Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Hiện Sinh

Mr. Smith
post Jan 21 2006, 11:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



K. for Kafka
Hôm nay dở chứng, muốn viết gì đó về Kafka.


Vừa đọc xong Tuyển tập Kafka. Quyển này mua ở Việt Nam có khá đầy đủ các tác phẩm tiêu biểu của Kafka: truyện vừa Hoá thân, 2 tiểu thuyết Vụ án, Lâu đài (chỉ thiếu tiểu thuyết Amerika), một số truyện ngắn, trích đoạn Nhật ký và thư gửi Felice, thêm phần bình luận của một số nhà phê bình Việt Nam đồng thời cũng là dịch giả (phê bình cũng OK nhưng vẫn bị ảnh hưởng tư tưởng Marxist nhiều quá, mất đi cái nhìn nhiều chiều).

Kafka là một nhà văn quá đặc biệt. Đúng là không quá khi người ta xếp ông vào một trong ba nhà văn vĩ đại nhất thế kỷ 20, mở đầu cho trường phái Hiện đại: bộ tam gồm Kafka, Proust, Joyce hoặc Kafka, Joyce, Faulkner tuỳ quan điểm. Đáng chú ý là cả Kafka, Proust và Joyce đều chưa từng nhận giải Nobel (những kẻ đi trước thời đại của mình!). (Kafka còn hầu như không được biết đến khi còn sống và tổng số trang các tiểu thuyết và truyện ngắn ông viết chắc chỉ hơn 1000 trang).

Nhưng đúng ra trong số mấy người này thì chỉ có Kafka là còn đi xa, đi sâu hơn cả vì ông còn đặt nền móng cho trường phái Hậu hiện đại, ảnh hưởng tới những Marquez, Rushdie của thập kỷ 80-90. Marquez từng sửng sốt khi đọc câu đầu trong truyện vừa Hoá thân và nhận ra rằng à hoá ra người ta vẫn có thể viết văn như thế, khác với tất cả mọi quy tắc.

Còn về nội dung thì ông là người ảnh hưởng sâu nhất tới văn học hiện sinh, dòng văn học chế ngự văn đàn phương Tây trong 30 năm từ sau thế chiến thứ Hai và đóng góp ít nhất là bốn giải Nobel: Sartre, Camus, Beckett, Kenzaburo Oe. Bên cạnh đó, các tác phẩm về Dystopia, chủ đề con người cá nhân chống lại trong vô vọng với các thể chế quan liêu cũng có thể coi như bắt đầu từ Kafka.

Ngược lại, Kafka có lẽ chịu ảnh hưởng nhiều của Dostoievski và Kierkegaard, ông thường hay nhắc tới hai người này trong nhật ký của mình. Tuy các tác phẩm của Kafka không có dấu vết tôn giáo như của hai người trên và Kafka cũng không phải là người sùng đạo nhưng vẫn có thể diễn giải những cuộc hành trình vô vọng của những kẻ lạc lõng giữa thế gian trên như là con đường tìm đến God, đến một chân lý vĩnh hằng. Và sự ám ảnh về một tội lỗi mà những kẻ lạc lõng đó phạm trong khi vẫn hoàn toàn innocent cũng có gì đó liên quan tới cái original sin trong Kinh Thánh.

Cuộc đời Kafka cũng rất đặc biệt và nếu đọc về cuộc đời ông cùng với các thư từ, nhật ký của ông cũng góp nhiều vào việc hiểu thêm tác phẩm của ông, (không phải ngẫu nhiên mà nhiều người dùng Freud để phân tích tác phẩm của Kafka). Đó là một con người kỳ lạ, luôn chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn, là một tiến sĩ Luật khoa có công việc ổn định, thậm chí còn là chủ một nhà máy riêng nhưng luôn hoảng loạn, chán ngán tất thảy, và chỉ tìm thấy niềm hạnh phúc khi viết văn (thế nhưng lại không bao giờ đủ dũng khí để bỏ việc mà viết văn cả). Quan hệ với phụ nữ cũng thế, có vẻ như Kafka khá quyến rũ phụ nữ và ông cũng thích điều đó. Nhưng mặt khác, ông lại sợ hãi trước việc phát triển mối quan hệ với họ, sợ cuộc sống gia đình và tình dục, sợ cô đơn nhưng còn sợ hơn nếu không được cô đơn.

Nhưng có một điểm không mâu thuẫn trong con người Kafka, đó là ý thức về sự tồn tại gắn với việc viết văn của mình.

Kafka viết trong nhật ký:

"Trong một vài năm gần đây, tôi nói với mẹ trung bình không nổi hai mươi từ một ngày, với bố có lẽ không nói gì khác ngoài những lời chào hỏi... Nguyên nhân đơn giản là tôi hoàn toàn chẳng có gì để nói với họ cả. Tất cả những gì không phải là văn học khiến tôi buồn và căm ghét tại vì nó cản trở hoặc kìm hãm tôi, mặc dù đó chỉ là do tôi nghĩ ra".

Kafka ý thức rằng mình sống là để viết văn nhưng sẽ chẳng bao giờ hoàn thành được công việc đó. Đó cũng là lý do cả ba tiểu thuyết của ông đều vẫn được viết dở dang cho tới khi chết. Và khi chết, Kafka đề nghị người bạn thân mình đốt hết tất cả những tác phẩm, thư từ liên quan tới ông. (May là ông này, cũng là một nhà văn có tên tuổi, không thực hiện lời yêu cầu cuối cùng của bạn.)

"Có thể, tôi là một kẻ khôn ngoan, bởi vì bất cứ lúc nào tôi cũng sẵn sàng chết, nhưng không phải vì đã thực hiện tất cả những trách nhiệm đặt ra cho tôi, mà là vì tôi không làm được một cái gì trong số trách nhiệm đặt ra cho tôi và thậm chí không hy vọng vào một lúc nào đó sẽ làm được dù chỉ một phần điều đó".

Rất giống việc sống và chết của nhân vật Joseph K trong Vụ án!. (Chưa thấy một nhà văn nào sòng phẳng với cuộc sống như Kafka!). Và cái cảnh K bị giết cùng với câu cuối cùng của cuốn này "Như một con chó" để tổng kết đời mình cũng quá hay, như là chấp nhận mà như là chua xót, mỉa mai cho kiếp người và rất đậm chất black humor.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 23 2006, 06:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Smith,
Sartre không phải là một trong những người nhận giải Nobel. Còn Camus thì không phải ở trong chủ nghĩa hiện sinh. Thậm chí ông này sau một thời gian là bạn đồng hành của Sartre (có lẽ vì thế mà người ta hay tưởng nhầm Camus cũng nằm trong dòng hiện sinh), thì hai người còn cãi nhau đến mức cắt đứt quan hệ và hoàn toàn thù định về tư tưởng.
Vấn đề Camus đặt ra là đạo đức. Có những giá trị đạo đức không thể thay thế được, và nhân danh những giá trị ấy người ta có quyền nổi loạn bất chấp mục đích muốn đạt tới là gì (đây là tư tưởng của quyển "người nổi loạn /Home révolté). Từ quyển này mà Sartre và Camus không còn quan hệ với nhau nữa. Sau đó Camus còn viết một quyển nữa, quyển cuối cùng (Tha hoá / la Chute), nhưng trong quyển này thì con người được mô ta là quá tồi tệ. Như vậy một con người có thể tự đặt ra những giá trị đạo đức cao quý để nổi loạn hay không ? điều này có lẽ khó trả lời cũng như những giá trị cao quý ban đầu có thể bị tha hoá không ?
Camus còn viêt một quyển nữa Huyền thoại về Sysiphe (Mythe de Sysiphe). Đây là quyền đầu tiên về triết học của ông. Và quyển này không có gì là hiện sinh cả.

@Hạo Nhiên,
việc coi thời Trung cổ ở Tây âu là thời kỳ đen tối trong nghiên cứu của họ (phương Tây) đã qua rồi. Hiện nay thì người ta coi đó là một giai đoạn bản lề. Trong giai đoạn đó đã xuất hiện các thành tựu kỹ thuật, văn hoá. Hình thành dân tộc, nhà nước ở Tây Âu. Có rât nhiều quyển viết về thời Trung cổ (Moyen Age) như vậy. Tôi cũng có một vài quyển, nhưng xem lâu không nhớ tên, nếu có thời gian và không lười, thì tôi sẽ lục trong đống sách tôi có, để đưa mấy cái tít hay tác giả lên.
Tóm lại thời Trung Cổ nó cũng không đen tối, và khủng khiếp như người ta quan niệm trước đây. Tại sao lại có chuyện "trở cờ" như thế, thì tôi cũng không hiểu lý do, nhưng hiện tại ở Tây Âu người ta quan niệm như thế.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Jan 23 2006, 11:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Bác Phó:
Sartre là nguời được trao giải Nobel. Ông ấy từ chối không nhận. Nếu thế thì đúng là câu kia của em nếu sửa thành "những người được trao giải Nobel" chứ không phải "Những người được nhận giải Nobel" sẽ chính xác hơn.

Bản thân Camus từ chối danh từ "hiện sinh" khi nói về các tác phẩm của mình (cũng như Heidenberg và kể cả Sartre trong giai đoạn đầu) nhưng điều đó không quan trọng vì giới nghiên cứu văn học và độc giả vẫn coi Camus là một tác gia tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học (với Người xa lạ, Dịch hạch, các tiểu luận Huyền thoại Sysiphie...). Ở đây bác Phó hơi nhầm lẫn giữa khái niệm hiện sinh trong triết học và trong văn học. Camus không được công nhận như một triết gia hiện sinh nhưng được đánh giá rất cao với tư cách một nhà văn hiện sinh.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 24 2006, 09:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Smith,
Sartre lúc đầu tự nói ông ấy không phải là "hiện sinh" (Existentialisme) cũng phải, vì lúc đầu ông ấy theo Heiddeger, tức là theo thuyết phenomenologie. Cái phenomenologie là gì thì tôi cũng không hiểu lắm, vì quả là nó khó hiểu. Hình như bất cứ cái gì của nước Đức cũng khó hiểu, ví dụ như Hegel. Ngoại trừ Marx, nhưng ông ấy lại là người Do Thái. Mãi về sau ông ấy mới tạo ra hiện sinh.

Người xa lạ chắc là Etranger, còn dịch hạch thì chắc là La Peste. Mà viết tiểu thuyết theo kiểu hiên sinh là thế nào ? tức là giống như cách viết của Sartre trong các tiểu thuyết của ông ta à (Le mur/ Bức tường, Les mots/ngôn từ, hay La nausée/Buồn nôn) à . Nếu là như thế thì tôi không thấy nó giống gì cả.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Jan 24 2006, 11:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Thế theo bác Phó thì hiện sinh được hiểu như thế nào?
Em đơn giản hiểu khuynh hướng hiện sinh trong văn học là ý tưởng rằng con người bị bỏ mặc trong thế giới với những phi lý của nó (chứ không hợp lý, hoàn hảo, có tính quy luật như thế giới do Chúa tạo ra theo đạo Thiên chúa) và bản thân họ phải loay hoay tìm đường, tự ra quyết định và chịu trách nhiệm với các quyết định của mình. Những điểm này là cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh và nó nhất quán trong tác phẩm của cả Camus và Sartre. Tất nhiên có những khác biệt, ví dụ như Sartre quan tâm hơn tới các vấn đề như tự do của con người còn Camus đề cập tới đạo đức, tới tính phi lý (absurd) của thế giới.

Với lại việc Sartre với Camus cãi nhau rồi chia tay là vì xung khắc trong quan điểm chính trị chứ không phải về tư tưởng triết học hay văn học. Sartre có quan điểm cực đoan, tả phái như ủng hộ Stalin ngay cả khi những tội ác của ông này bị phơi bày, ủng hộ chiến tranh Algieria giành độc lập và biện minh cho việc giết thường dân da trắng của người Arap ở Algieria. Camus thì lại lên án Stalin, lên án giết thường dân ở Algieria và ủng hộ chung sống hoà bình giữa người Arap và người da trắng (trên cơ sở tự trị thay vì độc lập). Nói chung, Camus có phần nhân bản, thậm chí là hơi mơ mộng trong quan điểm chính trị (vì thế ông rất cô đơn về tư tưởng trong giới trí thức Pháp lúc đó khác với Sartre với vô số đồ đệ, gái đẹp vây quanh chi chít) trong khi Sartre cực đoan hơn và bị tư tưởng thân Marxist chi phối.


Heidegger thường được coi là người bắt đầu chủ nghĩa hiện sinh (existentialism) mà, còn thầy ông ta là Husserl mới được coi là người đề ra hiện tượng luận (Phenomenology). Còn Sartre ban đầu phản đối việc xếp loại tư tưởng của ông là hiện sinh vì ông không thích bị gán cho một cái nhãn nào nhưng sau đó lại là người tích cực quảng bá nhất cho thuật ngữ này.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Jan 25 2006, 12:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Em thấy dân tộc với nhà nước ở châu Âu chỉ được hình thành sau thời Trung cổ mới đúng, tức là sau thời kỳ Phục hưng (Renaissance). Cái này là ông Marx nói thế nhưng em thấy cũng đúng.
Các thành tựu kỹ thuật văn hoá đáng kể cũng chỉ có từ sau các cuộc Thập tự chinh, trên cơ sở giao thoa văn hoá với Arap và tìm lại gốc Hy-La, tức là cũng bắt đầu từ Phục hưng, hay sớm hơn một chút xíu là bắt đầu với Dante, Boccacio.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Jan 25 2006, 01:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Về hiện sinh một cách chung chung thì em thấy có cuốn "Triết học hiện sinh" của Trần Thái Đỉnh có nói một cách khá phân minh, dù đã xuất bản lâu rồi. Các bác xem thử xem.

@Bác Phó.
Cái cách đến với sách vở của em hơi lôi thôi. Khởi đầu là một kinh nghiệm, sau đó tìm kiếm rồi theo cái gọi là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, từ người này em biết đến người kia. Em ở trong nước, không rành net, ngoại ngữ lung tung..nên nhiều lúc thấy liệu mình có bị lạc lõng và chậm bước...Nhưng không, nếu cuộc sống có thể tóm tắt chung cuộc được thì nhân loại đâu loay hoay đến thế. Nếu sóng Trường giang lớp sau đè lớp trước thì sao nụ cười im lặng của Phật lại bất tuyệt đến vậy. Vì vậy, cái kinh nghiệm nhỏ nhoi của em là luôn luôn cố gắng suy tư từ ngọn nguồn để rồi đôi khi gặp một nghi ngẫu thấy đồng cảm đến lạ. Bác thử nhìn như vậy với sách của NHL và W.D xem. Em đã bỏ đi được nhiều điều cục bộ nhờ các ông ấy. Nhưng thôi, em đang hơi tây tây, ở Vn bây giờ thì Tết bắt đầu rồi...Chuyện này, nó giống như chuyện bác nào nói về khởi đầu là Thiền, rồi Đại thừa, rồi lại thấy Nam Tông là cái gì bất tuyệt...Mỗi lúc rã rời, em thường tìm Luận ngữ để đọc. Khổng tử, người như một người ông gần gụi, mỗi lời mỗi mỗi tấm lòng bao la..Càng sống càng thấm thía. À quên, định đem những cái này vào topic đọc sách, em luôn tìm sách theo tiêu chuẩn, người viết phải lấy cuộc đời mình làm bảo chứng cho điều mình viết...trong chiều hướng đi đến sự minh triết của cuộc đời. Em lảng tránh những gì nồng nàn thao thiết, nếu chỉ thế rồi lại vẫn bế tắc...tự chủ thực khó...À, có bác nào để ý nghiên cứu các trường phái lịch sử không? Em đang tìm hiểu cái đó, như là một góc khác của việc đọc-một nỗi khó khăn trì trọng.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 25 2006, 07:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Smith,
Hiện sinh có nghĩa là tồn tại (Existance) có trước và ý nghĩa (meaning), bản thể (ontologie) có sau, hay được suy ra từ đây. Trong đó cái meaning là quan trọng nhất. Chủ nghĩa hiện sinh như vậy là một thứ triết học chủ quan (subjective).
Cái mà Smith, nói ở trên là một hệ quả của nó thôi. Vì theo đó thì con người không phải do chúa sinh ra, cũng không phải nghe theo lời chúa (đạo đức, răn dậy).

Như vậy sự tồn tại là có trước, và không có nguyên nhân. Cái nguyên nhân (mà người ta chấp nhận) thực ra được tạo dựng (contruction) ra, chứ không tồn tại thật (không phải là vật chất).

Sau này vào lúc cuối đời, thì Sartre đã coi cái meaning này như là một quy luật khách quan, vì thế ông ấy trở thành Le nin nít (Leninisme).

Trong khi đó lúc ban đầu, hiện sinh là một triết học tôn trọng, đề cao tự do cá nhân (mỗi người có cái meaning của chính mình)

Vì thế ai đọc quyển "buồn nôn" sẽ thấy. Tôi đọc lâu rồi nên cũng không còn nhớ ông ấy lồng các biểu tượng (symbole) như thế nào. Vì đây là tiểu thuyết triết học. Nhưng trong đó Sartre bằng một lồi hành văn rất đẹp, đã tả sự tồn tại như một cái gì đó hết sức tẻ nhạt, vì nó không có meaning.

Nếu theo cái lô gíc ấy là hiện sinh. Còn lại thì không phải.

Ngược lại Camus do nhấn mạnh tới cái Absurde của cuộc sống, tức là ông ấy phủ nhận cái meaning kia. Nguợc lại ông ấy cho rằng người ta phải có một cái cause morale khách quan, vậy thì không phải là hiện sinh mà là ngược lại.







--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Jan 25 2006, 08:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Bác Smith bị nhầm chuyện Heidegger là cha đẻ của Existentialism rồi. Nguyên nhân là như thế này:

Triết học Heidegger thật ra mà nói gồm 2 phần- một phần là hiện tượng học, một phần là hiện sinh học. Phần hiện tượng học là phần tra vấn về bản chất và ý nghĩa của hiện thể (Dasein- Being) và hữu thể (Sein- being), phần hiện sinh học là phần ghép cho hữu thể của hiện thể những tính chất kiểu như "lo lắng" (Sorge), "cái chết
" (Tod) .v.v.
Chữ "hiện sinh"- existential- được Heidegger dùng để mô tả các phạm trù (Kategorien, category) của hữu thể (Sein- being)- nhằm phân biệt với chữ "hiện hữu"-existentiell - vốn được dùng để mô tả các phạm trù của hiện vật (Seiende, beings). Tức là Heidegger phê phán rằng trong quá khứ- người ta chỉ quan tâm nghiên cứu đến các phạm trù định lượng, định tính.. của vật thể (như Aristoteles, Kant, như vật lý học, sinh học .v.v.) chứ chưa ai thật sự quan tâm đến các phạm trù đặc thù về tính chất của hữu thể của hiện thể (một loại vật thể đặc biệt- tức con người hay robot biết tư duy, có ý thức chẳng hạn ).
Cái phần mà người ta gọi là "Existentialism" trong Heidegger này không xuất phát từ ông, mà trước ông ấy lâu: từ Kierkergaard, Schoppenhauer và Nietzsche. Heidegger chịu ảnh hưởng về tư tưởng hiện sinh chủ yếu là từ Kierkegaard và Nietzsche. Cũng vì thế mà người ta gọi Kierkegaard là cha để của chủ nghĩa hiện sinh.
Vào thời Heidegger- có một người Đức khác được coi là đại diện của chủ nghĩa hiện sinh là Karl Jaspers. Karl Jaspers cũng là bạn của Heidegger. Hiện sinh của Jaspers cũng khác với hiện sinh của Sartre.

Còn về Sartre: vào những năm 1925 hoặc 1928 gì đó Sartre sang Đức học- theo lời người bạn là Ricour (hay ai đó cũng nổi tiếng) đi tìm học hiện tượng học với Husserl và Heidegger. Tuy Sartre ở Berlin còn Husserl và Heidegger ở Freiburg nhưng Sartre vẫn tìm hiểu hiện tượng học khá tốt (2 năm nghiên cứu ở Berlin). Mặc dù cực kỳ thần tượng Heidegger nhưng tiếc là bản thân Sartre cũng không hiểu rõ ý Heidegger nên về sau Sartre đẻ ra một thứ học thuyết mà ban đầu ông ấy gọi là "existentiale Phenomenologie" (hiện tượng học hiện sinh) trong cuốn "Hữu thể và hư vô". Dù hiểu sai nhưng cũng phải nói là tư tưởng của Sartre khá brilliant và hấp dẫn- (nhất là trong ý nghĩa thực tế) Nội dung chủ yếu bắt nguồn sự nhầm lẫn của Sartre về ý tưởng của Heidegger xuất phát từ một đoạn khá cơ bản trong Hữu thể và thời gian (Sein und Zeit, Being and Time)- ngay từ khoảng những trang 20- 25 của cuốn sách này:
Có lẽ Sartre thấy Heidegger viết rằng:" Hữu thể có tính lịch sử, .. hữu thể hiểu suốt quá khứ của nó và khả năng tự ý thức của nó định dạng được những khả năng của nó cũng như quyết định được tương lai của nó..." và mấy đoạn sau ở khoảng chương 4-5 trong cuốn sách- phần nói về tính tương hợp, sự tổng quát giữa các vật thể, sinh thể (Vorhandensein, Zuhandensein và Mitsein) - nên ông ấy mới hiểu ra thành:" con người tự xác định tính cách, tương lai, khả năng của mình, con người tạo ra thế giới và có trách nhiệm với tất cả những con người khác (Mitsein)".
Về sau- sau khi Heidegger viết bài phản đối cách hiểu của Sartre về triết học của Heidegger, cũng như sau khi làm quen với chủ nghĩa cộng sản- Sartre viết bài "Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân văn" để cải chính lại cái tiêu đề "hiện tượng học hiện sinh" mà ban đầu ông ấy dùng để gọi triết học của mình. Lý do Sartre ban đầu không thích gọi học thuyết của mình là "chủ nghĩa hiện sinh" có lẽ cũng xuất phát từ việc ông ấy coi lý thuyết của mình là hiện tượng học, theo đường Heidegger, chứ không chỉ là một chủ nghĩa bi quan yếm thế kiểu Kierkegaard.
Tất nhiên là cũng có cuốn sách nói khác về quan hệ giữa Sartre với Heidegger và Husserl- ví dụ trong cuốn "Sartre" của Bernard Henry-Levy. Bác nào có thời gian thì học thêm chứ em xin lỗi em cũng chưa đọc hết cuốn đó cũng như mấy cuốn sách của Sartre.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi x: Jan 25 2006, 08:15 PM


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Jan 25 2006, 11:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 25 2006, 12:43 PM)
@Smith,
Hiện sinh có nghĩa là tồn tại (Existance) có trước và ý nghĩa (meaning), bản thể (ontologie) có sau, hay được suy ra từ đây. Trong đó cái meaning là quan trọng nhất. Chủ nghĩa hiện sinh như vậy là một thứ triết học chủ quan (subjective).
Cái mà Smith, nói ở trên là một hệ quả của nó thôi. Vì theo đó thì con người không phải do chúa sinh ra, cũng không phải nghe theo lời chúa (đạo đức, răn dậy).

Như vậy sự tồn tại là có trước, và không có nguyên nhân. Cái nguyên nhân (mà người ta chấp nhận) thực ra được tạo dựng (contruction) ra, chứ không tồn tại thật (không phải là vật chất).

Sau này vào lúc cuối đời, thì Sartre đã coi cái meaning này như là một quy luật khách quan, vì thế ông ấy trở thành Le nin nít (Leninisme).

Trong khi đó lúc ban đầu, hiện sinh là một triết học tôn trọng, đề cao tự do cá nhân (mỗi người có cái meaning của chính mình)

Vì thế ai đọc quyển "buồn nôn" sẽ thấy. Tôi đọc lâu rồi nên cũng không còn nhớ ông ấy lồng các biểu tượng (symbole) như thế nào. Vì đây là tiểu thuyết triết học. Nhưng trong đó Sartre bằng một lồi hành văn rất đẹp, đã tả sự tồn tại như một cái gì đó hết sức tẻ nhạt, vì nó không có meaning.

Nếu theo cái lô gíc ấy là hiện sinh. Còn lại thì không phải.

Ngược lại Camus do nhấn mạnh tới cái Absurde của cuộc sống, tức là ông ấy phủ nhận cái meaning kia. Nguợc lại ông ấy  vậy thì không phải là hiện sinh mà là ngược lại.
*



1. Nhấn mạnh cái absurd của cuộc sống không có nghĩa là phủ nhận cái meaning của existence. Nó cũng như khi Sartre nhấn mạnh sự nhạt nhẽo của sự tồn tại.
2. Em không nghĩ Camus "cho rằng người ta phải có một cái cause morale khách quan" mà là ngược lại.
3. Em cũng không nghĩ Sartre là Leninnist, tư tưởng của ông pha tạp giữa hiện sinh và Marxist. Ông có viết một cuốn sách để tìm cách hoà giải giữa hai luồng tư tưởng này.

@Xe: Theo tớ hiểu thì Kierkegaard được coi là cha đẻ của hiện sinh Thiên chúa giáo còn Heidegger và Sartre thì đi theo nhánh kia, không coi trọng ý nghĩa về sự tồn tại hay không tồn tại của Chúa. Như vậy thực ra nếu người ta coi Hiện sinh là một trào lưu tư tưởng ở châu Âu những năm 40-50 thì có thể coi là bắt đầu từ Sartre nhưng nếu đi về cội nguồn tư tưởng thì có ở Heidegger và Kierkegaard và ở một mức độ ít trực tiếp hơn là Nietzsche.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC