Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai, nhận định về VN của các trí thức Tây học

Phó Thường Nhân
post Feb 7 2023, 11:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp tới là hai bài viết có tính chất kỹ thuật, đó là bài viết về con đường đi từ Đà Nẵng ra Huế mất bao nhiêu thời gian, qua những trạm dừng nào, vào thế kỷ XVII thông qua ghi chép của một người Ý tới Đàng Trong. Tư liệu này có thể giúp ta tìm hiểu tình trạng giao thông, lộ trình ở Đàng Trong vào thời điểm này. Bài tiếp sau nói về vấn đề bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, nhưng quan niệm của thế giới, của VN, vấn để chủ sở hữu công không có tiền để tu sửa, còn nếu là tư nhân thì nó sẽ bị sửa theo kiểu “trọc phú” (từ này là của tôi), tác giả cũng than phiền có nhiều công trình đáng giá nhưng vì không được đưa vào danh mục kiểu “danh sách lịch sử cấm không được vi phạm” (đây cũng là từ của tôi), thì bị phá bỏ để xây nhưng thứ mới không giá trị bằng.. v..v.. Tôi sẽ không phân tích nó, mà sẽ phân tích bài tiếp theo của học giả Trần Ngọc Vương, với tựa đề “Vấn đề chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia ở Vn ngày nay”. Theo như giới thiệu thì đây là một học giả dậy về văn học ở Đại học Hà nội, tiến sĩ viện Đông Phương Học Nga, thính giảng ở đại học Bắc Kinh, Paris VII, Seoul. Tôi viết tất cả lý lịch học vấn của tác giả ở đây để thấy rằng ông là một típ học giả khác với hai người tôi phân tích trước, là những người nằm trong một không gian nhân thức thực dân kéo dài, và họ coi đó như cái đế nhận thức của họ (tôi nói gọn như vậy). Với học giả Trần Ngọc Vương thì không phải như vậy. Ông là một dạng học giả ngoài Bắc, được đào tạo trong khuôn viên XHCN. Không hiểu lúc ông ấy làm tiến sĩ ở Nga thì đó là nước Nga ngày nay hay Liên Xô, vì điều này cũng rất quan trọng ảnh hưởng tới tác giả.
Thực sự khi nhìn hành trang học vấn của ông, tôi có một cảm tình,vì hi vọng rằng những địa điểm học vấn trên, sẽ giúp ông có một nhận thức ngoài phương Tây hơn, tức là khách quan hơn. Nhưng cảm tình bao nhiêu thì sự thất vọng lớn bấy nhiêu, vì khi đọc bài viết của ông, nó không nói lên được một điều gì cả. Tác giả không chỉ ra vậy vấn đề chỉ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia ở VN ngày này (bài viết vào năm 2022) là gì. Tác giả chỉ đưa ra được một số tác giả phương Tây nói về chủ nghĩa dân tộc : Anderson, Hosbown, Renan, .. là những học giả tư sản phương Tây, nhưng tác giả không định hình được họ, đặc trưng của họ là gì và tất nhiên không hiểu đóng góp của họ vào tư duy dân tộc , quốc gia của Vn là gì, có không như cái tên bài viết. Còn thất vọng hơn nữa khi tác giả nói tới vấn đề dân tộc thông qua phong trào quốc tế cộng sản, điều liên quan trực tiếp tới VN. Nhận định đánh giá của tác giả về vấn đề dân tộc của chỉ nghĩa Mác – Lê nin cũng cực kỳ hời hợt(ví dụ nói về Staline). Còn về VN nói riêng, thì tác giả đã chỉ ra được một vài tiểu tiết về quan niệm của nhà Nho Vn về dân tộc, quốc gia. Điều này với tôi là khẳng định những điều tôi hiểu về nhà Nho VN, nhưng ông ấy không thấy được sự liên quan giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Vn và chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt theo lăng kính nhà Nho, mà chỉ thấy được mấy thứ vụn vặt kiểu “Triệu Đà được coi là một triều đại Vn, bác Hồ cũng nói thế”. Cảm giác của tôi khi đọc tác giả là thấy
1- Sự tìm hiểu hời hợt về các học giả tư sản phương Tây (điều này ông ấy sẽ kém hơn các học giả tắm mình trong nhận thức thực dân như tôi phân tích ở trên)
2- Sự chối bỏ nguồn gốc nhận thức dân tộc của chính ông, do có một nhận thức cũng hời hợt về chủ nghĩa Mác-Lê nin. Tôi cảm tưởng ông ấy “sợ “ chủ nghĩa Mác Lê nin, một thứ sợ định kiến, và từ đó không nhìn thấy những đặc sắc của chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN, một thứ chủ nghĩa Mác -Lê nin nho giáo đóng góp cho vấn đề dân tộc nói chung, và cho VN nói riêng.
3- Từ hai điều trên ông ấy không thể định hình được chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia ở VN ngày nay là gì, ngoài việc “Triệu Đà là một triều đại VN”, nếu Triệu Đà là một triều đại VN, thì nhận thức về dân tộc Vn, về quốc gia VN phải thế nào ? ông ấy không nói được.
Tôi sẽ lần lượt phân tích những điểm trên.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 15 2023, 04:55 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi đọc một học giả phương Tây, điều đầu tiên người ta phải tìm hiểu đó là định hình không gian môi trường của họ, họ giải quyết vấn đề gì, cái vấn đề ấy được định nghĩa thế nào theo cách hiểu thông thường, và từ đó thấy sự đóng góp của họ. Tất cả những bộ phận này là phần chìm của tảng băng, được chấp nhận một cách vô thức, như một nhận thức phổ thông, hay định kiến của không gian họ sống, nhưng một người VN không có và bắt buộc phải tìm hiểu. Ví dụ nếu là một người Pháp, thì họ đọc Renan họ có chung với ông ta những nhận thưc định kiến bắt nguồn từ lịch sử văn hóa Pháp. Tương tự như vậy người Anh, Mỹ đọc Hobsbown hay Anderson sẽ có chung với những ông này nhận thức định kiến của họ.
Sau đó ta mới xem là họ có cái gì ứng dụng được vào để hiểu vấn đề theo quan niệm của VN, vì ta có một background nhận thức của ta.
Cả ba tác giả trên đều được học giả Trần Ngọc Vường đề cập tới bởi sự đóng góp của họ về nhận thức dân tộc. Và điều đầu tiên ta cần tìm hiểu đó là khái niệm dân tộc hiện tại được phương Tây (ở đây có thể nói trực tiếp là Anh và Pháp hiểu thế nào quan niệm thế nào).
Từ khi có cách mạng tư sản ở phương Tây, đầu tiên ở Hà lan, rồi Anh, Pháp đã xuất hiện một hình thức tổ chức xã hội được gọi là nhà nước dân tộc (tiếng Pháp Etat-Nation) thay thế vào các tổ chức nhà nước phong kiến có trước đó ở Tây Âu. Chính nhà nước dân tộc này là cái đế, và được đánh đồng với khái niệm dân tộc hiện đại. Nhà nước dân tộc này được hình thành trên cơ sở thống nhất thị trường nội địa (còn gọi là thị trường dân tộc), để đáp ứng cho nhu cầu cho giai cấp tư sản dân tộc ở đây. Nhà nước dân tộc này là nhà nước tư sản, và nó nhằm vào nắm chủ quyền chính trị (nhà nước, chính phủ), chủ quyền tài chính (độc quyền in tiền tệ, và quản lý tiền tệ), chủ quyền kinh tế (với lực lượng sản xuất củ tư sản dân tộc, bảo vệ thị trường nội địa với các thể loại hàng rào thuế quan). Tất nhiên 3 chủ quyền này đã được thực thi thông qua một số điểm chung về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ đã tồn tại ở những thị trường này, chúng đan xen vào nhau và nhiều khi làm người ta lẫn lộn, ví dụ cách mạng tư sản Anh được thể hiện thông qua hình thức chiến tranh tôn giáo. Cách mạng tư sản Hà lan thông qua một cuộc đấu tranh giành độc lập đánh đuổi vương triều Tây ban Nha. Cách mạng Pháp là một liên minh giữa thị dân và tư sản đánh quý tộc, ..
Sự hình thành các nhà nước dân tộc này đã đạt tới đỉnh điểm khi giai cấp tư sản ở đây không còn gói gọn thị trường của mình trong thị trường nội địa được nữa, và nó phải bành trướng xâm lược thuộc địa. Ta có thể coi giai đoạn này chấm dứt vào giữa thế kỷ XIX (có thể ngày tháng vào cuộc chiến tranh thuốc phiện ở TQ 1840 làm mốc). Lúc này các nước Anh, Pháp đều trở thành các đế quốc thuộc địa kiểu cũ. Nhưng các chủ quyền về tài chính, kinh tế, chính trị của nhà nước dân tộc kia không mất, cũng không mở rộng cho thuộc địa, mà trở thành công cụ áp bức bất công với các thuộc địa kia, nhưng nó lại không muốn nói ra đưa ra (vì đưa nó ra thì khác nào bảo cách thuộc địa kia giành độc lập đi để có nhưng chủ quyền ấy), vì thế nó phải làm mềm các nhận thức nhà nước dân tộc này và phủ nhận nó. Cả ba học giả tư sản trên đều có tư duy này, vì sinh thời của họ các nhà nước dân tộc tư sản Anh, Pháp đã trở thành các nước đế quốc, rõ rệt nhất là Anderson và Hobsbown, trường hợp của Renan thì lằng nhằng hơn. Tôi sẽ nói sau.
Với Anderson, ông này đã sử dụng nhận thức “cá nhân tổng thể” (indidualisme intégral) là một dấu ấn của văn hóa Anh -Mỹ để làm công cụ xóa nhòa nhận thức nhà nước dân tộc, khi coi dân tộc là một cộng đồng tưởng tưởng của một tập thể cá nhân hỗn độn không có tổ chức. Tư duy này cho đến nay vẫn được Mỹ sử dụng trong toàn cầu hóa, từ đó ta chỉ có một trung tâm duy nhất là Mỹ thôi.
Trường hợp của Hobsbown thì còn thú vị hơn, đó là ông ta đã sử dụng nhận thức giai cấp của chủ nghĩa Mác (không có Lê nin, tức là không phải chủ nghĩa Mác-Lê nin) để dùng giai cấp phủ nhận dân tộc. Đây chính là tư duy khởi điểm của cách mạng tháng 10 (giải đoạn 1917-1922), nhưng nó cũng kết thúc khi có chủ nghĩa Staline (tức là xây dượng chủ nghĩa xã hội trong một nước) từ những năm 30, và có thể đánh dấu bằng thời điểm Trosky bị đuổi khỏi Liên Xô.
Còn trong trường hợp của Renan, thì ông ta coi dân tộc là ý chí của từng cá nhân tham gia, nó có gì đó tương đương với quan niệm của Anderson nhưng thực tế hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 23 2023, 10:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cả ba tác giả trên, tôi đọc đã lâu, ví dụ Anderson thì có lẽ đã tới cả chục năm, vì thế tôi chỉ có nhận thức đại ý rút ra từ ông này mà thôi. Điều mà tôi ghi nhớ nhất, nếu trí nhớ không nhầm, thì Anderson đã có một sự chứng minh rằng chính các chế độ thuộc địa đã tạo ra các nhà nước dân tộc hiện đại. Trong đó ông ấy đã lấy dẫn chứng là rất nhiều nhận thức văn hóa hiện đại của các nhà nước dân tộc này, được coi là truyền thống tạo dựng ra dân tộc xuất phát .. từ thời thực dân, có nghĩa là do chế độ thực dân tạo ra. Không kể có nhiều nước trên thế giới, bản đồ địa lý của họ hiện tại là địa giới hành chính của thời thực dân. Ta có thể lấy ví dụ gần ta nhất, ví dụ Malaysia, Indo, Ấn độ, Philippine,.. không kể các nước châu Phi. Lấy ví dụ Ấn độ hay Indo có lẽ là điển hình nhất, minh chứng rõ rệt nhất cho nhận xét “thuộc địa thành dân tộc” này của Anderson. Vì sao ? vì trong lịch sử chưa bao giờ có một nhà nước Indo như bây giờ, trước đó trên vùng quần đảo này có nhiều vương quốc đã tồn tại, chủ yếu là ở đảo Java, và một phần đảo Sumatra. Biên giới địa lý hiện nay của Indo là biên giới thuộc địa Hà lan ở vùng quần đảo này. Tương tự như vậy, không có một nhà nước Ấn độ nào trùng khít với biên giới Ấn độ hiện tại, mà đây là cả một cộng đồng nhiều vương quốc tồn tại. Các triều đại lớn nhất ở bán đảo Ấn độ ví dụ thời vua Asuka (trong kinh phật gọi là A dục), hay đại đế quốc Môn gôn, tồn tại trước khi Anh xâm lược Ấn cũng có giới hạn địa lý khác với Ấn độ hiện tại, vùng Nam Ấn, tức là các bang ví dụTamilnadu chưa bao giờ thuộc vào một vương triều Ấn độ.
Còn về biểu tượng dân tộc, ta có thể thấy với Cam pu chia là hình ảnh đền Ăng co Vát, mà di tích Ăng Co là do Pháp dưới thời thực dân tìm ra. Ngay với VN, biểu tượng trống đồng Đông Sơn mà hiện nay là biểu tưởng của truyền hình VN mỗi ngày, di tích khảo cổ này được tìm ra vào những năm 20 thời thuộc Pháp.
Từ đó Anderson rút ra kết luận, đó là các dân tộc hiện tại trên thế giới chỉ là những cộng đồng tưởng tượng (communauté immaginaire), vì chính chế độ thực dân đã tạo ra chúng.
Quả thật điều mà Anderson nhận xét không sai, nếu nói về hiện tượng, nhưng việc ông ta khái quát hóa nó thì lại là sai. Trong thực tế, ông ta đã lẫn lộn khái niệm nhà nước-dân tộc (Etat-Nation) mà tôi nói ở trên với một dân tộc (Nation) không kể với một người bình thường sẽ thường nhầm lẫn dân tộc(Nation) với sắc tộc (ethnic).
Ông ta khái quát hóa nó sai, bởi quan niệm tiềm thức, được coi như vô thức của văn hóa Anglo-Saxon, đặc biệt được củng cố từ sau cách mạng tư sản Anh tạo ra. Khi cách mạng Anh nổ ra, nó là một liên minh giữa tư sản và quý tộc chống lại vua, mà điển hình nhất là cả hai giai cấp này đều không muốn chính quyền của Vua kiểm soát việc thu thuế, vì việc này động chạm trực tiếp tới quyền lợi của quý tộc (do sở hữu điền trang), và tư sản (sở hữu nhà máy, hầm mỏ). Liên minh này sở dĩ tồn tại được, vì ở Anh chế độ phong kiến phân quyền không bị biến mất hoàn toàn, và đồng thời từ thế kỷ XVI, giai cấp quý tộc Anh cũng đã “tiền tệ hóa địa tô”, có nghĩa là nó không đòi hỏi nông nô phải đóng góp sức lao động (đi phu) , hay nộp hoa lợi nông nghiệp trực tiếp bằng sản phẩm mà đòi bằng tiền. Như vậy quý tộc Anh đã đi gần tới hình thức tư sản nông nghiệp, chính vì thế liên minh quý tộc-tư sản hình thành được. Điều chung của nó là chống lại các luật pháp cưỡng bức của vua, từ đó mà có Bill of Right, tức là quyền cá nhân (individualisme). Với sự phát triển của tư bản Anh-Mỹ, luôn đóng vai trò đi xâm lược, thì yếu tố lợi ích dân tộc như một cộng đồng người cùng cùng chung quyền lợi cơ bản, một thứ quyền lợi vượt lên trên quyền lợi cá nhân không có. Đây là điều làm cho văn hóa Anglo-Saxon này khác Đức chẳng hạn. Cũng chính vì thế Anderson chỉ có thể coi dân tộc là một cộng đồng tưởng tượng, vì ông ta không bao giờ cảm nhận nó bằng thực tế.
Lấy một ví dụ. Thời thực dân Pháp ở VN, Nguyễn An Ninh là một trí thức nổi tiếng, con nhà giầu ở Nam bộ, đất Nam Bộ là đất được cai quản trực tiếp bởi Pháp. Tư tưởng dân tộc của Nguyễn An Ninh ảnh hưởng của Russseau, một nhà triết học Pháp, được coi một như những cha đẻ của cách mạng tư sản Pháp. Theo Russeau, thì mỗi con người vốn có tự do cá nhân một cách tự nhiên, nhưng họ đã nhượng bớt một phần quyền này cho nhà nước, để tạo ra một cộng đồng, và cộng đồng này là .. dân tộc. Nói về nhận thức, ông ấy (Nguyễn An Ninh) có thể là một người Pháp điển hình, thượng lưu, nếu tư duy của Russeau được áp dụng ở Đông Dương.
Một lần đi xem phim, ông ấy đã bị một thằng lính Pháp bắt nhường chỗ, ông không đồng ý, thằng lính kia đánh ông, ông đánh lại, kết quả phải ra tòa. Khi ra tòa, tòa án đã xử cho thằng linh pháp kia thắng kiện. Nhưng với việc làm này, Nguyễn An Ninh cũng trở thành nổi tiếng với người Việt vì .. dám đánh lại Pháp.
Cái ví dụ này đã chứng tỏ là quan niệm dân tộc là một cộng đồng tưởng tượng không đúng. Nguyễn An Ninh có đủ điều kiện để tưởng tượng mình là người Pháp,và phản ứng của ông chứng tỏ điều đó , nhưng ông ấy không phải là người Pháp. Bởi vì ngoài sự tưởng tượng phải có sự chấp nhận của xã hội, và các hình thức luật pháp bảo đảm cho nó. Sự chấp nhận của cả xã hội, tự nhận là một dân tộc có sự nhận thức cá nhân (mà ta có thể coi là tương đương với sự .. tưởng tượng), nhưng nó chỉ là một khía cạnh rất nhỏ, để người ta có cảm nhận tự giác, chứ không đầy đủ.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 14 2023, 12:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tác giả đã nhận định đúng về Hobsbawn khi nói ông ta là không phải là sử gia theo truyền thống Mác-Lê nin, nhưng lại sai khi gọi ông ta là Mác xít. Hobsbawn là một giáo sư đại học Anh, chuyên dậy về chủ nghĩa Mác, và được giới học giả phương Tây coi là Mác xít, vì ông ây luôn là thành viên của đảng cộng sản Anh. Có thể cái mác là đảng viên đảng cộng sản Anh (một đảng bé tí không có ảnh hưởng gì) khiến người ta cảm tưởng ông ấy là Mác xít, nhưng ông ấy thực ra chỉ là người dậy chuyên môn về chủ nghĩa Mác, hiểu theo kiểu dân chủ tư sản phương Tây, giống như một thầy giáo dậy toán, lý, hóa. Vì thế Hobsbawn không thể là người theo chủ nghĩa Mác, chỉ là người dậy về chủ nghĩa Mác, có thể coi ông ấy là một dạng Mác xiên (Marxien), là một thuật ngữ chỉ những học giả phương Tây chấp nhận tư duy Mác trẻ, tức là khi Mác đang đi học và mới đi làm, vốn có nhiều dấu ấn của triết học Hê ghen, chấp nhận dân chủ tư sản (Mác là người cổ vũ nhiệt thành cho cách mạng tư sản Pháp).

Tư tưởng của Mác, tất nhiên phải chịu ảnh hưởng văn hóa vùng ông ấy sinh sống, là Tây Âu, và nó cũng phát triển theo thời gian. Điều đặc trưng nhất của chủ nghĩa Mác nguyên thủy với tôi là những điều sau:
1- Coi vấn đề giai cấp là vấn đề chủ đạo duy nhất của sự phát triển loài người, vì thế Mác đã nhìn các hình thái cộng đồng người khác, ví dụ dân tộc thông qua cái nhìn giai cấp, tức là phủ nhận nó. Trong thực tế Mác chỉ nhìn thấy nhà nước được cấu trúc bởi chủ nghĩa tư bản, đó là thống nhất thị trường. Một dân tộc với Mác đồng với khái niệm một thị trường thống nhất. Điều này có lý do của nó, bởi vì ở Tây Âu, đặc biệt là vùng văn hóa Đức, đã không tồn tại các nhà nước dân tộc. Toàn bộ Tây Âu có lẽ giống như TQ thời xuân thu-chiến quốc, tức là bị chia sẻ bởi rất nhiều quốc gia có hình thái phong kiến, nó có một sự thống nhất bởi tôn giáo, và bởi các gia tộc quý tộc.
2- Vì coi giai cấp là vấn đề chủ đạo duy nhất, cho nên Mác không phản đối chế độ thực dân, ngay cả chế độ thực dân cũ, bởi vì theo quan niệm của Mác, đây là cách thức để các vùng đất khác (tôi không dùng khái niệm dân tộc hay sắc tộc ở đây) có thể tiếp cận văn minh hiện đại, hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế, chỉ cần vượt qua biên giới giữa Ba lan và Đức, hay đi vào chế độ Sa hoàng ở Nga, là chủ nghĩa Mác nguyên thủy đã có vấn đề, vì nó không đánh giá được vấn đề dân tộc.
3- Tương tự như vậy, khi đi vào các nước có văn hóa ngoài phương Tây, đặc biệt là những nơi có nền văn hóa lâu đời ví dụ như thế giới Ả rập, Ấn độ, TQ, VN, Nhật, ..thì chủ nghĩa Mác nguyên thủy này gặp vấn đề rất lớn về vấn đề tư hữu. Tại sao ? bởi vì giai cấp được tạo thành bởi tư hữu, nhưng hình thức tư hữu giữa ở Tây Âu, nơi Mác sống và ở các nơi khác trên thế giới không giống nhau. Ví dụ ở TQ, VN, chế độ sở hữu đất đai chỉ có một chủ duy nhất là nhà nước, do không có quý tộc. Cách sở hữu này cũng chia làm 2, đó là đất đai thuộc nhà nước, và đất đai sở hữu cho địa chủ.
4- Chủ nghĩa Mác nguyên thủy, do là tư tưởng của giai cấp công nhân trong xã hội phương Tây, nên nó không đặt ra được vấn đề quản lý nhà nước, và tất nhiên không có vấn đề công nghiệp hóa, (còn được gọi là thời kỳ quá độ)
5- Do là sản phẩm của văn hóa phương Tây (Tây Âu), nên chủ nghĩa Mác kế thừa vấn đề triết học nhị nguyên vốn có ở đây theo truyền thống Thiên chúa giáo, đó là phân ra thế giới tinh thần vật chất tách biệt nhau, mà ta vẫn gọi là duy vật hay duy tâm. Chủ nghĩa Mác được coi là duy vật, đối với Thiên chúa giáo là duy tâm. Nhưng ở những nền văn hóa khác, thì khái niệm duy tâm/duy vật này không có. Vì thế chủ nghĩa Mác nguyên thủy cũng không ép được vào quan niệm văn hóa ở những nơi khác ngoài phương Tây, do cái khung duy vật/duy tâm này không tồn tại.

Chính vì thế, khi vượt khỏi Tây Âu, những điều trên của chủ nghĩa Mác nguyên thủy được cập nhật lại, bản địa hóa bổ xung nhưng điều trên, vì thế hình thái có tính chất universal nhất của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác – Lê nin, và các nhánh của nó là chủ nghĩa Mác-Lê nin VN, chủ nghĩa Mác-Lê nin TQ (còn gọi là chủ nghĩa Mao) chứ không phải thứ Mác xít Tây Âu này. Đối với tôi, xem nó chỉ để hiểu nguồn gốc, và từ đó hiểu rõ tích chất độc đáo của chủ nghĩa Mác-Lê nin VN hơn.
Chủ nghĩa Mác-Lê nin (Liên Xô, VN, hay TQ) không bao giờ được nghiên cứu đầy đủ ở phương Tây, và chúng thường bị lờ đi, bôi nhọ, hay nói theo xu hướng tuyên truyền cho chủ nghĩa tư bản. Điều thú vị nhất là ví dụ trường hợp VN, ngay cả các ông “Vịt cừu” cách tả, tự xưng là theo chủ nghĩa Mác cũng luôn có xu hướng trích dẫn ông Mác “sai lệch” ở trên để nói rằng chủ nghĩa Mác – Lê nin ở VN là sai, không “chân truyền”, họ có biết đâu đây là phiên bản sống động, có đóng góp thực sự vào nhân thức thế giới.
Chính vì Hobsbawn theo “Mác chân truyền” phủ nhận cộng đồng người như dân tộc, nên ông ta mới quan niệm dân tộc chỉ là một đống lổn nhổn các biểu tượng, truyền thống có tính chất fofklore (dân gian) mà không hiểu rằng sau nó là những kết nối tinh thần, vật chất được thể hiện qua tập tục, ngôn ngữ, tâm lý, quyền lợi, ..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 16 2023, 10:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trường hợp của Renan, là một học giả Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng không kém phần thú vị, vì có lẽ nó là nhận định tương đối sát thực nhất định nghĩa dân tộc từ khi có chủ nghĩa tư bản xuất hiện. Với Renan thì dân tộc là một tập hợp người có cùng ý thức muốn chung sống với nhau. Vì thế có câu nói khá nổi tiếng của ông ta về dân tộc “la nation est le plébicisme de tous les jours” (dịch dân tộc là sự ủng hộ được thể hiện của mỗi người trong từng ngày). Định nghĩa này có lẽ là định nghĩa chính xác nhất của hình thái nhà nước-dân tộc (Etat-nation) hiện đại. Nó bao trùm được định nghĩa của chủ nghĩa Mác nguyên thủy đó là một cộng đồng dựa trên một thị trường thống nhất bởi pháp luật. Nó cũng thỏa mãn các vấn đề biểu tượng, hay tưởng tượng mà Anderson đưa ra.
Nhưng làm sao có được cái “plébiciste” (tức là sự ủng hộ chủ quan của từng người về nhận thức chung sống kia), và bản chất cái plébiscisme này là gì. Ta có thể lấy ngay số phận và môi trường nước Pháp của Renan để tìm hiểu nó.
Renan là một người gốc Bơ rơ tông (Breton), là một vùng đất nằm ở cực tây của Pháp, được gọi là Bretaigne. Người Breton được coi là người bản địa ở nước Pháp, có họ hàng về sắc tộc với người Irland, và với cả một bộ phận người ở các đạo Anh, tức là người Celt (Celtic). Cho đến nay, vẫn có một phong trào thiểu số đòi độc lập cho vùng này. Vào thời Renan sống, thì người Breton còn tự hào là một sắc tộc nguyên vẹn, không lai tạp với các giống người khác.
Cũng ở Pháp, thời cuối thế kỷ XIX, tức là sau năm 1870, khi Pháp thua trận trong chiến tranh Pháp-Phổ, thì phần Alsace(cực đông của nước Pháp) bị cắt cho Đức. Về mặt chủng tộc, sắc tộc, người Alsace là một sắc tộc Đức, tiếng nói của họ là tiếng địa phương Đức. Nhưng đây cũng là vùng đất thuộc vào vương triều Pháp từ thế kỷ XIV.
Vậy nếu xét theo nhận thức thông thường, thì cả Renan, người Pháp, người Alsace phải thuộc vào 3 dân tộc khác nhau(theo quan niệm thông thường sắc tộc (ethnie) là dân tộc (nation). Vậy cái gì đã khiến họ tập hợp lại về nhận thức thành một dân tộc. Cái điều bí ẩn ấy là tôn giáo. Nước Pháp, từ thời phong kiến, vương triều Pháp là một quốc gia theo đạo cơ đốc. Chính đạo cơ đốc (catholique) đã là cái đế văn hóa để những sắc tộc này tạo thành nhà nước-dân tộc Pháp hiện đại.
Nếu nói rộng ra nữa, thì đạo cơ đốc đã được các vương triều phong kiến Pháp sử dụng để hình thành nhà nước phong kiến Pháp. Khi có cách mạng Pháp, thì nhà nước-dân tôc Pháp đã hình thành trên cơ sở thống nhất thị trường (về kinh tế) trên cái đế tôn giáo(cơ đốc), lịch sử, văn hóa tạo ra như một truyền thống có từ trước , từ thời các vương triều phong kiến Pháp.
Từ nhận thức, định nghĩa của 3 học giả này (tất nhiên sẽ rất thú vị nếu ta tìm hiểu rộng thêm quan niệm của Đức, Ý, Tây ban Nha, Nga, Nhật, Ấn độ, TQ..) ta có thể rút ra mấy nhận xét rất có ích để tìm hiểu tiếp về dân tộc, đó là
Từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, thì đã hình thành nên một cơ chế nhà nước, nhà nước đó gắn với một dân tộc, mà dân tộc này có những yếu tố sau:
-Yếu tố công dân của một nhà nước, cùng chịu chung một không gian pháp luật thống nhất, một thị trường kinh tế thống nhất được điều khiển bởi một bộ máy nhà nước thống nhất. Hình thức nhà nước là nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập.
-Yếu tố văn hóa, với những yếu tố gắn kết là tôn giáo, tiếng nói, lịch sử, tập tục trên một lãnh thổ
Cả Ba học giả trên mối người chỉ nhìn được một khía cạnh, và trong nhiều trường hợp như Anderson hay Hobsbawn nó có tính chất chủ quan, hình thức, chỉ nói được cái râu ria mà không nhìn thấy bản chất, do môi trường văn hóa tư bản Anh-Mỹ đã tạo ra cho họ như vậy.
Hình thái tổ chức này được gọi là nhà nước-dân tộc. Và vì thế cộng đồng người sống trong một nhà nước này, dù có nhiều sắc tộc khác nhau cũng chỉ là một dân tộc. Ở VN, do là sắc dân đa số, người ta dễ đánh đồng người Kinh là người Việt, nhưng thực ra tất cả 54 sắc tộc là người Việt nam.
Chủ nghĩa tư bản phương Tây, trong quá trình phát triển đã trải qua các hình thức đế quốc, nhưng dù bất kỳ giai đoạn nào : tư bản sơ kỳ, đế quốc, toàn cầu hóa như ngày nay, hình thức nhà nước-dân tộc là hòn đá tảng bất biến trong quan hệ quốc tế, trong việc tổ chức thuộc địa kiểu mới hay cũ, hay toàn cầu hóa. Bản chất của nhà nước-dân tộc là chủ quyền trong đó có chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền an ninh, chủ quyền tài chính, chủ quyền lập pháp.. không thay đổi.
Với những nhận thức trên ta mới có thể tiếp tục tìm hiểu quan niệm dân tộc của Liên Xô cũ (Staline), quan niệm dân tộc của VN (kháng chiến giải phóng dân tộc), TQ(nội chiến đảng Cộng sản- quốc dân đảng) trong thời hiện đại, và từ đó ta mới có thể tìm hiểu sự phát triển của khái niệm dân tộc VN từ khởi thủy thế nào, điều đặc biệt của nó đó à “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, bởi vì tinh thần dân tộc VN bất biến trong suốt chiều dài lịch sử, những mỗi thời kỳ cái phỏm của nó khác nhau, vì dụ hiện tại nhà nước VN là một nhà nước-dân tộc


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 28 2023, 10:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy ông Trần Ngọc Vương, khi nói tới các học giả phương Tây đã không chỉ ra được rằng cái dân tộc của họ nói tới là gì, xuất phát điểm từ đâu, tác động của nó tới Vn có gì không. Sau khi nhắc tới các học giả này rồi, cũng như cảm nhận của ông ấy khi Liên Xô tan rã thì ông ấy xông vào xem quan niệm dân tộc của các nhà Nho (Nguyễn Trãi) ra sao, rồi so nó với quan niệm của Staline, để nói rằng Nguyễn Trãi đã đi trước Staline, tiếp đó đá gà đá vịt nói rằng theo quan niệm các cụ, thì nhà Triệu (Triệu Đà) cũng được coi là triều đại VN. (Điều mà quan niệm thông thường của người VN hiện tại không có). Và tác giả đã dừng lại ở những thứ phân tích râu ria như thế, vậy mà tác giả gọi bài viết của mình là “vấn đề chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia hiện tại ở VN”. Phải chăng tác giả, giống như nhiều trí thức miền Bắc khi phát hiện một điều gì phản biện nho nhỏ với tư duy chính thống, thì sướng run lên thì thọt với nhau như Cô lôm bô phát hiện ra châu Mỹ, trong khi điều quan trọng là dân tộc VN hiện nay là gì, tương lai của chủ nghĩa dân tộc đi về đâu, chủ nghĩa dân tộc Vn có gì đặc biệt, tại sao các cụ lại suy nghĩ như thế.. thì ông ấy không nói được.
Tôi sẽ nói thêm một chút về quan niệm Nhà nước – Dân Tộc, vì đây chính là điều mà chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN khác với chủ nghĩa Mác nguyên thủy, và là đặc trưng của chủ nghĩa Mác-Lê nin Đông Á, có thể coi là chủ nghĩa Mác – Lê nin Nho giáo, hay chủ nghĩa Mác – Lê nin ở VN là một dạng tân Nho, tùy theo người tìm hiểu nó quan tâm tới điều gì (sự bản địa hóa của chủ nghĩa Mác ở VN, hay sự phát triển kiểu mới của đạo Nho).
Điều đập vào mắt người ta ngay tức khắc đó là chủ nghĩa Mác – Lê nin ở VN (và cả TQ) đã đưa yếu tố dân tộc vào. Theo quan niệm bất thành văn “giai cấp trong lòng dân tộc”, chứ không phải giai cấp vượt trên dân tộc như chủ nghĩa Mác nguyên thủy.
Sự việc này bắt đầu ngay bằng việc bác Hồ đã thốt lên khi đọc luận cương thuộc địa của Lê nin, ở trong nhà trọ ngõ Công poanh (Paris). Luận cương của Lê nin nói rằng phong trào cộng sản phải ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa. Điều mà các “đồng chí” của bác trong đảng xã hội Pháp, dù theo chủ nghĩa Mác (nguyên thủy) không quan tâm.
Cũng chính điều đó khiến bác bỏ phiếu ủng hộ thành lập đảng CS Pháp, và rồi sang Liên Xô.
Ở Liên Xô, sau thời kỳ cách mạng ban đầu, tức là từ năm 1917 đến 1920 (hoặc 1922), người ta vẫn còn quan niệm có một cuộc cách mạng thế giới (hiểu hạn hẹp là ở châu Âu) sẽ bùng nổ, và cách mạng tháng mười là cuộc cách mạng đầu tiên. Nhưng đến năm 1920, khi các xô viết ở Berlin(Đức), rồi Budapest(Hung), cùng với việc thành lập Liên bang Xô Viết 1922 (Liên Xô) đã đưa chủ nghĩa Mác -Lê nin hoạt động trong khuôn khổ một nhà nước, tương đương với hình thức (Nhà nước – dân tộc), dù người ta không quan niệm thế.
Nói một cách khác nhà nước Liên Xô chính là một dạng nhà nước-dân tộc kiểu mới. Nhà nước này bảo đảm anh ninh lãnh thổ, kiến thiết công cuộc xây dựng XHCN, thực chất là hiện đại hóa, công nghiệp hóa, nhưng với một con đường khác hẳn quá trình tích lũy tư bản ở phương Tây.
Như vậy chủ nghĩa Mác-Lê nin áp dụng ở Liên Xô, trong thực tế đã hoạt động như một nhà nước -dân tộc.
Điều này càng rõ ràng hơn trong cách mạng TQ, mặc dù ở đây nó có nội chiến Quốc dân đảng – Cộng sản.
Điều này cực kỳ rõ ràng hơn cả với VN. Vì ở VN đó là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giành độc lập.
Như vậy dân tộc VN hiện tại được xây dựng trên một hinh thức nhà nước-dân tộc độc lập.Một nhà nước -dân tộc giống như hình thái nhà nước – dân tộc ra đời sau cách mạng tư sản ở phương Tây, nhưng nó khác đó là một nhà nước – dân tộc kiểu mới, dựa trên một liên minh giai cấp công nhân và nông dân, chứ không phải của giai cấp tư sản.
Người ta càng thấy rõ nó hơn khi nhìn vào cấu thành liên minh này. Ở VN đó là công nhân-nông dân – trí thức. Ở TQ đó là công nhân-nông dân -trí thức – binh lính.
Điều đập vào mắt người ta ngay lập tức, đó là theo truyền thống “Mác nguyên thủy”, trí thức và binh linh không phải là một giai cấp. Đây là sự mở rộng chủ nghĩa Mác chỉ có ở VN, TQ (ở Liên Xô nó dừng lại ở Liên minh công nông). Sự mở rộng này đã nói lên sự bản địa hóa của nó ở VN, TQ nhằm vào bảo vệ độc lập chủ quyền của một dân tộc mà công nông trí thức là thành viên. Nó trở thành dạng một nhà nước toàn dân.




--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 12 2023, 08:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Với những nhận xét trên, bây giờ ta có thể tiếp cận quan niệm của Staline về dân tộc. Quan niệm của Staline hay được đề cập tới vì nó là cái đế tổ chức ra Liên Xô, đồng thời sau khi Liên Xô tan rã, thì trong xã hội Nga có vấn đề đổ tội cho việc có các nước cộng hòa Xô viết, dẫn tới việc hình thành UK hiện tại, vì thế đây là cơ sở để cho một bộ phận Ê lít Nga hiện nay coi việc thành lập các nước cộng hòa liên bang là việc “vẽ đường cho hươu chạy” là tội trạng của những người Bôn Xê vích. Cách đặt vấn đề kiểu này nó vừa có mùi vị “Đại Nga”, tức là một dạng chủ nghĩa dân tộc nước lớn, đồng thời nó cũng nhằm vào việc đảng cộng sản Nga hiện tại là đảng đối lập lớn nhất trên chính trường Nga đối diện với đảng nước Nga thống nhất của Putin, chứ nó không khách quan.
Staline là một người cộng sản, nhưng ông lại là người Georgia, tức là không phải người Nga, vì thế trong đảng Bôn xê vích (là tiền thân của đảng cộng sản Liên Xô về sau), ông được coi về vấn đề dân tộc trong Đảng. Trong thực tế thì vai trò của ông còn lớn hơn, vì Staline ngay từ khi Lê nin còn sống đã giữ vai trò tổng bí thư, ông có rất nhiều đóng góp về mặt tổ chức thực tế trong đảng, đặc biệt về mặt tài chính để đảng Bôn Xê Vích tồn tại được. Ngược lại ông không phải là một dạng lý thuyết gia.
Đảng Bôn Xê vích khởi đầu là một đảng xã hội dân chủ, trước khi chia làm hai là Bôn Xê vích và Men xê vích,vốn là một đảng theo chủ nghĩa Mác nguyên thủy, và hiển nhiên nó đã gặp phải hai vấn đề mà chủ nghĩa Mác nguyên thủy không giải quyết được đó là vấn đề giành chính quyền và nắm chính quyền cũng như vấn đề dân tộc trong một nhà nước XHCN, bởi như tôi nói ở trên, chủ nghĩa Mác nguyên thủy là lý thuyết đấu tranh của giai cấp công nhân, trong hoàn cảnh cụ thể của nó là giai cấp công nhân Tây Âu, ở những nơi này đã có nhà nước tư sản, các đảng xã hội theo Mác này chỉ lăn ra ăn vạ đòi quyền lợi cho giai cấp lao động. Tôi nói hơi thậm xưng một chút chứ không có ý xấu để thấy rằng các đảng phái phe tả ở phương Tây, dù có theo Mác, vấn đề nó phải giải quyết nhỏ hơn và khác rất nhiều vấn để một đảng CS cầm quyền, đấu tranh giải phóng dân tộc nên không thể so sánh chúng với Đảng ở VN, TQ, Cuba, ..và cũng không thể lấy họ ra làm chuẩn.
Vấn đề về giành chính quyền và cầm quyền đã được Lê nin giải quyết trong nhưng tác phẩm rất nổi tiếng của ông, ví dụ “cách mạnh vô sản và tên phản bội Kau xơ ky” đả phá quan niệm xã hội dân chủ kiểu Tây Âu chỉ “ăn vạ đòi quyền lợi”, người Lê nin phê phán, Kau xơ ky (kausky) lại là người được Ăng ghen coi là thừa kế chính thống, vì ông này là thư ký của Ăng ghen, là lãnh tụ của đảng xã hội dân chủ Đức, là đảng theo chủ nghĩa Mác lớn nhất ở Tây Âu thời đó. Hay cuốn “nhà nước và cách mạng”, nói về bản chất nhà nước XHCN, hay cuốn “căn bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa cộng sản”, phê phán các dạng tả khuynh, ..v..v..Lê nin cũng có nhiều bài viết thực tế sau cách mạng tháng 10 về các vấn đề quan liêu, hành chính, sau cách mạng tháng 10 .. Từ đó ta mới có chủ nghĩa Mác- Lê nin. Điều tuyệt vời nhất của Lê nin là ông đã chỉ ra liên minh giai cấp, chuyên chính vô sản, vấn đề giải phóng thuộc địa (với Lê nin phong trào giải phóng dân tộc rất quan trọng vì thế giới lúc này đã đi vào giai đoạn đế quốc, quan niệm của Lê nin như vậy không phải giống Mác, vì Mác biện hộ cho chủ nghĩa thực dân, coi các nước ngoài châu Âu phải chịu chế độ thực dân để phát triển), vấn đề công nghiệp hóa, đấu tranh chống quan liêu và chủ nghĩa dân tộc nước lớn (chủ nghĩa Đại Nga). Các điểm cuối (độc lập dân tộc, chống quan liêu, công nghiệp hóa, chống chủ nghĩa dân tộc nước lớn) là các điểm được các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc như ở VN, TQ, đặc biệt là ở VN thực hiện, và nó là những vấn đề hết sức cập nhật ngay cả bây giờ.
Còn lại vấn đề dân tộc là điều Staline giải quyết. Cách giải quyết của ông chủ yếu là nhìn nhận từ hình thức tổ chức. Hình thức tổ chức này lại dựa trên nguyên tắc cộng đồng văn hóa, cộng đồng văn hóa này lại dựa trên các yếu tố lãnh thổ, tiếng nói, tập tục. Điều nên để ý là ở đây không có vấn đề tôn giáo vốn thường được coi như một bộ phận của văn hóa, cũng như vấn đề kinh tế nếu ta so sánh nó với quan niệm nhà nước – dân tộc xuất hiện đồng thời với các cuộc cách mạng tư sản tôi nói ở trên.
Tại sao quan niệm của Staline về dân tộc so với quan niệm tư sản còn kém hơn quan niệm nhà nước-dân tộc, bởi vì Staline coi vấn đề này là của chung Liên Xô, nó không thuộc thẩm quyền của các nước cộng hòa, vốn chỉ là có tính chất quản lý hành chính. Chính vì thế một nước cộng hòa liên bang như UK không phải là một nhà nước-dân tộc đầy đủ.
Mâu thuẫn này càng ẩn chìm hơn, khi vấn đề “xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước” đặt ra. Bởi vì xây dựng CNXH trong một nước, nhà nước Liên Xô bắt buộc phải có quan hệ quốc tế với thế giới, nằm dưới sự đô hộ của tư bản phương Tây, quan hệ này tất nhiên có vai trò nhà nước dân tộc. Như vậy vai trò của nhà nước dân tộc là của toàn liên bang Xô viết (Liên Xô), nhưng ông lại không nhận thức được điều đó, mà lại quy ra cho các nước cộng hòa, trong khi vai trò của các nước cộng hòa này không phải là một nhà nước-dân tộc.
Trong thực tế, vấn đề còn buồn cười hơn. Đó là trong thời kỳ Liên Xô không tồn tại nước Nga, không có nước cộng hòa Nga. Nước Nga như vậy trùng vời Liên Xô, là cái lõi của Liên Xô. Con đường lô gic của nó phải là xây dựng một nhà nước- dân tộc trên toàn Liên Xô, tức là xây dựng một dân tộc xô viết (homo sovieticus). Con người xô viết đã xuất hiện và tồn tại, nhưng nó chỉ tồn tại được khi chủ nghĩa xã hội là cấu trúc văn hóa của Liên Xô (structure culturelle), đảng cộng sản Liên xô là cấu trúc xã hội của nhà nước (structure sociale et economique). Khi hai điều này không còn tồn tại, hoặc bị xóa bỏ, thì tất nhiên không còn con người Xô viết. Đây cũng chính là một nguyên nhân (trong nhiều nguyên nhân khác nữa khiến Liên Xô sụp đổ)
Ở VN, TQ không có vấn đề này, vì chủ nghĩa Mác-Lê nin là công cụ giải phóng dân tộc, nói một cách khác chủ nghĩa Mác-Lê nin đã giúp Vn, TQ giải phóng dân tộc, tìm lại được độc lập dân tộc phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới của thế giới từ khi giai cấp tư sản phương Tây thống trị, đó là một thế giới được cấu trúc bởi các tổ chức hạt nhân là hình thức “nhà nước-dân tộc”. Nhà nước – dân tộc này không dựng trên một cái cấu trúc của tư sản dân tộc để có chủ quyền (giống như ở phương Tây), mà dựa trên một cấu trúc tổ chức kiểu mới đó là Đảng-nhà nước. Cũng phải nói thêm, dù tôi đã nói, nhưng nhắc lại không thừa đó là chủ nghĩa Mác -Lê nin ở Vn đã được bản địa hóa, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, nhận thức, góc nhìn, truyền thống văn hóa, .. của người VN, nó không phải là dạng chủ nghĩa Mác mà các trí thức “vịt cừu tây hóa” nhận thức hay tưởng tượng, hay của các học giả phương Tây dù họ vỗ ngực nhận là mác xiên (Marxien) hay Mác xít (Marxist).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 22 2023, 10:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mặc dù hơi bận và không có nhiều thời gian, nhưng vì hôm nay là ngày sinh của Vladimir ilich Oulianov Lenin, tức là Lê nin (22/04), người đã đưa chủ nghĩa Mác vào thực tế chính trị thế giới, làm thay đổi lịch sử thế giới cũng như lịch sử VN, TQ và nhiều nước khác. Chủ nghĩa Mác được Lê nin phát triển thành chủ nghĩa Mác- Lê nin, và trong những người kế tục thành công nhất, vinh quang nhất của dòng chủ nghĩa Mác này có người Việt nam. Không nhưng thế VN đã bản địa hóa thành công chủ nghĩa Mác-Lê nin, để nó trở thành một ngọn đèn soi sáng cho việc giành độc lập chủ quyền, bảo vệ tổ quốc trong lịch sử hiện đại, cũng như là tư duy soi sáng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Nói một cách khác thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác-Lê nin rất quan trọng với người VN, giống như .. google map để nhìn đường đi vậy. Do đóng góp của chủ nghĩa Mác – Lê nin VN nằm trong khuôn khổ đấu tranh giành độc lập dân tộc, tôi sẽ tiếp tục sử dụng concept “nhà nước-dân tộc” nhìn với ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê nin để đáng giá sự phát triển của thế giới trong thế kỷ XX, cũng như dự đoán tương lai. Điều mà cái tên bài viết của tác giả Trần Ngọc Vương đặt ra nhưng không phân tích được gì.
Nếu điểm lại lịch sử thế giới trong suốt thế kỷ XX, thì người ta có thể nhận thấy đó là thời gian lịch sử mà các nước ngoài phương Tây, bị phương Tây đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân cũ và mới đều vùng lên giải phóng dân tộc, để hình thành lên các nhà nước dân tộc. Tùy quá trình giành độc lập này kiểu nào, trên truyền thống văn hóa ra sao, cũng như có sự tương tác, tác động ngăn cản của phương Tây, mà các nhà nước dân tộc này đạt được chủ quyền chính trị khác nhau, cũng như vai trò của họ trong phân công lao động quốc tế (vẫn được gọi là toàn cầu hóa) khác nhau, nhiều hay ít. Với các nước theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và ứng dụng được nó như VN, TQ, .. thì độc lập chính trị là hoàn toàn, ta có được độc lập chính trị trước khi hoàn toàn có độc lập kinh tế. Tất nhiên trong thế giới hiện tại, khi quan hệ giữa các nước ngày càng đan xen nhau, thì thì không thể có độc lập kinh tế cực đoan (tức là tự cung tự cấp đóng cửa), nhưng tác động của chủ quyền, sự độc lập về chính trị có tác động rất tích cực cho công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa, điều mà không phải nước nào cũng có được. Hiện tại ngoài phương Tây đã có nhóm BRICS, sở dĩ nhóm này có thể hình thành vì họ độc lập chính trị. VN nằm trong nhóm CIVET (trong đó có Thổ, Ai cập, Indo, ..) cũng là nhưng nước có chủ quyền dân tộc mạnh. Cũng có những nước khác nữa như I ran, Bắc Triều Tiên, Cuba, Mexico, .. nhưng những nước có nhận thức chủ quyền cao trong các nước phương Nam không phải là số đông.
Khi Liên Xô và phe XHCN cũ xụp đổ, thì không ít người chán nản thất vọng, và nghĩ rằng chủ nghĩa Mác-Lê nin sai, vì theo nhận thức thông thường, thế giới trải quả các giai đoạn phát triển : chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản, XHCN. Bây giờ ông Liên Xô là XHCN lại xụp đổ, thì có nghĩa là điều này không còn đúng. Và tất nhiên, chủ nghĩa tư bản, với thể chế đa nguyên đa đảng của nó là điểm đến cuối cùng của thế giới là “the end of history”, như Fukuyama (học giả Mỹ gốc Nhật) nhận định. Từ khi Liên Xô tan ra, cho tới nay, Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh nhằm vào các nước .. không phụ thuộc vào Mỹ từ trước, vì họ vốn là bạn hàng là đồng minh của Liên Xô, và hiện nay tấn công luôn cả vào Nga trong một cuộc chiến proxy war thông qua UK mà Mỹ là người bầy đặt tạo điều kiện đẩy Nga vào. Mặc dù thế, thế giới cũng đang tuột dần khỏi tay Mỹ, .. như vậy thế giới vẫn phát triển và đi lên, nó chỉ không đi theo mô hình mà chủ nghĩa Mác nguyên thủy, vốn có định kiến và văn hóa phương Tây tưởng tượng đặt ra thôi. Chính vì họ có định kiến eurocentricsme (chính xác hơn là định kiến Tây Âu là trung tâm thế giới), nên họ mới đặt quan niệm đấu tranh giai cấp công nhân-tư sản thành đỉnh cao, thành động lực chủ yếu của sự phát triển. Chính vì thế khi Liên Xô công nghiệp hóa, không có tư bản tư nhân, thì mô hình này được gán cho danh từ XHCN. Trong thực tế nó chỉ là một hình thức công nghiệp hóa kiểu mới, trong điều kiện phương Tây đang thống trị đô hộ thế giới, nếu các nước khác không có cách thức để hiện đại hóa, thì sẽ bị biến thành nô lệ. Nói một cách khác, Lê nin đã chỉ ra một hình thức công nghiệp hóa mới, tương đương với hình thức công nghiệp hóa ở phương Tây, để khỏi bị rơi vào vị thế nô lệ, để có thể có một nhà nước – dân tộc có chủ quyền thực sự, điều mà chính quyền Sa hoàng trước đó không thể làm được.
Cách nhìn lịch sử này sẽ còn được chứng tỏ rõ ràng hơn nữa với ví dụ cách mạng hồi giáo I ran. Ở đây Hồi giáo đã chuyển mình, lột xác trở thành một học thuyết chính trị, đã biến I ran, từ một nước thuộc địa kiểu mới của Mỹ trở thành một nhà nước dân tộc có chủ quyền đầy đủ từ sau cách mạng hồi giáo 1979.
Ta cũng có thể nhìn thấy điều đó trong trường hợp Ấn độ, TQ, và một phần Indonessia. Trong trường hợp Ấn độ, TQ, ở đây những nền văn hóa có tính phổ quát của Ấn độ (văn minh Ấn độ), của Trung quốc (Văn minh Trung hoa) đã là cái đế để họ trở thành các nước có hình thái “nhà nước-dân tộc”. Ở Ấn độ điều này nhờ vào Gangdhi, ông đã biến quan niệm tôn giáo của người Ấn trở thành công cụ chính trị, bởi đây là điểm chung nhất của người dân trên tiểu lục địa Ấn độ. Ở TQ, chủ nghĩa dân tộc theo kiểu “nhà nước – dân tộc” chỉ có từ năm 1911, khi có quốc dân đảng do Tôn Trung Sơn sáng lập, và nó chỉ đi vào hiện thực với sự ra đời của Trung Hoa dân quốc sao năm 1919. Nhưng mặc dù có tư tưởng dân tộc, Quốc dân Đảng ở TQ cũng không thể lãnh đạo để giành độc lập hoàn toàn, do đảng này có cái đế địa chủ phong kiến là chính. Chính vì thế vai trò này được đưa cho đảng cộng sản TQ, với sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông.
Còn ở Indo, thì mấu chốt của sự hình thành nhà nước dân tộc dựa trên Hồi giáo, nhưng nó phải cải biến thành “năm nguyên tắc” (penta sila), hiện vẫn còn tồn tại ở đất nước này.
Như vậy Liên Xô trong thực chất là một nhà nước dân tộc một cách vô thức, và đã không cải biến được homo sovieticus cũng như chủ nghĩa xã hội thành một nhà nước dân tộc nên xụp đổ.
Với concept nhà nước dân tộc, ta có thể nhìn lại nhận thức về sự phát triển của thế giới từ khi có tư bản phương Tây ra đời với các cuộc cách mạng tư sản của nó không ? Tất nhiên là được, và ta sẽ có một cái nhìn phát triển thế giới chuẩn xác hơn.
Ta có thể hiểu như thế này. Do có sự phát triển của tiền tệ, sự bóc lột châu Mỹ dẫn tới sự hủy diệt của người da đỏ ở đây, ở Tây Âu đã có tích lũy tiền tệ để hình thành nên các nhà nước tư sản, do giai cấp tư sản lãnh đạo, với hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm vào tích lũy tiền tệ thông qua giá trị thặng dư (tức là biến sức lao động sống thành sức lao động chết, tức là tích lũy tiền, tích lũy tư bản).
Cơ chế này hoạt động trong một nhà nước dân tộc (Etat-Nation) trong đó yếu tố thống nhất chủ yếu là thị trường, dựa trên cái đế cộng đồng theo tôn giáo (đạo thiên chúa), để lại ở Tây Âu.
Khi tư bản Tây Âu vượt khỏi biên giới của nó trở thành các nước đế quốc, xâm chiếm thuộc địa, thì điều nó làm ra đó là ngăn cấm các thuộc địa có thể trở thành nhà nước dân tộc. Trong hình thái đế quốc chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản không chỉ tích lũy bằng giá trị thặng dư giữa họ với giai cấp công nhân ở chính quốc (điều mà Mác phân tích đầy đủ), mà còn tước đoạt chủ quyền của các nước khác, bóc lột họ dựa trên quan hệ bất bình đẳng tạo ra. Sự áp bức bóc lột này là điều tạo nên sự giầu có của phương Tây, và với tiền của có được, giai cấp tư sản các nước này lại quả cho công nhân chính quốc, từ đó mà có .. dân chủ tư sản với phổ thông đầu phiếu (còn trước đó nó chỉ có hình thức đại nghị, tức là chỉ có tư sản có của mới có quyền bầu cử, tức là quyền lực chính trị). Đây là điều mà Mác không phân tích được mà là sự đóng góp của VN, TQ
Như vậy với các nước “phương Nam”, điều bức thiết là giành lại được chủ quyền, để có một quan hệ bình đẳng hơn. Trong cuộc đấu tranh này cái duy nhất họ có đó là văn hóa ( lối sống, tôn giáo, tiếng nói, truyền thống lịch sử, ..) và tất nhiên khi giành được chủ quyền, tức là tạo ra một nhà nước dân tộc, thì họ không thể áp dụng mô hình của phương Tây, vì ở đây không có giai cấp tư sản dân tộc, kinh tế phụ thuộc, ..
Nếu nhìn nhận như thế, thì có thế thấy rằng thế giới ngày càng tiến bộ hơn, vì chủ nghĩa thực dân cũ không còn, chủ nghĩa thực dân mới đang dần dần được xóa bỏ. Có được như thế, sự đống góp của Liên Xô và của chủ nghĩa Mác-Lê nin cực lớn.
Tất nhiên chủ nghĩa tư bản phương Tây cũng có phản ứng ngược trở lại, và phần sau tôi sẽ chỉ ra các dây chằng của nó nhằm .. kiểm soát tình hình để tiếp tục tìm cách thống trị thế giới.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 20 2023, 09:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi phân tích tiếp tục để dự đoán xem thế giới sẽ thay đổi ra sao, thông qua các tác động của phương Tây theo xu hướng hiện tại là xóa bỏ nó thông qua một cơ chế “thị trường tự vận động” để từ đó khẳng định sự thống trị của họ do các cấu trúc còn lại là của họ (nhà nước Mỹ, EU, NATO) hay bị thay thế bằng các cơ cấu tài chính luật pháp mà họ giật dây, tôi sẽ bình luận nốt phần của ông Trần Ngọc Vương, khi nói tới chủ nghĩa dân tộc ở VN mà ông ấy “phát hiện ra” hai điều
1- Đó là các nhà Nho (cụ thể là Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo) đã coi nhà Triệu (của Triệu Đà) là thuộc VN, và Bác Hồ cũng nói vậy, nhưng hiện tại lịch sử VN được dậy trong trường thì không coi là thế.
2- Cũng trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đi trước cả .. Stalin khi định nghĩa dân tộc có lịch sử, văn hóa, chữ viết. Điều mà tới đầu thế kỷ XX, Stalin mới đưa ra để định hình các nước cộng hòa trong liên bang Xô Viết, tức là Liên Xô.
Hai điều “phát hiện khổng lồ” này của ông là điểm sáng của bài viết. Nó thể hiện rõ tâm tư tình cảm của các trí thức ngoài Bắc, thích nói ngược với lịch sử chính thống để chứng tỏ tính “chí sĩ” của mình. Trong khi đó đáng nhẽ một ông trí thức, đặc biệt trí thức ngoài Bắc, ông có nhiều điều kiện để nghiên cứu sâu sắc hơn vấn đề chứ không thể dừng lại ở việc “phát hiện kiểu ơ kìa” như vậy.
Về điều một. Như tôi đã từng nói, nếu nhớ không nhầm, khi tôi học Bình Ngô Đại Cáo, chương trình hệ 10 năm ở VN thời trước, bài này được học vào năm lớp 8. Và trong quyển trích giảng văn hoc của lớp này, người ta đã cẩn thận chú thích chữ Triệu là nhà Triệu của Triệu Đà, không phải Bà Triệu ở Thanh Hóa. Một đứa trẻ con 13 tuổi, nếu học hành cẩn thận với trình độ phổ thông đã biết điều này. Như vậy với một ông trí thức, thì không phải là « ơ kìa thế là chính sử VN hiện đại sai rồi » rồi lấy thế làm sung sướng như Cô lôm bô phát hiện ra châu Mỹ, mà phải đặt câu hỏi, vậy điều gì đã khiến Nguyễn Trãi quan niệm như thế. Nếu ông chịu khó tìm hiểu hơn, thì sẽ thấy rằng các nhà Nho cũng coi hai viên thái thú TQ ở VN như là người đã truyền « văn hóa » vào VN (Nhâm Diên, Tích Quang), nếu ông chịu khó tìm hiểu nữa, cái này thì mãi sao tôi mới biết khi ngâm cứu thiền tông, là các dòng thiền cổ nhất ở Vn đều có các nhà sư TQ tham gia.
Lịch sử VN đã chứng tỏ các nhà Nho là những người yêu nước. Không có họ thì đã không còn có nước VN, vậy phải giải thích điều này như thế nào ? cách tìm hiểu là thế này, phải xem nguyên nhân từ đâu có quan niệm trong sử VN hiện đại ? và phải tìm hiểu nếu nhà Nho đã « yêu nước » như thế thì cách thức yêu nước của họ thế nào ?
Nếu tìm hiểu thì người ta sẽ thấy rằng, quan niệm yêu nước phải đối kháng TQ 100% thực ra là do thực dân Pháp đưa vào VN. Điều này tôi đã nói nhiều lần. Và tại sao nó lại làm thế, bởi vì nó quan niệm không có nước VN độc lập, mà nước Vn chỉ tồn tại như một bộ phận phụ thuộc TQ, như vậy nếu tách VN khỏi TQ, thì VN mãi mãi là của Pháp. Đây là một sự hiểu nhầm của thực dân Pháp, phủ nhận tinh thần độc lập của người VN mà ra, và nó cũng dựa trên thực tế đó là lúc Pháp xâm lược VN, các phong trào kháng chiến đầu tiên đều liên quan tới nhà Nho từ Cần vương, tới chống sưu thuế ở Trung Kỳ, rồi Đông Kinh Nghĩa thục, rồi phong trào của Phan Bội Châu, .. nhất nhất đều có mặt nhà Nho. Từ đó mới có chính sách là nếu đưa ra một dạng « yêu nước VN » kiểu « TQ là kẻ thù truyền kiếp »thì .. chế độ thực dân Pháp sẽ vững bền mãi mãi, vì phải cần Pháp chống lưng. Chính sách của Pháp này rất thâm độc, vì nó dẫn tới sự đánh đồng sắc tộc với dân tộc, với nhà nước. Từ đó nó giúp Pháp khoét sâu, tạo dựng những biên giới sắc tộc thành dân tộc, tìm cách biến chúng thành dạng ranh giới không thể xóa bỏ. Đây là điều không bao giờ tồn tại ở các hình thái nhà nước VN thời trước, và ngay ở Pháp nó cũng không áp dụng. Ở Pháp, Pháp không bao giờ nói rằng người Pháp tách biệt với người Alsace, với người Breton, với người Occitan, người Corse, .. giống như nó phân biệt ở VN người Ba na, Ê đê, Gia rai, Chàm,Tầy, Nùng .. với người Kinh.
Một trong nhưng tác phẩm lịch sử đóng vai trò này cho Pháp chính là quyển sử của Trần Trọng Kim. Khi tôi mua cuốn sử này, điều tôi muốn tìm hiểu đó là ông này đã viết sử giai đoạn Pháp xâm lược VN thế nào, vì nó là quyển sử thời thực dân. Khi đọc nó tôi nhận thấy ngay rằng phần viết về giai đoạn này, nó được viết một cách dửng dưng kiểu « người đời ». Mục đích của nó không phải là tố cáo thực dân Pháp, mà muốn nói rằng Pháp giúp VN thoát khỏi TQ.
Nhưng cách làm của Pháp trở thành con dao hai lưỡi. Nó đã củng cố thêm tinh thần dân tộc của người Việt, được đánh đồng với người Kinh nhưng cũng chính từ vấn đề « con dao hai lưỡi » này mà Pháp có thể tạo dựng ra chủ nghĩa quốc gia đểu, thông qua chính quyền Bảo đại, rồi tiếp nối nó là chính quyền Diệm, Thiệu ở miền Nam. Trong khi trong thực tế, vấn đề dân tộc luôn liên quan tới vấn đề CHỦ QUYỀN chứ không phải vấn đề SẮC TỘC. Điều này tôi vừa nói trong chủ đề về tự lực văn đoàn, nên sẽ không viết lại ở đây.
Chính vì là vấn đề chủ quyền, nên các nhà Nho vẫn coi nhà Triệu là một triều đại VN, vì nó khẳng định chủ quyền với nhà Hán ở TQ, và lãnh thổ của triều đại này bao trùm cả Giao Chỉ, tức là miền Bắc hiện nay. Như tôi đã nói trong chủ đề về Tự lực văn đoàn, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên (tức là chứng chỉ viết ra giấy) là bài thơ của Lý thường kiệt, ở đây ông chỉ nói tới chủ quyền lãnh thổ, không nói gì tới ngôn ngữ, văn hóa.
Tiếp sau đó, trong Bình Ngô Đại Cáo, thì nhìn nhận dân tộc này càng rõ ràng hơn, nhưng nó cũng có thể đưa người ta tới sai lầm. Đó là nó có 3 phần
-1 chủ quyền lãnh thổ, lịch sử qua các triều đại
-2 Sự khác biệt văn hóa phong tục
-3 Nhưng văn hóa này là văn hiến, và có những giá trị có thể gọi là phổ quát (nhân nghĩa thắng hung tàn)
Sở dĩ có sự chỉ ra ra như thế này, bởi vì cuộc kháng chiến chống nhà Minh là cuộc kháng chiến giành lại độc lập dân tộc, chứ không phải là hai nước đánh nhau như thời nhà Lý với nhà Tống.
Như vậy phong tục tập quán chỉ là một phần của chủ nghĩa dân tộc, nhận thức dân tộc. Khía cạnh lớn nhất của nó là cơ bản đó là CHỦ QUYỀN, tạo ra một nền VĂN HIẾN văn minh
Như vậy nếu một người có nhận thức thông qua chủ quyền, được khúc xạ bởi chủ quyền (tôi gọi là có hệ quy chiếu dân tộc) đấu tranh cho nó thì là người theo chủ nghĩa dân tộc.
Hiện nay ở VN, cách nhìn lịch sử đã dần dần tách khỏi cái nhìn sắc tộc mà Pháp bơm vào này, bởi vì nó không phản ánh được chính xác toàn bộ lịch sử VN là một nước đa dạng nhưng thống nhất, và người ta không thể quy lịch sử VN chỉ là một lịch sử .. đánh nhau với TQ.
Về điều 2, định nghĩa của Staline về dân tộc là cơ sở của chính sách liên bang ở Liên Xô. Do ông là người kiến tạo ra Liên Xô, là lãnh tụ của phong trào cộng sản thế giới, nên quan niệm dân tộc của ông được coi như quan niệm dân tộc theo chủ nghĩa xã hội.
Điều thú vị của quan niệm Staline đó là cái mà ông nói là dân tộc không phải là định nghĩa dân tộc, chỉ là sắc tộc ngược lại cái ông bảo vệ và xây dựng là dân tộc thì ông lại không quan niệm được là dân tộc. Tại sao lại thế ?
Khi cách mạng tháng mười bùng nổ, và sau khi các hi vọng của một cuộc cách mạng thế giới (hiểu là ở châu Âu ở trong những nước tư bản đế quốc phát triển) không còn vào giai đoạn 1920-1922, thì Staline và đảng Bôn xê vích đưa ra vấn đề “xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước”. Nhà nước Liên Xô phải sinh sống và quan hệ với các nhà nước tư sản, hệ thống thuộc địa của nó xung quanh. Như vậy bảo vệ chính quyền Sô viết là bảo vệ Liên Xô, bảo vệ Liên Xô tức là bảo vệ một nước, bảo vệ một nước chính là bảo vệ chủ quyền của nó. Nói một cách khác nhà nước Liên Xô là một nhà nước dân tộc(vì nó có chủ quyền thực sự), bao gồm nhiều sắc tộc, và cái đế gắn kết nó là chủ nghĩa cộng sản. Nhà nước Liên Xô là một nhà nước dân tộc, nhưng không nhận thức được mình là một nhà nước dân tộc mà lại nhầm sắc tộc là dân tộc.
Định nghĩa dân tộc kiểu Staline đã là cơ sở để tạo ra các nước cộng hòa trong liên bang Xô viết, nhưng nó chỉ là một dạng cơ chế hành chính dựa trên ngôn ngữ.
Cho tới đây thì câu chuyện cũng chưa sao, vì ta có thể thấy một nước khác cũng sử dụng cái chuẩn ngôn ngữ để tạo ra các cơ chế hành chính, đó là .. Ấn độ. Từ khi Ấn độ độc lập, lãnh thổ của họ được chia nhỏ ra hơn thời thực dân Anh, và có nhiều “nhà nước liên bang” dựa trên biên giới ngôn ngữ ra đời. Bang xuất thân của thủ tướng Ấn độ hiện tại, ông Modi là một dạng nhà nước liên bang, tức là một bang như vậy. Vậy tại sao Ấn độ không tan ra như Liên Xô, bởi vì nó theo chế độ đại nghị tư sản ?? Không phải. Bởi chủ quyền của Ấn độ được thống nhất bởi thị trường kinh tế. Nhưng thế vẫn chưa đủ, mà Ấn độ còn được thống nhất bởi tôn giáo. Tôn giáo và kinh tế thị trường thống nhất đã khiến Ấn độ thống nhất trong đa dạng. Một điều nữa rất thú vị, đi ngược lại tính toán của Anh khi phải rút khỏi Ấn độ, đó là chính quyền Trung ương Ấn độ càng ngày càng mạnh lên, chứ không yếu đi như theo lô gic tính toán ban đầu của Anh. Vẫn chỉ có 2 lý do : thống nhất thị trường và cộng đồng tôn giáo.
Bây giờ trở lại Liên Xô, ở Liên Xô cũng có hai điều là cơ sở của sự tồn tại nhà nước Liên Xô đó là Đảng Cộng Sản và chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản đóng vai trò gắn kết nhận thức như tôn giáo ở Ấn độ, ngược lại Liên Xô không có thị trường thống nhất nhưng lại có Đảng cộng sản.
Nhưng khi ông phá cả đảng cộng sản, phá cả chủ nghĩa cộng sản .. thì ông không còn gì nữa, và đơn vị hành chính dựa theo ngôn ngữ sắc tộc thông qua hình thái các nước cộng hòa làm nó tan vỡ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 7 2023, 08:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì ông Trần Ngọc Vương tự hào rởm là Nguyễn Trãi còn hay hơn cả Staline và “phát hiện” được rằng các nhà Nho đã coi Triệu Đà như một triều đại VN, nên tôi cũng sẽ chỉ ra đây cái điều với tôi là sự đặc trưng đặc biệt của chủ nghĩa dân tộc VN.
Chủ nghĩa dân tộc ở Vn đã tồn tại rất sớm, và chính vì thế VN đã giành được lại được độc lập vào năm 939, cách đây đã hơn 1000 năm. Gốc gác của dân tộc VN có thể đẩy lùi lên tới thời vua Hùng, và cũng có thể lấy văn hóa Trống Đồng (tức là từ thời kỳ đồ Đồng) như hiện nay tức là cách ta tới 5000 năm (đây là thời đại ra đời của Trống Đồng Đông Sơn).
Nhưng dưới đây tôi chỉ đề cập tới phần từ năm 939 trở đi.
Điều một người tìm hiểu không những lịch sử VN mà cả lịch sử thế giới, coi VN như một bộ phận của lịch sử thế giới (đây là cách tìm hiểu của tôi), thì sẽ nhận thấy là ở mỗi một thời điểm, đều ra đời một nhà nước VN phù hợp và hiện đại chuẩn với thời kỳ đó. Ta có thể thấy rằng nhà Lý, nhà Trần là chuẩn của một nhà nước dân tộc thời kỳ tiền trung cổ, nhà Lê là nhà nước phù hợp với thời kỳ Trung cổ. Nhà Nguyễn do cập kênh với thời đại của mình nên đã để VN rơi vào vị trí thuộc địa. Nhà nước VN hiện tại là chuẩn với hình thái “nhà nước – dân tộc” ra đời từ khi có cách mạng tư sản ở phương Tây, và từ đó mô hình này được phổ cập. “Nhà nước-dân tộc” thế nào thì tôi đã nói ở trên.
Khi hình thái nhà nước không còn phù hợp, ví dụ cuối đời Trần, cuối đời nhà Nguyễn thì VN sẽ mất nước.
Nhưng điều thú vị hơn và đặc sắc hơn, đó là mỗi lần mất nước, dân tộc Vn lại vùng dậy. Sự vùng dậy này bắt đầu từ người dân thường, do giới tinh hoa cũ đã hoàn toàn bị tiêu diệt, theo giặc, hay bị đồng hóa để cho ra đời các .. thể loại lề trái.
Hiện tại nói tới lề trái, thì người ta sẽ nghĩ ngay tới hậu duệ chính trị của chế độ thực dân Pháp và miền Nam cũ, nhưng thời trước cũng có. Thời kỳ Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh, nghĩa quân không những phải chiến đấu chống quân Minh, mà có cả tay sai của nó. Ví dụ, khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thành Nghệ An, thì lực lượng giữ thành này là ngụy quân theo nhà Minh.
Do thời gian xa xôi, những việc này không còn được nói tới nữa.
Vào mỗi một thời kỳ nhà nước VN hiện đại tương đương với giai đoạn lịch sử đó, thì quan niệm dân tộc của người Việt phù hợp với thời kỳ đó. Vào thời trung cổ, khi quan niệm dân tộc không dựa vào sắc tộc thì triều đại nhà Triệu được coi như một phần của lịch sử VN, theo quan niệm của các nhà Nho.
Thời nay, khi nhà nước Vn là một nhà nước dân tộc, thì khái niệm quan trọng của nó là công dân bình đẳng trong một nhà nước có chủ quyền. Đây là một quan niệm phù hợp với lịch sử và phương thức sản xuất theo cơ chế thị trường tích lũy tài chính hiện tại.
Khi tôi nói tới một nhà nước VN, dân tộc Vn cập nhật, hiện đại, thì không có nghĩa là nó phải giống y chang các đế quốc chiếm phần thượng phong vào thời kỳ đó, mà cha ông ta đã cải biến nó, bản địa hóa nó cho hợp với truyền thống có từ trước, để rồi truyền thống này cũng thay đổi đi, nhưng vẫn được tiếp nối. Nó hiện đại hóa truyền thống, nó vừa cải biên, vừa đưa cái mới vào để tạo ra một truyền thống mới.
Ví dụ vào thời đại Lý- Trần, thông qua các biến đổi liên tục nhằm “bản địa hóa” mô hình TQ bắt đầu từ lúc Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, rồi trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, nhà nước thời Lý – Trần là một nhà nước cập nhật tương đương với nhà nước TQ, nhưng nó không phải là sự bắt chiếc. Thời Lý – Trần, ở VN vẫn còn chế độ nông nô, phong kiến phân quyền. Trong khi ở TQ không còn điều đó. Ở VN, nhà nước phong kiến thời Lỹ - Trần mang đậm mầu sắc Đông Nam Á, được đánh một lớp véc ni Nho giáo – Phật giáo lên trên. Để so sánh ta có thể thấy tới thế kr XIX, ở Thái lan vẫn là chế độ nông nô, trong khi ở VN chế độ này đã kết thúc vào thế kỷ XV, với triều đại nhà Lê.
Từ thời nhà Lê, sau khi Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, thì mô hình nhà nước VN lúc đó là mô hình Nho giáo. Nhưng mô hình Nho giáo ở VN là Lý học, tức là nho giáo đời nhà Tống, không phải là Minh Nho, một điều đặc sắc nữa, đó là ở VN bắt đầu có tín ngưỡng nhà nước (giao cho các làng) thờ Thành Hoàng. Cách thức ở đây vừa giống quan niệm của TQ, đó là việc quản lý, sắc phong cho các tín ngưỡng thờ thân linh, nhưng nó cũng tiếp nối truyền thống làng xã của VN có từ trước. Đặc biệt trong hoàn cảnh hệ thống chùa chiền Phật giáo không còn đóng vai trò chủ đạo để nhất thống tín ngưỡng xã hội nữa.
Theo tìm hiểu của tôi, thì việc thờ Thành hoàng của VN rất giống với Thần đạo (shinto) của Nhật bản, nhưng nó có hệ thống hơn và trở thành một bộ phận không thể thiếu được của làng xã, như một cơ chế hành chính được toàn dân chấp nhận,vì thế ở trong Nam bộ, là đất mới khai hoang (mới so với ngoài Bắc), không có lịch sử định cư lâu dài, Thành hoàng vẫn được thờ, nhưng chỉ với một chữ THẦN mà không có một vị thần địa phương thật sự. Điều ở Nhật không có. Ngược lại ở TQ, thành hoàng là thần của đô thị, không phải là thần làng xã.
Nhà nước Vn hiện tại, là một nhà nước kiểu mới theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” ra đời từ châu Âu, nhưng nó được phát triển lên như một hình thức Tân Nho (hay ta có thể gọi tên mới là chủ nghĩa Mác – Lê nin VN). Sự gần gũi và bản địa hóa chủ nghĩa Mác-Lê nin thế nào, tôi đã đề cập ở những chủ đề khác.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC