy quan hệ giữa các đại học cũng có nhiều ẩn chứa trong đó, chứ không phải đơn giản.
Phần tiếp theo, với các kiểu định kiến “dưới ánh sáng của Đảng” gì đó, thì đây nó vốn là bản chất di truyền của đám lề trái nên không có gì phải nói. Nhưng có câu chuyện thú vị đó là việc học sinh phải học và thi môn “chủ nghĩa Mác – Lê nin”.
Ở đây tôi bỏ qua câu chuyện có thực, đó là bộ môn này nhiều khi được dậy ở VN có tính chất hình thức, nên có khi học xong rồi cũng chưa chắc biết nó là cái gì, thực ra nó chỉ cung cấp cho học sinh một số khái niệm cơ bản, một số vốn từ, khái niệm.
Vấn đề là nếu học môn chủ nghĩa Mác-Lê nin thì có ảnh hưởng gì tới nhận thức tu tập phật giáo không ?
Sự ảnh hưởng này sẽ có nếu tất cả chương trình học phật giáo được học thông qua chủ nghĩa Mác-Lê nin. Có nghĩa là người ta dùng chủ nghĩa Mác-Lê nin để nghiên cứu phật giáo. Hiển nhiên điều này không tồn tại ở VN. Tôi có cả giáo trình chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN (dành cho các ngành không chuyên) và có cả một số giáo trình phật giáo, không kể các bài giảng kinh của các nhà sư như Thích Thanh Từ. Hai bộ phận này độc lập với nhau, không liên quan.
Với nhận thức riêng của tôi, chủ nghĩa Mác – Lê nin bổ xung rất tốt cho phật giáo, giúp cho người ta có một nhân sinh quan phật giáo, thế giới quan phật giáo cập nhật hơn, gần với xã hội hiện đại hơn.
Tại sao ? bởi chủ nghĩa Mác-Lê nin giải thích phân tích sự vận động của thế giới hiện tại. Sự vận động này được Phật giáo nói tới trong vấn đề “nhân duyên”. Chủ nghĩa Mác-Lê nin đã cụ thể hóa vấn đề nhân duyên trong thế giới hiện tại thế nào của Phật giáo.
Để tìm hiểu phật giáo thông qua chủ nghĩa Mác-Lê nin, có lẽ người ta phải theo học các khóa trường đảng Nguyễn Ái Quốc (và không phải ai cũng được học, nó không phải là đại chúng). Nhưng mục tiêu của nó ở đây, nếu học về tôn giáo là cho người ta cái nhìn khái quát về vấn đề tổ chức quản lý xã hội mà tôn giáo, trong đó phật giáo là một bộ phận.
Về mặt tổ chức quản lý nhà nước, chủ nghĩa Mác – Lê nin ở Vn có ưu thế là nó đã tạo ra một môi trường bình đẳng cho các tôn giáo. Nó có tác dụng “thống nhất trong đa dạng” trong chính sách quản lý nhà nước với vấn đề tôn giáo, chứ không can thiệp vào niềm tin của từng đạo.
Về mặt cá nhân con người, chủ nghĩa Mác-Lê nin là công cụ nhận thức rất tốt giúp cho người ta mở rộng nhân sinh quan thế giới quan.
Do VN là một nước có vị trí địa lý nga ba đường ở châu Á, ở VN chưa bao giờ tồn tại một tôn giáo duy nhất. Đạo Phật ở Vn, từ khi khởi thủy đã chung sống với tín ngưỡng bản địa, với Thần đạo, với đạo Nho, .. vì thế niềm tin phật giáo là niềm tin của sự giác ngộ cá nhân, chứ không phải ông tin vì bị cấm không được học các hệ thống triết học khác hay không được biết tới các tôn giáo khác.
Như vậy, nếu nói theo kiểu định kiến như tác giả bài viết, do học chủ nghĩa Mác – Lê nin mà ông mất niềm tin đạo Phật, không còn phật giáo thì thì còn phật phẽo cái gì nữa. Đúng là chuyện cười Trạng Quỳnh
Để hiểu điều này có lẽ cũng nên tìm hiểu quan niệm tôn giáo của VN và quan niệm tôn giáo phương Tây. Tôn giao theo tiếng Anh, Pháp là religion, từ này bắt nguồn từ động từ tiếng la tinh là relere ra, mà động từ này nghĩa là kết nối, buộc, .. tại sao lại thế, vì họ quan niệm tôn giáo là cái nối mỗi người với một ông thần, là quan hệ của mỗi người với một ông thần. Ông thần đó, từ thế kỷ thứ III, tức là khi hoàng đế La Mã Constantin lấy Thiên chúa giáo làm quốc đạo, chỉ còn là một ông thần duy nhất. Vì là ông thần duy nhất, không ai được chọn lựa, nên tôn giáo là bắt buộc là cưỡng bức, là độc tôn. Khi nó đã ở tình trạng này, thì nhận thức cá nhân con người không quan trọng. Tôn giáo (hiểu theo kiểu religion của Tây) là một chế độ cưỡng bức niềm tin, một thứ luật pháp mà giáo hội là một dạng nhà nước, giáo hoàng là tổng thống và linh mục (theo các phẩm trật khác nhau) là “cán bộ, công an” của nó. (tôi dùng từ hơi mạnh để nhấn mạnh tính cưỡng bức, áp chế như tính chất của tôn giáo hiểu theo kiểu phương Tây, còn tất nhiên vẫn phải có các ông linh mục tâm phục khẩu phục, cũng như sự chấp nhận tự nhiên của giáo dân, nhưng ở đây vấn đề hiểu hay ngộ không được đề cao mà chủ yếu là chấp nhận một dạng thần quyền, “con chiên ngoan ngoãn”)
Điều này khác hẳn khái niệm tôn giáo, dù nó là từ dịch tiếng việt của religion. Tôn là đưa lên, là kính trọng, giáo là giáo dục, là nhận thức. Ở đây nó không có ý nghĩa bắt buộc, cưỡng bức. Với đạo Phật thì càng đúng hơn, vì nguyên bản của từ Phật (tức là Bụt, Buddha) có nghĩa là thức tỉnh.
Nhưng từ khi văn hóa phương Tây lan tràn khắp thế giới, rồi việc có các hệ thống thuộc địa cũ mới, mà VN đã từng là nạn nhân, thì cái nhận thức tôn giáo là độc tôn cưỡng bức kia ngấm vào. Mà người viết bài tôi trích dẫn cũng chấp nhận nó một cách vô thức, vì thế mới có cái định kiến là học chủ nghĩa Mác-Lê nin thì không thể học đạo phật hay ngược lại, trong khi ở VN trong truyền thống việc tồn tại song song nhiều hệ thống nhận thức là bình thường, và chúng không đối kháng nhau, ngược lại ủng hộ nhau. (chứ không phải được sử dụng để chia rẽ, tạo ra chiến tranh tôn giáo như thời kỳ 1963 ở miền Nam)
Điều đáng ngạc nhiên là ông ấy kẻ rằng ĐH Vạn Hạnh có cái học “Khai phóng”, đây là cụm từ tiếng việt dịch khái niệm “open society” của Mẽo trong thời gian chiến tranh lạnh mà ra. Theo đó, cái gì học theo phương Tây thì là open society. Đây là một trong các khái niệm tuyên truyền của phương tây cùng với khái niệm toàn trị.
Nói một cách khác, nếu học đạo Phật cùng với nó nhồi nhét tất cả nhận thức của phương Tây thì được gọi là open (rộng mở, khai phóng), ngược lại học chủ nghĩa Mác-Lê nin thì không. Sao ông lại quái đản thế, đã open thì ông học cái gì chẳng được. Tóm lại, với người viết nếu chỉ cung cúc theo phương Tây, làm tay sai cho nó thì ông cho là đỉnh cao sáng tạo, còn ngược lại thì không phải, bất chấp cả lĩnh vực ông là truyền thống (đạo Phật), nó phải học ông mới phải, chứ làm sao nó thí cho ông mấy cái học bổng, để học nó thì ông lại nói là đỉnh cao. Khác nào nhà ông nấu phở truyền thống lại sang nhờ thằng chỉ biết làm pizza để .. làm phở, rồi tự hào là mình là đỉnh cao vì đã được nó dậy cho cách .. nấu phở bằng lò nướng bánh mỳ chắc.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 9 2023, 10:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #57

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để kết thúc phần nói về phật giáo 3.0 tức là phật giáo bắt đầu thời thực dân Pháp cai trị VN, kết thúc bằng việc Mỹ phải rút khỏi VN. Tôi trích lại ở đây phần cuối của bài viết trên. Tôi đã trích ở trên rồi,nhưng trích ở trên để cho nó liền mạch với phần trích dẫn trước, để có thể hiểu được lô gic của người viết, còn trích lại ở đây là để phân tích giá trị thật sự của nó. Đây không phải là lời của người viết bài kia, mà là lời của thầy Thích Minh Châu

“Có ai còn nhớ lời thống thiết của thầy Thích Minh Châu trong lời mở đầu số ra mắt của tạp chí Tư Tưởng (tháng 8-1967):

“Chúng tôi chỉ muốn lễ độ báo nguy với tất cả chúng ta rằng không phải lời nói là quan trọng, không phải im lặng là quan trọng, mà cũng không phải hành động là quan trọng, cũng không phải vô vi thụ động là quan trọng. Chỉ có một điều duy nhất quan trọng, chỉ có một điều quan trọng tối thượng là mỗi người phải dám nhìn thẳng bộ mặt thực của chính mình, tự hỏi rằng mình có lường gạt mình bằng những đường lối tinh vi; mỗi người phải tự hỏi rằng mình có thực sự tự do trong tư tưởng; mỗi người phải tự hỏi rằng mình có thực sự giải phóng khỏi tất cả sự sợ hãi trong ý thức và vô thức; mỗi người phải tự hỏi rằng mình có thực sự tiêu trừ hết mọi tham vọng, dù là tham vọng tâm linh”…. “

ở trên mạng, trong các thư viện online có thấy các số của tạp trí này. Tôi không đọc nên không rõ nội dung của nó có đảm bảo được những lời nói trên như tuyên ngôn của nó khi mới ra đời không. Ở đây tôi chỉ phân tích nội dung trực tiếp của nó, vì nó rất thú vị.
Đoạn văn trên với tôi có thể phân tích theo tư duy tu tập phât giáo, cũng có thể tư duy theo đời thường.

Khi đọc những dòng trên, khi thấy nói tới việc “nhìn thằng vào bộ mặt thực của chính mình”, với tôi nó là cách diễn dải tuyệt diệu khái niệm “bản lai diện mục” của Thiền, nó cũng giống như cái công án, “trước khi sinh ra mặt mũi ta thế nào”. Còn những điều viết tiếp sau của thày Thích Minh Châu, có thể nói là cách thầy ngộ (và điều này cảm nhận của tôi là hoàn toàn chuẩn xác) với cách giải thích công án ấy, được việt hóa rất thuần thục. Và cách ngộ của thầy,thông qua những lời tự hỏi ấy, đã chỉ ra một cách giải phóng cá nhân cho chính mình rất thú vị.

Nó cũng gợi cho tôi một cảm nhận nữa, đó là sự nhìn lại bản thân này, cũng có mùi vị gì đó như các kiểu phân tích tâm lý theo kiểu thể loại tâm trong phật giáo nguyên thủy, mà thầy có dịch trong tác phẩm “thắng pháp yếu luận”, là một bản luận tóm tắt các trạng thái của tâm thức. Nếu ai chịu khó đọc nó, thì sẽ hiểu sâu sắc hơn cả phật giáo nguyên thủy, lẫn đại thừa, và hiểu thêm cả lô gic tâm linh Ấn độ nữa.

Còn nếu nói về đời thường, những lời này được viết ra vào thời điểm miền Nam cũ, phải chăng nó đề cập tới các vấn đề, các động cơ của các học giả miền Nam cũ lúc ấy tham gia vào đại học Vạn Hạnh này, với tất cả các động cơ tâm lý từ lừa gạt tinh vi, hèn hạ sợ hãi, hay tham vọng..của họ, và chính vì thế thầy Thích Minh Châu mới viết những lời này.
Về mặt lịch sử, sau đảo chính Ngô Đình Diệm vào năm 1963, trong trí thức miền Nam cũ (vùng tạm chiếm), không ít những ngộ nhận, ảo mộng, và từ đó dẫn tới các xung đột giữa họ với nhau về quyền lợi. Chính vì thế mới có những dạng như Đoàn Viết Hoạt, Hồ Hữu Tường, .. Ông nào cũng chui vào ĐH Vạn Hạnh cả.

Tất nhiên, ta cũng có thể áp dụng những nhận xét này bây giờ, cho chính mình và không hiểu người viết bài chỉ trích phật giáo hiện tại, có áp dụng nó cho chính mình không, khi nhận thức bài viết dầy đặc những ngộ nhận và định kiến
Và vì có thể (đây là nhận xét riêng của tôi) chính vì thầy Thích Minh Châu đã ngộ được công án này, thực hiện được tôn chỉ mà thầy đưa ra cho nên thầy vừa là người thành lập ĐH Vạn Hạnh, nhưng cũng là người tham gia thành lập giáo hội phật giáo VN ngày nay, trong khi nhiều thầy khác ảo mộng, bị đám Võ văn Ái lừa cho vỡ mặt với chiêu bài “nhân quyền nhân tình nhân ngãi” của họ.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 28 2023, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #58

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mấy hôm nay tình cờ lại thấy có tin, một nhà sư tên là Tuệ Sĩ (hay Sỹ) mất. Có nhiều chuyện buồn cười như thế, đó là khi người ta mất mình mới biết họ là ai, bởi vì thế giới vô cùng rộng lớn không thể nào biết hết được.
Tìm trên chú gúc, thì thấy nhà sư được các media tuyên truyền phương Tây “thọ ký” cho làm trí sĩ, dạng BBC là cơ quan tuyên truyền Anh, RFI là cơ quan tuyên truyền Pháp. Thọ ký vốn là từ trong phật giáo nói rằng Phật chứng cho làm làm Phật, còn tất nhiên ở đây tôi chỉ dùng với nghĩa tầm thường hóa là cách nó “bốc thơm bốc thối” vì do một lý do vô thức hay có ý thức nhân vật này đã làm cho họ. Và tất nhiên lề trái sẽ tâng bốc ông này lên như một dạng “trí thức thế kỷ XX”.
Tò mò tôi cũng thử đi tìm, cũng bằng chú gúc, xêm ông ta là ai, sách vở sáng tạo phật giáo có gì, vì với tôi, vấn đề BBC hay RFI thọ ký không quan trọng, thậm chí nó còn có giá trị ngược.
Trong các lời bốc thơm bốc thối của lề trái có lời cũng những nhân vật trí thức khả kính kiểu Phạm Công Thiện, mà tôi đã từng phân tích như một dạng “con buôn triết học”, nên càng to mò muốn đọc ông Tuệ Sỹ này hơn. Đặc biệt khi đọc tiểu sử lề trái viết về ông ấy thấy đây là một nhà sư được coi là thông hiểu kinh Duy ma cật, kinh Hoa Nghiêm,.. lại thông thạo các loại ngôn ngữ từ pali, sancrits tới chữ Nho và cả tiêng Anh, Pháp, Đức, .. đánh được cả đàn nhạc, tóm lại là một con người toàn tài. Đấy là không kể thái độ phản đối chính phủ VN, bị đi tù mà ta có thể coi là .. có khí tiết (hiểu theo lô gic lề trái).
Tất nhiên là tôi mới chỉ đọc sơ sơ, vì trên mạng cũng tìm được một số bài về kinh Duy ma cật, Hoa Nghiêm, tâm kinh, của ông .. vì thế phải có thời gian đọc thêm, thì mới có nhận thức thêm được. Nhưng điều ngạc nhiên đầu tiên của tôi, là ông ấy có một ngôn ngữ rất văn học. Ông ta không chỉ là một nhà sư, mà có thể coi là một nhà văn, nhà thơ. Đây là điều tướng đối quý hiếm, bởi vì nếu là một nhà sư khả kính (tôi không rõ ông ấy có phải thế không) không nhất thiết phải là người giỏi văn học. Nhà sư này có thể nói là đặc biệt.
Nhưng điều đặc biệt không dừng ở đấy, vì với tôi quan trọng là nội dung. Tôi là người theo chủ nghĩa “văn dĩ tải đạo”, với tôi, ngay cả văn chương đơn thuần, ngay cả khi người viết không chú trọng về nội dung, chỉ muốn sáng tác với tình thần “nghệ thuật vì nghệ thuật” thì nó vẫn tải một cái đạo gì đấy, không nhất thiết phải là nội dung nó trình bầy. Đạo bao giờ cũng đi liền với văn học nghệ thuật, ngay cả khi người ta từ chối không muốn nói, hay cố tình không muốn nói.
Điều ngạc nhiên của tôi (mới đọc sơ sơ, nên không dám hoàn toàn quả quyết), đó là phật giáo ông ấy trình bầy, thực ra là những kiến thức phật giáo mà tôi đọc được bằng tiếng phương Tây (với tôi chủ yếu là bằng tiếng Pháp), cách trình bầy rất hay, vì ông ấy có khiếu văn học.
Vào thời đầu tiên, khi tôi quyết định tìm hiểu nhận thức phật giáo, vào thời điểm đó, tôi không có sách bằng tiếng việt, và bắt buộc phải đọc nó bằng tiếng Pháp, thường là của các nhà sư Tây Tạng lưu vong. Lúc đó tôi có cảm nhận là, đây là đạo gì không phải đạo Phật. Cảm nhận ấy tôi, sau này tôi hiểu được là vì chúng đã được viết cho các đối tượng phương Tây, theo kiểu hiểu của họ. Khi đọc sơ sơ ông Tuệ Sỹ, tôi cũng có cảm giác như vậy, ngoại trừ việc tôi không phải vất vả dịch khái niệm tiếng Pháp ra tiếng Việt.
Sự kỳ lạ này khiến tôi muốn tìm hiểu thêm, đó là ông này học từ đâu ra nhỉ ? bởi ngay ông Lê Mạnh Thát, mà giờ đọc thông tin về ông Tuệ Sỹ, tôi mới biết là họ cùng cạ với nhau, ngay cả ông Lê Mạnh Thát, dù đã được formatted bởi Ha vác (Havard) cũng không thấy rõ rệt như thế.
Hóa ra ông ấy chỉ học đại học Vạn Hạnh, và là học sinh giỏi, “hạt giống đẹp” được giữ lại trường dậy học, và trở thành người chủ biên tạp trí về tư tưởng của đại học này thời miền Nam cũ.
Như vậy, chương trình phật học ngày trước của đại học Vạn Hạnh dù là Phật giáo, thực ra là một thứ phật giáo vong bản ? một thứ phật giáo mà tư tưởng phật giáo được định vị bởi phương Tây ?
Điều này hoàn toàn có thể, và gần như chắc chắn.
Lý giải điều này như thế nào ? cái này thì phải quay lại lịch sử phong trào chấn hưng phật giáo vào thời kỳ đầu thế kỷ XX. Phong trào này tồn tại cả ở TQ, Nhật, VN, .. nhưng tùy theo hoàn cảnh mầu sắc của chúng khác nhau. Với người Nhật, đây là cách họ tăng cường ảnh hưởng, để cân bằng lại ảnh hưởng văn hóa với các nước phương Tây, có thể nói đó là một phong trào yêu nước của người Nhật, để làm họ tự tin hơn về văn minh của mình, trong một thế giới u tối của chủ nghĩa thực dân cũ, khi mà tất cả các nền văn minh phương đông đều bị “dìm hàng”, và câu mở miệng của giới trí thức thuộc địa là “âu hóa”, để ra đời ra những thứ kệch cỡm như trong truyện số đỏ của Vũ Trụng Phụng. Nếu họ có thích phật giáo, vì điều này có tác dụng làm họ có cảm giác tâm lý ngang hàng với Tây, tức là nó là một tâm lý “tự ti”
Nhưng ở VN, phong trào này không giống như ở Nhật, vì nó được sự khuyến khích của thực dân Pháp, hay ít ra nó không ngăn cản. Trong điều kiện hoàn cảnh này, thì những nhận thức phật giáo của phương Tây, được giới trí thức bản địa thu nạp và coi nó là .. thật sự phật giáo.
Như vậy ở VN, hình thành một sự cắt khúc, giữa phật giáo truyền thống và phật giáo nhận thức phương Tây nhưng khoác áo truyền thống. Nó không có truyền thống mà là phật giáo vong bản, một thứ phật giáo mới có từ thời thực dân Pháp.
Từ sau năm 1954, thì sự phát triển phật giáo ở hai miền khác nhau. Ở miền Nam phong trào này vẫn tiếp tục, và có thêm động lực khi chính quyền Ngô Đình Diệm, là một chính quyền Thiên chúa giáo thiểu số, đã tạo ra cuộc xung đột tôn giáo đầu tiên (duy nhất trong lịch sử VN từ thời thượng cổ đến nay). Sau cuộc xung đột tôn giáo này, tức là năm 1963, con đường vong bản này của phật giáo vẫn tiếp tục, và nó còn được củng cố bởi ngay ở phương Tây, vào thập niên 60,70, phật giáo cũng là một dạng “fashion mode”, của giới trí thức.
Ngược lại ở miền Bắc, thì nó bị đóng băng, do chiến tranh, do quan niệm của nhà nước lúc ấy là phật giáo tồn tại như một dạng bảo tồn văn hóa.
Sau năm 1975, và đặc biệt từ sau đổi mới 1986, thì phật giáo phát triển rộng rãi. Hiện tại ta có thể nói rằng VN đang ở trong thời kỳ phục hưng phật giáo. Nhưng đã nói tới phục hưng, đông đảo, thì nó cũng sẽ có tệ nạn. Có hai loại tệ nạn. Tệ nạn sư sãi coi đi tu như một dạng kinh doanh, sinh sống. Và tệ nạn thứ 2, đó chính là phật giáo vong bản, rơi rớt lại từ thời cải cách phật giáo thời thực dân.
Thế nào là phật giáo vong bản ? đó là thứ phật giáo đi ngược lại phong trào giải phóng dân tộc, đó là phạt giáo theo đuôi phương Tây, được nó tung hô, hỗ trợ nhân danh một giá trị phổ quát nào đó.
Với tôi, bất cứ một hệ tư tưởng nào, nếu nó đã trở thành một bộ phận của đời sống dân tộc, cộng đồng, thì nó phải được bản địa hóa và không thể đi ngược lại phong trào giải phóng dân tộc của chính dân tộc mình.
Không có một giá trị phổ quát nào mà không bị bản địa hóa. Bản địa hóa la cách thực hành, thể hiện các giá trị phổ quát. Không có tồn tại giá trị phổ quát “mỳ ăn liền” được “đọc chính tả từ một trung tâm bên ngoài”, những giá trị được ép buộc như thế sẽ là những giá trị được người ta bản địa hóa theo lợi ích của họ rồi ép vào.
Như vậy phật giáo cũng phải bản địa hóa, và vì việc bản địa hóa này đã có ở VN từ thời nhà Lý và có thể trước nữa, tận đời nhà Đinh, thì việc quay về với phật giáo VN là điều chuẩn nhất. Điều này, người ta có thể con tìm lại được trong các chùa miền Bắc, do nó bị “đóng băng” thời bao cấp, khiến nó không đi tiếp con đường mại bản, bám bụi hồng trần “tây phương” (không phải Tây phương Phật A di đà) mà là Tây phương Âu hóa, Mỹ hóa đặc biệt từ khi Mỹ vào VN sau năm 1954.
Có phật giáo phương Tây không ? có chứ, vì họ cũng bản địa hóa theo nhu cầu của họ. Tôi đang tán phét về kinh Pháp Hoa, và do không có tài liệu, bắt buộc tôi phải dùng sách của ông Paul SWANSON, lúc dùng nó, thì tôi sẽ chỉ nó ra phật phương Tây thế nào.
“ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, việc các trí thức “Tây học” khen nức nở ông Tuệ Sỹ cũng thế thôi, nhưng một nước VN thực sự, có chủ quyền làm sao có thể lấy đạo phật vong bản làm chủ thuyết.
Như đã nói ở trên, nhân duyên ông ấy mất, thì tôi mới được biết tới ông là ai. Vì ông đã khuất núi, nên tôi cũng chúc ông sẽ được Phật (Phật thật, không phải phật BBC, RFI) thọ ký để thành phật ở một chân trời, một thế giới phật dhamadatu nào đó trong vô vàn thế giới Phật “nhiều hơn muôn vàn số lượng hạt cát sông Hằng” trong vũ trụ. Và điều này tôi nói là có cơ sở. Trong phẩm 22 của kinh Pháp Hoa, có tên là “thường bất khinh bồ tát”, có câu chuyện rằng có một người gặp ai cũng nói rằng “tôi rất kính trong ông, vì ông sẽ thành phật trong tương lai” bất chấp người ấy là ai, thù ghét đạo Phật hay không. Vì thế dù có tuyền truyền một thứ phật giáo vong bản, ông ấy cũng sẽ được .. thành phật do sự từ bi của Đức Phật mà ra.




--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 28 2023, 11:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #59

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thuận tay, vì viết theo hứng nên tôi bổ xung thêm một chút và phần viết ở trên. Không phải tất cả phật giáo miền Nam cũ bị mắc vào cái bẫy “phật giáo vong bản” này. Với cá nhân, tôi vẫn tự nhận một trong những nhà sư tôi coi là thầy là Thầy Thích Thanh Từ, không phải vì thầy xây dựng được nhiều chùa chiền hệ thống Trúc Lâm, mà vì tôi cũng sử dụng các bài giảng kinh của thầy để tìm hiểu phật giáo. Lời giảng của thầy không phải lúc nào tôi cũng thấy hợp lý, nhưng điều mà tôi thích đó là thầy không bị ảnh hưởng bởi “hồng trần phương Tây”, trong các bài giảng, đời thường và thực tế tăng đoàn thế nào, tôi không rõ, nhưng trong đó tôi không thấy có bóng phật giáo phương Tây cài đặt. Phật giáo VN là của nhà làm được, vì thế phải lấy đó làm gốc.
Trong các bài viết của ông Tuệ Sỹ, thỉnh thoảng lại thấy trích dẫn mấy câu của các học giả phương Tây ở đầu bài, tôi không hiểu nó có ý nghĩa gì, liên quan gì, ngoài việc khoe chữ, cũng có thể đó là điều mà người viết chiêm nghiệm, giống như một tiên đề để mình phát triển trong bài viết. Nhưng tại sao phải chiêm nghiệm một “ông Tây”. Nếu khởi điểm của ông đã là một sự nghiền ngẫm một ý tưởng của họ, thì ông là cái gì.
Trong các bài “giới thiệu tiểu sử oai hùng” của ông Tuệ Sỹ, thấy viết là ông rất giỏi triết tây, ví dụ Heidegger (Hai đéc gơ). Tôi cũng đọc Hai đéc gơ, nhưng tôi đọc không phải là để làm đệ tử của ông ta, hay để chứng tỏ mình hiểu được cách chơi chữ khúc mắc của ông này. Điều này chắc chắn tôi không làm được vì phải đọc qua bản dịch tiếng Pháp, chứ tôi không có khả năng đọc trực tiếp bằng tiếng Đức. Nhưng khi tôi đọc, điều quan tâm của tôi là làm sao ông này tìm cách tiếp cận triết học hiện tượng, từ triết học bản thể Hi lạp, .. tại sao ông ta phải vật vã đánh lộn với đám chữ nghĩa thế, và từ đó nó giúp tôi có thể hiểu là cái đế của triết học Hi lạp thâm căn cố đế với văn minh phương Tây thế nào (tất nhiên nó đã nhìn triết học Hi lạp qua Thiên chúa giáo) và từ đó những nhận định của nó sẽ là định kiến ra sao ? cũng có thể tìm hiểu họ đã tìm cách bản địa hóa lô gic hiện tượng mà từ khi phương Tây biết châu Á thế nào ?
Tóm lại, vì minh là một nền văn hóa hoàn toàn khác, điều quan trong khi tiếp cận văn hóa phương Tây là định vị được nó, đặt nó vào đúng chỗ để hiểu tại sao nó lại nói thế ? xuất phát điểm nó từ đâu ? nó ra đời trong một hoàn cảnh nào, để làm gì ? tại sao nó lại được coi là “khai sáng” với nhận thức phương Tây ?
Còn nếu để lải nhải nhắc lại như con vẹt thuộc bài của nó, chấp nhận một cách vô thức hay có ý thức vì thần phục khiếp sợ văn hóa của nó (vô thức hay có ý thức) thì để làm gì ?
Hiện tại ở Mỹ có cuộc xung đột văn hóa nhận thức rất lớn giữa đám WOK (Wokisme) và đám WASP. WASP vốn là căn bản đế văn hóa Mỹ (White Anglo-Saxon Protestant), đối lại với Wok với nghĩa là thức tỉnh, có nguồn gốc từ việc đánh giá chấp nhận các văn minh khác nhập vào nước Mỹ qua dân nhập cư (vì nước Mỹ là nước dân di cư). Nhưng ngay cái Wok này cũng không thể có giá trị phổ quát. Bởi vì nó nhìn nhận qua con mắt người Mỹ, lợi ích Mỹ.
Có nghĩa là dù có nguồn gốc thế giới gần với ta, ví dụ đạo Phật, nhìn nhận Phật của Mỹ cũng không thể là của VN. Tức là nó vẫn có sự bản địa hóa.
Không có một tôn giáo bản địa nào quay lại phản bội sự giải phóng dân tộc của chính nó (dù nó núp bóng dân chủ hay chống cộng). Nếu nó là thế thì nó là WOK (hiểu theo nghĩa rộng), tức là thứ phổ quát giá trị được định nghĩa bởi phương Tây trong toàn cầu hóa.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 29 2023, 11:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #60

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong các bài viết tung hô ông Tuệ Sỹ, điều mà người ta hay nhắc tới là ông này đã từng bị đi tù vào khoảng những năm 1984. Và ông Lê Mạnh Thát cũng vậy. Cũng theo những thông tin này, mà tôi không thể kiểm chứng, nhưng cứ cho là nó đúng, thì có điều tôi rất ngạc nhiên là họ không nói ra nguyên do, và từ đó người đọc các bài tung hô này, cảm thấy một thiên tài Phật giáo, suốt đời cống hiến cho Phật giáo VN bị đi tù. Vì tôi không có thông tin chi tiết cụ thể, nhưng nhìn thời điểm xẩy ra sự việc, thì có thể hiểu nguồn cơn câu chuyện ra sao.
Nếu hai ông này có vướng vào vòng tù tội, thì không phải là do dịch kinh, hay là triết gia phật giáo quá uyên bác mà liên quan tới một chuyện chính trị, đó là tổ chức phật giáo VN như thế nào. Trước năm 1975, ở trong miền Nam vùng tạm chiếm của chính quyền Sài gòn, có tổ chức phật giáo là giáo hội việt nam thống nhất. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, nhà nước vào cỡ những năm 83,84 quyết định tổ chức lại hệ thống phật giáo VN, cho ra đời giáo hội phật giáo VN. Có một bộ phận tăng sĩ trong Nam không chấp nhận điều đó, và được sự tiếp tay từ bên ngoài, họ muốn có một tổ chức phật giáo VN nằm ngoài quản lý của nhà nước. Những người này vẫn muốn tiếp tục hình thức thời VNCH và từ đó có thể chống phá.
Đây cũng là thời điểm phương Tây sử dụng nhân quyền đánh phá, ủng hộ khơ me đỏ (là mẫu mực của nhân quyền !!) cùng TQ đánh phá VN.
Như vậy nếu hai ông Tuệ Sỹ và Mạnh Thát bị dính vào thì vì chuyện chính trị, chứ không phải là vì Phật giáo. Vấn đề chính trị này cũng là vấn đề nhận thức với hai ông, và một bộ phận tăng sĩ miền Nam, đó là họ có nhận thức phật giáo vong bản như tôi nói. Hai điều này ủng hộ lẫn nhau. Chính vì thế tôi mới nói là Phật giáo VN có hai điều phải giải quyết, đó là phật giáo vong bản rơi rớt lại từ thời cải cách tôn giáo thời thuộc Pháp, và việc lạm dụng phật giáo để kinh doanh chứ không hoàn toàn vì đạo pháp.
Hiện tại ở trong các nước phương Tây, vẫn có nhiều chùa VN thuộc vào tổ chức giáo hội miền Nam cũ, ví dụ như chùa Viên Giác ở Đức, và nhiều chùa khác ở Úc, Mỹ, Pháp. Ở Pháp đặc biệt có cả hai loại chùa, thuộc vào giáo hội phật giáo VN hiện tại, và thuộc vào tổ chức giáo hội VN thống nhất kia.
Tất nhiên, nếu là chùa của giáo hội miền Nam cũ, thì các nước phương Tây sẽ yên tâm hơn, vì là chùa của nó, không một nhà nước nào thích một cơ sở tôn giáo phụ thuộc, ảnh hưởng, hay điều khiển từ nước ngoài, bất chấp nó cứ dương ngọn cờ “tự do tôn giáo” lên.
Như vậy tương lai của thể loại phật giáo VN vong bản này sẽ đi về đâu ? điều này phụ thuộc vào cộng đồng người có còn tồn tại hay không ? đồng thời nhân sự, tăng ni là từ đâu ra. Về nguyên tắc, sau một thời gian lâu thì các cơ sở phật giáo này sẽ bị bản địa hóa, nhưng ở phương Tây không có phật tử bản địa. Hiện tại, với tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang dâng lên ở phương Tây, cùng với kỳ thị chủng tộc, thì khả năng người bản địa theo phật giáo hơi khó, vì họ sẽ quay về với tôn giáo bản địa truyền thống là Thiên chúa giáo.
Nhân sự tăng ni, thì chỉ có thể có nguồn từ Vn thôi, chính vì thế mà nhiều chùa đã đổi khác. Chỉ nói hiện tại ở vùng phụ cận Paris, thì chùa Quan Âm đã không mở cửa thường trực, đi qua thì thấy nó đã thành một dạng câu lạc bộ phật giáo. Chùa Linh Sơn, là nơi hòa thượng Thích Từ Vi trụ trì khoảng những năm 80, thì bây giờ thấy trở thành chùa của ni người Trung quốc.
Hiện tại, phật giáo không còn là cái mode thời thượng của trí thức Tây nữa, và đặc biệt họ còn vỡ mộng bởi nhiều xi căn đan liên quan tới các chùa do sư Tây Tạng lưu vong tạo ra. Các xì căng đan này chủ yếu liên quan tới các vần đề lợi dụng lừa bịp đệ tử, have sex, hay là các ông thầy tu đểu.
Như tôi đã từng nói ở đâu đó, nếu không nhầm thì khi nói về ông Thích Nhất Hạnh, đó là với phương Tây bất cứ một người châu Á nào, khoác cái áo cà sa lên, nói vớ vẩn những thứ kiến thức sơ đẳng của phật giáo, thậm chí bịa đặt ra, vấn có thể thành thầy tu vào khoảng thập niên 80. Đây là điều mà nhiều sư tăng Tây Tạng làm, và điều đặc biệt nếu muốn “kinh doanh phật giáo” thì phải biết tiếng Anh, Pháp, .. điều mà các ông sư chân tăng chỉ biết tiếng Tibet không thể làm được.
Hiện tại, phương Tây cũng không sử dụng được ông Đại lai lạt ma để làm chính trị chống nhau với TQ nữa.
Hiện tại, Phật giáo không phải là một tôn giáo lớn ở phương Tây, không đặt ra những vấn đề như đạo Hồi, nên họ chưa đặt ra vấn đề quản lý. Nhưng trong tương lai thì cũng sẽ thế.
Như vậy tôn giáo luôn liên quan tới văn hóa bản địa, và nhất định phải có sự quản lý của nhà nước. Điều này thì từ thời phong kiến Vn đã có. Thời Lý, Trần thì có hệ thống tăng thông , tăng lục, .. và nhiều tăng sĩ là con cháu quý tộc, tức là bộ phận cầm quyền. Từ thời nhà Lê, dù Nho giáo là tôn giáo chủ lực, vẫn có hệ thống quản lý tăng sĩ. Thời Nguyễn thì muốn làm tăng phải có thi, và phải được cấp giới đao, đạo dụ, ..
Trong một lần về VN, tình cờ tôi kiếm được cuốn Hải Ngoại Ký sự, của ông sư TQ Thích đạo Sán. Ông này vào đàng Trong vào khoảng thế kỷ XVII, và thông qua ký sự của ông ấy viết, thì ta có thể hiểu được là chúa Nguyễn muốn sử dụng ông này như cố vấn để tổ chức lại tăng sĩ Đàng Trong, có thể do phát triển tự do rối loạn quá. Điều này thì cũng không khác gì sư Huyền Trang đời nhà Đương sang Ấn độ thỉnh kinh, để từ đó có thể làm chuẩn quay về tổ chức phật giáo ở TQ.
Trở lại với chúa Nguyễn, thật không may cho chúa, đó là Thích Đại Sán cũng không phải là sư xiếc khủng khiếp gì ở TQ, hơn nữa còn là một tên bịp, nên sau đó chính ở TQ ông Sư này cũng bị “lột lon” đuổi đi.
Nói như thế để thấy là nếu đã là tăng đoàn thì phải có tổ chức, và tổ chức này là nằm trong quyền lực nhà nước bằng cách này hay cách khác. Ông không thể lấy cớ, là trong một nhà nước không theo phỏm phương Tây, thì việc tổ chức nó là không thể được. Tôi không rõ ông Tuệ Sỹ này và ông Lê Mạnh Thát bị lừa bịp dích vào (qua Võ văn Ái) hay các ông này cũng có ý tưởng như vậy. Trong thực tế đây cũng không phải là điều tôi quan tâm.
Một trong những bài viết “tung hô”, có bài của Phạm công Thiện “triết gia về Niết”, theo như bài viết (đã cũ, vì đó là từ năm 1988) thì Lê Mạnh Thát rất giỏi Marxisme, bởi vì thông thạo Husserl, Wiggenstein, rồi Merleau-Ponty, .. đây cũng là điều chứng tỏ, như tôi dự đoán là chương trình triết (cả triết phật giáo) thời Sài gon cũ của Đại học Vạn Hạnh là một chương trình theo đuôi phương Tây, là cái bóng của mẫu quốc (hết Pháp, lại Mỹ) phủ bóng lên nó, và mục đích của nó là đào tạo ra những ông chống cộng, trong trường hợp VN là chống lại phong trào giải phóng dân tộc. Tại sao lại thế ? bởi trong các ông kể trên không có ông nào là Mác xít, hiện tượng học của Husserl vào điểm cuối cũng trở thành thần học Thiên chúa núp bóng triết học, Wiggenstein là một dạng triết học bẻ chữ phương Tây, còn Merleau-Ponty thì chỉ có cái vỏ Mác xít, mà là Mác xít tư sản, chính xác hơn là một dạng Marxien.
Đây là những điều khẳng định lại những điều tôi nói ở trên. Đó các ông học giả này đã ngập lụt trong một thứ triết học được phương Tây nhào nặn, và ngay cả kiến thức phật học của các ông ấy cũng thế. Thứ triết học này làm sao hợp được với người Việt, ngoài trừ thích vong bản.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 4 5 6 7 8 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC