Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 NhẬp MÔn TÌm HiỂu PhẬt PhÁp - Phần 2

nguyenducquyzen
post Aug 17 2002, 09:12 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



NHẬP MÔN TÌM HIỂU PHẬT PHÁP
Phần 1



Những lá thư thay lời giới thiệu

Xin mời các bác xem ở:

NHẬP MÔN TÌM HIỂU PHẬT PHÁP - Phần 1

http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=456


Mục lục



Phần I: Mục đích cuộc sống - Thoát khổ

Phần II: Tứ diệu đế và biện pháp thoát khổ

Phần III: Cảnh vật là ảo ảnh huyễn hoá

Phần IV: Ta là ai?

Phần V: Con đường thoát khổ


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Jun 22 2006, 10:55 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Aug 17 2002, 07:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Phần I: Mục đích cuộc sống

Vào 1 buổi chiều thu, đang lững thững đi dạo trong công viên, bỗng Trí nghe thấy tiếng gọi từ phía sau:

- Trí! Trí có phải không?

Quay mình nhìn lại, Trí thấy người bạn thân từ hồi học cấp III, đang nhoẻn miệng cười với mình. Trí cất lên hỏi:

- ồ! Bất Tri, bạn đó à?

- Tất nhiên là mình, chứ còn ai vào đây nữa – Bất Tri trả lời rồi hỏi tiếp – Dạo nay bạn thế nào?

- à mình vẫn khỏe.

- Hiện nay bạn làm việc ở đâu? Bất Tri hỏi tiếp.

- Mình không làm việc ở đâu cả! Trí trả lời.

- Thế bạn làm gì?

- Mình chẳng làm gì cả! mà cũng không phải là không làm gì - ngừng một chút, Trí nói tiếp – thực ra mình đang tu hành.

- Tu hành!!! Bạn nói có thật đó chứ? – Bất Tri tròn mắt lên hỏi.

- Tất nhiên là thật rồi – Trí trả lời.

- Mình nghe bạn bè nói là bạn đi tu, nhưng mình không tin. Hoá ra đó là sự thực – Rồi Bất Tri hỏi tiếp – Nhưng tại sao cậu lại tu hành?

- Chuyện kể ra thì dài dòng lắm, từ từ rồi mình sẽ nói cho bạn nghe. Thế bạn đã biết gì về đạo Phật chưa? Trí hỏi.

- Mình cũng không biết rõ lắm, đại loại đó là thứ tôn giáo với một mớ Tríết lý hoang đường, nhằm ru ngủ, thủ tiêu ý chí đấu tranh của bản thân, tự lừa dối mình ... giống như A.Q vậy.

- Tại sao bạn lại nghĩ như thế? Trí hỏi.

- Rõ ràng quá rồi, mình đang sống trong thực tế đây, tất cả đều là sự thực, mắt có thể thấy, tai có thể nghe, tay có thể sờ mó được. Vậy mà họ lại bảo là mộng huyền, là ảo ảnh ... toàn những thứ hoang đường mà người ta dựa vào đó để tự an ủi mình, trước những thất bại trong cuộc sống.

- Nhưng nếu thực sự là như vậy thì sao?

- Làm gì có chuyện đó.

- Nhưng mình lại có đủ căn cứ khoa học để chứng minh rằng những điều đó là đúng. Nghĩa là những cái mà ta có thể biết được bằng mắt thấy, tai nghe, tay sờ mó đấy là mộng huyền, là ảo ảnh ...

- Hoang đường, làm gì có chuyện như vậy – Bất Tri la lên.

- Nhưng nếu mình chứng minh được thì sao? Nếu cầu ngay bây giờ, mình có thể chứng minh cho cậu thấy.

- Thôi không cần! Mà giả sử đúng như bạn nói, bạn có thể chứng minh được những điều đó thì đã sao? Dù nó có là mộng huyền, là ảo ảnh hay không thì cuộc sống vẫn trôi đi như vậy, có gì thay đổi đâu. Dù là giả hay thực thì cũng thây kệ nó, quan tâm làm gì cho mệt xác – Bất Tri nói.

- Đúng vậy! Với những người như bạn, thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì thật. Nhưng với những người như chúng mình, những người tu thì điều đó lại rất quan trọng.

- Quan trọng như thế nào?

- Bạn có còn nhớ hồi nãy bạn hỏi tại sao mình lại tu hành không?

- Nhớ chứ.

- Bạn có thực sự muốn biết điều đó không?

- Tất nhiên là muốn chứ.

- Nếu vậy, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau trao đổi về một vấn đề, hơi ngoài lề một chút, bạn có đồng ý không?

- Vấn đề gì? – Bất Tri hỏi.

- Từ từ rồi bạn sẽ biết nhưng có một điều bạn phải hứa trước với mình nhé.

- Điều gì?

- Trong cuộc trao đổi này, mình sẽ hỏi bạn một số vấn đề và mình muốn bạn phải hứa trước với mình là bạn sẽ trả lời một cách thật lòng những câu hỏi đó. Bạn có đồng ý chứ.

- Đồng ý!

- Vậy là được rồi – Rồi Trí nói tiếp – Bây giờ chúng ta hãy đi tới chiếc ghế đá kia, vừa ngồi vừa từ từ nói chuyện. Vừa nói, Trí vừa chỉ tay vào chiếc ghế đá đặt dưới một gốc cây gần đó.

Hai người đi tới chiếc ghế đá, ngồi xuống và câu chuyện lại được tiếp diễn. Trí lên tiếng hỏi trước:

- Bây giờ, bạn hãy nói cho mình biết: “Mục đích cuộc sống” của bạn là gì?

(Còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Sep 2 2002, 10:43 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Phần còn lại xin mời các bác vào xem tại đây nhé:

http://www.avys.de/cgi-bin/forumdisplay.cg...thread_2_000148

Bị lỗi đó mà!
Bác có thể vào xem ở đây:http://forum.thientongvietnam.huongsen.com/viewtopic.php?t=161

(NVT2002: hoặc xem tiếp dưới đây)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Jun 22 2006, 10:54 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 22 2006, 10:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)

- Mình chẳng có mục đích gì cả - Bất Tri trả lời.

- Nếu vậy, bạn và mình phải ngừng câu chuyện ở đây, không bàn đến vấn đề này nữa.

- Tại sao vậy?

- Tại vì, nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu lý do vì sao mình tu hành thì mình sẽ trao đổi với bạn, còn không thì thôi.

- Nhưng thực sự là mình muốn biết thật mà!

- Nếu như vậy, bạn không nên trao đổi với mình, nhằm mục đích hơn thua.

- Nhưng mình đâu có nhằm mục đích hơn thua?

- Vậy tại sao bạn lại nói dối mình, mặc dù hồi nãy bạn đã hứa với mình là sẽ trả lời thật lòng?

- Mình nói dối bạn bao giờ?

- Thì mới nói dối hồi nãy xong, chứ còn bao giờ.

- Mình nhớ là mình đâu có nói dối bạn đâu?

- Sao bạn mau quên thế.

- Vậy bạn nhắc lại chỗ mình nói dối xem nào?

- Đó là khi bạn nói: “mình sống chẳng có mục đích gì cả”, để trả lời câu hỏi: “mục đích sống của bạn là gì” của mình.

- Nhưng đây là câu nói thực tình của mình mà.

- Có thực không? – Trí hỏi.

- Thực.

- Vậy bây giờ mình hỏi bạn: Từ nhỏ đến giờ, bạn có bị bệnh bao giờ chưa?

- Có.

- Khi bị bệnh, bạn có đi chữa bệnh không?

- Có chứ.

- Vậy khi bị bệnh, bạn đi chữa bệnh, thì chữa bệnh không phải là mục đích của bạn à?

- Tất nhiên, khi đó thì phải. Nhưng bây giờ thì qua rồi, mình đâu có bệnh đâu?

- Thế bạn không phải lo kiếm sống à?

- Có chứ.

- Không lẽ đó không phải là mục đích của bạn hay sao?

- ừ nhỉ! – Bất Tri suy nghĩ.

- Rồi bây giờ bạn nói chuyện với mình, không phải với mục đích là để tìm hiểu lý do vì sao mình đi tu là gì?

- ừ đúng vậy – rồi Bất Tri nói tiếp – nhưng đó chỉ là những mục đích vụn vặt, tầm thường trong cuộc sống, mà lúc nào cũng có, chứ nó đâu phải là mục đích sống. Mình nghĩ, mục đích sống phải là cái gì đó lớn lao, to tát, cao cả ... kia chứ?

- Đó là do đầu óc của bạn tưởng tượng qua phong phú mà thôi – Trí nói tiếp
– thế bạn không thấy rằng những mục đích tầm thường, vụn vặt đó đã, đang và sẽ lôi kéo bạn, chi phối cuộc sống của bạn hay sao?

- ế, nghĩ lại thấy bạn nói nghe cũng thấy có lý.

- Có lý quá đi chứ! Vì nó là sự thật mà - Trí nói tiếp .

- Nếu như vậy thì có vô số mục đích không thể kể hết ra được. Có mục đích trước mắt, có mục đích lâu dài, có mục đích lớn, có mục đích nhỏ, có mục đích tốt, có mục đích xấu ... – Bất Tri nói.

- Không phải, thực ra chỉ có một mục đích duy nhất mà thôi! – Trí nói.

- Bạn nói nghe vô lý quá, không thể tin được.

- Được! Vậy bây giờ bạn hãy thử kể ra một vài mục đích của bạn đi, rồi mình sẽ chứng minh cho bạn thấy.

- Ngay tại đây thôi, mình đã có hai mục đích.

- Hai mục đích gì? – Trí hỏi.

- Mục đích thứ nhất, là mình đang muốn biết vì lý do gì bạn tu hành. Còn mục đích thứ hai là mình phải đi đến bưu điện để gởi một lá thư về nhà.

- Vậy bây giờ, mình hỏi bạn nhé, với mục đích thứ nhất, bạn muốn biết lý do vì sao mình tu hành. Vì sao bạn lại có ý muốn như vậy?

- Vì mình tò mò muốn biết.

- Nếu bạn không biết được thì sao?

- Cũng chẳng sao cả.

- Chưa hẳn như vậy đâu, bạn suy nghĩ lại đi.

- Nhưng mình thấy đúng như vậy.

- Nếu vậy, sao bạn không tiếp tục đi bỏ thư, mà lại mất thời gian ngồi đây nói chuyện để làm gì?

- ừ, mình nghĩ cũng không hiểu nữa.

- Thực ra, chẳng có gì là khó hiểu lắm đâu, để mình phân tích cho bạn nghe nhé.

- Bạn nói thử xem.

- Bạn hãy suy nghĩ kỹ xem, có phải sự tò mò của bạn muốn biết lý do vì sao mình đi tu, phát sinh từ sự không hiểu, sự lạ thường, trong việc đi tu của mình đối với nhận thức của bạn phải không?

- Phải!

- Bạn hãy suy nghĩ tiếp xem, có phải tất cả mọi người, khi biết mình đi tu, đều nảy sinh sự tò mò như vậy hay không?

- Không hẳn như vậy, theo mình thì có một số người nảy sinh sự tò mò, còn một số khác thì không.

- Vậy sự khác biệt về tâm trạng của hai loại người này khi đó thế nào?

- Với người không nảy sinh sự tò mò, thì vẫn thấy bình thường, còn với người mà sự tò mò nảy sinh, sẽ cảm thấy một sự thôi thúc, nhè nhẹ nào đó, khi tò mò chưa được thoả mãn.

- Sự thôi thúc đó làm bạn cảm thấy dễ chịu hay khó chịu?

- Mình cảm thấy nó hơi khó chịu.

- Nếu sự tò mò cãng mãnh liệt, thì sự khó chịu càng lớn có phải không?

- Phải!

- giả sử, bây giờ bạn đã biết được lý do vì sao mình tu hành, Trí tò mò của bạn đã được thoả mãn, thì khi đó bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

- Mình sẽ cảm thấy thoải mái.

- Và sự khó chịu biến mất, có phải không?

- Phải!

- Vậy bạn hãy suy nghĩ kỹ lại xem, thực chất mục đích của bạn là muốn biết lý do vì sao mình tu hành, hay vì muốn đạt được sự thoải mái trong tâm hồn, Tríệt tiêu sự thôi thúc, khó chịu trong tâm bạn?

- Theo mình nghĩ là do cả hai.

- Có chắc không?

- Chắc!

- Bạn hãy suy nghĩ xem, vì mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần, nên bạn đi tìm cách thoả mãn Trí tò mò, hay vì mục đích đạt được sự thoả mãn Trí tò mò, nên bạn đi tìm cách đạt được sự thoải mái tinh thần?

- Theo mình thì là vì mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần, nên mình mới tìm cách thoả mãn Trí tò mò.
- Vậy cái nào mới là mục đích chính?

- Là đạt được sự thoải mái tinh thần.

- Chắc không?

- Chắc.

- Vậy sao hồi nãy bạn nói là cả hai?

- Tại lúc đó chưa nghĩ ra.

- Như vậy là bạn công nhận với mình rằng, ở đây mục đích của bạn là đạt được sự thoải mái tinh thần có phải không?

- Phải!

- Bây giờ, chúng ta chuyển sang mục đích thứ hai của bạn – Trí nói tiếp.

- Thôi không cần, mình biết rồi – Bất Tri chen ngang nói – Nó cũng nhằm mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần như trên.

- Tại sao bạn lại khẳng định như vậy?

- Đây nhé, bắt đầu từ chỗ mình nảy sinh ra ý định viết thư về nhà cho bố mẹ mình. Khi ý định này nảy sinh, mà mình chưa thực hiện, thì mình cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Do đó mình mới viết thư, để được thoải mái, Tríệt tiêu sự bứt rứt khó chịu đó đi. Nhưng khi thư đã viết xong, thì sự bứt rứt, khó chịu vẫn còn, vì mình chưa gửi đi. Nên mình mới đi gửi thư và gặp bạn ở đây. Nãy giờ nói chuyện bị câu chuyện cuốn hút và Trí tò mò nổi dậy, nên tạm thời mình quên sự bứt rứt, khó chịu đó đi. Chút nữa, khi nói chuyện xong, chắc chắn nó sẽ nổi dậy, cho đến khi mình gửi thư xong mới thôi. Vì vậy, mình mới có thể cả quyết rằng, mục đích này của mình cũng là nhằm đạt đến sự thoải mái tinh thần.

- ừ, lần này bạn nói chính hợp với ý mình – Trí nói – và bây giờ, bạn hãy kiểm nghiệm lại xem từ trước tới nay, có mục đích nào của bạn không phải là mục đích là đạt tới sự thoải mái tinh thần không?

- Không! Xem xét kỹ lại mình thấy tất cả các mục đích của mình từ trước tới nay, chung quy lại cũng chỉ là nhằm đạt tới sự thoải mái tình thần mà thôi.

- Bạn có thể kể một vài trường hợp cho mình nghe được không?

- Này nhé, mình nghiệm lại tất cả các mục đích từ trước tới nay của mình, tuy nhiều nhưng chung quy lại thì cũng chỉ là ba loại là danh, lợi và sự thừa nhận tư tưởng của mình. Nếu nói về mục đích thô nhất là lợi, thì có lợi ích vật chất như tiền bạc, của cải, nhà cửa, đất đai ... và lợi ích tinh thần như tình yêu, địa vị, quyền lực ... thì tất cả các mục đích đó cũng chỉ nhằm đạt tới sự thoải mái về tình thần. Còn các mục đích tế nhị hơn như danh vọng, hay sự thừa nhận tư tưởng của mình, rốt lại cũng vẫn nhằm đạt tới sự thoải mái tinh thần mà thôi.

- Bạn phân tích rất hay. Vậy bây giờ bạn hãy chiêm nghiệm tiếp nhé. Khi mục đích của bạn chưa đạt được thì bạn sẽ cảm thấy thế nào?

- Mình sẽ cảm thấy khó chịu.

- Nó vui hay khổ?

- Tất nhiên là khổ.

- Như vậy theo dõi tiến trình này ta thấy khi bạn hết cảm giác khổ, cũng là lúc đạt được sự thoải mái trong tâm hồn phải không, vì vậy ta có thể nói mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần cũng được mà nói là mục đích là thoát khổ cũng được, phải không?

- Phải!

- Như vậy, thực chất là chỉ có một mục đích duy nhất phải không?

- Phải!

- Có chắc không?

- Chắc.

- Chưa chắc đâu.

- Bạn nói khó nghe quá.

- Không khó nghe đâu, từ từ bạn sẽ rõ.

- Đâu? bạn thử giải thích xem nào?

- Vậy bây giờ bạn hãy chiêm nghiệm xem nhé. Theo bạn ngoài hai trạng thái khổ, và thoải mái (vui), có còn một trạng thái thứ ba nào không?

- Không.

- Có phải trong thực tế bạn luôn luôn kinh nghiệm là khi sự khổ biến mất, lập tức sự thoải mái thay vào có phải không?

- Phải.

- Và bạn chưa hề kinh nghiệm một trường hợp nào, sự khổ biến mất, nhưng sự thoải mái không xuất hiện có phải không?

- Phải

- Vì vậy bạn mới cho rằng mục đích thoát khổ và mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần là một?

- Dĩ nhiên là vậy.

- Nhưng theo bạn, trên nguyên tắc tức là theo lý thuyết có thẻ có trường hợp, sự khổ biến mấ, nhưng sự thoải mái không xuất hiện, thay vào đó là cảm giác bình thường, hay không?

Bất Tri suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Có thể có.

- Như vậy trong trường hợp này mục đích diệt khổ và mục đích đạt được sự thoải mái tinh thần có còn là một nữa hay không?

- Không!

- Vậy ở đây ta có thể phân làm hai loại là nhằm mục đích diệt khổ, và loại nhằm đạt được sự thoải mái tinh thần, được không?

- Được.

- Trong trường hợp thứ nhất, là loại nhằm mục đích diệt khổ, chỉ là nhằm mục đích diệt khổ hơn đn thuần. Còn loại thứ hai thì mục đích diệt khổ hợp nhất với múc đích được thoải mái tinh thần phải không?

- Phải.

- Tốt lắm, bây giờ ta sang vấn đề tiếp theo - Trí nói tiếp: Cuộc sống của con người ta, có phải là luôn luôn truy tìm sự thoải mái tinh thần, đạt được bằng sự thoả mãn các nhu cầu phải không?

- Phải.

- Vậy nếu múc đích khi đó mà bạn đạt được, phải trả bằng một giá rất đắt về sau này, có thể đó là một sự dày vò, đau đớn về mặt thể xác vô cùng, và bạn biết rõ điều đó sẽ xảy ra một trăm phần trăm thì bạn có còn theo đuổi mục đích đó nữa không?

- Không.

- Nhưng nếu mà bạn có vài phần hy vọng tránh được sự trả giá, và sự trả giá cũng không quá đắt, thì bạn có thể vẫn tiếp tục theo đuổi mục đích chứ?

- Tuỳ tình hình cụ thể, mà mình sẽ cân nhắc.

- Nhưng bạn sẽ không dứt bỏ nó một cách hoàn toàn, và dứt khoát như ở trên, phải không?

- Phải.

- Bạn tin có kiếp sau không?

- Mình không tin.

- Nghĩa là bạn cho rằng không có kiếp sau?

- Phải.

- Làm sao mà bạn biết rằng không có kiếp sau?

(còn nữa)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Jun 22 2006, 11:01 AM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 22 2006, 11:01 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)

- Vì đâu có ai chết rồi, mà nhớ lại được kiếp trước của mình được đâu. Ngay như mình đây nếu có kiếp trước thì mình phải nhớ được nó chứ.

- Như vậy, bạn cho rằng vì không nhớ lại được kiếp trước nên không có kiếp trước, và vì không có kiếp trước nên cũng không có kiếp sau phải không?

- Phải.

- Vậy bây giờ mình hỏi bạn nhé, vào một ngày cách đây đúng 10 năm, 9 tháng 20 ngày, trong khong thời gian từ 9h đến 9h30 sáng, bạn đang làm gì?

- Bất Tri!!!

Một lúc sau, Trí hỏi tiếp:

- Thế nào bạn trả lời đi chứ.

- Mình không nhớ được.

- Vậy theo lập luận của bạn, thì lúc đó bạn không có phải không?

- Bất Tri??? - Trí nói tiếp:

- Thế nào? bạn trả lời đi chứ.

- Mình không thể trả lời được.

- Như vậy, không thể dựa vào chỗ là anh không nhớ được chuyện xảy ra vào
lúc đó để kết luộn là lúc đó không có anh được, phải không?

- Phải.

- Và bạn cũng thể căn cứ vào chuyện không thể nhớ được, những chuyện đã xảy ra trong kiếp trước, để kết luận là không có kiếp trước, và kiếp sau được phải không?

- Nhưng cũng không thể căn cứ vào đó, để khẳng định là có kiếp trước và kiếp sau được.

- Mình nó là dựa vào đó để khẳng định là có kiếp trước và kiếp sau lúc nào?

- Vậy bạn dựa vào cái gì để khẳng định là có kiếp trước và kiếp sau?

- Mình khẳng định là có kiếp trước và kiếp sau khi nào?

- Không phải là bạn đang có ý định khẳng định đó hay sao?

- ý định gì? mình chẳng có ý định gì cả.

- Vậy là bạn cũng đồng ý không có kiếp trước,và kiếp sau phải không?

- Mình chẳng đồng ý gì cả.

- Vậy ý bạn thế nào?

- Thế theo bạn có kiếp trước và kiếp sau không?

Bất Tri ngần ngừ một lúc rồi trả lời:

- Mình cũng không biết nữa.

- Đó mới là câu trả lời chính xác.

- Vậy là bạn cũng không biết à?

- Dĩ nhiên là vậy.

- Điều đó đi đến cái gì?

- Rồi bạn sẽ biết - Trí nói tiếp - Bây giờ, ta có thể đưa ra hai giả thuyết. giả thuyết thứ nhất là có kiếp trước và có kiếp sau, và giả thuyết thứ hai là không có kiếp trước và không có kiếp sau được chứ?

- Được.

- Trong trường hợp không có kiếp trước và kiếp sau, nghĩa là chết là hết phải không?

- Phải.

- Khi đó thì khẻo quá rồi, ta tha hồ theo đuổi mục đích của mình, tốt xấu cũng vậy, khi chết là rũ sạch, phải không?

- Phải.

- Còn nếu chết khkông hết thì sao? Nghĩa là có kiếp trước và có kiếp sau, thì ta có thể trốn chạy tội lỗi, trốn chạy khổ đâu của mình bằng cách chết đi được không?

- Không.

- phải lắm.

- Nếu bây giờ, bạn đang theo đuổi một mục đích, và bạn biết một cách chắc chắn rằng có kiếp sau, hơn nữa bạn biết một cách chắc chắn, trong kiếp sau bạn phải chịu khổ đau, một sự đau đớn ghê gớm về thể xác, muốn chết không được, muốn sống không xong, để trả giá cho những gì bạn đã làm trong kiếp này để đạt được mục đích đó, thì bạn có còn theo đuổi mục đích đó nữa không?

- Dĩ nhiên là không.

- Nhưng nếu bạn hồ nghi, hoặc không tin có kiếp sau, có sự trả giá như vậy, thì sao?

- Thì có thể mình vẫn theo đuổi mục đích đó.

- Mặc dầu trên thực tế có thể xảy ra, nhưng vì bạn không tin, nên bạn cứ làm, và vì vậy thực tế sau này bạn phải chịu quả khổ không mong muốn phải không?

- Phải.

- Vậy bây giờ nếu bạn phải lựa chọn một trong hai sự tin tưởng, thứ nhất là có kiếp trước và có kiếp sau, thứ hai là không có kiếp trước và kiếp sau, thì bạn lựa chọn sự tin tưởng nào có lợi cho bạn hơn?

- Mình sẽ lựa chọn sự tin tưởng vào có kiếp trước và kiếp sau, vì nó có lợi hơn.

- Tại sao vậy?

- Tại vì, do sự tin tưởng đó, mà mình tránh làm những việc dẫn đến sự khổ, có thể xảy ra trong kiếp sau. Do vậy, dù có kiếp sau thực, mình cũng chẳng bị sao còn nếu thực sự không có kiếp sau, cũng chẳng hại gì. Còn nếu mình lựa chọn sự tin tưởng không có kiếp sau, thì mình chẳng cần gì phải tránh làm những việc, mà nó có thể dẫn đến quả khổ trong kiếp sau (nếu có). Do vậy, tất nhiên nếu thực sự không có kiếp sau, thì mình chẳng hại gì thật, nhưng nếu mình sai và thực sự có kiếp sau, thì khi đó mình sẽ bị lãnh đủ.

- Vì thể bạn lựa sự tin tưởng có kiếp sau phải không?

- Phải.

- Bạn lựa chọn không lắm - Trí nói tiếp - vậy nếu bạn cần thấy nên tin vào chuyện có kiếp sau, thì bạn có muốn thoát khổ vĩnh viễn không, mặc dù hiện nay bạn không bị khổ?

- Có chứ, nhưng được không?

- Chuyện đó để sau hãy bàn, nhưng còn một vấn đề là nếu bạn không tin vào chuyện có kiếp sau, thì bạn có cần tìm cách thoát khổ vĩnh viễn không?

- Không.

- Tại sao?

- Vì chỉ cần chết là thoát khổ vĩnh viễn rồi, còn sợ gì nữa, ta cứ làm những việc gì ta muốn.

- Đúng vậy đó - Trí nói tiếp - vì vậy chỉ những người nào tin có kiếp sau, tin có địa ngục, có quả khổ của sự làm ác thì người đó mới có ý định tu hành để thoát khổ vĩnh viễn. Còn những người nào không tin có kiếp sau, không tin có địa ngục, không tin có quả khổ của sự Làm ác, thì họ sẽ không tu hành tìm cách để thoát khổ vĩnh viễn. Họ chỉ tìm cách thoát khổ bằng cách truy tìm sự thoải mái tình thần khi đang khổ mà thôi.

- Bạn nói về kiếp sau, và quả khổ của sự làm ác, thì mình còn hiểu được. Nhưng mình thấy bạn nói về địa ngục, thì địa ngục có gì đang sợ đâu, mình thấy nó mơ mơ hồ hồ thế nào ấy, bạn nói rõ hơn được không?

- Được chứ, để mình tả cho bạn hình dung về địa ngục nhé.

- Được bạn tả đi.

- Bạn đã bao giờ bị đau đến thân xác chưa?

- Rồi.

- Đó là lúc nào?

- Nhiều lắm, giả dụ như cách đây vài tháng, mình bị một cái xe máy đâm phải, rách một miếng da bằng bàn tay, phải khâu mấy mũi.

- Lúc đó bạn cảm thấy thế nào?

- Đau đớn lắm.

- Có khổ lắm không?

- Khổ muốn chết.

- Thời gian mà bạn cảm nhận trong lúc chịu đau so với lúc bình thường thế nào?

- Ôi, nó dài lê thê, gấp mấy lần lúc bình thường ấy chứ lị.

- Nghĩa là bạn rất khổ phải không?

- Phải.

- Vậy mình hỏi bạn, sự đau đớn đó của bạn so với sự đau đớn của các chiến sĩ cách mạng ngày trước, bị địch tra tấn khi bị bắt, nó như thế nào?

- Sự đau đớn của mình chẳng nghĩa địa gì.

- Có nghĩa là sự đau đớn của họ là vô cùng khổ phải không?

- Phải.

- Bây giờ mình so sánh thế này. Cũng hai người bị tra tấn như nhau, nhưng một người chỉ chịu đựng được 5 phút rồi ngất xỉu. Còn một người phải chịu đựng sự đau đớn trong suốt thời gian 1h đồng hồ, vẫn tỉnh táo, không ngất được, người nào khổ hơn, hay như nhau?

- Người ngất xỉu ít khổ hơn, còn người tỉnh thì khổ hơn nhiều.

- Tuy vậy, họ cũng chỉ phải chịu đựng vài giờ, hay bất quá vài ngày, vài tháng, hoặc vài năm. Bây giờ, bạn hãy tưởng tượng bạn bị như thế này. Người ta cầm dao xẻo từng miếng thịt của bạn trong hàng Tríệu, hàng tỷ năm, mà trong suốt thời gian đó bạn phải tỉnh táo chiu đựng, không thể ngất đi được, bạn thấy thế nào?

Bất Tri rùng mình nói:

- Ghê rợn lắm.

- Địa ngục là như vậy đó, bạn hiểu chưa?

- Hiểu rồi.

- Nếu quả thực, sự thực có như vậy, bạn có sợ không?

- Sợ chứ.

- Nếu bạn phải lựa chọn tin vào có địa ngục, và tin vào không có địa ngục, thì bạn sẽ lựa chọn sự tin tưởng nào sẽ có lợi cho bạn hơn?

- Mình sẽ tin vào có địa ngục.

- Mình và những người tu như mình là như vậy đó, bọn mình tin có kiếp sau, có địa ngục có quả khổ của sự làm ác, do sợ hãi những quả khổ đó, mà bọn mình mới tìm cách tu hành để thoát khổ một cách vĩnh viễn.

- Mình thấy có cần phải mất công như vậy không?

- Vì hiện nay bạn không làm ác, thì trong tương lai làm sao có thể chịu khổ được.

- Cứ cho là trong kiếp này mình nhớ, không làm ác, do vậy một vài kiếp sau mình không chịu khổ. Nhưng khi chết đi, mình sẽ quên hết và do đó lại làm ác, nên tương lai sau này lại phải chịu khổ.

- Nhưng làm sao bạn lại biết khi chết đi bạn sẽ quên hết.

- Cần gì nói đến kiếp sau cho xa xôi, ngay trong kiếp này, những lúc ngủ, trong giấc mơ mình vẫn thường quên nên vẫn làm ác đó chứ, còn nói gì đến kiếp sau.

- Như vậy bạn tu là để giải quyết dứt điểm sự khổ ngay trong kiếp này à?

- Ngay trong kiếp này, hay một vài kiếp tới.

- Vậy bạn làm sao để diệt khổ vĩnh viễn?

- Vấn đề này dài lắm, từ từ hãy bàn. Nhưng bây giờ bạn đã biết lý do vì sao mình đi tu rồi chứ.

- Biết rồi.

- Giờ này đã trễ rồi, mình phải đi về, nếu bạn có hứng thú trao đổi tiếp, thì mình hẹn bạn, đúng 13h trưa vào ngày sau đây một tuần, đúng tại chỗ này, chúng ta trao đổi tiếp. Bạn đồng ý không?

- Đồng ý.

- Vậy mình về trước, tạm biệt bạn nhé.

- Tạm biệt.

Xong hai người tách ra đi về hai hướng khác nhau.

(Hết chương I)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 22 2006, 11:04 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chương II
Tứ diệu đế và kế hoạch thoát khổ

Một tuần sau, đúng hẹn, hai người lại gặp nhau tại chỗ cũ.

- Bạn quả là đúng hẹn – Trí nói.

- Bạn cũng vậy – Bất Tri nói theo.

- Vậy, hôm nay chúng ta sẽ nói tiếp câu chuyện bữa trước chứ? Trí hỏi.

- Tất nhiên rồi, mình đến đây là vì việc đó mà - Bất Tri trả lời.

- Lần trước, bạn hỏi mình làm sao để thoát khổ một các vĩnh viễn, có phải không nhỉ?

- phải.

- Vậy bữa nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này – Trí nói tiếp – Ta có thể coi nó như một bài toán phải giải quyết được chứ?

- Được!

- Vậy theo ý bạn, ta phải làm thế nào để thoát khổ vĩnh viễn ?

- Mình không biết, vì thế nên mình mới hỏi bạn.

- Nhưng bạn cứ thử trả lời xem nào, biết tới đầu nói tới đó.

- Mình không rõ lắm, nhưng theo như người ta nói thì phải tu hành.

- Tại sao phải tu hành?

Bất Tri???

- Thế nào? bạn trả lời đi chứ – Trí dục.

- quả thực mình không biết nữa. Tại lúc trước mình nghe người ta nói vậy nên nói theo mà thôi.

- Cái nhầm của người ta là như vậy đó. Cứ nghe người khác nói, rồi nói theo mà chẳng hiểu gì cả.

- Vậy theo ý bạn thì làm sao để thoát khổ vĩnh viễn thắng kẻ địch, thì trước hết phải làm gì?

- phải tiến hành Trính sát, điều tra, thu thập thông tin để biết rõ kẻ địch, “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” mà.

- Vậy trong sự diệt khổ này, ta có thể coi như là một trận chiến được không?

- Được.

- Và kẻ địch của ta là gì?

- Chính là sự khổ.

- Vậy để đảm bảo chiến thắng, trước hết ta phải làm gì - Trí hỏi.

- Ta phải tìm hiểu về sự khổ.

- Đúng lắm – Trí nói tiếp – Vậy khổ là gì?
- Khổ à? – Bất Tri trả lời – Theo ý mính thì khổ là những đau đớn về thể xác, và những bức bách về mặt tinh thần.

- Bạn nói thì đúng rồi đó, nhưng đã đủ chưa?

- Theo mình thì cốt yếu là như vậy, còn nói kỹ ra thì nhiều lắm, không thể kể hết ra được.

- Bạn hãy thử xem, có thể trình bày về khổ một cách rõ ràng, minh bạch, và đầy đủ hơn được không?

- Mình chịu thôi – Bất Tri nói.

- Được! Vấn đề này tạm ngừng ở đây, bây giờ ta sáng vấn đề thứ hai. giả sử ta đã biết khổ rồi, thì ta phải làm thế nào để thoát khổ?

- phải tu!

- Lại tu – Trí cười hỏi – Tại sao phải tu?

- quả thực mình không biết đâu, thôi bạn cứ nói cho mình nghe đi.

- Trước hết, bạn có biết có mấy cách thoát khổ không?

- Không.

- Có hai cách để thoát khổ.

- Hai cách đó thế nào?

- Cách thứ nhất là thoát khổ trên quả, còn cách thứ hai là thoát khổ trên nhân.

- Thế nào là thoát khổ trên quả và thế nào là thoát khổ trên nhân?

- giả sử, dưới lòng đất này có nguồn nước và đất ở đây bị thủng một lỗ, nước theo đó tuôn ra, chảy thành một dòng suối vào nhà bạn. Nếu muốn không cho nước tràn vào nhà thì bạn sẽ làm thế nào?

- Mình sẽ be bờ, đắp đê ngăn nó lại.

- Cách đó có giải quyết Tríệt để được không?

- Không.

- Vậy muốn giải quyết Tríệt để, bạn sẽ làm gì?

- Mình sẽ trở lên đầu nguồn, lấp cái lỗ đó lại.

- Đúng vậy! Giải quyết sự khổ cũng như vậy. Có cách giải quyết Tríệt để, và có cách giải quyết không Tríệt để. Cách giải quyết giống như be bờ đắp đê gọi là giải quyết trên quả, không Tríệt để. Còn cách giải quyết giống như trở lên đầu nguồn lấp lỗ, gọi là giải quyết trên nhân, sẽ giải quyết Tríệt để. Bạn hiểu chứ.

- Mính hiểu.

- Vậy bây giờ, muốn giải quyết sự khổ một cách Tríệt để, bạn phải làm thế nào?

- Mình phải làm giống như là trở về đầu nguồn lấp lỗ lại.

- Cụ thể là thế nào? – Trí truy hỏi tiếp.

- Chố này mình vẫn chưa rõ lắm.

- Vậy giả sử, bạn là một bác sĩ, bây giờ có bệnh nhân đến chữa bệnh, thì bạn sẽ làm gì?

- Trước hết, mình phải khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

- Đúng lắm – Trí nói tiếp – Vậy muốn diệt khổ, thì trước hết bạn phải làm gì?

- phải tìm nguyên nhân gây ra khổ là gì?

- Vậy theo bạn thì nguyên nhân gây ra khổ là gì?

Bất Tri???

- Thế nào? Bạn trả lời đi chứ.

- Mình không biết.

- Thôi được! Tạm gác vấn đề này qua một bên, giả sử bây giờ bạn đã biết nguyên nhân gây ra khổ, vậy muốn diệt khổ một cách Tríệt để, bạn phải làm thế nào?

- Mình sẽ diệt nguyên nhân gây ra sự khổ.

- Đúng rồi – Trí nói tiếp – Như vậy, để diệt khổ, trước hết ta phải nhận biết được khổ là gì, sau đó, phải xác định được nguyên nhân gây ra khổ là gì, và biết rằng muốn diệt khổ thì ta phải diệt nguyên nhân gây ra sự khổ, có phải không?

- phải.

- Với vấn đề khổ, bạn có biết một chút ít, nhưng không đầy đủ và rõ ràng. Còn đối với nguyên nhân gây ra khổ thì chưa biết gì, có phải không?

- phải.

- Như vậy thì làm sao có thể diệt khổ được.

Bất Tri!!!

- Chính ở chỗ này, đây này, mà ta cần tới phật và phật pháp. Phật ra đời và thuyết pháp để chỉ dạy cho ta những điều này, chỉ cho ta khổ là gì, nguyên nhân gây ra khổ là gì, sự diệt khổ là gì, và con đường đi đến sự khổ diệt là gì. Phật ra đời thuyết pháp không phải là để khuyên chúng ta tu hành, như nhiều người vẫn lầm tưởng. Chính vì vậy, phật và pháp của phật chỉ cần cho những người đã có tâm muốn tu hành, đã muốn thoát khổ, nhưng chưa tìm ra được cách để thoát khổ. Chứ phật, và phật pháp không cần cho những người chưa muốn tu hành, chưa muốn thoát khổ. Do vậy, chỉ những người đã có ý muốn tu hành, đã có ý muốn thoát khổ đang đi tìm cách để thoát khổ, đọc kinh, nghe pháp của phật, thì việc đọc kinh, nghe pháp đó mới có tác dụng. Còn những người chưa muốn tu, chưa muốn thoát khổ vĩnh viễn, thì nếu có đọc kinh, nghe pháp của phật cũng chẳng có ích gì, chẳng có tác dụng gì cả. Mà thậm chí họ còn hiểu sai, xuyên tạc pháp của phật. Đối với họ thì dù phật có ở ngay trước mặt cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng giúp gì cho họ được cả.

- Tại sao bạn lại khẳng định như vậy?

- Tại vì như mình đã nói, cái mà Đức phật chỉ dạy là khổ, nguyên nhân gây ra khổ, sự diệt khổ, và con đường đi đến khổ diệt, nói gọn lại là tứ diệu đế.

- Đề nghị bạn giải thích rõ hơn.

- Này nhé, nãy giờ bạn đã biết muốn giải quyết Tríệt để sự khổ, thì phải biết rõ về khổ, và nguyên nhân gây ra sự khổ phải không?

- phải.
- Mà với những người bình thường như mình và bạn thì có biết được khổ và nguyên nhân gây ra khổ hay không?

- Không.

- Nếu bạn là người muốn thoát khổ, thì bạn có cần lời giải đáp cho những vấn đề đó không?

- Có.

- Còn nếu bạn là người chưa muốn thoát khổ thì bạn có cần không?

- Không.

- Hồi nãy, mình đã nói với bạn cái mà Đức phật chỉ dạy là cái gì, bạn còn nhớ không?

- Nhớ.

- Là cái gì?

- Là khổ, nguyên nhân gây ra khổ, sự diệt khổ, và con đường đưa đến khổ diệt.

- Đúng rồi, nhưng nó có ý nghĩa gì?

- Mình chưa hiểu lắm.

(còn nữa)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Jun 22 2006, 11:07 AM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 22 2006, 11:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)

- Nó có phải là lời giải đáp, mà những người muốn thoát khổ đi tìm hay không?

- phải.

- Vậy nó có cần cho những người muốn thoát khổ hay không?

- Có.

- Nó có cần cho những người không muốn thoát khổ hay không?

- Không.

- Bây giờ thì cậu đã rõ tại sao mình lại khẳng định như hồi nãy rồi chứ?

- Rõ rồi.

- Như vậy, bây giờ bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của tứ diệu đế đối với việc tu hành
rồi chứ?

- Rồi.

- Bây giờ, chúng ta đi vào phần nội dung của tứ diệu đế. Đầu tiên là khổ đế. Bạn hãy nhắc lại ý kiến lúc trước của bạn về sự khổ xem nào?

- Thì khổ là những đau đớn về thể xác và những bức bách khó chịu về mặt tinh thần.

- Bạn trả lời gần hợp với ý của phật, nhưng chưa đầy đủ và rõ ràng bằng.

- Phật dạy thế nào?

- Phật dạy khổ có hai loại là khổ thân và khổ tâm.

- Thế nào là khổ thân?

- Như cậu nói hồi nãy, những đau đớn về thể xác cũng là một loại khổ thân. Nhưng nó chưa đủ, còn có những loại khác nữa.

- Những loại nào?

- Này nhé, bây giờ không phải là đau đớn, mà là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đó có phải là khổ thân không?

- phải – Bất Tri trả lời.

- Mũi bạn ngửi thấy những mùi hôi thối khó chịu, bạn có khổ không?

- Có.

- Tai bạn nghe thấy những âm thanh rít róng, khó chịu đến rợn người, bạn có khổ không?

- Có.

- Mắt bạn nhìn thấy những hình nh, ánh sáng khó chịu, bạn có khổ không?

- Có.

- Ăn phải những đồ vật hôi thối phát lộn mửa, bạn có khổ không?

- Có.
- Nói tóm lại, tất c những cảm giác khó chịu, bất như ý của cả năm giác quan đều làm cho bạn khổ có phải không?

- phải.

- Đó chính là khổ thân, bạn hiểu rồi chứ.

- ừ mình hiểu.

- Bây giờ ta sang vấn đề khổ tâm, theo bạn thế nào là khổ tâm?

- Thì mình đã nói hồi nãy rồi. Đó là những sự bức bách khó chịu ở trong tâm.

- Bạn nói không sai, nhưng chưa rõ ràng. Trong khổ đế Đức phật dạy khổ tâm là năm trạng thái tâm lý của tâm: sầu, bi, khổ, ưu, não. Bạn có biều sầu là gì không?

- Không.

- Sầu tức là u sầu, sầu muộn ... nói nôm na là những trạng thái tâm lý mà ta gọi là buồn bã. Bạn biết không?

- Biết.

- Vậy bây giờ bạn đã biết sầu là gì rồi chứ?

- Biết rồi.

- Thứ hai là bi, tức là bi ai – giống như trạng thái tâm lý của người mẹ, khóc lóc khi con mình chết, đó gọi là bi, bạn biế chưa?

- Rồi.

- Như vậy là bi bạn cũng biết rồi chứ?

- Biết rồi.

- Thứ ba là ưu, tức là những ưu tư, lo lắng. Nó giống như là khi ta làm một việc gì xấu, lúc nào cũng ưu tư, lo lắng, sợ bị người ta phát hiện. Trạng thái này bạn có biết không?

- Biết.

- Vậy là ưu, bạn biết rồi chứ?

- Biết.

- Thứ tư là não, tức là nhiệt não, đó là những sự bực tức, nổi nóng, sâu hận, hờn mát ... của ta, bạn biết không?

- Biết.

- Vậy là bạn đã biết não là gì rồi chứ?

- Rồi.

- Còn lại thứ năm là khổ, chỉ chung cho tất c các cảm giác khó chịu khác của tâm, ngoài bốn trường hợp kể trên, bạn rõ chưa?

- Rõ.

- Vậy là bạn đã biết khổ tâm là gì rồi chứ?

- Biết.

- Vậy bạn hãy nói lại xem khổ tâm là gì?

- Đó là năm trạng thái tâm lý: Sâu, bi, khổ, ưu, não khi nó xuất hiện nơi ta.
- phải rồi, bây giờ ta tìm hiểu tiếp. Như ở trên bạn đã biết khổ thân là gì, vậy do có cái gì mà có khổ thân?
Bất Tri???

- Bạn còn nhớ khổ thân là gì không?

- Đó là những cảm giác khó chịu, bất như ý mà ta gặp phải.

- Do đâu mà có những cảm giác đó?

- Do khách quan mang lại.

- Vậy làm cách nào để chúng không xuất hiện?

- Không có cách nào cả.

- Vậy nếu bạn không có thân thì sao?

Bất Tri phì cười.

- Tại sao bạn cười?

Bất Tri không trả lời – Trí nói tiếp.

- Lý do vì sao bạn cười, mình không cần quan tâm, nhưng ở đây mình đề nghị với bạn là, mình đưa ra những câu hỏi, những giả thiết, và ta đi tìm những câu trả lời, những đáp án mà ta thấy là hợp logic, hay không hợp logic, chứ không quan tâm tới vấn đề ta nên chấp nhận, hay không nên chấp nhận, bạn đồng ý chứ?

- Đồng ý.

- Vậy bạn hãy trả lời cầu hỏi hồi nãy của mình. Nếu bạn không có thân, thì
bạn có bị khổ thân không?

- Tất nhiên là không.

- phải lắm, như vậy là do có thân, mà có khổ thân phải không?

- phải.

- Vậy có thân là khổ, đúng không?

- Đúng.

- Do đâu mà có thân?

- Do được sinh ra.

- Đúng lắm, như vậy do sinh ra mà có thân, phải không?

- phải.

- Nếu không sinh ra, thì có thân không?

- Không.

- Vậy không sinh ra thì có khổ không?

- Không.

- Vậy sinh ra là khổ, phải không?

- phải.

- Về già thì sao?

- Về già cũng khổ.

- Tại sao?

- Tại về già sức khoẻ kém, da thịt nhăn nheo, vô lực, xưng cốt rã rời, bệnh tất nổi lên, làm việc gì cũng bất như ý nên khổ.

- Đúng rồi, thế còn bệnh?

- Bệnh cũng khổ.

- Tại sao?

- Khi bị bệnh thì thân thể đau đớn, mất sức, vô lực, không thể điều khiển mọi vật như ý mình, nên khổ.

- Đúng vậy, thế còn chết thì sao?

Bất Tri??? Trí nói tiếp.

- Bạn có sợ chết không?

- Có.

- Khi đối diện trước cái chết, bạn có sợ, có khổ không?

- Có.

- Vậy chết có khổ không?

- Có.

- Nếu bạn muốn có một chiếc xe máy, nhưng lại không có được, bạn có khổ không?

- Có.

- Như vậy khi muốn mà không được, thì có khổ không?

- Có.

- Bạn không muốn ngửi thấy một mùi hương nào đó, nhưng bạn cứ bị buộc phải ngửi, bạn có khổ không?

- Có.

- Như vậy không muốn mà cứ phải gặp cũng khổ có phải không?

- phải.

- Đó là tất cả những gì về khổ, mà Đức phật chỉ dạy cho chúng ta trong khổ đế, bạn rõ chưa?

- Rõ.

- Ngoài những cái đó ra, bạn có tìm thêm được một cái khổ nào khác nữa không?

- Không.

- Vậy ta đã giải quyết xong vấn đề khổ là gì, bây giờ ta sang vấn đề nguyên nhân gây ra khổ là gì?

Trí nói tiếp.

- Trước hết là vấn đề khổ thân, bạn còn nhớ vì sao mà có khổ thân không?

- Vì có thân.

- Vì sao mà có thân?

- Vì có sinh.

- Vì sao mà có sinh?

Bất Tri ??? Trí nói tiếp.

- Vấn đề này hơi sâu, nên ta tạm ngừng ở đây. Bây giờ qua vấn đề khổ tâm. Theo bạn, vì sao mà ta có khổ tâm?

Bất Tri ??? Trí nói tiếp.

- Vậy bây giờ mình hỏi bạn nhé, giả sử bạn thấy em bạn đang làm một chuyện dại dột, có thể dẫn đến nguy hại trong tương lai, bạn sẽ làm gì?

(còn nữa)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 22 2006, 11:07 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)

- Mình sẽ bảo nó đừng làm.

- Nếu nó không nghe lời bạn, mà cứ làm, thì trong người bạn sẽ cảm thấy thế nào?

- Mình cảm thấy bực bội.

- Tại sao bạn lại bực bội?

- Vì nó không nghe lời mình.

- Vì sao khi nó không nghe lời bạn, bạn lại bực bội?

- Vì mình muốn nó nghe lời mình, nhưng đây là ý muốn chính đáng.

- Mình không hỏi bạn về vấn đề chính đáng hay không chính đáng. Mà mình muốn hỏi bạn lý do vì sao bạn lại bực bội?

- Đó là do ý muốn của mình không đạt được.

- ý muốn của bạn đạt được hay không, có phải là do bạn quyết định không?

- Không phải.

- Vậy nguyên nhân mà bạn bực bội ở đây, về phía chủ quan của bạn là gì?

- Chính là do ý muốn của mình.

- Đúng vậy, chính là do ý muốn của bạn, mà nói chính xác hơn là do ham muốn của bạn, muốn rằng ý muốn của mình phải được thành tựu, bạn rõ rỗi chứ?

- Rõ rồi.

- Khi bạn bực bội, thì đó là khổ hay vui?

- Dĩ nhiên là khổ rỗi.

- Bạn có biết nó thuộc trạng thái nào trong năm trạng thái khổ tâm không?

- Nó thuộc về não.

- Đúng vậy – Trí nói tiếp: ngoài não, thì bốn trạng thái kia, cũng là từ ham muốn mà ra. Nói tóm lại ham muốn chính là nguyên nhân gây ra khổ tâm, bạn rõ chưa?

- Rõ.

- Ham muốn có nghĩa là gì? bạn biết không?

Bất Tri??? Trí nói tiếp.

- Ham muốn, có nghĩa là dục vọng ở trong ta, vì vậy Đức phật gọi nó là ái dục, bạn rõ chưa?

- Rõ rồi.

- Vì vậy, ta có thể nói ái dục là nguyên nhân gây ra khổ tâm được không?

- Được.

- Chính là vậy đó, và điều này cũng được Đức phật chỉ rõ trong Tập đế, chính ái dục là nguyên nhân gây ra khổ. Vậy muốn diệt khổ thì ta phải làm gì?

- Ta phải diệt ái dục.

- Đúng rồi. Trong diệt đế, Đức phật chỉ rõ ái dục diệt tức là khổ diệt, bạn hiểu chứ?

- Hiểu.

- Đến đây là mình đã trình bày cho bạn xong ba đế đầu là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, trong tư diệu đế. Còn đế thứ tư Đạo đế, tức con đường đưa tới khổ diệt, tạm thời chưa bàn đến. Bây giờ, bạn đã biết, muốn diệt khổ, thì ta phải diệt ham muốn phải không?

- phải.

- Làm sao để diệt ham muốn?

- Thì phải ngăn không cho nó khởi lên, khi nó đã khởi lên phải buông xả đi.

- Làm vậy, tạm thời cũng được. Nhưng có giải quyết Tríệt để được không?

- Được chứ.

- Chắc không?

- Chắc.

- Theo mình thì chưa chắc đâu.

- Tại sao?

- Này nhé, có phải để ngăn giữ không cho ham muốn khởi lên, và buông xả nó đi, khi nó xuất hiện, thì bạn phải luôn luôn nhớ đến việc này, có phải không?

- phải.

- Có cho là lúc nào bạn cũng nhớ đi, nhưng khi chết rồi, và giả sử có kiếp sau, thì qua kiếp sau liệu bạn có còn nhớ không?

- Nhớ chứ.

- Chắc không?

- Chắc.

- Tại sao bạn lại dám khẳng định như vậy?

- Tại vì hiện nay, lúc nào mình cũng nhớ, thì chắc chắn rằng, nếu có kiếp sau, qua kiếp sau mình cũng phải nhớ.

Trí cười nói:

- Bạn hơi chủ quan đó, dám khẳng định về điều mình chưa biết. Bây giờ, mình không cần nói đến kiếp sau làm gì cho xa xôi. Mình hỏi bạn ngay hiện tại, khi bạn đi ngủ, và mơ, liệu trong giấc mơ bạn có còn nhớ đến việc diệt bỏ ham muốn hay không?

- Nhớ chứ.

- Bạn chiêm nghiệm kỹ rồi hãy nói.

- ừ, có lẽ là không.

- Đó, chỉ cần trong giấc mơ thôi, bạn đã quên rồi, còn gì nói qua kiếp sau cho mệt. Khi bạn quên thì ham muốn có khởi lên không?

- Có.

(còn nữa)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Jun 22 2006, 11:11 AM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 22 2006, 11:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)

- Vậy để ham muốn vĩnh viễn không khởi lên, bạn phải làm sao?

- phải tu – Bất Tri trả lời.

- Lại tu, tại sao phải tu?

Bất Tri??? Trí nói tiếp

- giả sử bạn là bác sĩ, khi có bệnh nhân đến, bạn phải làm sao?

- phải khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

- Vậy muốn diệt ham muốn thì phải làm sao?

- phải tìm ra nguyên nhân gây ra ham muốn là gì.

- phải rồi, vậy nguyên nhân gây ra ham muốn là gì?

Bất Tri???

- Nếu bạn là người tu, thì bạn có muốn cho ham muốn khởi lên không?

- Không.

- Nhưng nó vẫn cứ khởi lên phải không?

- phải.

- Tại sao lại như vậy, tại sao nó cứ khởi lên, dù bạn không muốn?

- Mình cũng không biết nữa.

- Vậy bây giờ mình hỏi bạn nhé: giả sử bạn đang đi trên đường, bỗng bạn nhìn thấy một cọc tiền lớn rớt bên đường, bạn có khởi ham muốn nhặt nó lên không?

- Có.

- Trường hợp khác, giả sử bạn đang coi ti vi, bỗng trong một cảnh, bạn thấy có một cọc tiền lớn rớt bên đường, bạn có khởi ham muốn nhặt nó lên không?

- Không.

- Tại sao vậy?

- Tại vì nó là giả, là cảnh trên ti vi, mình đâu có lấy được.

- phải lắm, bây giờ mình hỏi tiếp bạn một vấn đề nữa nhé. Bạn có biết đến trò chơi hiện thực ảo chưa?

- Biết rồi.

- Trong trò chơi hiện thực ảo, mắt mình nhìn thấy cảnh vật không phải giống như xem ti vi, mà đó là cảnh vật trong không gian ba chiều, giống như cảnh vật thực quanh đây vậy, thậm chí tay ta còn có thế sờ mó vào nó, và cầm nó lên như thật vậy, có phải không?

- phải.

- Vậy bây giờ, giả sử bạn đang tham gia vào một trò chơi, và trong một cảnh bạn đang đi trên đường để làm một việc gì đó, bỗng bạn thấy một cọc tiền lớn rơi bên đường, thì bạn có khởi lên ham muốn lấy nó không?

- Không.

- Tại sao?

- Vì nó là giả, là o nh, không dùng được.

- phải lắm, vậy sao trong trường hợp ở ngoài thực tế, bạn lại khởi lên ham muốn nhặt cọc tiền rơi?

- Vì nó là thực, mình có thể dùng được.

- Đúng rồi, chính là ở điểm này, mà ta cần phải quan tâm. Ham muốn sẽ khởi lên khi ta thấy là thực, có thể sở hữu được. Nó sẽ không khởi lên khi ta thấy là giả, không sở hữu được, có phải không?

- phải.

- Theo như bạn thấy, thì cảnh vật xung quanh bạn đây là thật hay là gi?

- Dĩ nhiên là thực.

- Cho nên ham muốn mới khởi lên phải không?

- phải.

- Thế nhưng trong kinh sách phật tổ để lại, thì các ngài lại nói nó là giả, như ảo ảnh, mộng huyễn. Vậy là bạn đúng, phật tổ sai hay bạn sai, phật tổ đúng?

- Mình không biết.

- Thực sự ai đúng, ta hãy tạm gác qua một bên. Bây giờ giả sử bạn sai, và phật tổ đúng, thì sự nhận thức của bạn gọi là gì?

Bất Tri???

- Khi đó, sự nhận thức này của bạn là đúng hay sai?

- Là sai.

- Sự nhận thức sai với thực tế gọi là gì?

Bất Tri??? Trí nói tiếp.

- Đó chính là vô minh, bạn hiểu chưa?

- à, thì ra như thế là vô minh à? Bây giờ mình mới hiểu, thì ra vô minh là như vậy. Trước kia mình cứ tưởng vô minh là một cái gì đó giống như là cái màn che lấp sự nhận thức của mình. Hoá ra sự nhận thức sai với sự thật gọi là vô minh.

- Nếu bây giờ, sự nhận thức của bạn đúng với thực tế nghĩa là bạn thấy cảnh vật xung quanh đây là mộng huyền, là ảo ảnh, thì ham muốn có còn khởi lên nơi bạn hay không?

- Không.

- Nhưng bạn lại bị vô minh, nhận thức sai lầm, thấy cảnh vật xung quanh đây là thực, nên ham muốn mới khởi lên nơi bạn, có phải không?

- phải.

- Vậy muốn diệt ham muốn, thì bạn phải làm sao?

- phải diệt vô minh.

- phải rồi, vậy cái gì là nguyên nhân của ham muốn?

- Chính là vô minh.

- Đúng vậy, vì thế việc tu hành của ta cốt yếu là diệt vô minh, khi vô minh diệt gọi là minh sanh, đó là thời điểm mà ta chợt tỉnh, thấy cảnh vật xung quanh đây là giả, là mộng huyền, ảo ảnh, bạn hiểu chứ?

- Hiểu.

- Bây giờ thì bạn đã hiểu vấn đề đó (tức là cảnh vật xung quanh đây có phải là giả, là mộng huyền, ảo ảnh hay không?) quan trọng đối với những người tu chúng mình như thế nào rồi chứ?

- Rồi.

- Có một vấn đề mà bạn chưa rõ là không biết là sự nhận thức của bạn đúng, hay sự chỉ dạy của phật tổ đúng, có phải không?

- phải.

- Theo bạn, có cách nào để xác định được không?

- Theo mình thì không?

- Nhưng mình thì lại có đấy.

- Bạn xác định như thế nào?

- Bạn chưa tin phật lắm, có phải không?

- Phải!

- Thế bạn có tin khoa học, và kết quả khoa học không?

- Tin chứ.

- Vậy nếu mình dùng các kiến thức vật lý hiện đại để chứng minh rằng sự nhận thức của bạn là sai lầm, và sự chỉ dạy của phật tổ là đúng, thì bạn có chấp nhận không?

- Chấp nhận chứ.

- Mình có thể làm được điều này.

- Vậy bạn hãy chứng minh cho mình xem sao?

- Được mình sẽ chứng minh. Nhưng giờ này trễ rồi, hẹn lại cậu vào sáng mai, cũng tại đây, cậu đồng ý không?

- Đồng ý.

- Còn bây giờ, về nhà bạn cứ suy nghiệm lại những vấn đề trao đổi ngày hôm nay đi nhé.

- ừ.

Và hai người chia tay nhau, ai về nhà nấy.


(Hết chương II)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 22 2006, 11:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chương III
Cảnh vật là ảo ảnh, huyễn hoá

Sáng hôm sau, hai người đã có mặt đúng giờ như đã hẹn, Trí lên tiếng trước:

- Chào bạn!

- Chào bạn, hôm nay bạn sẽ chứng minh cho mình thấy rằng cảnh vật xung quanh đây là gì chứ? Bất Tri hỏi.

- Tất nhiên rồi.

- Vậy bạn hãy vào đề ngay đi, mình chờ nghe đây.

- Trước khi chứng minh, mình xin hỏi bạn điều này.

- Điều gì? - Bất Tri hỏi.

- Theo bạn, cảnh vật xung quanh đây, mà chúng ta vẫn thấy là thực, có thể sở hữu được, là gì?

- Thì là những đồ vật, như cái xe này, cái ghế này .v.v.

- Điều đó thì đã hẳn, nhưng mình muốn cụ thểhơn nữa.

- Mình không hiểu ý của bạn.

- Vậy bạn nhận biết chúng qua nhưng cái gì?

- à! Thì qua năm giác quan như mắt nhìn thấy, tay sờ thấy, tai nghe thấy, mũi ngửi thấy và miệng nếm thấy.

- phảI lắm, nhưng mắt bạn nhìn thấy gì?

- Thì thấy đồ vật, như cái xe chẳng hạn.

- Không đúng, bạn suy nghĩ lại xem.

- !!! .

Trí nói tiếp:

- Bạn nhìn thấy cái xe này qua cái gì?

- Qua hình dáng và màu sắc của nó.

- Đúng rồi, vậy bạn nhìn thấy cái xe, hay là nhìn thấy hình dáng, màu sắc của nó?

- Thấy hình dáng, màu sắc của nó.

- Đúng rồi, vậy mình hỏi tiếp nhé, hình dáng và màu sắc là hai cái tách biệt với nhau, hay có liên quan với nhau?

- Tất nhiên là tách biệt với nhau.

- Bạn suy nghĩ kỹ lại xem.

- Theo mình thấy, chúng vẫn tách biệt với nhau, không có liên quan gì với nhau cả, hình dáng là hình dáng, còn màu sắc là màu sắc. Cùng một hình dáng như thế này, nhưng màu sắc có thể khác nhau.

- Vậy bây giờ mình hỏi bạn nhé, nếu tất cả đều chỉ có thuần nhất một màu duy nhất, thì bạn có còn nhìn thấy hình ảnh của chúng nữa không?

- Không.

- Vậy chúng có liên quan, hay không có liên quan với nhau?

- Có liên quan.

- Vậy bây giờ bạn có còn nói là chúng không có liên quan với nhau nữa không?

- Không.

- Vậy chúng liên quan với nhau như thế nào?

Bất Tri suy nghĩ một chút rồi nói.

- Thực sự, mình cảm thấy là chúng có liên quan với nhau nhưng mình không biết chúng liên quan với nhau như thế nào?

- Vậy bạn hãy nhìn xem, hình cái khung xe này, có phảilà giới hạn, hay là phạm vi khu vực không gian có màu sắc của nó không?

- phải.

- Chính là như vậy đó, hình dáng chính là phạm vi, là giới hạn của một khu vực màu sắc nào đó, bạn rõ rồi chứ?

- ừ, mình rõ rồi.

- Như vậy, hình dáng và màu sắc, tuy nó là hai nhưng thực chất thì có thể quy về một, phải không?

- phải.



(còn nữa)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC