Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Tilo-con Linh Trưởng Chúa Cúc Phương

Tuongcuop
post Jan 16 2007, 04:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Tôi đã tới và trở về. Cúc Phương cho tôi nhiều cảm xúc. NHưng điều làm tôi suy nghĩ mãi, trăn trở mãi là tại sao Tilo lại như vậy, làm biết bao điều như vậy cho đất nuớc tôi còn tôi lại chưa làm gì...Tôi đã xấu hổ, một sự xấu hổ âm ỉ như chư abao giờ cảm nhận ra nó.
Đặt biút viết bài này, tôi hy vọng ai đó biết yêu và biết ghét chia se cùng tôi.


Tilo-Con linh trưởng chúa Cúc Phương

Tuỳ bút của Nguyễn Văn Thọ


Từ Đức về lần này, tôi quyết tâm đưa con gái út Toản Li vào Cúc Phương. Tại Đức, đi chơi rừng quá đơn giản! Dù bất cứ ở đâu, ra khỏi nhà nửa tiếng, thậm chí dăm phút là gặp rừng; nhưng ở đó có nằm mơ cũng không thấy một khu rừng nguyên sinh, những con thú quý hiếm, trong thảm thực vật nhiệt đới đa dạng Cúc Phương. Điều làm con gái tôi hăm hở nữa là sẽ gặp Tilo Nadler, một nhà khoa học Đức, chuyên gia hàng đầu về linh trưởng, lại là bạn của chị và anh rể nó: “Từng ăn kem và chơi với tụi con ở mùa hè Hà Nội năm ngoái”

1-Chiếc xe cà tàng và nhà khoa học
Xe đưa chúng tôi khởi hành từ Hà Nội, sau gần ba tiếng đồng hồ đã có mặt ở ngã ba, đầu rừng Cúc Phương. Chỉ lệch hẹn dăm phút, xuất hiện chiếc Toyota Hilux 2.8 D địa hình màu trắng, đuôi vuông đầy bụi lao tới. Cửa xe bật mở. Bước xuống đường là một gã tây cao khoảng mét bẩy, áo khoác cứt ngựa nhiều túi, đầu hói, râu quai nón nâu nhạt chớm điểm bạc, roi rói cười. Tilo! Con gái tôi reo lên. Nhanh như một con vượn, gã phăng phăng xách đồ cho bé Toản và Trang, chào Thịnh. Rồi, gã quay sang nhoẻn cười, bắt tay tôi “xin chào” rành rõ. Tôi bật ra tiếng Đức chào lại và nhận bàn tay ấm áp. Hóa ra gã không già như tôi nghĩ. Sinh 1941 tại Đức, Tilo có khuôn mặt đặc Bắc Âu, đôi mắt tinh anh, tươi tỉnh. Gã chất đồ, xếp người gọn gàng, thoăn thoắt...Một người Âu sáu nhăm tuổi, dáng vậy thực hiếm, thực trẻ!
Tôi đóng cửa xe mạnh như thường đóng cửa ô-tô của tôi ở Đức. Tilo đạp ga, chiếc xe lao về phía rừng. Tới một cổng chào lớn, đề: Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Cúc Phương, Tilo xuống Phòng tiếp tân Du lịch lấy chìa khoá nhà, nơi bọn tôi sẽ nghỉ lại qua vài đêm giữa rừng. Xe lại lăn bánh. Tôi định đóng cửa xe, Tilô quay sang: Sacht, Tho! Với tôi, đó là một từ lạ. Con gái út tôi dịch lại ngay. Nó bảo, bác ấy nhắc bố đóng nhẹ và chậm. Tôi cười, O.k, langsam und leise! Có tiếng cọt kẹt như cửa gỗ khô dầu phát ra. Bấy giờ tôi mới lắng nghe tiếng máy, hiểu ra, chiếc xe của Tilo đã ải. Ra khỏi xe, tôi bảo, Tilo, ô-tô của anh giống như một chú ngựa quá già rồi! Tilo nhoẻn miệng cười: “Nhưng nó còn chạy được!” Đêm ấy, chuyện trò, tôi mới biết rằng, xe tuổi gần chục năm, song đã bôn ba khắp mọi vùng hiểm trở ở Việt Nam, nên không xịn nữa. Khoá cửa đã dơ, nếu đóng mạnh sẽ hóc. Xe như vậy ở Đức, quẳng vào bãi vất đi, phải mất thêm tiền. “Xe của dự án. Tilo vốn tiết kiệm, tiền cho thú còn cần lắm”-Vợ Tilo kể. Tôi thoáng nghĩ tới những chiếc xe bóng nhẫy, đen xì giờ đây nhan nhản trên đường phố Hà Nội...



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Jan 19 2007, 01:53 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Jan 16 2007, 04:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



2-Trung tâm cứu hộ


Cúc Phương rộng 22 ngàn héc ta, trải rộng ra ba tỉnh.

Cửa rừng Cúc Phương, địa phận Nho Quan, bên trái là bản doanh Trung tâm bảo hộ linh trưởng, do Thạc sĩ Tilo Nadler làm giám đốc. Tiếp theo, dọc hai bên lộ, là các Trung tâm bảo vệ rùa, cầy vằn, thuần dưỡng hươu nai, Trung tâm thực vật. Các trung tâm này đều do người nước ngoài làm chủ đề tài. “Nhưng chẳng một ai ở lại với Cúc Phương như ông Tilo cả.” Chị Quách Thị Lan, một công nhân lâm nghiệp nói như thế, trong rừng trồng cây quý hiếm, do một nhà khoa học Mỹ chủ trì.

Chúng tôi qua cửa 1 vào khu văn phòng. Từ cửa nhỏ, một cô gái Việt trẻ, xinh đẹp, mặc bộ đồ bảo hộ chạy ra, tươi cười đón chào. Đó là Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ Tilo, cũng là cán bộ của Trung tâm. Thủ tục đón tiếp nhanh, không khách khí. Dường như Hiền đã quen tôi từ trước! Sau tôi mới biết, cô đã đọc hầu hết các sáng tác của tôi viết trên đất Đức.
Đang giờ làm việc. Tôi thấy Tilo qua cửa kính rộng, trong suốt. Bao quanh anh, có hai bức tường đầy sách, tài liệu. Tilo dường như đã quên tôi. Tiếng máy tính lách cách vang lên trong rừng yên tĩnh. Kế bên, một người Đức nữa cũng chăm chú đọc gì trên latop. “Đó là anh Jakob Lolleck, chuyên gia chăm sóc thú.“ Hiền nói. “Đội còn cô Elke Schwierz cũng sang từ sở thú Berlin-Zollogarten.” Hiền đang dịch dở một tài liệu, cô lịch sự cáo lỗi, trở vào văn phòng, nhường cô Elke trẻ đẹp dẫn tụi tôi thăm quan ngay khu cứu hộ.

Hơn ba chục chuồng thú quây lưới, mỗi cái rộng năm sáu chục mét vuông dưới tàn rừng. Chuồng có nhiều tay đòn bằng tre, bắc như khung ô bàn cờ, cho voọc di chuyển, đùa nghịch. Trung tâm cứu hộ có 150 cá thể, thuộc đủ 9 dòng linh trưởng quý hiếm. Elke nói: “Thế giới có 300 dòng linh trưởng. 25 dòng trong số đó có nguy cơ tuyệt chủng. Tại Việt Nam đã phát hiện 9 dòng trong số đó. Những con voọc quý hiếm như voọc chà vá Nghệ Tĩnh, Quảng Bình lông rất đẹp. Chúng là mục tiêu săn lùng của các vườn thú, các tay chơi động vật trên thế giới và các bàn nhậu tại Việt Nam!” Quả vậy, tại đây, những con voọc chà vá mông trắng đuôi dài, voọc chà vá chân nâu, chà vá bạc má…lông mượt, đa sắc, đẹp quá! “Anh Tilo dựng Trung tâm này nhằm cứu lửa cho tình hình voọc ở Việt Nam đang bị con người săn lùng. Luật bảo vệ động vật đã có và chi tiết, nhưng việc thực hiện đang còn là một vấn đề chưa được mọi người, mọi cấp quan tâm. Từ đó, trại này đã phát sinh ngoài Dự án bảo tồn linh trưởng. Toàn bộ số voọc trong trại đến từ các hạt kiểm lâm thu giữ của bọn săn bắt, mua bán thú. Một số voọc và thú khác được người nước ngoài có ý thức, khi du lịch, mua tại các chợ, rải rác khắp nước mang tới nộp. Đa phần khi tới đây, chúng đều mang thương tích. Có con trong tình trạng suy kiệt, sắp chết”

Tôi và con gái nhỏ đã nhìn thấy nhiều voọc non ngộ nghĩnh, sắc mầu nâu óng; thấy cả những con voọc mẹ ẵm con bé xíu. Tại đây, không chỉ đám linh trưởng đã được cải tử hoàn sinh mà còn thêm 50 cá thể ra đời. Cạnh khu này, còn có khu cách li nhằm theo dõi thú mới nhập trại. Hai khu nữa gọi là Khu bán hoang dã, rộng 5 héc ta, có hai núi đá để trả voọc về với tự do, sau khi chúng hoàn toàn khoẻ mạnh. “Voọc là loài thú khá thông minh và sống bầy đàn. Chúng rất tình cảm. Có loài voọc, con sống với mẹ đủ năm năm mới tách ra. Khi đã qua nuôi dưỡng, voọc rất khó trở lại với thiên nhiên, quên cả cách tự kiếm ăn, vì thế phải nghiên cứu và thành lập hai khu bán hoang dã nói trên”. Elker giải thích tiếp: “Nhiệm vụ của Dự án bảo hộ Linh trưởng do Tilo đứng đầu tại Việt Nam, không chỉ cứu trợ khẩn cấp đám voọc nuôi ở đây. Dự án do Tilo quản lí, nằm trên quy mô có tính toàn cầu của Trung tâm bảo hộ thú vật tại Đức- Zoolgische Gesellschaft Franrfurt, nhằm nghiên cứu, giúp đỡ Việt Nam thêm kiến thức và biện pháp bảo tồn các loài linh trưởng, đang sát bờ vực bị tiêu diệt. Một trong những giống voọc đó là loài voọc bạc má, đuôi dài, đang còn vài bầy trong Rừng quốc gia Cúc Phương.”

Người ta đã cho tôi biết rằng, thức ăn chủ yếu cho voọc là lá cây, bởi hệ tiêu hoá của chúng chưa phát triển, nên voọc không thể ăn tạp và không phải lá nào chúng cũng tiêu hoá được. Chính vì vậy, công nhân của Trung tâm phải vào rừng rậm kiếm lá. Thu hái lá cũng phải có quy hoạch, để không tổn hại tới Cúc Phương. Hơn chục người Việt đã được Tilo huấn luyện chu đáo, ngày ngày xuyên rừng thực thi việc này. Lá hái về, bó từng bó nhỏ, phần treo

trên các lưới cho voọc, phần chưa dùng, cắm nước như giữ hoa tươi. Quành ra cửa 1, tôi vô tình gặp đoàn lấy lá vừa về. Những thanh niên người địa phương, gọn gàng trong bộ đồng phục, tay áo có logo của Trung tâm, xếp lá xuống hiên và lao vào phân chia, bó lá.
Bên một hươu vàng trong diện cứu hộ, Elke nhận xét: “Các bạn thanh niên Việt ở đây rất chăm chỉ và thông minh, ngày nào cũng vậy, họ phải dậy từ 5 h sáng cho thú ăn và thay ca làm đủ việc chăm thú, tới 20 h đêm mới trở về nhà.” Bên một hiên nhà, tôi thấy một cô gái trẻ đang kiên nhẫn tết những nắm lá nhỏ, nhồi vào ruột cuộn toilet đã hết giấy. Cô làm Đồ chơi để dấu trong các lồng cho voọc tìm kiếm, ngịch ngợm. Ơ, loài vọc như trẻ nhỏ, cũng chơi đùa!


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Jan 19 2007, 01:57 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Jan 16 2007, 04:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



3-Mối tình mười ba năm và con linh trưởng chúa Tilo

Đêm rừng sập đến rất nhanh. Bẩy giờ rưỡi, Tilo rời khu văn phòng về ngôi nhà hai tầng, do chính anh thiết kế năm 2001, đường nét đơn sơ, hiện đại, mang phong cách na ná nhà của dân chăn nuôi tại úc. Hiền đang cùng một nữ công nhân đỡ tay làm cơm khách. Tilo rủ con rể tôi vào rừng nhặt củi. “Tí nữa lạnh lắm. Phải đốt lửa sưởi đêm nay!” Một lát sau, Jakob xuất hiện và lửa vàng bùng lên trong chiếc lò xây mộc mạc, hình Kim tự tháp. Con gái út của tôi đùa chơi với hai con trai của Tilo: Khiêm Nguyên Nadler, 4 tuổi và cậu Heinrich Nguyen Nadler hơn 1 tuổi. Trẻ con bao giờ cũng dễ thân thiện, hoà bình. Tiếng của trẻ, trong khu rừng lặng và buốt lạnh, giờ đây làm ngôi nhà ấm lên như ngọn lửa bập bùng, soi tỏ khuôn mặt trầm tư của Tilo bên tôi… Bữa ăn tối được dọn ra trên chiếc bàn gỗ dầy để mộc. Chuyện bắt đầu quanh chiếc bàn cổ như những câu chuyện tình đẹp, vốn có của con người, trong các câu chuyện cổ tích…

Tilo xuất phát là thạc sĩ điện lạnh bảo tàng. Nhưng số phận đã dành Tilo cho các loài thú. Từ nhỏ, Tilo rất yêu chim. Tình yêu ấy giúp anh, tuy chuyên môn điện lạnh cho các bảo tàng động vật, song lại dành thời gian để tìm hiểu động vật hoang dã và trở thành chuyên gia nghiên cứu linh trưởng. Trước khi sống ở Việt Nam, Tilo đã từng đến Châu Phi và nhiều nước khác ở Châu A´. Năm 1991, Tilo tới Việt Nam tiến hành dự án Nghiên cứu bảo tồn linh trưởng của Trung tâm Zoologische Gesellschaft Franrfurt. Dự án bước 1, hết năm 1993, thành công, Trung tâm ở Đức đề nghị anh kéo thêm thời hạn, đến năm 1996. Để nghiên cứu, phát hiện sự phân bố của các loài voọc, Tilo lên rừng, xuống biển, từ nam tới bắc...không nơi nào thiếu dấu chân anh. Chính ở thời gian này, anh đã gặp cô phiên dịch trẻ đẹp Thu Hiền, vừa tốt nghiệp Đại học tổng hợp-khoa kinh tế, được cử tới phiên dịch. Hiền tươi rộ như đoá hoa rừng, lại xông xáo năng động trong công việc, đã cùng anh chia sẻ trên từng cây số. Cô, chính cô đã làm công việc của Tilo thêm say mê và sức mạnh. Hiền khi đó được nhiều người theo đuổi, nhưng qua nhiều chuyến công tác, cô đã nhận ra ở Gã người Đức hơn mình những ba chục tuổi, ngọn lửa Đan Cô luôn cháy sáng, con người có niềm yêu thiên nhiên tới cháy bỏng, coi sự bảo tồn vẻ đẹp của tổ quốc cô như quê hương của anh. Hiền cũng nhận ra, một tình cảm rất đậm đà và tế nhị của Ông Tilo dành cho, trong các chuyến đi dài và ở cả những ngày thu dịu dàng trên đường phố Hà Nội. Thế là từ tình bạn vong niên, giữa họ nảy nở một tình cảm nữa, đam mê hơn…Tilo tỏ tình!

Năm 1996, thời hạn dự án kết thúc, Tilo không về nước. Làm sao anh có thể rời bỏ đất rừng Việt Nam, dầu điều kiện sống không thể nào bằng quê hương anh, bỏ mặc những con thú quý, đang có nguy cơ tuyệt chủng, từng ngày trông chờ vào tri thức và trách nhiệm của anh. Tilo càng không thể lìa xa đất nước này, khi ở đây có một thiếu nữ, mà từng đêm anh hay mơ tưởng, thấy đôi mắt đẹp, đen lay láy trẻ trung đăm đăm nhìn anh. Để yêu và giúp đỡ những con thú hoang trên thế gian này, nhà khoa học chân chính không chỉ tư duy, nghiên cứu mà còn phải thực sự đạp chân qua những bụi gai và lăn lộn sống với rừng. Để có tình yêu, Hiền và Tilo cũng phải vượt qua Những cánh rừng xưa cũ, những nếp gấp nham thạch quá khứ, thường đời! Biết con gái mình yêu một người Đức quá vênh tuổi, cha mẹ Hiền ra sức ngăn cấm. Mỗi một thế hệ đều có lý với kinh nghiệm sống của riêng mình. Cha mẹ Hiền càng thương con bao nhiêu, càng không thể không âu lo. Điều gì sẽ xảy ra, nếu không ngăn chặn Tình cảm gớm giếc của đứa con đầy cá tính này?! Lệnh cấm vận toàn diện được ban ra!
Nhưng tình yêu bao giờ cũng có sức mạnh để bảo tồn. Để Dự án nghiên cứu hiệu quả hơn, Tilo quyết định rời hẳn Hà Nội vào Cúc Phương bám rừng. Đã yêu, Hiền cũng chỉ còn con đường duy nhất. Cô từ bỏ phố phường đô hội, những đêm Ditsco vui nhộn, bỏ lại mọi phương tiện mà cha mẹ cưng chiều dành cho. Hiền biến vào rừng.

Những bầy voọc Cúc Phương đã hót vang cất lên bản nhạc rừng kì thú, chào bình minh từng ngày. Song thực tâm điều đó vẫn không làm Hiền, trong những ngày đầu, cảm thấy bớt nhớ dàn CD êm ái, trong nhịp gõ chầm chậm của những giọt cà-phê thơm ngát, mỗi sớm tinh sương Hà Nội. Nhưng họ đã vượt qua tất cả! Bẩy tám năm lăn lộn giữa rừng. Ngủ ngay phòng làm việc. Ăn cơm bụi Quán cô Tình. Nóng điên khùng và ẩm, lạnh tới thấu xương! Cùng những người kiểm lâm chịu bao nguy hiểm, lăn lộn trong mưa, với vắt, cùng muỗi để bảo tồn Cúc Phương và mối tình của họ. Tới tận 2001, đôi tình nhân này mới có một ngôi nhà giữa rừng như hôm nay…


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Jan 19 2007, 01:59 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Jan 16 2007, 04:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Tôi tưởng tượng thấy tháng 10 năm 2000, lễ cưới long trọng của đôi chim uyên, trong sự chứng, hân hoan bè bạn và, đặc biệt là nụ cười của cha mẹ Hiền. Ông bà được cảm hoá, đã thương, yêu, công nhận Tilo, anh chàng rể đặc biệt: Toi la con de cu. Tôi tưởng thấy, chiếc xe trắng vẫn đầy bụi trên những con đường rừng bất tận. Tôi tưởng thấy, cảnh Tilo đọc sách, nghiên cứu quên cả đêm dài mà ban ngày vẫn cùng anh em kiểm lâm lăn lộn với rừng, khắp 33 xã vùng núi, hàng trăm bản nghèo heo hút, vận động, huấn luyện trao dồi tri thức cho dân, nhằm quyết giữ Cúc Phương trong thuật ngữ Tilo: Bảo tồn bằng hành động. Tôi cũng thấy, khuôn mặt hân hoan của anh, sau nhiều đêm trắng, viết 5 cuốn sách thâu tóm toàn bộ Quy trình bảo tồn loài linh trưởng tại Châu A´ và Việt Nam. Sách được các Trung tâm bảo tồn động vật thế giới, trường đại học, viện nghiên cứu tại Đức và Châu Âu, làm tài liệu nghiên cứu giảng dậy. Cũng đồng thời, qua nhiều nhân chứng tại Làng văn hoá công nhân Cúc Phương, tôi hình dung Tilo xông trận, như người lính Cúc Phương: “Anh Tilo gan lắm. Bọn lâm tặc có thời hung hãn lộng hành, phá rừng, săn bắn, xẻ gỗ, Tilo phi xe, chạy bộ, luồn rừng… cùng kiểm lâm chặn chúng lại, làm gương cho bao người bảo vệ rừng”. “Anh Tilo chặn cả hơn hai chục chiếc xe máy của bọn thanh niên càn quấy tới Cúc Phương đua xe, gây ồn ào để thú vật hoảng sợ. Chúng cậy đông, quây Tilo và Jakob. Có đứa láo lắm, gây gổ, vạch chim đái vào Tilo…Nhưng chúng đã bỏ chạy trước Tilo như Con linh trưởng chúa, vững như đá chặn trước cửa rừng”. “Anh Tilo nóng tính lắm. Nửa đêm anh xông thẳng tới các bãi rừng, dập lửa của đám du khách ấu trĩ, giật phích loa của cả vị khách cao cấp dám karaokê làm rừng mất ngủ!”…

Ôi, trên dải đất mênh mông này, từ khi những người dân 18 huyện, 33 xã, chả biết gì về bảo vệ rừng, giờ đây có bao câu chuyện về Anh Tilo, Chị Hiền, Cậu Jakob và Em Elger. Những huyền thoại, khởi lên sự giác ngộ cho một Cúc Phương, quý giá như thế nào, bảo vệ nó ra sao, cho một vùng đất hoang sơ!

4- Khi chết hãy cho tôi yên nghỉ ở Động người xưa.


Ba đêm ở Cúc Phương cho tôi biết bao suy nghĩ. Rỗi vẫn phải chia tay, tiễn nhau tận tới Vân Long! Tôi về Hà Nội. Toản Li sẽ sang Đức…còn Tilo, anh lại về với Cúc Phương. Biệt li, tôi ôm xiết lấy Anh. Tilo ơi, bạn mãi mãi ở lại, sống và làm việc cho quê hương tôi, như nguyện ước đêm nào, Tilo nói với ban lãnh đạo tỉnh Ninh Bình: “Tôi sẽ ở lại đây, với Cúc Phương tới chết. Chỉ xin các bạn cho phép, khi ấy, gửi nắm tro tàn trong Hang Người Xưa!”
Xe chạy. Từ nay tôi mang theo hình ảnh về Một Người Chân Chính, yêu thương và khâm phục. Anh đã rời bỏ tổ quốc anh, nơi còn một căn nhà yêu dấu và mảnh vườn yên tĩnh tại Dretsden luôn mong đợi, rồi vượt qua năm lại năm trên một vùng đất còn bao nhiêu hoang tích. Anh đã yêu đất nước tôi và em gái Hiền của chúng ta, bằng tình yêu cụ thể, những cống hiến lớn lao mà Chủ tịch nhà nước Việt Nam đã công nhận, trân trọng trao tặng Huân chương lao động hạng ba và nhiều bằng khen…Có còn vinh dự nào hơn nữa, nếu như mỗi người dân sở tại ở đây đều biết tới anh? Có còn vinh danh nào nữa, Hiền nhỉ, khi Tilo đã nói với chúng mình: “Tôi còn một khen thưởng lớn nữa, là nhờ Việt Nam, tôi đã có hai con linh trưởng, Khiêm và Heirich Nguyen; bởi có Con linh trưởng Hiền xinh đẹp nhất trên đời.” Tôi ôm con gái út tôi vào lòng. Chuyến đi thực thú vị! Con gái tôi đã hứa, quay lại Đức, nó sẽ học giỏi hơn nữa để sau này làm việc giống bác Tilo. Tôi trào nước mắt.
Vâng! Tilo, bạn của chúng ta, chính là Con linh trưởng chúa Cúc Phương tuyệt vời.
N.V.T


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Jan 19 2007, 02:00 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
cobebuongbinh
post Jan 16 2007, 08:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 113
Tham gia từ: 9-November 06
Thành viên thứ: 2.695

Tiền mặt hiện có : 2.414$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



bài viết hay quá tuongcuop à!
nhat la cau " KHI TOI CHET HAY CHO TOI YEN NGHI O DONG NGUOI XUA"


--------------------

giếng biết mình sẽ chẳng có gì
chỉ một tấm lòng thẳm sâu ngọt mát
nhưng muôn kiếp không bao giờ dào dạt
nên sao trời lơ đãng cứ trôi đi



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Jan 19 2007, 02:02 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Cảm ơn Cobebuongbinh cũng như tất cả những ai đã đọc bài viết này.
Chúc các bạn một mùa xuân mới vui va tin yêu.
Thân mến
Người bạn già cũ của các bạn LV
Nguyễn văn Thọ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Jan 19 2007, 09:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Hình như khu bảo tồn này không dành cho khách du lịch phải không ạ?


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Jan 20 2007, 03:29 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



....@evit

Cúc Phương hiện tại mở cửa cho khách du lịch. NHưng người Tây tới là chủ yếu.
Người Việt thường tới CP ít, thứ bẩy chủ nhật tới theo dạng Picnich.
Du lich tại đây nhiều bất cập. Tôi đã viết một bài phê bình.
Phần chính là cơ quan quản lí du lịch thiếu kì năng quản lí. Thứ nữa là khách Việt đa số vô ý thức. Làm Cúc phương ồn ã, phi xe, đốt lửa và phóng rác, chất thải bừa bãi...

Gần cúc phương khoảng 30 cây còn có khu Vân Long là khu sinh thái Đầm Nuớc Vân Long rộng cả ngàn hecta vây quang ngọn núi đá Vân Long có loài Vôc sống . Cảnh trí đẹp, có nhiều sinh thực vật, cò vạc rất nhiều...Nhưng Vân Long cũng bọ đe dpoja bởi nhà máy ximang gần đó. Tóm lại quangh việc giữa Bảo Tồn và Phát triển ở ta còn mâu thuẫn và chứa đựng nhiều vấn đề cầncos sự hoạch định mang tính Quốc gia. mà ta lại dốt trong quản lí vĩ mô.
thế đấy.




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Jan 20 2007, 06:47 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Nguyễn Văn Thọ – Nhà văn

ẩn ức du lịch Cúc Phương

Đầu năm mới, tôi cùng con gái út từ Đức về thăm Rừng quốc gia Cúc Phương. Tôi muốn cháu biết, khu rừng nguyên sinh rộng 22 ngàn hecta với nhiều thú vật, thực vật quý hiếm, mà tại Đức và Châu Âu, người Đức có nằm mơ cũng không bao giờ có thể thấy một cánh rừng nhiệt đới giá trị như Cúc Phương. Chuyến thăm đạt kết quả, mang lại cho con gái tôi nhiều ngạc nhiên, thú vị. Cũng là một lần, tôi muốn cháu, đứa con sinh ra ở Đức, thêm niềm tự hào về tổ quốc. Nhưng cũng qua chuyến thăm này, ngoài những điều tốt đẹp tận mắt chứng kiến, tôi còn băn khoăn, trằn trọc và cực khó giải thích cho chính con gái tôi quanh vài vấn đề ngoài sự cố gắng trong tổ chức du lịch tại Rừng quốc gia Cúc Phương.

Nằm trên ba tỉnh nên việc quản lí, bảo tồn rừng Cúc Phương gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên cán bộ và nhân viên Ban quản lí Rừng Cúc Phương đã có nhiều biện pháp tổ chức kĩ thuât không chỉ bảo tồn mà còn làm cho Cúc Phương ngày càng nổi tiếng, thu hút nhiều khách, đặc biệt là du khách thế giới. Song việc tổ chức du lịch còn bộc lộ:
1-Tổ chức quy trình thăm quan không hợp lí.
Trung tâm thông tin, nơi chứa đựng toàn bộ thông tin cần thiết cho du khách nằm phía trước, khá xa cổng chào -trạm kiểm soát đầu tiên (cũng là nơi bán vé)- Bố trí vậy, dẫn tới việc, khách đều tới cửa rừng, mua vé rồi vào tham quan ngay, không ai vòng lại Trung tâm thông tin nữa. Khách bỏ qua nhiều tài liệu chi tiết của Cúc Phương, không nắm được những thông tin bắt buộc như Nội quy thăm rừng. Sự bố trí này, là nguyên nhân để nhiều khách đã vi phạm nội quy. Khách vào rừng đi lại tự do, không có hướng dẫn, nên tình trạng vất rác bừa bãi, chặt cây, vi phạm nội quy, gây ồn trong rừng v.v... không ai nhắc nhở, trở thành phổ biến, nhất là du khách người Việt.

Con đường nhựa xuyên trong Cúc Phương, nối liền các điểm cần tới, không có biển báo quy định hạn chế tốc độ, tiếng ồn, nên các loại phương tiện cơ giới thả sức chạy, bấm còi, gây ảnh hưởng tới quy chế bảo tồn rừng nguyên sinh. Tiếng ồn làm thú vật hoảng sợ, qua thời gian tích tụ, có thể phá vỡ sinh thái tự nhiên của sinh thú Cúc Phương.
Toàn bộ thùng rác trong rừng đều không có nắp đậy. Các tuyến thăm quan trong rừng không có toalet cho du khách. Đó là hai việc có thể gây ô nhiễm, truyền bệnh cho thú rừng. Ai bảo đảm, không có nguy cơ lây bệnh từ người sang thú, khi tập tính nhiều loài ăn đêm, sẽ sục sạo thức ăn thừa trong các thùng rác không nắp.

2- Việc bảo đảm an toàn cho du khách chưa tốt. Rừng cúc Phương đa phần là vùng rừng núi đá hiểm trở. Trên các con đường dành cho du khách đều dùng loại hàng rào và cầu thang bằng sắt. Thiết kế kiến trúc cầu dẫn và thang vịn bằng xi măng và sắt, một mặt phá vỡ sinh cảnh rừng, mặt khác ở rất nhiều đoạn leo chênh vênh trên các vực đá, dốc đá, sắt không thể chịu nổi khí hậu đặc trưng rừng nhiệt đới, nay đã gỉ, đứt gãy (ví dụ như tất cả thang sắt lên Hang người xưa, toàn bộ các thanh vịn hai bên đều nhiều gai gỉ, đâm vào tay du khách và, đứt gẫy nhiều đoạn, không còn tác dụng), rất nguy hiểm cho khách, nhất là các cháu nhỏ. Điều gì sẽ xảy ra nếu một du khách bị tai nạn rơi xuống vực đá nhọn nguy hiểm? Một người khách có thể chết, hoặc suốt đời tật nguyền từ bất cẩn nhỏ này, sẽ gây tiếng rất xấu tới toàn ngành du lịch Việt Nam.

Việc thực hiện quản lý bảo tồn rừng Cúc Phương đã đạt nhiều kết quả, hạn chế tối đa việc săn bắt và chặt phá rừng, nhưng ban quản lí hình như không chú trọng tới sự quản lí tiếng ồn bảo đảm yên tĩnh cho hệ sinh thái. Du lịch Cúc Phương không phải là du lịch giải trí, mà là Du lịch để hưởng thụ thiên nhiên, do vậy phải biết yên tĩnh để hưởng thụ và bảo tồn nó. Đó là hai mặt quan hệ rất chặt chẽ mà bất cứ du khách nào tới Cúc Phương không rõ. Hiện

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Jan 20 2007, 06:47 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Jan 20 2007, 06:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



(tiep theo)

tượng thả lỏng cho các nhóm chơi picnich của người Việt tới ca nhạc, vui chơi tại đây, cần phải cấm ngặt. Ngày 13 tháng 1 vừa rồi, chúng tôi tận mắt chứng kiến, mới tinh mơ, khi động vật nhiều loài bắt đầu chợp ngủ, một ô tô 12 chỗ, trên nóc gắn loa chạy dọc đường rừng, phát thanh cực lớn, xối xả vào các trung tâm thuần dưỡng động vật, vào rừng. Họ quảng cáo cho các chú linh trưởng, cầy vằn, hoãng và rùa…tính ưu việt của Mô-Bai-Phôn?! (ảnh kèm theo). Không một ai ngăn cấm, chiếc xe tới tận cổng chào lại quay ra, ầm ầm tiếng động cơ và giọng tiếp thị cho điện thoại. Ví dụ này, chứng tỏ ngay cả các cơ quan cũng không nắm chắc một quy định nghiêm ngặt cần có trong bảo tồn rừng.

Tham khảo ý kiến Nhà khoa học bảo tồn linh trưởng người Đức, ông Tilo Nader - người đã bám Cúc Phương trên mười mấy năm nay- ông nói: “Vấn đề mấu chốt nhất của du lịch còn tồn đọng như nêu trên, nguyên nhân chính là chúng ta chưa có một kế hoạch dài hơi. Mỗi một giám đốc du lịch, khi đương quyền, đều có một kế hoạch?!”

Chúng tôi biết, hiện nay ngân sách nhà nước dành cho Rừng Cúc Phương còn rất hạn hẹp. Nhưng có thể bổ xung nó bằng nhiều cách. Ví như vé vào cửa hiện nay là 14 ngàn, tức là gần bằng 1US. Giá này quá thấp so với ở nhiều vườn bảo tồn trên thế giới. Ngay sở thú ở các thành phố Châu Âu là nơi không giá trị bằng Rừng nguyên sinh, vé vào cửa cũng gấp hơn 10 lần. Tại sao không nâng lên vé vào gấp 2 hoặc 3 lần nữa?

Mặt khác, Ban quản lí rừng Quốc gia có thể vay vốn ngân hàng để mua xe máy, ô tô nhằm tổ chức đưa đón du khách, không cho các xe tư nhân tự do chạy quá tốc độ trong rừng…
Toàn bộ hai điều nêu trên, có thể tăng thu, bù đắp vào ngân quỹ phát triển và làm tốt bảo tồn Cúc Phương. Cụ thể hơn nữa, có lẽ Bộ nông lâm, Tỉnh và Ban giám đốc rừng quốc gia cần có những hội nghị chuyên đề, tìm ra giải pháp lâu dài, nhằm phối hợp chặt chẽ giữa Kiểm Lâm, Du lịch và các bộ phận Nghiên cứu khoa học. Có như vậy, mới có biện pháp hợp lí nhất, điều hoà mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển du lịch như hiện nay.

Chúng ta có thể xây dựng lại nhiều thành phố lớn, hiện đại hơn, lớn hơn Hà Nội bây giờ, nhưng không bao giờ chúng ta có thể xây dựng một khu rừng nguyên sinh Cúc Phương. Quản lí và xử dụng Cúc Phương như vài điều bất cập trên không chỉ mang tiếng xấu cho Du lịch đi năm Châu, mà mỗi ngày, chính Cúc Phương, tài sản vô giá của chúng ta sẽ chết mòn! Điều này, nếu không mau chóng tìm giải pháp khắc phục sẽ mắc lỗi lớn với các thế hệ mai sau và cả thế giới. Chúng tôi hi vọng, Ban quản lí Rừng Quốc Gia Cúc Phương phát huy các thành tích bấy nay, kết hợp tốt giữa ba bộ phận tham mưu: Kiểm Lâm, Khoa học và du lịch để giữ gìn và sử dụng tốt hơn một tài sản vô giá của đất nước Việt Nam.
N.V.T



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC