Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Mẫu Thượng Ngàn, 'Mẫu thượng ngàn' đoạt giải thưởng Hội n

Thị Anh
post Jul 19 2006, 01:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



'Tôi chưa thực sự hài lòng với tác phẩm nào của mình'



VTC News có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyễn Xuân Khánh - người vừa gây xôn xao văn đàn bằng cuốn tiểu thuyết lạ: “Mẫu thượng ngàn”. Và, thật bất ngờ, cây bút đang “sung sức” ở cái tuổi bẩy mươi tư đã bày tỏ ý định “giã bạn” nghề văn?




Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh - Ảnh: Thi Anh.
Hồ Quý Ly, ông viết trong bốn năm, còn Mẫu thượng ngàn không kém, cũng mất 4 năm. Đây có lẽ là thời gian cần và đủ cho một tiểu thuyết dài hơi?



Có tác phẩm tôi viết nhanh, trong 2 năm, có tác phẩm thì 4 năm, nhưng nói là viết ra thôi, chứ những suy ngẫm, nó theo mình cả cuộc đời chỉ chờ có duyên. Cuốn Mẫu Thượng Ngàn tôi viết từ năm 1959, tên tiền thân của nó là Làng Nghèo. Cuốn này đáng lẽ được in từ năm 1962 nhưng nó không được phép in.



Vậy tại sao Làng Nghèo, một cuốn sách viết về kháng chiến chống Pháp trong một ngôi làng lại trở thành Mẫu Thượng Ngàn?



Vì một lý do đặc biệt, tôi đã phải gửi tất cả bản thảo cho bạn bè giữ hộ. Sau đó, bạn tôi, dịch giả Lê Bầu mới tìm lại được và trả lại cho tôi. Đến năm 2000, tôi lục lại các bản thảo cũ thấy Làng Nghèo không còn hợp thời. Tôi cũng đã 71 tuổi, có nhiều suy tư khác đi nên quyết định đẩy mạnh không gian trong tiểu thuyết, từ đơn thuần chỉ là kháng chiến chuyển sang viết về văn hóa Việt, văn hóa Làng.



Điều gì khiến ông quyết định chọn đạo Mẫu làm luồng tư tưởng ngầm nhưng vững chắc chảy xuyên suốt trong cuốn tiểu thuyết này?



Tôi yêu, và kính trọng người mẹ của tôi, một người đàn bà Việt thuần chất. Mẹ tôi một năm có đi hầu đồng một hai lần. Tôi được cảm nhận không khí của đạo Mẫu từ thuở bé vì thường hay đi theo mẹ đến khắp các đền chùa miếu mạo Việt Nam. Và ngay cả sau này nữa, mỗi lần đi dự các lễ hội dân gian về lại tích luỹ thêm được một ít vốn kiến thức về dân gian.



Cái cốt của đạo Mẫu ở Việt Nam không được những người có tri thức nghiên cứu phát triển. Sau khi có đạo Khổng thâm nhập vào Việt Nam, nó bắt đầu bài trừ đạo Mẫu. Nhưng đạo Mẫu là đạo nguyên thủy của người Việt Nam thờ mẫu, thờ mẹ Núi, mẹ Sông, mẹ Đất, thờ Man nương… Nó có tính chất nguyên thủy ngấm ngầm trong dân gian, không có tính tri thức gì. Nó là đạo của những người nghèo khổ.



Thưa nhà văn, nhưng ngày nay, tại sao cứ nhắc đến chuyện đi hầu đồng hầu bóng, là người ta nghĩ ngay đến chuyện mê tín dị đoan và gây tốn kém cho người dân?



Nguyên thủy của tôn giáo dân tộc là ở nông thôn, ở làng, ở quê. Nhìn đạo Mẫu căn bản thì rất đẹp đẽ. Trước đó, người dân hồn nhiên, không có nhiều tiền. Khi vào thành phố, trong tay người giàu, trở thành công cụ của bọn buôn thần bán thánh, đạo Mẫu mới bị biến hóa đi. Tôi viết tiểu thuyết này, cũng muốn nhằm cho một số người làm văn hóa, có trách nhiệm nhìn nhận nó theo tiểu thuyết chứ không mang tính chất báo chí.



Những người đàn bà trong tiểu thuyết của ông có ảnh hưởng từ nguyên mẫu nào không?



Bắt nguồn từ nguyên mẫu những người đàn bà ở làng tôi thuở xưa, làng Kẻ Noi, Cổ Nhuế. Họ đẹp lắm. Tính tình họ thuần chất nông dân. Những người đàn bà nghèo chẳng được ai nâng đỡ. Họ chịu đau khổ với số phận của mình như nhân vật bà đĩ Váy, cô Mùi, cô Nhụ, bà mõ Pháo. Nhưng chưa bao giờ họ đầu hàng số phận.



Trong tiểu thuyết có miêu tả nhiều tập tục đã mất, những lễ hội chỉ còn trong quá khứ và các đặc tính dân gian khác của người Việt…



Đó là “mùa trải ổ”, nam nữ yêu nhau hẹn hò nhau ở một nơi nào đó sau khi lễ hội diễn ra. Họ có thể trao tình cảm với nhau, theo quan niệm của các dân tộc thiểu số miền núi, quan hệ nam nữ không có ghê gớm như từ khi đạo Khổng thâm nhập vào Việt Nam. Lễ hội mang tính phồn thực thời ấy không phải là những cái dâm, mà là biểu tượng cho sự sinh sôi, được mùa.



Xin hỏi nhà văn, sau Mẫu Thượng Ngàn sẽ là tác phẩm nào? Liệu gừng càng già sẽ càng cay?



Tôi thôi rồi. Viết là một công việc nhọc nhằn. Muốn viết được phải có ý tưởng, sự trải nghiệm, tư duy… Tôi chưa thực sự hài lòng với tác phẩm nào của mình cả, nhưng có chừng nào, viết ra đến đó, nhiều khi nó còn là do số phận. Đời viết của tôi, coi như thế là xong!




Nguyễn Lan Anh (thực hiện)



--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mitdac
post Jul 19 2006, 03:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Nevermore


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 812
Tham gia từ: 24-August 02
Đến từ: Hell
Thành viên thứ: 254

Tiền mặt hiện có : 44.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Em nghe về mấy tác phẩm này, thấy ham quá. Dạo này em đang thích tìm hiểu thêm về văn hóa VN. Bác nào có truyện này thì cho em xin nha.
Xin cảm ơn !


--------------------
Mitdac@ là đồ ngốc !...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Jul 19 2006, 03:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Tớ cũng thích Nguyễn Xuân Khánh từ cuốn Hồ Quý Ly, đọc hay thế, man mác một nỗi nhớ Thăng Long một thủa nào đó, một Thăng Long trên bến dưới thuyền, hào hoa phong nhã mà như xa lạ thế, có thể có thực mà cũng có thể không thực. Ông Nguyễn Xuân Khánh tỏ ra có vốn văn hóa rất tốt và cũng rất có tài trong việc xây dựng nhân vật, các nhân vật của ông đều có gì đó rất đẹp. Cuốn Hồ Quý Ly tớ coi là một trong vài cuốn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại và có lẽ là cuốn tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hay nhất mà tớ từng đọc (tất nhiên tớ cũng chẳng đọc nhiều sách Việt mấy, nói bừa là chính thôi).
Ông này hình như còn cuốn Trư cuồng, cũng được khen nhiều, nhưng mình cũng chưa đọc.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Jul 20 2006, 10:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Oh, em cũng rất thích quyển Hồ Quý Ly. Đây là một trong số ít truyện Việt Nam mà em thấy say mê. Đọc xong có một cái gì ngân đọng trong mình làm em cảm thấy rất hạnh phúc (chả hiểu sao lại thế, cứ đọc truyện nào hay mà làm mình say mê thì em lại cảm thấy rất hạnh phúc rolleyes2.gif ) Bây giờ đi qua đoạn Bạch Mai, Hoàng Mai, Phương Mai... lại tự nghĩ trong lòng đây là khu trại Mai xưa...


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Jul 22 2006, 10:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hóa Việt



Văn hóa Việt, bản sắc văn hóa Việt là vấn đề, là câu hỏi đã được nêu ra và được hàng trăm, nếu không nói hàng nghìn nhà nghiên cứu tìm cách lý giải từ rất lâu.




Bìa cuốn sách. Ảnh: TT.
Nguyễn Xuân Khánh là nhà tiểu thuyết, anh cũng có câu trả lời của mình không phải bằng lý lẽ uyên bác mà bằng một cuốn tiểu thuyết sinh động, Mẫu Thượng Ngàn, còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của anh mấy năm trước. Và có vẻ đây có thể là câu trả lời hấp dẫn hơn cả, nếu không nói là thuyết phục hơn cả.



Quả vậy, nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng lại rất nhân loại.



Để nắm bắt được “nhân vật” vô cùng gần gũi mà vô cùng kỳ ảo đó, Nguyễn Xuân Khánh cũng như tất cả các nhà tiểu thuyết thật sự đẩy nó vào những hoàn cảnh cực đoan nhất: nông thôn Bắc bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi dân tộc phải đối mặt mất còn với thực dân phương Tây, cái phương Tây mang đến vừa vũ khí xâm lược hiện đại, vừa nền văn minh tân tiến mà xa lạ với Thiên Chúa giáo đi cùng; khi cả đạo Phật từng bám rễ suốt nghìn năm nay đã suy tàn, khi Nho giáo chỉ còn thoi thóp...



Bỗng bừng sống dậy một tôn giáo nảy sinh và thấm sâu âm thầm có lẽ từ thuở mới hình thành của dân tộc, đạo Mẫu rất Việt, rất phương Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất, như Mẹ, như người Đàn bà.



Không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn tiểu thuyết này đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình... cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết.



Hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho... và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa..., tất cả tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực...



Và ta bỗng hiểu ra: một nhân dân tiềm chứa trong mình sức sống ẩn sâu trong một thứ tín ngưỡng tuyệt diệu như vậy thì không bao giờ có thể chết, có thể cạn. Vĩnh cữu như Đất, như Rừng, như Mẹ, như người Đàn bà.



Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này - tôi muốn nói vậy - Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm của anh. Tác giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay!



(Mẫu Thượng Ngàn, tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ Nữ)



NGUYÊN NGỌC



--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Jul 22 2006, 10:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



“Mẫu thượng ngàn” - nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh



Sau một thời gian im lặng kéo dài mấy chục năm, gần đây, xuất hiện trở lại trên văn đàn với tiểu thuyết ”Hồ Quý Ly”, và bây giờ là “Mẫu thượng ngàn”, Nguyễn Xuân Khánh đã khiến nhiều người bất ngờ. VTC News trao đổi với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên về cuốn sách này.




NPB Phạm Xuân Nguyên. Ảnh: Tuấn Trần
- Thưa anh Phạm Xuân Nguyên, anh đã đọc “Mẫu thượng ngàn” rồi chứ ạ?



- Vâng, So với “Hồ Quý Ly” 700 trang thì “Mẫu thượng ngàn” cũng rất dày dặn, công phu, được trình bày tới 807 trang. Tuy dài thế, nhưng phải nói luôn là sách rất hấp dẫn, cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối.



- Bút pháp mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sử dụng trong “Mẫu thượng ngàn” vẫn là lối viết chuẩn mực cổ điển. Vậy theo anh thì cống hiến của tác phẩm cho nền văn học nằm ở chỗ nào?



- Theo tôi, không có cái gọi là văn mới, văn cũ. Lối viết của Nguyễn Xuân Khánh đúng là cổ điển nhưng vẫn mang đậm hơi thở của đời sống hiện đại. Tôi thích nhất là những trường đoạn viết về bản thể tự nhiên, tính phồn thực của nhân vật nữ. Rất sum suê, phì nhiêu kiểu Nguyễn Xuân Khánh.



Cống hiến của nhà tiểu thuyết ở đây là đã nhắn gửi thành công một thông điệp đến với độc giả. Theo tôi, mỗi tác phẩm nhất thiết phải đạt được điều này. Đó cũng chính là tác dụng xã hội của văn học.



- Hai tác phẩm có những điểm khác nhau cơ bản, thậm chí đối lập về nội dung và cách phản ánh vấn đề. Anh có thể khái quát điều này giùm người đọc?



- “Hồ Quý Ly” - bằng một ngòi bút già dặn, vững chắc, thỉnh thoảng điểm những thử nghiệm về hình thức (nhân vật chính khi là ngôi thứ ba, khi là ngôi thứ nhất...), đã đào sâu vào bi kịch của một nhân vật lịch sử hồi đầu thế kỷ 15, một nhà cải cách tài ba và táo bạo, một con người đến quá sớm trong một thời đại quá trì trệ, đã phải trả giá đau đớn: Ông bị chính quần chúng nhân dân chống lại và bỏ rơi khi quân xâm lược đến. Cuộc kháng chiến do ông khởi xướng không được hưởng ứng, cả hai cha con ông đều bị kẻ thù bắt làm tù binh, và cuối cùng chết trong cảnh đi đày ô nhục...



Ðương nhiên khi người ta dựng lại những bi kịch lịch sử như vậy, thì bao giờ cũng là để gợi những liên tưởng hiện đại nào đó. Thông điệp của Nguyễn Xuân Khánh là sự trăn trở, đồng cảm với công cuộc đổi mới và những nhà cải cách trong lịch sử. Có thể gọi đó là một kiểu nhân vật hùng vĩ, lớn lao.



Còn “Mẫu thượng ngàn” là nhân vật quần chúng nhưng mang tính đại diện tiêu biểu cho dân tộc Việt. Suy nghĩ về sức sống của dân tộc qua những đụng độ văn hoá Việt - Pháp, Đông - Tây trước nạn ngoại xâm. Đạo Mẫu trong tiểu thuyết (thể hiện qua nhân vật nữ: Bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình, cô đồng Mùi, mõ Hoa khốn khổ, trinh nữ Nhụ…) vừa là tín ngưỡng vừa thể hiện tính phồn thực và sự trường tồn của dân tộc Việt.



- Với các tác phẩm của mình, dường như Nguyễn Xuân Khánh không chỉ là nhà tiểu thuyết mà còn là nhà văn hoá Việt?




Bìa cuốn sách.
- Đúng vậy. anh Khánh xuất hiện ở thế lưỡng phân, đôi khi, ngòi bút của một nhà tiểu thuyết phải chiều theo lối viết chứng minh, luận giải của nhà văn hoá. Từ “Hồ Quý Ly” đến “Mẫu thượng ngàn”, Nguyễn Xuân Khánh đã dùng văn chương phác hoạ rõ nét về nền văn hoá Việt. Nhà văn rất cần phải làm văn hoá, nói về văn hoá, nhưng trên hết, trong tư cách là một người viết thì văn Nguyễn Xuân Khánh rất đẹp, rất trong sáng, thú vị.



- Liệu tiểu thuyết này sẽ trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong thời gian tới hoặc trở thành hiện tượng văn học?



- Điều này thì tôi chưa dám khẳng định, nhưng hiện tại, sách đang được rất nhiều người tìm đọc. Điều đó hẳn có lý của nó.



“Mẫu thượng ngàn” đã chứng tỏ nội lực văn chương, tri thức, kiến văn và cả tư chất một nhà nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khánh. Thật đáng nể phục khi một cuốn tiểu thuyết như vậy được viết bởi tác giả ngót nghét bẩy nhăm tuổi.



Hoà Bình (thực hiện)

========================
Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc



Tủ sách và đam mê đọc sách giữa súng đạn của anh đồn trưởng như là những hoang mang nung nấu của Nguyên Xuân Khánh về thân phận một dân tộc, về câu hỏi dân tộc đó sẽ tồn tại trong tư thế gì và rồi nó sẽ đi về đâu.



Nhà tôi nằm trên đường anh từ làng Thanh Nhàn về quê ở Cổ Nhuế, tiện cho anh ghé xe đạp vào chơi. Mà Khánh thì hay về quê lắm, hình như tuần nào họ nhà anh cũng có giỗ. Mỗi đám giỗ lại là một nhân vật để lúc nào đó anh kể cho tôi nghe.



Chẳng ngờ những “nhân vật” ấy 50 năm sau lại có mặt trong tiểu thuyết "Mẫu thượng ngàn".




Nguyễn Xuân Khánh - 74 tuổi, trông vẫn rất "tình tang" - Ảnh: PXN.

Bản thảo đầu tiên Nguyễn Xuân Khánh đưa tôi đọc là cuốn Làng nghèo. Đó đã là một cái làng gần đủ sức làm nền cho một câu chuyện trong chiến tranh, song ngay từ lúc ấy ấn tượng Làng nghèo trong tôi đã là một cái gốc văn hóa học ở Nguyễn Xuân Khánh, là thứ rất cần cho một nhà tiểu thuyết.



Tôi nhớ, trong bản thảo đó Khánh hiểu biết và tỉ mẩn mô tả cả những món ăn làm bằng thịt dơi của người dân vùng làng nghèo. Anh mô tả tủ sách và đam mê đọc sách giữa súng đạn của anh đồn trưởng như là những hoang mang nung nấu của Nguyên Xuân Khánh về thân phận một dân tộc, về câu hỏi dân tộc đó sẽ tồn tại trong tư thế gì và rồi nó sẽ đi về đâu.



Tinh tế lẫn tinh nghịch, Khánh thường nhìn sự việc dưới góc độ hài hước. Ngày ấy, Khánh và tôi cùng biết hai vợ chồng ông bà hàng nước ở phố Bà Triệu. Ông chồng có khuôn mặt nhăn nheo như trẻ con đẻ thiếu tháng, người nhỏ bằng một phần ba bà vợ đồ sộ.



Tôi đi qua đời họ như người vô tình, còn Khánh thì không! Một hôm Khánh bảo tôi: “...Bà ấy thế mà hay dằn vặt ông chồng lắm, rằng tôi lấy ông phí cả một đời con gái”. Thế rồi, một đêm kia đầu những năm 1960, hai chúng tôi đi chơi ở đường Thanh Niên, đến quá nửa đêm thì Khánh bảo:



- Vô lý quá, mày! Kê ghế thế kia phí cả một đời con gái!



Thì ra công viên mới có những bồn hoa và những ghế đá được chở tới bị người của công ty công viên đặt quay lưng ra hồ cho tiện ngắm hoa. Khánh rủ tôi hai đứa xoay ghế quay lại phía hồ nước. Một đêm ấy chúng tôi vần đủ 13 chiếc ghế đá cho xoay mặt ra phía hồ. Xong việc, xoa tay hể hả:



- Suýt nữa thì phí một đời con gái!



Những ngày sau công nhân lại đặt tiếp ghế theo hướng đã có, nhìn ra hồ như mọi người đang ngồi bây giờ.



Tôi khâm phục Nguyễn Xuân Khánh ở cái chí viết văn. Khi gặp khó khăn trong nghề văn, tôi thường chuồn, làm việc khác. Khánh thì khác, lậm lụi viết, không bao giờ bỏ của chạy lấy người.



Rời khỏi tạp chí Văn Nghệ Quân Đội về báo Thiếu Niên Tiền Phong, Khánh rất chăm chỉ đi vào tuyến lửa miền Trung. Sau đó một tai họa ập đến, anh được về hưu non. Về làng Thanh Nhàn, anh được bầu làm bí thư chi bộ Đảng Cộng sản.



Con đường lát gạch phẳng phiu, ống nước sạch dẫn vào từng nhà hồi đầu những năm 1970 có phần công lao của Nguyễn Xuân Khánh. Phải ngồi nhà, anh nuôi lợn, anh làm thợ may nuôi con.



Vất vả, nhưng anh không ngừng hòa vào cuộc đời những con người đáng yêu đáng thương ngay trong làng Thanh Nhàn. Bản thảo Suối đen chính là cuộc sống trong cái làng Thanh Nhàn nằm dọc cái cống nước đen quạch chảy từ nhà máy rượu ra sông Lừ.



Trư cuồng là những suy tư Kinh Dịch trong cảnh nuôi heo. Miền hoang tưởng là tiểu thuyết của sự suy tư về nghệ thuật mà đời mỗi nghệ sĩ đích thực đều như một Trương Chi.



Cuốn Hồ Quý Ly của anh ban đầu là bản thảo một vở kịch công phu, sau đó thành tiểu thuyết thì Hồ Quý Ly đã kịp đến với công chúng vào thời đất nước đổi mới toàn diện. Một cuộc đổi mới như trận đau đẻ, mà bạn đọc có dịp nghiền ngẫm thực tại qua một nhân vật cách tân trong lịch sử hết sức dễ hiểu và vô cùng khó đánh giá.



Và bây giờ là Mẫu Thượng Ngàn, một biến thể hoàn toàn mới của Làng nghèo xưa, nhưng vào chặng đường chín chắn nhất của đời nhà văn. Suốt mấy năm viết Mẫu Thượng Ngàn, tuy ít gặp nhau hơn trước nhưng hễ gặp nhau thì Khánh lại cho lọt tai tôi một bí mật.




Bìa cuốn sách.
Bí mật nằm trong cái ý nghĩ lặp đi lặp lại của Khánh thế này: “Quyển này tao viết cứ gọi là tình tang từ đầu đến cuối!”. Lúc khác lại nói: “Dân tộc mình giỏi nhất hạng cái khoản tình tang...”. Lúc khác nữa lại nói: “Kỳ này mình cho cả thần thánh cũng tình tang với nhau, tình tang rung cả xóm làng...".



Nếu Nguyễn Xuân Khánh in bản Làng nghèo, anh sẽ có một cuốn tiểu thuyết bậc trung, hiện thực tàm tạm. Đẩy lên thành Mẫu Thượng Ngàn, anh đã có một tiểu thuyết mang tầm khái quát văn hóa, nhân vật không còn là những thân phận riêng lẻ mà là cả một cộng đồng.



Cái tài của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là ở chỗ anh dùng gần như toàn bộ những “nhân vật” anh từng về quê ăn giỗ mỗi tuần một bận, để rồi sắp xếp họ lại trong một không gian là một cái làng vẫn như thế mà lại khác hẳn, trong một thời gian là cuộc khủng hoảng giành lại một bản sắc dân tộc.



Châu Diên (Tuổi trẻ)

===============


Khi tớ hỏi bác Xuân Khánh: Liệu Trư cuồng có được xuất bản ko ? Ông lắc đầu.
Hỏi tiếp: Liệu bác thấy có nên viết lại Trư cuồng ko? Ông nói : Không bao giờ. Cuồng, là quá đủ.


--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tễu
post Jul 22 2006, 05:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

...


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 142
Tham gia từ: 16-June 05
Đến từ: Thuỷ Đình
Thành viên thứ: 1.808

Tiền mặt hiện có : 3.567$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Tôi vừa mua cuốn này, mới đọc được khoảng 30 trang. Sẽ có một review khi đọc xong.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
gà con lạc mẹ
post Jul 23 2006, 09:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 84
Tham gia từ: 6-July 05
Thành viên thứ: 1.855

Tiền mặt hiện có : 1.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Chỉ vì dư âm của Hồ QUý Ly mà mua Mẫu Thượng Ngàn, đọc thấy chán phèo. Chyện lê thê , lai rai chả ra đâu vào đâu.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tễu
post Jul 24 2006, 11:33 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

...


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 142
Tham gia từ: 16-June 05
Đến từ: Thuỷ Đình
Thành viên thứ: 1.808

Tiền mặt hiện có : 3.567$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



http://zdfree.free.fr/diendan/livres/livres.html

Nguyễn Xuân Khánh là một tác giả mà bạn đọc trong nước biết nhiều nhất là qua cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, còn độc giả nước ngoài ít biết. Lứa tuổi Bùi Ngọc Tấn (Chuyện kể năm 2000), anh không bị tù giam trong vụ “xét lại”, nhưng số phận không kém long đong. Khi cuộc “đổi mới” hé lên, cuốn tiểu tuyết Miền Hoang Tưởng vừa được nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành – 1988, cái thời mà sách in giấy thì đen, mực thì mờ – đã bị chặn lại ngay, biên tập viên phải “ làm việc ” với “ cơ quan chức năng ” trước khi bị “ đình chỉ công tác ”, tác giả thoát được tù tội – tuy một “nhà văn cách mạng” đã lớn tiếng đề nghị – nhưng cũng phải lặn nhiều năm, sống vô danh bằng nghề biên dịch. Cũng trong thời gian này, anh viết Trư Cuồng, cho đến nay vẫn chưa được xuất bản (ngoại trừ bản điện tử mà tháng 8-2005, talawas đã đưa lên mạng).

Mẫu Thượng Ngàn đưa ta ngược dòng lên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ và ở Hà Nội khi Pháp đánh thành lần thứ hai, trong bối cảnh thực dân xâm lược, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa bành trướng, -- người dân quê trở về với đạo Mẫu.

Kiến Văn




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
TươngGiang
post Jul 24 2006, 11:37 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Me, Myself and I


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 855
Tham gia từ: 9-September 05
Thành viên thứ: 1.953

Tiền mặt hiện có : 5.840$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



2 ngày cuối tuần cũng đã đọc xong Mẫu Thượng ngàn. Đây là cuốn tiểu thuyết VN đầu tiên em đọc (bằng sách - ko phải online) trong khoảng 2 năm trở lại đây.
Có thể nói, Mẫu Thượng ngàn là một cuốn sách hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Với nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa vào thời kỳ đầu thế kỷ XX, sẽ rất thích thú cho những ai ưa nghiên cứu hoặc quan tâm tới lĩnh vực này.
Tuyến nhân vật cũng khá phong phú, ngôn ngữ giản dị, dễ đọc.
Ngoài những ưu điểm trên, có một số điều em nhận thấy chưa được ở Mẫu Thượng ngàn.
Thứ nhất: Tuyến nhân vật phong phú nhưng cá tính nhân vật chưa sâu đậm. Nói cách khác, các nhân vật trong truyện đan xen, nhiều dạng vẻ nhưng chưa tạo ra được màu sắc riêng, dễ bị lẫn.
Thứ hai: Tác giả miêu tả phụ nữ và vẻ đẹp của phụ nữ rất buồn cười. Hầu như các cô gái đều bị quy về một cái đẹp giống hệt nhau, không có sắc thái riêng cho từng nét đẹp. Từ đời cụ tổ cho tới đời cháu chắt, nhiều người đều được tác giả cho là rất đẹp nhưng cái đẹp đó na ná quá, giống nhau quá.
Thứ ba, những đoạn miêu tả đời sống tình dục trong truyện thường có xu hướng qua loa, kiểu như thêm vào cho có. Có cảm giác, tác giả khi viết tới những đoạn đó dường như muốn viết cho xong, cho có, cho nhanh, cho dù nhiều đoạn cần phải được đưa vào để làm rõ tính cách và số phận của các nhân vật.
Thứ tư: Đưa những yếu tố lịch sử, văn hóa vào khiến cho tiểu thuyết thêm phong phú, song có nhiều đoạn có cảm giác sự gắn kết giữa chương này với chương kia (chuyển từ truyện sang sử) không được liền mạch mà rời rạc.

Dù sao thì lâu lâu mới đọc một cuốn tiểu thuyết VN và thấy như vậy là rất hay rồi.


--------------------
I'm crazy for Caufield :-)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC