Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Nhàn Ngồi Nói Cuội Lăng Nhăng

Toanli
post Dec 9 2003, 01:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Nhàn ngồi... nhăng cuội đời văn.

Cách đây không lâu, đọc mạng nọ thấy có bài viết của một nhóm tự xưng làm khách của văn chương viết một bài về Nguyễn huy Thiệp, tả cảnh ông Thiệp ngày nào mở quán Hoa Ban, đứng cửa tiếp thị bán sách báo và noí chuyện với thực khách. Lại có người, viết đế theo khảo bàn, rằng đấy là ông Thiệp giả! Cũng có người loan tin, ông NHT bán cái danh cho kẻ có tiền, dựng Hoa Ban....Thực giả tin đồn thất thiệt, cũng âu là hoang truyền như truyền thuyết xưa và nay. Hỏi cho tường cái vụ này, lý luận của người viết không thể tin là ông NHT nhà văn lớn thế ai lại đi bán báo, bán quán tiếp thị...Còn kẻ hoang tin ông NHT bán danh thì lại nghĩ, Nhà văn mà đi làm quán? Chắc ông ấy chỉ tunsg tiền bán danh mình cho một tay đầu nậu ăn uống nào đó...
Xem ra có hai luồng vốn xưa nay ở ta. Một là coi nghề văn cao quý quá, ắt hẳng người làm ra nó khác hẳn người thường, như hồi ta bé tí tẹo nghĩ thầy và cô không bao giờ…đánh rắm và ị!????

Luồng thứ hai, bặt cái gì cũng nghi ngờ. Ai lại làm văn chương đi bán quán. Thế còn ra cái thể thống gì. Vì đi bán quán thì bưng bê bẩm dạ...Ai lại hạ mình tới vậy nên chắc chỉ bán cái danh lây món tiền mà xài tạm khi thiếu rượu lúc đói cơm!
Người viết bài này đi chợ sách đã nhiều. Thấy các nhà văn nổi tiếng ở Châu Âu. Ngồi bán sách tiếp thị với độc giả. Cũng như một người bán sách bình thường, như một người bán bóng bay hay bán thịt nưóng ngoài chợ. Chỉ khác ở chỗ, gã hàng thịt lấy thịt ở lò mổ mà bán, còn nhà văn xẻ thịt văn ngay từ thể xác mình bầy lên bàn thản nhiên bán. Khác ở chỗ anh bán thịt không kí vào thịt, cò nhà văn đi tiếp thị sách mình thì kí vào sách cho độc giả kính trọng. Chả việc nào cao quý hơn việc nào xét về cái đồng tiền để hai chàng bán thịt và nhà văn mang về nuôi con (nếu có) mua rượu hay vbánh mà nuôi mình để hôm sau tiếp tục có sức mà xẻ thịt máu mình đi bán...

Tại Châu Âu, không ai thấy giá trị cuả nhà văn cao lên hay bớt đi tí nào khi nhìn thấy ông nhà văn nọ đi bán sách (bây giờ) Cũng như tại nơi tôi, tôi đi bán quần áo ngoài đường phố và trong một buổi nói chuyện về truyện ngắn MộT Người Đức- Phạm Hải Anh dịch, thì toàn bộ cử tọa hôm ấy gồm các đản viên của bạn, đảng bộ PDS địa phương Đức huyện tôi sống, hôm sau vẫn nhìn tôi như thế...Vẫn nghe như thế và hôm sau chào nhau chỗ bến xe Bus như ngày nào như mọi ngày...

Ai có biết. Nhà thơ Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài Cây Tre.... Lĩnh giải thơ cao nhất nuớc khi ấy ở tuần báo Văn Nghệ nước nhà, mà sau 75 có thời túng quá đi đạp xích lô. Sau bè bạn giúp trổ tài mọn hồi ở nhà với bố và ở lính tiết canh thịt ..dê. Ai có biết, Dương Tường bán máu lẫn vào cả đám cùng đinh của ngày nào? NHững ai..Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn và nhiều văn sỹ, thĩy khác nữa...
Số phận cho thì ngồi ở một tòa sọan nào đó, còn chưa cho thì thử thống kê xem văn sỹ thế giơi và ở ta rứa như nhau...biết bao nghề ở đời kiếm tiền nuôi cái nợ văn chưong?
Nhà văn NHThiệp thực chính là người bán báo và bê đĩa ở quán Hoa Ban ngày nọ.

Thi thoảng ông ra tiếp khách.Kể cho khách nghe dăm cái duyên lứa thủy khởi, nhiều khi bịa tạc mong thực khách tới đông…Than ôi, Hoa Ban chỉ đông ngày đầu, hám của lạ nhưng không thể trả tiền cao cho mấy món ăn dở, khách thưa dần và Hoa Ban chết như nhân vật của một thiên truyện ngắn. 1997 Nguyễn bán quán về đuôỉ gà và viết... ở cái vườn cả ngàn mét tổ tông để lại.

Nguyễn Duy thì ở Nam làm quán Vịt, gã đánh tiết canh ngan rất tài và làm mons dê rất thạo. Lần sang Đức lão biểu diễn cho dăm khách văn đĩa tiết canh đông như thạch và đậm đà đunsg như quán, đấy là nghề bán quán tiết canh thời lão chưa bán được thơ đề trên giấy gió và mành tre, lá nón…

Ôi làng văn thì nhiều lắm bởi cái kiếp nhân gian mấy ai sônsg nổi bằng chữ? Hừ Ông Nguyễn khải xưng xưng nói Chuyên Ngiệp? Thử hỏi không có lương đại tá, không có nghề biên tập báo, không có lương hưư bây giờ và bà vợ tảo tần ông có sông bằng chữ được tới giờ không? ( còn nữa vì lè nhè lăng nhăng cuội…)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Toanli: Dec 9 2003, 02:06 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Question
post Dec 10 2003, 11:01 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

You are not my friend


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 178
Tham gia từ: 5-November 03
Thành viên thứ: 1.282

Tiền mặt hiện có : 787$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



QUOTE(Toanli @ Dec 9 2003, 01:47 PM)
Nhàn ngồi... nhăng cuội đời văn.


Xem ra có hai luồng vốn xưa nay ở ta. Một là coi nghề văn cao quý quá, ắt hẳng người làm ra nó khác hẳn người thường, như hồi ta bé tí tẹo nghĩ thầy và cô không bao giờ…đánh rắm và ị!????


Chà, bạn lại động chạm đến một sự cũng hơi hơi quan tâm của tôi rồi.

Nói thật , tôi khoái đọc văn của những người từng bị đau khổ, cuộc sống có một nét gì đó ...., Cảm giác rằng họ bị ảnh hưởng, bị chi phối,bị kích thích .. và văn của họ rất dặc biệt.


--------------------
It's life's illusions I recall.
I really don't know life at all.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Dec 10 2003, 04:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE
lý luận của người viết không thể tin là ông NHT nhà văn lớn thế ai lại đi bán báo, bán quán tiếp thị...Còn kẻ hoang tin ông NHT bán danh thì lại nghĩ, Nhà văn mà đi làm quán? Chắc ông ấy chỉ tunsg tiền bán danh mình cho một tay đầu nậu ăn uống nào đó...


Cái lý luận của người nào đó mà bác Toanli kể trên, phản ánh một căn bệnh khá phổ biến ( và đặc thù ) của người Việt hiện nay, đó là hội chứng trần đại Sĩ - hệ quả của việc lây nhiễm vi rút Háo Danh. Những người này cả đời khao khát Hão Danh, Hư Danh , thậm chí Hỗn Danh, Ngụy Danh, miễn là có Danh, và nghĩ rằng khi có chút Danh còm ấy thì làm bố tướng.
Làm nghệ thuật, thực ra không phải là bay trên cuộc đời mà là chui vào cuộc đời, rúc sâu vào vũng bùn nhơ nhớp, đau khổ của cuộc đời để uống cái vị đắng của nó để rồi sau đó mới làm nghệ thuật thăng hoa.
Tôi nhớ Lỗ Tấn hình như có nói đại ý rằng người đời thừong cho rằng Thiên Đàng là nơi cực sướng, hoàn tòan sung sướng, không có chút đau khổ nào. Nhưng ví thử có được lên Thiền Đàng thì họ cũng sẽ thấy là nơi không còn chút đau khổ nào thì cũng chẳng còn tí sung sướng nào. Vì phải có đau khổ thì mới thấy sung sướng. Nghệ thuật cũng vậy. Người ta thấy say mê nghệ thuật, chính bởi vì cuộc đời nhiều đau khổ. Cuộc đời càng đau khổ thì nghệ thuật càng đẹp lộng lẫy. Lên Thiên Đàng, nghệ thuật sẽ biến mất, vì vậy ở Thiên Đàng buồn biết bao !



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Ubu
post Dec 11 2003, 03:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Unregistered









Bác yuyu viết bài này hay. Em công nhận cứ có một nỗi đau trong người thường trực thì thấy cuộc sống lúc nào cũng passionately. Cứ nhắm mắt ngả người xuống là nghĩ đến chuyện xưa thì làm gì còn thời gian nào khác để buồn chán cho được. drunk.gif



Go to the top of the page
+
Question
post Dec 11 2003, 06:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

You are not my friend


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 178
Tham gia từ: 5-November 03
Thành viên thứ: 1.282

Tiền mặt hiện có : 787$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



QUOTE(yuyu @ Dec 10 2003, 04:19 PM)
QUOTE




Làm nghệ thuật, thực ra không phải là bay trên cuộc đời mà là chui vào cuộc đời, rúc sâu vào vũng bùn nhơ nhớp, đau khổ của cuộc đời để uống cái vị đắng của nó để rồi sau đó mới làm nghệ thuật thăng hoa.


. Vì phải có đau khổ thì mới thấy sung sướng. Nghệ thuật cũng vậy. Người ta thấy say mê nghệ thuật, chính bởi vì cuộc đời nhiều đau khổ. Cuộc đời càng đau khổ thì nghệ thuật càng đẹp lộng lẫy.

Hay lắm bác yuyu ạ. Giá có chế độ vote, mừng bác 5 sao !


--------------------
It's life's illusions I recall.
I really don't know life at all.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Question
post Dec 11 2003, 06:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

You are not my friend


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 178
Tham gia từ: 5-November 03
Thành viên thứ: 1.282

Tiền mặt hiện có : 787$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



QUOTE(đangonlinetrênTIM @ Dec 11 2003, 01:24 PM)
họ nổi được sao ta không nổi được ?

Bỏ qua tất cả các ý thui thúi của bạn, tôi chỉ cắt ra được 8 chữ này thôi.
Và cũng xin nói - đúng đó, 8 cái chữ này, không chỉ số ít các nhà văn nhà thơ nghĩ vậy , mà là tình hình chung của các nhà văn Việt Nam. Tại sao - được - không được? Và nó cũng ko dừng lại ở phạm vi VHNT, mà ở tất cả- nghĩa là làm sao để theo kịp thời đại - sáng tạo ra những điều mới, độc đáo, lạ, hay, hấp dẫn, hiệu quả, ... cho con người....
à, quên, trước hết, Viết là nhu cầu tự thân đã .


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Question: Dec 11 2003, 06:35 PM


--------------------
It's life's illusions I recall.
I really don't know life at all.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Toanli
post Dec 11 2003, 09:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Ngồi buồn tán lăng nhăng cuội.

Bạn đọc và bạn bè ở đây, người biết kẻ không, giáp mặt khách văn chương trên giấy bút v chẳng nhiều, thực sư đọc được cái đáy của tầng chữ, thực tâm giao của văn chương ko phải nhiều và dễ. Đấy là hai chữ Tri Kỷ khó làm sao? Cho nên hỏi một nhà văn già ở Pháp, nhà phê bình giảng dạy văn chuơng á Châu, ĐT, ông trả lời đời văn ông, từ một nhân viện ngọai giao, có một người ruỡi bạn tri kỉ, còn bạn đọc nhiều vô kể (đấy là tôi nghĩ thêm hộ ông)

Bạn Queston và Yuyu đều có lí, khi đồng cảm mà nói như trên.
- Làm nhà văn hay nghệ thuật cũng có người thừa hưởng thuận lợi của cải, uy danh tiền bạc của cha ông, nhưng xem ra chẳng mấy vì cái ấy mà công nên nghiệp lớn...Phàm nhiều người từ lao khổ" chui vào ngụp lặn " ở cõi nhân gian, thấm thía tất cả thì nên. Hôm cách đây ko lâu, có lẽ người nfay ông Phó và cậu Yuyu biết , giáo sư tóan học Bùi Trọng Liễu. Ông thư cho tôi, dặn, nói: Đừng nản lòng, hày lao động, quân tử trên đời này kể gì người thừa hưởng tổ tông về vật chất, người chính nhân dẫu qua vòng lao khổ, thân lập thân, giữ cho bền cái chí của mình, như Khổng tử nói, đại ý, không thay đổi bản ngã khi thời cuộc thế nào, ấy là đi tới đích.

Họa Sỹ Thành Chương từ bẩy tuổi lĩnh giải quốc tế, thế rồi mất tăm...đi bộ đội, tí nữa từng bị thầy đuổi khỏi trường Mỹ thuật vì nhiều cái rất riêng , ngang...thời bao cấp dọc ngang vễ thuê pano quảng cáo khắp mấy huyện ngọai thành lấy tiền nuôi con. Và thường lao động từ hai giờ tới sáng. Có đêm vẽ thâu canh. Lão Lý Sơn người đơn vị tôi, thủa anh vào làm lính, ngu ngơ hết chỗ nói. Là giáo viên Mỹ Thuật rồi sang Pháp. Bỏ Pháp chạy sang Đức đi vẽ và học khắp hang cùng ngõ hẻm. Có thời năm năm ngồi nhà thờ cụt vẽ như lọai tranh Bờ Hồ của ta. Lăn lộn với anh em những bè bạn văn chuơng ở Đức.

Chắc YuYu không quên lão, cũng tinh vi lắm nhưng người Trung hoa cổ có câu: Ba ngày ko gặp lại kẻ sỹ hãy coi chừng. Hy vọng Lí Sơn làm được cái gì ở VN hiện nay.

Một gương nữa ở trường viết văn Nguyễn Du, có một cháu bị tật nguyền quê Thanh Hóa, tên Lan, thế mà viết thơ và văn rất nhiều, gần đay còn trình làng cuốn tiểu thuyết , lứa tuổi hai muơi mà so, thì cô gái ấy, nhà văn trẻ ấy nổi lên, làm tôi tâm phục khẩu phục.

Làm thằng nghệ sỹ, nói như bạn Question, trứoc hết là tự thân. Sau là ai chả muốn có bạn đọc, người xem, kẻ thưởng thức tri âm. Ai ko muốn thành công? Nói không muốn, một là noí dối hai là vĩ nhân, hoặc kì nhân muốn thóat tục, không thèm nhập thế.. Nhưng nói dối là nhiều, như Cáo chê nho xanh. Việc thành hay bại trước là trời, sau là người , bạn đọc, thời gian đã đang trả lời cho từng nghệ sỹ.

Không cứ là ai muốn hay không muốn nổi lên trên mặt bằng chung của văn học, nghệ thuật nuớc nhà. Nhưng chỉ Muốn chả được! Nếu thực ko có tài năng. Không chịu lao động suy tư sáng tạo.
Đòi chả xong, bởi vì nhân gian vốn sòng phảng và công bằng. (nhân gian là thiên hạ, là công chúng là các hội đồng nghệ thụât quốc gia và cao hơn là quốc tế, cao nữa là thời gian, chứ nhất quyết ko phải thứ vì lí do cá nhân nào đó mà xưng bậy nói liều...)

Sợ nhất và phải tránh xa lũ ngụy văn chuơng, đã ngu dốt hay nói leo, nói liều tới độ cùn như Chí Phèo, A ´Cu gọi bằng cụ. Loai ấy các cụ có câu: Đừng rây với hủi. Thứ vô học, ngụy theo đòi văn chương ấy, tránh cho xa...Bởi nghệ thuật sáng tạo không dung nạp lòai ấy, có lầm lẫn thì âu cũng bị thời gian lọai trừ. Ấy là chưa kể nói tới lọai thực chả có chút gì, nhu wYuYu nói, mộng Sỹ quá lớn, ko biết sức mình..cứ theo đòi...mà chả thấy một tòa sọan nhỏ lá cải dung nạp...

THương hại nhất là lọai ăn chạc nói dây ấy, tự không giác ngộ chính mình...Tài cán ko có nửa chữ cắn làm đôi , lại chỉ giỏi vu cáo, đút löót, mẹo vặt, mưu mô , chưa bao giờ dám chính danh, nằm nơi xó tối sủa lên, tru thảm khốc ...Hay gắp lửa bỏ tay người...

Những kẻ vậy, quyết không mang tâm người, dẫu mặt người. Và không bao giờ đối thọai hay run sợ trứoc chúng dù tình huống thế nào.

Tôi rất phục lạy các nhà triết thuyết nhà Phật, khi xác định con đường vượt nghiệp chứong khó nhất là khám phá chính mình, nghi ngờ chính mình. Tìm cách vượt qua cái hôm qua của mình. Cái đó tôi hiểu là đốn ngã bản thân, cái bản ngã của mình ngày hôm qua để tới hôm sau.

Nói như vậy, hỏi ở cuộc đời thường va chạm với bà con quanh anh, anh phục nhất cái gì (cả với bè bạn văn nghệ?) Trứoc là phục tài, tài có nhiều vẻ nhiều dáng chứ ko hẳn ở trong phạm vi nghệ thuật, sau là phục cái lòng chân trọng chính họ dù bất cứ rơi vào ngọai cảnh nào. Nếu một người bình thường khác xúc vật ở chỗ còn biết xấu hổ, khi một cô gái coi thường mình ngỏanh mặt đi, khi một người già , hay một đứa trẻ ko thèm nói nửa lời với mình, thì người nghệ sỹ phải biết cuí chào người ấy, học lấy cái phẩm cách ấy trước đó mà còn kịp tôn vinh cái phẩm giá Người trong một người sáng tạo.
Tôi có ngưồi bạn gái văn, vong niên, đời sông khó khăn lắm, mà văn tài chưa được thiên hạ nhìn nhận, cũng bởi sự khởi phát là mới,đừng nôn nóng và tương lai nếu ko thối chí người ấy nếu từ gian khó mà nên thì thân gái được tôi coi ngang hàng và gọi là chính Nhân vì đi lên chính bằng sức vóc của mình...

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Toanli: Dec 11 2003, 09:55 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Isu
post Dec 11 2003, 10:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Unregistered









Nhà tớ có một cuốn Vàng xưa của bác Toanli, có đề tặng và chữ kí của tác giả hẳn hoi (tất nhiên chả phải tặng tớ). Nhưng tớ mới đọc có 3 trang và cho đến giờ vẫn chưa đọc thêm sp_ike.gif, chắc để bao giờ đọc xem thế nào. Chắc chưa bị ảnh hưởng danh tiếng hay văn của bác Toanli. Có những câu, vặn vẹo nhau bên bàn rượu chén chú chén anh thì được, chứ nói ở chỗ đông người, e là... Bác đang online gì đó, bác cứ việc mạnh mồm, ở đời đấy không phải là điều không có lợi, nhưng bỏ mấy từ thô tục đi, có lẽ tớ sẽ thấy giỏi hơn. Mấy lời thế thôi, các bác cứ việc cãi nhau tiếp.



Go to the top of the page
+
Toanli
post Dec 12 2003, 12:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 222
Tham gia từ: 4-December 02
Thành viên thứ: 606

Tiền mặt hiện có : 913$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Tiếp theo dòng suy tưởng

Thực ra, nhàn ngồi noí chuyện lăng nhăng, cũng là dịp tùy từng kẻ người trong đám chợ, biết hay không cũng chẳng mong và buộc bạn nghe thấu hết điều mình noí. Trưóc sau đặt mục tiêu vui là chính...Những dòng này nhằm nhò gì và noiư đây đâu phải chỗ Làm Văn Xây nghiệp. Tôi nghĩ là nhiều bạn cũng coi nơi đây Vui là chính mà mong cầu biết thêm tí ti nào ở bè bạn xa gần...

Cái cho là kể chuyện vui, buồn ở đời, trưóc là tự răn mình, sau là để tự mỗi ai từ câu chuyện thực của đời sống, “Xin Em Đừng Nản Lòng Yêu.“ Ví như người xưa kể chuyện đời lấy biết bao tiền liệt đi trước, âu là tấm gương chả của riêng ai, cao thấp thế nào...vì bản thân sự dông dài cóp nhặt, không nằm trong sự cao thấp của tài năng mà noí sự chịuđựng vưọt lên của nhiều người
Lại bàn thêm, đời sống Việt và nhiều nơi ở thế giới có nhân vật Hề.
Làm cái thứ tự bôi mặt mình, có ba bẩy lọai.

Lọai Hề cung đình xưa, trong các vở chèo tuồng cổ, cũng là vẽ mặt, nhưng thường được các nghệ sỹ ẩn khuất trong nhân gian xây dựng rất tinh tế và đẹp. Hầu nhu ứau này các nhà viết Chèo, đều học lôí này tạo nên các nhân vật Hề Cung Đình, mượn tiếng cười mà trao gửi các quan niệm mang tính khái quát sâu sắc. Thường là các nhân vật này được các đạo diễn chọn các nghệ sỹ rất giỏi để thủ vai. Nhân vật kịch chèo này thường có tính ước lệ nhưng phản ánh
rất sâu sắc kho tàng Cười bác học của quần chúng chọc phá mọi thói hư tật xấu của con người và đôi khi chĩa mũi nhọn vào đám quan lại, hào bá, thậm chí ông vua bà chúa một cách không khoan nhượng...

Những người đảm nhiệmvai này rất khó. Vừa hát hay lại vừa nhiều kinh nghiệm diễn sinh động, nhiều khi làm khác giả cười vỗ bụng nhưng lại lắm khi mang dư ba mà ngẫm nghĩ để rơi nước mắt .

Cuộc sông cũng có người muốn làm hề... Tưởng vẽ mặt bôi mầu, hóa trang mặt nạ, noí năng nhăng cuội là tạo được cái cười. Lại thêm hình thức phục trang, giả dạng mà vẫn chẳng bằng móng chân của người nghệ sỹ đóng vai Hề Cung Đình tôi noí trên.....

Ở tạng như thế sự hề gây nên là tiếng cười của cả đám cử tọa cười cái Không Xứng làm Hề ra Hề của cái con người muốn mong làm chỉ Hề nghệ sỹ kia...
Bởi tiếng cười tạo nên của hề Cung Đình đích thực không chỉ từ hình thức, từ giọng hát , từ điệu bộ mà còn từ tầm văn hóa của nghệ sỹ khi nghiên cứu để thủ vai Hề.

Tôi quan niệm rằng,- từ tôi mà ra- đời này dạy cho vọc vạch vài chữ thì được, khoa học tự nhiên dạy cũng được- tùy theo bộ óc mà ít nhiều chấp nhận, bộ môn tôi thấy rất khó là triết học dạy vẫn được....Nhưng dạy sống thế nào thì cực khó và thường là đã qua lứa 13 rồi thì chả ai dạy được ai. Con người ta hình thành nhân cách tới khi ấy đã đủ để biểu hiện dần ra Bản ác hay Bản Thiện, cái gì lấn át cái gì... Và khi nhân cách đã như vậy thì đừng mong hy vọng dạy dỗ bất kì ai cả. Có mắng chửi nó thì, một là nếu là con cái, nó vâng vâng dạ dạ đấy rồi nó chứng nào tật ấy...Nếu là người ngoài không thân sơ gì, nó dám vỗ đít vào mặt mình. Nếu là quan hệ chủ tớ thì nó sợ oai mà im lặng, nhưng cũng là nuớc đổ đầu vịt mà thôi. Tốt nhất là không nên noí gì cả, tự cuộc đời sẽ dạy dỗ nó, quất cho nó vài roi đời là nó tất hiểu được chút nào cái nhẽ ở đời.

Văn chuơng vẫn vậy, ko khi nào tôi viết ra mong cầu giáo huấn cho ai… So đọ với ai, chắp cánh cho ai…Trưóc là tự thân thấy Tôi Sưóng, hai là nhiều ngưòi cùng sưóng là mãn nguyện kẻ muốn và mong cầu chia sẻ. Ai đi đọc văn cho ngỗng và vịt, bảo nó ăn ở chậu này hay chậu khác, ai đi noí cho bò, bảo nó mày có nghe được tiếng Người không? Ấy là tôi không có ý khinh thị gì những người hoàn toàn không thích văn chương. Tôi chỉ muốn noí là không nên phí sức cầu cho cái mình không thể, suy cho cùng văn chương nghệ thụât với ta là thỏa mãn ta, với người là mua vui trưóc đã...Nển mang mộng giáo hóa người không muốn tường thấu văn chuơng là dã tràng xe cát...Không bao giờ nên và được. Còn như khi ngưòi ta có đồng kênh nghĩ và cảm, có thấy tiếng Con Người mình ở đó, thì hạnh phúc lắm ru cho kẻ viết. Và không lọai trừ khả năng đó nên các bậc tiền nhân đã dụng văn có khi thay đôỉ số phận , con đường được cả một thế hệ... Đấy là khi thời vận nó hợp với cái dòng văn, thơ mà người tạo ra sinh thành đúng với thời cuộc. Nhưng thưòng họ là bậc kì tài.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Yến xào
post Dec 12 2003, 01:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

đơn kiếm diệt quần.. hồng


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 156
Tham gia từ: 8-October 02
Đến từ: Hungary
Thành viên thứ: 454

Tiền mặt hiện có : 656$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



To bác Toanly : Cám ơn bác về lời nhận xét góp ý .Cháu sẽ gửi ,hy vọng họ sẽ đăng .Hic


--------------------
logout = die



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC