Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

  Thiên Nam, thơ và truyện

VIÉP
post Feb 8 2003, 07:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 140
Tham gia từ: 6-December 02
Thành viên thứ: 609

Tiền mặt hiện có : 640$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Thiên Nam viết được những câu chuyện về những số phận mà khi đọc xong, chỉ có nỗi sợ hãi vì môt kiếp làm người.
(VIÉP)
---------------------------------------------------
THẦY
(chuyện kể)

"Ai lên ải Bắc ngày xưa ấy
Khóc tiễn cha đi mấy dặm đường"

(Tố Hữu)

+

Tự nhiên nước mắt tôi cứ ứa ra khi ngồi nhìn thầy dùng bàn là điện cẩn trọng là phẳng từng tờ "đô". "Phải chọn nấc nhiệt độ thích hợp" - thầy giảng giải - "nguội quá, các nếp trên giấy bạc sẽ khó mất. Ngược lại, chỉ hơi nóng quá một tí thôi là sẽ để lại vết là nhẵn bóng, khi mua hàng, chủ hàng khó tính nó sẽ không nhận". Cứ sau vài nhát là, thầy lại cầm tờ đô giơ cao lên, ngắm nghiêng, ngắm phẳng, hệt như ông thợ mộc lành nghề đang bào để vào mộng một chi tiết khó trong chiếc tủ gương. À, mà sao tôi lại phải đi ví von khập khiễng thế nhỉ. Không cần phải ví với ông thợ mộc nào cả. Tôi nhớ lại từng động tác của thầy trên bục giảng: những đường phấn kẻ rất thẳng, dấu tích phân lượn thật gọn mà thật khéo. Và, giọng giảng bài của thầy: điềm đạm, từ tốn.

Hết mấy tờ đô phải là, thầy thận trọng đặt dựng chiếc bàn là lên mặt bàn, không tắt điện mà vặn xuống nấc thấp để chờ mẻ đô mới chị bạn thầy đang rửa trong toa-lét. Xong, thầy ngẩng lên đưa tay vuốt ngược mái tóc bết mồ hôi trên trán. Chao, tóc thầy đã bạc nhiều thế ư? Tôi nhắc lại cùng thầy vài kỷ niệm cũ và rưng rưng đọc thầy nghe một đoạn thơ của bạn Cầm (1), trong đó có câu: " i tóc thầy, tóc chớ có bạc thêm". Thầy nhìn tôi, cười rất vui. Đôi mắt thâm quầng sau một đêm căng thẳng, thiếu ngủ, ánh lên những nét tươi tắn, trẻ trung - là một nhà toán học nhưng thầy rất yêu thơ.

Chị bạn thầy từ trong phòng toa-lét bước ra, tay cầm một tập đô dày, ướt sũng, gồm có tờ năm mươi, hai mươi, mười, thậm chí cả tờ năm đô! Vừa đi, chị vừa vẩy vẩy tập đô cho ráo bớt nước, không để ý, suýt nữa chị vấp vào tôi vốn đang ngồi bệt giữa sàn nhà, ngay lối vào, với cốc bia, và thơ. Nhận ra tôi là người lạ, chị có ve? ngượng với cái mùi thức ăn ở ruột già thum thủm bốc ra từ mấy tờ đô. Để chị đỡ ngượng, thầy đón lấy tập đô từ tay chị và nhanh nhẹn với hộp xịt Hungary để trên nóc tủ. Vừa say sưa nghe tôi đọc những câu thơ đắc ý, thầy vừa dàn lật mớ đô la và cẩn trọng xịt thứ nước thơm
Hungary lên khắp từng tờ đô. Rồi, vặn bàn là lên đúng nấc, thầy tiếp tục công việc. Khi bàn là chạm vào tờ đô, hơi nóng làm thăng hoa chừng ấy mùi cùng một lúc: mùi nước thơm Hungary, mùi thức ăn đã tiêu hóa kỹ, và thơ. Tất ca? quyện vào nhau trong căn phòng nhỏ đóng kín cửa, và, không biết do ơn huệ từ đâu, lò sưởi cực nóng. Ngột ngạt. Ngoài trời tuyết rơi dày, bám đầy lên cửa sổ.

+

Tôi biết thầy đã lâu, khi tôi mới ngỡ ngàng bước chân vào đại học. Khi ấy tôi là sinh viên nông dân mặc áo lính: danh hiệu sinh viên, bản chất nông dân, áo quần bộ độị Sau năm năm, trải ba số phận: số phận Thằng Bờm, số phận cụ Tú Xương, số phận Đoàn Viên; giữ ba chức danh: Trí thức cày ruộng, Dân công hỏa tuyến, Bộ đội tình nguyện, từ cao nguyên Xiêng Khoảng tôi được giải ngũ về quê. Rồi, không biết do sự sơ xuất của ông phó chủ tịch xã phụ trách nội chính, hay do sự rộng lượng của chính quyền địa phương, mà tôi nhận được giấy báo vào đại học, cắt chuyển hô. khẩu, lương thực rất sớm và cực kỳ trót lọt. Vào trường, nhận phòng, nhận giường xong xuôi mà tôi cứ không tin là thật.

Chúng tôi, những người bộ đội, thanh niên xung phong về học, được trường gọi nhập học sớm hơn các bạn từ học sinh
phổ thông lên một tháng. Trường tổ chức chúng tôi thành hai
lớp ôn tập: tự nhiên và xã hội. Người hướng dẫn bọn tôi ôn tập môn hình học là một thầy giáo trẻ. Những cậu thạo tin trong lớp cho hay: thầy tốt nghiệp bằng đỏ trường Lomonosov (2) về. Những bài hình học khó, dưới viên phấn của thầy, trở nên minh bạch, thật đáng yêu. Tôi vốn xuất thân
ở xó rừng Con Cuông. Thầy dạy toán giỏi nhất trường cấp ba
của chúng tôi, hè nào cũng phải về Vinh sôi kinh nấu sử cho
kỳ thi tốt nghiệp cử nhân. Có lẽ vì vậy mà tôi ngồi nghe thầy bằng đỏ giảng hình cứ như được ăn cơm thịt (từ bé tôi vốn không biết là thịt rất ngon). Những lúc đắc ý, ngồi dưới lớp tôi cứ thầm thì: thế mới gọi là bằng đo? chứ, thế mới là Liên Xô, thế mới là nước Nga! Có những lúc nghe giảng say sưa quá, tôi há hốc mồm ngồi... mơ nước Nga, đến nỗi thằng bạn người Nam Hà ngồi bên cạnh phải lấy quyển vở che khéo miệng tôi lại và nhắc: "Mày quê quá!"

Nhưng, thầy của tôi không phải thầy trẻ ấy. Ông thầy tre? không biết giảng đại số, chỉ biết giảng hình học, hay ít ra ông ấy tỏ ra như vậy. Còn một tuần nữa thi kết thúc khóa ôn tập, cô giáo chủ nhiệm (cũng tốt nghiệp bằng đỏ ở Nga về, hình như ở Kiev - xin bạn đọc lượng thứ, trong tiềm thức của chúng tôi và không ít người dân Đông Âu, tất tật các xứ của Liên bang Xô-viết cũ đều là Nga, là Russia tuốt) - xin nhắc lại - cô giáo chủ nhiệm trân trọng giới thiệu với chúng tôi một thầy mới. Cô bảo: tuần cuối này tất cả các giờ toán sẽ do thầy mới giảng. Chao: cả hình học, cả đại số, cả lượng giác - một vị bách khoa! Các nguồn thạo tin cho hay: thầy là cán bộ đầu đàn của ngành toán, phó tiến sĩ toán học vào loại sớm nhất của nước ta tốt nghiệp ở Liên Xô. Ôi, nước Nga, cái nôi của văn minh, thành trì của khoa học! Chúng tôi hồi hộp chờ thầy như trẻ con ngồi chờ xem ông khổng lồ hiện ra từ những trang cổ tích. Nhưng, thầy không phải ông khổng lồ. Thầy giản dị lắm. Thầy muốn góp phần giúp chúng tôi, những người bị thiệt thòi, sớm theo kịp chúng bạn trên con đường học vấn. Trong ba tiết học đầu, thầy tóm tắt gọn gàng tất cả các điểm chốt của ca? ba môn: hình, đại, lượng (3) của phổ thông. Sáu tiết sau, thầy đưa chúng tôi lạc vào thế giới của toán học cao cấp lúc nào không hay. Dưới viên phấn của thầy, hóa ra toán học cao cấp cũng chả phải là cái gì ghê gớm lắm. Cái dấu tích phân gọn và khéo mà tôi nhắc đến ở đầu chuyện chính là từ sáu tiết giảng này đây. Giờ giải lao, thầy không ra ngoài mà ở lại trong lớp hỏi chuyện chúng tôi. Thầy hỏi về rệp ở ký túc xá và những cơn sốt rét còn dây dưa ở một vài người, trong đó có tôi. Lúc đó tôi cảm động ứa nước mắt. Chúng tôi háo hức đề nghị thầy kể về nước Nga văn minh và vĩ đại. Thầy từ tốn bảo: nước Nga tiến cách chúng ta rất xa. Nước Nga có một nền khoa học kinh viện hàng đầu, một nền kỹ thuật tương đối phát triển. Nhưng, thầy nói chữ "nhưng" gần như thầm thì, về trình độ văn minh thì nước Nga thấp hơn nhiều nước, chẳng hạn Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Pháp. Mặc dù rất kính trọng thầy, ngưỡng mộ là đằng khác, nhưng những kiến thức tôi đã ki cóp được từ tấm bé cho đến lúc ấy cứ lặng lẽ vẽ lên trong đầu tôi một dấu hỏi lớn: "Liệu thầy có tư tưởng xét lại không?"

Là dân "cá gỗ" nên tôi học rất chăm chỉ. Tuy chưa lần nào tôi được kiến diện một ông đồ xứ Nghệ, nhưng tôi tư. thấy trong mình có giòng máu của họ: trọng sự học, coi thường nghèo khó. Nhờ thế, ơn trời, hai năm đầu tôi là học sinh xuất sắc của trường. Và cũng nhờ thế, ơn trời, thầy biết và quen đến tôi.

Số là vào năm học thứ ba, nhân dịp lễ 20 tháng 11, một thầy
thuộc chân loong toong ở phòng giáo vụ (lúc ấy tôi nghĩ
thầy này chức to lắm chứ không phải là chân loong toong)
mới gọi tôi lên giao cho nhiệm vụ thay mặt học sinh toàn
trường đọc một bài "đít cua" dài mười phút chúc mừng các
thầy cô giáo ở hội trường lớn. Tôi chuẩn bị bài đít cua rất kỹ, rất văn chương, mặc dù tôi học ngành khoa học tư. nhiên. Có lẽ đấy là tại cái máu xứ Nghệ của tôi (cũng lạ, cái xứ quanh năm ngày tháng toàn nhút với tương mà, cứ mười người thì chí ít cũng phải có bảy người thích thơ và tập tọng làm thơ). Tôi còn nhớ rõ cảnh toàn hội trường im lặng cảm động ngồi nghe bài đít cua của tôi, nhất là đoạn tôi nhắc lại về tình cảm thầy trò trong chiến tranh, có mượn đoạn thơ sau đây của bạn Đỗ Minh Tuấn:

Ngả ba lô tôi đi tìm đồng hương
Quân đông nên cái nhìn rất vội
Từ cuối hàng quân bỗng bung ra tiếng gọi
Bóng tô châu ùa lại phía tôi
Sung sướng run người, tôi reo khẽ: Thầy!
Nòng súng AK và hai cánh tay
Cùng choàng lên tôi âu yếm
Trí óc tôi chợt bùng sôi kỷ niệm
Năm tháng sinh viên và những mái trường
Tiếng giảng bài của thầy át tiếng bom rung

Hai tai nóng bừng, tôi trở về hàng ghế đại biểu trong tiếng
hoan hô ran hội trường. Một bàn tay dịu dàng đặt lên vai tôi
và giọng nói thật hiền: "Nam đọc bài phát biểu thật hay" (Nam
là tên tôi). Tôi ngẩng lên: "Thầy!" Vậy là thầy đã biết tên tôi, đã quen đến tôi. Vinh dự và cảm động làm tôi quên hẳn thắc mắc về tư tưởng "xét lại" có thể có ơ? thầy thuở xưa.

Thầy rất mô phạm. Mặc dù đảm nhiệm nhiều chức vụ nhưng
thầy không bao giờ chịu giảm giờ lên lớp. Tuy không trực tiếp học với thầy, nhưng từ sau buổi 20 tháng 11 ấy, tôi rất được thầy ưu ái. Thầy sống chừng mực, gương mẫu, giản dị và đại chúng. Thỉnh thoảng được thầy mời đến nhà chơi, nên tôi được chứng kiến nhiều bình diện tiếp xúc của thầy. Với ai cũng vẫn một phong thái ấy, một niềm tư. tin ấy. Nhìn ngài bộ trưởng, ánh mắt thầy không ngưỡng mộ, không khúm núm. Nhìn bà nhà ăn, ánh mắt thầy không thương hại, không ban ơn. Chẳng bù cho ông hiệu phó trường tôi (sau này lên chức "cốp"): có lần tôi thấy ông tiếp chuyện một chuyên gia Nga. Tan học, tôi đi từ trên giảng đường xuống, gặp ông cùng ông chuyên gia nọ đi từ cầu thang lên. Ông "Ta" người thấp bé, ông "Tây" người cao to. Ho. vừa đi vừa nói chuyện với nhau bằng tiếng Nga. Bất chợt tôi bắt gặp ánh mắt ông "Ta" nhìn ông "Tây". Suốt đời tôi không quên được ánh mắt ấy: nó đầy ngưỡng mộ và đầy kỳ vọng của một tinh thần nhược tiểu. Thầy của tôi không thế.
...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
VIÉP
post Feb 8 2003, 07:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 140
Tham gia từ: 6-December 02
Thành viên thứ: 609

Tiền mặt hiện có : 640$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Là một nhà toán học nhưng thầy rất yêu thơ. Thầy rủ tôi đến nhà cũng chủ yếu là để nói chuyện thơ. Thầy bảo: "Nói chuyện với Nam vừa tầm mình, nói chuyện với mấy cậu khoa Văn sợ không hợp". Lần thầy được in cuốn giáo trình
"Phương trình vi phân", thầy làm một bữa liên hoan nhỏ bng
phần tiền nhuận bút khiêm tốn, và, khách mời chỉ có mỗi mình tôi. Căn hộ trong toà nhà lợp giấy dầu ở khu tập
thể Bách khoa gồm chái bếp, phòng ở và hiên nhà. Đêm mất
điện. Vợ con thầy ăn ở dưới bếp. Tôi và thầy trải chiếu cói ngồi ngoài hiên. Một trời đầy trăng. Một cút rượu nút lá chuối khô. Hai cái chén hạt mít. Một bát chiết yêu đầy chuối xanh với ốc bươu nấu giả ba ba. Một đĩa lạc rang rất khéo. Và, tất nhiên, một âu đầy cơm gạo quê (ngày thường, cũng như lũ sinh viên chúng tôi, gia đình thầy ăn gạo "mậu" (4)). Chúng tôi mừng một công trình toán học bằng một... đêm thơ. Mở đầu, vì ngồi ngoài hiên nên tôi đọc thầy nghe mấy câu thơ của bạn Cầm:

Tôi cay đắng nhiều năm...
Thôi chẳng kê?
Trăm ngàn đêm trú tạm mái hiên người
Đi qua vạn hội hè, ôm mặt khóc
Cỏ xanh trầm, câm lặng, búp đa rơi.

Không ngờ thầy ôm mặt khóc thật. Tôi bàng hoàng: hóa ra
đời thầy cũng có uẩn khúc? Rồi, thầy đọc tôi nghe một số bài thơ thầy làm ở quê hương Pushkin, ở quê hương Anatole France. Thơ thầy không hay nhưng có hồn. Một hồn thơ
tự tin, không vay mượn và đậm tình cố hương. Vui chuyện
thầy bảo: "Người Việt mình không ngu, chỉ có điều hoàn cảnh
lịch sử nó làm mình dốt, mình lạc hậu. Phải học thôi Nam
ạ. Chỉ có khoa học và kỹ thuật mới làm người Việt mình
mở mày mở mặt ra được". Tôi chưa ra nước ngoài lần nào
nên không có được cái tầm nhìn của thầy. Lúc ấy tôi chi?
nghĩ như các cụ đồ: cái chữ là cái quí, lắm chữ hơn nhiều tiền. Và, cố làm cái bằng đại học, hay cao hơn, cái bằng phó tiến sĩ, để đem tiếng thơm lại cho gia đình và cho xứ Con Cuông khỉ ho cò gáy của tôi. Tuyệt nhiên không đến tầm yêu nước. Cũng không có chuyện tiền nong.

Năm tháng cắn đuôi nhau trôi đi. Các cụ bảo "Gần mực thì
đen, gần đèn thì rạng", quả có vậy. Thầy có ảnh hưởng
rất lớn đến việc hình thành tư cách của tôi sau này: không
ngạo mạn, nhưng không nhược tiểu. Ra trường, tôi theo gót
thầy: cũng sư phạm và mô phạm. Có lần, ở chợ Xanh, tôi tư
duy quá lâu trước mớ rau muống già, làm chị hàng rau phát cáu buột miệng: "Nghe giọng nói biết ngay không mua được rau bà đâu". Tôi điếng người. Thật "cơm áo không đùa với khách thơ".

+

Rồi số phận run rủi tôi đi Tây. Từ đó tôi xa thầy và gần như quên thầy. Nền văn minh vật chất phương Tây nó làm hư tôi. Bảo vệ xong cái phó tiến sĩ, thay vì về làm rạng rỡ xứ Con Cuông khỉ ho cò gáy của tôi, thay vì làm khoa học, tôi ở lại đi buôn, hay nói theo ngôn ngữ mới là làm nhà doanh nghiệp. Nhưng, nhọc nhằn lắm bạn đọc thân mến ạ. Chắc bạn đã nghe câu cụ Marx, đại ý nói: thời kỳ tích lũy tư bản được ghi bằng máu và nước mắt. Về thời kỳ tích lũy tư bản của tôi và chúng bạn, có dịp tôi sẽ kể bạn nghe. Đây đang nói chuyện thầy tôi. Sau khi Đông Âu đổi mới, thầy có qua lại đây mấy lần, nhưng tôi chỉ nghe tin mà không gặp. Nghe đâu một lần thầy đi dự hội nghị toán học quốc tế ở Hà Lan về ngang qua, một lần thì thầy được mời sang giảng một chuyên đề ở trung tâm Banach. Số tôi sinh ra ở xó rừng nên đi Tây cũng lại phải ở nơi heo hút, không được ơ? thủ đô. Vậy nên thầy trò mới không được gặp nhau. Lần này thầy ở được lâu. Tôi thì cũng đã chuyển lên thủ đô để thuận tiện doanh nghiệp. Gặp lại thầy, cái máu mê thơ tưởng đã chết lạnh trong tôi bỗng lại thức dậy. Thầy trò tâm đắc lắm. Thầy vẫn như xưa: điềm đạm, từ tốn, tư. tin và... yêu thơ.

Tối đó tôi ngủ lại cùng thầy. Nhà có mỗi một chiếc ghế bành ngả ra làm giường, chúng tôi ưu tiên phụ nữ. Hai thầy trò tôi hút bụi thảm, trải ga ra, đắp chung cái chăn chiên, nằm tâm sự. Thơ đọc chán cả chiều rồi, tối nói chuyện làm ăn. Thầy kể, hai chuyến đi vừa rồi thầy cũng kết hợp cả đi lại kiếm được ít tiền, về đủ xây một ngôi nhà hai tầng khang trang trên mảnh đất trường chia cho. Phần trang trí sắm sửa nội thất trông cậy vào chuyến này. Thầy rủ rỉ: "Nam ạ, phải đứng trên chính đôi chân của mình thì mới vươn lên được, mới tiến nhanh, mạnh và vững chắc được. Trước kia ỷ lại, trông chờ vào đồng lương nhà nước nên suốt đời nghèo. Hai đợt đi trước, mình chỉ thuần làm "cửu vạn", với cái hộ chiếu "xanh" (5), đi lại mang hàng cho mấy cậu học trò cũ và họ trả thù lao, nên không ăn thua. Lại còn bị sỉ nhục chứ". Rồi thầy kể tôi nghe chuyện thầy bi. cậu học sinh cũ mắng cho té tát mà đành cúi đầu nghe. Chuyện này dài, xứng để viết nên thiên truyện "Luật thương mại", tôi đang để dành, xin chưa kể ra đây. Về khuya, khi chị bạn thầy đã ngủ say, tiếng ngáy vo vo, thầy mới mạnh dạn kể tôi nghe chuyện hai người vượt ải đêm qua.

Thầy bảo: "Cái bọn bên Mát (6) nó tệ. Đều là học trò cũ của mình cả mà nó cho mình toàn tiền lẻ. Các chuyến trước máy tính đang khan, họ săn đón thầy cô thịnh tình. Tiền "tươi", mà "tươi rói" nhé, lại toàn tiền một trăm đô, nên thao tác đơn giản, gọn nhẹ, qua ải bình yên. Lần này "thẻ xanh" từ Angiê (7) về nhiều, hàng bộn, "đi" chậm. Máy của bọn mình không bị "xu khôi" (8) nhưng là tiền "héo". Ai đời, cậu bảo, được dăm tờ một trăm, còn toàn tiền năm, hai, một chục. Thậm chí cô bạn mình còn phải nhận một tập dày tờ năm đô. Ngoài tiền bán máy tính ra, bọn mình còn nhận cửu vạn, tải thêm tiền về cho các "soái", để kiếm bù cái vé tàu nằm hai chiều. Thế nên mới nặng gánh. Khâu chuẩn bi. cũng không được tốt. Đang ngồi ở Đôm Năm (9) gói tiền thì cậu chạy vé vào giục đi. Đành phải bốc nhét tiền vào túi, nhảy ra tắc-xi cho kịp giờ tàu về đây. Lên tàu mới loay hoay. Mình già yếu ở giường dưới. Cô ấy trẻ khỏe lên giường trên. May mà giường giữa không có ai. Bọn mình loay hoay cuộn gói tiền thành nhiều lọn. Mỗi lọn lấy dây chi? buộc trong, bao cao su bọc ngoài. Phải làm giấu giấu giếm giếm dưới ánh đèn tù mù. Đường sắt thì xấu. Tàu lắc kinh. Mãi đến nửa đêm hôm qua mới gói xong. Mỗi người sáu lọn, mỗi lọn ba mươi tờ, vị chi ba sáu mười tám, một trăm tám mươi tờ. Bao cao su thiếu, cô ấy ưu tiên phần mình. Phần cô ấy ba lọn phải bọc bằng bao ni-lông. Xong, đến phần nhét. Mình nhét khoảng một tiếng thì xong cả sáu lọn. Cứ như là chúng tan biến mất trong dịch ruột già, không cảm thấy gì cả. Thấy giường cô ấy lặng như tờ, mình yên tâm chợp đi được một lúc. Bỗng nghe cô ấy gọi: "Anh! Anh! Làm sao bây giờ? Ba bọc ni-lông cứng quá, em cố mãi chẳng nhét được lọn nào!" Mình bảo: phải cố xem. Cô ấy bảo: đau lắm. Tàu lao nhanh trong đêm. Cửa ải mỗi lúc một lại gần. Mình bảo cô ấy đưa thử mình một lọn. Cố lựa, nhét. Đau ơi là đau. Mãi rồi mình cũng nhét vào được. Sờ tay xuống thấy đít
dính ướt, chắc chảy máu. Cô ấy vẫn không nhét vào được.
Hình như phụ nữ họ khó vượt ngưỡng tâm lí hơn đàn ông.
Mình bảo: hay là giấu vào chăn. Cô ấy cự: không được, hải
quan nó khám ra ngay.

Chắc vì quá lo nên khi tàu kéo còi vào ải thì cô ấy nhét liên tiếp được cả hai lọn vào. Tàu dừng nơi ga ải. Bọn mình trống ngực to hơn trống trường. Hải quan Nga rất hách. Thấy hai đứa bọn mình, chúng ồ lên thô lỗ và xúm vào khám xét như sắp bắt được của. Chúng khám kỹ lắm: soi hết các ngách, giật rèm cửa, sờ nắn người, đổ cả lọ mắm tôm ra lấy que khều, làm cả toa ngạt thở. Không thấy gì, chúng ức lắm, đã định bỏ đi. Bỗng một thằng quay lại cầm tay mình lôi xềnh xệch đến ngăn toa-lét. Mình giả vờ không biết tiếng Nga, chỉ xổ toàn tiếng Pháp, mặt tái dại, giọng lắp bắp. Chúng gọi một tay bập bẹ biết tiếng Pháp đến. Nó bắt mình cởi quần, chổng mông. Nó bành lỗ đít mình ra, soi đèn pin vào. Chúng nó ngu. Của ấy có nằm đâu ở ngoài mà soi đèn thấy được. Tha mình, chúng định đưa cô bạn mình đi soi, không hiểu sao lại thôi. Tàu chuyển bánh, vẫn chưa hết lo. Mãi khi một đoàn lính biên phòng đến khám hộ chiếu, nghe tiếng nói vang lên không phải tiếng Nga bọn mình mới thơ? phào".

"Tiên sư nó chứ" - thầy chửi tục, lần đầu tiên tôi nghe thầy chửi tục - "mình mang máy tính là thứ máy móc văn minh
vào khai sáng cho nước nó, nó đánh thuế đắt đàng hoàng, mà nó không cho mình mang tiền ra, phải cho tiền đi đường ruột thế này, bực lắm. Trình độ văn minh của nước Nga còn thấp quá".

Nói xong, thầy nằm im. Tự dưng tôi thấy thương thầy vô hạn.
Phần tôi đã đành: xuất thân từ xứ khỉ ho cò gáy, bản chất nông dân lam lũ, nghèo đói, nên khi kiếm ăn "thân lươn
bao quản lấm đầu". Còn thầy. Tôi quay sang: thầy đã ngủ tư.
bao giờ, mắt hướng thẳng lên trần nhà, hai tay bắt chéo
trước bụng. Tư thế rất là mô phạm. Tôi kéo chăn đắp cho
thầy và nằm nghe hai điệu ngáy vo vo. Ngoài kia tuyết vẫn
rơi dày. Mai lạnh, chắc thầy nghỉ ở nhà, và thầy trò sẽ lại tiếp tục bình thơ.

(Viết xong ngày 20.03.1996 tại Warszawa
Ngậm ngùi sửa chép lại ngày 20.11.1996)

Thiên Nam

Chú thích:

(1) Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.

(2) Tức trường Đại học Quốc gia Moscow.

Ở Liên Xô (cũ), bằng đỏ là loại văn bằng xuất sắc dành
cho sinh viên tốt nghiệp đại học.

(3) Tức ba môn Hình học, Đại số, Lượng giác.

(4) Gạo mậu dịch.

(5) Tức loại hộ chiếu "công vụ", bảo đảm một số "đặc
quyền" cho người dùng so với những ai chỉ có hộ chiếu
thường (hộ chiếu phổ thông).

(6) Cách gọi tắt của Moscow.

(7) Algeria, nơi có nhiều nhà giáo Việt Nam được cử đi làm
"chuyên gia" (thực chất là một hình thức bán sức lao động
rẻ mạt).

(8) Mua chịu (tiếng Nga).

(9) Ngôi nhà chung cư số 5 phố Aminevsk, từng được coi là
trung tâm thương mại và giao dịch lớn nhất của người Việt
ở Nga.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
VIÉP
post Feb 8 2003, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 140
Tham gia từ: 6-December 02
Thành viên thứ: 609

Tiền mặt hiện có : 640$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



NÀNG


Thiên Nam


Chiều trung du. Nắng vàng như mật. Những ngọn đồi lúp xúp chạy hút tầm mắt. Xa kia là hồ Đại Lải. Những đồi hoa sim, những đồi hoa mua. Nàng rủ tôi: ở lại một hôm nữa, ngày mai chúng mình đi thăm hồ Đại Lải, hầu hít hà một chút hơi văn chương. Nàng học văn mà. Nhưng tôi quyết dứt tình vương. Tôi là lớp trưởng của cái lớp đang cận ngày nhận danh hiệu "tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa". Không thể nghỉ học vô lý được. Tôi đọc thấy nỗi thất vọng khôn cùng ở rong mắt nàng. Nhưng tôi đã quyết - cái quyết tàn nhẫn nam nhi. Nàng chở tôi ra ga bằng chiếc xe đạp Phượng hoàng đã cũ, nhưng còn tốt. Khốn nỗi, tôi lại là đứa lùn. Chạy bám theo xe mãi mà không nhảy lên trên cái poóc-ba-ga được. Nàng ý tứ: "Để mình về đổi xe - cái xe này tồi quá, cũng đang định kỳ lương tới sẽ thêm vào mua cái Đi-a-măng của Đức". Tôi chạnh lòng nghĩ: "Mình chỉ mong có đưọc cái "Nan long" khung giấy bồi" và bặm môi nhảy ngồi lên sau nàng. Tay lái nàng hơi loạng choạng tí xíu. Rồì tiếng líp xe vang lên đều đều ro ro trên con đường ngoằn ngèo xuống dốc.

Tiếng loa phóng thanh trong nhà ga vang vang: "Vì trục trặc kỹ thuật, tàu từ Phú Thọ về bị chậm ba tiếng". Mắt nàng ánh lên một thoáng vui. Nàng gửi xe vào bãi gửi. Mất hai hào. Tôi bảo: sao không dắt xe theo, đỡ tốn tiền gửi. Nàng chỉ cười. Chúng tôi đi xuống mé chân đồi. Khác với ngày thường, hôm nay nàng "đi xi-vin": thay cho bộ quân phục gọn gẽ thường ngày là chiếc áo phin trắng nõn nà và chiếc quần vải phíp đen loại tốt. Đường đầy cỏ may. Trời không thương nàng. Đến cái hõm nhỏ dưới chân đồi, chúng tôi ngồi xuống cùng nhặt cỏ may vướng ở quần. Của ai người ấy nhặt. Tôi mặc chiếc quần bộ đội đã bạc màu với hai ống vá tự vá ở mông (đời lính là cả một trường đại học - thật đấy!) và hai miếng vá phòng ngừa thật đẹp ở đầu gối. Vừa nhặt, nàng vừa khẽ khàng đọc một bài thơ của Bằng Việt mà tôi quên mất tên, chỉ còn nhớ câu cuối:

"Màu nắng ấy và màu mây thuở ấy
Đến bây giờ vẫn giữ để trao nhau"

Trời ơi! Sao nhà thơ người ta giỏi nói hộ lòng người khác đến vậy. Tôi nhìn hút vào mắt nàng. Trong ấy có cả một chân trời kỷ niệm.

Thuở ấy... Thuở ấy tôi là một thằng bé con đa sầu đa tình - hay dùng từ đẹp hơn chút là: lãng mạn. Tôi nhớ, từ khi học lớp ba cho đến hết lớp mười, tôi ngốn không biết cơ man nào là sách. Vớ được thứ gì đọc thứ ấy: từ tờ báo "Nhân dân" cho đến cái đơn thuốc Bắc, từ cuốn "Lý thuyết lượng tử" cho đến mấy tờ truyền đơn tâm lý chiến, từ mười ba tập "Tam quốc diễn nghĩa" cho đến bài báo "Bọn Nhân văn Giai phẩm trước tòa án dư luận", từ tiểu thuyết "Chuông nguyện hồn ai" cho đến sách hướng dẫn dùng thuốc điều kinh. Lỗi là ở ông anh tôi tha về nhà lắm thứ quá.

Cũng là lỗi của chiến tranh khiến tôi có quá nhiều thì giờ và an toàn trốn việc trong những căn hầm trú ẩn mỗi lần có báo động phòng không. Vì thế, nói các bạn đừng cho tôi là hợm hĩnh, nhưng mấy năm học cấp ba tôi tự thấy tôi giỏi văn hơn nàng. Và hình như nàng cũng thấy như vậy. Lớp học của chúng tôi thực sự là những căn hầm. Những căn hầm vững chãi, được đào cất công phu, với mái lán ụ đất và đường giao thông hào chi chít. Những lớp học trong hầm ấy hoàn toàn do chúng tôi tự làm. Đấy chính là kỷ niệm: những chuyến vào rừng dài ngày lấy gỗ, dựng lán đánh tranh nứa trong rừng, đào hầm đắp ụ, khoét lỗ ở vách ụ đất làm hỗ để đèn đầu khi học ban đêm, cấy cỏ lên ụ đất để ngụy trang..., hoàn toàn là công sức của chúng tôi - những đứa trẻ mười bốn, mười lăm, chai sạn với chiến tranh mà không kém phần lãng mạn. Hồi ấy bạn Mạnh Nam của tôi có bài thơ "Tình yêu lao động" nổi tiếng cả trường, đến mức bất cứ học sinh nào cũng có thể đọc lên câu "Mây ôm chặt lưng đèo Tháp Bút". Còn tôi, tôi để ý đến nàng. Nàng giỏi giang hơn tôi. Nàng thường giúp tôi bó lại bó nứa xộc xệch, sửa lại cái tranh nứa đánh lỗi. Nàng chỉ cho tôi cách dong bó nứa xuống dốc thế nào cho an toàn. Nàng chưa bao giờ gọi tôi bằng anh - bởi nàng hơn tôi nửa tuổi. Những lúc đi rừng, trông nàng oách lắm: chân quấn mo cau rừng, ngang lưng thắt gọn ghẽ chiếc bao dao, đầu chít khăn mỏ rìu, hệt như một bác thợ rừng chính thống.

Cuối năm lớp Chín tôi bắt đầu tỏ tình với nàng. Cứ hai tuần một lần, tôi rời lán trường ra bưu điện huyện cách đấy năm cây số để gửi thư cho nàng. Phải yêu lắm thì mới làm được như vậy. Tôi không nói chuyện cuốc bộ năm cây số - với lũ trẻ xó rừng như chúng tôi, đấy là chuyện vặt. Vấn đề là tiền: làm sao kiếm ra được một hào hai xu để mua một con tem trong vòng hai tuần. Tôi xoay đủ kiểu: đi hót phân trâu bán cho hợp tác xã, đi bắt cá khe, đi câu cá sông đem bán cho bác gác kẻng trường. Những lúc bí quá thì xin nàng một con tem. Tôi thường bỏ thư vào thùng ngày chủ nhật. Hoàn toàn bí mật. Và suốt tuần sau đó tôi ngồi trong lớp theo dõi nàng. Tôi cố xoay xoả với chúng bạn để được ngồi chỗ hợp ý, nghĩa là chỗ phía sau nàng, cách vài dãy bàn và chếch một chút, để mỗi khi ngồi ngắm và theo dõi nàng thì thầy giáo ngỡ là tôi đang nhìn ra đồi núi, đồng ruộng phía ngoài cửa lán hầm. Thư tôi là thư nặc danh (tôi không ưa từ này, dù rằng nó hợp), thường là mấy câu thơ bâng quơ. Mấy tuần đầu nàng không có biểu hiện gì. Về sau tôi thấy thỉnh thoảng nàng lại ném cái nhìn dò xét về phía mấy bạn trai lớn dạc ở trong lớp, đặc biệt là Mạnh Nam. Tôi khoái chí lắm. Rồi bỗng một hôm, sau khi có kẻng báo yên, trên đường trở về lớp, nàng đột ngột chặn tôi lại ở một ngách hào vắng và nói rành rọt: "Mình không thích Thiên Nam gọi mình bằng "nàng". Nghe nó tiểu tư sản lắm". Rồi nàng bỏ đi. Bữa đó tôi bỏ dở buổi học, về lán nằm suy. Tại sao lại lộ được nhỉ? Suy đi tính lại chỉ tại con tem thôi. Số là hôm trước không còn cách nào để xoay ra tiền mua tem, tôi hỏi xin tem nàng. Nàng bảo: "Chỉ có tem chết thôi". Tôi nói: "Cũng được, để mình cho vào bộ sưu tập vậy".
Giờ giải lao, tôi lấy thuốc đánh răng tẩy cái dấu bưu điện trên con tem chết, nàng bắt gặp mới giảng giải: "Không biết chơi tem rồi, tem chơi là phải có dấu bưu điện, chàng ngốc ạ". Biết là dễ bị lộ, nhưng tôi vẫn dùng con tem tẩy dấu ấy dán lên thư gửi nàng. Sau bữa ấy thế là chấm dứt: chấm dứt những nỗi lo tiền mua tem, chấm dứt những dòng thư mở đầu bằng câu thân thuộc: "Nàng thân yêu". Nhưng những bài thơ tặng nàng vẫn lặng lẽ ra đời.

Lên lớp Mười, tôi vẫn cố thu xếp được chỗ ngồi như cũ. Tôi và nàng gặp nhau thường ngượng ngùng. Chuyện trò chỉ vài câu nhát gừng. Còn hai tháng nữa đến kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, bỗng nàng thông báo nàng đã xin được vào bộ đội. Trường quyết định cấp bằng tốt nghiệp trước hạn cho nàng và các bạn trai cùng nhập ngũ lần ấy. Hôm tiễn nàng, tôi hái một chùm sim chín sau đồi, một bài thơ, gói
vào trong chiếc khăn tay, lặng lẽ đưa nàng. Năm ấy tôi thi dại học khối C. Hình như đủ điểm vào trường, nhưng không được gọi. Tôi nhờ ông anh họ tôi là một giáo sư nổi tiếng, chạy chọt hỏi ở phòng giáo vụ, thì được trả lời bằng một lời khuyên: "Cậu ấy nên thi vào các khoa tự nhiên". Sáu tháng sau kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, khi tôi đang tải đạn ở cao nguyên Xiêng Khoảng thì nhận được thư nàng
gửi từ chiến trường B2 ra. Nàng vẫn không gọi tôi bằng anh. Nàng kể về công việc y tá của mình. Nàng khoe là nàng đang theo học một lớp quân y sĩ, kiêm làm chủ bút tờ báo tường của quân y viện. Giọng thư nàng vui lắm. Nàng dí dỏm chép dở dang câu thơ của Phạm Tiến Duật:

"Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông..."

Cuối thư nàng viết như thể tình cờ nhớ ra: "À, chùm sim hôm nào mình vẫn còn dấu ở đáy ba lô. Cả bài thơ nữa - cái bài thơ lãng mạn nhuốm màu tiểu tư sản với chữ "nàng" đáng ghét của Nam mình vẫn giữ".

"Ai ngờ từ đấy mất tin nhau". Hết chiến tranh tôi xuất ngũ với quân hàm trung sĩ. Trước đó, khi có dịp tôi đã kịp làm theo lời khuyên của ông giáo vụ nọ: gác mộng văn chương, thi vào ngành tự nhiên. Và đỗ. Điểm cao hẳn hoi. Có giấy gọi vào đại học. Vào học ngành tự nhiên, tôi ôm mộng giật giải Nô-ben về khoa học. Thế là, về cái phần văn chương thì, nói như Nguyễn Bính "hương đồng gió nội (đã) vơi đi ít nhiều". Tôi là bộ đội xuất ngũ về địa phương mới được đi học nên không có lương, chỉ có sinh hoạt phí. Hai mươi mốt đồng. Hơn các bạn ở phổ thông lên ba đồng, tương đương mười bữa ăn phở sáng (nếu thích xài sang).Nhưng tính tôi vốn tằn tiện. Tiền dôi ra tôi dành để mua sách học tiếng Nga, sắm sanh từ điển và đặt báo "Văn nghê.
Quân đội" - một thứ sở thích hơi xa xỉ so với cái hầu bao của tôi lúc ấy. Ăn sáng thì tôi dùng tem lương thực (mà cậu quân nhu dúi cho khá nhiều trước khi xuất ngũ) đi đổi bánh mì. Thường là ở quầy bánh mì Ngã tư Sở. Sáu bảy năm trời đã qua, tôi từng trải những khối tình to, những khối tình con. Thảy đều thi vị, thảy đều lãng mạn. Trong
đời sống thường nhật của tôi nàng đã không còn chỗ. Bỗng vào năm học thứ ba, một buổi chiều mùa đông mưa phùn, khi tôi đang đứng co ro xếp hàng chờ mua bánh mì ở Ngã tư Sở, thì một kẻ ăn mặc rất chi là tiểu tư sản, đeo kính đen, phanh két chiếc Mô-kích sáng choang ngay trước mũi tôi. Tôi chưa kịp sôi máu lính lên thì đã vội reo mừng: Mạnh Nam. Hắn, thằng bạn thân cùng tên của tôi giờ đã là cây dịch văn học Nga hiện đại số một của một tờ báo văn học nổi
tiếng. Đọc thấy tên hắn nhiều trên báo, nhưng do mặc cảm, tôi không tìm gặp hắn. Tình cờ nhận ra tôi, hắn mang đến cho tôi hai món quà quí: Một ông thầy sẵn sàng giúp học tiếng Nga bất cứ lúc nào và... tin tức về nàng.


Đêm hôm ấy tôi viết thư gửi nàng ngay. Lần đầu sau bao nhiêu năm, tôi hơi ngập ngừng, nhưng rốt cuộc vẫn khởi đầu bức thư bằng câu thân thuộc: "Nàng thân yêu". Mấy tuần liền tôi như chìm trong kỷ niệm: kỷ niệm về quê hương nghèo đói mà đẹp mê hồn, về những bữa hót phân, mót sắn, về núi rừng lán trại, và về nàng - mối tình đầu thuở thiếu niên. Thế rồi, đợt nghỉ dài ngày Ba mươi tháng Tư -
Mồng một tháng Năm năm ấy, tôi quyết định đến thăm nàng. Chiều hăm chín tháng Tư, tôi vay thằng bạn hai đồng, khăn gói ra ga Hàng Cỏ, ngược tàu lên Vĩnh Yên. Tôi tìm về với nàng hay tìm về với những kỉ niệm xưa của chính mình? Đến giờ, tôi vẫn thường tự hỏi mình như vậy mỗi khi nhớ về cuộc gặp năm xưa.

Ở sân ga, thoạt đầu tôi không nhận ra nàng. Và, hình như nàng cũng không nhận ra tôi. Trước lúc gặp lại nàng, ngồi trên tàu tôi đã mường tượng ra bao nhiêu thứ. Nàng học văn khoa, Đại học Sư phạm - vậy là nàng sẽ bù cho tôi về giấc mộng văn chương không thành. Trong trí tưởng của tôi, nàng chưa bao giờ là không xinh. Không rõ trong trí tưởng của nàng trước đó hình ảnh của tôi ra sao. Nhưng rõ ràng khi đã đích thực nhận ra nhau trên sân ga nhốn nháo, tôi đọc thấy trong
mắt nàng một thoáng thất vọng. Một thoáng thôi. Tôi cũng thấy trống trải vô chừng. Nàng vận quân phục sĩ quan. Tôi mặc đồ lính cũ sờn, ba lô con cóc xẹp lép, rách nhiều chỗ. Sau cái thoáng ngỡ ngàng là mừng vui ra mặt. Nàng vẫn không gọi tôi bằng anh. Ở ký túc xá nàng được ở một mình một phòng. Phòng nàng tiện nghi đầy đủ: một cái bếp điện may xo đúp, ba cái xoong, một cái chảo, một ống đầy đũa và thìa. Dao thớt, rổ rá, đủ cẳ. Ở góc phòng là một cái khạp hai ngăn đầy ắp gạo và mì sợi. Bữa tối hôm ấy nàng đãi tôi món cá rán và đậu phụ om cà chua. Tôi ăn ngon lành. Sung túc quá - tôi tự nhủ. Đọc được ý tôi, nàng phân bua: "Mình là sĩ quan chuyển ngành, được hưởng nguyên lương, mỗi tháng hơn đứt Nam hai mươi tư đồng". Tôi chữa: "Hai sáu đồng". Nàng đỏ mặt, vì biết tôi nhắc đến khoản tiền vải màn (1).


Tối hôm ấy, nàng rủ tôi ra đồi sim sau trường đi dạo. Trời chi chít sao. Chúng tôi không cầm tay nhau. Cũng chẳng bao giờ đi sát gần nhau. Chuyện trò như cơm nguội. Chủ yếu là do tôi. Tôi thất vọng khi nhận ra nàng không như, thậm chí cách quá xa, những gì trong hồi ức. Sự hụt hẫng làm tôi mất hứng chuyện trò. Mãi rồi chuyện cũng vào luồng khi chúng tôi nói đến văn chương. Tôi không ngờ vốn am hiểu văn chương của nàng vượt tôi nhiều đến vậy. Nàng biết rất nhiều giai thoại về các nhà văn nổi tiếng, nhiều bài thơ tôi chưa được nghe bao giờ. Tối hôm ấy lần đầu tiên tôi được biết về một Thâm Tâm, một Vũ Hoàng Chương, một Thạch Lam, một Trần Dạ Từ, một Hoàng Mộng Giang, một Hồ Dzếnh.

Về với văn chương, tôi lại tìm được hình bóng của nàng xưa. Khuya. Sương xuống lạnh. Những cành mua, những cành sim ướt đẫm sương đêm trên đường về. Nàng chủ động dắt tay tôi. Tôi để yên tay trong tay nàng, vô cảm. Tay nàng khô gầy và thô ráp.


Về đến phòng, tôi choáng váng vì bất ngờ. Cửa mở ra. Dưới ánh đèn dầu hiện ra ngổn ngang nào bao tải gạo, nào bịch tôm khô. nào túi su hào, nào hũ mỡ nước. Lại còn ca? một bu đầy gà choai đang cắn nhau chí chóe. Giữa cái đám hỗn độn ấy là một ông bộ độì, người bám đầy bụi đường. Càng ngạc nhiên hơn là ông ta biết tên tôi, và chu? động đứng dậy tiến đến bắt tay tôi rất chặt. Chúng tôi được gửi sang ngủ ở phòng nam sinh viên. Qua câu chuyện với ông "tình địch", tôi mới biết nàng đã yêu tôi đằm thằm hơn tôi tưởng nhiều. Trong những năm chiến tranh, tôi là niềm hoài vọng, là chỗ dựa tinh thần của nàng suốt bảy năm trời, nàng từ chối mọi sự tỏ tình, tận tuỵ phục vụ nơi chiến trường ác liệt, hai lần bị bom vùi, một lần bị sốt
rét ác tính. Tôi là mối tình lãng mạn thiêng liêng của nàng ư? Cái gánh này quả nặng quá sức tôi.

Sáng hôm sau, khi tôi tỉnh dậy thì ông bộ đội và chiếc xe đạp đầy bụi đường của ông đã biến mất. Gương mặt nàng thoáng buồn. Nàng giục tôi ra giếng tắm rửa. Nàng lục trong ba lô tôi xem xét kỹ từng cái quần cái áo. Chỗ nào sờn rách, nàng mạng, vá lại. Cái nào cũ nát quá nàng vứt đi. Nàng chăm chút cho tôi như chăm một đứa em. Lúc ngồi ăn trưa, tôi hỏi nàng tại sao lại bỏ lỡ cơ hội lớn dường vậy của cuộc đời: Nàng thi vào đại học đạt điểm số rất cao, được gọi đi học nước ngoài, vậy mà nàng từ chối. Tôi bảo nàng: "Đi Tây là niềm ước vọng lớn của mình đấy. Sao bạn dại thế, lại không đi?" Nàng cười buồn: "Mình không ham Tây. Học văn Việt, mình không thể lại học ở Tây. Mà sao người Việt mình lại chuộng Tây, trọng Tây thế nhỉ? Chứng kiến những cuộc tiếp xúc của bất cứ ai với Tây mình cũng
thấy toát lên một tinh thần nhược tiểu. Khi nhận được giấy gọi đi Tây mình cũng băn khoăn lắm chứ. Nhưng ngẫm kỹ, ta sống có phải chỉ vì vật chất thôi đâu. Đi Tây chắc chắn là sướng về vật chất, nhưng sẽ khổ về tinh thần. Hơn nữa, mình lúc ấy là cô gái hai mươi tư tuổi. Đi Tây sáu bảy năm nữa mới về, ai rước cho!" Chao ơi, câu nói trần
trụi quá, lạnh lẽo quá. Hõm đồi mọc đầy những cây bạch đàn, thân lốm đốm bạc. Tôi nằm trên thảm lá bạch đàn khô, gối đầu lên ba lô, bâng quơ nhìn trời. Nàng ngồi bên tôi im lặng. Gió xạc xào trên cao. Chiều mát rượi. Gió mơn man như lời ru. Nàng lai khẽ khàng đọc thơ Bằng Việt - những vần thơ gợi một khung trời Nga xa xăm. Tôi cảm nhận được chút thoáng tiếc nuối cơ hội đi Tây trong âm hưởng giọng
đọc thơ của nàng. Cái không gian Nga của Pautốpxki trong hồn thơ Bằng Việt khiến tôi hình dung hõm đồỉ bạch đàn này ra rừng bạch dương, và đâu đây trong gió, thoảng tiếng dương cầm. Tôi tâm sự với nàng về điều suy tưởng đó. Nàng bỗng phá lên cười: "Liệu chừng mê Tây quá mà mất gốc đấy. Người có khiếu thơ như Nam thì phải cố mà giữ lấy chất Việt của mình". Xa xa vẳng lại tiếng còi tàu hú vào ga.
Nàng quay nhìn vào mắt tôi với ánh mắt buồn da diết.

"Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?"

Hồn thơ Thâm Tâm và giọng đọc của nàng trong buổi chiều tiễn biệt ấy đuổi theo tôi suốt một chặng đường, cho đến tận ngày nay, khi tôi đang lưu lạc ở một chân trời Tây đích thực.
...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
VIÉP
post Feb 8 2003, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 140
Tham gia từ: 6-December 02
Thành viên thứ: 609

Tiền mặt hiện có : 640$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Ngày đi Tây, trong hành trang khiêm tốn của tôi, ngoài cuốn lý lịch cán bộ, giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế, nửa cân vòng xương, năm cái ki-mô-nô, hai tệp bánh đa nem, hai gói lạc, một gói mộc nhĩ, còn có một gói nhỏ bọc giấy xi-măng - tôi cố mang theo cái mà tôi cho là bùa thiêng để giữ mình không phai chất Việt. Ở đây ô tô chạy đến chóng mặt. Chiếc Mẹc-xê của chúng tôi lao vun vút trong dòng xe cuộn chảy trên lòng đường nhựa nhẵn thín. Cầm lái là thằng Ton, hai tư tuổi, sang Tây hồi mười bảy. Hắn còn trẻ, nên rất máu đua tốc độ, không chịu cho xe nào vượt mình. Thỉnh thoảng hắn lại hét lên: "A, thằng Toyota ốm dách này, dám vượt ông hả? ông cho mày biết thế nào là lễ độ". Hoặc: "Mẹc-xê ba trăm hả, khó nhằn đấy". Rời Phrăng-phuốc Mai lúc tám giờ sáng mà mười rưỡi chúng tôi đã ghé "quán Cộng" (2) ơ? Ép-phuốc rồi. Ton đãi chúng tôi món tôm nướng, lẩu thập cẩm và dê tái. Hắn bảo: "Quán này có món vịt Bắc Kinh rất
chuẩn, nhưng hôm nay đầu tháng, mình là dân buôn, phải kiêng.
Có kiêng có lành, ha ha!" Cô hầu bàn người Việt còn rất trẻ, nghe tiếng Ton cười liền tiến lại phía bàn chúng tôi, tà áo dài màu tím huế thướt tha: "Dạo này "kia xếp" (3) thế nào anh Ton? Cả cái đất Ốt (4) này người ta bảo anh giàu quá trẻ đấy". Ton cười hề hề: "Giàu gì đâu không biết, nhưng một mảnh tình rách vắt vai còn chưa có đây". "Thế chi. Hường xinh nhất Béc lin thì là mảnh gì vậỷ Còn chị Thắm ơ?
Ha lơ, chị Nhung ở Tờ lét, chị Liễu ở Kem nít chắc toàn là những rẻo voan lành cả chứ?". "Bậy nào, bậy nào, em đừng nói vậy anh lại ế vợ chỏng chơ ra bây giờ. Các chị ấy chi? đơn thuần là "kun đèn" (5) thôi. Quê anh ở tận Hoi heo hút cơ mà. Tôi và bạn đồng hành ù cả tai khi hai người nói chuyện với nhau, bởi họ đệm nhiều tờ bản xứ quá. Mà tiếng Đức, thú thật chúng tôi không thạo. Bữa ăn hết ngàn hai "đê" (6) Ton đặt tiền vào đĩa, dưới cái hóa đơn. Xong hắn đứng lên, sửa lại cà vạt và dùng ngón tay trỏ ngoắc gọi cô hầu bàn lại. Hắn rút tờ một trăm đê, tay kia nâng bàn tay cô gái lên, tay này đập đánh đét tờ trăm đê vào dấy và cao giọng: "Tiền "tờ rinh kết" (7) cho người đẹp dây". Chúng tôi theo Ton ra xe.

Ton dẫn chúng tôi đến các "gờ rốt han đèn" - tức các khu bán đổ (8) - của người Việt. Quần áo ê hề. Chỉ thấy người bán, không thấy người mua. Ton giải thích: ở đây nhộn nhịp về chiều tối, lúc ấy những người bán lẻ từ các chợ mới về lấy hàng. Khung cảnh các khu bán đổ này gợi ta nhớ đến một đoạn nào đấy của phố phường Hà Nội. Nghĩa là quần áo, dày dép.. chen lấn với phở, cơm, bún ốc bún riêu, trứng vịt. Các chị nhà hàng loẹt quẹt dép lê. Ngôn ngữ vỉa hè Hà Nôi cập nhật, có khác chăng là những từ Đức đã được Việt hóa đệm thêm vào trong từng câu trao đổi. Rất nhiều quầy gọi Ton là chủ hàng. Tôi hỏi: "Mày lên triệu phú chưa mày?" Ton cười. Anh bạn tôi chêm vào: "Đừng hạ thấp nó. Ton bây giờ đã được liệt vào
hàng chục triệu phú tiền đê rồi đấy".

Chặng từ Ép-phuốc về Đre-xđen, Ton chạy từ tốn hơn, phần vì đường xấu hon, phần vì hắn mải chuyện. Theo Ton kể, hắn là con giám đốc một tổng công ty ở Hà Nội. Đang học dở năm cuối phổ thông, nhân có đợt xuất khẩu lao động sang Đức, hắn nghe lời cha, bỏ học, đi Tây. Ton tâm sự: "Thân phận cu li khổ lắm các anh ạ. Chúng em thuở ấy một cổ hai tròng: tròng đội trưởng phiên dịch và tròng đốc công Tây. Mình sức yếu mà chúng bắt làm mức bằng thằng
Tây khỏe như con trâu đực. Em làm bên xây dựng. Có lần bi. ngã từ giàn giáo cao mười mét xuống đất. Suýt toi mạng. May chỉ bị gãy tay. Thời ấy em hận ông bô nhà em lắm, ông ấy xui em đi làm khổ sai. Nay ngẫm lại, hoá ra ông sáng suốt. Xin lỗi hai anh, lắm chữ mà làm gì. Như em đây, văn hóa thấp, tiếng không thạo (tôi hơi ngạc nhiên), vậy mà vẫn làm được ông chủ. Lên từ đổi tiền và bán thuôc lá đấy. Còn mấy ông "đốc-tờ" dởm nhà ta giờ đi làm thuê cho bọn em không
xong".

Đến Đre-xđen. Ton dẫn chúng tôi vào một khu nhà ga hoang phế. Không gian tĩnh lặng. Cỏ dại um tùm. Đây đó rải rác những cây lê cây táo dại, quả trĩu cành, quả chín quả xanh rụng đầy quanh gốc cây. Ton cho xe chậm rãi bò theo con đường đất nhỏ, rải xỉ than, tiến về phía môt ngôi nhà nho? cô đơn, tường vôi lở lói. Từ ống khói nhô trên nóc nhà, uể oải lượn một làn hơi xám bạc Tôi những tưởng sẽ
được nghe tiếng chiếc chuông nhỏ vang lên keng keng, và tiếng
kêu meo meo của chú mèo Ac-khíp như trong chuyện "Tuyết" mơ màng của Pautôpxki. Nhưng đến cách ngôi nhà chừng mươi mét, Ton
rời con đường nhỏ, rúc xe vào một lùm cỏ cao ngập đầu người. Hắn nói như ra lệnh: "Các anh ngồi đây chờ, em vào thăm ông đốc-tờ của em một chút". Rồi hắn chui khỏi xe, sửa lại cà vạt, chậm rãi tiến về phía ngôi nhà. Thời gian chậm chạp trôi qua. Chừng nửa giờ sau, tiếng hắn vang lên: ""Đăn kờ suên" (9), thôi "chuýt " (10) anh nhé". Qua những kẽ hở lay động giữa đám cây cỏ sau kính cửa xe, tôi thấy một người đàn ông dong dỏng, đeo kính cận, đang tiễn Ton ra cửa. Người ấy nói với theo: "Chủ nhật tới, mày nhớ cho bà già nhà mày xuống đây chơi nhé. Bà ấy mê ngôi nhà của tao lắm đấy. Yên chí, tao không cuỗm mất đâu". Tiếng thằng Ton: "Ô kê, ô kê!". Hắn tiến tới mở cửa xe, nhờ tôi cầm hộ tập giấy: "Toàn là zát (11) nhập hàng của em ca? đấy. Nhờ ông đốc-tờ dỏm khai hộ. Khốn nạn, hết hạn chưa bảo vệ, trường nó cắt lưong, đuổi nhà. Em phải thuê cho ngôi nhà hoang này, kiếm việc cho làm để có cái ăn mà "ngâm cứu" tiếp".

Xế chiều. Chúng tôi rờỉ Đre-xđen về Hoi. Ra khỏi thành pbố chừng mươi phút, Ton rẽ vào con đường bé hơn, chạy ngoằn ngoèo giữa một vùng đồi điệp trùng. Đường bé nhưng vắng xe. Ton vừa lái xe vừa huýt sáo miệng, ra chừng mãn nguyện. Anh bạn tôi nằm hẳn ra ghế sau, ngủ. Còn tôi thì bồi hồi với cảnh sắc lướt qua ngoài cửa xe. Con đường lượn trên lưng chừng các dải đồi. Từ trên cao trông rõ
những lòng thung đong đầy nắng vàng ong. Rải rác đó đây vài xóm nhỏ, mỗi xóm qui tụ chừng mươi nóc nhà, mái ngói đo? sẫm thấp thoáng sau những vòm cây ăn quả xanh tươi. Cảnh sắc tạo nên cảm giác thật yên bình. Cao hứng, tôi đọc to một đoạn thơ cũ của mình. Ton nói, không nhìn vào tôi: "Anh giống bà già nhà em, thơ phú đến nẫu ruột". Tôi thuận miệng: "Mày để bà già ở nhà một mình ở thị trấn Hoi heo hút bà có kêu buồn không?" "Buồn gì anh. Mụ đứng bán hàng cho em ở cái ki ốt ngoài trung, bận tối mũi, thời gian đâu mà buồn". "Còn thở". "À, đời cũng có lúc rỗi chứ anh. Bà thường đọc thơ lúc chỉ có một mình. Hoặc chỉ đọc cho tư. mụ nghe thôi". Tôi buột miệng hỏi: "Vùng quê mày người ta gọi mẹ bằng mụ à?" Ton cười, không ra lắc, không ra ừ. Đến Hoi, chiều đã muộn. Ton cho xe về thẳng nhà. Đến đầu con phố nhỏ. nhìn thấy chiếc xe công an đỗ ngay trước ngôi nhà cao tầng nơi có căn hộ hắn ở, Ton phanh giật xe lạị Rồi hắn lại cho xe đi và cười ngượng ngùng: Em vẫn không dứt
được phản xạ sợ công an mang từ thời buôn thuốc". Trên đường vào nhà. khi đi ngang qua chiếc xe công an, Ton vẫn thắc mắc: "Chúng vào đây làm gì nhỉ?". Mệt bã người sau suốt một ngày đi đường, chúng tôi chỉ mong chóng vào nhà mà ngả lưng một lát. Nhưng khi vừa bước ra khỏi cửa thang máy, ba đứa chúng tôi liền bị ông hàng xóm dang tay chặn lại. Ông ta vừa chỉ vào cánh cửa mở toang của căn hộ Ton ở vừa nói liến thoắng một tràng dài tiếng Đức. Hình như ông ta dùng thổ ngữ hay sao ấy, mà thấy thoáng Ton lúng túng có vẻ không hiểu. Hắn quay sang chúng tôi giải thích: "Lão ta bảo có ba
người Việt đang đánh nhau với công an ở trong nhà em". Đúng là từ nhà thằng Ton có vẳng ra tiếng lịch kịch thật. Rồi một người công an hiện ra ở cửa. Anh ta không hề để ý đến chúng tôi, mà lúi húi dùng vật gì đó rà theo thành cửa và ổ khoá. Ông hàng xóm tiến đến nói gì đấy với anh ta. Anh ta quay ra vẫy Ton vào nhà. Một lát sau, từ trong nhà vẳng ra tiếng phụ nữ khóc hu hu. Rồi tiếng Ton quát: "Chúng nó
lấy mất bao nhiêủ ". Tlếng trả lời lý nhí không nghe lọt. Tiếng thằng Ton: "Ta đã bảo chiều dọn hàng sơm sớm, rồi mang tiền bỏ nhà băng cho người ta cơ mà. Thế là đi đời một ngày "um zát"(12). Tiếng khóc càng to hơn. Chừng nửa tiếng sau, Ton đi ra: "Ba thằng "cộng" rình lúc bà ấy vừa về, đang mơ? cửa, chúng xô mụ luôn vào nhà. Trói chân, trói tay, rồi đánh. bắt khai tiền để đâu. Chúng lục tung hết mọi thứ, bớl thùng rác rất kĩ, rạch tung hết đệm giường, đệm ghế. Chỉ vét được nghìn tư, chúng cứ giở sổ bán hàng ra vặn mãi tiền "um zát" mấy ngày trước để đâu. Bảo đã gửi nhà băng, chúng nó không tin đánh bà ấy đau lắm, sưng hết mặt, hết người". Vì công an còn tìm lấy dấu tay thu? phạm và chờ phlên dịch đến để lấy lời khai bà già nên Ton dẫn chúng tôi xuống xe ngồi. Vừa đi hắn vừa lầu bầu: "Còn may là chúng không giết, chỉ lấy băng dính dán mồm lại, rồi đóng cửa bỏ đi".

Chừng mười một giờ khuya, Ton xuống dẫn chúng tôi lên nhà. Đồ đạc vẫn ngổn ngang khắp nơi. Tuy vậy, một mâm cơm khiêm tốn đã đợì sẵn ở phòng ngoài. Chúng tôi ăn ngấu nghiến. Bữa cơm chỉ có hai món là că rán và đậu phụ om cà chua, mà tôi tưởng như chưa có bữa cơm nào ngon hơn. Ton ngồi tiếp chúng tôi. Bà già đã ăn trước cùng hắn, rồi đắp chăn nằm ở chiếc giường đôi kê trong căn phòng nhỏ. Chúng tôi ăn, còn Ton thì kể lại diễn biến cuộc "đập hộp". Đến lúc Ton kết luận: "Em mất nghìn tư". Từ trong phòng trong lại vọng ra tiếng sụt sùi. Rồi giọng phụ nữ nức nở, cái giọng khiến tôi rất đỗi tò mò: "Em còn chưa kể với anh là chúng đập vỡ con lợn lấy bết tiền xu tiết kiệm cả năm của em". Tiếng nức nở vẫn không thôi. Ton trấn an: "Chúng không giết là may, lại còn tiếc mãi mấy đồng xu lẻ". "Xu le?
nhưng mà gần đầy "lọn". Có dễ đến vài trăm. Chúng nó cướp mất tiền sách bút của con em". Không nén nổi tò mò, tôi chồm lên, khiến hai anh bạn đồng thanh hốt hoảng: "Sao, con gì cắn hả?" Nhận ra mình vô lý, tôi vờ sờ đệm ghế: "Hình như cái tăm".

Cơm nước xong, đã quá mỏi mệt, chúng tôi vội sửa soạn đi ngủ. Phòng ngoài kê hai cái giường cá nhân, một cái ghế bành vừa là giường. Anh bạn tôi nhanh nhẩu trải ga, chăn đệm đủ cho cả ba chỗ. Chúng tôi đã ai yên chỗ nấy mà thằng Ton vẫn đánh trần vận xà lỏn ngồi hút thuốc. Lát sau hắn bảo tôi lúc nào ngủ thì tắt đèn, rồi mở cửa nhảy vào phòng trong, làm anh bạn tôi há hốc mồm vì ngạc nhiên. Vừa mới lơ mơ ngủ, tiếng chuông ai gọi cửa làm tôi giật nảy người. Ca? hai phòng vẫn yên ắng. Lại tiếng gọi cửa, lần này réo rắt
hơn. Tiếng thằng Ton rất tỉnh: "Anh Nam ra xem hộ ai gọi đấy". Tôi đi ra, nhòm vào lỗ cửa: "Ton ơi, tay công an ban tối". Anh mở cho nó vào, rồi vứt hộ em cái quần đùi với lại bô. quần áo dài để ở phòng ngoài í". Phòng trong đã bật đèn ngủ. Tôi miễn cưỡng đẩy cửa, vứt quần áo vào cho Ton và không khỏi tò mò liếc lên phía đầu cái giường đôi. Thằng Ton đã nhỏm nửa người ta khỏi chăn. Chếch phía sau là một gương mặt phụ nữ. Hình như cũng vì tò mò, chị ngước lên
nhìn tôi rồi quay phắt mặt vào tường. Tôi kéo sập cửa lại như vừa bị xúe phạm. Hai mi mắt sưng húp, má mũi nhiều vết tím bầm nhói gợi niềm thương cảm. Cái quay mặt cứa sắc vào lòng tự ái. Tôi giận dữ quăng người xuống giường và kéo chăn trùm kín đầu. Mãi sau vẫn không thiếp đi được. Có cái gì đấy cứ gây khắc khoải. Cái gì? Thật mơ hồ. Chẳng lẽ lại là ánh mắt người thiếu phụ xa lạ kia ư? Tôi
dần chìm vào giấc ngủ nặng nề cùng với nỗi băn khoăn.

Tôi tỉnh giấc khi anh bạn đồng hành nắm lấy vai tôi lắc mạnh. Mặt trời đã lên cao chừng vài ba con sào, rọi nắng tưng bừng căn phòng. Ton vẫn chưa dậy. Hai đứa chúng tôi ngồi ngáp vặt một lúc rồi tự động vào bếp đun nước pha cà phê. Hết chầu cà phê, sang đến tuần trà thì Ton dậy. Xong phần thủ tục vệ sinh, hắn nhập cuộc cùng chúng tôi. Khi biết bà già đang đi mua thức ăn, anh bạn tôi đùa Ton: "Sau "đập hộp", hoảng loạn thế mà vẫn "mưa móc" được à? Tôi phục sức trẻ". Ton khoát tay: "A chà, cho đỡ "cấn". Rồỉ hắn phân bua: "Thiên hạ cứ bảo em lắm bồ, nhưng thực tế dăm bảy cô kia chỉ là trăng hoa văn nghệ tí thôi. Chúng còn trẻ, lại xinh, vừa là "kun đèn". Dấn sâu vào cho chúng rút ruột à? Em chẳng dại. Chi bằng chọn bà già, ăn chắc, mặc bền, đỡ tốn. Lại còn được hàm ơn. Thời buổi này, ngữ như mụ nhà này tự làm không đủ sống, đừng nói chi tiết kiệm thỉnh thoảng gởi về dăm trăm một ngàn nuôi bốn con vịt giời ơ? nhà". Anh bạn tôi tán đồng: "Cũng là một kiểu hợp tác. Cái công thức phổ biến khắp Đông Âu này". Ton: "Nói vậy nhưng mụ cũng khá tình cảm với em. Mỗi lần em về đều cơm ngon canh ngọt. Tắm rửa, sửa sang, trang điểm. Nhà cửa, giường chiếu lúc nào cũng sạch sẽ thơm tbo. Mụ chăm chút chiều chuộng em lắm". Bạn tôi: "Chuyện! Vớ được tấm bồ tre? khỏe, đẹp trai, giàu có, không chiều chuộng chỉ họa có người
ngu. Mà bà già nhà mày xem ra không phải hạng người ấy". Ton trầm ngâm như ông cụ: "Không. Bà tình cảm thật. Cả thị trấn "Hoi" này chỉ có bà và một đôi nữa là "Cộng". Quanh năm ngày tháng cậm cụi bán hàng, chả có ai mà chuyện trò. Em về là bà mừng ra mặt. Những lúc tàn cuộc bà thích nằm bên, vừa vuốt ve ngực em, vừa trò chuyện. Bà có một quá khứ oai hùng vào sinh ra tử ở chiến trường. Từng là cấp dưỡng, rồi quân y sĩ. Hai lần bị bom vùi, một lần suýt chết vì sốt rét ác tính. Rồi được chyển ngành về đi học, hưởng nguyên lương, đời sống khá sung túc. Ra trường là cưới chồng liền. Tá về hưu, bạn đồng ngũ cũ. Đẻ liền tù tì bốn thị mẹt. Cố thằng cu mà không ăn giải. Đời sống sa sút, vợ chồng bàn nhau xuất dương cứu nhà. Chồng nhiều tuổi quá, không đi được, đành thay vợ trông con. Bà bảo trước kia bà lãng mạn lắm, nhưng cho đến nay đã ngoài bốn mươi bà chưa hề yêu ai với đầy đủ cả phần hồn và phần xác của chữ yêu..." "Thì anh Ton sẽ là mối tình đầu của nàng" - anh bạn tôi đùa. "Không, bà không yêu em, mà em cũng không yêu bà. Hoàn cảnh đưa đẩy ở với nhau thì làm chuyện con đực con cái và thương nhau thôi. Thỉnh thoảng bà còn giục em tìm vợ. Có lúc lại đùa hay là chờ lấy con gái đầu của mụ. Con bé năm nay mười sáu. Gửi ảnh sang trông xinh ra
phết".

Mười hai giờ trưa. "Bà già" vẫn chưa về. Đói quá, chúng tôi xuống bếp tự biên tự diễn. Ba thằng xì xụp với nhau. Ton làu bàu: "Mặt sưng mày tím thế mà đi la cà những đâu". Hai giờ chiều, sốt ruột và bực mình, Ton mặc quần áo, đánh xe đi tìm. Bốn giờ hắn quay về chửi tục: "Chả thấy con đĩ đâu cả. Tưởng sang nhà đôi "Cộng" ở mé đồi bên kia, nhưng không phải..." Tôi dè dặt: "Hay hôm qua bị đánh đau nặng, nay đi đường bị choáng ngã ngất đâu đấy". Ton gạt phắt: "Không có đâu. Bị đánh đau thật nhưng sức lực còn dồi dào. Đây là chuyện tinh thần. Thường ra, mọi lúc em đi xa về là phải hai chầu. Đêm qua, sau khi tay công an về, em đòi chầu nữa mụ không chịu, cử đẩy em ra. Thái độ mụ kỳ quặc lắm. Đáng ra mụ phải nịnh em, vì ở nhà, chồng con mu. đang cần tiền để trả hết khoản nợ. mua căn nhà hỏa hồng đang ở. Mụ này nhiều lúc ất ơ lắm. Hay lại nổi máu lãng mạn lên, mò xuống lão đốc-tờ. Về đấy ôm nhau mà chết đói. Hai đứa cứ xuýt xoa với nhau là cái nhà hoang ấy giống cái nhà tuyết nhà tiếc gì đấy của tay nhà văn Nga Tốp-ki hay khỉ gió gì ấy". Nỗi tò mò lại cấu xé tôi: "Này, thế bà ấy xuất xứ thế nào?" "Sang Đức làm đội trưởng đợt vét năm tám chín. Không thạo tiếng, lại không biết lươn
lẹo nên chẳng xơ múi gì. Cơ hội đổi tiền bỏ qua. Không muốn buôn bán, chỉ chăm chắm tìm chỗ làm công ăn lương nên mộng làm giàu đặt ra trước khi đi không thành. Con, chồng đặt nhiều kỳ vọng vào mụ, nay không thể về tay trắng. Thế là nấn ná ở lại kiếm thêm. Giờ lại sinh ra chán chồng, bảo là lấy vì thương hại chứ không yêu. , mà không chán thì cũng nghĩa lý gì. Dạo đầu mụ bồ bịch với tay đốc-tờ. Sau hai đứa trụ không nổi mới chuyển sang em". Sốt ruột, tôi
ngắt lời Ton: "Trước khi đi Đức, bà ấy làm nghề gì?". "Giáo viên cấp hai. Học Trung cấp Sư phạm Văn ra mà". "Trung cấp hay đại học?". "Trung cấp. Mà ô hay, sao anh lại vặn em?".

Tối muộn vẫn không thấy tăm hơi "bà già" đâu. Khoảng mười giờ sáng hôm sau, tình cờ ông đốc-tờ gọi điện cho Ton. Hóa ra không có "bà già" ở đấy. Ton hoảng hốt chạy đến bệnh viện thị trấn. Cũng không. Ton soát lại đồ đạc thì thấy quần áo tư trang "bà già" không còn. Bấy giờ hắn mới để ý đến tờ giấy cài dưới cái đèn ngủ. Ton đưa
cho chúng tôi đọc: "Anh Ton, đừng tìm em. Em xin anh chỗ ngàn
rưởi tiền lương hai tháng chưa nhận". Nét chữ không gợi lên điều tôi mong đợi. Ton đoán: "Mụ không tự tử. Người đi tự tử thì không cần tiền. Lại phải đi tìm con khác. Mà kiếm được đứa như mụ có dễ đâu. Chắc mụ sang Pháp. Mu. có người nhà ở bên ấy hứa tìm cho chỗ rửa bát thuê. Bao giờ thì mụ đạt được mục tiêu trăm vé dắt lưng để về
với đám vịt giời? Mục thất!"

Hai giờ chiều. Ton chở chúng tôi đi Đre-xđen để lên tàu hồi hương. Ra khỏi địa phận "Hoi" chừng dăm cây số, xe chúng tôi phóng nhanh lướt qua một người phụ nữ Á Đông đang đi bộ cùng chiều. Ton hét: "Mụ già", rồi đạp mạnh chân phanh. Tiếng lốp xe rít trên mặt đường ghê rợn. Ba đứa bọn tôi nhảy bổ ra. Người phụ nữ đã hốt hoảng chạy biến vào cánh rừng trải dài xuống thung lũng. Ton lao theo tìm. Chúng tôi chạy theo Ton. Rừng mịt mùng xanh. Loay hoay tìm nửa tiếng đồng hồ. Người phụ nữ biến mất tăm. Chúng tôi dừng lại ơ?
một hõm rừng thưa mọc rải rác những cây bạch dương non nơi
lưng chừng đồi. Cả ba nằm lăn ra thảm lá mục thở hồng hộc. "Chắc không phải "bà già" - anh bạn tôi nhận định. "Thế sao lại bỏ chạy?" Thì người ta tưởng bị cướp chứ sao". Thằng Ton lại giở giọng ông cụ: "Khốn nạn, mụ cố dành dụm lắm. Biết tính mụ thật thà, em cho mụ cuối mỗi ngày bán hàng, cứ có bao nhiêu tiền xu thì được quyền bỏ hết vào lợn làm tiền riêng. Bị cướp cả chỗ tiền "lợn", mụ khóc
như cha chết. Nhưng, mụ khóc nhiều nhất là do mất cái gói bọc giấy xi-măng. Cái gói ấy mụ cất kĩ trong hộp đồ trang điểm. Lũ cướp đã mở ra xem, định vứt đi, nhưng đến phút chót chúng lại cho vào túi chúng. Vì thế nên mụ càng tiếc dữ. Mụ khóc âm thầm suốt chiều tối hôm ấy. Cả khuya, khi nằm bên em, mụ vẫn khóc". Anh bạn tôi tò mò: "Của quí gì mà tiếc dũ vậy?". "Đã nói bà già lãng mạn mà. Kỷ niệm đâu từ thời học phổ thông hay thời bộ đội gì ấy. Thấy bà có vẻ quí cái gói ấy có lần em tò mò giở ra xem. Giời ơi, có gì đâu, mấy trái sim khô quắt với một bài thơ đề là tặng nàng, chữ mực tím nhạt nhòe". Anh bạn tôi reo lên: "Đúng là nàng như tớ nói hôm qua chưa!"

Tôi lặng người. Tôi cũng có một chùm sim khô gói trong giấy xi-măng. Nàng ư? Lẽ nào lại là nàng? Đâu rồi một nàng của tôi khí khái? Đâu rồi những năm xưa trong trẻo? Nợ áo cơm không chừa một ai ư? Sao số phận lại phũ phàng xô dạt tôi và nàng về cùng một phía, cái phía tối của cuộc đời? Đi Tây - thế là nàng cũng lại đi Tây? Không! Không! Người đàn bà này không thể là nàng. Chùm sim kỉ niệm và chiếc khăn tay nàng đã đau đớn trả lại tôi vào buổi chiều chia ly năm xưa rồi cơ mà. Nhưng, còn sự ra đi kỳ lạ của chị? Và nữa, ánh mắt trong đêm gây cho tôi bao nỗi bồn chồn? Trong cuôc sống
đầy xáo trộn của người Việt dưới gầm trời Tây này, tiểu sử, tên họ không còn là tư liệu tin cậy nữa. Nàng? Có phải nàng không? Câu hỏi ấy còn đuổi theo tôi đến bao giờ? Tôi gối đầu lên tay, nhìn xoáy lên trời cao. Trời trung du. Nắng vàng như mật. Những ngọn đồi lúp xúp chạy hút tầm mắt. Những đồi bạch dương, những đồi bạch
dương...

(Warszawa, thu 1997)

Chú thích:

(1) Băng vệ sinh của phụ nữ.
(2) Cộng: chỉ người Việt ở Đức và các nước Đông Âu.
(3) kia xếp: việc làm ăn (Geschaft).
(4) Ốt: Đông Đức (Ost).
(5) kun đèn: khách hàng (Kunden).
(6) đê: DM, đồng Mark của Đức.
(7) tờrinhkết: tiền puốc boa (Trinkgeld).
(8) gờrốthan đèn: bán đổ, bán buôn (Grosshandel).
(9) Đăng kờsuên: cám ơn nhiều (danke schon).
(10) chuýt: tạm biệt (Tschus!).
(11) zát: biểu thuế quan (Satz).
(12) um zát: tiền bán hàng (doanh thu) của một ngày (Um-satz).
Một số địa danh (Đông Đức):
Béc-lin: Berlin
Dre-xđen: Dresden
Ép-phuốc: Erfurt
Ha-lơ: Halle
Hoi: Hoyerswerda
Kem-nít: Chemnitz (Karl Marx Stadt cũ)
Tờ-rét: Trebsen



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
VIÉP
post Feb 16 2003, 05:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 140
Tham gia từ: 6-December 02
Thành viên thứ: 609

Tiền mặt hiện có : 640$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



THUYỀN GIẤY VÀ BIỂN M

Lòng anh như trẻ thơ
Thả thuyền giấy rãnh mưa gửi hồn ra biển lớn
Xa xôi lắm, một nét buồn thoáng gợn
Biển có nhận ra thuyền, nhỏ bé chiếc thuyền con.


ĐỢI EM Ở CUỐI ĐƯỜNG

Đừng trách anh nghe em yêu thương.
Lối chúng mình định qua phố phường tấp nập quá.
Dòng người cuốn em đi, đời bao nhiêu sự lạ.
Không dắt tay em, vụng quá sợ em cười.
Anh sẽ đi cùng em khi phố đã thưa người,
Khi đã vắng những câu mời đon đả,
Khi em cần tình yêu mà không cần phép lạ,
Khi sánh vai cùng anh, em kiêu hãnh mỉm cười.
Anh sẽ đến cùng em khi giữa đời bão nổi,
Nếu gió gầm, đêm tối bỗng choàng buông.
Còn, em ơi, nếu em lạc giữa phố phường đô hội,
Anh sẽ đợi em ở phía cuối con đường.

ĐỪNG, EM!

Đừng nhìn anh thế, em ơi!
Ánh mắt sâu thẳm ngời ngời yêu thương.
Đọng làm chi, ánh chiều vương
Khi trời dần tối, nẻo đường còn xa
Nở làm chi nữa hỡi hoa
Khi hương theo gió lan xa, xa vời.

Đừng nhìn anh thế, em ơi!
Đôi mắt em - một khoảng trời long lanh
In sâu vào nỗi lòng anh
Mênh mông quá, ôi mông mênh nỗi buồn.
Nhìn em qua ánh hoàng hôn
Lòng anh man mác, mưa tuôn đầy trời.

Đừng nhìn anh thế, em ơi!
Khiến lòng anh lại bồi hồi như xưa.
Đừng, em, đừng để giấc mơ
Đưa anh tới những bến bờ xa xăm.
Nhìn anh, em hãy lạnh lùng
Hỡi đôi mắt đẹp, lạnh lùng đi em!

Đừng nhìn anh thế! Đừng, em!
Vui trong chốc lát, triền miên nỗi buồn.
Mưa chiều giăng kín. Hoàng hôn....



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC