Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Vẻ đẹp Ching Cheng, Bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Bến
post Aug 17 2007, 11:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Nhân tiện đang ở Tây Nguyên, góp với làng một ít về văn hóa cồng chiêng.
Phác hoạ “ chân dung” ching chêng Tây Nguyên

Trước tiên phải nói đôi lời về hai chữ “ cồng chiêng”. Đây thực ra chỉ là cách gọi của các nhà nghiên cứu, và dần trở thành thuật ngữ quen thuộc khi nói đến loại nhạc cụ độc đáo này của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đó là theo lối gọi của một số dân tộc thiểu số phía Bắc như người Mường, người Thái,hoàn toàn chỉ sử dụng những chiếc cồng có núm (thường gọi là cồng Mường), riêng các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên không có khái niệm “ Cồng ” . Những chiếc chiêng có núm ( tạm gọi là chiêng núm) được gọi là ching, chưng, hoặc goong. Những chiếc không có núm ( tạm gọi là chiêng bằng) có thể được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ theo mỗi tộc người ( ví như dàn ching knah của người Êđê, ching Arap của Jrai, chêng của người Bâhnar, Sê đăng, chưng là cách gọi của người Mnông...). Theo thiển ý của chúng tôi, có thể tạm dùng hai tiếng ching chêng như cách gọi của tộc người Bânar là tương đối chung nhất, để nói về tập đoàn các dàn chiêng Tây Nguyên.
Tộc người bản địa nào cư trú trên dãy Trường Sơn – Tây Nguyên cũng có ching chêng . Âm thanh của Chiêng, hay ching chêng không chỉ là phương tiện giao lưu với các thần linh ( Yang), mà còn gắn bó với người Tây Nguyên từ thuở lọt lòng cha mẹ làm lễ thổi tai đặt tên, đến tuổi thành niên , cưới hỏi, sản xuất, giao đãi với bộ tộc, với bạn bè...Cho đến tận khi tiễn đưa linh hồn về với bến nước làng trời.Nói một cách khác, ching chêng chính là tiếng nói tâm linh,tâm hồn của mỗi dân tộc. Trước khi có bộ chiêng đồng, bà con đã có ching đá ( goong lú)- một trong những nhạc cụ được coi là cổ xưa nhất của loài người. Sau đó là đến chiêng gỗ ( ching côk, Tlung tlơ..), rồi mới đến chiêng đồng . Muộn màng hơn là chiêng tre ( ching kram).Tre nứa, gỗ, đá ...đều hiện diện giữa núi rừng, sông suối, luôn gắn bó biết bao đối với đời sống của con người.
Có một số nhạc cụ phổ biến trong cộng đồng các sắc dân Tây Nguyên, được mô phỏng theo hệ thống âm thanh của các dàn ching chêng, như : ching goong, ching đinh( Êđê, JRai ), Ting ning ( Sê Đăng, Bânar),Gông rêng ( Mnông), Goong Kla ( K’Ho)...
Văn hoá ching chêng là một trong những nét đặc trưng nhất trong nền văn minh nương rẫy, của cộng đồng các cư dân thiểu số ở miền núi. Không gian văn hoá ching chêng cùng với nghệ thuật dân gian và hệ thống văn chương truyền miệng độc đáo, phương thức sản xuất , tín ngưỡng, các nghề thủ công truyền thống....đã tạo nên nét riêng biệt của một nền văn minh nương rẫy, khác biệt hẳn với nền văn minh sông nước của người Việt ở miền đồng bằng.
Tập đoàn các dàn ching chêng Tây Nguyên thường gồm những chiếc có núm ( tạm gọi là chiêng núm ) và không có núm ( tạm gọi là chiêng bằng). Mỗi dân tộc có nhiều dàn, gọi tên theo chất liệu chế tác , hoặc xuất xứ ( ví dụ như ching Kur – chiêng từ Cămpuchia, ching Lao – có xuất xứ từ nước Ai Lao, ching Joan – mua của người Kinh ở miền xuôi...) . Cũng có khi bà con gọi theo hình thức và thể loại lễ nghi xử dụng của từng loại chiêng ( ching Arap – dùng trong lễ pơthi -bỏ mả, ching xoang sgơr – dùng trong lễ mừng chiến thắng của người Bânar )...Tên chung, mỗi tộc người một cách gọi khác nhau :
- Người Êđê gọi bộ chiêng của mình là Ching Char ( chiêng núm gọi là ching, chiêng bằng gọi là knă)
- Người Jrai gọi Ching
- Người Bânar & Chăm Hroaih gọi Ching chêng ( Ching cho những chiếc có núm và chêng dùng gọi những chiếc không có núm )
- Người Mnông, K’Ho gọi là Chưng goong , hoặc Goong chêng ( goong dùng cho chiêng núm & chưng, chêng dùng gọi chiêng bằng)....
- Người Sê đăng gọi ching goong ( ching là những chiếc chiêng bằng, goong là chiêng có núm).......
Thông thường ngày nay đa số gọi theo cách của các nhà nghiên cứu văn hoá là “ cồng chiêng” , ở một số vùng Mnông còn gọi là đồng la hoặc vùng Răk Glây gọi là Mã la.Chúng tôi chưa có cơ sở để tìm hiểu và đối chứng các cách gọi này, nhưng theo một số nhà nghiên cứu về văn hoá RăkGlay, thì từ “mã la” là sự biến dạng của cụm từ “ chiêng ăn nhà mả” Cơ cấu ( gồm chiêng có núm và không có núm) và chất liệu chế tác ( đồng, gỗ, nứa...) của dàn chiêng có thể giống nhau, nhưng số lượng trong một bộ nhiều hay ít và phương thức diễn tấu thì cơ bản mỗi tộc người mỗi khác nhau.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 17 2007, 05:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.602
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 45.839$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Bến cheers.gif

Tôi chưa có dịp lên Tây nguyên, mà giả dụ có lên thì khó có may mắn được đi như một người nghiên cứu văn hóa mà chỉ có thể như một người du lịch thôi.

Nhưng văn hóa ching chêng có lẽ không chỉ có ở Tây nguyên mà nó là một đặc trưng của văn hóa Đa đảo. Rất thú vị là VN hiện tại nằm trên nhiều bản lề văn hóa : phía Bắc thì có bản lề văn hóa Trung - Việt. dọc biển miền Trung thì có bản lề văn hóa Trung - Ấn ( Kinh - Chàm). Trên Tây nguyên thì là bản lề "lNam Á - Đa đảo".
Tất nhiên Tây nguyên cũng có đặc điểm riêng của nó, như bất cứ mọi vùng đất nào. Nhưng cái cùng văn hóa khu vực thì có lẽ là đa đảo.

Dù vậy không phải cứ ra đa đảo (Malaysia hay Indonesia ) thì người ta có thể bắt gặp văn hóa ching chiêng được (vì ở những xứ này , Hồi giáo đã bao phủ lên trên) mà chỉ có ở một số địa điểm
ví dụ Bali, Sulavezi .

tôi chưa đặt chân được tới Sulavezi, nhưng Bali thì đã tới. Và một trong những cảm giác lớn nhất đối với mình là dàn chinh chiêng của họ. Những chiếc chiêng (chiêng đồng) không được dựng đứng lên mà để nằm trong một thứ nhạc cụ gọi là gamelan. Ở Cam pu chia cũng có nhạc cụ này. Các chiêng của họ đều có núm.

Đi bất cứ đâu ở Bali, người ta cũng được nghe thấy giàn nhạc ching chiêng này. Đến bây giờ khi viết nhưng dòng nài tôi vẫn còn cảm giác được tiếng "binh boong" của nó (nguyên nhân là họ luôn gõ hai âm một lúc).

Ấn tượng mạnh nhất có lẽ là lúc ngồi trên sân đền, buổi tối, nghe diễn kịch Ramayana, với dàn ching chiêng này. Họ có ít nhất là 10 bộ Gamelan khác nhau. Nghe lúc như thác đổ, lúc như mưa rơi, lúc khoan , lúc nhặt, lúc trầm, lúc bổng... Tôi hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về nhạc lý, nhưng không khỏi cảm thấy có cái gì đó thật sự linh thiêng và huyền bí..

Họ không hát trường ca, như tôi được biết về văn hóa Tây nguyên, mà diễn kịch cổ điển Ấn độ. Cũng không có ánh lửa bập bùng mà là đèn điện sáng. Cũng không phải sân nhà rông mà là trước cửa đền.
Nhưng những âm hưởng của bộ ching chiêng đã làm thay điều đó.

Một điều đặc biệt là người ta hay đối kháng văn hóa người Kinh với văn hóa Đa đảo. Nhưng có lẽ cội nguồn của văn hóa người Kinh cũng là văn hóa đa đảo. Đó là vào thời kỳ trống đồng Đông sơn. Sau đó, Tây nguyên huac có lúc bị tách biệt với đồng bằng, huac có luc ảnh hưởng van hóa Chàm, trong khi đó thì văn hóa người Kinh bị Trung quốc hóa.

Có những điều tôi nhìn thấy ở Bali nhưng ở VN đã mai một như việc thờ thân cây, thờ đá... Mà nó mai một cũng gần đây , có lẽ chỉ trên dưới 1 thế kỷ thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 17 2007, 09:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.602
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 45.839$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung thêm một tí.

Ở Bali thì chỉ thấy có chiêng có núm đặt nằm ngang giống như cây đàn đá. Nhưng ở đảo Java, khi họ biểu diễn nhạc cung đình hay Ramayana thì lại thấy có chiêng có núm để đứng dọc nữa. Cái to nhất, âm trầm có lẽ đường kính phải tới 1m.

Muốn hỏi Bến một điều:

tất cả những ching chiêng ấy đều là đi mua từ Lào từ Cam pu chia hay dưới đồng bằng lên hay sao ? Ở tại địa phương người ta có nghề đúc để tạo ra những nhạc cụ đó không ?

Cái chiêng gỗ trông nó như thế nào ? có phải nó giống như một cái mõ khổng lồ. Tức là một cái thân cây lớn đường kính cỡ 80cm, cao khoảng 1m50, có khi tới 2m. Được đục rỗng ở trong, và có một kẽ hở chạy dọc theo cỡ khoảng 2/3 chiều dài.

Ở Indonesia (Bali) cái chiêng gỗ đó được treo trên tháp chuông của mỗi đền thờ thần, phía ngoài cổng đền, ở vào vị trí mà các chùa treo chuông đồng (đại hồng chung) hay cái khánh đá.

Nhưng cái chiêng đó được người ta "mặc áo", tức là quần vải ra ngoài ở một đầu. Mô típ của cái khăn vải ấy là hình ca rô đen trắng, tương tự như khăn rằn của người Nam bộ.

Ở Paris trong bảo tàng Branly, chuyên về nghệ thuật đầu tiên (ý muốn nói về những tác phẩm được tạo ra từ thời hồng hoang của loài người) người ta cũng trưng bầy những cái chiêng gỗ như thế. Nếu tôi nhớ không nhầm thì nó là của người ở vùng châu đại dương. Cũng là từ Indonesia kéo ra, tức cũng là văn hóa đa đảo thôi.






--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Aug 18 2007, 09:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Cam on bạn đã có sự yêu quý đối với văn hóa ching chêng TN.Những điều bạn hỏi toi sẽ lam rõ thêm để bạn hiểu :
- Đa sô các tộc người ( ngày nay là các nước) theo ngôn ngữ Ma Lai-Đa đảo, đều có ching. Tuy nhiên theo thời gian, họ đã bị " cung đinh hoá" ( như bạn đã thấy ching bị " dồn" vào một khuôn hình nào đó,) và chỉ phục vụ cho thờ cúng.Riêng với ching chêng TN, cho dù vẫn là phương tiện giao lưu với thần linh, nhưng may mắn thay vẫn còn hiện diện trong đời sống cộng đồng ,vơí nguyên bản của nó : cộng đồng cùng sử dụng & cộng đồng cùng thưởng thức. Ngày nay nó còn được quần chúng hóa trong không gian mở giao lưu với nhiều cộng đồng khác.( Chính vì yếu tố này mà ching chêng TN mới được UNESCO quan tâm hơn.).
Ching chêng TN có nguồn gốc từ Lào ( ching Lao), Campuchia ( ching Kur)và từ người Việt ( ching Joan),phía Nam chỉ có làng Phước Kiều ở tỉnh Quảng Nam có nghề đúc chiêng và thường bán lên TN. chứ nguyên gôc người TN không có nghề đúc đồng ( ching ), cho dù có nghề rèn.Bạn đi nhiều nơi, có thấy ở vùng nào tại Indo & malay có còn dàn chiêng nhiều người cùng chơi không ? Cho biết địa chỉ & tên tộc người ấy nhé.
Chiêng gỗ là cách gọi của người Eđê ( ching Kôk ) , Mnông ( Tlung Tlơ) ở Đăk lăk. Hình dáng như chiếc đàn TR'ưng của người Jrai & Bâhnar ở Gia Lai ( bạn yêu âm nhạc dân gian thế, chắc biết chiếc đàn Tr'ưng chứ?), nghĩa là những thanh gỗ dài ngắn ( bổng trầm) xếp nằm ngang cạnh nhau, được nối với nhau bằng những sợi dây.Không giống chiếc " mõ gỗ" mà bạn mô tả.
rất thú vị với những thôgn tin của ban. cảm ơn.
nếu có dịp đi TN, hay tin chúng tôi có người hướng dẫn bạn tham khảo những điều bạn thích về VHDG . vấn đề là thời gian bao lâu? cần biết những gì? Ông Trần Văn Khê & Nguyễn THuyết Phong cũng đã từng đi như thế đấy.
Tôi đồng quan điểm với bạn về văn hóa Việt có phần nào mang tính đa đảo. nhưng có lẽ đã phần nào bị " Trung Hoa hóa" nữa.
Một người bạn của Bến ở TN


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 20 2007, 09:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.602
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 45.839$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi cũng không có nhiều thông tin đặc biệt về ching chiêng. Đơn giản chỉ là đi thì nhìn thấy thôi.

Các dàn nhạc "ching chiêng" mà tôi nhìn thấy đều có nhiều người chơi, vì nó phải có tới hơn chục cái đàn khác nhau. Mỗi một chiếc đàn đều giống như đàn T'rưng chỉ có khác là nếu là ống tre, thì nó hựac là những chiêng hình tròn có núm, hay là những thanh kim loại (có lẽ là hợp kim đồng).

Có một người cầm trịch điều khiển. Ông này đánh một cái chiêng to, để thẳng đứng. Ông ta ngồi ở vị trí giữa. Bên phải và bên trái là hay dẫy đàn. Tùy theo sự điều khiển của ông ta, huac theo ánh mắt dấu hiệu, hoac theo nhip điệu ông ta đánh mà dàn nhạc hai bên chơi hòa theo.

Cái ching bằng tre (giống như đàn T'rưng) tôi cũng nhìn thấy, và còn nghịch nó nữa, nhưng khi mình gõ lên thì nó chỉ là tiếng ồn ào thôi chứ không thành nhạc điệu gì cả. leuleu.gif

Đấy là cái đàn "T'rưng" mà họ để ở cửa ra vào bảo tàng Mỹ thuật ở Bali.

Nếu là bằng tre thì cái dùi gõ bằng tre hay gỗ, đầu gõ được bọc vải, chắc để đánh cho tiếng êm.

Nếu là bằng đồng thì dùi gõ trông như cái búa.

Tôi nghĩ rằng chắc chắn dàn nhạc này cũng được dùng trong các dịp như tang ma, đám cưới, hay lễ giành cho trẻ con (ví dụ đầy tháng tuổi), ngoài việc được sử dụng trong các lễ thờ thần linh nhưng là dân du lịch thì rất khó tham gia vào những lễ đó.
(một ngoại lệ, tôi thấy họ quảng cáo tour du lịch đi xem ... đám ma lễ hỏa thiêu. Nhưng tôi thấy điều đó có vẻ ..kỳ kỳ thế nào đó nên không tham dự. Mặc dù vậy cũng được nghe nhạc đám ma của họ. Trong nhạc đám ma ngoài kiểu đàn gõ như thế họ còn có kèn. Tiếng nó cũng hơi giống như những kèn gỗ dùng trong bát bộ đám ma ở ngoài Bắc. Nghe rất ảo não)




--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Aug 21 2007, 05:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Bác Phó - nếu có dịp lên Tây Nguyên và muốn đi như một người nghiên cứu văn hóa thì nhớ đừng quên liên lạc với em nhé. Sẽ có người hướng dẫn cặn kẽ cho bác. Welcome!


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Aug 21 2007, 05:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Chưa ở đâu trên đất nước ta, có một tập hợp đông đảo về số lượng trong một dàn và nhiều dàn đến như thế về nghệ thuật diễn tấu ching chêng như ở Tây nguyên. Ít nhất là bộ chiêng Tha chỉ có hai chiếc của người Brâu. Nhiều nhất là 12-14 chiếc trong cơ cấu dàn chiêng Jrai, Bâhnar, Sê đăng. Lên tới 21 chiếc “ching độ” ( tăng thêm những chiếc có núm của phần đệm) trong bộ chiêng Jrai mới.
Chúng ta sẽ phác hoạ một vài chân dung chính của hệ thống các loại ching chêng Tây Nguyên
Chiêng của các nhóm tộc người Mnông ở Đăk Lak & Đăk Nông
( còn gọi là chưng) thường có hai bộ không có núm : một bộ chưng ba và một bộ chưng 6 chiếc. Cũng có vùng vẫn gọi là chêng.Một số vùng Mnông Nong, Mnông Preh có thêm bộ 3 chiếc chiêng có núm, gọi là goong.
Trong bộ 6 chưng bằng, hai chiếc chưng nhỏ nhất và chiếc lớn nhất giữ phần đệm,ba chiếc còn lại đi giai điệu. Khác với nhiều tộc người, người Mnông không sử dụng trống cùng diễn tấu với chưng.Khi trình tấu mọi người đều đứng, chưng đeo trên vai , dùng nắm tay đấm vào mặt trong ( mặt lõm ), thân hình cúi xuống lom khom dường như lắng nghe. Do đó âm thanh goong chưng Mnông ấm , không vang dội mà tựa như lời tâm sự thủ thỉ. Chiêng Mnông, Mạ ,K’Ho có cấu tạo, âm thanh và cách đánh tương đối giống nhau.
Cũng như người Sê đăng và các tộc người khác, người Êđê gọi từng loại chiêng theo xuất xứ của chúng ( ching Lao, ching Kuôr, ching Joăn...). Những chiếc ching có núm & chiêng Char có đường kính lớn ( theo cách gọi của bà con là ching thước chín, nghĩa là khoảng chừng 0,90cm) đảm nhận vai trò giữ nhịp. Phần giai điệu là nhiệm vụ của nhoùm 3 chiếc nhóm khôk vaø 3 chiếc nhóm h’liang.Điều khiển sự ra vào, ngừng nghỉ, chuyển bài bản do trống cái – Hgơr- chỉ đạo. Đã có nhà sưu tầm hình dung rằng “ dàn chiêng Êđê như một gia đình mà ở đó chiếc Char là bà, mđu là cha, ana ching là mẹ. Những chiếc h’liang là con gái vì âm thanh của nó mềm mại hơn. những chiếc khơk tiếng ngắt là con trai”. Tuy nhiên, đó chỉ là cách gọi cho vui, sau này bà con cũng thích gọi theo như vậy.Âm thanh mềm hay ngắt phụ thuộc vào bàn tay trái của nghệ nhân áp vào mặt phẳng của những chiếc chiêng không có núm ( chiêng bằng) . Để phát ra âm thanh, ngoài chiếc dùi dùng cho ching Mđú được bọc bằng chất liệu mềm ( thuở xa xưa là da bộ phận sinh dục của trâu, bò đực) ngaỳ nay là quấn bằng vải hoặc cao su.các chiêng khác đều xử dụng dùi cứng không bọc ( thường bằng những thanh tre đực hoặc dùi gỗ vót tròn). Vì cách đánh này mà âm thanh của dàn chiêng Char ( hay còn gọi là ching knă) của Êđê vang rất xa, âm lượng rất mạnh mẽ.Dàn chiêng Êđê tiêu biểu nhất là của buôn Kó Siêr thành phố Buôn Ma Thuột, đã từng thay mặt cho các dần chiêng Tây Nguyên tham dự Diễn đàn âm nhạc Châu Á- Thái Bình dương lần thứ 21 tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 1991 và được chọn một số bài, cùng với một làn điệu dân ca ( hát k’ưt) xếp vào kho tàng tinh hoa âm nhạc dân gian của khu vực.Dàn chiêng buôn Kó Siêr cũng được mời tham gia Liên hoan âm nhạc dân gian quốc tế tại cộng hoà Sec, Thái Lan, Nhật Bản...và được nhiệt liệt hoan nghênh.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 22 2007, 09:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.602
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 45.839$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cám ơn Bến. Nếu có dịp lên Tây nguyên thì sẽ liên lạc, ít nhất cũng để được ngủ trong nhà rông (người ta có cho ngủ trong nhà rông không nhỉ, hay đấy chỉ là cái đình).

Cái trống giữ nhịp trong dàn ching chiêng mà Bến nói là trống gì : Trống da bịt hai mặt hay là trống kim loại (kiểu như trống đồng).

Ở Tây nguyên có cái LỆNH không ? Cái lệnh cũng là một loại nhạc cụ đã biến mất ở dưới đồng bằng, chỉ còn lại trong câu tục ngữ (LỆNH ông không bằng CỒNG bà) tương truyền là có từ thời khởi nghĩa bà Triệu.

Cái lệnh là một miếng kim loại (đồng thau) hình vuông hay hình chữ nhật, mà biến tướng của nó là cái Khánh (thường làm bằng đá) để ở chùa, hay là cái KẺNG. Cái LỆNH cũng có thể coi như một loại ching hình vuông.

Hơi lạc đề một chút. Có rất nhiều tập tục dưới đồng bằng bị mai một đi (do điều kiện xã hội thay đổi) trong khoảng 100 năm trở lại đây, nhưng nguồn gốc của nó có lẽ chung với Tây nguyên. Ví dụ tập tục Mẫu hệ.

Thời của bố tôi còn trẻ tức là cách đây khoảng 50 năm, ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ vẫn có tập tục gửi rể. Có nghĩa là trước khi cưới, người con rể "hờ" vẫn phải đến ở nhà bố mẹ vợ "hờ" để làm việc cho gia dình nhà vợ "hờ". Có khi phải làm "tá điền" tới mấy năm.

Trong phong tục dân gian, người ta vẫn nói "mồ côi mẹ ở với dì". Tức là sống về đằng nhà ngoại. Trong khi đó bình thường theo tập tục TQ thì phải theo về đằng nội.

Trong truyện dân gian, Mỹ châu Trọng Thủy, người ta cũng chấp nhận rất bình thường Trọng Thủy về ở nhà Mỵ Châu, trong khi đó đáng lẽ Mỵ châu phải theo chồng về phương Bắc. (Tất nhiên ở trong câu chuyện này việc ở rể còn bị chuyện "làm tình báo" che lấp đi. Nhưng do nó là sản phẩm của văn hóa người Kinh, nếu thời đó có thể nói được là người Kinh tồn tại, nên việc có chi tiết ở rể lại là rất tự nhiên).






--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Aug 23 2007, 02:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Ching chêng trong đời sống cộng đồng
Tiếng chiêng gắn bó với đời sống tâm linh của người Tây Nguyên . Đặc biệt nó gắn liền với mọi lễ nghi liên quan tới sản xuất nông nghiệp, với các lễ nghi vòng đời một con người.Số lượng & chất lượng các dàn ching chêng còn từng là một trong những thước đo giá trị sự giàu có của một gia đình Tây Nguyên.
Không chỉ đơn thuần là việc các nghệ nhân tài hoa tập hợp nhau lại để “ chơi ” những bản nhạc truyền thống, mà song hành với âm điệu của các dàn ching chêng là cả một nền văn hoá đa dạng , phong phú và mang một vẻ đẹp huyền ảo cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, của những phong tục tập quán, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật diễn xướng,những trò chơi dân gian, văn chương truyền miệng, ẩm thực.....đúng nghĩa là một không gian văn hoá nghệ thuật, mà trong đó ching chêng chỉ là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp độc đáo.Cao hơn,ảtình tấu ching chêng là một loại hình sinh hoạt nghệ thuật diễn xướng mà toàn thể cộng đồng đều có thể cùng tham gia & cùng hưởng thụ.
Tín ngưỡng đa thần và sinh hoạt mang tính cộng đồng cao của một nền văn minh nương rẫy,đã sản sinh ra văn hoá dân gian Tây nguyên.Tính cố kết cộng đồng cũng từ tập quán “ bầy đàn nguyên thuỷ” đó mà bền vững hơn. Bởi ngay từ việc diễn tấu ching chêng, đã chỉ được thực hiện khi có đầy đủ một nhóm nghệ nhân, và chỉ thật sự hứng khởi khi có đông đảo người cùng tham gia.Nhất là khi có sự hiện diện của nghệ thuật múa ( Xoang) thì không gian văn hoá ching chêng càng trở nên đặc biệt náo nức.
Thuở xa xưa, ching chêng là phương tiện giao lưu với các thần linh, thông tin giữa bộ lạc này với các bộ tộc khác, theo những quy trình canh tác nông lịch trên đất rẫy và theo các lễ nghi vòng đời của một con người, một gia đình hay một bộ tộc.Không thể thiếu vắng tiếng ching chêng khi có một việc lớn sẽ diễn ra liên quan đến đời sống con người giữa đại ngàn hoang sơ. Ngoài việc phải thưa gửi, phải cầu xin và tạ ơn các vị Yang ngự trị nhan nhản khắp nơi về những gì đã, đang và sẽ nhận được; còn phải báo tin buồn vui, chúc thọ người già, mừng người trẻ trưởng thành, nên duyên đôi lứa và cảm ơn bạn bè, dòng họ,gia đình thậm chí cả những nô lệ đã chia xẻ, lao động cật lực cùng gia chủ trong những tháng ngày suốt hai mùa mưa nắng...Mỗi dàn ching chêng là một thông điệp tâm linh, là tâm hồn của một tộc người. Thậm chí là phong cách giao tiếp của một buôn, plei, kon,bon. Ching chêng luôn luôn hiện diện và song hành cùng con người ngay từ lúc mới cất tiếng khóc chào đời, cho đến lúc đi về “chốn mang lung”, hay nói cách khác là về lại “ bến nước ông bà” .
Hãy lắng nghe trong gió tiếng ching chêng Bânar trầm hùng như dòng Sê San mạnh mẽ dạt dào tuôn chảy; chiêng A rap Jrai phóng khoáng như đàn ngựa hoang tung vó và rộn ràng khiến chân tay con người muốn lắc lư, động đậy.Những chàng trai Sê đăng dây xa tích bạc treo ống trầu bên hông leng keng cùng nhịp ching chêng náo nức đưa tâm hồn con người bay lên theo biến tấu diệu kỳ của nhịp điệu bài dân ca “ Chim Jil đi tắm”.Còn mạnh mẽ, ào ạt như những cơn gió rong chơi thổi qua đồng cỏ cao nguyên là tiếng ching char Êđê . Khom xuống mà lắng nghe lời thủ thỉ , bụp xoà, đôi lúc lại lanh lảnh tiếng vòng đồng và các khớp ngón tay gõ lên mặt chưng K’Ho, Mnông, Mạ. Ai đã từng một lần tham gia những lễ hội của người Bânar Chăm Hroaih ở Bình Định, Phú Yên, chắc không thể không nhớ đến nhịp điệu vang vọng hết ngày qua đêm, khi trang trọng, khi sôi nổi rạo rực, lúc trầm tư, của các đội chiêng những làng Xí Thoại, Vân Canh, Hà giăng...hay cuộc đấu chiêng đôi của người K’Ho ( Lâm Đồng) , người Cor ( Quảng Ngãi) .Những cuộc chuyện trò tâm sự, dãi bày biểu cảm,giải quyết mọi hờn giận, hiểu nhầm qua tiếng ching của hai người bạn hay hai gia đình.Lúc quyết liệt, khi tâm tình, có khi lại hồn nhiên tinh nghịch đến bất ngờ...
Ching chêng là thể loại âm nhạc đặc trưng nhất gắn liền với nhiều sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Tây nguyên.Bởi môi trường diễn xướng của ching chêng thường đi đôi với hệ thống các lễ và hội.Ở đó, để phục vụ cho đời sống tinh thần của con người, và là môi trường bộc lộ tài năng của các nghệ nhân chân đất, mọi loại hình nghệ thuật dân gian đều có thể được phô diễn xung quanh nghệ thuật ching chêng .
Đầu tiên phải nói tới sự có mặt của nghệ thuật tạo hình. Trên những cây nêu, những dàn cúng tế lễ là những màu sắc đen, xanh ,đỏ, vàng, trắng rực rỡ có từ thiên nhiên núi rừng, gần gũi với đời sống con người như chim, cá, hoa cỏ...được tái tạo với một vẻ đẹp hoang dã. Trong các lễ bỏ mả còn có hệ thống những tượng mồ thô ráp, ngộ nghĩnh mà đầy tính sáng tạo tài hoa. Sau nữa là hoa văn thổ cẩm lộng lẫy sắc màu, do bàn tay khéo léo của những người phụ nữ nhặt bông, xe chỉ dệt may nên.Bởi chẳng ai muốn chồng con, lẫn chính mình ,đến lễ hội với trang phục không bằng những gia đình khác.
Một loại hình nghệ thuật khác càng không thể tách rời nhịp điệu ching chêng, đó là múa.Người ta quen gọi chung là Xoang, những điệu múa trong các lễ hội của mọi dân tộc trên dãy Trường Sơn –Tây nguyên.Xoang A rap đi theo dàn ching A rap của người Jrai,xoang Sơgơr hoà cùng với tiếng ching chêng ăn mừng mùa màng bội thu, mừng chiến thắng của tộc người Bânar. Đón khách ngay từ đầu làng vào tận nhà Rông chung vui, người Sê đăng có Xoang xuâ tơmôi nhún nhảy bước đi theo nhịp ching. Người Chăm Hroaih ở Phú Yên, người Bâhnar Chăm ở Bình Định ...đều có thể múa thâu đêm suốt sáng theo nhịp ching chêng.Có bao nhiêu làng tham dự là có bấy nhiêu tiết tấu ching chêng, đi đôi với bấy nhiêu điệu múa cổ truyền, có thể kéo dài hàng giờ, hoặc cả buổi không mệt mỏi. Người già bước chân đi chậm rãi, cánh tay khoan thai đưa lên ,vòng xuống. Lớp trẻ nhịp chân nhanh vui, đôi tay uốn lượn cũng bay bổng hơn. Hông sát hông và vai sát vai, khó có thể đứng ngoài vòng xoang khi tiếng ching chêng nổi lên đầy hứng khởi như thế.
Khi bóng chiếc áo choàng của Yang đêm buông xuống giữa đất trời Tây nguyên, tiếng ching chênh tạm ngơi nghỉ là lúc những câu hát đố, hát giao duyên cất lên giữa đêm mênh mang.Tiếng kèn hơi dìu dặt, tiếng nứa, gỗ gõ lanh tanh, tiếng bàn tay vỗ vào miệng ống nứa bì bọp, lời kny thì thào tiếng trái tim của gái trai tìm nhau, yêu nhau, kết nên đôi cho đại ngàn sinh sôi.Cao tuổi hơn, bên bếp lửa bập bùng trong không gian cổ tích của nhà sàn, tiếng nghệ nhân hát trầm trầm kể khan, Ot n’trong, H’amon, Hri bổng trầm, với những ước mơ cháy bỏng trong ánh mắt trẻ thơ về một xã hội đầy những điều tốt đẹp và no ấm.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Aug 26 2007, 03:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 22 2007, 09:48 PM)
Cám ơn Bến. Nếu có dịp lên Tây nguyên thì sẽ liên lạc, ít nhất cũng để được ngủ trong nhà rông (người ta có cho ngủ trong nhà rông không nhỉ, hay đấy chỉ là cái đình).

Cái trống giữ nhịp trong dàn ching chiêng mà Bến nói là trống gì : Trống da bịt hai mặt hay là trống kim loại (kiểu như trống đồng).

Ở Tây nguyên có cái LỆNH không ? Cái lệnh cũng là một loại nhạc cụ đã biến mất ở dưới đồng bằng, chỉ còn lại trong câu tục ngữ (LỆNH ông không bằng CỒNG bà) tương truyền là có từ thời khởi nghĩa bà Triệu.



Ngủ được bác ạ. Nhưng nhà rông thì thuộc vùng Ba na, Xê đăng... chỗ Ê đê của em chỉ có nhà dài thôi.
Lúc nào em sẽ tả thêm về cái trống nhé. Trống cũng nhiều chuyện vui lắm đấy.
Trong dàn ching chêng không thấy cái nào giống cái lệnh như cái bác tả.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC