Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Trần Đăng Khoa
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2
Toanli
Cách đây hai giờ, Trần Đăng Khoa gửi cho tôi bài viết này, dặn, đây là bài viết cho anh đọc chơi. Lão sắp tới Đức và nhân chuyến đi đây viết thêm bài trám vào sau những bài thế này làm một cuốn sách đây.
Tôi đọc nhanh thấy hay. Bài viết bảo, tất cả chúng ta đều là kẻ cắp! Tha thế là tôi cũnglaf kẻ cắp. Tội gì ko gửi lên cho bè bạn tôi ở đây đọc.

fallko hennig
TRần Đăng Khoa
Fallko Hennig là nhà văn trẻ rất nổi tiếng của Đức. Tôi biết được anh cũng là nhờ sự chỉ dẫn của dân "thổ công". Trước khi tôi thăm Đức, ông Tham tán Văn hoá ở Đại sứ quán Đức có hỏi nguyện vọng, xem tôi muốn thăm những đâu, để bạn giúp đỡ. Thực tình, tôi muốn gặp một nhà văn trẻ của Đức, muốn biết hiện nay, họ sống và viết ra sao? Họ quan tâm đến những vấn đề gì. Sở dĩ tôi muốn tìm đến các nhà văn trẻ, vì họ chính là văn học Đức tưng lai. Còn những thành tựu của văn học Đức trong quá khứ thì ít nhiều, chúng ta đều đã biết rồi.
Ba ngày sau, chị Vũ Hưng Giang, cô con gái rượu xinh đẹp của nhà văn Vũ Tú Nam, làm ở Đại sứ quán Đức có chuyển cho tôi bn chưng trình làm việc trong những ngày ở nước Đức. Trong chưng trình, có cuộc gặp gỡ với Fallko Hennig, một nhà văn trẻ, hiện đang được bạn đọc Đức yêu mến.
Người phiên dịch cho tôi là Frang Gerke, một giáo sư người Đức rất giỏi tiếng Việt. Anh từng sống và làm việc nhiều năm ở Việt Nam. F. Gerke dẫn tôi đến một con hẻm nhỏ, lách qua hai hàng xe đỗ xít nhau. Trời vẫn còn sớm lắm. ánh nắng vàng rực dọi trên những bức tường lở lói, loang lổ, bốc lên mùi ẩm mốc và hôi hám. Đây là khu phố của những người rất nghèo. F. Gerke bắt đầu ngờ vực:
- Địa chỉ thì đúng đây rồi. Nhưng xem ra thì hình như không phi. Chẳng có toà báo nào ở chỗ này c. Đây chỉ đn thuần là một khu dân cư...
- Đúng rồi! Tôi ở đây! ở trên này c mà!
Có tiếng nói khàn khàn. Tôi ngẩng lên. Trên tầng 5, sau ô cửa sổ vừa bật mở là một cái đầu trọc lóc. Một người đàn ông còn rất trẻ. Trông anh ta như một con chim cánh cụt đang thập thò ở cửa chuồng...
- Lên đây! Lên trên này!
Nói vậy, nhưng anh chàng lại nhào xuống chân cầu thang đón chúng tôi. Mái đầu cạo trọc. Quần áo xộc xệch. Trông anh có dáng vóc của một ông thợ quét vôi.
- Tôi là Fallko Hennig! - Anh chàng tự trỏ ngón tay cái vào ngực mình - Tôi chờ các anh đã mấy hôm nay rồi. Bữa nay, tôi định tiếp các anh ở toà soạn báo. Nhưng rồi nghĩ, thôi, tốt nhất cứ mời các anh đến nhà, để các anh hiểu thực chất đời sống của chúng tôi!
F. Hennig nói bằng một giọng khàn khàn. Khu nhà không có thang máy. Chúng tôi bám theo anh, bước qua những bậc cầu thang mòn vẹt, chua loét mùi cứt mèo.
- Đây là nhà riêng của anh sao?
Tôi hỏi với sự ngạc nhiên. F. Hennig lắc đầu:
- Không, gia đình tôi ở Berlin. Tôi có một vợ, hai con. Vợ tôi bỏ đi rồi. Còn hai cháu nhỏ ở với ông bà nội. Căn hộ này có ba buồng. Tôi thuê một buồng. Còn hai buồng bên là của người khác. Một anh bốc vác. Còn một anh làm nghề giặt là.
Căn phòng nhỏ, bề bộn những sách. Sách xếp trong giá. Sách gác trên đầu. Sách vứt ngổn ngang dưới chân. Căn phòng bề bộn như một kho chứa đồ. F. Hennig gài cái máy vi tính cá nhân lên nóc tủ tài liệu, dành ghế cho khách.
- Anh ngồi đi! Ngồi bất cứ chỗ nào có thể ngồi được. Bây giờ tôi mới được đón anh, còn văn chưng các anh đến với tôi từ rất lâu rồi. Đấy anh xem đấy, trong nhà tôi toàn văn học phưng Đông. Tôi rất mê các nhà văn Trung Quốc. Đặc biệt là Lỗ Tấn. Mặc dù ông ta thuộc hạng cổ hủ. Văn hiện đại là thứ văn chỉ đọc một lần. Đọc xong rồi vứt. Nhưng văn Lỗ Tấn lại là cái thứ văn lây nhây, không thể đọc một lần mà xong được. Càng đọc, càng thấy hình như mình vẫn chưa đọc gì c...
- Thế là anh hiểu Lỗ Tấn đấy!
- Không, tôi không hiểu gì Lỗ Tấn c. Nếu hiểu được rồi thì tôi đã không đọc ông ta nữa. - F. Hennig vừa nói, vừa lúi húi pha trà - Lỗ Tấn là một lão phù thuỷ. Ông ta vừa đi vừa phun sưng mù. Chính sưng mù đã tạo o giác làm nên sức hấp dẫn của ông ấy. Đọc Lỗ Tấn, tôi luôn có cm giác như mình đang đi trong sưng. Phía trước cứ lờ mờ một cái gì đấy. Thế là mình cứ bám riết, cứ đuổi theo. Đuổi mê mi. Khi ra khỏi màn sưng, mới hay là nó cũng chẳng có gì ghê gớm c. Lỗ Tấn rất giỏi tạo o giác...
- Anh hiện đang viết gì?
- Tôi đang viết một cuốn tiểu thuyết về giao thông đô thị. Cái khó nhất của tôi trong cuốn sách này là phi viết làm sao cho khác cuốn trước...
- Cuốn trước anh viết về cái gì?
- Về chuyện đi ăn trộm.
- Cái gì?
- ăn trộm. Anh cm thấy lạ sao? - F. Hennig nheo nheo một bên mắt - Cuốn tiểu thuyết có tên "Cái gì cũng ăn cắp c". Cuốn sách đã được tái bn rất nhiều lần. Gần đây, người ta còn dịch ra tiếng Anh. Bn tiếng Anh, cái tên có khác một chút, nhưng tinh thần thì không khác: "Tất c đều là kẻ cắp".
Fallko Hennig nhấp một ngụm trà:
- Gọi tiểu thuyết, nhưng thực tình, đây là cuốn tự truyện của tôi. Cuốn sách có 64 chưng. Tôi thuật lại 64 vụ ăn trộm của mình...
- Hoá ra anh cũng là người thích đùa...
- Không, tôi không đùa. Tôi là một kẻ trộm. Anh không tin sao? Thuở bé, tôi chuyên đi ăn cắp. ăn cắp không chỉ một lần, mà 64 lần. Chỉ trừ nhà băng là tôi chưa bẻ khoá...
Tôi cứ ngỡ như mình nghe nhầm. F. Hennig tỏ ra rất khoái chí:
- Tất nhiên, tôi không sống bằng nghề ăn cắp. Nghĩa là tôi không phi kẻ cắp chuyên nghiệp. Tôi chỉ muốn thể hiện mình. Rồi cũng qua đó, muốn biết luật pháp của nước Đức ra sao? Công an Đức có thực giỏi không. Tóm lại là họ cũng rất xoàng. Bằng cớ là tôi chưa bao giờ bị bắt...
F. Hennig cười sng khoái. Cứ như lời F. Gerke, người đã đọc cuốn sách, thì những chuyện ăn cắp mà F. Hennig kể trong cuốn tiểu thuyết của mình cũng chỉ là những phi vụ vặt vãnh, trẻ con. Chính vì thế mà nó nằm ngoài sự quan tâm của công an Đức. Chỉ có điều, F. Hennig viết rất hấp dẫn, hài hước. Mỗi chưng một chuyện. Có chuyện hoàn toàn độc lập, có thể tách ra thành một tác phẩm riêng. Vì thế, cấu trúc cuốn sách khá độc đáo. Đằng sau những câu chuyện tưởng như vặt vãnh, trẻ con, người đọc lại thấy hiện lên c một xã hội phức tạp với đầy đủ những dáng vẻ của nó...
- Trong cuốn sách này, có một đoạn tôi nói về Việt Nam đấy. Truyện hoàn toàn có thật. Một anh dũng sĩ Việt Nam sang thăm Đức. Anh đến trường Trung học của tôi nói chuyện diệt Mỹ. Khi kết thúc buổi diễn thuyết, anh có tặng lại trường một món quà. Đó là hai qu...lựu đạn. Hai qu lựu đạn này được đặt trong phòng truyền thống của trường. Bọn trẻ con kéo đến xem đông lắm. Thế là tôi cuỗm luôn hai qu lựu đạn, làm một triển lãm riêng. Nhưng khốn nỗi, hai qu lựu đạn rời khỏi phòng truyền thống thì nó không còn là lựu đạn nữa. Tôi cứ cố chứng minh nó chính là lựu đạn của Việt Nam đã từng đánh thắng Mỹ, nhưng chẳng ai tin. Người ta cứ bo nó là cục sắt rỉ...
Tôi bắt đầu thấy ngờ vực. Ch lẽ một cuốn sách chỉ ghi những chuyện như thế mà lại được bạn đọc Đức thích ư?.
- Người Đức không dễ lừa đâu, anh Khoa ạ - F. Gerke quay sang tôi - Cuốn sách thật sự cuốn hút. Nó kể toàn những chuyện lặt vặt. Nhưng vấn đề cuốn sách đặt ra thì lại chẳng lặt vặt chút nào.
- Vậy thì qua cuốn sách này, anh muốn nói điều gì với độc gi?
- Nói gì à? Khó nhỉ. Mà tại sao văn chưng lại cứ phi nói một cái gì đấy? Nếu tôi chẳng muốn nói gì c thì sao? Tôi nghĩ, trên đời này chẳng có ai là người lưng thiện. Chỉ có những kẻ bị bắt và chưa bị bắt. Thế thôi. Nói thực với anh, tôi nhìn đâu cũng thấy kẻ cắp. Kẻ cắp nhiều lắm. Nhan nhn khắp hành tinh này. ăn cắp ngay từ khi mới nứt mắt. Đn gin như đi học thì cóp bài chẳng hạn. Rồi lớn lên, có anh leo được tới ghế cao, nhưng vẫn không chịu bỏ nghề truyền thống. Nhiều khi lại dùng ngay chính quyền lực của mình để v vét của dân. Có người ăn cắp mà không biết mình ăn cắp. Thế nên cứ rao ging đạo đức ra r. Rồi quốc gia này ăn cắp của quốc gia kia. ăn cắp thưng hiệu. ăn cắp công nghệ. ăn cắp thông tin. ăn cắp c một mô hình xã hội. Cứ a dua bắt chước nhau, rập khuôn nhau. Sống bằng những giá trị không phi thực của mình. Điều ấy mới thật bi thm...
F. Hennig cười. Tôi cũng cười. Không ngờ chàng trai vẫn còn rất trẻ này lại có cái nhìn cực đoan đến thế. Đành rằng cái ác rất nhiều, nhưng trái đất này tồn tại được chính là nhờ những người lưng thiện, chứ đâu phi kẻ bất nhân. Người lưng thiện cũng nhiều lắm, ở đâu cũng có. Tôi kể cho F. Hennig nghe một chuyện mà chính tôi được chứng kiến ở nước Đức này. Tôi gọi đó là chuyện cổ tích. Nước Đức có nhiều chuyện cổ tích lắm. Ch thế ở xứ này có anh em Grim chỉ đi chép những câu chuyện cổ tích ở dọc đường mà rồi trở thành những nhà văn nổi tiếng thế giới.
Câu chuyện cổ tích này, Grim chưa kịp chép. Tôi đi từ Weima về Berlin. Trên c tuyến đường sắt chỉ có tôi và F. Gerke. Vậy mà c mạn nào là tàu. Cứ vài phút lại một chuyến tàu vun vút lao qua. Tôi rất kinh ngạc vì tầu chạy rất đúng giờ, chuẩn xác đến từng tích tắc. Cứ như vé ghi thì chuyến tàu của tôi khởi hành lúc 9h 10 phút. 9 h 8 phút, tôi xách va ly định nhy lên tàu thì Frank Gerke vội kéo giật lại. Đó là con tàu đi thành phố khác. 9h 9 phút vẫn chưa thấy con tàu của tôi. Còn đúng nửa phút nữa đến giờ khởi hành thì con tàu tôi chờ đợi mới đến. Nó chỉ dừng ở ga đúng 30 giây. Tôi vội vàng tất t chạy lên tàu, vừa lúc cửa khép và con tàu lao như bay trên mặt đất. Đến gần Berlin, tôi mới biết mình đã đánh ri mất cái túi nhỏ. Trong túi có 1000 dollar. Số tiền không lớn, chỉ tiếc trong túi còn hn chục cuộn phim tôi chụp dọc đường và hàng loạt cuốn băng cassete tôi ghi những cuộc tiếp xúc trong suốt c chuyến đi. Chúng tôi đang bối rối, thì một anh chàng to béo, mặt đỏ như gà trọi chạy đến tìm tôi: "Xin lỗi, có phi ông mất cái túi da không? ". Tôi kinh ngạc: "Vâng, có lẽ tôi đã đánh ri". "Không phi ông đánh ri. Ông bỏ quên trên ghế đợi tàu. Hiện nhà ga đã cất vào kho rồi. Ông có thể về Weima nhận lại được không?" . "Rất tiếc, tôi không còn trở lại Weima được nữa". "Vậy thì ông có thể nhận lại ở Berlin. Chúng tôi sẽ chuyển cho ông ngay trong chuyến tàu sau. Phiền ông đúng 17 giờ có mặt ở ga Berlin để nhận. Tầu chúng tôi chỉ dừng một phút, xin ông đến thật đúng giờ".
- Chuyện ấy thì có gì lạ? - Fallko Hennig nhếch mép cười - Cái túi anh vứt trên ghế. Người ta tưởng anh là kẻ khủng bố nên đã báo động. Công an đến dò mìn và thế là anh không mất tiền. Đn gin thế thôi.
F. Hennig khẽ thở dài:
- Người Đức chúng tôi không lưng thiện như anh nghĩ đâu. Mà làm gì có người lưng thiện. Ngay c anh nữa, anh có giám chắc với tôi ràng, anh là một kẻ lưng thiện không? - F. Hennig vè vè nhìn tôi - Anh là nhà văn. Anh sống bằng nghề văn. Cốt truyện anh lấy từ đời sống. Rõ ràng đấy là những chuyện của người khác. Cái vui nỗi buồn cũng của người khác. Anh biến thành tác phẩm của anh. Rồi anh thành người nổi tiếng. Anh có tiền nhuận bút đút túi. Thế thì rõ ràng anh cũng là một kẻ cắp. Cũng như tôi, như nhiều nhà văn khác, chúng ta đều là kẻ cắp c. Chỉ có điều, đấy là những kẻ cắp không bị ra toà...
Phó Thường Nhân
Cám ơn Bác Toanli. cheers.gif
Vài lời bàn thêm:
Cuối cùng thì Trần Đăng Khoa cũng tìm được một loại đề tài văn học hợp với ông. Có lẽ chỉ phí công những chuyến đi thực tế mà Trần Đăng Khoa đã từng làm trong quá khứ, ra đảo Trường Sa rồi đi đâu đó nữa, nhưng rốt cuộc cũng chẳng để lại được gì. Thế cho nên muốn đi ăn cắp cũng không phải là dễ, không phải cố tình muốn ăn cắp mà được, dù có được rèn luyện kỹ thuật bẻ khóa thượng thặng. Muốn ăn cắp cũng phải "Ngưu tâm ngưu, Mã tầm Mã", phải có duyên với nó mới được. Nói theo kiểu bác yuyu thì đó là "học để rồi quên", tức là ăn cắp vô y thức.
Sáng tạo là một kiểu ăn cắp vô ý thức, còn cố tình ăn cắp thì huặc chỉ làm được các tác phẩm tuyên truyền, huặc chẳng làm được gì cả.
Người Thăng Long
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 8 2003, 06:48 PM)

Sáng tạo là một kiểu ăn cắp vô ý thức, còn cố tình ăn cắp thì huặc chỉ làm được các tác phẩm tuyên truyền, huặc chẳng làm được gì cả.

To bác Phó,

Bác nói như thế thì tôi đây không phục cả 10 phần ohnono.gif
Ở đây chỉ xin được khép nhỏ trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật mà thôi nhé. Nói rộng ra thì chắc cả năm không hết chuyện thumbup.gif

Sáng tạo nghệ thuật mang tính kế thừa.
Người nghệ sĩ dựa trên nền tảng nghệ thuật của các bặc tiền bối hay thậm chí là của cả những người cùng thời nữa, rồi cộng thêm cá tính của mình mà tạo nên tác phẩm.

Có ai nói cụ Tiên Điền đi...ăn cắp văn không??? w00t.gif
Cốt truyện là của người ta những cắch diễn tả và nhìn nhận vấn đề thì lại là của mình. Thế nên chưa đến 300 năm sau thì người ta đã hướng về thi nhân nhiều lắm rồi! rose.gif

Anh nhà văn mang vốn sống của mình viết thành câu chuyện. trong câu chuyện kể về cuộc đời biết bao người...Nếu như anh ta chỉ đơn thuần chép lại nguyên si như cuộc sống thì hỏi có mấy ai đọc nhỉ? rhino.gif

Những chuyện đợn giản và "tầm thường" mang được vào trong văn như Lỗ Tấn thì thật sự gọi là sáng tạo rồi còn gì! rose.gif

Cái quý của nhà văn là mượn chuyện của một cá nhân mà nói được về cả cuộc sống. Người thường không làm nghề thì chưa chắc đã nhận thấy những điều rất đơn giản ây cho đến khi đọc sách của nhà văn! ohgirl.gif


Còn thế nào gọi là "Đạo Văn"?
Rất đơn giản: cái của người thì nhận là của mình! Không hề có cái "Tôi" trong tác phẩm!
Nếu là trao đổi thông tin thì có thể sưu tầm, chọn lọc...Còn nếu đem ý của người khác nói là của mình thì dứt khoát là...kẻ trộm! pirate.gif

Trong forum nói chuyện với những ai viết bằng ý của chính mình thì biết ngay các bác nhỉ?!

rose.gif
monty
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 8 2003, 07:48 PM)
Thế cho nên muốn đi ăn cắp cũng không phải là dễ, không phải cố tình muốn ăn cắp mà được, dù có được rèn luyện kỹ thuật bẻ khóa thượng thặng.

Tôi thấy ông Trần Đăng Khoa chả ăn cắp cái gì của ai cả hehe.gif . Đúng hơn, đó là sự rập khuôn mà các nhà văn VN thường làm leuleu.gif. Nói như Vũ Thư Hiên năm 1989 thì các nhà văn VN "ba phần tư không biết chấm phẩy". Có thể là hơi quá, nhưng xem ra ăn cắp chắc cũng không phải dễ lắm.
Toanli
Cac bạn trẻ thân mến,
Người ta đã biết tới thần đồng Trần Đăng Khoa ở các thi phẩm của gã từ hồi ấu thơ.
Rồi người ta lại biết "tên nhà quê" này qua Chân Dung và Đối Thọai tập 1.( sau hội thể thao Ci - gên 2003 hắn sẽ công bố Đối thọai phần 2 và 3 tổng tập này nhiều bí mật gồm các vua chúa của văn chuơng, nhưng khuôn mặt hắn chú ý bấy nay...)
Nhưng ít ngừoi biết Khoa trong tản văn và truyện kí. Đấy là ba bộ mặt dưới cái mặt nạ Trần Đăng khoa chân quê.
Tôi mở Topic này để giới thiệu về con người khá đặc sắc trong làng văn bây giờ, tôi gọi hắn là Cam la thời hiện đại. Dẫu là ở khía cạnh nào đó, gã còn phải lập nghề để đi lên nữa. Nhưng gã là một cái đầu ghê gớm theo tôi- nhất là khi hắn với cái chiêu mềm phê bình cảm tính của người sáng tác mà viết khen chê nguời khác.
Các bạn sẽ lần lượt quan sát hắn như vài ý kiến tôi viết về gã, những nhận xét Khoa trong bài tùy ký vừa qua.
Và có thể các bạn tha hồ luận về gã. Hắn khôn lắm chứ ko ngu ngơ nhu tôii đâu . Tha hồ khen, chửi, mắng...Gã vào mạng sẽ cười hề hề
Vừa rồi ở Đức, tôi chot giới thiệu sơ bộ mạng này, vẽ ra chân dung vài người. Gã chót lơ mơ tơ tưởng theo lời giới thiệu của tôi và hẹn quay lại để gặp vài em ở Châu Âu và Châu Mẽo... pirate.gif mơ mộng như hắn, nhưng tinh quái và còn khóac áo tiểu thư.. thumbup.gif
Người Thăng Long
Kể ra mà "chat" với "lão Khoa" thì cũng thú vị đấy chứ?

cheers.gif
Toanli
Frank Gerke

Nhạc sĩ trịnh công sơn

Trần đăng Khoa

Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có nhiều người hâm mộ nhất. Đi đến đâu, tôi cũng thấy người ta hát ca khúc của anh. Nhạc Trịnh không chỉ ngự trị khắp mọi xó xỉnh của xứ Việt này mà còn len lỏi đến tận những ngóc ngách sâu thẳm nhất trong cõi tinh thần của người Việt ở Hải ngoại. Dường như ở đâu, Trịnh Công Sơn cũng có người yêu mến. Nhưng có lẽ cho đến tận lúc giã biệt cõi đời này, nhạc sĩ cũng không biết anh có một khán giả ngoại quốc còn say anh cuồng nhiệt hơn bất cứ người hâm mộ nào. Đó là vị Giáo sư trẻ người Đức Frank Gerke.

Tôi biết Frank Gerke cũng rất tình cờ. Dịp tôi qua Đức, anh là người phiên dịch cho tôi. Theo sự bố trí của bạn, Frank Gerke sẽ cùng tôi đến thăm một số thành phố. Còn một tuần đầu, người dịch cho tôi là chị Grit Seidel, một cô gái trẻ, là nữ phiên dịch tiếng Nga ở Bộ ngoại giao Đức. Grit Seidel nói tiếng Nga như một người Nga. Chúng tôi đến thăm nhà Gớt, thăm Trung tâm xuất bản sách báo Frank Fuork, rồi gặp gỡ các Tổng biên tập của mấy tờ báo tư nhân. Buổi chiều cuối cùng ở thành phố này, chúng tôi xem phim rồi Grit Seidel bàn giao công việc cho Frank Gerke. Theo đúng lịch trình, 5 giờ chiều, tôi và Frank Gerke lên tầu đi Weima. Nhưng 4 giờ vẫn chưa liên lạc được với F. Gerke. Grit Seidel bắt đầu thấy lo lắng: "Tôi đã điện cho Trung tâm báo chí, rồi điện về Trường Đại học Bonn. Chẳng ai biết F. Gerke ở đâu cả. Hay anh ấy bị tai nạn rồi...".

Người Đức làm việc rất chuẩn xác. F. Gerke không hề lỡ hẹn. Anh đã chờ chúng tôi từ 3 rưỡi chiều ở khách sạn. Đó là một người đàn ông cao lớn, trắng trẻo, tóc đen mướt, vai đeo chiếc ba lô to xù. Tay lại xách theo cây đàn ghi ta. Trên ngực áo đen là mảnh băng đen. Mảnh băng khâu thẳng vào áo. Hoá ra nhà anh mới có tang. Tôi muốn nói với anh mấy lời chia buồn...
- Tôi để tang anh Sơn đấy. Tôi là em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
F. Gerke bắt đầu câu chuyện bằng một giọng trầm trầm. Tôi kinh ngạc khi thấy anh nói tiếng Việt rất chuẩn, lại kinh ngạc hơn khi biết Trịnh Công Sơn lại có người nhà là một ông Tây mắt xanh mũi lõ ở bên này...
- Không, anh Sơn chẳng có họ hàng gì với tôi cả F. Gerke thanh minh - Anh ấy không chắc đã nhớ được tôi. Nhưng tôi thì rất yêu anh ấy và lúc nào cũng nhớ anh ấy...


Con tầu đã rời ga Frank Four từ lúc nào rồi. Bồng bềnh hai bên cửa sổ là những ngôi nhà và những vườn cây, những cánh đồng lúa mì xanh ngăn ngắt. Thiên nhiên Đức đang tự vẽ ra những bức tranh tuyệt vời của Lêvitan. Nhưng Frank Gerke dường như không quan tâm lắm đến phong cảnh thiên nhiên trải ra suốt hai bên cửa sổ toa tàu.
- Khi được tin anh Sơn mất, tôi đang dạy Lịch sử Việt Nam ở trường Đại học Bonn. Vợ tôi báo cho tôi qua điện thoại. Nhưng tôi không tin. Vì đó là ngày cá tháng Tư. Ai tin được cái điều vô lý như thế? Tôi điện về Việt Nam. Hoá ra anh Sơn đi rồi thật. Thế là tôi bỏ dạy, về nhà. Tôi ốm lơ ốm lửng một tuần liền. Người sút đến ba ký...
- Rất cám ơn anh đã hết lòng yêu mến một nhạc sĩ tài năng của chúng tôi. Tôi cũng yêu nhạc Trịnh Công Sơn lắm. Nhưng rất tiếc là chưa có dịp nào được tiếp xúc với anh ấy...
- Thế thì đó là một thiệt thòi của anh - F. Gerke khẳng định - Khi biết anh sang đây, tôi định điện cho ông Nguyễn Quang Sáng, hỏi xem anh là một người như thế nào. Nhưng rồi thôi. Tôi muốn tự tìm hiểu, khám phá. Anh yêu nhạc Trịnh Công Sơn, như thế có nghĩa anh là người tử tế...

F. Gerke lại cười. Còn tôi thì kinh ngạc. Tôi chưa thấy ai lại mang nhạc Trịnh ra làm thước đo, đánh giá con người.
- Anh gặp ông Sơn trong trường hợp nào?
- Lâu rồi. Khi ấy, tôi còn ở Tây Nguyên, làm phiên dịch cho một công ty Cà phê của Đức đặt văn phòng ở Ban mê thuột. Tôi nghe nhạc anh Sơn và thấy mê. Nhạc anh Sơn rất đặc biệt. Anh có để ý không? Bài nào cũng chỉ phất phơ có mấy nét thôi, cứ như là nhạc của trẻ con ấy. Nhưng nghe là nhớ ngay. Trịnh Công Sơn đã đạt được đến độ cao nhất của nghệ thuật. Đó là sự giản dị. Tôi yêu nhạc anh Sơn, rồi tìm đến thăm anh ấy. Thế rồi anh em biết nhau. Đơn giản thế thôi mà...

Nói rồi, F. Gerke ôm đàn hát. Anh hát hay lạ lùng. Đến nỗi, tôi cứ tưởng là Trịnh Công Sơn đang hát.
- Tôi có cái băng của Trịnh Công Sơn. Chính anh Sơn đã dạy tôi hát đấy. Tôi hát theo băng mà - F. Gerke nói - Anh bảo chỉ có Khánh Ly hát mới ra Trịnh Công Sơn ư? Anh nhầm đấy. Người hát hay nhất nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn. Sau Trịnh mới đến Khánh Ly. Sau Khánh Ly là không còn ai nữa. Hồng Nhung chỉ hát tàm tạm được một đôi bài. Còn các ca sĩ khác thì không thể chấp nhận được. Trịnh Công Sơn có một chùm ca khúc viết tặng Hồng Nhung. Nhưng ngay chính chùm ca khúc giành cho riêng mình ấy, Hồng Nhung hát vẫn không bằng được Khánh Ly. Thế mới đau chứ...

Frank Gerke quay ra cửa sổ. Nhưng hình như anh chẳng nhìn thấy gì.
- Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam. Mặc dù nhạc Cách mạng của các anh rất hay. Hầu như bài nào cũng hay. Khoẻ khoắn, hùng tráng. Nhưng đó là nhạc hội hè, nhạc vui. Nhạc cho tất cả mọi người. Hầu hết nhạc sĩ các anh đều viết cho đám đông. Người ta hát khi vui, hát ở chỗ đông người. Còn nhạc anh Sơn là nhạc chỉ dành cho một người thôi. Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết nương tựa vào đâu nữa, người ta tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón họ, nâng đỡ an ủi họ. Vì thế, tôi mới bảo Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam. Nếu chỉ có Trịnh Công Sơn thì âm nhạc Việt Nam cũng có gì như còn méo mó, nhưng nếu chỉ có âm nhạc Cách mạng mà thiếu Trịnh Công Sơn thì nền âm nhạc các anh vẫn không thể gọi là hoàn thiện được, vì nó vẫn thiếu một mảng rất cần thiết cho đời sống con người. Nhạc Trịnh hay lắm. Hay một cách thấm thía. Lời ca của anh ấy rất đẹp. Đẹp như thơ...
- Còn hơn thơ ấy chứ - Tôi góp thêm - Thậm chí có những lời ca của anh ấy, bọn thi sĩ chúng tôi không viết nổi đâu...
- Nhưng cũng không nên vì thế mà lại bảo anh ấy là một nhà thơ lớn.

Không biết ông thi sĩ nào nói như thế ở trên báo nhỉ? Hình như anh à? Anh hay ai nhỉ? Nói thế là nói liều đấy. Ca từ của Trịnh Công Sơn chỉ đẹp khi nó nằm trong giai điệu của Trịnh thôi, tách ra khỏi âm nhạc, để nó đứng độc lập như một bài thơ thì nó đâu có phải thơ. Trịnh Công Sơn có làm thơ đâu. Anh ấy viết nhạc đấy chứ. Tôi rất yêu nhạc Trịnh. Yêu như một tín đồ của anh ấy. Nhưng cũng phải thành thật mà nói rằng, nhạc Trịnh nghe lẻ từng bài thì rất hay. Nhưng nghe cả một cuộn băng thì lại thấy mệt vì đơn điệu. Ông Văn Cao của các anh đa dạng hơn nhiều, phong phú hơn nhiều, mặc dù so với Trịnh Công Sơn, ông ấy viết rất ít...

F. Gerke đã thực sự hiện nguyên hình một con ma xó. Anh ứng tác thơ lục bát bằng tiếng Việt. Rồi anh hát chèo, hát dân ca Quan họ và ca cải lương, ca bài chòi. Thật khó mà hình dung F. Gerke lại là một người Đức. Nếu cứ nhắm mắt nghe anh nói thì ta có thể lầm tưởng mình đang nhậu với một anh Hai nào đó ở Sài Gòn...
- Anh biết tôi học tiếng Việt ở đâu không? F. Gerke hỏi - Học ở quán Mộc Tồn đấy. Cánh bợm nhậu dạy tôi. Rồi tôi nói tùm lum tà la...
Hôm cuối cùng tôi ở nước Đức, bạn bè người Việt ở Nhà văn hoá Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ rồi sau đó là một bũa tiệc thịt dê. Thịt dê "đánh" từ Việt Nam sang. Tưng bừng chả kém gì Hà Nội. Trong men rượu ngà ngà, Frank Gerke đề nghị mỗi người góp một câu thơ theo giọng Bút Tre để "Chào mừng nhà thơ Trần Đăng Khoa" rồi anh hào hứng mở đầu:
- Yêu nhau, góp tí máu dê - Mừng anh Văn Khoả từ quê sang đầy... Văn Khoả nghĩa là Trần Đăng Khoa đấy...

Thế rồi nhà thơ Phạm Kỳ Đăng, nhà văn nổi tiếng Nguyễn Văn Thọ, vợ chồng nghệ sĩ Tôn Nữ Nguyệt Minh, nhà nghiên cứu, dịch giả Trương Hồng Quang, nhà văn yêu kiều xinh đẹp Phạm Thị Hoài..., nói như F. Gerke, mỗi người góp một tí "máu dê", thành một bài thơ khá dài, rồi F. Gerke cùng Nguyễn Văn Thọ kết thúc:
- Ra về hãy nhớ lời thề - Yêu nhau cứ phải thịt dê tương gừng -Em tửng tưng, lão tửng tưng - Bố thằng nào giám lẫy lừng vào đây...- F. Gerke cười khục khục - Tôi cứ kết hợp cụ Đồ Chiểu với thi sĩ Nguyễn Duy ông anh tôi cho có tính dân tộc.

Lúc tiễn tôi ra sân bay về nước, F. Gerke nhờ tôi chuyển lời thăm của anh tới nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà thơ Nguyễn Duy và nhạc sĩ Bảo Phúc. Rồi anh đọc câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng mà anh rất khoái: "Sài Gòn Chợ Lớn dong chơi - Đi lên đi xuống đã đời du côn". Anh thấy tôi có "du côn" không, anh Khoa? - F. Gerke quay lại hỏi tôi bằng một giọng đặc sệt Sài Gòn - Anh Sơn bảo ở trong tôi có đến 99% là dòng máu người Việt, còn Đức chỉ có 1% thôi. Tôi thì ngờ, hình như trong tôi không có đủ 1% dòng máu Đức - F. Gerke cười hô hố - Tôi sẽ phấn đấu trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Về già, tôi sẽ đưa vợ sang Việt Nam ở. Chúng tôi sẽ mua một căn nhà lá nào đó ở một miệt vườn, rồi làm một ông già Nam Bộ. Thật đấy: "Qua nghĩ chán, sống nghĩa là xả láng - ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu - Nhà lá bung binh che lá dừa lá mía - Nón lá qua loa nhưng nhậu phải đều đều..."
Người Thăng Long
Khoa viết thì cũng có những ý hay hay và lối hành văn tưng tửng cheers.gif Nhưng cái hay gặp là phong cách viết của các bài giống nhau quá! Đọc 1 lần thấy ngồ ngộ, đọc 2 lần thì...không thích nữa?!

Câu hỏi dành cho "lão Khoa" đấy nhé???

cheers.gif
yuyu
KHoa , tôi thấy cũng thường thôi, có gì độc đáo , xuất sắc đâu ?
Ở bên kia bác Toanly để cái tít " theo bước chân Khoa " theo tôi là hơi sến . ( ngay cả nếu thay là Bác hay Vĩ Nhân nào đó cũng sến chứ đừng nói gì Khoa ! laugh1.gif )
Khoa mình chỉ thích hồi còn bé làm thơ thần đồng rất hồn nhiên bản năng , mặc dù đọc lại bây giờ đã mất cái cảm giác xúc động hồi đó, nhưng cũng còn được ...đại lọai như :
" ...
Cỏ gà rung tai nghe
Bụi tre tần ngần gỡ tóc
Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con đầu tròn trọc lốc ...

Sấm, ù ù như say lúa ....
Ông Trời mặc áo giáp đen ra trận .
Muôn ngàn cây mía múa gươm ..."

Đại khái, mình nghĩ đỉnh cao của Khoa vãn là " Góc sân và khỏang trời " .
Nói là Học viện Gorki giết chết tài năng thơ của chú bé Khoa thì có vẻ hơi quá . Nhưng quả thật Thơ, Văn ..và nói chung là Nghệ Thuật không dậy được . Học thì cứ học, nhưng thành hay không là chuyện khác , thậm chí đôi khi học lắm lại đâm hỏng ! Thà cứ ngây ngô, hồn nhiên , nhiều khi lại hay, chứ càng khôn ngoan, văn chương lại càng khô cứng và nhạt ....
KHoa bi giờ nổi tiếng ở phê bình hơn làm thơ , đấy là thất bại chứ không hay gì . Trong nghệ thuật khó nhất là làm nghệ sĩ sáng tác tự do. Làm nghiên cứu hay phê bình thì yếu hơn, nhưng cũng đòi hỏi phải có ít nhiều kiến thức . Giảng dạy là dễ nhất , nếu không muốn nói là kém tài thì mới đi giảng dậy. Vì trong nghệ thuật, nói thì dễ , làm mới khó .
mưa
QUOTE(yuyu @ Aug 1 2003, 09:18 PM)
Thà cứ ngây ngô, hồn nhiên , nhiều khi lại hay, chứ càng khôn ngoan, văn chương lại càng khô cứng và nhạt  ....

Hi hi, bác yuyu, bác Khoa giờ thêm mấy chục cái lá xuân xanh, bác lại mong bác ấy "thà cứ ngây ngô" như cái thời "Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con đầu tròn trọc lốc ..."

Em thì có cảm tưởng nhiều khi người ta cứ có sẵn một ấn tượng là thơ bác Khoa ngày còn loanh quanh với Góc sân và Khoảng trời là nhất, giờ thì có văn xuôi hay phê bình, thơ thẩn hay giảng dạy cũng thua xa cái thời "huy hoàng" ấy. Rồi thì người này gật, người kia ừ, người nữa cũng không cảm thấy thế lắm nhưng cũng a dua đồng ý (mặc dù có khi chả buồn đọc thêm cái gì bác ấy viết ngoài những vần thơ ngày bé). Cái kiểu adua giống với cái bệnh "đua đòi" bác Milou post ở đâu ấy nhỉ, cái gì mà thấy người ta bảo mình cũng ừ theo ấy.

Chỉ thấy là Chân dung và Đối thoại của bác Khoa được tái bản đến đâu như lần thứ 9. Ồi nhưng mà thế nào các bác cũng bảo, cái đấy là văn học "bình dân" chứ không phải elite, bán được nhiều là phải!
Toanli
YuYu oi, cậu đọc cái gì cũng kĩ càng chưa.
Theo bước chân Khoa...Là tôi lấy cảm hứng từ Tháng ba em thoe mẹ ra đồng..Theo bứoc chân chồn đi tìm nấm mối.
Với tôi , cả tới Lép ông Stoon stooi cũng chả là gì khi tôi đặt bút nữa là Khoa. Nhưng tôi rất trọng văn tài của Khoa. Và coi là Cam La thời nay. Bởi Yuyu không thấy cái tầng thứ hai thứ ba trong văn của Khoa mà thôi.
Còn chê Khoa ko bằng xưa. Đấy là tôi nói lời anh phi công mic 21 rồi. mà anh ấy nói ngắn lắm. Cả thiên hạ đều nói như YuYu, Nghĩa là xưa như trái đất. Bởi vì ai cũng muôn s Khoa nghĩ ngây ngô nhu wKhoa còn bé tí. Chứ họ không hề nghĩ tới cái khác. Các bạn chư abieest Khoa nhại thơ. Tôi đọc một bào Hòang ngọc Hiến vừa khen.Cỏ của Nguyễnm việt Chiến. Khoa nằm khểnh đọc ngay một bài khác y trang nhu wvaay ...
Và đảo chìm mới ra hơn nằm đã xuất bản hơn ba vạn cuốn rồi.- Ai hơn gã ở VN bây giờ?
ex
hihi, anh yuyu ơi, thế mà bác Bernard Shaw thì lại xếp nhà phê bình xuống dưới cả người giảng dạy.
Em không ngờ là Chân dung và đối thoại đã có đến F9, từ cái hồi em đọc là F2, nhưng cuốn này đúng là chuyện đọc mua vui rồi chị Rên ạ, đến Người thường gặp thì mua vui cũng không được nữa cơ.
Riêng phần này đồng ý với bác yuyu, em không hề mong bác Khoa ngây thơ hồn nhiên gì cả, chỉ là chuyện đánh giá đơn thuần khi nhìn lại toàn bộ quá trình sáng tác thôi: thơ hồi bé của bác Khoa là hay nhất, nhà em mấy thế hệ đều thuộc làu làu.
Toanli
Viết văn không hiểu thì nói tọac ra vậy.
Thế nào là mua vui? Mua vui là chọc cười mà chả mang nội dung gì.
Nội dung? Cuôn Phê bình và đối thọai in ra bị cả làng phê bình chửi. Báo văn nghệ tháng ba năm ấy tập trung tòan các nhà phê bình tới. Đông chật hội trường. Giới sáng tác chỉ có ba bốn người. Bùi Bình Thi là người duy nhất bênh Khoa và coi đây là Phê Bình văn Chương. Trong Chân Dung. KHoa dũng cảm lột hết bộ mặt thường của nhà văn những ông vua bà chúa. Từ Lê Lựu ngửi tất rất luộm thuộm tới Tố Hữu và Nguyễn Đình thi. Tôi cho là nhẹ. gần đây khi ở Tháng văn Hóa Việt nam. Ngồi với các giáo sư viện sỹ Đức có nhà văn nổi tiếng của ta cứ ngóay mũi vứt cứt mũi ra như vẩy đại bác. Cha tôi không bao giờ vây. Trí thức xưa ngồi với bạn Pháp ý tứ vô cùng. Bà bạn Đức trí thức hôm ấy coi sóc chương trình Việt nam quay mặt đi. Còn tôi muốn độn thổ.

Tôi tán thành Khoa vẽ Chân Dung ngay cả bạn ông là Lê Lựu.
Cá nhân tôi, Dẫu là tôi rất quý bác Lựu cả nhà trí thức hôm ở Nhà Văn Hóa Thế Giới. Nhưng tôi tự hỏi Trí Thức Ta cần học thêm cái gì? Khoa rất thân với Lê Lựu và anh ấy là con người đôn hậu.

Cá nhân tôi biết ơn anh Lê Lựu. Khi được biết anh trongban giám khảo cùng nhà văn Xuân Thiều tuy chưa biết mặt tôi nhưng rất ủng hộ việc trao giải cao cho tôi dù họ không tường bọn hải ngọai ra sao? Nhưng Xuân vừa rồi, anh ấy khen tôi nức nở truyện ngắn Cõi Ảo trước mặt ba em nhân viên xinh đẹp ơi là xinh, ở tòa sọan báo doanh nghiệp làm tôi muốn chui xuống cống....Bởi vì tôi tự hiểu trong 5 tác phẩm ra lò dạo ấy cái nào hay cái nào chưa. Vì sao họ trao cho cõi ảo mà ko trao cho Vàng Xưa hay Nhà Ba Hộ.
Nhưng rò ràng các bậc đàn anh ấy bên cạnh đời văn thì chân dung văn hay đời đều có khiếm khuyết ghê gớm so với tri thức thế giới và nó bộc lộ cái yếu kém sâu sắc nữa của cả làng Đại Việt...

Còn lọai Chân dung nữa là Phù Thăng...với motip như thế Khoa đánh tiếng chuông cho oan hồn biết bao người một thời. Thế mà là Mua Vui? Mua Vui?

Đọc văn. Lướt đi chỉ thấy chữ. ngân nga thấy chi tiết. Đóng sách lại phải ngẫm nghĩ. Cho nên tôi đọc sách từ Tây tới đông phân biệt sách giải trí và sách văn chưong rõ ràng và đào nó cẩn thận. Tôi ko ưa bà Hòai. Vì giữa tôi và bà ta khác biệt quá xa nhiều góc nhìn về văn chương và đời sống. Nhưng tôi khâm phục Hòai. bà thực là con người ko thoe đuôi, luôn sắc sảo và đưa ra ý kiến riêng đầy bản lĩnh. Đấy là một người đàn bà. Đàn bà dám nói đúng bụng mình khi thiên hạ chưa nói.. cái Trống Thiếc bà thích nó từ khi nó chưa có giải Noben. Thậm chí bắt chiếc nó thể hiện vào Thiên Sứ. Còn thiên hạ? Bây giờ biết bao người rồ lên. Cái Trống Thiếc hay quá. Cái trống Thiếc hay ơi là hay??!!! . Tôi hỏi, hay thế nào? Im lặng.

Nó được coi là Phê bình vì có khen chê. Dẫu là khen chê viết dạnh như tản văn một thứ hiện tại được các nhà lí luận tiên phong gọi là Phê BÌnH cảm tính. Nhưng ở Khoa nó được dấu kín trong từng tần chữvà bản thân Khoa có cái trúng có cái chưa. Thế nên có lần tôi ngụy biện: Thiên hạ này chỉ có hai kẻ đúng tuyệt đối đấy là Người Điên và Thượng Đế.Khen chê thực ra rất khó. Vì khen đúng mà trúng phóc mới ghê răng. Còn khen chê bậy bạ ai chả nói được.
Con gái tôi 7 tuổi . Cháu thấy tôi viết truyện chả khi nào no skhen hay chê. Vì nó chưa đọc thông tiếng Việt. Vợ tôi thì khen. Anh viết nhanh thực! Tôi cảm tạ họ vì nói trúng và chân thành cái họ nghĩ. Đấy klaf cả khi tôi có hai cái giải bà ấy vẫn nói vậy.
Tôi nói gã là Hề. Vì văn chương cứ khơi khơi chọc cười. Nhưng là thứ Hề Cung Đình. Một lọai nhân vật thường viết rất khó và diễn rất khó ở tích chèo cổ. Là hề Cung đình là lọai chọc cười cao quý. Gọi là hề nhưng Khoa ko giận vì gã hiểu người xưa lấy vai hề để phê tòan thiên hạ.

Tại sao gọi là chọc nọc ông chúa bà quan của Văn Chương?

Trần Đăng Khoa đánh vào tòan bộ các ông thánh. Từ Nguyễn tuân cho tới Tố Hữu , nguyễn Dình Thi,...và vạch ra họ không tòan bích. Ví dụ rất cụ thể, Riêng phần chê Nguyễn Đình Thi thì rất siêu mà người ít học đếch biết Khoa chê ai trong năm bài thơ đưa ra. Nhưng dân văn chương thì cười tủm vì thấy rõ NDDT löà người làm thơ lục bát dở nhất .
Mua vui?
Thế giới biết bao người không xa vào lối phê bình kinh viện.
Phê bình có nhiều dạng. Có tác giả gom tất cả thư trao đổi thành trước tác phê bình. Có người bịa tạc hẳn ra thư từ hay tản văn chọc ghẹpo mà viết phê bình...
Gần đây người ta trên khắp thế giới suốt mấy chục năm nay đều coi cả những lá thư của Rainer Maria Rilke Thư Gửi Một nhà Thơ Trẻ là cuốn lý luận phê bình thơ xịn. Chắc có người nếu thiên hạ không công nhận rồi thì cũng bảo là Mua Vui. hay đó là những lá thơ. Phạm thị Hòai dicj xong ở ta bọn theo đuôi cầm lấy làm sách gối đầu giường.

Mua vui!

Cho tới hôm nay nhiều người bắt đầu nghĩ lại việc đánh giá đúng lại Nguyễn Tuân.
Cuốn Chiều Chiều của ToHoai vẽ Nguyễn Tuân hết sức kịch, kệch cỡm...
Mà thế thật. Ông viết về ăn phở hết sức vớ vẩn nhưng cả làng khen. Bọn theo đuôi khen...Có một thứ ăn chơi văn học hòan tòan theo sát các danh nhân ăn và nói theo họ.

(Nguyễn thanh Sơn vừa qua viết cuôn sphee bình là dạnh tránh kinh viện . Nửa tản văn nhưng gây dư luận chút ít. Nếu sâu sắc hơn và bỏ đi cái tuổi xanh ở văn chương Sơn. Sơn sẽ trở thành nhà phê bình có khách và tạo hiệu ứng ghê gớm cho công chúng.)

Chúng không chụi suy nghĩ và nói theo tiền nhân. Trời ơi, Sứ sở Việt nam tòan thích xưng thánh.
Và, đã là gỗ mít rồi mà tạc thành tượng thì có góc mọt cũng không được gọi là mọt.
Thôi mà thằng già này xin lỗi cả làng. Giám ra chốn công đường múa
Cũng chỉ vài lời như vậy. Thể nào cũng rủ Khopa lại mạng này Chát với bè bạn thích ăn to nói lớn. Chát với em Fr, Nống ; Cỏ, K...v...v.. xinh như mộng để các em cho Khoa vào Rọ Mĩ Nhân Kế.
ex
Gửi bác Toanli,
Nói chung trong chuyện xem-nghe-đọc, cháu không nghĩ cháu thuộc loại adua đâu ạ. Chuyện liên quan tới Cái trống thiếc cháu nghĩ với một người đọc VN ở nước ngoài nếu có đọc văn học thế giới thường xuyên thì đều biết Grass và có thông tin về giá trị tác phẩm của ông ta, nhất là nhà văn như PTH thì chuyện có khả năng nhận biết Cái trống thiếc hay hay không không phải là khó. Với một tác phẩm thuộc loại kinh điển của thế giới, cả phim chuyển thể cũng kinh điển thế này, trước khi đọc ít nhất người đọc cũng biết sơ về nó để mà nhận định rồi. Nếu 50 năm trước PTH khen nó thì tính độc lập của bà ấy quả là đáng sợ, vì ngay cả ngày ấy giới văn học & phê bình cũng chia đôi.
Cháu đọc cuốn này trước tiên bằng tiếng Anh, nó thu hút ngay từ mấy chương đầu nhưng thực ra đọc cả cuốn bằng ngôn ngữ khác cũng mệt thật nên sau đó ở VN có dịch ra thì cháu đọc bằng tiếng Việt. Nhận định của cháu là qua chuyện đọc, không hoàn toàn hồn nhiên vì có bị ảnh hưởng bởi thông tin về ông ta (điều tất yếu) nhưng chắc chắn không vì dư luận VN khen nức nở nó hay chỉ vì nghe nói nó được giải Nobel vì có nhiều nhà văn được Nobel mà cháu vẫn chả hiểu vì sao (vd: Pearl Buck).
Với TDK, cháu không thể biết những chuyện hậu trường văn học được, cháu chỉ nhận xét trên trang sách thôi. Chuyện cháu chê TDK là vì cháu thấy nó không hay, cái văn phong và kiểu trần thuật ấy cháu đọc lần đầu thấy vui vui lạ lạ, nhưng không say mê, không thích được, càng không muốn đọc lại. Từ CD& ĐT thì còn thấy lạ mà đọc (adua là ở đây, thấy người người đọc nên mình cũng đọc), đến Người thường gặp thì chán, đó là vì với cháu nó thiếu độ phức tạp của cấu trúc và ngôn ngữ để có khả năng đánh động trí não và kích thích cảm hứng đọc. Không chỉ là TDK mà văn học VN hiện nay nói chung vẫn gây cho cháu cái cảm giác ấy.
Những chuyện trong đời thường của các nhà văn trong CD& ĐT thì cháu thấy là chuyện mua vui. Chuyện CD& ĐT đòi xét lại cả một thế hệ các ông thánh thì cháu cần được nghe những phân tích đầy đủ, với cái nhìn tổng quát hơn. Có những nhận định của TDK cháu thấy thú vị như các phát hiện về thơ Tố Hữu, vài chi tiết sai trong văn Nguyễn Tuân (mà có người còn bảo chính TDK mới sai) ... nhưng ngay cả các nhận xét này cháu vẫn thấy nó thuộc loại tiểu tiết, phát hiện vui vui. Cháu không nghĩ là nó làm được chuyện đòi lật đổ các ông thánh ấy vì giá trị của Nguyễn Tuân thì vẫn ở cái văn phong cầu kỳ với nghệ thuật ngôn ngữ, Nguyễn Đình Thi thì vẫn ở mấy bài thơ tự do, Tố Hữu thì vẫn ở tính đại chúng dễ tiếp cận.
Ý kiến của cháu về TDK vẫn thế thôi ạ.
Mà cháu nghĩ nghệ thuật nói chung là xa xỉ, đối với người sáng tác, nó có thể là máu thịt, hoài bão to lớn đấy, nhưng với công chúng, nói chung người ta phải có một cuộc sống yên ổn đến mức nào đấy thì mới có thời gian cho những thứ như hưởng thụ nghệ thuật vậy.
Rất nhiều khi công chúng đến với nghệ thuật vì sự sung sướng của bản thân, thế thôi, và chính là để "mua vui" đấy. Có tàn nhẫn quá không?
Tuy nhiên theo cháu, sự thờ ơ mới là tàn nhẫn hơn cả, cho nên hy vọng có khen chê, có tạo tranh luận đã là thành công, và nếu nó chỉ dừng ở mua vui thì cũng chẳng phải quá tệ vì nó ít ra đã đến được với công chúng rồi.
Toanli
Em EXPRe.. ...thân mến, ( tên em khó nhớ quá...)
Tớ mở ra cái này để cãi nhau. Nhưng phải cãi có tri thức và thiện tâm.
Tớ có lời nhắc lại lời cậu có hai từ, vì thấy cần nói. Thế là tớ trọng cậu. Ở một diễn đàn kia, có đứa vô học đội lốt người, ban đầu rủ tớ vào viết bài khi thấy tớ xuất hiện, rồi dưới nhiều cái nick bôi nhọ tớ, kể cả bịa ra chuyện tớ ăn chia với giám khảo để có giải, rằng tớ thích nổi tiếng quá nên viết cả phê bình..v...v......Lọai như vậy tớ cạch và khi nó với cái tên nào tớ cũng nhận ra dù ve vuốt tớ cũng ko bao giờ trả lời. Bởi vì tớ, ít ra cũng có tên tuổi ở làng văn chương thì hơi đâu mà đi cãi nhau với một người chưa biết tự trọng. Nhưng cho là một đứa bé, nếu nó nói có lí lẽ, có tôn trọng chính nó, thì tớ da sẵn lòng đối thọai với nó. Nhất là khi bè bạn kể cả bạn gái hắn lại quen tớ và quý mến tớ không phải từ văn chương mà từ cuộc sống lầm than.
Còn tớ mà đối thọai với ai tức là thấy tớ khóai họ. Tất nhiên đã phang nhau là hết mình. Tớ chơi với Ngô tự Lập, thân với Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hòang Sơn nhưng phang cả ba người mấy đòn rồi. Tình bạn hay tình người chỉ thấy khi chân thành sửa sai cho nhau thôi. Còn thứ tình bạn mà cứ khen nhau vớ vẩn rồi khi lâm nạn bỏ nhau là chó chết , là thứ đểu nhât ở đời
Tớ mang ví dị Hòai ra để chứng minh chứ ko biết cậu đọc Cái Trống Thiếc và phát biểu gì, tớ tán thành lập ý của cậu
Còn việc bà P T Hòai Thích Cái Trống Thiếc cách đây vừa tròn hai chục năm.
Trong một tiểu luận chiến đấu với Hòai ở Mạng trí thức VN tớ phải công nhận Hòai Đập cánh làm xao xác nền văn đàn Việt nam...Nhưng quại vẫn phải quại...Nếu văn bản chị Phạm Thị hòai làm tớ phẫn nộ.
Việc khen chê TDK ko lạ. Chính thế tớ tạo nên cái Topic này để mạng này vui. Vì tớ biết gần hết các nhân vật chính ở đây và rất ao ước có ngày uống rượu hay tán tỉnh họ rose.gif Cái mạng này lại do một người tớ rất yêu quý, hy vọng lập ra với mục đích tốt đẹp là ko lấy làm chỗ tán róc rẻ tiền d làm chính mà có mục trao đổi trí thức nghiêm túc....Cho nên khi nào rỗi tớ vào và chửi nhau. Thậm chí có lần đóng vai thằng mục, quại nhau tàn bạo với các cô cậu mà chả ai biết ..Mãi về sau họ đóan vì họ là dân Khoa Học theo vết chân chồn...Thế là tớ sợ quá chạy mất dé4p. Bây giờ còn một cái dép mất quai quên ở cầu thang hẹp nhà cô Fr đấy furious.gif
Hiện nay tớ có trong tay hơn năm trăm trang tài liệu đã và chưa công bố của Khoa. Tớ sẽ đưa ra đủ liều để các cậu tiêu hóa dần và chửi nhau cho đã. Nhưng là dân trí thức chửi nhau nhé.
Sau đây tớ sẽ gửi lên lần lượt và Chân Dung Đối Thọai 3 với 4 sắp ra rồi. Ra là tớ phóng lên ngay kẻo Khoa nó giận. vì ăn Cơm Trứoc kẻng dù ưưu ái bọn các cậu và ba em xinh tươi ở đây FR, Grass và Nống na nống nánh...( phải h kiêng ăn đi nhé Nống a.)
Bây giờ quại nhau tiếp.
Thân mến
yuyu
QUOTE
Tuy nhiên theo cháu, sự thờ ơ mới là tàn nhẫn hơn cả


Em Ếch nói chí lý ! Trong Văn Nghệ sự thờ ơ của công chúng là đáng sợ nhất . Còn khen hay chê đều đáng mừng , thậm chí Văn Nghệ avangarde bị đánh tơi bời lên bờ xuống ruộng có khi lại là dấu hiệu của kiệt tác sau này .....
Văn nghệ là đứa con tinh thần của nghệ sĩ, nó có cuộc sống riêng của nó , vì số phạn của nó do Đời quyết định, ngoài tầm kiểm soát chủ quan của người cha tinh thần của nó ( điều này giải thích câu nói lập dị của danh hoạ Dali khi ông nói rằng chính ông cũng chẳng hiểu tranh của ông ). Vì thế một tác phẩm văn nghệ ra đời cần sự phản ứng của công chúng ( tất nhiên tốt hơn là công chúng có hiểu biết nhất định ), khen hay chê không thành vấn đề vì như thế là nó có sự độc đáo, nổi bật . Nếu trái lại, nó hòm hòm, phải đạo như bao cái khác thì chán chết, vì rằng kiểu ấy thì dễ đưa đến chết yểu lắm . Tất nhiên sự phản ứng của công chúng này khác với sự ồn ào của đám đông đại chúng tầm thường do bị kích động của những thủ đoạn marketing đầy hơi hám đồng tiền của bọn lái buôn van nghệ, nó phải là sự phản ứng nghệ thuật của công chúng am hiểu và hứng thú với loại hình đó mới đáng kể . Chẳng hạn khi nguyễn Huy Thiệp mới xuất hiện trên văn đàn cuối thập niên 80 ....bị phản ứng dữ dội, người khen hết lời, kẻ chê thậm tệ ....đấy chính là báo hiệu của tài năng ....
Còn như Bernard Shaw xếp Giảng Dạy cao hơn Phê Bình là do ông quan niệm thần trên lý thuyết hoặc ở thực tế cấp cao rất hiếm . Trong thực tế , sang tác là kho nhất vì nhưu trên đã nói, phải cọ sát với đời , làm sao để nổi bật lên được giữa muôn hồng nghìn tía ?
Phê Bình dễ hơn vì phạm vi công chúng đã nhỏ hẹp lại vả lại võ mòm vẫn dễ hơn là võ tay chân , nói thì tuyệ vời nhưng làm chưa chắc đã đuwọc như thế ....
Giảng dạy thì môi trường lại bó hẹp nữa trong cổng trường đại học hoặc các học viện, mà đa số là sinh viên mới tập toạng vào nghề, thầy nói gì cxung được, vả lại đã có sẵn giáo trình soạn sẵn, kiến thức không ở tầm cao nhất, tiên phong , khám phá mà nói chung là những thứ cơ bản đã được mài dũa kỹ càng . Tât nhiên cũng có truwòng hợp giảng dậyở cấp nâng cao thì cũng khó, nhưng rất hiếm , nên nói chung là môi trường dễ nhất và trong môi trường này , nếu giáo sư không chịu khó sáng tác hay nghiên cứu thêm thì sau ít năm sẽ cùn tại và lạc hậu ngay vì chỉ nhai đi nhai lại mớ kiến thức cũ mà thôi ....
Toanli
đối thoại với
Trần Đăng Khoa

Nữ Phóng Viên Thúy Nga thực hiện


cuộc phỏng vấn đã được chuẩn bị trước từ hai phía. Rồi đột nhiên Trần Đăng Khoa ....biến mất. Sau một ngày truy tìm lòng vòng, huy động rất nhiều sức người, sức điện thoại từ Sài Gòn ra Hà Nội, Quảng Ninh... 10 giờ đêm, phóng viên Tuổi Trẻ Chủ nhật mới nhận được tin báo: "Đã tóm được Trần Đăng Khoa ở thư viện Hải Dương ".
Vậy là cuộc đối thoại bắt đầu, thật thà và thẳng thắn. Mà đành phải vậy thôi. Trần Đăng Khoa đã làm một người đọc để (chữ dùng của Khoa) "lườm nguýt " nhiều người và khi anh tung ra "Chân dung và đối thoại " thì nhiều người khác cũng đang đọc anh, "lườm nguýt " lại chính cuốn sách đang làm xôn xao đời sống văn học (vốn bình lặng lâu nay) của anh.

*Sau đúng 30 năm, thần đồng thơ Trần Đăng Khoa lại một lần nữa làm xôn xao dư luận, thu hút được đông đảo người đọc quan tâm đến tác phẩm của mình, bắt người ta phải bỏ tiền ra mua sách mình đọc, rồi khen, rồi chê. Nhưng hiện tượng Góc sân và khoảng trời ngày nào, tôi nghĩ không đồng nhất với hiện tượng Chân dung và đối thoại bây giờ. Hiện tượng Chân dung và đối thoại chỉ nên dừng ở chỗ là một tập sách làm sôi động đời sống văn học và có con số phát hành kỷ lục.
- Vâng, đó là cách đánh giá của chị. Tôi rất cảm ơn chị đã đọc tôi và lại có những nhận xét chân thành. Và xin chị hãy nghĩ rằng sẽ có người, thậm chí, có rất nhiều người nghĩ khác chị. Ngay bản thân tôi, tôi cũng nghĩ khác thế. Sự khác nhau giữa hai tập sách là tốt chứ. Ngay cả chị, chắc chị cũng sẽ không thích thú gì, nếu bây giờ lại có một cô gái cũng xinh đẹp như mình, giống y hệt mình, lại ngồi đong đưa với... chồng mình ở trong buồng...
*Nhiều "chân dung" của anh tôi nhớ đã được đăng rải rác trên nhiều tờ báo trước khi được in thành sách?
- Vâng, đúng là 23 bài viết này đều đã in hết ở các báo trung ương và địa phương trong khoảng 10 năm nay, có bài in 7 lần như Phù Thăng. Đầu tiên in ở báo Nông nghiệp Việt Nam, rồi đến Người Hà Nội, Hải Hưng, Bình Phước (in 2 kỳ), Điện ảnh ngày nay... Bài Tố Hữu và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên in ở Văn nghệ quân đội ở tập chuyên luận Tố Hữu - 50 năm thơ và cách mạng (NXB Hội nhà văn). Bài Lê Lựu in ở Văn hoá-Văn nghệ Công an, Người Hà Nội, Người bạn đường (Phụ trương tạp chí Đất nước của Đại sứ quán Việt Nam ở Nga ), Văn nghệ Hải Hưng, Nông thôn mới (phụ trương báo Nông thôn ngày nay)... các bài khác còn lại cũng như vậy, đều đã in hết trên các báo và không phải chỉ in một lần.
*Cách khen nào của người đọc làm anh sướng nhất?
- Cậu ấy viết thì chẳng ra gì, nhưng trông cái mặt lại thấy được. Nhìn kỹ có khi lại còn đẹp giai.

* Trong tất cả những ý kiến phê bình Chân dung và đối thoại, anh sợ nhất ý kiến của ai?
- Tôi sợ nhất ý kiến của một, hai nhà phê bình viết và nói công khai ở một vài nơi rằng trình độ bạn đọc rất thấp kém. Có người bảo tôi liều lĩnh khi viết trong Chân dung và đối thoại những chi tiết này, những chi tiết kia, nhưng nhận xét về bạn đọc như mấy nhà phê bình ấy thì cái liều của tôi còn phải gọi họ bằng cụ.

* Có ý kiến của những ai anh cho là xác đáng mà Trần Đăng Khoa phải lắng nghe?
- Tôi trân trọng lắng nghe tất cả những ý kiến khen tôi và chê tôi. Tôi đều đối chiếu, suy ngẫm, xem xét lại mình một cách nghiêm túc và nói như một học giả, người khen đúng là bạn tôi, người chê đúng là thầy tôi.

* Nhưng nhà văn Nguyễn Khải nói cũng đúng đấy, rằng anh có thể không có ác ý, nhưng anh viết về người này, người khác...
- Tôi cảm ơn ý kiến của nhà văn Nguyễn Khải. Qua đây, tôi hiểu thêm được ông, và có chỗ lần đầu tiên, tôi như mới được biết đôi điều chưa hề biết ở ông. Trong mối quan hệ, tôi bao giờ cũng kính trọng và yêu mến ông. Điều này thì nhiều người đã biết và chính ông cũng đã biết.


* Có nhiều chuyện, kể cả chuyện văn chương, người ta chỉ quen nói lúc trà dư, tửu hậu, còn anh thì lại viết. Mà người Việt mình vốn thận trọng khi viết, vốn ngại chuyện giấy trắng mực đen, ngại bút sa gà chết... Anh dường như không có nỗi ngại truyền thống đó?
- Thực tình tôi rất thận trọng khi viết cuốn sách này. Những điều trình bày ở cuốn sách tôi đều đã suy ngẫm từ rất lâu, trong khoảng 20 năm, thậm chí còn hơn nữa. Có điều tôi nghĩ cũng trùng lặp với ý nghĩ người này, người kia, nên có người nghĩ tôi chép chuyện ở các quán xá vỉa hè. Rất tiếc đấy không phải là sinh hoạt của tôi và xin lỗi chị, nếu kiếp sau trở lại làm người, tôi sẽ la cà ở các quán xá xem sao. Còn thực sự tôi viết cuốn sách này rất nghiêm túc, có khi chỉ viết mươi dòng về một nhà văn, tôi phải đọc kỹ cả nghìn trang sách của họ, cả những tập nghiên cứu về họ, mặc dù biết đó là những cuốn lý luận nhạt hoét. Rồi tôi viết, viết cũng kỹ, đến mức tôi có thể đọc thuộc lòng từ dòng đầu đến dòng cuối của hơn 300 trang sách. Có nhiều phóng viên không tin, họ đã đến kiểm tra ba trang bất kỳ, thấy chỉ sai vài chữ. Họ tưởng tôi có trí nhớ siêu phàm. Thực chất không phải, tôi viết kỹ, nên thuộc từng chữ thôi. Còn bảo tôi không ngại chuyện giấy trắng mực đen thì đúng là tôi không ngại thật, vì tôi biết mình không làm điều xấu, tôi rất yêu mến và trân trọng các nhà văn. Nếu không yêu thì tôi chẳng đọc, chẳng viết về họ làm gì. Tôi còn rất nhiều việc để làm, cũng còn quá nhiều cái để viết. Văn chương không bao giờ là phương tiện để trả thù cá nhân. Nếu lòng anh tối thì không thể che giấu được. Tôi rất tin ở lòng mình, cũng rất tin ở bạn đọc và tin ở cuốn sách của mình.

* Nguyễn Khải bảo rằng anh không có ác ý. Thì người đọc cũng tin như vậy. Nhưng đã có những chi tiết chẳng cần thiết anh cũng cứ đưa vào bài viết của mình, tôi không thể nghĩ khác được, tôi nghĩ anh có sự ác ý trong đó?
- Điều này cũng còn do cách nhìn. Ví như một đứa trẻ lớp Ba, lớp Bốn vẽ một hình tam giác trên giấy học chẳng hạn, có thể có người lớn đã đánh nó vì cứ dứt khoát bảo nó đã vẽ một hình bậy bạ.Vậy thì ai đúng ở đây?

* Nhưng nhà thơ Trần Đăng Khoa từ lâu không còn là một đứa bé?
- Vâng! Nhưng vẫn phụ thuộc vào cách nhìn. Chắc chị biết câu thơ Nguyễn Duy, Hấp ha hấp hoảng kêu ma. Hoá ra ta thấy bóng ta trên tường. Nếu ta cứ hấp hoảng thì nhìn cái gì cũng thành ma hết, thành ác hết. Với bất cứ cuốn sách nào cũng có thể lôi ma và lôi cái ác ra được, nếu như không có thiện tâm. Còn nếu cứ bình tĩnh thì sẽ thấy nó không phải vậy.


* Đánh giá về những bình luận văn chương của anh đã có tới hai người đọc (nhà phê bình Lại Nguyên ân và giáo sư Nguyễn Văn Hạnh) nhận xét rằng Trần Đăng Khoa chỉ phán chứ không chứng minh...
- Thực ra trong cuốn sách này khi viết hẳn về một tác giả, tôi đều phân tích rất kỹ về mỗi tác phẩm của họ, có so sánh, lật qua lật lại. Còn nhiều vấn đề chưa chứng minh thấu đáo thì lại nằm trong mấy bài trao đổi, đối thoại. Đặc biệt là bài Nguyễn Khắc Trường và... Tôi dựng một cuộc đấu khẩu giữa người và ma, đưa ra hai luồng ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì là ngôn ngữ của hai nhân vật, nên ma không thể nói như người, mà bốp chát, lúc ẩn lúc hiện, từ cái này lại nhằng sang cái khác, chán là" biến" luôn, vì thế tôi cũng đã nói rõ "Cuộc trò chuyện vẫn còn dang dở"... cũng chính vì lẽ đó. Trong cấu trúc của bài này, không thể chứng minh kỹ lưỡng được, chỉ mới đặt vấn đề thôi. Chứng minh phải nằm ở những bài khác, khi viết sâu về từng tác giả và chứng minh cũng không khó đâu. Tất nhiên chẳng phải điều gì cũng cần chứng minh. Trong Thi nhân Việt Nam cũng có rất nhiều nhận định mà Hoài Thanh cũng chẳng chứng minh gì cả, ví như Anh Thơ nhìn cảnh không yêu mến cảnh, còn Bàng Bá Lân thì yêu cảnh đến quên cả nhìn. Thế rồi ông cũng bỏ lửng đấy luôn, không chứng minh, diễn giải gì cả. Đây là một nhận định rất chuẩn xác. Nhưng nếu cứ vạch vòi theo kiểu sơ đẳng như một số nhà phê bình nọ hay làm thì cũng có thể cãi được ông lắm, cho là ông ăn nói hàm hồ. Ví như câu thơ rất quen thuộc này của Bàng Bá Lân:
Cổng làng rộng mở. ồn ào
Nông phu lững thững đi vào nắng mai...
thì có nhìn hay không nhìn? Câu thơ như bức tranh quê, có người, có cảnh. Rõ ràng là có nhìn đấy chứ. Nhưng nhìn mà như không nhìn vậy. Bởi đời sống của người nông dân vất vả lam lũ lắm, quanh năm đầu tắt mặt tối. Vậy mà do quá yêu cảnh quê, người quê, Bàng Bá Lân đã biến những kiếp người cóc cáy ấy thành những nhân vật của Hồng Lâu Mộng. Hoài Thanh có chứng minh đâu. Cũng như khi ai đó nói chị là con gái...hay đàn bà chẳng hạn, mà chị lại đi chứng minh thì thật là buồn cười phải không? Không phải cái gì cũng cần chứng minh như kiểu tập làm văn của học trò. Người am tường thì tán thành ngay. Tôi cho rằng đấy là lối viết tôn trọng độc giả. Nhà phê bình gợi mở để độc giả cùng nghĩ và cùng sáng tạo với mình.


* Khi anh "phán" về văn chương Nguyễn Khải, anh nhiều phần đã không thuyết phục được tôi, cũng là một người đọc Nguyễn Khải. Nhưng tôi vẫn tin rằng mỗi tác phẩm có đời sống riêng của nó, ngay cả Chân dung và đối thoại, nên không lo có tác phẩm nào sẽ hay hơn vì lời khen của Trần Đăng Khoa, hay dở đi vì Khoa chê dở?
- Vâng, điều đó cũng bình thường. Vì văn chương có nhiều cách đọc, cách hiểu khác nhau. Có thế mới vui. Tôi đưa ra cách hiểu của tôi. Chỉ có tác phẩm của nhà văn mới cần chinh phục độc giả, còn tôi, tôi không cần phải chinh phục ai, cũng không cần phải tranh thủ ai, làm vui lòng ai. Tôi chỉ giãi bày cảm nghĩ thực của mình về văn chương của nhà văn này hay nhà văn khác. Tôi cũng chẳng dại gì lại đi phủ nhận những tác phẩm hay, vì những tác phẩm hay không thể phủ nhận được. Mọi tác phẩm văn học đều tồn tại bằng giá trị đích thực của nó. Thì đã từng có những tác phẩm được hoan hô rầm trời mà nó vẫn chết, mà chết im lắm, chẳng thấy kèn trống cờ quạt gì, ngược lại cũng từng có cuốn sách bị phê phán, vùi dập, thậm chí cả cấm đoán mà nó vẫn sống. Ngọn lửa phê bình chỉ đốt được hàng mã mà thôi, còn vàng ròng thì càng đốt càng sáng. Mấy lời khen chê của tôi thì nào đã mùi mẽ gì.

* Mỗi thời đại có nhu cầu, có cách nhìn nhận của riêng mình đối với mọi giá trị của văn chương. Quyền được làm một người đọc tự do (không định kiến, không bị áp đặt bởi khuôn mẫu), quyền được "đọc lại" là quyền của mỗi người đọc - dù người đọc ấy đã từng là một thần đồng thơ đi chăng nữa. Nhưng đáng nói là sự "đọc lại" của anh - như nhiều người đã góp ý - là còn thiếu chính xác, chưa khoa học và còn bị hạn chế bởi thiên hướngthẩm mỹ. Anh có giật mình không, như không ít nhà văn đã giật mình khi anh chê họ?
- Điều ấy có gì mà phải giật mình. Chính tôi đã sử dụng cái quyền đó, cái quyền tự do, không định kiến, không bị áp đặt bởi các khuôn mẫu để viết cuốn sách đôi khi còn phóng túng đến mức bị hiểu lầm, còn nhận xét cuốn sách của tôi thiếu khoa học, thiếu tính hệ thống, thậm chí thiếu cả kiến thức nữa - thì nhận xét ấy tôi nghĩ bất cứ tác giả nào cũng sẵn sàng đón nhận, vì sáng tạo là không cùng và lao động nghệ thuật lại càng không cùng...

* Bằng ngôn ngữ, anh đã tự vẽ biếm hoạ mình ở đầu trang sách. Anh biếm chính anh thì biếm đến đâu cũng được, chẳng ai có ý kiến gì. Nhưng khi anh biếm người khác, nhất lại là những nhà văn cũng có quyền ăn, quyền nói đâu kém gì anh, thì mọi chuyện đã không đơn giản, đã cần đến sự tế nhị và phải biết sợ. Mà anh thì có vẻ đã có cái "dũng khí" của người coi trời bằng vung?
- Trước hết, tôi chẳng biếm ai đâu. Xin chị hãy bình tĩnh đọc lại mà xem. Và tôi cũng chưa bao giờ coi trời bằng vung hoặc coi vung bằng trời. Mọi cố gắng trong cuốn sách của tôi, cũng chỉ là nói cho mọi người biết vung là vung và trời là trời. Mọi điều nọ tiếng kia, chị cứ nghĩ kỹ mà xem, đều bắt đầu từ chỗ ấy đấy. Còn nếu có sự nhầm lẫn có lẽ là do nhếnh nhoáng của tiếng cười vui, vì vậy mà có lúc tôi bị oan gia. Thuở nhỏ, tôi có thằng bạn hay bị mắng mỏ vì lúc nào nó cũng cười. Tới đám ma mà cười thì xấc láo quá. Đến khi cô giáo phê bình mà nó vẫn còn cười, thì nó bị đuổi học. Nhưng thực ra nó đâu có cười. Nó khóc đấy chứ. Đến khi ông bố bảo: Sao mày không cưa cái răng đi. Nó nhìn bố mới hay, ông có hàm răng còn vổ hơn cả mình.

* Nếu cần phải ngồi viết lại những chân dung, anh có cho rằng có nhiều chỗ cũng cần thêm bớt?
- Tất nhiên, thêm bớt là chuyện lao động nghệ thuật. Việc thêm bớt để làm hoàn chỉnh tác phẩm nghệ thuật là chuyện bình thường. Đến như nhà văn Nguyễn Đình Thi, từng có những bài thơ nổi tiếng khi vào tuyển tập, ông còn sửa chữa, gọt giũa, thêm bớt. Điều ấy tôi cũng đã nói cả ở trong sách.

* Nếu nhìn lại Chân dung và đối thoại một cách nghiêm khắc, chứ không bông phèng, đùa dai nữa, anh thấy mình mạnh nhất ở đâu và yếu nhất ở đâu, khôn nhất ở đâu và dại nhất ở đâu?
- ối giời! Làm sao mà biết được hả chị. Nếu mình biết được chỗ nào mình dại thì mình đã chẳng dại. Mà cõi đời này nó cũng mênh mông lắm kia. Có cái tưởng là khôn mà lại dại, có cái tưởng là dại mà lại hoá ra khôn. Các cụ già ở quê tôi, những người đã thấu hết cả mệnh giời mà cũng còn chẳng biết được cái sự khôn dại nó như thế nào. Các cụ bảo chỉ đến khi đậy tấm ván thiên mới biết. Mà tôi chờ đến lúc làm cái thủ tục tưng bừng vui vẻ ấy xem ra vẫn còn lâu lắm, lâu lắm lắm. Thế mới khổ chứ!

Thuý Nga thực hiện.
Toanli
Gửi ông bạn YuYu,
Tớ chưa thấy cậu thuyết phục tớ, Ngay cả mấy lão tây mà các cậu mang ra làm chứng cũng chả đúng. Phê bình tưởng dễ, chính tưởng dễ nên ai cũng đòi phê bình. Sang mấy cái mục Văn Học ở vài mạng thấy ngay. Hàng lọat các nhà phê bình lên giọng nhại lại ý kién người khác khoe khoang mình đọc cái này cái kia mà cô lại chả tháy cái gì. Một văn bản mới tinh ra lò thì im thin thít...run rảy như gà mắc tóc.
Phê bình là thứ cũng khó vì chính nó là sáng tác.
Ngày xưa tới cả hôm nay, vài đứa học kinh viện đọc dăm cuốn sách nghĩ giản đơn, mang tác phẩm ra mổ xẻ hay khen chê là phê bình,. Thế thì văn học sẽ chỉ dậm chân. Bởi giữa phê bình và sáng tác luôn tương hỗ lẫn nhua giữa thời gian và các thế hệ để sản sinh ra một thực thể sáng tác nghệ thụât mới với ánh sáng của trí tuệ.

Phê bình là một môn khoa học. Nó không chỉ trên một văn bản nghệ thụât - kể cả hội họa. chỉ ra khen chê mà còn đưa ra những luận cứ riêng mới mẻ của tác giả về nghệ thuật. nó đúc rút thực tiễn, từ văn bản cụ thể để là cái cớ tạo nên một xu hướng cảm thụ ở thời đại mới cần có. Và khi phê bình ẩn chứa một tài năng thì nó phát sáng và có ảnh hưởng tới cả thế hệ sau nó trong sáng tác. Điển hình ở ta thời sáng tác sau cuộc luận chiến giữa Hòai thanh và Hải triều.

Vì thế trong xu thế đó người ta coi nhà phê bình như nhà sáng tác thứ thiệt và ở VN họ kết nạp các nhà phê bình vào hội nhà văn. Cũng như kết nạp hai mang các nhà phê bình k lí luận hội họa vào hai hội.

Phê bình là khó vì khó nhu sáng tác và nó cần phải có một tư chất rất đặc biệt nhậy cảm vô cùng, để thẩm tới tận cùng của nghệ thuật, Cho nên ở Văn Học hiện tại vẫn chỉ có Hòai Thanh còn trụ lại với licj sử phê bình còn nhiều người vang bóng rồi chết tắt như thứ vàng mã.
Tớ chưa nghĩ giống như yuyu.
Cậu cóp thể chiều tớ phản biện lại tớ . Tớ nghe cậu hết lòng.
yuyu
Bác Toanly, em chỉ nói Phê Bình dễ hơn Sáng Tác chứ Phê cho ra Phê đâu có dễ ?
"Phê bình là thứ cũng khó vì chính nó là sáng tác."
Bác nói đúng , nhưng còn chưa đủ .
Ở một topic khác đã lâu rồi, hình như là " ngu ý " thì phải , em có nói về bộ ba :
Nghệ Sĩ - Nhà Phê Bình - Người Thưởng Ngọan

Đồng Sáng Tác ra tác phẩm nghệ thuật .
Vì thế khó dễ chỉ là tương đối, so sánh vơi nhau giữa 3 công việc :
Sáng Tác - Phê Bình - Giảng Dạy
Điều thường được dùng để đánh giá tài năng một nghệ sĩ sau khi đủ lông cánh, rời trường đại học để vào trường Đời ....
Thực tế cho thấy, những người giỏi nhất là những người sáng tác và những người kém nhất ( không làm nổi 2 việc kia ) thì đi ...giảng dạy... Tất nhiên cũng có người làm cả 2 việc hoặc thậm chí cả 3 việc một lúc, nhưng rất hiếm và nói chung muốn cho sâu thì chỉ nên chuyên vào một việc ( chẳng hạn sáng tác ) còn các việc kia làm để hỗ trợ thêm cho sáng tác, hoặc chuyên phê bình thì thỉnh thỏang thử sáng tác xem cho biết thế nào là lễ độ để khỏi bị chê là võ mồm v.v...( Ngòai ra không kể rất nhiều người không làm nổi việc nào trong 3 việc đó, đành bỏ nghề , làm nghề khác kiếm ăn. Nghệ thuật gần như là một nghề bẩm sinh, thiên phú, không học được mà cũng khó dậy ... ).
grass
wub.gif Ôi em Ex nghĩ giống mình thế không biết. Chân dung đối thoại 3 và 4 chả biết có đọc nỏi không, hình như quyển 2 Người thường gặp mình còn chả đọc nổi hết.
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.