Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Chuyện Văn Học – Văn Hóa – Và Những Thứ Khác, Một du học sinh nhìn nhận hiểu biết ở trong nướ

fantasyvn
post Jan 11 2006, 06:29 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 10
Tham gia từ: 23-July 05
Thành viên thứ: 1.878

Tiền mặt hiện có : 543$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Bài đăng trên Tia Sáng của cô sinh viên (và viết văn trẻ) Phan Việt, đang học ở Mỹ, nhận xét về tầm hiểu biết của những người làm văn học, văn hóa trong nước.

Toàn văn tại đây:

http://www.tiasang.com.vn/news?id=241

Theo ý kiến riêng của tớ, nhiều chi tiết phê người ở trong nước thiếu cập nhật kiến thức thì rất đúng:

"Cũng chính vì thiếu một cái nhìn tổng quan về cấu trúc nền văn học – văn hóa ở các nước, cho nên mới có chuyện là những sách thương mại của nước ngoài lại được dịch và quảng bá ở Việt Nam như là “kỳ quan văn học thế giới”. Vụ việc dịch Mật mã Da Vinci của Dan Brown là một ví dụ."

Nhưng một số đoạn trong bài, thấy bạn phê phán cách nhìn 'hạn hẹp' của phương Tây về Trung Quốc (và gộp trong ẩn ý đó chắc có cả về Việt Nam) thì thấy sao bạn này giọng điệu cũng hết sức bảo thủ, cứ như vừa tốt nghiệp trung học VN và lần đầu ra nước ngoài í:

"Gần đây rộ lên việc dịch các cuốn sách của các tác giả trẻ Trung Quốc như Vệ Tuệ, Cửu Đan, Xuân Thụ vân vân... và coi chúng như là tiêu biểu của một làn sóng văn học phản kháng ở Trung Quốc (phỏng vấn các nhà văn, thơ trẻ Việt Nam hầu như luôn luôn đi kèm việc đề cập đến những nhà văn Trung Quốc kia). Nhìn nhận này khá lệch lạc. Cái làm cho các tác phẩm này nổi tiếng đa phần là qua sự quảng bá ở phương Tây, trong một tâm thế định kiến rõ rệt về Trung Quốc (ở Mỹ mới biết, do sự tuyên truyền, đa phần người Mỹ coi những quốc gia cộng sản là những mảnh đất không có nhân quyền và kì quặc, vân vân và vân vân; nếu muốn biết thêm, có thể đọc, ví dụ, về chủ nghĩa McCarthy của Mỹ). Quy kết rằng đây là tiếng nói đại diện của thanh thiếu niên mới ở Trung Quốc là sai."

Thấy hơi buồn cười khi bạn đề nghị ta đọc về chủ nghĩa McCarthy để hỉểu về nước Mỹ hiện đại. Giai đoạn lùng cộng sản thập niên 40-50 này là vết nhơ trong lịch sử Mỹ, nhưng nếu lấy đó làm lý luận bảo rằng đấy, bọn Tây nó nhìn chúng ta đơn thuần mang tình cảm chống Cộng thì có vẻ ấu trĩ quá.

Thêm đoạn này nữa:

"Trang Talawas.org và vài website văn chương hải ngoại dường như trở thành đầu mối giao lưu thường xuyên của rất nhiều tên tuổi trong làng văn chương - phê bình hiện tại; trong khi một cách khách quan, tôi thấy những địa chỉ trên có quan điểm tiếp cận các vấn đề khá phiến diện; ví dụ như họ cổ suý đăng rất nhiều bài phê phán trong nước trong khi tảng lờ những thành tựu văn học khác."

Bạn này thấy chối tai vì các trang mạng 'cổ súy đăng bài phê phán trong nước''. Thế hóa ra đi học Tây Tàu , vẫn có thể không quen các quan điểm nhiều chiều, và thấy chối tai khi chạm vào những chuyện không dễ nghe về Tổ quốc.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi fantasyvn: Jan 11 2006, 06:30 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Jan 11 2006, 08:34 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Thật ra có một số ý trong bài của Phan Việt tớ cũng không đồng ý lắm, (nói thêm, tuy bạn ấy trẻ thật nhưng cũng quá cái tuổi vừa tốt nghiệp trung học và lần đầu ra nước ngoài từ lâu rồi, bạn ấy cũng không hoàn toàn là sinh viên mà là nghiên cứu sinh tiến sĩ sắp tốt nghiệp đến nơi rồi) nhưng những ý phản bác của bác fantasyvn cũng có một số ý chưa xác đáng.

1. Cái định kiến về các quốc gia cộng sản trong một số rất lớn, có thể nói đa số người phương Tây mà nhất là người Mỹ là rõ ràng. Bạn ấy ví dụ về chủ nghĩa McCarthy có lẽ cũng là góp thêm một góc nhìn tham chiếu lịch sử để có thể hiểu được tâm lý của xã hội Mỹ cùng những định kiến của nó, chứ không nhất thiết là để hiểu là nước Mỹ hiện đại cũng giống thời McCarthy (thực ra về mặt bản chất thì nước Mỹ hiện đại còn có những định kiến sâu sắc hơn nhiều so với thời McCarthy chỉ có không còn các witch-hunt tương tự như thế thôi, nhưng cũng biết đâu đấy, nhiều người cũng đang cảnh báo không chừng sẽ có những witch-hunt đối với những người bị tình nghi có liên hệ khủng bố. Mà chả biết có phải do tuyên truyền hay không mà tự nhiên mà mình cũng hơi có ác cảm với các bạn Trung Đông như thế boxing.gif ).

2. Về việc bạn ấy phê phán talawas và một số trang web văn nghệ hải ngoại khác, bạn ấy muốn nhấn mạnh về tính thiên lệch của các trang web này giành cho các sáng tác có tính phản kháng chế độ hay thách thức trật tự hiện hành (trên cả hai khía cạnh nội dung và thận thức) trong khi lại để ít chỗ hơn nhiều cho các sáng tác có thể có giá trị khác ở trong nước. Tớ thấy bạn ấy viết thế cũng đúng. Ví dụ như trong khi có rất nhiều bài viết về Bóng đè, nhóm thơ Mở miệng...thì lại thấy rất ít bút mực giành cho Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Thật ra cũng nên hiểu Talawas ở khía cạnh rộng hơn, như là một trang web về văn hoá-văn nghệ-chính trị chứ không chỉ đơn thuần là văn nghệ thì sẽ thấy hiện tượng trên cũng dễ hiểu thôi.

Việc này cũng không phản ánh bạn ấy có thấy "chối tai" hay không mà chỉ là ý kiến về việc thiếu những trạm giao lưu trao đổi có tính chuyên nghiệp và khách quan trong lĩnh vực văn hoá- văn nghệ. Cái ví dụ về talawas ở trên để minh hoạ cho đoạn trên của bạn ấy viết "Cũng liên quan đến vấn đề trên, tôi nhận thấy hình như nhiều người làm việc trong lĩnh vực văn học trong nước – như biên tập viên văn học ở các NXB, phóng viên mảng văn học, nhà văn, nhà phê bình – ít theo dõi tình hình văn học thế giới qua những nguồn có uy tín..."


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
fantasyvn
post Jan 11 2006, 08:59 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 10
Tham gia từ: 23-July 05
Thành viên thứ: 1.878

Tiền mặt hiện có : 543$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Cảm ơn Agent Smith đã phản hồi ý kiến của tớ. Riêng về ý một thì có lẽ mình xin phép không trao đổi lại, vì khi đã đụng đến chủ đề cộng sản - tư bản thì dễ 'dầu sôi lửa bỏng' lắm. Mà nói mãi cũng khó đến đầu đến đũa được.

Về ý thứ hai, liên quan các trang web talawas và văn học nghệ thuật nói chung ở nước ngoài, theo mình hiểu, việc mỗi cơ quan chủ trương chọn đăng tải nội dung cũng phụ thuộc vào quan điểm và tôn chỉ của họ. Chẳng hạn, không ai ngạc nhiên khi đọc báo Nhân Dân với các bài ca ngợi hầu như mọi mặt của đất nước. Và nếu ai đó bảo rằng sao tôi tìm đọc báo Nhân Dân mà không thấy chỉ ra những mặt trái của hệ thống, thì có khi nên trách cái người độc giả ấy là 'buồn cười' hơn là trách tờ báo.

Trên talawas, nhiều lần các tác giả trong nước cho đăng ở đấy các bài của họ đã đăng ở chính báo trong nước, nhưng bị cắt xén. Khi họ đưa lên talawas, họ để bản đầy đủ. Kể ra mấy trường hợp như Lại Nguyên Ân, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn...Có nghĩa là khi đọc talawas, độc giả có thể expect ở đấy là nơi mở cửa cho những bài vở mà vì lý do gì đấy không được hoặc chỉ được xuất hiện một cách khép nép ở trong nước. Còn những tác giả, tác phẩm đã được vui vẻ đề huề công nhận ở trong nước thì họ đã có các báo Tiền Phong, Văn Nghệ...để đăng, cần gì phải đăng ở mấy trang nước ngoài. Bây giờ talawas hay Khởi hành, Hợp Lưu có đăng trân trọng những 'văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa' thì tớ tin rằng chẳng những không được tiếng vang 'cân bằng' mà thậm chí còn mất độc giả của họ.

Thêm một trường hợp Đỗ Hoàng Diệu, ban đầu xuất hiện là ở trên mấy tờ như Hợp Lưu, rồi sau đó mới từ từ ra mắt chính thức ở trong nước (tuy truyện cũng bị cắt mất vài câu.) Nếu những người ấy họ hoàn toàn được tung hoành ở trong nước, thì chắc hẳn họ cũng chẳng cần ''nhờ vả'' gì mấy trang ở nước ngoài, vốn thật sự số người đọc cũng hẹp hơn so với truyền thông trong nước nhiều.

Vì thế, tớ mới không đồng ý với nhận định của Phan Việt, vì theo tớ nói như bạn ấy là một dạng đánh đồng cái mà ta hay gọi là hiện tượng và bản chất ấy mà.

Còn bạn ấy dẫn ra những tờ báo văn nghệ nước ngoài như một phản đề so với các tờ hải ngoại (ý là mấy tờ ấy cân bằng hơn) thì cũng không đúng, vì thật ra mỗi tờ báo Mỹ, Pháp cũng đều có một nghị trình riêng. Tờ New Yorker sẽ có có đối tượng cộng tác và độc giả khác với Atlantic Monthly hay Harper's.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi fantasyvn: Jan 11 2006, 09:01 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Jan 11 2006, 10:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Cái mà bác fantasyvn gọi là phản đề về "cân bằng hơn" ấy thì khi đọc tớ không thấy thế. Theo tớ, bạn ấy dẫn mấy tờ báo đó ấy ra để nói là đấy có những nguồn thông tin vê văn học thế giới đấy, hoàn toàn có thể tận dụng với chi phí không quá đắt (ví dụ 20$ một năm cho tờ Writer's Digest) nhưng thay vào đó giới liên quan tới văn học của VN lại chỉ không biết tận dụng mà chỉ quanh quẩn với các tờ như talawas hay Hợp Lưu. Chính vì thiếu kiến thức nên mới nảy ra nhiều chuyện nực cười, hoặc xôn xao tranh cãi về những cái không đáng tranh cãi.

Thực ra bài của bạn Phan Việt, có một số điểm tớ cũng không đồng ý lắm. Bạn í chê Vệ Tuệ coi là không đại diện cho giới trẻ TQ hay trào lưu văn học trẻ TQ đượ nhưng lại không nêu ra chẳng hạn thế thì ngoài cái lingliu gì đó thì văn học TQ đương đại có những gì. Tớ thấy có hai nhà văn gốc TQ và viết bằng tiếng Anh khá nổi tiếng ở Mỹ là Amy Tan và Ha Jin (giải National Book Award, Pen/Faukner Award), về đề tài thì Amy Tan khai thác về các kinh nghiệm của người Mỹ gốc Á nhất là phụ nữ còn Ha Jin-từng tham gia Cách mạng văn hoá và tham gia quân đội TQ- lại quay trở về với đề tài Cách mạng văn hoá, tức là cũng không có gì mới mẻ cả mà chỉ thoả mãn thị hiếu của người Mỹ về những nỗi thống khổ trong một xã hội toàn trị như họ vẫn hình dung. Còn các nhà văn trẻ của Trung Quôc như Vệ Tuệ thực ra cũng không được đánh giá cao ở Mỹ (tớ thử tìm sách trong thư viện trường tớ-một trong những thư viện Đại học lớn nhất Mỹ mà không thấy có), theo Phan Huyền Thư thì họ cũng không được đánh giá cao cả ở Trung Quốc. Tớ cũng không rõ ở TQ thì họ được đánh giá thế nào.
Bạn Phan Việt cho rằng

"Nếu để dịch các tác phẩm về văn học phản kháng nói riêng và sách cho/về thanh thiếu niên, lẽ ra ở Việt Nam nên bắt đầu, ít nhất, từ những sách kinh điển thuộc vào genre dành cho tuổi mới lớn như The catcher in the rye (Bắt trẻ đồng xanh) của J.D. Salinger, On the road (Trên đường) của Jack Kerouac, A portrait of the artist as a young man (Chân dung một nghệ sỹ trẻ - dịch tạm) của James Joyce; các sách của Jane Austen; To kill a mocking bird (Giết chết con chim nhại tiếng - tạm dịch) của Harper Lee; Heidi của Jonathan Sypri; The lord of the rings (Chúa Nhẫn) của J.R.K. Tolkien, hay thậm chí sách của George Orwell, John Steinbeck, Jules Verne, Charles Dickens, Vladimir Nabokov, vv..."
thì thực ra hầu hết các tác giả này đều đã được dịch ra tiếng Việt, có lẽ trừ James Joyce (quá khó?), Orwell (chống cộng?), Nabokov. Có điều họ không tạo ra được cơn sốt nào hay những ảnh hưởng có tính cộng hưởng trong giới báo chí, phê bình, sáng tác. Lý do tại sao thì tớ chịu, có thể do các nhà phê bình, nhà báo tung hô, có thể do các dịch giả tiếng Trung tích cực làm việc hơn, có thể do bạn đọc thích "nổi loạn" kiểu Á Đông hơn, hoặc cũng có thể do truyền thống học tập Trung Quốc lấy Tàu làm trung tâm của người Việt Nam.

Một điểm nữa là bạn Phan Việt hơi có xu hướng coi thường những tác phẩm thuộc dòng mystery, thriller, science fiction/fantasy coi nó không phải văn học (ở đây có lẽ Phan Việt cũng hơi nhầm lẫn khi cho Da Vinci Code là science fiction, thật ra phải coi nó là mystery mới đúng). Ranh giới giữa các lĩnh vực này thực ra tương đố khó phân biệt. Ngay trong danh sách trên của Phan Việt thì Jules Verne cũng là science fiction,1984 của Orwell cũng có thể coi tương tự thế, Lord of the Rings thì hoàn toàn là fantasy. Rất nhiều tiểu thuyết hậu hiện đại pha trộn cả science fiction, fantasy...
Thế nên coi Da Vinci Code không có giá trị văn học vì thể loại của nó là mystery/thriller cũng là chưa thoả đáng.
Nhưng nhìn chung thì tớ thấy bài của Phan Việt khá chính xác và rõ ràng tuy tác giả có phần hơi cứng nhắc trong các nhận định, đánh giá của mình.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Xốt
post Jan 12 2006, 12:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

đầu lạnh t(r)im nóng


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 667
Tham gia từ: 19-May 05
Thành viên thứ: 1.749

Tiền mặt hiện có : 52.751$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Vâng, em cũng xin góp vài lời cho ấm phòng. Bài này em đã rút lại cho ngắn gọn:Hai luận điểm chính của PV tiểu thư về đánh giá giá trị một tác phẩm là:
1. Liệu tác phẩm đó có được dịch sang tiếng Anh để giới thiệu cho độc giả nước ngoài không?
2. Liệu tác phẩm có thực sự phản ánh được con người và xã hội hay không? (không chỉ giới hạn trong một môi trường cụ thể, ví dụ: trong một nước).


Nói chung chung thì hai luận điểm này cũng đúng thôi. Nhưng nhìn kỹ, thì vừa sai vừa thiếu. Vì:

i) Đầy tác phẩm được dịch sang tiếng Tây không phải là tác phẩm tiêu biểu.
Ngoài ra cũng phải nói thêm là: dịch tác phẩm thật sự tiêu biểu (được cả 1 và 2) sang tiếng Tây có thể làm mất luôn tính tiêu biểu của tác phẩm, ví dụ Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương. Đó là lý do có thể có người biết có tác phẩm thuộc dạng tiêu biểu, nhưng không dịch nó sang tiếng Tây.

ii) Tác phẩm hay chưa chắc đã phản ánh được thực sự con người và xã hội.

iii) Chưa chắc các nhân vật trong các tác phẩm hay đã đại diện cho nhiều con người, cho xã hội hơn những nhân vật trong các tác phẩm hạng xoàng. Và chưa chắc các đức tính tốt đẹp của các nhân vật bất tử đã là thật sự tốt đối với con người và xã hội.


Nói chung em nghĩ để đánh giá được một tác phẩm là có giá trị hay không, không chỉ cần 2 tiêu chí mà hàng chục tiêu chí khác nhau. Việc đánh giá cũng không cần nhiều người làm, chỉ cần vài người.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Raphael: Jan 12 2006, 09:04 PM


--------------------
Tôi chỉ biết một điều chắc chắn đó là tôi không biết gì cả.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Guatamela
post Jan 12 2006, 04:55 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 77
Tham gia từ: 5-January 03
Thành viên thứ: 673

Tiền mặt hiện có : 727$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Dân hải ngoại xem talawas là diễn đàn chính trị chứi bới tả pín lù, chứ không phải web site văn hoc. Văn học hải ngoại là phải nói đến mấy diễn đàn Văn Học, Văn, Hợp Lưu, tap chi thơ, và bây giờ trên mạng sáng giá nhất là Gió O, Tiền Vệ

Chị Phan Việt này kiến thức như bèo mà cứ phang lên lèm bèm. Không ai gọi là "genre dành cho adult books hoặc entertainment books" entertainment programs ở trên TV. Mới sang Mỹ mấy năm mà đã lậm Mỹ, chưa đọc sách các nước mà đã phán như Mỹ Là số dzách . Trong khi nói về văn chương Việt Nam Hải Ngoại thì kiến thức mù tịt chỉ nhắc đến talawas.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
anhhungxalo
post Jan 12 2006, 04:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Regular Member
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 229
Tham gia từ: 31-July 05
Thành viên thứ: 1.895

Tiền mặt hiện có : 421.701$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Tôi thấy bài viết của chị Phan Việt rất tốt đấy chứ. Loại trừ một số yếu tố sùng Mỹ ra hoặc coi một vài giá trị Mỹ là balance để đo lường ra thì đấy là một bài viết rất đáng đọc. Rất hiếm có bài báo hoặc phê bình nào làm tôi đọc từ đầu đến cuối chăm chú, mà bài này tôi đọc hết.


--------------------
賤人一大堆



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Minh Tí
post Jan 12 2006, 04:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Khiếm miệng Nhã lòng


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.513
Tham gia từ: 31-August 05
Thành viên thứ: 1.939

Tiền mặt hiện có : 42.957$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Ơ, bác Ánh sinh sau 78 à ???

Trẻ hỉ.


--------------------
http://i21.photobucket.com/albums/b267/mlan238/miyko8.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
SyncMaster
post Jan 12 2006, 04:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Pang...


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 5.214
Tham gia từ: 21-July 04
Đến từ: Cuba
Thành viên thứ: 1.594

Bình chọn :



QUOTE(timo @ Jan 12 2006, 09:54 AM)
Ơ, bác Ánh sinh sau 78 à ???

Trẻ hỉ.
*




Bậy nào, năm 78 chị Ánh đã có người yêu rồi (mối tình trẻ con) devil2.gif


--------------------
Quan san muôn dặm một nhà
Năm châu bốn bể đều là anh em.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
anhhungxalo
post Jan 12 2006, 06:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Regular Member
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 229
Tham gia từ: 31-July 05
Thành viên thứ: 1.895

Tiền mặt hiện có : 421.701$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Đúng đấy Sỳn ạ, hồi đó tôi và người yêu thường âu yếm sờ ... rốn của nhau ! Không rõ cậu ấy sau khi được tôi giáo dục tốt có lân la lên làng ven vào khoảng gần ba chục năm sau không?


--------------------
賤人一大堆



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC