Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

9 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Zen Và Võ Thuật, Luận về Zen qua Võ thuật

Người Thăng Long
post Apr 6 2003, 08:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 381
Tham gia từ: 20-October 02
Thành viên thứ: 488

Tiền mặt hiện có : 881$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Trong các bộ môn nghệ thuật, Zen chiếm một vị trí quan trọng. Ta có thể thấy Thiền biểu hiện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ xa xưa trong lịch sử, như nghệ thuật Trà đạo, cắm hoa, một phần quan trọng trong thiết kế vườn Nhật bản, nghệ thuật làm đồ gốm. Một phần khác của Zen biến hoá hay nói một cách khác là được tái tạo lại trong Thư pháp và Võ thuật.

Zen tới Nhật bản trong hoàn cảnh một dân tộc luôn phải đối đầu với chiến tranh: nội chiến, bạo lực, thảm sát, lưu đày, chia ly...từ bắc chí nam. Và như thế Sự tinh tuý của Thiền đã nhập vào và làm biến đổi những kỹ thuật tàn bạo của chiến tranh thành nghệ thuật của sự tự tìm kiếm trong chính bản thân mình làm thức tỉnh những khả năng tuyệt vời của một chjiến binh. Lưỡi gươm, cánh cung không còn chỉ là những công cụ của cái chết mà đã trở thành những phương tiện để tĩnh tâm thiền định. Như thế cuộc chiến bỗng trở thành cuộc đấu trí đơn thuần trong lĩnh vực tinh thần, ta tự tìm thấy kẻ thù trong chính mình, gạt sang một bên những ảo ảnh của cá nhân để nhìn thấy tận chân của tạo hoá rồi tự đó trở thành vô ngã.

Dưới ảnh hưởng tuyệt vời của này, đã sinh ra Bushido - Võ sĩ đạo- tổng thể hài hoà của những yếu tố căn bản của tinh thần, những tiểu chuẩn về danh dự, kỷ luật của môn phái đòi hỏi một trình độ văn hoá cao của thể lực và tinh thần, lòng trung thành và công lý, sự vô tư và coi thường cái chết. Chính vì thế mà Zen được gọi là Tôn giáo của người võ sĩ Samourais.
Cho dù ẩn hay hiện thì ta có thể tìm thấy tinh thần của Zen trong võ thuật hiện đại, đặc biệt là trong Kiếm đạo Kendo, nghệ thuật dùng gươm chiến đấu, bắn cung. Ta cũng có thể tìm thấy Thiền trong Aikido và ít thấy rõ hơn trong Judo.

Thiền trong cuộc sống hiện đại khi mà ta đã được giác ngộ sẽ giúp cho việc cân bằng thể xác và tinh thần trong từng thời khắc của cuộc sống căng thẳng.

Với Zen ta học được cách tìm thấy hướng đi thật sự của Võ thuật và cả của cuộc đời nữa.

Kyoto, mùa hoa Anh đào 2003


--------------------
"Từ thủa mang gươm đi mở nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng long"



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Người Thăng Long
post Apr 6 2003, 10:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 381
Tham gia từ: 20-October 02
Thành viên thứ: 488

Tiền mặt hiện có : 881$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Bẩy nguyên tắc của Bushido

1. Gi : Sự quyết đoán chính xác vào thời điểm cần thiết
2. Yu : Lòng dũng cảm mang tính anh hùng
3. Jin : Lòng nhân ái, độ lượng
4. Rei : Thái độ cư xử đúng mực
5. Makoto : Sự giản đơn tuyệt đối
6. Melyo : Danh dự và vinh quang
7. Chugi : Tận tâm và trung thành

Để hiểu hơn nữa về nghĩa của Bushido, xin được dẫn giải:
Bu: võ thuật. Shi: Người võ sĩ. Do: Đạo

Võ sĩ đạo là tuyệt đối. Sự tập luyện của cơ thể thông qua vô thức là nền tảng. Từ đó mới có thể hình thành thái độ cư xử đúng mực.

Giữa Võ sĩ đạo và Phật pháp có khá nhiều điểm chung mà nổi bật là 5 điểm sau đây:

1. Sự đè nén cảm xúc
2. Thái độ thản nhiên trước những điều không thể tránh khỏi
3. Thái độ bình tĩnh nội tâm trước bất kỳ tình huống nào
4. Coi thường cái chết
5. Sự thanh bạch

Đại sư thiền Kodo Sawaki đã từng nói là: Zen và Võ thuật là Một!
Trong Thiền cũng như trong Võ thuật đòi hỏi sự khổ luyện. Không thể tính thời gian để đạt tới sự giác ngộ, Thiền là cả cuộc đời.

Võ thuật cũng vây!


--------------------
"Từ thủa mang gươm đi mở nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng long"



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Người Thăng Long
post Apr 16 2003, 04:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 381
Tham gia từ: 20-October 02
Thành viên thứ: 488

Tiền mặt hiện có : 881$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



3 Tầng khổ luyện

Có một sự trùng hợp rất thú vị là Zen và Võ thuật đều có 3 bước tập luyện để thành công quả như nhau. Xin được tóm lược:

Shojin: đây là thời gian thực hành công phu cùng với ý chí và ý thức. Rất quan trọng đối với những người mới nhập môn. Thường để đạt tới một căn bản nhất định phải trải qua 3 hoặc 5 năm, thậm chí có thể kéo dài đến hơn 10 năm.

Trong quá trình này ngoài sự khổ công tu luyện và ý chí quyết tâm thì một yếu tố quan trọng vào thời điểm sau khoảng 3 năm tập luyện đó là
Shiho hay gọi nôm na là truyền công lực bởi Sư phụ. Thời kỳ này người tu luyện phải thực hành thiền định trong nhiều ngày liên tục, có thể kéo dài đến vài tuần.

Sau Shiho thì đến bước tập thứ hai, đó là sự tập trung vô thức. Hoàn toàn thanh thoát. Tập đến giai đoạn này thì đã được coi là Trợ giáo, sau đó thì có thể trở thành Sư phụ.

Giai đoạn thứ ba đạt được khi tinh thần hoàn toàn siêu thoát. Ta có thể tự giải thoát khỏi chính mình để đạt tới giác ngộ của chính mình. Với một điệu kiện duy nhất là không được nôn nóng muốn thành công quả trong khi vẫn giữ cho tinh thần siêu thoát.

Đại Thiền sư danh tiếng, hay nói theo kiểu con nhà võ là "cao thủ", đó là Kodo Sawaki.


--------------------
"Từ thủa mang gươm đi mở nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng long"



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Người Thăng Long
post Apr 26 2003, 06:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 381
Tham gia từ: 20-October 02
Thành viên thứ: 488

Tiền mặt hiện có : 881$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Tinh thần - Ký thuật - Thể lực

Yếu tố nào là quan trọng nhất trong Võ thuật nhỉ?

bangin.gif


--------------------
"Từ thủa mang gươm đi mở nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng long"



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
traucau
post May 15 2003, 12:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Trai & Gái


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 126
Tham gia từ: 29-June 02
Thành viên thứ: 115

Tiền mặt hiện có : 626$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Nguoi Thang Long @ Apr 25 2003, 11:06 PM)
Tinh thần - Ký thuật - Thể lực

Yếu tố nào là quan trọng nhất trong Võ thuật nhỉ?

bangin.gif

Võ thuật chứa đựng cả ba yếu tố kia, câu hỏi của bác cũng giống như câu hỏi bộ phận nào trên cơ thể con người là quan trọng nhất, rất khó trả lời.

Ở bài trên em không đồng ý với bác về điểm "Sự đè nén cảm xúc" là một đặc điểm của võ học. Cảm xúc duy nhất trong khi thiền hoặc tập luyện võ thuật của cá nhân em và các bạn bè là sự hòa hợp với thiên nhiên, không có một sự đè nén nào hết.
Các điểm còn lại bác nêu ra không có gì đặc biệt, thế này nhé.
2. Thái độ thản nhiên trước những điều không thể tránh khỏi - Bất cứ một tình huống nào xảy đến với tất cả chúng ta trong đời sống đều là những điều không thể tránh khỏi, bởi vậy phần đông những người trưởng thành đều có thái độ thản nhiên đối với những điều đó, không có gì khác biệt để bó hẹp chuyện này trong giới hạn của võ thuật cũng như Phật giáo.
3. Thái độ bình tĩnh nội tâm trước bất kỳ tình huống nào - Bình tĩnh là một tính cách mà bất cứ ai cũng rèn luyện trong đời sống, cũng không có gì khác biệt để bó hẹp trong giới hạn của võ thuật cũng như Phật giáo.
4. Coi thường cái chết - Sống và chết là chuyện thường tình và bất cứ người nào đang sống đều có nguy cơ chết đi. Như vậy thì việc coi thường cái chết, coi thường một điều hiển nhiên, xem ra những người đang sống bình thường ít quan tâm đến cái chết chứ đừng nói họ để tâm coi thường nó. Không lẽ các Võ sĩ và Phật tử không sống bình thường ?
5. Sự thanh bạch - "Nhân chi sơ tính bản Thiện", chữ Thiện có lẽ bao gồm cả sự thanh bạch của bác đấy.

Qua Bẩy nguyên tắc mà bác viết về Bushido, có 3 nguyên tắc em không hiểu.
2. Yu : Lòng dũng cảm mang tính anh hùng - Có nghĩa là tồn tại thứ lòng dũng cảm không mang tính anh hùng, vậy nó là cái gì ?
6. Melyo : Danh dự và vinh quang - Danh dự là một điều thiêng liêng đối với con người nhưng vinh quang thì chẳng qua là một thứ hào quang phù phiếm, hai thứ này đặt chung một chỗ xem ra không hợp.
7. Chugi : Tận tâm và trung thành - Đây là một tính cách của vợ chồng, của bố con, của bạn bè chiến hữu, của kẻ nô lệ... tuy nhiên hoàn toàn không liên quan tới võ thuật.
Xem ra Bushido theo cách mà bác giới thiệu chỉ đơn thuần là những tên lính đánh thuê.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi traucau: May 15 2003, 01:19 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
lxdini
post May 15 2003, 01:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 149
Tham gia từ: 24-February 03
Đến từ: Ha Noi
Thành viên thứ: 769

Tiền mặt hiện có : 649$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Xin lỗi các bậc tiền bối, nhưng vãn bối vẫn chưa hiểu zen là như thế nào. Có phải đây là một hình thức tập luyện mới không?
Có bậc tiền bối nào có thể nói cho em biết về Vĩnh Xuân Quyên không ạ?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post May 15 2003, 04:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(lonxinhdini @ May 15 2003, 07:23 AM)
Xin lỗi các bậc tiền bối, nhưng vãn bối vẫn chưa hiểu zen là như thế nào. Có phải đây là một hình thức tập luyện mới không?
Có bậc tiền bối nào có thể nói cho em biết về Vĩnh Xuân Quyên không ạ?

Trước năm 1940 , người Việt chỉ nghe nói đến Vĩnh Xuân cũng là một chi phái thuộc dòng Thiếu Lâm. Đến khi đoàn quân Lư Hán mang danh nghĩa đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật, kéo theo một số thầy võ Tầu tràn vào đất Việt thì Vĩnh Xuân mới thực sự bén rễ trên đất ta. Trong số các võ sư Tầu, có một vị tên là Tế Công ( người đương thời thường gọi là Tài Cống hay Cống xếnh xáng ) đã được coi là vị sư phụ có công truyền bá Vĩnh Xuân vào Việt Nam. Võ sư Tế Công nguyên là huynh đệ đồng môn với võ sư Đường Diệp Vấn, trưởng mông phái Vĩnh Xuân ở Hongkong, sau truyền ngôi cho võ su Long Tinh. Trong môn phái đó, có một nhân vật đời thứ hai ( sư đê của Long Tinh) Sau này là tài tử điện ảnh nổi tiếng trong những bộ phim quyền cước đó là Bruce Lee, tức Lý Tiểu Long ....
Tế Công được coi như vị tôn sư của môn phái Vĩnh Xuân Việt Nam, vốn có thời được gọi là Phật Gia Vĩnh Xuân , còn ngày nay chỉ được gọi giản dị là Dưỡng Sinh Nhu Quyền.
Đại sư Tế Công khi mới vào Việt Nam đã có ý định truyền bá môn phái này. Sau một vài trận đấu với các võ sư nóng máu của đất Hà Thành lúc bấy giờ, ông đã tạo được tiếng tăm, nhưng cũng gây nên một vài sự ghanh ghét ở một số người trẻ tuổi, bồng bột . Lúc bấy giờ một số thành viên của Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội định thanh toán Tài Cống, nhưng vị chủ tịch Tổng Hội , vốn cũng là một võ sinh, sau khi biết rõ tình hình đã đến thuyết phục nhóm sinh viên trẻ không nên động thủ. Sau đó ông còn đến gặp Tài Cống, xin thụ giáo cho một số sinh viên ham thích võ thuật của Tổng Hội. Thế là Vĩnh Xuân bắt đầu bám rễ ở Việt Nam ....
Tuy nhiên do tình hình thời thế lúc bấy giờ, các lớp võ này hoạt động chẳng đuợc bao lâu thì tan rã .... Rồi cũng vì sinh kế, Cống xếnh xáng lên đường đi buôn hoặc bảo tiêu cho một số chuyến buôn đường dài mạn Vân Nam - Quí Châu sang ta . Trong các chuyến phiêu lưu như thế, có một số người Việt tháp tùng Tế Công và được ông truyền thụ võ nghệ cho, đấy thực sự mới là lớp học trò đầu tiên , nhưng hiện nay không ai biết đích xác họ là những ai. Trở về Hà Nội đầu thập niên 50, Tài Cống mới bắt đầu mởmột lớp chính quy đầu tiên gồm 7 người . Ngoài cậu con trai, còn 6 người kia thì có một số võ sinh còn để lại tên tuổi đến gnày nay, trong đó có bác Phùng ( biệt danh Độc Long Nhãn )( mất năm1986 khi đã hơn 90 tuổi ). Lúc sinh thời bác đã từng làm bảo tiêu
, tính khí khảng khái, nóng như lửa. Cuối đời bác có một thời gian làm bảo vệ trường PTTH Việt Nam - Cu Ba . Trước khi giã từ, bác Phùng có truyền thụ lại cho anh Đỗ Tuấn chấp chưởng, một hoạ sĩ thương binh, học trò cưng nhất của bác . Ngoài bác Phùng còn bác Lâm, bác Nghi và nổi tiếng nhất là bác Tiển . Bác Tiển ở 35 Gia Ngư là người có đóng góp khá nhiều cho bộ môn Vĩnh Xuân ở Hà Nội . Trong số 7 môn sinh đầu tiên, bác Tiển là người trẻ nhất, vóc người nhỏ bé, vẻ mặt hiền từ ....
Có lẽ các dụng cụ tập luyện đặc sắc như Mộc Nhân, Mộc Thủ xuất hiện ở Hà Nội là từ bác Phùng và bác Tiển. Trước năm 1954, bác Tiển có dậy một số môn sinh. Một trong những học trò khá của bác sau này có phụ trách bộ môn võ thuật trong sở TDTT Hà Nội là bác Xuân Thi . Tuy nhiên học trò đặc biệt nhất của thầy Tế Công có lẽ là bác Ngô Vĩnh Quí, cũng là một người có vóc dáng nhỏ bé, tính tình điềm đạm, hiền lành và là người ít tuổi nhất trong các môn sinh trực tiếp của Tế Công . Đặc điểm chính trong cách truyền thụ Vĩnh Xuân của Tế Công là mỗi trò dậy một cách, không ai giống ai . Đấy cũng là một điều đáng tiếc của môn phái này. Vì lẽ đó không ai hiện nay có thể nói là đã nắm bắt được toàn bộ Vĩnh Xuân, khiến nó càng thêm huyền bí . Nhưng theo các bậc tiền bối thì chính bác Quí và môn đệ của bác là những người đã được truyền thụ những tinh hoa của Vĩnh Xuân , một môn phái đẩy nghệ thuật Nhu Quyền đến đỉnh thượng thừa ....
Hàng chục môn sinh của Tài Cống, đều nhập môn với thủ độc quyền, bài 108 đứng, 108 lùi, rồi ngũ hình, mộc thủ , mộc nhân, các môn binh khí như lục điểm bán côn, kiếm, đao v.v...thế nhưng không ai được học giống ai hết . Khi trao đổi với nhau, các môn sinh nay đã trở thành bậc thầy cũng không biết đâu mà lần .
Không biết anh Sinh, con trai bác Tiển, có biết giai thoại này không, nhưng chuyện rằng, lúc bác Tiển ốm nặng sắp lâm chung, bác Quí có đến thăm bạn đồng môn. Nằm trên giường, bác Tiển yêu cầu bác Quí đi lại bài Xà Quyền - một trong những bài quyền cao cấp của Vĩnh Xuân. Chiều lòng bạn đồng môn, bác Quí đi lại bài quyền này ngay tron căn phòng khá chật hẹp của bác Tiển. Đi xong bài quyền, thu thế định thần rồi quay lại phía bác Tiển, bác Quí thấy từ trong đôi mắt già nua của bạn đồng môn, ứa hai giọt lệ....Rồi bác Tiển xúc động nói : " Võ học mênh mông, đời người ngắn ngủi, giá hợp lại được với nhau, chả biết uy lực của Vĩnh Xuân ta đến đâu !"
Hiện nay danh xưng Dưỡng Sinh Nhu Quyền đã được đặt chính thức cho môn phái Phật Gia Vĩnh Xuân Việt Nam thuộc dòng của võ sư Ngô Vĩnh Quí và hiện do chưởng môn của bác là anh Trần Việt Trung ở 99 Trần Hưng Đạo, phụ trách ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
lxdini
post May 15 2003, 10:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 149
Tham gia từ: 24-February 03
Đến từ: Ha Noi
Thành viên thứ: 769

Tiền mặt hiện có : 649$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



cảm ơn tiền bối. thế hiện nay ở Hà Nội có những lò nào luyện Vĩnh Xuân Quyền (Dưỡng sinh nhu quyền). Bác Quí vãn bối đã nghe danh nhưng chưa từng gặp mặt. Hình như môn võ này được 1 cô gái tên là Nghiêm Vĩnh Xuân sáng chế đúng không ạ?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
lxdini
post May 15 2003, 10:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 149
Tham gia từ: 24-February 03
Đến từ: Ha Noi
Thành viên thứ: 769

Tiền mặt hiện có : 649$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



sắp tới vãn bối sẽ phải đi Thanh Hóa, tiền bối nào biết 1 địa chỉ tập vĩnh Xuân Quyền xin giúp với.
Cảm ơn rất rất rất nhiều.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi lonxinhdini: May 16 2003, 01:07 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Người Thăng Long
post May 17 2003, 05:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 381
Tham gia từ: 20-October 02
Thành viên thứ: 488

Tiền mặt hiện có : 881$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Xin được trả lới cho những câu hỏi của bác Trầu Cau nhé:

1. Bạn có thể gọi là sự đè nén cảm xúc hay chế ngự cảm xúc cho tao nhã hơn cũng được. Dĩ nhiên là khả năng này không chỉ dành riêng cho những người tập võ hay đi tu hành. Ngay như các nhà chính trị gia hoặc các thương gia...cũng đều nắm rất rõ bí quyết và lợi thế của việc giấu đi cảm xúc thật của chính mình clap.gif

"Đè nén cảm xúc" chỉ là một trong những đặc điểm của người võ sĩ mà thôi.
Về các đặc tính còn lại thì cũng nên hiểu tương tự như thế nhé.

2. Để hiểu được thế nào là lòng dũng cảm mang tính anh hùng thì cần phải đi ngược thời gian trở lại nước Nhật thời TK 17-18 khi mà tất cả mọi hành xử đều được đánh giá theo chuẩn "anh hùng mã thượng"! w00t.gif Luận về Zen của Nhật thì thiết tưởng cũng nên đặt nó vào trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ. Lòng dưng cảm thì đều có giá trị như nhau nhưng khi đó người Nhật không coi trọng lòng dũng cảm của một anh nông dân bằng một người võ sĩ samurai!!! leuleu.gif

3. Người Nhật thượng võ cần có danh dự của cá nhân - điều cốt tử và họ lại cần có cả tiếng tăm nữa bởi vì quyền lực thống trị của các đại lãnh chúa cần đến nó. rose.gif

4. Tận tâm và trung thành là những điếu rất quý và hiếm họi trong cuộc sống. Nó lại càng quan trọng hơn khi học võ bởi vì thiếu những điều này người học võ chỉ biết hình mà không hiểu ý vì không được truyền giảng hết bí kíp. ohmygod.gif

Vấn đề cuối cùng thì bác Trầu Cau nói rất đúng: Samurai về một khía cạnh nào đó cũng chỉ là một tên lính đánh thuê cho các lãnh chúa Nhật! Nhưng Bushido thì lại là Võ sĩ Đạo đấy nhé shuriken.gif và không thể đi đánh thuê được! hypocrite.gif

cheers.gif


--------------------
"Từ thủa mang gươm đi mở nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng long"



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

9 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC