Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Song Thủ Hỗ Bác, Lượm lặt, nhân thể, phân vân...

hạo nhiên
post Feb 22 2006, 06:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



- Lò gạch là nơi hoang phế cuối làng, ven bãi; nơi tạm_để những gậy gộc giao tranh, rác thải...nơi ít người lai vãng, có lai vãng cũng để lượm lặt ngó coi, không ai ở lại cả. Hoặc ra là nơi thử kiếm để chuẩn bị vào làng. Vậy ra đây luyện Không Minh chưởng/Song thủ hỗ bác là phù hợp rồi. Vì chưng giao tranh thì dù là tôi đánh tôi, tôi đấu tôi thì cũng...ra đây! Lại còn đem những thứ lượm lặt rác rưởi từ nơi khác về thì sao mà mang vào làng được?

- Trong một trận đấu sinh tử, tất dĩ có những người hiếu kỳ xúm xít xung quanh. Nhưng tâm trí của hai đấu thủ đâu có vọng tưởng ra ngoài. Anh ta/mỗi kẻ ấy/đều cảm nghiệm, nhận biết xung quanh nhưng trong sự tỉnh giác chú tâm vào đối thủ. Sơ sẩy là mất mạng-uổng phí cái công luyện tập bấy lâu.
- Lại nữa, ứng với tình thế, bất kỳ cái gì xung quanh anh ta/kẻ kia/ cũng là vũ khí khả dụng cả...


Những suy nghĩ thoáng qua vụn vặt khi được xem lại luôn có một cái ý vị của thời gian. Suy nghĩ có cái vẫn vậy, có cái thay đổi...nhưng không muốn sửa nữa. Để như vậy nó ghi lại được bước chập chững của suy nghĩ, cảm nhận. Một kiểu sổ tay. Ở giữa spam và xếp đặt!


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thị Anh: May 25 2006, 02:06 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Feb 22 2006, 06:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



(Cổ Long-ẩn ức và hành xử)

-Người nấu bếp có cái không may là lúc ăn kém ngon.
-Người ta nên có thái độ như đọc Liêu trai vậy-chỉ nhớ văn phong, không khí, thế giới riêng ấy. Không cần sa vào chi tiết, không cần mở đầu, không cần kết thúc.
-Tự ti.
....

Tại sao nhiều người quay trở lại với thế giới kiếm hiệp?

-Mỗi người bình thường sinh ra cho đến lúc chết đi bất quá biết được vài chục nghìn người! Mà nhân loại thì rộng lớn, số người sinh ra và chết đi đại khái khoảng 100tỷ người. Trách sao lòng chẳng xao xuyến vì một ai đó đang_bị_bỏ_qua. Chỉ trong thế giới kiếm hiệp mỗi nhân vật đều nằm trong giang hồ "Danh tiếng lừng lẫy ai mà không biết!" Cảm giác trở nên trọn vẹn!

-Con người phát sinh ước vọng tự do như là khởi đầu từ những quan hệ, ràng buộc xã hội (dù có lý hay không có lý). Và họ thường cho rằng tự do là (gần như) sự phủ nhận quan hệ và trách nhiệm xã hội. Và giải pháp là năng lực cá nhân nằm ở chỗ thắng vượt mọi người mà đạt được tự do. Nhưng chưa bao giờ ai đó đạt được. Vì có những giới hạn nhân tính cản trở họ. Chỉ trong kiếm hiệp mới có thể một đao chém xuống là giải quyết thị phi, giết vài mạng người chẳng nghĩa lý gì.

-Ở đâu mà con người ta giải thoát được những ràng buộc quan trọng nhất: tiền bạc, sự yếu ớt, cái chết, sự may rủi, thân thích, bệnh tật...mỗi ngày, mỗi nơi, mỗi tiếng gọi đều có tiếng thưa? Sự nghi ngẫu bất định, phi lý của cuộc đời bị loại bỏ.

-Ở đâu mà nững năng lực tiêu cực được đồng tình và khuếch trương: khi người ta bực bội thì chỉ muốn đập phá, đánh đấm, chửi bới văng mạng và bỏ đi thật xa! Ai làm được việc ấy?

-Ai chẳng mang trong mình một thế giới đồng thoại? Một thế giới đã giản ước những gì mà trẻ thơ không cần biết (và chưa biết) để ký thác những khát vọng về những mặt tốt đẹp nhất của cuộc đời...

-Ở đâu mà cái tôi tự ngã vị kỷ được khuếch sung và nguỵ trang tinh vi dưới cái mác hấp dẫn và lãng mạn là sự dấn thân?

-Cái bóng trong chiếc gương soi. Một sự phóng chiếu vụng về mà tinh xảo!

-Muôn sự chỉ quy về một mối là ảo tưởng vô minh từ cái ngã mạn mà ra!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Feb 22 2006, 07:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



-Cảm nghiệm ly cách khởi lên từ cảm giác mâu thuẫn, những xung đột xuất hiện giữa nội giới và ngoại giới.

-Liều thuốc chữa lành vết thương được khởi đầu từ sự vị tha, từ bi. ("Đào hoa truyền kỳ" là sự khởi đầu mong manh đem lại nhân tính cho SLH và cho Cổ Long).

-Điểm đặc sắc trong SLH là Cổ Long đã thay thế hành động giết đối thủ, phần nhiều, thành sự chinh phục tình cảm đối phương, sự chiếm hữu tâm hồn, sự đồng hoá đối phương-> cả hai hành động đều đạt được một mục đích: loại trừ/tiêu diệt cá tính đối thủ như là một đối kháng quan trọng nhất! (Thay vì gỡ cái nút, người ta lại cắt béng nó đi.)

-Sao trong kiếm hiệp không đạt đến sự dõi theo quá trình tăng trưởng nội tâm và quá trình tăng trưởng võ công?

-Võ công là sự hiểu biết và làm chủ nội thể. Ở tầm mức thường thường thì chẳng nói làm gì, nhưng ở cảnh giới thâm hoằng viễn đại thì phải khác chứ? Chiếc sinh tử kiều mấy ai qua được đâu?

-Vài nghìn cây số thật là dài. Nhưng cho dù là đi bộ thì cứ khởi hành đi rồi cũng sẽ tới được thôi. Mà chỉ mất vài tháng.

-Có khi chỉ trong một chuyến đi người ta mới dễ thoát khỏi trạng thái căng thẳng của những lo lắng vọng tưởng về ngày mai. Ngày mai đã cụ thể biến tướng thành nơi đến! Một chuyến đi không bao giờ kết thúc có khi lại là chân chính của sự tồn sinh.

-Cái gì đi? Khi đi thì cái đó đã tan biến rồi!

-Trong hành động đi, nó biện minh cho sự rời xa cái xuất phát mà không rời bỏ. Nó biện minh cho cái hướng tới mà không đạt tới! Tất cả phù hợp với sự vận động vô thường mà thường với nhu cầu tha thiết của tồn sinh tại thể.

-Kim Dung là một hoán dụ về cuộc đời thực bằng một cuộc đời ảo.

-Cổ Long là một ẩn dụ từ một cuộc đời thực về một cuộc đời khác.

-Chỉ có sự tự hiểu biết chính nội giới mới có cơ giải thoát.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Feb 22 2006, 07:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



-Đọc là một tái tạo tân thanh chẳng hề xuôi chiều!

-Tôi đọc Cổ Long rồi viết "tôi đọc Cổ Long", bạn đọc "tôi đọc Cổ Long" nữa đều không giống nhau! Nhưng lại giống nhau chỗ đọc lại chính mình/nhân thể duyên nghiệp này mà quán xét mọi sự.

(Đến đây càng cảm sâu xa vì sao Camus viết Ngộ nhận chung với Bạo chúa; vì sao BG điên loạn đập phá tơi bời mọi cò ke..)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Feb 24 2006, 07:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



(Cờ vây)
-Khởi sự người ta chuẩn bị ở chỗ gần nơi giới hạn của điều kiện. Rồi mới tiến vào chỗ vô phương hướng ở trung tâm. Nếu không sẽ thường uổng công thua thiệt.

-Chỉ có sự thích đáng chừng mực thôi.

-Quá chú trọng vào 1 tiểu tiết sẽ mất.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Feb 24 2006, 07:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Cái chợ hay cái làng.

-Ồn ào, giả chân lẫn lộn. Mỗi người mỗi giá, ai mua thì mua. Mọi sự thường là mua bán trao đổi, chẳng mấy khi người ta đến chợ để cho không, biếu hay tặng ai cái gì.

-Cái làng thì người ta không chối bỏ được ai. Thoát khỏi cái làng thì chỉ đến như Bá Kiến với Chí Phèo thôi (mà vẫn đi với người làng đấy thôi!).

-Cái lòng con trẻ háo hức muốn đến chợ tìm tấm giấy bản, thỏi son tốt của ông già tóc bạc đã gặp cảnh đắn đo băn khoăn giữa chợ rồi...

-Cái chợ thì có người mua kẻ bán, có người dạo chơi, có ruồi nhặng, có kẻ cắp, có lừa đảo..và có cả vài ông sư chứ nhỉ?

-Người ta ở làng cả đời nhưng ở chợ vài phiên rồi thôi. Lại đến.

-Chợ vùng cao. Mỗi người thăm thẳm một đỉnh núi mà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Feb 24 2006, 08:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



- Nó có hấp dẫn không? Không.

- Nó có ích không? Không.

- Nó có gây phiền không? Hẳn rồi.

- Nếu có điều nào làm bạn khó chịu, trái với mong đợi của tôi, ít ra cũng không phải là tôi viết với ác ý.

- Hãy tán thành hay phản đối toàn bộ cuốn sách, chứ không phải chỉ một vài câu. Nếu muốn tìm ý đồ tác giả thì xin khám phá nó ngay trong ý đồ tác phẩm.

- Khi người ta nhìn một sự vật với một tầm bao quát nhất định, thì chỗ lồi lõm mất đi; nó chỉ xuất hiện khi đầu óc người ta hướng về một điều mà bỏ qua phía khác.

- Thời còn dốt nát, người ta chẳng hoài nghi gì, ngay cả khi người ta làm điều bậy bạ nhất. Đến thời sáng suốt người ta còn run lên khi làm điều tốt đẹp nhất. Người ta biết điều lạm dụng ngày xưa và tìm cách sửa chữa nhưng người ta còn thấy được cả sự lạm dụng trong khi sửa chữa nữa. Người ta để nguyên cái xấu nếu họ sợ cái tồi tệ hơn. Người ta giữ cái tốt vừa phải nếu họ còn hoài nghi cái ưu việt hơn. Người ta chỉ nhìn cái cục bộ để phán đoán cái tổng thể. Người ta xem xét mọi nguyên nhân để nhìn cho ra những kết quả.

- Thành kiến, theo tôi, không phải vì người ta không biết một điều gì mà vì người ta không tự biết chính mình.

- Trong khi giáo dục cho người đời ta mới hiểu được lòng bác ái.

Montesquieu.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Feb 27 2006, 02:03 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



- “Thập diện mai phục”- Hai phe phục sức giống hệt, không có phân biệt vị trí cao thấp. Những bộ đồng phục, không có cá nhân, vai trò của cá nhân là vô nghĩa. Chỉ có một lần, có hai người được khác biệt: trong sự giả trá, lừa dối (đối với vị thế phe phái thì thế) -> giữa những toan tính phe phái, họ gặp lại và bày tỏ những gì vốn không được phép. Hành động dại cuồng dùng kiếm lột bỏ trang phục kẻ kia – như là ẩn dụ về khao khát giải tỏa ẩn ức, khát vọng là chính mình. (Rồi sau này họ yêu nhau. Vì sao vậy cà?).

- Hạ Tùy Phong-ngọn gió phiêu bồng. Tiểu Muội-người em nhỏ, yếu ớt, cần nương tựa và không có quyền tự chủ. Không tên-tên mà không có tên.

- Người tưởng mù hóa ra lại không mù. Không mù nhưng cũng không nhìn thấy được điều muốn thấy, rốt cục. Người không thấy cái vỏ bọc, lại thấy cái cốt lõi. Nhưng rồi cũng lại là không thấy được cái muốn thấy./ Tại sao lại là Phi Đao Môn mà không phải là một thứ binh khí gì khác? Với phi đao, người ta không trực tiếp tiếp xúc/tiếp cận/giao tiếp – với địch thủ - Tất cả là xa cách/ xa rời và không thể thay đổi, không thể thoái lưu-nhất khứ bất phục phản. Nhất đao kiến huyết phong hầu! Tất cả họ đều là những cao thủ nhất lưu trong nghề phi đao. Ném đâu trúng đó. Bịt mắt ném cũng trúng. Nhưng lúc sáng mắt thì lại không biết ném vào đâu cho phải chỗ. Tuyệt đích mà làm gì? Ném vào phe mình phe ta-vào cấp trên cấp dưới, vào người mình thương yêu, vào thằng em dại? Con đao rút từ trái tim thì lại ném vào hư không. Chỉ là một giọt máu của anh thôi mà. Máu gặp máu mà rồi đây là chia lìa vĩnh viễn…

- Một bối cảnh siêu không gian, siêu thời gian. Tất cả đều hoành tráng, siêu phàm, rực rỡ. Chúng ta đang làm gì trong khi trên cao kia, ngoài xa kia là sự rung động tột cùng của nhiên giới. Khát khao mãnh liệt, rung động tột cùng-mà giờ đây là tương tranh, là máu và nước mắt? Một ẩn dụ về một Trung Hoa không lựa chọn. Mở đầu phim là mấy lời đơn sơ về thời Đường mạt. Tại sao lại là thời Đường? Thời Đường là thời kỳ đầu tiên Hoa Hạ trở nên viên thành, rực rỡ. Rồi tàn phai. Sự nuối tiếc này phải khác hẳn với thời Hán mạt, hay trước đó nữa…Sau này thì lại lẫn vào cảm thức vong quốc rồi. Sau đó là thời Ngũ Đại, Lục Quốc đầy đảo điên, thời của Tang loạn thiếp. Nhớ Đào Tiềm và “Quy khứ lai từ”. Nhớ Lý Bạch, chết sầu muộn quạnh hiu dưới cái bóng vang siêu hình hư ảo. Nhớ Đỗ Phủ chết bội thực trong cơn đói triền mien của dân tộc…

- “Thập diện mai phục” là tên một chiêu thức trong kiếm thuật. Là một tình thế để vây đối phương vào con đường tiến thoái lưỡng nan. Dịch rất khó trúng. “Thập diện” là tất cả các khả năng, phương thế trần gian. “Mai phục” là cạm bẫy, là chờ đợi, ngăn cản, là vô tình dửng dưng, là sát hại, tàn diệt. Mà không bao giờ chủ động. Chỉ khiến kẻ kia không có chỗ đặt chân. Và, bên kia mai phục là Tự chủ.

- Sau những màn âm thanh hùng tráng, tiếng giao tranh kịch chiến, giữa bối cảnh dầy dặn của tiếng gió bão phong ba, giá tuyết, là thanh âm mảnh mai, khe khẽ, lọt vào kẽ hở của phông nền. Se sẽ thao thiết, lạc lõng. Nhớ tiếng phách lùa ngược vào trong giai điệu Ả đào. Ngược mà không ngược. Sênh sang một cõi…

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi hạo nhiên: Feb 27 2006, 12:35 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Feb 27 2006, 01:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



- Từ công trường thuỷ điện Pleiku "Tao đang xuống nhà ăn công trường. Hỏi mày cái-Khải huyền có nghĩa là gì nhỉ?" "Mày lại bị Khải huyền muộn nó lừa à?" "Không. Tao hỏi nữa-phúc âm là gì, có liên quan đến Kinh thánh không?"...Nói thế quái nào được chứ. Khải huyền là cái thứ kẻ biết không nói, kẻ nói không biết-nói chung nó không có nội hàm..."Khải trong mặc khải. Huyền trong huyền nhiệm." "Mặc khải là gì?" "Mặc trong mặc như lôi"...Sắp vào phòng ăn rồi mà mày còn hỏi. Cứ thế lôi thôi ra chứ còn sao nữa: Nhiệm trong nhiệm mầu. Mầu trong mầu hoa trên ngàn là lá la chứ còn sao nữa..."Thôi, thế còn Phúc âm?" "Cả cái Kinh Thánh nó là một lời loan báo tin mừng.." "Vậy sao lại gọi Phúc âm buồn?"..."Mày buồn mà mày nói mày buồn thì tao còn dễ an ủi. Mày buồn mà mày nói không sao thì tao còn nghĩ là giúp được mày. Mày buồn mà mày nói mày vui thì...tao lại phải ngó lại cái thân tao rồi..." "Thôi thế nhá, tao đi ăn đây. Tới nơi rồi."...Quái, cái bài ấy nó thế nào ấy nhỉ? (Anh nằm xuống/cho hận thù..vào lãng quên...Nơi đây...có loài chim thôi..)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi hạo nhiên: Feb 27 2006, 01:19 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hạo nhiên
post Feb 28 2006, 05:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 299
Tham gia từ: 29-October 05
Thành viên thứ: 2.038

Tiền mặt hiện có : 42.972$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



(copy and paste)

Tư-duy tự-do

Một đặc điểm của kiến-thức triết-học[1]

Trong nguyên tác tiếng Pháp, tôi đã cố gắng viết giản dị, mong người có trình độ tú tài sẽ hiểu. Bản « dịch » này cũng vậy. Tự dịch mình, khi cần, tôi gạt qua văn bản gốc, trình bày thẳng ý bằng tiếng Việt, tránh những câu văn quá Tây, khập khiễng, khó hiểu.

Tuy vậy, có thể bạn sẽ phải đọc quyển sách này hai lần mới hiểu cạn nghĩa. Đây không phải lời nói kiêu. Chỉ là kinh-nghiệm đau đỏ của chính tôi trong lĩnh-vực đọc sách triết. Kiến-thức triết-học khá linh tinh, có khi sâu sắc, có khi vớ vẩn, luôn luôn đáng ngờ-vực. Khác hẳn kiến-thức khoa-học, ta không thể nắm bắt nó qua một quá-trình tiếp thu tuần tự. Vì thế, muốn hiểu một tác-phẩm triết, ít nhất phải đọc nó hai lần. Xin giải thích vì sao.

Trong khoa-học, ta chỉ cần học định-nghĩa của một khái-niệm một lần là ta hiểu nó. Kiến-thức ta đã tiếp thu, ta có thể sử dụng để tiếp thu tiếp những kiến-thức khác. Trừ khi ta suy-luận ở vành đai kiến-thức khoa-học đương đại, ta không cần ngờ-vực kiến-thức của ta vì mọi kiến-thức khoa-học đều hình thành trong một môi-trường lý-luận chung, đã được thử thách vững vàng qua thử-nghiệm trong nhiều thế kỷ, có thể chứng minh trở lại bất cứ lúc nào bằng thử-nghiệm.

Trong triết-học hoàn toàn khác, không một khái-niệm nào không đáng nghi-ngờ ! Không một khái-niệm nào có định-nghĩa chung cho mọi triết gia vì không một khái-niệm triết nào có thể chứng minh được bằng thử-nghiệm. Khái-niệm triết chỉ có định-nghĩa và có ý-nghĩa trong môi-trường của một hệ suy-luận triết-học. Nếu là tác-phẩm của một tác giả lớn, có khả-năng thiết lập cả một hệ suy-luận, thì khái-niệm có định-nghĩa và có ý-nghĩa trong môi-trường suy-luận của tác giả ấy. Nếu là tác-phẩm của một triết gia tầm thường, không tạo được một hệ suy-luận riêng, đôi khi khái-niệm được sử dụng không có cả định-nghĩa. Nó chỉ có một ý-nghĩa mơ hồ trong một môi-trường suy-luận lơ mơ hơn : phản ánhý-chung của một nền văn-hoá, ở một thời đại, thậm chí, ý-chung của… một làng triết gia trong một nước !

Nói thế có nghĩa : muốn hiểu một khái-niệm, một câu văn trong một tác-phẩm triết, ta phải có sẵn trong đầu môi-trường suy-luận trong đó nó có nghĩa ! Nhưng môi-trường đó không là gì khác hơn toàn bộ những khái-niệm, câu văn nối đuôi nhau để hình thành tác-phẩm ! Kết luận hiển nhiên : ta chỉ có khả-năng hiểu rõ một khái-niệm, một câu văn ở đầu tác-phẩm sau khi ta đã đọc hết tác-phẩm ! Nếu tác-phẩm thuộc loại có định-nghĩa những khái-niệm nó vận dụng ! Vì thế phải đọc ít nhất hai lần mới hiểu. Ai đã từng tìm hiểu triết-lý của Sartre trong Thực-thể và Hư-vô[2] ắt hiểu. Không thể chỉ đọc một lần mà hiểu được. Không phải vì triết-lý ấy bí hiểm tới mức người thường không hiểu nổi. Vì chỉ khi đã đọc hết quyển sách ta mới biết môi-trường tư-duy của Sartre, mới có khả-năng hiểu những khái-niệm Sartre dùng có nghĩa nào.

Môi-trường tư-duy của một tác-phẩm triết là toàn bộ khái-niệm được định-nghĩa trong tác-phẩm và những tác-phẩm trước của tác giả hay của những triết gia khác mà tác giả chịu ảnh hưởng, tán thành. Người ta chỉ có thể định-nghĩa một khái-niệm bằng một hay nhiều khái-niệm khác. Liên miên, vô tận. Khi tác giả ngưng, thấy không còn gì phải định-nghĩa nữa, con rắn đã cắn đuôi mình : trong tác-phẩm đã hình thành một hệ thống khái-niệm định-nghĩa lẫn nhau. Hệ thống ấy gọi là triết-lý của tác giả, là môi-trường suy-luận của tác giả. Nếu tác giả suy-luận chặt chẽ, độc giả chân thành, muốn nắm bắt tư-duy kia từ bên trong của nó, xuyên qua ngôn-ngữ của chính tác giả, sẽ rơi vào một cạm bẫy rất khó thoát. Theo tôi, cách duy nhất để giải-phóng mình khỏi môi-trường suy-luận đó là dùng nghiệm-sinh cá-nhân để đương đầu với những khái-niệm ấy, đánh giá chúng. Nói thế tưởng dễ. Chẳng dễ tí nào. Nghiệm-sinh của con người chỉ có ý-nghĩa qua ngôn-ngữ, qua khái-niệm. Ngôn-ngữ, khái-niệm của ta, ta đều… học ở người khác.

Quyển sách này có thể coi như một lời mời độc giả nhẹ nhàng cất bước vào thế-giới triết-học. Bước đầu hành trình ấy là tự xây dựng cho mình một thái-độ triết-học. Nội-dung cơ-bản của thái-độ triết-học là dám nghi-hoặc tận gốc toàn bộ kiến-thức của mình trong mọi lĩnh-vực. Đây là cống hiến lớn nhất của Descartes cho triết-học. Ông bắt đầu suy-luận của ông như sau. Cứ cho rằng ta nghi-hoặc tất cả mọi sự, ta không thể nghi-hoặc sự-kiện ta đang nghi-hoặc không có-thực. Ta nghi-hoặc, vậy ta tư-duy. Ta tư-duy, vậy ta có-thực. Cogito của Descartes, cơ-bản là dubito[3]. Tự giam mình trong thế bấp bênh ấy để đương đầu với nghiệm-sinh và kiến-thức của chính-mình, hòng tìm một tia sáng nhỏ nhoi cho thân-phận-làm-người trong thời đại của mình, là nội-dung cơ-bản nhất của thái-độ triết-học, là hoài bão của quyển sách này, ý-nghĩa tên nó : Tư-duy tự-do.

Trên cơ sở đó, ta đương đầu với một số câu hỏi « muôn đời » của loài người, tự xây dựng cho mình một phương-pháp suy-luận, một thế-giới-quan, một nhân-sinh-quan, rồi dùng chúng để tiếp cận mọi lĩnh-vực của cuộc sống, của tư-duy. Vì thế quyển sách gồm ba phần. Phần đầu đặt vấn đề với những niềm-tin của ta đối với cách suy-luận của ta trong các lĩnh-vực cơ-bản như khoa-học, sự-sống và văn-học. Phần hai tranh luận với cốt lõi triết-lý của một số triết gia gốc của Âu Tây, bàn về những vấn đề triết-học với ngôn ngữ của triết gia. Phần cuối ứng dụng những khái-niệm mới hay đã được định-nghĩa lại qua quá-trình trên để tiếp cận kiến-thức trong một số lĩnh-vực của kiếp người : tiềm-thức, khoa-học nhân-văn, kinh-tế, chính trị, nghệ-thuật và văn-chương.

Trong quyển sách này, có nhiều từ viết hơi khác truyền thống một tí : tư-duy thay vì tư duy. Đó là khái-niệm triết sẽ được định-nghĩa hay bàn trong tác-phẩm ở những chương có liên quan. Trong đoạn văn bàn tới một tác giả, phải hiểu từ viết kiểu ấy theo định-nghĩa của tác giả ấy. Ngoài ra có thể hiểu theo nghĩa thông thường. Thí dụ. Thế-giới theo nghĩa thông thường : toàn bộ những gì tồn-tại ngoài tư-duy của ta. Với Sartre : a/ nghĩa đó, b/ thế-giới hình thành xuyên qua ý-thức của con người. Sartre phân biệt : con-người-trong-thế-giới[4], với con-người-ở-thế-giới[5]. Trong khái-niệm đầu, thế-giới trong nghĩa thông thường trong đó có vật-thể người. Trong khái-niệm sau, thế-giới theo quan-điểm của Sartre, hình thành qua sự hiện-diện của con người. Thỉnh thoảng là khái-niệm của riêng tôi được định-nghĩa hay định-nghĩa lại trong quyển sách này. Thí dụ, thế-giới[6] : toàn bộ những quan-hệ ngoại-tại và nội-tại của con người. Mong độc giả sẽ hiểu rõ nghĩa của mỗi từ trong ngữ-cảnh.

Thỉnh thoảng, có khái-niệm viết trong ngoặc kép, thí dụ : « thực-thể ». Điều ấy thường có nghĩa : từ phổ quát trong tiếng Pháp nhưng, theo tôi, sai về mặt khái-niệm triết, tôi vẫn phải dùng vì không có từ khác để biểu-đạt hay vì tôi đang phân-tích khái-niệm phổ quát ấy. Thí du : un « être » vivant, một « thực-thể » sống.

Cuối cùng, bàn về triết-lý Âu Tây, khó mà không chua tiếng ngoại quốc trong bài : có những khái-niệm chưa thể chỉ dùng từ điển mà dịch chính xác được. Sách Việt Nam thường ghi chúng bằng tiếng ngoại quốc trong bài, dịch và đôi khi giải thích trong chú thích. Người không sành ngoại ngữ đọc rất mệt. Vậy tôi làm ngược lại, trình bày bằng tiếng Việt, ghi nguyên văn tiếng Pháp trong chú thích, khi cần thì giải thích thêm.

Tuy quyển sách này là một bản dịch, nó có giá-trị riêng. Khó khăn trong việc biểu-đạt khái-niệm triết Tây bằng tiếng Việt khiến tôi ghi nhận một số điều về sự tương-tác giữa ngôn-ngữ và tư-duy, lấy tiếng Pháp và tiếng Việt làm thí dụ. Thỉnh thoảng, trong quá trình dịch, tôi nẩy ra một ý liên quan trực tiếp tới những vấn đề được đề cập trong quyển sách này, vì lúc đó tôi suy luận bằng tiếng Việt, tiện tay ghi luôn vào văn bản tiếng Việt. Cuối chương 6, đoạn Phủ-định-cuối-cùng, nền tảng của tự-do và sự tiến-bộ không có trong nguyên tác tiếng Pháp. Tôi linh-cảm những điều tôi trình bày ở đó từ lâu nhưng bây giờ mới phát biểu được mạch lạc, mới nên lời.



________________________________________
[1] Chương này viết thêm nhân dịp đăng bản tiếng Việt.
[2] L’Être et le Néant. J-P Sartre.
[3] Sau này, Derrida nhại lại bằng cách « sáng-tạo » « khái-niệm » rất văn hoa : tư thế chất vấn (posture questionnante, Spectres de Marx, Galilée, 1993) Nghe rất kẻng, nhưng rỗng-tuếch, ngoài mỹ từ ra, chẳng có nội-dung mới nào, chẳng mở ra một khả-năng tư-duy mới nào. So với Descartes, thua xa. So với Sartre về cùng vấn đề trong L’Être et le Néant lại còn xác xơ hơn nữa.
[4] l'homme-au-milieu-du-monde, trong nghĩa : nó tồn-tại ở đó như mọi vật-thể khác của thế giơi.
[5] l'homme-dans-le-monde. Không dịch dans bằng trong như trong từ điển vì nội dung của khái niệm này là : nhờ sự hiện diện của nó mà một thế-giới hình thành (trong ý-thức của con người).
[6] Từ đây, tôi sẽ dùng từ thế-giới viết nghiêng mỗi lần tôi muốn nhấn mạnh nghĩa sau : thể thống-nhất mâu-thuẫn giữa thế-giới-vật-chất trong đó có thể-xác của ta, thế-giới-sống không thể tách rời thế-giới-vật-chất và thế-giới-tinh-thần không thể tách rời sự-sống của con người. Đây là khái-niệm riêng, khác khái-niệm thế-giới của các triết gia như Sartre hay Heidegger, v.v.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC