Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Đọc sách giữa thời cách mạng tin học
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Khoa Học Kỹ Thuật - Computer & Internet
Milou
Lâm Văn Sang

“(Thượng Đế) đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.”

Khi nhà độc tài Argentina Péron lên cầm quyền, nhà thơ (văn) Jorge Luis Borges, vốn là người ham thích đọc sách và học hỏi, bị sa thải ra khỏi chức vụ ông đang giữ tại một thư viện nhỏ ở thủ đô Buenos Aires. Trách nhiệm mới được chính quyền Péron giao phó cho ông là nhân viên kiểm phẩm gà và thỏ ở các chợ trời. Dĩ nhiên ông đã từ chối việc làm này.

Sau khi Péron bị lật đổ, ông được mời ra giữ chức vụ giám đốc Thư Viện Quốc Gia. Lúc này, vì chứng bệnh di truyền trong dòng họ, ông không còn nhìn thấy được nữa. Ông trở thành người mù ngự trị giữa hàng chục ngàn quyển sách. Câu thơ trên của ông được viết ra vào lúc đó, như một lời than thân, trách phận, trước tạo hóa trớ trêu.

Mẩu chuyện nói trên trên rút ra từ cuộc đời của Borges, hẳn nhiên, nhiều người đã biết. Giữa thời đại cách mạng tin học, trong chúng ta không ít người, chưa (không) mù, đứng giữa khối lượng khổng lồ của các nguồn thông tin, tài liệu, sách vở... như một người mù. Không như Borges, họ không than thở gì cả.

Cũng giữa thời đại cách mạng tin học, một số người khác đã thật sự than thở. Họ không còn có đủ thì giờ để đọc.

Đọc gì và đọc thế nào đã là chuyện được nhiều người nhắc đến từ lâu. Một câu chuyện đã mòn, cũ. Có phải Montaigne đã từng dạy chúng ta, “Tôi chỉ đi tìm trong việc đọc sách cách thỏa mãn mình bằng một niềm vui chân thành; hay nếu cần học hỏi, tôi chỉ tìm khoa học nào giúp tôi hiểu biết và chỉ dẫn tôi cách chết hùng và sống đẹp,” trong bài luận văn “Des Livres,” trong đó ông nhắc đến Virgile, Lucrece, Catulle, Horace, Boccace, Rabelays...?

Và có phải Virginia Woolf đã từng viết, “Lời khuyên duy nhất... mà một người có thể nhắn cho kẻ khác về việc đọc là đừng nhận lời khuyên nào cả,” cũng như, “Đừng tìm cách ra mệnh lệnh cho tác giả của mình. Hãy cố gắng trở thành ông ta,” trong How Should One Read a Book?

Trong một bài báo cách đây không lâu trên tờ National Post Online, (This late in history, what shall we choose to read? Số 17 tháng Chạp, 2001), Jeannie Marshall viết cô đã gặp nhiều người trong khắp các tiệm cà phê ở Bắc Mỹ với một quyển sách trên tay, một tạp chí trước mặt. Họ đọc The Corrections của Jonathan Franzen, Austerlitz của W.G. Sebald, The Ash Garden của Dennis Bock hay bất cứ tác phẩm văn chương, tiểu sử, lịch sử nào khác. Họ cũng có thể đang đọc tờ New Yorker hay Times Literary Supplement (TLS). “Nhưng nếu bạn nhìn gần hơn các ấn bản họ có trên tay họ, chúng thường đã cũ từ năm đến sáu tuần.”

Người viết còn phỏng chừng rằng nếu nhìn thấy được bên trong xách tay hay túi đeo lưng của họ, người ta có thể tìm thấy một hay hai quyển sách chỉ mới đọc được một phần. Bên dưới nét mặt tĩnh lặng của những người không quen biết đó, họ là “những độc giả đang lo lắng,” nỗi lo của người đọc không bao giờ bắt kịp nhịp phát hành của sách báo.

Bài báo của Jeannie Marshall có nhiều chi tiết rất thú vị. Nhà phê bình Joseph Epstein được nhắc đến qua bài viết trên tờ TLS với câu, “Tương tự như Prufrock đo lường cuộc đời bằng những muỗng cà phê, tôi đo lường đời tôi, hay ít nhất cái trật tự của tôi bằng những tờ TLS chưa kịp đọc.”

Trong tác phẩm The Western Canon (1994) nhà phê bình văn chương Harold Bloom đã nói lại điều đã được nói, “Ai đọc cũng phải lựa chọn, bởi vì thật sự không ai có đủ thì giờ để đọc mọi thứ ngay cả khi người ta chỉ đọc thôi mà không làm gì khác cả.”

Riêng Jonathan Yardley, nhà điểm sách nổi tiếng của tờ Washington Post, bằng một giọng điệu buồn rầu, ông đã nhìn nhận một sự thật khủng khiếp, “không có thì giờ” để đọc hết hai quyển tiểu sử Hitler của Ian Kershaw và giờ đây lại phải cầm lên quyển tiểu sử Churchill mới của Roy Jenkins.

Một bài toán lạ lùng đã được mang ra tính theo như lời của Eleanor Wachtel, người chủ trương hai chương trình “Writers and Company” và “The Arts Today” trên đài phát thanh CBC. Người ta đã mang con số sách họ có thể đọc được trong năm nhân với số năm, họ nghĩ, còn lại trong đời để sống và đọc. Kết quả của bài toán này là một con số quá nhỏ.

Robert Fulford, nhà bình luận văn hóa của tờ National Post, vẫn lấy lời căn dặn của học giả Northrop Frye làm kim chỉ nam. Frye bảo rằng mọi người nên để dành mỗi ngày từ hai đến ba tiếng đồng hồ đọc sách. Trong thực tế, ông Fulford “đọc thật nhiều và tôi có thể đọc trong vòng từ ba đến bốn tiếng một ngày và có thể không đọc gì cả trong ngày kế tiếp.” Ông là mẩu người đọc điển hình mắc chứng lo. Ông khám phá ra nếu không lái xe, nếu dùng các phương tiện di chuyển khác như xe buýt, xe tắc xi... ông sẽ có thêm thì giờ đọc. Và “người ta có thể làm gì khác hơn trên thang máy?” nếu không dùng thì giờ này để đọc. Ông đăng ký mua bốn tờ nhật báo, hai tờ tuần báo TLS và New Yorker. Chưa hết, ông mua thêm một mớ nguyệt san ở các sạp báo và không ngừng chuyển sách về nhà. Ông thú nhận hiện đang đọc cùng lúc bốn quyển sách!

Với những người như Jonathan Yardley, đọc sách như một nghề nghiệp, việc làm thật dễ nản nếu một tác phẩm được chọn để đọc không mang lại một đôi điều thú vị nào đó đền bù lại. Trên tờ Washington Post, ông Yardley phải cung cấp hai bài điểm sách hàng tuần cộng thêm một cột báo thường xuyên nói về việc đọc. Ở Hoa Kỳ, hàng trăm ngàn người đã dựa vào ý kiến trong bài viết của ông để chọn (hoặc không) sách đọc.

Đọc là một kinh nghiệm, một thói quen cá nhân. Và không thiếu những cố gắng mong biến những kinh nghiệm và thói quen này thành tập thể. Trong số này phải kể đến quyển The Pleasures of Reading in an Ideological Age (1990) của Robert Alter và quyển Great Books (1997) của David Denby. Và gần đây nhất là quyển How to Read and Why (2000) của Harold Bloom. Cố gắng khuyến đọc (và khuyến học) này, từ kinh nghiệm và thói quen cá nhân, hẳn nhiên không bao giờ hoàn hảo. Chúng bổ túc cho nhau và là một minh chứng cho điều Judith Shulevitz đã viết, “Đọc, như một hành vi, luôn luôn liên đới nhưng không bao giờ đơn độc.” (How to Read a How-to-Read Book, New York Times, 27 tháng Giêng, 2002). Tác giả của loại sách này là những người “đáng kính,” theo Shulevitz, “Họ cho phép chúng ta nhìn qua vai họ, nhưng không bao giờ buộc chúng ta để họ nhìn qua vai chúng ta.” Ở đó, là sự phân biệt hay - dở (khéo léo - vụng về) trong các sách chỉ dẫn “đọc sách thế nào.”

Những điều được viết ra dường như còn nhằm đối phó một tình trạng chung, khắp nơi, mọi dân tộc, về điều đáng sợ ngày càng phổ biến là sau khi học xong trung hay đại học, người ta không còn chịu đọc sách nữa.
Don Quixote
Không biết hiện nay kho tàng sách nhân loại có khoảng bao nhiêu cuốn sách đáng để đọc-có lẽ phải đến cả triệu cuốn ấy nhỉ. Em nghĩ thật ra con người chỉ cần đọc khoảng 100 cuốn ( bộ ) là đủ rồi, tất nhiên không kể sách chuyên môn của mình. :-X
Các bác có cuốn sách nào tâm đắc, mà không phải là sách quá chuyên môn thì giới thiệu cho mọi người với nhé.
Than Kinh
Cổ nhân có câu "Đa thư loạn dâm", ê, m.k., thực ra hình như là "Đa thư loạn tâm".

Các chú trước khi đọc sách thì phải xác định là đọc làm cái đếch gì. Chứ đọc thật nhiều sách để rồi đem ra khoe đểu kiến thức, thì cũng khác nào bọn trọc phú ngu dốt bày hàng qua tủ kính, chỉ tổ mất thời gian, vô ích và "loạn dâm".

Con người khác cái máy tính và khác cái sọt rác là ở chỗ biết sáng tạo, chứ đọc lấy tư tưởng của dăm ba lão, rồi nhai đi nhai lại như bò nhai giẻ rách, không vận dụng được vào đâu cho đời, thì có tích sự gì cho cuộc sống?
koibeto81
[quote author=Than Kinh link=board=9;threadid=156;start=0#13356 date=1038856419]
Các chú trước khi đọc sách thì phải xác định là đọc làm cái đếch gì. Chứ đọc thật nhiều sách để rồi đem ra khoe đểu kiến thức, thì cũng khác nào bọn trọc phú ngu dốt bày hàng qua tủ kính, chỉ tổ mất thời gian, vô ích và "loạn dâm".
[/quote]

Hihi...bác chửi đúng. ;D Cho nên, em đề nghị bổ sung thêm "khái niệm" sau đây vào ngoại diên của khái niệm "thủ dâm", đó là : Thủ Dâm bằng Sách. :P

[quote author=Than Kinh link=board=9;threadid=156;start=0#13356 date=1038856419]
Con người khác cái máy tính và khác cái sọt rác là ở chỗ biết sáng tạo, chứ đọc lấy tư tưởng của dăm ba lão, rồi nhai đi nhai lại như bò nhai giẻ rách, không vận dụng được vào đâu cho đời, thì có tích sự gì cho cuộc sống?
[/quote]

Cài này thì...bác nghĩ sao về câu chuyện sau đây :

Hoàn Công đọc sách ở trên lầu. Có người thợ mộc đang đẽo bánh xe ở nhà dưới, nghe tiếng đọc, chạy lên thưa với vua :
- Xin hỏi nhà vua đọc những gì thế ?
Hoàn Công nói :
- Ta đọc những câu của Thánh nhân.
- Thánh nhân hiện còn sống không?
- Đã chết cả rồi?
- Thế thì những câu Vua đọc chỉ là cặn bã của cố nhân đấy thôi.
- Này, anh thợ ! Ta đang đọc sách, sao dám được nghị luận xàm sỡ. Hễ nói có lí thì ta tha, bằng không thì ta bắt tội.
Người thợ mộc nói:
- Tôi xin cứ lấy việc tôi làm mà suy thì thấy: Khi đẽo bánh xe, rộng, hẹp, vừa vặn, đúng mực thì thật là do tự tâm tôi liệu rồi theo thế mà tay tôi làm, như đã có phép nhất định, tôi tuy không nói được ra được tại sao làm thế là đúng là tốt nhưng cái tay thì lại làm được. Cái khéo ấy, tôi không thế dạy được cho con tôi, con tôi cũng không thể học được của tôi. Bởi vậy, năm nay tôi đã bảy mươi tuổi rồi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe...những điều vua đanh đọc cũng thế. người xưa đã chết, thì cái hay của họ cũng khó mà truyền lại được, tưởng cũng đã chết cả rồi. Thế thì những câu nhà vua học, thực ra chỉ là những cặn bã của người xưa mà thôi.
Vua chịu là phải và tha không bắt tội bác thợ mộc.


Kính bác... sp_ike.gif
Than Kinh
Phàm những gì đạt tới mức cao siêu đều khó có thể diễn đạt thành ngôn ngữ cũng như khó viết ra thành sách. Vì thế, nếu trình độ của lão thợ mộc (hay của bất kỳ một người làm nghề gì) đạt tới mức cao siêu, thì ngay cả người đó cũng khó phân tíchthành ngôn ngữ cụ thể được.

Nhưng nói sách của người xưa chỉ là cặn bã của người xưa là nói láo. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện để chuyển tải ý, còn nắm bắt đựơc cái ý đến đâu là phụ thuộc vào người đọc.

Ví dụ như Go Rin No Sho của Miyamoto Musashi là một cuốn sách dạy về kiếm, nhưng phản ánh cả triết lý sống, thế giới quan và nhân sinh quan của một bậc thầy về Đạo, và nhiều nhà kinh doanh ngày nay vẫn dùng nó để vạch chiến lược kinh doanh, dù đó chỉ là một cuốn sách về kiếm thuật được viết cách đây hơn 500 năm.

Truyện ngụ ngôn có nhiều cách hiểu, bàn về nó mất nhiều thời gian lắm. Nếu cứ máy móc theo câu chữ và dăm ba cái ý vớ vẩn, thì mất thời gian vô ích.
koibeto81
Bác Than Kinh ...

Ngôn ngữ , đồng ý với bác, chỉ là phương tiện để truyền tải cái "ý" của người nói, người viết. Nhưng, hiểu được ý của người nói, người viết hay không...có lẽ không chỉ phụ thuộc vào trình độ của thằng đọc, thằng nghe. Theo em, còn phụ thuộc vào cả trình độ của thằng nói, thằng viết. Chẳng hạn, thằng nói/viết là một thàng Ngu...thì có lẽ đến thánh cũng chẳng hiểu được là nó muốn nói cái gì. :P

Do đó, liệu có thể nói rằng : ngôn ngữ hoàn toàn có khả năng phản ánh một cách chân thực suy nghĩ và tình cảm của người nói, kẻ viết hay không? Nếu không, sẽ có thể thấy rằng, sách vở của người xưa có lẽ cũng chỉ là "cặn bã" của người xưa mà thôi. Vì như chính bác cũng đã nói, đã là cái "cao siêu" thì viết thành sách thế qué nào được...do đó mà không truyền lại được...tức là đồ bỏ, hay gọi nó là "cặn bã" thì cũng rứa. :P
janus
Thôi hai đồng chí này về Thăng Long cãi nhau đê, cứ tốc váy giữa chợ thế này người ta lại cười cho.
nat.anthro
mèn ơi!
co bác nào có những trang hay hay trên mang cung cấp kiến thức nhân văn, văn hoá giới thiệu cho bà con với, em hơi thực dụng nhưng ở đây nếu vô phép, các bác bỏ qua cho nhé. em thích dòng sách dân tộc học, văn hoá việt nam. lich sử viet nam. bac nao có sách hay, quý hiếm tiệt chủng va cung sở thích xin liên lạc ngay nhé. Em chơ tin các bác. tất nhiên em cũng có đồ hay hay dể trao đổi. so ok ! con ma sách cũ (nat.hist@mail.com)
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Khoa Học Kỹ Thuật - Computer & Internet
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.