Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Chẳng Ai Hiểu Cóc Khô Gì !, Khi NguyễnHuyThiệp ở tuổi Tri Thiên Mệnh

yuyu
post Nov 16 2003, 05:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Trích :

TUỔI HAI MƯ I YÊU DẤU

NGUYỄN HUY THIỆP

user posted image

CHƯ NG 1
Chẳng ai hiểu cóc khô gì !


Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu
Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa
Gọi tên là một hai ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm…
Bùi Giáng

- Xin lỗi, anh không có tâm trạng tốt lắm.
- Thì anh có bao giờ có tâm trạng tốt đâu!
Trao đổi bạn bè



Tôi là Khuê. Năm nay tôi 20 tuổi. Tôi muốn nói với các người rằng chẳng ai hiểu cóc khô gì.

Ví dụ như gia đình tôi. Tôi có bố mẹ và một thằng anh trai ngu hết chỗ nói. Bố mẹ tôi không ngu, họ chỉ là những ông bố bà mẹ bình thường, thậm chí thành đạt trong xã hội. Hãy nghe mẹ tôi nói với bố tôi: “Anh ăn đi, anh phải ăn khỏe vào mới được. Anh ăn quả trứng vịt lộn này nhé! Uống cả sữa nữa”. Bố tôi nằm trên đivăng, lim dim mắt. Tôi rất ghét cung cách ấy của ông. Nếu mẹ tôi đi vắng, có khách đến (nhất là khách nữ) ông ta trở nên nhanh nhẹn như một con báo. Có lẽ bố tôi là một người rất thạo đàn bà. Tôi đã thấy nhiều cô thút thít khóc khi nói chuyện với ông. Lúc ấy ông lại vỗ về họ với vẻ từng trải: “Không sao… không sao! Đời ấy mà… cuộc sống là thế…”. Sau đó ông lấy ví ra cho họ tiền, ông giúi vào tay họ và vị khách trứ danh kia nín bặt. Giời ạ, thế mà với tôi ông rất bủn xỉn. Tôi không có một đôi giày nào tử tế, còn áo với quần thì toàn là thứ tầm tầm! Từ bản năng, tôi ngấm ngầm căm ghét gia đình tôi thậm tệ. Sự từng trải, hiểu biết của bố tôi… sự chu đáo tận tụy của mẹ tôi… sự lên mặt đạo đức khôn ngoan của thằng anh tôi… Tất cả những điều như thế khiến tôi lộn mửa. Tôi là cái gì ở cái nhà này? Tôi mãi mãi không bao giờ được như họ. Tôi là con gián, là con kiến, là con số không. Chẳng ai hiểu cóc khô gì về tôi.


Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Ví dụ như ở trường học. Tôi ngạc nhiên vì tại sao người ta lại đi nhồi nhét hàng mớ kiến thức chữ nghĩa như thế vào đầu bọn trẻ bao nhiêu năm trời? Tôi công nhận những kiến thức tiểu học là có lý. Những thày cô giáo thật ra thày cô giáo! Họ đúng là những bậc thánh, mặc dầu các thày cô giáo tiểu học ở đâu cũng vậy, họ đều có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác và bẩn thỉu. Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vứt đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội ở trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm cho toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh. Tất cả những thanh niên thành đạt của nền giáo dục đó đểu là những tên lưu manh một trăm phần trăm, tôi xin thề như vậy!


Ký ức đẹp đẽ nhất của tôi về nhà trường (và của tất cả những ai lương thiện thực sự) – tôi xin thề như vậy, chỉ là ở việc dạy đọc, dạy viết, dạy cộng trừ nhân chia… thấp thoáng với mấy bóng hình thày cô thảm hại. Tôi đã đọc ở đâu đấy một bài thơ viết về họ, câu chữ ở trong bài thơ thì không ra gì nhưng tình cảm của người viết khiến tôi xúc động:


Người ta phải cám ơn anh, người thày giáo nông thôn
Anh là người khai hóa vĩ đại của nhân dân tôi
Đây mới là kiến thức tinh khiết
Cho dù nó vừa thô sơ, vừa sai lầm, lại ấu trĩ nữa
Nó là a, b, c
i anh giáo làng!
Anh phải làm việc với lũ ranh con thò lò mũi
Chúng không biết thế nào là tay phải, tay trái
Anh sẽ dạy chúng, phải không, sẽ dạy chúng:
Tay phải thì giương cao, còn tay trái đặt lên trái tim
Anh sẽ dạy chúng, phải không, sẽ dạy chúng:
Mẹ thì không bao giờ được quên
Phía trước là chân lý
Rất có thể có nạn hồng thủy
Mà ngoài trái đất là thiên hà
Chữ đầu tiên là chữ a…



Tôi căm ghét “nền giáo dục cao cấp”, mặc dầu tôi đang là sinh viên năm thứ hai đại học. Trừ một số đứa ở thành thị (trong đó có tôi) còn hầu hết đều ở nông thôn ra. Chúng đều như những cô chiêu, cậu ấm. Bọn này ăn diện, cố học đòi cung cách thành phố bằng những đồng tiền còm cõi mà bố mẹ chúng tằn tiện gửi ra. Tôi thấy chúng lố bịch không tưởng được. Tất cả sự chăm chỉ đèn sách của chúng đều giả tạo, không đứa nào dám nhận rằng những thứ kiến thức được học đều đáng vứt đi, không vứt đi trước thì rồi sau này cũng vứt. Tóm lại, chẳng ra cứt chó gì!


Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Ví dụ như khi ta mở tivi. Người ta đang truyền hình trực tiếp phiên họp Quốc hội. Các nghị sĩ ngủ gật. Người ta cãi nhau về mấy chữ trong điều luật. Lúng túng kinh khủng. Tôi thấy rõ người ta lúng túng trong việc điều hành đất nước. Nhân dân đang lầm lẫn thảm hại, họ đặt niềm tin của họ vào một lũ người thối tha, dốt đặc. Đáng lẽ ra phải kín nhẹm đi (cái lũ phường tuồng ấy) thì họ lại chường mặt ra ở trên tivi chơi trò “dân chủ”. Nhân dân không cần dân chủ, họ cũng chẳng ưa gì độc tài, ai cai trị cũng thế thôi nhưng điều cơ bản là họ được sống yên ổn, no ấm.


Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Tôi muốn gào toáng lên như vậy. Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy!


© Nguyễn Huy Thiệp



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Ubu
post Nov 16 2003, 10:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Unregistered









Cái này là ông Thiệp viết ấy ạ? Thật kinh ngạc nếu đúng như thế. hypocrite.gif



Go to the top of the page
+
Toanli
post Dec 1 2003, 11:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Cho tới hôm nay nhiều mạng đã đi tiểu thuyết này của NHT.
Tờ Hợp Lưư tại Mỹ số gần đây có in vài chương của NHT và kèm theo bài viết khen nức nở của bà Liễu Trương, rằng Tuổi hai mươi yêu dấu của Nguyễn huy Thiệp hay là một giải thóat cho con người. laugh1.gif
Máy của tớ vừa bị Vi Ru s, như các bạn, đã biết nên ko còn cuốn này nữa. Tớ nhờ cô bạn "già" FR gửi cho nếu sợ ko dám đi.
CHúng ta nên mở một cuộc tranh luận về tiểu thuyết này, trong hạn hẹp câu lạc bộ VNE này. Bởi qua đây có thể nhiều người sẽ vỡ ra nhiều điều về tiểu thuyết và cói nhiều góc chiếu về văn chương NHT.
Đề nghi sẽ đi từng chương và mở một Topic để bàn bạc nghiêm túc.
Bà chủ mới xinh đẹp của quán văn chương này , con chim Hải Yến ko biết có muốn hót lên ko? NHững tay bạo miệng, hay quyết đóan như chú Yuyu và bác phó mộc thường dân cùng cô như Mưa, Lan Anh Hà Nội....CHíp hôi stretcher.gif và anh hùng tứ xứ thử vào cuộc này xem sao?
Vấn đề NHT là một vấn đề rất đáng bàn. Nhất là mỗi một thế hệ có những góc chiếu khác nhau...
Anh nói nhẹ ở đây, là chú Ubu đúng là "kinh" tới mức hạ mấy dòng trên ử?
Về chưong này, mà chú YuYu đưa lên là chương dở nhất của tập.
Theo anh nó như một bài báo phản ảnh nhận thức của nhân vật. Về chất lượng thì kém phương pháp luận hơn những bài veff giáo dục của trần mạnh Hảo.
Về Văn Học thì nó giả. Một thằng nhãi đang học đại học phát biểu hệt như một lão Trần Mjanh Hảo đã quá ngũ thập nhi tri thiên mệnh.
Văn chương có quyền đưa ra những tư tưởng dứoi những hình tượng nghệ thuật. Và có khi nếu giỏi chỉ cần một câu, thậm chí một từ nó còn mang sức mạnh tố cáo hơn cả một bài báo dài.
NHT là con chim đầu đàn của những năm 87 tới 95 trong nền văn học đương đại VN ở thể tài truyện ngắn.
NHưng ở tiểu thuyết này NHT bộc lộ tất cả những ưư và khuyết và khuyết nhiều hơn là tổ chức tác phẩm ở dạnh thức tiểu thuyết bởi ông mang hành trang cũ sang một lĩnh vực mới dfafi hơi đòi hỏi những thủ pháp khác truyện ngắn...
Từ xưa tới nay, về bản chất văn chương đa số không tách rời chính trị. Nếu nó không phản ánh thời cuộc thì nó cũng hàm chứa tư tưởng nào đó của tác giả về nhiều mặt của đời sống con người, những môi squan hệ của nó tự thân và cả với vũ trụ.
Nhưng một tác phẩm văn chương khác những trứoc tác của các nhà chính trị. Khác các công trình của các nhà triết học. Thậm chí ngay trong cùng dòng Nghệ Thụât mỗi lọai hình nghệ thụât có tiếng nói, ngôn ngữ biểu đạt riêng của nó. Đấy chính là hình thái thể hiện....
Gần đây nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên có đánh giá tiểu thuyết này của NHT là buớc lùi của NHT. Nhà phê bình Nguyễn hòa đánh giá thậm tệ hơn. Ông sẽ công bố gần đây trong bài tiểu luận Văn học VN 2003.
Là người rất yêu văn học và muốn xây dựng VNE tôi đề nghị chúng ta mở một cuồc trao đổi về tiểu thuyết này.
Đề nghỉ các bài viết về một tác phẩm (của một tac giả có tiếng và đáng kính trọng)
khi đưa ra ý kiến có dần chứng cụ thể để bạn đọc được tường
NVT



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Question
post Dec 3 2003, 09:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

You are not my friend


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 178
Tham gia từ: 5-November 03
Thành viên thứ: 1.282

Tiền mặt hiện có : 787$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Thấy bạn Toanli hô hào anh hùng tứ xứ mấy hôm nay mà vẫn chửa thấy ai trả tham gia, kể ra diễn đàn cũng buồn nhỉ?

Nói gần nói xa, thôi thì nói toạc, đọc NHT những truyện ngắn trước kia, thì thấy nể ông.

Gần đây, phong độ có sa sút, âu cũng là truyện thường tình. Người lên, người xuống, của cải lên, của cải xuống, sức khoẻ lên (x), viết lên tay ( thăng hoa- hoặc x) ... thường tình của thường tình.

Tuy nhiên, chỉ vì một số người coi thường nhà văn, cứ tưởng nahf văn ko viết được tiểu thuyết, thì ông tung tiểu thuyết ra cho biết tay- đã thế lại còn tiểu thuyết về tuổi trẻ nhá , lại còn nóng hôi hổi đi thẳng vào vấn đề không cần dầu giếm che đậy, ừ thì thằng con bị nghiện hút, đi đảo Cát Bà vật lộn trông nom con rồi bức xúc thì viết cho biết khả năng của mình và biết người nữa...

Tiểu thuyết chương hồi như một cuộc hành trình đi tìm... chắc chắn ko phải đi tìm thời gian đã mất rồi, xem nào-- à, hình như nó cũng hơi hơi như cuốn Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, nhưng kém xa. Rất tiếc là phải nói như vậy.


Không để ai nghĩ mình chỉ là Vang Bóng Một Thời, NHT viết một số, như tiểu luận mini, bình thơ, và dĩ nhiên, cả lăng xê thơ một số người nữa . Ấy là theo cách nghĩ thiển cận của một số độc giả đặc biệt, nghĩa là cứ thấy người nào giới thiệu bình phẩm là lại nghĩ họ ăn gì đó rồi lăng xê nhau, chán vật... Thích cái gì đóthì viết, điều đó vừa đơn giản vừa khó..

Quay trở lại bài viết của bạn toanli

Thế bây giờ ý của bạn là thế nào nhỉ?

Có phải là nói để mọi người công nhận TT của NHT là dở không ? Hay thế nào? Để làm gì? Có ích lợi gì cho nền văn học Việt nam hay không?

Còn dĩ nhiên, đối với một người đọc đã quen thuộc với truyện ngắn của NHthieep, đang mong đợi một sáng tác có gì đó mới mẻ, kỳ vọng vào một tác phẩm của một nhà văn cực kỳ tên tuổi, và có nhiều cái đào ra tiền vì cái tên tuổi của mình, mà bây giờ Tuổi 20 iu dấu lại chả như ai đó mong đợi, thì tâm lý thất vọng là điều quá bình thường.

Hơn nữa, dạo này, NHThiep có những phát ngôn hơi hơi chối, ( cái này là tính tự ... cá nhân) mà làm cho nhiều người đọc thấy hơi hơi buồn cười, và cũng tự cười chả hiểu dạo này ông đâm ra mắc cái tính nực cười ấy... Nhưng mà lại nghĩ, thôi, đó cũng là cố gắng hết mình của ông ấy rồi, còn thành công hay không, thì có lẽ do cái Thời....


--------------------
It's life's illusions I recall.
I really don't know life at all.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Isu
post Dec 3 2003, 10:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Unregistered









Nếu chỉ có một chương này, nó sẽ giống với những truyện em đọc hàng tuần trên các báo. Nếu viết về cái tôi của tuổi 20 en nghĩ rằng một cậu con zai mới lớn tự viết về mình có lẽ sẽ thật hơn. Cái tôi vùng vằng, vung vẩy, coi mình là số không nhưng thực ra muốn mình là nhất.



Go to the top of the page
+
TanNg
post Dec 3 2003, 11:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Unregistered









QUOTE(Question @ Dec 3 2003, 09:59 PM)

Không để ai nghĩ mình chỉ là Vang Bóng Một Thời, NHT viết một số, như tiểu luận mini, bình thơ, và dĩ nhiên, cả lăng xê thơ một số người nữa . Ấy là theo cách nghĩ thiển cận của một số độc giả đặc biệt, nghĩa là cứ thấy người nào giới thiệu bình phẩm là lại nghĩ họ ăn gì đó rồi lăng xê nhau, chán vật... Thích cái gì đóthì viết, điều đó vừa đơn giản vừa khó..

Hơn nữa, dạo này, NHThiep có những phát ngôn hơi hơi chối, ( cái này là tính tự ... cá nhân) mà làm cho nhiều người đọc thấy hơi hơi buồn cười, và cũng tự cười chả hiểu dạo này ông đâm ra mắc cái tính nực cười ấy... Nhưng mà lại nghĩ, thôi, đó cũng là cố gắng hết mình của ông ấy rồi, còn thành công hay không, thì có lẽ do cái Thời....

Ý của "bạn" Toanli thế nào tớ không rõ, chứ ý của tớ thì thế này.

1. "Bạn" Toanli bạn ấy cũng phải trên 50 tuổi rồi, nên "bạn" Question nên theo phép lịch sự tối thiểu mà không xưng hô "bạn tớ". Nếu không "bác em" thì cũng ít nhất "bác tôi" cho lịch sự.

2. Thấy Question có rất nhiều nhận xét rất "nặng nề" về NHT nhưng lại không thấy đưa dẫn chứng gì cụ thể. Theo tôi nói gì thì cũng nên có tí dẫn chứng, chứ cứ phán như thánh tướng như thế thì khó nghe lắm.



Go to the top of the page
+
Toanli
post Dec 3 2003, 11:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Xe Ta(ng thân mến,
-Ở đây nhiều người biết mình lớn tuổi, nhưng có nhiều người cũng ko biết. Ai lại ngờ có một lão nhà văn gần sasu chục tuổi lên đây chơi như lớp trẻ!!!??? hypocrite.gif
Khi chưa tường , ngôn ngữ mạng: bạn, tớ , tớ tôi ...cũng được. Ko nên quá câu nệ và đừng trách vội người ta. Cái quan trọng là thái độ khi các thành viên trao đổi với nhau, đối thọai cơ.
- Ý Tỏan li thế nào? Xin trả lời ngay từ chương đầu sau khi đọc mấy lời của gã Ubu là mình đã có ý kiến rồi. Nhưng mình muốn lắng nghe thêm nhiều tầng lớp bạn đọc không trong giới văn chuơng nhận xét cuốn sách này. Và cũng là dịp chúng ta biểu lộ mỗi quan sát cá nhân truớc một tác phẩm văn học.
-Về ý kiến : trao đổi thế này có góp phần gì cho văn học VN không? Theo mình thì ko nên tham vọng như vậy. Kể cả ở đây nếu nhiều người có đào tạo bài bản về văn chương tham gia.( Nếu). Bởi đây là một câu lạc bộ, một nhóm có tính vui vẻ là chính, chỉ từ đây có thể bổ xung cho những thiếu hụt nếu có trong nhóm nhỏ tại đây...Tác động vào Văn học VN?...đề cập như vậy hơi lớn chữ quá.
Còn nếu muốn để chính NHT nghe chúng ta nói, thì bạn trẻ nào đó hãy nghiêm túc suy nghĩ và viết thành tác phẩm cẩn thận, khen hay chế và gửi báo văn học ở nuớc nhà.
Thân mến

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Toanli: Dec 4 2003, 12:19 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Yến xào
post Dec 4 2003, 12:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

đơn kiếm diệt quần.. hồng


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 156
Tham gia từ: 8-October 02
Đến từ: Hungary
Thành viên thứ: 454

Tiền mặt hiện có : 656$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Hồi em học lớp 12(ban A) có học môn ngữ pháp cũng khá thú vị ,toàn học mấy chiêu như câu đơn đặc biệt ,câu ghép câu gũng .
Hôm nọ ,có một đoạn ví dụ ,hình như của cụ Vũ Trọng Phụng cụ Nguyễn Công Hoan hay gì đó em không nhớ ,đại loại như là
"Mưa .Gió .Giông............."
Đại loại là 1 câu gồm 2 đến 3 chữ .Có một thằng nó ngồi dưới và bảo rằng :
- Thưa cô ,theo em những câu trên quá tệ .Em viết cũng được .Nhưng nếu em viết thì cô cho em 1 điểm .Nhưng nếu mấy ông nhà văn có tiếng viết ,cô bảo là hay và chúng ta phải ngồi phân tích xem nó độc đáo và tuyệt diệu thế nào "
(Cô giáo giận tái mặt)
Thằng cha đó chính là Yến xào nhà em leuleu.gif
Trở lại với truyện của bác Thiệp .
Từ lâu trên báo đài đã to tiếng thông báo về sự xuất bản của "Tuổi hai mươi yêu dấu ,hình như khá dài ,cỡ tiểu thuyết .
Một hôm đang lang thang ,em search 1 quả và vào ngay 1 trang (tạm thời gọi là phản động w00t.gif ) và thấy họ đăng cái chương 1-4 của " Tuổi hai mươi yêu dấu "
Em đọc qua chương 1 và hơi choáng ,bụng nghĩ thầm : thế mà cũng khen là hay cho được ,có phải mấy anh khen hay là mấy anh dính líu đến chính trị chính em không ?
Bây giờ không nói đến chính trị .Chỉ xin nói đến cái tiêu đề và tương quan giữa nội dung của chương 1 .
Trong Thi nhân Việt Nam ,Hoài Thanh có phân biệt "tuổi hai mươi " với "hai mươi tuổi " khi bình về mấy bài thơ của một thi sĩ tên Huy .Tại em đọc quá lâu rồi nên không nhớ ,hình như là bài "Em đương thêu" .
Gã Khuê trong "Tuổi hai mươi yêu dấu " đúng là 20 tuổi ,hắn khẳng định ngay từ đầu .Nhưng hắn có tuổi hai mươi như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói không ? Và nếu có ,hắn có yêu dấu cái tuổi thanh xuân đó không ?
Hắn 20 tuổi nhưng không hề tuổi hai mươi .Tuổi hai mươi không có những cay nghiệt ,những chì chiết khi nhìn cuộc đời .Người ta khó mà đặt từ "ngu " cho tất cả mọi người mọi vật khi họ đang tuổi hai mươi .Thế mà trong con mắt thằng Khuê :,chính trong gia đình hắn đã toàn một lũ ngu
"Tôi có bố mẹ và một thằng anh trai ngu hết chỗ nói."
Trường học toàn một lũ ngu :
"Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vứt đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội ở trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm cho toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh"
Chính quyền còn ngu hơn
" Người ta đang truyền hình trực tiếp phiên họp Quốc hội. Các nghị sĩ ngủ gật. Người ta cãi nhau về mấy chữ trong điều luật. Lúng túng kinh khủng. Tôi thấy rõ người ta lúng túng trong việc điều hành đất nước. Nhân dân đang lầm lẫn thảm hại, họ đặt niềm tin của họ vào một lũ người thối tha, dốt đặc"

Những điều mà Nguyễn Huy Thiệp viết có thể đúng ,nhưng chắc chắn không phải từ thằng Khuê ,một thằng tuổi hai mươi .
Tuổi hai mươi của hắn không hề có đàn bà .Không một bóng hình những người con gái .Hắn nhìn những cô gái với đôi mắt cay độc và nguyền rủa (chương 2 )

Hắn không phải là thằng Khuê ,một thằng tuổi hai mươi ,hắn là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ,một con người đã sống qua hai mươi tuổi một lần .Nguyễn Huy Thiệp ,một con người không còn là thanh xuân ,không là 20 tuổi nữa ,cũng chẳng còn tuổi hai mươi .Và nhà văn ,đội lốt một kẻ thanh niên để kể về tuổi hai mươi của
hắn.Đó là giọng của một ông già ,sau khi đã chán nản ,đã hiểu đời ,đã có thể chê tất cả là ngu ,thối tha dốt đặc .

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp biết rõ "tuổi hai mươi " và "hai mươi tuổi" là gì .Ai có dịp gặp bác ,xin hãy nói có thằng Yến Thanh bảo bác nên thay tiêu đề của tiểu thuyết thành "Hai mươi tuổi yêu dấu " thay vì "Tuổi hai mươi yêu dấu "

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Yến Thanh: Dec 4 2003, 12:14 AM


--------------------
logout = die



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Yến xào
post Dec 4 2003, 12:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

đơn kiếm diệt quần.. hồng


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 156
Tham gia từ: 8-October 02
Đến từ: Hungary
Thành viên thứ: 454

Tiền mặt hiện có : 656$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Gửi bác Toanly : Cháu đã gửi truyện cho bác .Bác xem giùm cháu với ạ


--------------------
logout = die



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Dec 4 2003, 01:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Anh thấy chú Yến Thanh suy nghĩ thật thiển cận ( và nhiều người cũng có suy nghĩ này ) khi cho rằng nhân vật Khuê không phát ngôn đúng với khẩu khí của lứa tuổi 20 ? Đã đành, đó là suy nghĩ của Nguyễn Huy Thiệp, suy nghĩ của một người đã từng trải, đã qua tuổi tri thiên mệnh, nhưng những câu nói của Khuê đâu có gì là ông cụ non mà không có thể là phát ngôn của một chàng trai ở tuổi 20 ?
Này nhé, ở quê chú đã từng có một chàng trai năm 20 tuổi đã biết xuất dương để tìm xem "đằng sau những mỹ từ Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái là cái gì ? "....
Nhưng thôi, những đầu óc tầm cỡ vĩ nhân như thế ta không dám bì.
Hãy nghe một nhà thơ " con chim đầu đàn của dòng thơ cách mạng Việt Nam " viết năm 20 tuổi (1940)
Từ thủa ấy quăng thân vào gió bụi
Đến hôm nay cái chết đã kề bên
Đến hôm nay kiệt sức tôi nằm rên
Trên ván lạnh không mảnh mền manh chiếu.
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đầy
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa.....

Bao khổ ấy thôi cần chi nói nữa
Ban đời ơi ta đã hiểu nhau rồi
Nếu mai đây có chết một thân tôi
...20 tuổi tim đang dào dạt máu
20 tuổi hồn quay trong gió bão
Gân đang săn và thớ thịt căng da
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa ....

" Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ ..."

Tuy thế cũng chưa bằng Lý Tự Trọng - chàng thanh niên đầu tiên của thanh niên cách mạng Việt Nam - ngay năm 18 tuổi ( 1931) đã khảng khái tuyên bố một danh ngôn cho thanh niên mọi thời đại :

" Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng ! ".

Cũng vậy, nhạc sĩ Văn Cao năm 18 tuổi ( 1944) đã sáng tác bài Tiến Quân Ca bất hủ " Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc ....."

Nhà thơ Chế Lan Viên năm 17 tuổi ( 1939) đã viết những câu suy tư về ý nghĩa của cuộc đời, bi quan đầy chất triết lý của Schopenhauer :

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu ?
Mong chi xuân lại chỉ thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa Khổ Đau ...

Và còn biết bao nhiêu thanh niên ở lứa tuổi này có khẩu khi như vậy, kể không xiết ..
Thế đấy, ở lứa tuổi 20 ai bảo thanh niên không có những suy nghĩ và những phát ngôn chín chắn, già dặn, thậm chí sâu sắc ?
Nói như cậu Khuê trong truyện của NHT đâu có gì là cụ non ?

Cũng vào năm 1942- cái năm nước sôi lửa bỏng - nhà thơ Sóng Hồng viết :
....Nếu thi sĩ vùi đầu mài miệt tả
Cặp tuyết lê hồi hộp trước tình yêu
Cho cuộc đời là mộng ảo cao siêu
Chỉ đắm đuối ở thuơng hoa và tiếc ngọc...
Thì bạn hỡi, một thi sĩ như rứa
Chỉ là tai ương chướng họa của nhân quần ...."

Nếu nói như Yến Thanh " Hắn 20 tuổi nhưng không hề tuổi hai mươi .Tuổi hai mươi không có những cay nghiệt ,những chì chiết khi nhìn cuộc đời " ..."Tuổi hai mươi của hắn không hề có đàn bà . Không một bóng hình những người con gái . Hắn nhìn những cô gái với đôi mắt cay độc và nguyền rủa... "
thì thanh niên thời nay là vậy ư ?
Nếu thế thì quá kém so với thế hệ cha ông.
20 tuổi đầu rồi mà chỉ biết về gái gú, quần áo, xe pháo, mốt nọ, mốt kia và tán tỉnh lăng nhăng, vớ vẩn thì quá kém so với thế hệ các cụ ngày xưa và đúng là "tai ương chướng hoạ của nhân quần " mất rồi ! sad1.gif
Thanh niên 20 tuổi là phải có lý tưởng.
Hoặc nếu không có nổi lý tưởng thì ít ra cũng phải có chí khí nam nhi đại trượng phu " Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng ", thế mới đúng là tuổi 20, nếu không vẫn chỉ là thằng cu, trẻ con lớn tuổi mà thôi.
Vậy thì giọng cậu Khuê có phải là ông cụ non không , khi phát biểu những câu như thế ? Anh nghĩ hoàn toàn Không.
Khuê hoàn toàn có thể có những nhận xét như vậy, và điều đó cũng không có gì là ghê gớm cả....



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC