Pháp Sư Điện Kremlin, thời sự văn học Pháp
Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )
![]() ![]() ![]() |
Pháp Sư Điện Kremlin, thời sự văn học Pháp
Phó Thường Nhân |
![]()
Đường dẫn tới bài viết này
#1
|
![]() Tả Thiên Thanh ![]() Nhóm: Chánh tổng Số bài viết: 6.602 Tham gia từ: 11-August 02 Thành viên thứ: 133 Tiền mặt hiện có : 45.839$ Số tuần chưa đóng thuế : 10 Bình chọn : ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Pháp sư Kremlin (le mage de Kremlin)
Đây là tên cuốn tiểu thuyết được viết và in bằng tiếng Pháp, nhưng người viết nó lại là một người Pháp gốc Ý và Thụy sĩ thuộc loại trí thức nhà giầu. Hiện nó được bán rộng rãi ở Pháp, và cũng đã được báo VN giới thiệu, được coi như một cách hiểu có thiện cảm với nước Nga và tổng thống Putin. Vì thế trên bài bình luận của báo VN, còn nói rằng cuốn tiểu thuyết có thể thay đổi cách nhìn của Pháp với Nga. Tôi dẫn cái link ở đây Cuốn tiểu thuyết có thể làm thay đổi nước Pháp - Báo Công an Nhân dân điện tử (cand.com.vn) Do tò mò, tôi cũng mua cuốn sách này để đọc, «đóng góp làm giầu cho tác giả và nhà xuất bản » một cách khiêm tốn kiểu « giọt dầu », để rồi thấy thất vọng vì trong thực tế cuốn sách chỉ là sự nhai lại nhưng thông tin tuyên truyền về nước Nga và tổng thống Putin vẫn có nhan nhản trên báo chí Pháp. Vì thế nói rằng cuốn sách này thay đổi thái độ của Pháp với Nga là truyền cười Trạng Quỳnh, nên hiểu chính cái nhìn chung của giới Elite Pháp đã là cái phông của cuốn sách thì đúng hơn. Có thể cái nhìn của media Pháp với Nga khác với cái nhìn của media Mỹ và Anh, có tính chất mềm mỏng hơn. Cách nhìn này có dấu ấn của quan hệ lịch sử văn hóa Pháp-Nga. Sự khác biệt của Pháp với Mỹ-Anh,vốn là những nước có thể coi có độc quyền tuyên truyền đểu về Nga trên thế giới, là định kiến của nó mềm hơn, nhưng nói cuốn sách ủng hộ Nga, hiểu Nga thì cũng là chuyện tiếu lâm rừng cười. Tác giả đã dựng câu chuyện như sau. Nhân vật chính là một người Pháp sinh họat ở thủ đô Nga, và thông qua trao đổi trên mạng xã hội đã được tiếp xúc với một người Nga từng làm cố vấn cho tổng thống Putin nhưng đã giải nghệ, do cả hai đều đọc và trích dẫn một nhà văn Nga cuối thế kỷ XIX (Zemiatine) nên « hợp cạ » nhau. Rồi ông ta được mời tới nhà nghỉ của nhân vật cố vấn kia. Chính trong ngôi nhà nghỉ của mình, mà ông ta đã kể lại quá trình làm việc trong điện Kremlin với tổng thống Putin, như một thứ hồi ký tự sự. Tác giả đã rất tinh khôn dựng chuyện rằng, mặc dù là cố vấn, nhưng ông ta đã thôi việc, vì không muốn bị cuốn vào vòng xoáy quyền lực, và vì thế tác giả có thể bú mớm vào mồm ông này những lời mà phương Tây nhận xét, quan sát, định kiến về nước Nga, về Putin như một dạng phê phán của người Nga, mà nó vẫn hài hòa, nếu không thì câu chuyện sẽ quá fake. Có thể vì thế mà cuốn tiểu thuyết được coi là « thân thiện với Nga », đồng thời còn tạo ra cảm giác cuốn sách có một chiều sâu triết học về nhận thức quyền lực của một người về ở ẩn, nhất là những trang cuối khi để cho nhân vật cố vấn này trình bầy việc « rũ tay buông kiếm » trong sự hiện diện của cô con gái nhỏ, trong một dạng tình cảm bố con, gia đình đã nói nhiều tới tâm lý tiểu tư sản của người viết cuốn sách hơn là nhân vật đích thực. Một tâm lý tiểu tư sản, mà giới tư sản hiện tại ở Pháp cũng không còn giữ được. Câu chuyện cũng dẫn tới quan hệ của ông cố vấn này với hai tài phiệt Nga đã bị đánh đổ đó là Berezovski và Khodorovski. Nội dung cuốn sách có thể cấu trúc theo 3 định hướng : 1- Giải thích quan hệ xung khắc của Nga với phương Tây như một dạng mặc cảm tâm lý tự ti của tổng thống Nga Putin do ông không được tôn trọng. 2- Giải thích các hành động của Nga trên trường quốc tế như mộ thứ « chính sách gây rối » (politique du chaos) 3- Đánh giá sinh hoạt chính trị văn hóa phương Tây như một dạng xuy thoái, thoái hóa (décadence), ngược với tính cách Nga vững chắc. Tất nhiên trong cuốn tiểu thuyết có rất nhiều nhận định, những câu nói kiểu định kiến, được viết dưới mầu sắc Nga nhưng thực ra nội dung là định kiến phương Tây với nước này. Tất cả ba điều được cuốn sách nói tới ở trên, thực ra đều là Fake, là các vấn đề râu ria. Chính xác mà nói mâu thuẫn Nga-phương Tây bắt nguồn từ sự đối đầu về cấu trúc quyền lợi kinh tế, chính trị mà ra, như tôi đã nói rất nhiều lần trong chủ đề thời sự ở đây.Do Nga có đủ các khả năng về trình độ kỹ thuật tương đồng với phương Tây, nhưng trong quá trình toàn cầu hóa, sau khi Liên Xô sụp độ Nga bị ép vào vị thế một nước Ả rập Sa u đít mới, đóng vai trò cung cấp dầu khí cho họ. Như vậy, hành động của Nga trên không gian quốc tế không phải là để gây lộn xộn, mà là cách họ bảo vệ quyền lợi của mình Dẫn giải xung đột Nga-Phương Tây qua lý do tâm lý, cuốn sách đã lờ tịt đi lý do có tính cấu trúc nói trên, và như thế đồng thời rũ sạch vai trò của phương Tây có một đóng góp chính tạo ra xung đột này. Việc diễn giải mọi sự kiện bằng tính chất tâm lý, cũng góp phần tăng cường định kiến của phương Tây với nhà nước Nga, coi một nhà nước chỉ đóng khung trong tâm lý của một ông đứng đầu thì khác gì nói nước này là một dạng man rợ, xã hội không có cấu trúc, tổ chức nào cả, và từ đó càng dễ gán tính độc tài cho nước Nga hơn. Việc coi những hành động của Nga như một sự gây rối, đã nói lên rằng phương Tây rất có ý thức về vị trí thượng phong của mình (domination), vì nếu quan niệm những hành động đáp trả của Nga có một lý do lợi ích đằng sau, thì có nghĩa là coi Nga ngang hành với họ, và tất nhiên họ phải làm cái gì đó sai, Nga mới đáp trả. Gán ghép hành động của nước Nga như một thứ gây rối (politique du chaos), đã có tác dụng đổ mọi tội lỗi cho Nga như một dạng chí Phèo, mà không thây vai trò .. ông địa chủ. Nhưng bất cứ một nhà nước nào, nó cũng có lô gic hành động vì quyền lợi của nó, mà người đứng đầu là nhân vật thể hiện, nhưng không phải ông ta muốn làm gì thì làm. Như vậy, ý tưởng của cuốn tiểu thuyết là một sự gán ghép cố ý cho Nga. Sự gán ghép này được lồng vào việc nhân vật cố vấn gặp Putin như thế nào, và cố vấn cho Putin từ vị trí đứng đầu cục tình báo Nga thành thủ tướng rồi tổng thống. Câu chuyện này được dẫn dắt theo đúng những gì mà các phim tài liệu phương Tây nói về chuyện này, đó là các tài phiệt Nga đứng đầu là Berezovski muốn đưa một người mà họ có thể điều khiển được lên làm tổng thống, vì Elsine không còn đủ sức khỏe cũng như hết nhiệm kỳ để làm. Chỉ có điều khác là trong các phim tài liệu, thì Berezovski được coi là kiến trúc sư cho việc Putin lên nắm quyền, còn trong cuốn tiểu thuyết thì lại nói là Putin đã từ chối mọi sự giúp đỡ tài chính của tài phiệt này, và do bị gạt ra ngoài, Berozovski đã « cắn lại » Putin, bằng cách sử dụng kênh truyền hình tư nhân của mình buộc tội Putin trong vụ tai nạn tầu ngầm Koursk, khiến thủy thủ đoàn bị thiệt mạng. Từ đó dẫn tới việc Putin loại bỏ tài phiệt này. Hai tuyến nhân vật Putin và Berezovski được kéo song song với nhau cho tới cuối cuốn sách, kết thúc bằng việc Berezovski treo cổ tự tử. Trong câu chuyện Putin – Khodorovski, thì tiểu thuyết cũng không nói tới việc trước khi bị bắt, Khodorovsky đã định bán hết cổ phần của mình cho Exxon Mobil, và nếu chuyện đó xẩy ra thì Nga mất hẳn tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại tiểu thuyết lại cài cắm mối tình của người yêu ông cố vấn này với Khodorovski, cuối cùng khi Khodorovski bị bắt, thì sau một thời gian hai người lại quay lại với nhau. Một dạng câu chuyện « tình yêu vượt trên tiền bạc, trọc phú ».. Tất nhiên một cuốn tiểu thuyết có phần hư cấu, và nó không thể nói hết sự thật như một phim tài liệu (và tất nhiên phim tài liệu cũng có thể không hoàn toàn đúng). Thường trong một tiểu thuyết hư cấu (dù có cả nhân vật thật như Putin, Khodorovski, Berezovski), thì phần thú vị của nó có thể là những ý tưởng được cài cắm, nhưng trích đoạn có tính triết lý, vượt ra ngoài yếu tố văn chương đơn thuần. Ví dụ ta có thể thấy điều này trong một số truyện ngắn hay của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng trong tác phẩm này thì không có. Hoặc có thể có, nhưng với tôi nó không đặc sắc, gây chú ý. Như vậy như tôi đã nói ngay từ trên đầu, cuốn tiểu thuyết này không vượt được ra ngoài những điều mà giới Elite Pháp định kiến với Nga, nó chỉ khác thể loại (là tiểu thuyết) đối lại với phim tài liệu. Về giá trị văn học nói chung, thì đây là một cuốn tiểu thuyết dễ đọc, không có điều gì khiến người ta trăn trở suy nghĩ. Nó cũng có ưu điểm của các loại tiểu thuyết được chọn tranh giải, đó là cấu trúc truyện gọn gàng, không có chi tiết thừa « to much », điều mà các cuốn tiểu thuyết đầu tay hay mắc phải, khi tác giả cố nhồi nhét quá nhiều vào tác phẩm của mình. Thoe như bài báo VN, cũng như giới thiệu trang cuối của cuốn sách, cuốn tiểu thuyết này chỉ thiếu 1 phiếu (trong 14 phiếu) để được giải gông cua (goncourt), giải văn học được coi là có tiếng nhất của Pháp, giống như kiểu giải thưởng hội nhà văn VN. Sự so sánh của tôi không phải là vô tình, mà bởi vì cũng như bất cứ một thứ giải nào, hội đồng giám khảo tức là một nhóm các nhà văn có máu mặt, cũng đều có tác động của lợi ích nhóm. Thường thành viên của hội đồng là một nhà văn có gắn bó với một nhà xuất bản, vì thế nhà xuất bản mà nhà văn được giải có hợp đồng, sẽ là kẻ chiến thắng và có lợi ích về in ấn, về số lượng bản in, cũng như tiếng tăm, vì giải gông cua là một hình ảnh marketing cực tốt. Các thành viên ban giám khảo cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình thời sự quốc tế hay trong nước. Và rất có thể, việc cuốn sách này không được giải, vì trong khi media phương Tây đang sôi động chống Nga, như một thứ tuyên truyền nhồi sọ cực đoan mà tuyên truyền của Vn thời kháng chiến còn phải gọi bằng cụ, thì một cái nhìn dù sai lệch nhưng bớt hung hăng hơn vẫn là một thứ lạc điệu mà giới Elite dân chủ Pháp không thể vượt qua. -------------------- |
![]() ![]() ![]() |
![]() |