Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Triều Dương-thiên Cổ, Về một người anh đã khuất

Tuongcuop
post Feb 27 2007, 04:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Triều Dương- Thiên cổ

Khi tôi còn đang trận mạc, chưa biết ti tí Văn Chương, Triều Dương đã lĩnh giải nhì Thi truyện ngắn năm 70-71 trên Tuần báo Văn Nghệ.

Những năm 70, sau chiến tranh, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và bà Quách Thị Hồ tới cùng cha tôi đàm đạo, đàn hát Ca trù, đi theo dăm bận, có một thanh niên dáng đậm, cử chỉ thanh nhã lịch sự. Tôi không biết đó là Triều Dương. Dẫu tuổi tác vậy, nhưng khi là khách của cha tôi, lại đi với các nghệ sĩ lớn như vậy, gia đình tôi cả anh chị lớn tuổi ai cũng kính trọng. Tôi nhìn anh, một người hơn mình dăm tuổi, có nụ cười rộng tươi, khuôn mặt khá đẹp mà không dám làm quen, “kính nhi viễn chi!“

Theo dõi báo Văn nghệ, tôi biết có một Triều Dương viết nhiều bài phê bình về nhạc, hội họa. Không biết có phải anh không? . Vì khi ấy TD không thường xuyên ở báo Văn nghệ nên cũng chả hỏi rồi quên đi

Năm 1997 từ Đức về nước, tôi biết bản thảo truyện ngắn Một người Đức bị tổ văn xuôi vứt xó vào thư cảo và mọt năm sau, khi Triều Dương về phụ trách Văn xuôi đã móc nó lên in. Đó là tiếng reo khẽ, báo hiệu cho bè bạn văn chương biết tôi trở lại với văn xuôi.

Biết ơn anh, tôi tới tòa soạn tìm để cám ơn và, nhận ra anh, người thanh niên đã tới nhà tôi xem tranh, nghe nhạc năm nào.

Từ đó đôi lần, khi về nuớc tôi đều gặp anh và trò truyện.
Có người mách, bảo: Triều Dương kiêu ngạo khó gần. Mà thế thật. Triều Dương đa tài. Đôi khi như chảnh, lởm khởm văn chương sao mà dễ noí chuyện.

Năm 2003 Tết âm lịch, Triều Dương tặng tôi tập Thi Khúc.
Tập thơ 49 bài, dày111 trang, bìa vàng và tên tác giả: Triều Dương nhỏ hơn tên tập thơ, khiêm tốn đứng như các tập sách thơì xưa.
Hóa ra có một Triều Dương văn xuôi, một Triều Dương phê bình nghệ thuật và một Triều Dương Thi sĩ!
( còn nữa)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Feb 27 2007, 05:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Con người ta, về hình thức có khi là biểu hiện của nội dung. Với một nghệ sĩ, nhiều khi hình thức và bản chất, những quan niệm về nghệ thuật thế nào thể hiện ra sự ứng sử hàng ngày, không dễ đọc thấy anh ta nghĩ gì và sống ra sao.

Canh giữ mảng phê bình nghệ thuật bấy lâu, Triều Dương là con người khá khắt khe, nên anh có lẽ không thiếu người chẳng ưa "quan niệm thẩm mĩ " của anh.

Năm 14 tuổi, Mai Linh vẽ bìa sách Vàng Xưa cho tôi, rôì Mai Ninh vừa học phỏ thông vừa nhận các hợp đồng của nhiều công ty danh tiếng ở Mĩ, ở Đức đặt hàng, tôi viết bài giới thiệu Mai Linh trên báo Văn Nghệ.

Nhận bài tôi, T.D. đọc không trả lời in hay không. Thì ra, anh xem rất kĩ các ảnh chụp tranh Mai Linh minh họa Rồi, sau đó lại đưa cho họa sĩ Thành Chương thẩm định. Hai tuần sau, bài giới thiệu Mai Linh được đi. Tôi thở phào.

Một năm sau, Mai Lâm bố Mai Linh ra băng CD thứ hai. Yêu bạn, cũng muốn bè bạn văn và thính giả biết mọt nhạc sĩ ở Đức, tôi viết bài Dạ Khúc một lời ru, giới thiệu CD của Mai Lâm (tác phẩm này Mỹ Linh đã hát tại Duyên dáng VN năm 2002 và doạt giải nhất).

Chờ ba tuần không thấy bài đi. Tôi hỏi Triều Dương, anh chau mày và thẳng thừng: "Mai Lâm là ai? Cậu tưởng báo Văn Nghệ là cái chợ à? Ở đây chỉ đi bài các giá trị đã được thẩm định. Ca sĩ phải cỡ Quách Thị Hồ, còn cỡ Mỹ Linh phải chờ ở đâu ngã ba Trần Quốc Toản và Bà Triệu.

Tôi rất giận TD khi đó, nhưng vì anh lớn tuổi nên nén giận, nói: "Tôi hỏi, anh đã nghe nhạc Mai Lâm chưa mà noí vậy?" TRiều Dương cau mày đáp: "Chưa!" Chưa thì anh không nên noí với tôi như vậy! Anh hãy nghe và sau đó quẳng bài tôi vào sọt rác chưa muộn.

Một tuần nữa trôi qua. Tôi không gặp anh và hờn dỗi, lấy laị bài viết sang in ở Tiền Phong Chủ Nhật. Cũng cuôí tuần ấy. Lên nhà ông Cao Nhị, tôi mới biết sau buổi gặp ấy, Triều Dương đã về nghe hai băng nhạc của Mai Lâm và sớm sau tất tưởi chạy sang gặp Cao Nhị để xin lỗi. "Thằng mai Lâm viết nhạc rất hay. Cháu đã chótmắng thằng Thọ. Cháu sẽ đi bài của NVT viết về hai băng của nó." Không, tôi đã rút bài.

Hỏi ra mới biết, Triều Dương biết Mai Lâm trước tôi. Từ khi cậu Mai Linh còn điếu đóm cho nhiều văn nghệ sĩ ở nhà Cao Nhị. Với Phùng Quán, Lê Đạt, Trần Đần...Triều Dương khá thân với cả nhà Mai Lâm...và không vì vậy mà anh nể để đi bài viết của tôi. TD cũng không ngờ rằng , thằng bé Mai Lâm học ở trung cấp âm nhạc, giờ viết nhạc...

Sau này tâm sự, anh bảo, làm văn nghệ không thể vị nể mà ca ngợi các giá trị ảo. Phải công minh. Tớ có lỗi chủ quan chưa tin cậu. Nhunưg phải kiểm tra.

Hoá ra con người TD không tới nỗi kiêu ngạo và khó gần. Anh là người có tài, chủ uqan nhunưg biết phục thiện.

Chính cái phẩm chất ấy, bề ngoàitưởng khó thuyết phục khó gần ấy, tạo nên sự Khótinsh của một người canh giữ một mục báo Văn. Nó tạo cho báo Văn Nghệ một tiêu chí và quan niệm riêng, nói lên phần nào tinsh riêng của từng tờ báo mà ở từng chuyên mục thể hiện rõ cái quan niệm thẩm mĩ của người chịu trách nhiệm.

Tôi tin ở điều ấy khi lần giở tập thơ của anh...
(còn nữa)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Feb 27 2007, 05:37 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Feb 28 2007, 08:01 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Mở sách của tập Thi Khúc, nhà thơ Hữu Thỉnh viết: “Triều Dương là người chịu đọc, không phải không biết những lời lẽ ồn ào hô hào đổi mới thơ“. Tôi nghĩ, Triều Dương đánh đu với biết bao nhà thơ lớn trước anh, với Lê Đạt, Trần Dần, Dương Tường, Phùng Quán, Cao Nhị v.v... anh là người am tường trong dòng chảy thơ cách tân đương đại. Những nhóm thơ thứ hai như Hoàng Dưng, Mai Văn Phấn v.v... anh cũng không là kẻ xa lạ. Phải nói đúng hơn, là Triều Dương chịu học, bởi sự học không chỉ là đọc từ sách, mà còn trong sự kết thân, quảng giao với các bậc nhân sĩ trí thức lớn, để qua đó lắng nghe các luồng, quan niệm thơ khác nhau, biểu hiện khác nhau trong thi pháp.

.
Hữu Thỉnh mở sách mà không noí tới cụ thể thi pháp nào trong Thi Khúc, trừ một câu ngắn trên tức là ám chỉ, TD không nhằm đôỉ mới hình thức của thơ.

Nhà cách tân thơ Nguyễn Quang Thiều, ở lời bạt cuôí sách, lại nhận xét:“Ngo^n ngữ trong thơ Triều Dương thật giản dị, xúc tích và cấu trúc thơ ông vô cùng chặt chẽ“ N.Q. THiều so sánh: Hình thức chỉ là một phương tiện mà mỗi thi sĩ chọn cho mình bởi tính phù hợp với cách noí, nhịp điệu bên trong và khả năng sử dụng cấu trúc và ngôn ngữ có hiệu quả nhất của thi sỹ đó. Tôi chọn thơ tự do, còn nhà thơ Triều Dương chọn thơ năm chữ. Sự đồng dạng về hình thức làm chúng ta nhàm chán nhưng sự đồng điệu về tâm hồn làm chúng ta thông hiểu nhau và cùng đi đến một điểm chung của nghệ thuật...“ Như vậy, rõ ràng là, không noí tuột ra, hình thức biểu đạt của TD là cũ, nhưng N.Q.Thiều vẫn coi thơ TD đôí lập hình thức biểu hiện với mình, song song hành về mục tiêu của NT.

Sự thật nằm trong toàn bộ 49 bài thơ của anh, Triều Dương đã tự chọn cho mình phương pháp biểu đạt từ những hình thức cổ điển nhất của thơ Việt nam và vì thế trong Thi Khúc I, 49 bài thơ của anh nhuốm đậm hơi thở của Đường Thi và Kiều.

Tôi noí như vậy, khi khảo sát thơ anh, cụ thể là bài Ta biết mùa xuân trở lại, anh viết:

Đầu tường hoa dại đỏ
Cuôí tưòng cỏ chen xanh
Bên tường người thiếu nữ
chờ ai mắt long manh

Ta biết mùa xuân lại
Trong ánh mắt tia nhìn
muốn chao như cánh én
thấy người đành lặng im.


Bài thơ này ko phải là bài thơ hay trong tập. Nhưng là bài thơ hiển hiện rõ nhất “cái bước” của thơ TD.

Thơ năm câu. Các câu lập nhịp và hình biền ngẫu - thơ cổ hay áp dụng. Trong khổ 1 ở câu mở đầu, tôi liên tưởng tới một câu Kiều “dda^`u tường lửa lựu sập xoè đâm bông” Đó là một câu của Nguyễn Du. Khổ thứ hai, kết bằng câu Thấy người đành lặng im, làm người ta chợt nhớ tới bài thơ của Lý Bạch trước bài thơ Hoàng Hạc Lâu của bạn quá hay, thẹn mà không dám đề thơ mình nữa

Còn nữa

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Feb 28 2007, 03:59 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Feb 28 2007, 08:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Tuongcuop @ Feb 28 2007, 08:01 AM)


Còn nữa




Xong làm ơn đọc kỹ và sửa bơn bớt morat đi.



Về Triều Dương, tôi còn nhớ lần gặp ông trong tòa soạn VănNghệ, có hỏi ông một câu:
- Có phải chú chính là nhân vật tay phóng viên trẻ trong Hồi Ký Đào Xuân Quý không?
Ông trả lời:
- Đúng, nhưng cha Quý viết láo.

Nội sự thế nào, thôi thì lại vẫn câu muôn thuở: "Chỉ có người trong cuộc mới hiểu!"




--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
lơ ngơ
post Feb 28 2007, 06:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 223
Tham gia từ: 31-August 06
Đến từ: never-never land
Thành viên thứ: 2.619

Tiền mặt hiện có : 3.555$
Số tuần chưa đóng thuế : 4



QUOTE(Tuongcuop @ Feb 27 2007, 05:23 PM)
Con người ta, về hình thức có khi là biểu hiện của nội dung. Với một nghệ sĩ, nhiều khi hình thức và bản chất, những quan niệm về nghệ thuật thế nào thể hiện ra sự ứng sử hàng ngày, không dễ đọc thấy anh ta nghĩ gì và sống ra sao.

Thật vậy, không dễ đọc thấy ông Tướng Cướp nghĩ gì mà viết câu này.


--------------------
Viết hai lèo...






User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Feb 28 2007, 08:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(lơ ngơ @ Feb 28 2007, 06:07 PM)
QUOTE(Tuongcuop @ Feb 27 2007, 05:23 PM)
Con người ta, về hình thức có khi là biểu hiện của nội dung. Với một nghệ sĩ, nhiều khi hình thức và bản chất, những quan niệm về nghệ thuật thế nào thể hiện ra sự ứng sử hàng ngày, không dễ đọc thấy anh ta nghĩ gì và sống ra sao.

Thật vậy, không dễ đọc thấy ông Tướng Cướp nghĩ gì mà viết câu này.
*




Ơ đúng, câu này tối nghĩa tù mù. Viết lại thế nào nhỉ. Cám ơn thím Lơ ngơ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Feb 28 2007, 08:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(lơ ngơ @ Feb 28 2007, 06:07 PM)
QUOTE(Tuongcuop @ Feb 27 2007, 05:23 PM)
Con người ta, về hình thức có khi là biểu hiện của nội dung. Với một nghệ sĩ, nhiều khi hình thức và bản chất, những quan niệm về nghệ thuật thế nào thể hiện ra sự ứng sử hàng ngày, không dễ đọc thấy anh ta nghĩ gì và sống ra sao.

Thật vậy, không dễ đọc thấy ông Tướng Cướp nghĩ gì mà viết câu này.
*



Con người ta nói chung, hình thức biểu hiện đa phần thống nhất với nội dung, bản chất. Song đối với người nghệ sĩ, đôi khi không hẳn vậy. Nhiều khi, ở họ, hình thức biểu hiện, thái độ đối với đồng nghiệp, do cá tính, do thói quen nghề nghiệp, hoặc đôi khi do cả quan niệm về thẩm mĩ, nảy sinh những bức xúc phản ánh không rõ ràng bản chất, mặt tốt của họ.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
aosomi
post Feb 28 2007, 10:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 18
Tham gia từ: 12-January 07
Thành viên thứ: 2.798

Tiền mặt hiện có : 526$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Tuongcuop @ Feb 27 2007, 04:28 PM)
Triều Dương- Thiên cổ



Năm 1997 từ Đức về nước, tôi biết bản thảo truyện ngắn Một người Đức bị tổ văn xuôi vứt xó vào thư cảo và mọt năm sau, khi Triều Dương  về phụ trách Văn xuôi đã móc nó lên in. Đó là tiếng reo khẽ, báo hiệu cho bè bạn văn chương biết tôi trở lại với văn xuôi.




Tí nữa Việt Nam mất một nhân tài.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Mar 2 2007, 07:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Nếu đúng như vậy thì điều gì hấp dẫn bạn đọc ở thơ Triều Dương? Bởi khi hôm nay, một ngàn bài thơ in báo mỗi ngày, một ngày trung bình ba tập thơ và, bằng nhiều hình thức thông tin khác, như bờ-lốc, mạng web, diễn đàn v.vv#...hàng ngàn bài thơ lăng quăng làm mòn mỏi bạn đọc? Chọn hình thức xưa như trái đất, Triều Dương tự đứng trước thử thách lớn, dù rằng có một ngày trước đây, năm 2000, anh đã từng lên bục Văn Nghệ đăng quang với một chùm thơ đoạt giải nhì.

Thơ TD ở Thi Khúc đúng như Hữu Thỉnh nhận xét trong một trang Mở sách: “Thi Khúc là tiếng thơ của người từng tải viết việc đời…có nhiều kí thác”

Sự Sống sót, để ghi dấu trên đường văn của một người cầm bút là cực khó khăn, bất kì anh là ai, viết có bao nhiêu chăng nữa, có được ai tung hứng bao chăng nữa, cũng sẽ như cái kim sợi chỉ ở bể thông tin hôm nay. Biết đâu mà tìm, mà thành một dấu ấn, một thương hiệu? Dẫu không đánh trống khua chiêng gõ mõ bằng sự cách tân đổi mới nhưng trong hành trình thơ trước đây, như Phùng Cung, đã không lẫn vào biển thơ, bằng những bài thơ cực ngắn.

Triều Dương làm bạn đọc chú ý chính ở sự vật vã, chiêm nghiệm, đau đớn mà quan sát đời sống. Nhiều bài thơ trong tập, kết vào nhau, là vệt di trong tập như: Như Dã Quỳ, Khi con Người, Bằng lằng, Một Vì Sao…..Tạo thành vệt ấn tượng trong thơ anh. Tôi nghỉ rằng, sự thông minh, tri thức có thể giúp một người đẻ ra một tập truyện ngắn, nhưng chỉ sẽ là một cái gì nhẹ bẫng, dù đèm đẹp. Một tác giả muốn có một sức đi dài hơi, phải là người chí ra từng trải, biết đau trước nhân thế, số phận của chính mình, của đồng bọn, của cộng đồng… sẽ tạo nên các tác phẩm có sức vóc, bền lâu với thơì gian.

Với thơ, có lẽ không loại trừ dự cảm này. Triều Dương sống hơn nửa thế kỉ, biết nhiều việc và tự mình trăn trở, nên đứng trước đời, anh nhận ra tính thân phận của sự vật. Trong bài thơ ngắn Đào Hoa, chỉ một khổ, anh làm người đọc nhiều liên tưởng:

Đào Hoa

Phải ba lần đốn gốc
Mới thấm mầu đào hoa
Nỗi đau ba lần ấy
biết ai người nhận ra.

Ở đây, ai là Đào Hoa? Cô gái đi làm hoa? Thân phận nghệ sĩ? Có thể nếu bạn chau mày trong đêm, bạn sẽ nhận ra có bạn ở bài thơ này để chia sẻ với T.D.

Những bài thơ như vậy nhan nhản trong Thi Khúc. Có bài hay, có bài dở, có những câu thơ hay, cũng có những câu không vượt lên khỏi những tứ cũ của các bài thơ Đường kinh điển, nhưng vẫn làm người đọc băn khoăn liên hệ với cuộc sống hiện tại. Phải chăng đó là thành công ở Thi Khúc.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Mar 2 2007, 02:52 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tuongcuop
post Mar 2 2007, 07:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Phù Đổng Thiên Vương


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 405
Tham gia từ: 3-May 03
Thành viên thứ: 1.055

Tiền mặt hiện có : 631$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Có những thi sĩ, đa số thơ không buồn. Họ thường là những thi sĩ của lịch sử, chứng nhân của một giai đoạn, mang khí thế, xu hướng thơì đại và, vô hình chung, thơ họ mang hơi huớng của khí thế số đông, khí thế quảng trường. Phạm Tiến Duật và Tố Hữu là một minh chứng.

Nhưng cũng có những thi sĩ, thơ thường buồn. Một câu đã thấy buồn, một khổ thấy buồn và toàn tập một hơi buồn.

....Bóng người mờ sau trúc
Chén buồn vùi trong tay
chén đau hằn trong mắt
chén đời chìm trong say...
(Quán trúc- Thi Khúc I)
Một con người không chỉ đau với bạn thơ, bạn hát và bạn hội họa, một màu hoa cũng làm buồn. Sự thường trực nỗi buồn thi nhân có phải ở đó chăng:

Trở về ngôi nhà cũ/ Đứng dưới vòm cây xưa/ trên kẽ tường nham nhở/ một màu hoa đung đưa...
Bao nhiêu ngày li loạn/ Bao nhiêu là cách xa/ Bao nhiêu người khuất bóng/ Chẳng khuất một màu hoa....



Tôi quan ngại, đắn đo một lần, thi sĩ Hoàng Cầm noí với tôi: "thơ hay phải buồn!"
Noí cho đúng hơn, thơ buồn thường hay. Bởi nó mang theo tâm sự, nỗi lòng,óự uẩn ức đi vào chỗ sâu kín, mà bình thường khó noí ra lời, cho: vợ chồng, con cái, bè bạn, anh em đồng chí mình.

Thơ Triều Dương chủ đạo một giọng buồn. Một lời buồn cho chinh ông? Một giọng buồn của thi nhân trưóc tạo hoá, thơì cuộc. Có lẽ sự thường trực vậy, làm anh viết được những câu buồn mà hay như:



Giưã bao nhiêu người đẹp
sao chợt nhớ quê nhà
thương em chiều gió b ấc
cấy trên đồng mưa sa

Giọt phai thì con gái
giọt tê tái làn da
giọt buốt vào xương óc
giọt xót lòng mẹ cha

Hoặc trước đám tang của bạn, nhà thơ Bế Kiến Quốc, anh viết như lời nghẹn ngào , như giọt nước mắt chầm chậm chảy ra làm đau lòng người khác:

biết giọng người đã nghẹn
nghĩ vẫn còn gặp nhau
mà chùng chình cuộc hẹn
Rồi người mất. Ngờ đâu

Lời gọi người không thấu
Lời than người chẳng hay
Lời thương người không biết
Lời đau - lơì gió bay

Tuổi chiều như chớp mắt
Ai biết mình hôm sau...

Viết bài thơ trên xong, hai năm sau Triều Dương bạo bệnh và ngã từ cầu thang, trong một vô ý, xuống nền nhà tầng dưới. Anh đi, khi Thi Khúc II còn dang dở, như một lời chia tay dang dở với bè bạn, trong dự cảm: "Ai biết mình hôm sau." Như cuộc sống vốn là:

Trước chị bao người hát
Sau chị hát bao người
tiếng chị không còn nữa
chị còn trong cuộc đời...

Những bài thơ của Triều Dương, gói gọi trong đời thơ của anh rải rác viết từ năm 1998, đại đa số từ 2000 tới 2002. Có nghĩa là so với truyện ngắn Mắt Bão mà anh được giải từ khi công bố và được giải 1970, T.D. là người mới làm thơ. Mới làm thơ tức là Tự mình kinh nghiệm chưa có mấy, nhưng khi tập Thi Khúc ra đời nó đã được hội đồng thơ Hội nhà văn đánh giá cao và cho giải khuyến khích, chứng tỏ dù cũ kĩ nhunưg thơ Thi Khúc vẫn đáng đọc. Tôi cũng nghĩ rằng, chính cái chân thành của anh trong thơ, sự diễn đạt tự nhiên và dung dị làm nên sự thành ở thơ anh. Thơ hay văn, dầu kĩ năng kĩ sảo, dù thiên thư vạn cuốn, dù qua đó người đọc tưởng anh ta đã đi Tây về Đông, nếu không phải ở cõi lòng đi tới, bắc nhịp vào cõi lòng, làm không bình yên tâm hồn người khác thì cũng vứt vào sọt giấy...

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Tuongcuop: Mar 2 2007, 03:07 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC