Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Tiếp Theo Chủ đề Văn Hoá Chăm, Giới thiệu với các bác một bài tổng hợp tương đối

Bến
post Jun 29 2005, 11:52 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Nguồn : http://www.venguon.com/tailieu/nguoithuong1.htm

ĐỘC ĐÁO VĂN HOÁ CHĂM

Dân tộc thiểu số Chăm có khoảng 100.000 dân, xếp thứ 17 trong 54 thành phần tộc người nước ta; sống tập trung đông nhất ở 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và An Giang. Ngoài ra họ còn cư trú một phần ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ đến Đông và Tây Nam bộ. Hiện nay người Chăm còn sống rải rác ở nhiều nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia…Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Người Chăm có tiếng nói và chữ viết riêng của mình. Chăm Tây cùng với sự duy trì phát triển Hồi giáo trong việc học tập giới luật và tìm hiểu kinh thánh Kôran nên đã dùng chữ Ả Rập và chữ Mã Lai. Cho đến bây giờ Chăm Tây sử dụng loại chữ Mã Lai khá thành thạo trong việc ghi chép và thư từ… Chăm Đông thì sử dụng chữ Thrah và xem đó là loại chữ truyền thống.Người Chăm luôn tự hào về những ngôi tháp Champa cổ kính xây dựng bằng đất nung độc đáo. Hình ảnh vũ nữ Chăm-pa cổ xưa đã được chạm khắc vào các đền tháp, trong đó bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt tác. Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, kiến trúc dân gian của người Chăm cũng có một lịch sử và truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng tạo của dân tộc Chăm làm sáng tỏ tính phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được sự giao lưu văn hoá, quá trình phát triển của tộc người.Người ta còn thấy nhiều nét trạm trổ và các bức tượng bằng đá thể hiện nếp sinh hoạt ca múa và chơi nhạc dân gian rất sinh động. Người Chăm luôn mang trong máu của mình một tâm hồn văn nghệ dân tộc đặc biệt. Nghệ thuật truyền thống luôn được người Chăm nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục truyền cho nhau từ bao đời nay. Múa Chăm phong phú và độc đáo. Hầu như mỗi làng Chăm có một đội múa riêng. Những điệu múa cổ xưa nhất thường được trình diễn trong các lễ hội. Các nghệ nhân Chăm đã sáng tác thêm những điệu múa đặc sắc như múa chàm rông, múa đoa pụ (đội bình nước trên đầu). Múa quạt là điệu múa phổ thông của người Chăm. Khi múa, các vũ nữ dùng quạt làm đạo cụ để biểu diễn những loại múa khác nhau. Múa bóng mang tính tôn giáo và cũng rất phổ biến của người Chăm. Trong những nét đặc trưng của múa Chăm là múa ổn định theo nhạc. Dàn nhạc đệm cho múa thương gồm hai trống ba-ra-nưng và một kèn sa-ra-nai. Nhìn chung, vũ điệu Champa nhằm phô diễn vẻ đẹp của con người.Người Chăm có nhiều lễ hội trong năm, như hội Rija, Roya, Ramadan, lễ pơk băng Yang, lễ Katê… Trong đó, lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm được tổ chức thường xuyên vào đầu tháng 7 (lịch âm) tức là vào trung tuần tháng 9 (âm lịch) và tháng 10 (dương lịch) để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và ông bà tổ tiên.Thổ cẩm là nghề truyền thống của người Chăm. Thôn nữ đến tuổi lấy chồng, ai cũng biết dệt vải. Những tấm khăn, cái áo làm ra được coi là thước đo của sự đảm đang tháo vát của các cô gái Chăm. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Để có một tấm chăn, các cô gái phải cần mẫn ngồi bên khung cửi từ sáng đến chiều tối với sự nhịp nhàng, chuẩn xác trong từng thao tác. Chỉ cần một mối chỉ bị rối, mặt vải sẽ không còn mịn nữa. Các sản phẩm dệt của người Chăm khá phong phú, đáp ứng rộng rãi cho nhu cầu trang phục, trang sức của người Chăm.Vào dịp hội hè, lễ lạc, trai gái Chăm còn trang sức bằng các thắt lưng do người Chăm tự dệt. Hầu như phần lớn các sản phẩm vải của người Chăm không thể thiếu các loại hoa văn trang trí, nhất là trên các y phục cổ truyền của các thiếu nữ.Nghề truyền thống khác của người Chăm là nghề làm đồ gốm. Làng Chăm Bầu Trúc duy nhất có nghề làm đồ gốm từ lâu đời. Hầu như gia đình nào cũng làm, phần lớn do phụ nữ đảm đang. Từ chiếc lu đựng nước, chiếc nồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo đến siêu sắc thuốc, chiếc cà om đều rất dụng công với những hoa văn độc đáo của dân tộc. Sản phẩm gốm Chăm còn được trao đổi rộng rãi với nhiều vùng và nhiều tộc người khác nữa. Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy rằng người Chăm đã có một nền văn hoá thật phong phú về nội dung, đa dạng về diện mạo. Nền văn hoá ấy đã được thể hiện trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kiến trúc; đó là kết quả của quá trình hoạt động có định hướng trong một thời gian lịch sử lâu dài......


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Jun 29 2005, 12:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



VÀI ĐIỆU DÂN CA CHĂM

Dân ca Chăm rất đa dạng và phong phú. Nhưng chung quy có khoảng 5-6 làn điệu chính hiện đang lưu hành trong dân gian. Có thể nói rằng tất cả làn điệu đều mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương xứ sở, những cảm xúc trước thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ, hay ước mơ về cuộc sống đời thường... Song đậm nét nhất trong dân ca Chăm là tình yêu đôi lứa. Dân ca Chăm được thiết lập một cách độc đáo trên những vần thơ, lời ca, từ thực tế các buổi giao duyên; đó là một mối tình trong sáng, là sự đợi chờ hoài mong. Và, cũng như nhiều dân tộc khác, tư tưởng "môn đăng hộ đối" và phân biệt tôn giáo là những trở lực trong tình yêu đôi lứa, ít nhiều đã tạo nên những xúc cảm ban đầu để hình thành nên những làn điệu dân ca.
Sau đây là một vài làn điệu chính:
Làn điệu: - Chẽ Tian - để ý (chọn trước):
Bằng cách hát đối đáp, đôi nam - nữ đã thổ lộ tâm tình của mình. Đây là một làn điệu bi ai, trách thân phận và trách đời, tiếc thương người mà mình tâm đắc nhất giờ đây thuộc về người khác.
- Chẽ tì tian mưng sít (may lơi) đik đang mai hu (2 lần) Ka urang, oanh lô li nghí
- Chẽ may lơi chè tian mưng sít (may lơi) tanh prong tank buk (2 lần) hòk tirong, ô hu thi tom trày, bì amẻ nao dâu
- Licau (ai lơi) trày, bì amẻ nao dâu nao dưng phu krải, mong cỏ cu mai

( + Anh ngắm em mấy lần từ khi (em ơi) đang nằm trong nôi đến nay em đã đi lấy chồng, tội lắm trời ơi!
+ Anh ngắm em mấy lần từ khi (em ơi) tóc mới chấm vai, đến nay em đã nên người thì em đi đến với ai?
+ Em chắt chiu trong lòng hình anh tươi thắm ước mơ. Nhớ thương (2 lần) mấy sớm mấy chiều từ khi trong tiếng hát ru.)

Làn điệu: "Bwah Kăn Kawak":
Là làn điệu hàm ý chống phân biệt tôn giáo và phân biệt giàu nghèo. Nếu ai đã đọc "Chuyện tình Chăm - Bàni" sẽ hiểu rõ nội dung trên. Tôn giáo và sự chi phối của nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người Chăm. Khi đã phải lòng nhau họ vẫn đến với nhau nhưng hàng rào của đạo đã cấm đoán tình yêu của họ một cách kịch liệt.Và, bất chấp hậu quả, đôi trai gái yêu nhau vẫn đến với nhau.
- Chăm Chăm với Chăm Bàni lấy nhau được thôi, ai nói không được (tội này người đó mang). (2 lần)
- Chăm Chăm với Chăm Bàni lấy nhau có gì khó, giống như một cánh đồng, như nước đầy chung.

Những người yêu nhau thầm mong Chăm và Chăm Bàni như một chứ không chia cắt. Giống như một cánh đồng với nhiều đám ruộng san sát bên nhau, cùng hưởng chung một nguồn nước.
Làn điệu này cũng có khúc nói lên sự sớm chia lìa:
- Ngã ngã phùi tha canh ni tra, may lơi ni tra kuk kuk pả kuk păk chà là (ai vok nao play)2
- Ai ai nao play chang kà, ai lơi chang ka, chang chang tày pazoa (toà păk tanối). (2 lần)
+ Em yêu ơi! Hãy đến đây với anh, chốc lát nữa anh phải về làng anh rồi.
+ Anh yêu ơi! Đừng vội đi nhé! Chờ em gửi đôi điều về quê thăm mẹ cùng cha.


Làn điệu "Thay Mai" nói lên sự náo nức đợi chờ được gặp người yêu.
- Ai kia (2 lần) đang tới phía xa. (Hỡi người tình). Người tình mà tôi vẫn đợi, vẫn chờ hàng bao tháng năm.
- Chim ơi (2 lần) chim đậu cành nào, (cái cành này) cành này mà chim vẫn đậu, bây giờ cành côi đơn côi.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Jun 29 2005, 12:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



NGHI LỄ TRÊN CÁC THÁP CHĂM

Hàng năm có rất nhiều lễ hội được tổ chức trên các tháp Chăm ở Ninh Thuận. Tiêu biểu có những lễ hội sau đây:

- Lễ Chal cầu (lễ cả nước): Tổ chức vào đầu tháng giêng Chăm lịch, cũng là đầu năm, nhân dân tập trung lên tháp để cùng các thầy cúng mừng năm mới.

- Lễ mở cửa (lễ cầu đảo): Tổ chức vào tháng 4 Chăm lịch, thực tế là lễ cầu mưa bởi vào tháng 4, tháng 5 âm lịch (lịch ta) lúc này chưa có mưa. Các thầy cúng cùng nhân dân lên tháp làm lễ, xong cùng ra đập Đa Nhim, đập Sông Cấm (Kinh Đông, Kinh Tây) để cúng bái cầu mưa.

- Lễ Katê: Theo phong tục cổ truyền hàng năm đến ngày 1/7 Chăm lịch, tức khoảng tháng 10 dương lịch được coi như ngày tết và thực tế đây là lễ lớn nhất trong nhân dân và trên các tháp của dân tộc Chăm. Vào ngày này cộng đồng người Chăm ở các vùng lân cận Phan Rang tập trung đến tháp Pôklong Garai (hoặc tháp Pôrômê) làm lễ mừng Katê và cúng các vị thánh thần cùng vua Pôklong Garai (hoặc vua Pôrômê). Trong ngày lễ này y phục của nhà vua được thỉnh đi trong một đám rước bởi người Rắglây ở miền núi và theo sau là chương trình nhạc dân tộc truyền thống của người Chăm. Sáng ngày lễ chính (1/7 Chăm lịch) y phục và lễ vật được thỉnh đi trong một đám rước long trọng đến một ngôi đền do các cả sư (tu sĩ Bà la môn) có chức sắc cao nhất chủ trì. Lễ vật được bày trước tháp Chính trước khi thầy tế lễ cúng xin mở cửa tháp. Khi các thầy cúng làm lễ xong ngoài sân thì vào lòng tháp để chứng kiến bà bóng cùng các thầy cúng tắm rửa và thay quần áo cho vua Pôklong Garai (tượng đá). Kế đến là đọc kinh và hát những bài hát dân ca Chăm; sau phần nghi lễ là phần vũ điệu cổ truyền được biểu diễn dưới dàn nhạc của những nhạc công lão luyện, chen lẫn vào đó là tiếng cồng chiêng của người Rắglây cùng hoà nhịp ở sân tháp Chính, xung quanh tháp. Lễ hội Katê là lễ hội đặc sắc nhất của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận.

- Lễ Cha Bun: Tổ chức vào tháng 10 Chăm lịch; theo quan niệm của người Chăm, nếu như lễ Katê là lễ tưởng niệm đấng cha thì lễ Cha Bun là lễ tưởng niệm đấng mẹ. Tuy nhiên không phải là lễ lớn của cả dân tộc nên nghi lễ tiến hành ở tháp đơn giản hơn và chủ yếu do các thầy cúng thầy cả coi về đạo giáo tiến hành.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Jun 29 2005, 12:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



DI TÍCH CHĂM MIỀN TRUNG

Di tích Trà Kiệu thuộc làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 45 km về phía Tây Nam. Di tích nằm trên một dãy đồng bằng, là cửa của một thung lũng rộng hình tam giác, các ngọn núi: Chóp Xôi, Núi Chúa, Núi Đất… nối liền nhau tạo nên hai bức tường thành tự nhiên bảo vệ hai cạnh phía Tây Bắc và Tây Nam của thung lũng. Trong thung lũng, làng mạc đông đúc dân cư, ruộng đồng tươi tốt. Vượt qua một dãy núi thấp phía Tây Nam là đến thung lũng Mỹ Sơn, thành địa nổi tiếng của vương quốc Champa.Các học giả Pháp C.Paris và C.Lemire bắt đầu chú ý nghiên cứu và sưu tầm những tác phẩm điêu khắc tại Trà Kiệu từ những năm cuối thế kỷ XIX. L.Finot và H.Parmentier đã khảo sát dấu vết tường thành và các kiến trúc vào những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1927 - 1928, J.Y.Claeys đã tổ chức khai quật với quy mô khá lớn. Toàn bộ nền móng của các nhóm tháp phía Bắc trong thành nội đã được phát hiện, cùng với hàng chục điểm thám sát khác trong thành. Nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá đã được tìm thấy. Với kết quả khai quật đó, J.Y.Claeys chứng minh được thành Trà Kiệu chính là kinh đô Simhapura của vương quốc Champa (được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ IV dưới triều vua Bhadravarman). Đây là trung tâm chính trị quan trọng của vương quốc Champa trong nhiều thế kỷ. Đến đầu thế kỷ XI, khi vùng đất phía Bắc bị đe doạ, người Chăm phải dời kinh đô vào vùng Vijaya.Phần lớn những tác phẩm điêu khắc được phát hiện vào những năm đầu thế kỷ XX (hình thành nên phong cách Trà Kiệu nổi tiếng từ giữa đến cuối thế kỷ X) được trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Champa tại Đà Nẵng, gồm nhiều tượng thờ, đài thờ, các vật trang trí kiến trúc… Trong đó phải kể đến đài thờ Linga-Yoni mà phần đế đài thờ được chạm trổ 4 mặt, nội dung những cảnh chạm liên quan đến đạo Vishnu và đài thờ Vũ nữ Trà Kiệu. Ngoài tượng người, tượng động vật đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật Champa gồm chim thần Garuda, Naga, Voi, Sư tử… được bố trí hài hoà trong tổng thể kiến trúc.Từ năm 1985 đến 1990 các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục thám sát và khai quật tại Trà Kiệu. Kết quả cho thấy, ngoài gạch ngói của các công trình kiến trúc Champa, trong di tích còn có nhiều đồ gốm dân dụng, đồ tế lễ của người Chăm cổ, trong đó có nhiều mảnh gốm giống như gốm Sa Huỳnh và những chiếc vò hình quả trứng rất thô thiển, Từ năm 1992 đến nay, di tích Trà Kiệu đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nhà khảo cổ Anh, Nhật, Việt Nam.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Jun 29 2005, 12:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Di tích Chăm Bình Định

Vào hậu bán thế kỷ thứ 15 (1470), vua Lê Thánh Tông, sau khi đánh tan đạo quân của vua Champa Trà Toàn, thừa thắng tiến đánh vào Nam, chiếm kinh đô Chopant (Đồ Bàn), sáp nhập thành này vào đạo Quảng Nam của Đại Việt và đặt cơ quan hành chính cai trị tại phủ Hoài Nhơn (Bình Định)Đất nước Chăm xưa bao gồm năm tiểu vương quốc: Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga và người Chăm vốn được hình thành bởi hai nhóm sắc tộc Malayopolynoisan và Môn-Khơme với một lãnh thổ trải dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận.Tỉnh Bình Định ngày nay thuộc tiểu vương quốc Vijaya (bao gồm cả Phú Yên) với kinh thành Đồ Bàn (còn gọi là Trà Bàn). Ranh giới vương quốc Vijaya được ấn định bởi đèo Bình Đê phía Bắc và đèo Cù Mông, đèo Cả phía Nam. Vì thế, nơi đây còn là một trong ba trung tâm quan trọng và lớn của vương quốc (Bình Định, Mỹ Sơn, Khánh Hoà) và ngày nay vẫn còn tồn tại những công trình nằm rải rác trong địa bàn tỉnh, tất nhiên do đặc điểm của thời kỳ được xây dựng, chúng có một khuynh hướng nghệ thuật riêng. Mặc dầu bị chiến tranh tàn phá, ngày nay vùng đất này vẫn còn tồn tại 8 cụm đền tháp được bảo lưu, có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, mang khuynh hướng thẩm mỹ và phong cách gọi là phong cách Bình Định (còn gọi là phong cách Tháp Mẫm), nằm trong thời kỳ thứ hai của nghệ thuật Champa. Thời kỳ này, ngoài phong cách Tháp Mẫm, còn song hành phong cách Pônagar (Khánh Hoà) trong khi thời kỳ thứ nhất bao gồm phong cách Mỹ Sơn, Hoà Lai và Đồng Dương. Hầu hết các đền tháp thời kỳ này được xây dựng ở những năm tháng hoà bình ngắn ngủi, được mệnh danh là nhóm tháp Vijaya, bao gồm hai nhóm chính:Nhóm nằm trong truyền thống Chămpa (có ảnh hưởng Hồi giáo Ấn Độ và Phật giáo Đại Việt): Tháp Bạc, tháp Bình Lâm (thế kỷ 11) và tháp Thốc Lốc, Cánh Tiên, Thủ Thiện (thế kỷ 13).Nhóm chịu ảnh hưởng nghệ thuật Khơme: Dương Long, Hưng Thạnh (thế kỷ 12-13).Nghệ thuật kiến trúc vùng Vijaya là một bước phát triển của những đền tháp Aramavati. Nhóm tháp đáng lưu ý ở đây là nhóm tháp Bạc, toạ lạc trên ngọn đồi cao nằm cạnh sông Côn, cách cửa Thị Nại (Sri Boney) khoảng vài km. Tháp Bạc được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 11 là một quần thể lớn gồm 4 công trình kiến trúc, có vị trí gần như trung tâm tiểu vương quốc Vijaya. Nhóm tháp Dương Long và Hưng Thạnh chịu ảnh hưởng kiến trúc Khơme do giao lưu văn hoá giữa hai nước vào thế kỷ XII. Tháp Dương Long được xây dựng trên một ngọn đồi cao, có dáng vẻ uy nghi, hoành tráng, vững vàng biểu trưng cho cội rễ vương quyền Chiêm quốc.
Vững vàng tháp cổ ai xây
Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Jun 29 2005, 12:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Di tích thành Chăm Quảng Ngãi

Ở Quảng Ngãi có một thành cổ của người Chăm. Thành cổ này có tên là thành Đại La hay thành Châu Sa (vì nằm ở làng Châu Sa, nay là xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh) cách trung tâm thị xã khoảng chừng 7 km về hướng Đông Bắc.Nếu như Đồng Dương ở Quảng Nam là kinh đô của người Chăm thế kỷ IX, X thì Châu Sa là thành luỹ kiên cố và cũng là "trung tâm kinh tế" ở vùng phía nam. Hiện dấu tích chỉ còn 3 km, bờ thành rộng 4 m, chiều cao 6m, chu vi chừng 4 km được đắp bằng đất. Theo các nhà nghiên cứu, Châu Sa là thành bằng đất duy nhất của người Chăm đã tìm thấy được.Khuôn viên của thành được bao bọc bởi những bờ hào khá sâu. Thành còn có hai gọng thành (gọi là càng cua) nối thành Nội với sông Trà. (Người Chăm rất giỏi thuỷ chiến nên thường xây dựng thành quách ở gần những con sông lớn). Châu Sa là địa điểm có nhiều ưu thế về phòng thủ nên được các nhà quân sự chọn điểm xây thành. Nơi đây vẫn còn sót lại những hào thành có hình bàn cờ nổi với Cổ Luỹ vốn là tiền đồn của người Chăm. Vào những đêm tối trời chỉ cần đốt lên một ngọn lửa ở đây là quan quân ở thành Châu Sa sẽ nhận ra tín hiệu cấp báo có quân giặc tới.Ở gọng thành phía đông ngày xưa vốn là nơi sản xuất gốm. Qua khai quật người ta đã tìm được ở đây nhiều loại gốm với chủng loại và hoa văn khác nhau. ở vùng cửa biển Sa Kỳ và bến sông Vực Hồng vùng Thu Xà cũng tìm được những mảnh gốm có cùng niên đại với Châu Sa. Điều đó đã nói lên sự giao thương mở rộng giữa thành cổ với khu vực phụ cận qua mạng lưới đường thuỷ.Ngoài ra người ta cũng phát hiện ra nhiều hiện vật gốm cổ như thẻ bài để đeo trên người gọi là "cút". Các "cút" này dày 1cm, bề ngang 5cm và dài chừng 7-10cm. Cách thành Châu Sa chừng 500m có tháp cổ Gò Phố là nơi hành hương của những tín đồ Bàlamôn vào những ngày lễ. Trong thành cổ người ta còn tìm thấy dấu vết của một kho lương thực khá lớn. Người có công phát hiện ra thành cổ này là nhà khảo cổ kiêm kiến trúc sư người Pháp H.Parmentier (vào năm1924)Năm 1988, qua một đợt khảo sát, PTS Lê Đình Phụng ở Viện khảo cổ đã phát hiện thêm gọng phía Tây của thành. Và Châu Sa không chỉ có thành nội mà còn có thành ngoại với phạm vi rất rộng. Năm 1994 Bộ Văn hoá thông tin đã công nhận thành cổ Châu Sa là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Jun 29 2005, 12:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Di tích Chăm Ninh Thuận

Ở Ninh Thuận tất cả các công trình kiến trúc của dân tộc Chăm đều là tháp. Mỗi tháp đều có những ý nghĩa khác nhau, gắn liền với sự kiện và nhân vật lịch sử từng thời kỳ. Thường mỗi tháp thờ một vua nên có những tên cụ thể như tháp Pôklong Garai (thờ vua Pôklong Garai), tháp Pôrômê (thờ vua Pôrômê), tháp Hoà Lai…Ở vài địa phương khác còn có các đền thờ Ponaga (huyện Ninh Phước), Chế Bồng Nga (huyện Ninh Hải).Các tháp đều có cấu trúc, thiết kế giống nhau, vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch nung đỏ, có độ bền cao được gắn với nhau bằng một chất kết dính thay vữa rất chắc chắn. Ngoài ra còn một số đá sa thạch được dùng để chống đỡ ở các cửa tháp hoặc tạo các tác phẩm điêu khắc để trang trí.

Tháp Pôklong Garai: được xem là trung tâm điểm rực rỡ nhất của nền văn minh Chăm, do vua Chế Mân chỉ đạo xây dựng từ cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV đạt đỉnh cao trong kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc của dân tộc Chăm. Tháp thờ vua Pôklong Garai (1151-1205), người đã có nhiều công lao to lớn đối với dân tộc Chăm ở vùng đất phía nam mới được khai khẩn, nhất là trên lĩnh vực thuỷ lợi (như đập Nha Trinh, đập Sông Cẩm ở phía Tây Phan Rang). Hơn thế nữa dưới thời vua Pôklong Garai trị vì, đất nước Chăm được hưng thịnh, nhân dân được ấm no.Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần…Tháp Pôklong Garai còn lại tương đối nguyên vẹn, quý và hiếm trên đất nước ta và trên thế giới về loại hình kiến trúc này và đã được Bộ Văn hoá công nhận di tích năm 1979.

Tháp Pôrômê: toạ lạc trên một ngọn đồi cao thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 15 km về phía nam. Tháp Pôrômê được xây dựng ở đất Champa vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Công trình là một tổng thể gồm hai tháp: Tháp Chính thờ vua Pôrômê và tháp Phụ thờ hoàng hậu. Mặt chính của tháp quay về hướng Đông, trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng được trang trí bởi hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa, ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa. Tháp có 3 tầng tháp tuân theo mẫu cổ, mỗi tầng có 4 tháp góc. Trong mỗi hốc giả là hình ảnh một vị thần đang chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên trong tháp chính có thờ hình tượng vua Pôrômê được tạo từ một linga có 8 tay. Bên góc lối đi vào tháp có tượng thần bò Nadin được tạc từ một phiến đá xanh đen. Công trình phụ ở phía sau tháp, là nơi thờ hoàng hậu. Khu mộ táng của vua Pôrômê rất gần với công trình phụ này.Đây là nơi chôn cất do chính vua Pôrômê chọn. Năm 1992, tháp Pôrômê đã được Bộ Văn hoá công nhận di tích.

Tháp Hoà Lai: Cụm tháp Hoà Lai thuộc thôn Ba Tháp, xã Tân Hải, Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận; cách thị xã Phan Rang-Tháp Chàm 14 km về hướng bắc, dọc quốc lộ 1A. Tháp được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XIX. Trước đây gồm có 3 tháp nhưng do thời gian dài bỏ phế, nay tháp Trung tâm đã sụp đổ hoàn toàn nên còn 2 tháp là tháp Bắc và tháp Nam.Tháp Bắc có 4 trụ bổ tường, mỗi trụ được trang trí rất đẹp, phía dưới các trụ còn thể hiện các mảnh điêu khắc đẹp và hình tượng chim Garuda giang rộng cánh. Trên mỗi đầu các trụ bỏ của cắc mái chìa có các diềm mũ để trang hoàng. Các cửa giả được trang trí với những vòng cung và những hình người được thể hiện trong tư thế ngồi.Hình thức trang trí ở tháp Nam đơn giản hơn, cũng có 4 trụ bổ tường với những đường nét bên dưới và những diềm mũ với các vòng hoa trang trí ở mái chìa, các cửa giả dược trang trí vòng cung lớn nhưng không tỷ mỉ như tháp Bắc. Tháp có 3 tầng mái, mỗi tầng có một hốc giả trang trí bởi các vòng cung.Các tháp này sau một thời gian dài bỏ phế người Chăm đã không cúng bái. Nay tháp đang được trùng tu và bảo quản


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Sep 5 2014, 08:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tình cờ gặp được một đoạn khá thú vị về văn hóa Chăm trên mạng, em copy luôn vào đây

M: Đến thăm làng Bàu Trúc của người Chăm xem người Chăm làm gốm mới thấy sự khác biệt so với gốm Bát tràng. Một sản phẩm gốm đặt nguyên tại chỗ , còn người Chăm nặn đất phải xoay xung quanh. Eo ôi chóng mặt lắm !

K: Chứng tỏ là công nghệ của Chăm-Pa không ưu việt bằng Đại Việt

M: Vâng cụ K ạ. Họ cứ phải lượn xung quanh chứ ko phải cái bình nó xoay. Em thấy mệt. Nhưng họ bảo gốm là trung tâm vũ trụ gì đó, con người phải xoay quanh nó...

N: Nói là công nghệ của Chăm Pa không ưu việt bằng Đại Việt là chưa chính xác. Công trình Tháp Chăm có từ thế kỷ thứ 9 đến nay vẫn sừng sững. Tháp cũng là Gốm đấy, những tác phẩm gốm đồ sộ và tuyệt tác. M em có để ý những họa tiết trên Tháp Chăm, nhất là những phù điêu hình ngọn lửa có giống với những gì mình tìm thấy ở Hoàng Thành Thăng Long không? Chứng tỏ 1 điều là ngay từ thời Lý - Trần những người thợ Chăm đã góp công xây Hoàng thành của Đại Việt.
Còn ai nói với em là Gốm là "Trung tâm vũ trụ"? Họ nói thế thôi, chứ không phải là họ không muốn dùng bàn xoay. Chất liệu Sét nâu pha với cát rất dẻo và cũng không kết dính bằng sét nguyên chất như Bát Tràng, Phù Lãng, Thanh Hà.... nếu dùng bàn xoay thì lực ly tâm sẽ làm bắn đất ra ngoài hết và nắn bằng bàn xoay thì tay người thợ không thể ép đất được (Do phải pha cát non với tỷ lệ 3/7).
Cái "công nghệ" này của người Chăm là cổ nhất Đông Nam Á và đang được trình UNESCO công nhận là "cách làm gốm cổ truyền cần phải được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại" đấy. Phải chi gặp em anh sẽ tặng em 1 cái bình về cắm hoa

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC