Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Hỏi các bác làm thơ
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3
FR
Hôm nay nhân đọc thơ của bạn Hoàng Yến, tớ chợt nảy ra một thắc mắc. Xin được hỏi Hoàng Yến, bác ToanLi, U Bu, tdna, Iltdna, K., bác yuyu và tất cả những người đã từng làm thơ:

- Với cá nhân từng bác: làm thơ dễ hay khó? Các bác viết 1 bài trong bao lâu? Cần có cảm xúc hay không? Có khi nào không viết nổi nữa không? Có lúc nào muốn viết mà không viết được không?

- Không viết được nữa vì ko có cảm xúc, ko có rung động, ko có chuyện gì mới lạ? Ko viết được vì tâm hồn chai sạn lại?

- Trong tâm trạng nào thì viết được 1 bài hay (bài mà các bác tâm đắc và hài lòng?)

Nghĩ ra cái gì thêm tớ sẽ bổ sung. Trình bày hơi lung tung cry1.gif cry1.gif , các bác thông cảm sad1.gif
Toanli
"Ếch" hỏi thì "cóc" argue.gif xin thưa:

-Với cá nhân từng bác: làm thơ dễ hay khó? Các bác viết 1 bài trong bao lâu? Cần có cảm xúc hay không? Có khi nào không viết nổi nữa không? Có lúc nào muốn viết mà không viết được không?

trả lời: Với cá nhân tôi thơ là rất khó. Cực khó. Nếu làm một bài gọi là vần thực ko khó. nhất là khi có chút ít vốn liếng ngôn ngữ, nhạc điệu v...v..., hiểu được những quy luật cơ bản về thơ. Nhưng để làm được bài thơ hay thì có khi cả đời không làm nổi. Như tôi chưa khi nào có thơ hay.
Làm một bài thơ có khi cái cảm xúc tới, viết một mạch xong một bài, có khi chỉ vài phút. Nhưng có khi để một câu đắc ý , phải tu chỉnh, đón ý tìm từ nhiều ngày trời. Thậm chí chỉ một từ ở một câu.
Thơ rất cần cảm xúc. Nói chung văn học theo tôi cần cảm xúc. Cảm xúc giống như men. Có gạo rồi ( ý tứ) ko có cảm xúc câu thơ ko có hồn vía.
Thơ là sự đòi hỏi bức bách , sự "nổi lọan" của tâm hồn đòi giải thóat, giải mã mà nên lời.. Bấy nay tôi ko làm thơ được. Cố làm càng ko nên. Do vậy tôi tự thấy tôi nên ít làm để tránh xuất hiện thêm những bài thơ dở


Fr- Không viết được nữa vì ko có cảm xúc, ko có rung động, ko có chuyện gì mới lạ? Ko viết được vì tâm hồn chai sạn lại?

[COLOR=blue]Trả lời: Có lẽ vì tất cả.[/COLOR]

Fr- Trong tâm trạng nào thì viết được 1 bài hay (bài mà các bác tâm đắc và hài lòng?)

trả lời:
Thơ hay tự nó đến. Khi tự tâm hồn phát lên tiếng nói đối thọai với nàng thơ. Mỗi người có một giai đọan nào đó ophast hứng( phát tiết) Và thường khó lặp lại.
Có giai đọan làm thơ hay , nhiều ý tứ mới, nhạc điệu ăm ắp....có giai đọan cố viết chỉ ra thứ vớ vẩn nhào nặn kĩ thụât là vứt .
Tôi rất yêu thơ, Nhưng có lẽ tôi chưa bao giờ có một bài thơ hay Đấy là ý kiến riêng của cá nhân tôi bạn FR ạ còn người khắc chắc ko nhu vậy đâu.
Hoang Yen
Tôi xin trả lời câu hỏi trên, trường hợp tôi viết xảy ra như thế này: có một người đã làm tim tôi đột nhiên sững lại quên cả đập, rồi thì mọi cảm xúc trong tôi đều dành cho người đó. Nhìn mây, trời, cây lá, chim, hoa tôi đều nghĩ đến người ấy. Tôi khao khát được chuyện trò với người ấy ngay cả khi không ở gần, những khi ấy tôi thầm thì một mình mà không có lời đáp. Những lời thầm thì này nhiều đến nỗi nều tôi không ghi lại thì tôi sẽ không nhớ hết được. Và tôi ghi chúng lại, sửa sang đôi chút, đặt cho mỗi lời thầm thì một cái tên rồi thả cho chúng bay đi, với hy vọng người tôi yêu sẽ đọc chúng mà hiểu cho lòng tôi.
Thú thật là tôi không hiểu nhiều về niêm luật trong thơ, tôi chọn từ nào gọi tên đúng nỗi niềm của tôi và âm thanh của từ ấy tai tôi nghe thấy thích. Cảnh trong thơ phải phù hợp với tâm trạng tôi.

Tất cả chỉ có vậy thôi.


Hoàng Yến
Ubu
Em cũng xin phát biểu ý kiến blushing.gif :
Em thì không làm thơ, vì không có ý nghiêm túc với nó, cho nên những gì em viết cũng giống như xả rác thôi. Khi nào tâm trạng không được ổn ( tức là trong pha không cân bằng về nhiệt độ, độ ẩm sp_ike.gif ) thì em lại xả ra ít rác. Thú thực thỉnh thỏang sau khi xả rác ra em cũng thấy rác của mình có bài nghe được- nhưng chỉ tầm vài tuần sau em mà đọc lại thì em lại thấy nó sến hoặc nhạt như nước ao và thế là thừơng thì em xé nó đi.
Nói chung lúc nào em cũng viết đựơc vì viết kiểu cẩu thả sên sến sử dụng những từ mạnh hoặc có gợi âm thanh, những câu hơi khó hiểu ghém thêm tí tư tưởng chả khó khăn gì. Cấu trúc thơ thì em chưa quan tâm đến- vì chưa cảm thấy có tí ý định nghiêm túc nào. Các bác VN viết thơ bác nào em cũng thấy sến hoặc nếu không sến thì tầm thường chả có vị gì mấy cho nên em nghĩ người VN viết thơ thì khả năng cũng chỉ dừng lại ở mức nông nông về mặt tư tưởng thế thôi nên mình hơi đâu mà làm việc này giống người ta cho vô ích. yawn.gif
Xin lỗi các bác viết thơ. rhino.gif
tdna
Muốn làm được thơ theo em cần có năng khiếu thiên phú .Cái này hiếm người có được
Thứ hai nữa cần có tâm hồn nhạy cảm ,biết xúc động mãnh liệt trong 1 số nhất định những hoàn cảnh .
Cuối cùng là khả năng về sắp xếp ngôn từ .

Không có năng khiếu ,mãi mãi không thể làm được thơ hay thực sự .
Không có sự rung cảm ,cho dù ngôn từ sắp xếp vô cùng hoàn chỉnh ,thơ chỉ nhạt thếch .
Không có khả năng về ngôn ngữ là ko thể biểu lộ nỗi những tình cảm của mình đến người đọc ,thơ sẽ rất thô .

Một điều quan trọng nữa với người làm thơ là cần sáng tạo .Chớ cố bắt chước người khác và cũng đừng đọc thơ 1 người khác quá nhiều ,bởi điều đó dễ làm ta ko còn là mình nữa ,chỉ lọt thỏm trong vô vàn những kẻ ....viết những câu ngăn ngắn và thỉnh thoảng lại xuống dòng mà thôi .
Làm 1 bài thơ chỉ cần khoảng mươi phút để viết ra ,nhưng để làm được nó ,cần day dứt hàng năm trời .Nên nhớ ,có khi nỗi day dứt đó không phải khi nào cũng phải rõ ràng ,cụ thể .

Đó là vài suy nghĩ của em khi làm ... thơ chuối clap.gif clap.gif clap.gif
yuyu
Thơ, chẳng qua là một trò chơi ngôn ngữ, chơi vơi chữ nghĩa thì đúng hơn ...Cũng chính vì nó là trò chơi nên cần phải có năng khiếu và do đó người ta không bao giờ có thể đào tạo được một nhà thơ như cách đào tạo một nhà khoa học chẳng hạn . Để viết được một câu thơ hoàn toàn không khó, trái lại rất dễ , thậm chí có thể dùng cả phần mềm máy tính làm thơ tự động nữa , nhưng để viết được một câu thơ hay, bài thơ hay lại không dễ chút nào . Nhà thơ có cần cơ tư tưởng nhớn không ? Có, kể ra có cũng tốt . Nhưng không nhất thiết. Làm tằo cốt nhất ở tình cảm chân thành, đó là cái tối cần . Nếu không có cảm xúc thật sự thì thơ khó mà hay được . Cái chúng ta thuờng hay nhầm lãn có lẽ là giữa thơ hay với thơ có hình thức hay. Thực ra cái cốt lõi là tình cảm, hình thức chỉ là cái vỏ thôi . Có những câu thơ hay bài thơ rất hay, nhưng hình thức thật giản dị , thậm chí cũ rích, vì thơ có những cảm xúc chân thật . Ngược lại có những câu thơ, bài thơ xủng xoẻng từ ngữ mới lạ mà vẫn không hay vì nó vô hồn . Thơ quí ở hương không quí ở sắc . THậm chí sắc càng giản dị, hương càng nồng thắm, thơ lại càng hay . Thơ hay văn chương nói chung, lời nhạt, ý đậm là hàng cao nhất . Chính vì vậy nếu muôn làm thơ hay phải tìm cảm xúc, phải chờ cảm xúc và nếu có hình thức hay càng tốt, nhưng điều đó không quan trọng . Nhưng nếu muôn làm thơ lạ hoặc thơ giả hay ta có thể tìm kiếm hình thức lạ lẫm, tân kỳ, đọc lên nghe cũng khoái, nhưng nếu nó không đẻ lại gì trong ta thì coi như thơ không hay . Thơ hay ? Có lẽ cách đơn giản nhất là nó có đọng lại trong tâm hồn người đọc không ? Nếu ta không nhớ được câu nào của một bài thơ nào đó, thì khó có thể gọi bài thơ đó là hay được ....
trangtreodausuoi
QUOTE(yuyu @ Aug 12 2003, 07:24 PM)
Thơ, chẳng qua là một trò chơi ngôn ngữ, chơi vơi chữ nghĩa thì đúng hơn ...Cũng chính vì nó là trò chơi nên cần phải có năng khiếu và do đó người ta không bao giờ có thể đào tạo được một nhà thơ như cách đào tạo một nhà khoa học chẳng hạn . Để viết được một câu thơ hoàn toàn không khó, trái lại rất dễ , thậm chí có thể dùng cả phần mềm máy tính làm thơ tự động nữa , nhưng để viết được một câu thơ hay, bài thơ hay lại không dễ chút nào . Nhà thơ có cần cơ tư tưởng nhớn không ? Có, kể ra có cũng tốt . Nhưng không nhất thiết.  Làm tằo cốt nhất ở tình cảm chân thành, đó là cái tối cần . Nếu không có cảm xúc thật sự thì thơ khó mà hay được . Cái chúng ta thuờng hay nhầm lãn có lẽ là giữa thơ hay với thơ có hình thức hay.  Thực ra cái cốt lõi là tình cảm, hình thức chỉ là cái vỏ thôi . Có những câu thơ hay bài thơ rất hay, nhưng hình thức thật giản dị , thậm chí cũ rích, vì thơ có những cảm xúc chân thật . Ngược lại có những câu thơ, bài thơ xủng xoẻng từ ngữ mới lạ mà vẫn không hay vì nó vô hồn . Thơ quí ở hương không quí ở sắc .  THậm chí sắc càng giản dị, hương càng nồng thắm, thơ lại càng hay . Thơ hay văn chương nói chung, lời nhạt, ý đậm là hàng cao nhất  . Chính vì vậy nếu muôn làm thơ hay phải tìm cảm xúc, phải chờ cảm xúc và nếu có hình thức hay càng tốt, nhưng điều đó không quan trọng . Nhưng nếu muôn làm thơ  lạ hoặc thơ giả hay ta có thể tìm kiếm hình thức lạ lẫm, tân kỳ, đọc lên nghe cũng khoái, nhưng nếu nó không đẻ lại gì trong ta thì coi như thơ không hay . Thơ hay ? Có lẽ cách đơn giản nhất  là nó có đọng lại trong tâm hồn người đọc không ? Nếu ta không nhớ được câu nào của một bài thơ nào đó, thì khó có thể gọi bài thơ đó là hay được ....

Để tui tóm tắt mấy ý chính của bác:
1. Thơ là trò chơi ngôn ngữ
2. Thơ là trò chơi nên phải có năng khiếu
3. Thơ cốt là ở tình cảm chân thành
4. Thơ qúi ở hương, không qúi ở sắc
5. Thơ hay là phải đọng lại ở người đọc

Tui đọc diễn đàn này đã lâu, nay mới mò mó cái chơi. Mời bác bàn lại những ý chính trên, trước khi tui tung chiêu cheers.gif

ttds
yuyu
Chời ! sao mà rắc rối zị ? Tung chiêu gì thì cứ tung đại đi ? Tui nói rồi, có bấy nhiêu thôi, sao còn " nói lợi" gì nữa ? laugh1.gif
trangtreodausuoi
Hạn chế nói thơ Việt thôi nhé

Nếu đã gọi là chơi chữ (nghĩa) thì cái kiểu xếp chữ hay vẽ chữ trên giấy cũng là một cách chơi chữ bằng hình thức vậy. Bác là hoạ sĩ, mức độ nhạy cảm với visual art rất là cao, thử hỏi bác tại sao xếp chữ không được người Việt hưởng ứng như "ngâm thơ". Xếp chữ dùng thị giác, ngâm thơ dùng thính giác . Trong thơ Việt, thính giác là nhạy giác đóng phần quan trọng và quyết định một bài thơ hay?

Tuy không dùng từ "chơi thơ", nhưng người Việt lại xem "thơ" là món giải trí tinh thần trong bốn món "cầm kỳ thi hoạ" Đây nè, đây là chỗ mới là rắc rối . Nhưng hôm nay đến đây thì tui phải biến clap.gif

Tui không có nhiều giờ rảnh, gặp đâu chọt đấy. Hi vọng kiếm được giờ vào đây chọc ngoáy đề tài này với bác

ttds hay thôi cứ gọi tui là Con Trăng
Toanli
Tôi ủng hộ cậu yuyu khi dùng hình tượng Thơ là một trò chơi chữ. Nhưng Chơi thế nào thì trong đấy là cả mộkt nội dung chưa nhắc tới; trong nó sự Chơi còn hàm chứa những thông tin cần và đủ để Ngôn ngữ tới chừ Chơi mà thành Thơ.. Sự Chơi ở đây hàm chứa, điều phải chăng yuyu. Cũng lắm công phu.

Mỗi một dân tộc có một kiểu chơi khác nhau tùy theo truyền thống, tình cảm, nó rất gắn bó với đời sống sản xuất. sinh họat, tâm linh của dân tộc đó.... Ví như người Pháp có món Chọi Bi ( ném hon bi ra xa rồi ném tiếp hòn nữa, ai gần hơn người đó thắng, Tôi đã chơi ở Pháp với một người Pháp nông dân mà quên mất từ trò chơi này) cũng du nhập vào ta từ lâu nhưng không ai chơi mấy. Khi đó cái trò đánh khăng được trẻ cọn Việt rất khóai.
Trong sự Chơi Thơ cũng có các cung bậy khác nhau như mọi trò chơi khác. Người Việt hưởng ứng Ngâm Thơ, thích ngâm thơ, bởi ngòai đọc bằng mắt, suy ngẫm tới cẩn thận từng con chữ, thì hình thức thưởng thức ngâm ngợi theo cá nhân tôi:
- nó tập hợp được một số công chúng có tính phường nhóm, bầy đàn , hội mạc mà dân ta vốn thích.
- Khi ngâm ngợi thơ cùng với bản chất tiếng Việt có âm thanh cao thấp khác nhau và bản chất thơ cũng hàm chứa nhạc điệu thì thơ gần như một hình thức tụng ca lặp đi lặp lại cũng mang lại thư dãn như nhã nhạc.
Ở lý do này người Việt coi bốn thứ Cầm Kì Thi Họa được xếp hạng giải trí. Nhưng thực chất cụm từ này là bốn thứ hình thức nghệ thụât trong tâm trí người Việt là nhất (bởi chỉ có nó, khi người ta chưa hề biết và chưa có các hình thái nghệ thụât khác) và là thước đo về tài năng bậc nhất cho một ai đọat tới cả bốn lọai hình đó.
Nói trong thơ Việt thính giác đóng vai trò quan trọng và quyết định một bài thơ hay là không đúng.
Những bài thơ có vần, có nhạc ngâm lên với một giọng ngâm hay đều tạo cảm giác Hay như nhau. Nhất là lại khi có tiếng sáo hay tiếng đàn bầu đưa đẩy. Nhưng đó chưa chắc là bài thơ hay. Khi ngâm , người ta dễ để chuội đi những ưu cũng như khuyết của câu chữ. Bởi trong tích tắc, lại khi bởi tiếng trầm bổng của người ngâm lấn át, người ta không thể nhận ra tính chất Chơi của từng coin chữ công phu tới đâu mà điều đó chỉ có thể đọc bằng mắt vài lần mới nhận ra.
Ví dụ:
Mấy giàn trước dậu hoa năm ngóai
Một tiếng trên không ngỗng nuớc nào

nếu ngâm không thì không thể hiểu ra ý nghĩa đằng sau của sự phủ định thực tại của câu thơ , bởi ngay cả khi đọc bằng mắt mà có vị giáo sư đã viết rằng câu thơ thứ nhất chỉ đám hoa đã héo của năm trước.????
Tạm mấy dòng như vậy.
yuyu
Cần phải nói ngay rằng " cầm, kỳ, thi, họa " là 4 thú chơi của Tầu chứ không phải của ta, bởi lẽ dân ta không biết chơi họa và nhất là không biết quí trọng hội họa , dân ta cũng không biết chơi đàn và nói chung coi khinh nghề sân khấu, ca hát . Còn nói thơ là nghệ thuật chơi chữ tức là chơi với ngữ nghĩa của nó chứ không phải chơi với hình dáng, cấu tạo của nó . Tuy nhiên hiện nay người ta mới thêm ra hình thức chơi với hình dáng, cấu tạo của con chữ thì lại là một chuyện khác . Nó không phải là nghệ thuật thư pháp đã đành, mà nó lại cũng chưa đủ chín để trở thành một nghệ thuật installation hay perfomance art nào đấy, nên nó chưa được huởng ứng cũng có lý do của nó .
Còn ngâm thơ cũng không hẳn phải là sở thích của nhiều nguời đâu . Có lẽ ngày xưa có nhiều người thích ngâm thơ hơn đọc thơ là vì họ ....không biết đọc thơ ! Ngày xưa khi còn dùng chữ Hán -Nôm và thời kỳ đầu chữ quốc ngữ, tỷ lệ người mù chữ trong dân ta lên đến 90-95% . Do đó người ta đành phải nghe ngâm thơ . Chẳng hạn nhiều người thích truyện Kiều lúc đó, nhưng họ đàng phải nghe người biết chữ đọc hoặc ngâm nga cho nghe chứ tự họ không đọc được . Riên tôi nghĩ rằng thơ chỉ có tự đọc, tự ngâm là hay nhất, tùy bài thơ, câu thơ mà ta tự tìm lấy một cách thưởng thức riêng cho ta, chứ còn nghe người khác ngâm là vứt, lại còn thêm nhạc đệm vào thì không ngửi được . Thơ bản thân nó đã có nhạc tính, nhưng là chất nhạc kiểu thơ . Thơ có ngôn ngũ riêng của nó, nó không cần mượn ngôn ngữ của các lọai hình khác để đưa đẩy .
tdna
Theo em làm thơ là do năng khiếu thiên phú thôi .Ở 1 phút giây nào đó ,thơ bật ra vô thức ,chính là từ con tim mình rồi ,có thời gian đâu mà chơi chữ nữa chứ ?
Phần chơi chữ chỉ là công đoạn sau ,sau khi sáng tác xong mới sửa lại bản thảo .
Đồng ý thơ là sự sắp xếp ngôn từ ,nhưng là vô thức thôi .
trangtreodausuoi
QUOTE(yuyu @ Aug 17 2003, 02:39 PM)
Cần phải nói ngay rằng " cầm, kỳ, thi, họa " là 4 thú chơi của Tầu chứ không phải của ta,

Còn ngâm thơ cũng không hẳn phải là sở thích của nhiều nguời đâu . Có lẽ ngày xưa có nhiều người thích ngâm thơ hơn đọc thơ là vì họ ....không biết đọc thơ !

tdna no'

Ví như 4 món ấy là của Tàu, (dù tôi không đồng ý), va` ví như nó được du nhập từ Tàu, thì tại sao người Việt Nam chỉ phát triển món "thi" đến tối đa, trong khi lại không tha thiết mấy món kia bằng

Mà họa thì các nước Tàu, Nhật cũng lơi khơi tranh Thủy Mạc cọ quệt một màu đen thui thôi , đâu có phát triển màu sắc như Tây Phương đâu nhỉ

Tôi đặt vấn đề là tại sao người Việt chỉ phát triển mặt này mà lại không phát triển mặt kia . Như trong thi ca, tại sao chỉ khư khư chơi với ngữ nghĩa của nó mà không muốn chọn chơi với mặt hình dáng. Chơi với hình dáng thì đâu có gì sai trái đâu, mà tại sao ta không hứng thú để khai thác nó thành một nghế thuật ?

Tôi tưởng ngâm thơ là một đỉnh điểm của nghệ thuật thi ca Việt Nam . Ngày xưa mấy bác nhà thơ đi hát Cô Đầu, làm thơ mình xong đưa cho mấy cô ca ve ngâm nga. Sang thế còn đòi gì hơn.

Tôi nghĩ đấy là một nghệ thuật sống tuyệt. Nó kết hợp giữa khóai lạc cá nhân và khóai lạc cộng đồng. Nó chia sẻ được nội tâm của tác giả với độc giả một cách khéo léo, cận kề, và tạo nên mức độ thoả mãn ngay tức thì.

tdna nói làm thơ chỉ bật ra theo vô thức. Nhưng vấn đề là bài thơ ấy có hay hay không ? Làm sao chứng minh được nhũng bài thơ hay là những bài thơ làm theo cơn vô thức ? Không biết Nguyễn Du sáng tác ĐTTT bao lâu, nhưng tôi nghe kể ông nhà thơ Miền Nam Phạm Thiên Thư tác giả Đoạn Trường Vô Thanh trước năm 1975, làm mấy đêm liền cho xong tập Đoạn Trường Vô Thanh
yuyu
QUOTE
Mà họa thì các nước Tàu, Nhật cũng lơi khơi tranh Thủy Mạc cọ quệt một màu đen thui thôi , đâu có phát triển màu sắc như Tây Phương đâu nhỉ


Bạn hòan tòan không hiểu biết gì về hội họa nói riêng và mầu sắc nói chung .

QUOTE
Tôi tưởng ngâm thơ là một đỉnh điểm của nghệ thuật thi ca Việt Nam . Ngày xưa mấy bác nhà thơ đi hát Cô Đầu, làm thơ mình xong đưa cho mấy cô ca ve ngâm nga. Sang thế còn đòi gì hơn.


Ngâm thơ chính là cái làm hỏng thơ nhiều nhất . Còn hát cô đầu hay hát ả đào không phải là ngâm thơ . Người ta có thể hát như thơ, viết lời bài hát như thơ ....Nhưng mang thơ ra để hát thì lại không hay ....

QUOTE
Không biết Nguyễn Du sáng tác ĐTTT bao lâu, nhưng tôi nghe kể ông nhà thơ Miền Nam Phạm Thiên Thư tác giả Đoạn Trường Vô Thanh trước năm 1975, làm mấy đêm liền cho xong tập Đoạn Trường Vô Thanh


Chời ! mang "Đọan Trường Vô Thanh" ra để so với Đọan Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Tiên Điền ? read.gif iswear.gif laugh1.gif
tdna
read.gif Các bác đọc Đoạn Trường Vô Thanh rồi thìnên tìm
đọc Đoạn Trường Thất Thanh của tác giả ,nhà thơ chuối tdna cry1.gif cry1.gif cry1.gif laugh1.gif laugh1.gif laugh1.gif wub.gif artist.gif baby.gif stretcher.gif
Guatamela
Thơ của Phạm Thiên Thư "máu" hơn, phê hơn Nguyễn Du .

Một khúc của Đoạn Trường Vô Thanh của ông sư hổ mang PTT


Ðoạn Trường Vô Thanh

Phạm Thiên Thư

1
Mười con nhạn trắng về tha
Như Lai thường trụ trên tà áo xuân
Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền
Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm

2
Xe lên bụi quán hoa đường
Qua sương trắng dậm phố phường úa thu
Tiếng chim ướt sũng hai mùa
Hạt rơi thêm lạnh hững hờ mây qua

3
Dế buồn dỗ giấc mù sa
Âm nao lãng đãng tơ ngà sương bay
Người về sao nở trên tay
Với hài đẫm nguyệt thêm dài gót mơ

4
Con khuyên nó hót trên bờ
Em thay áo tím thờ ơ giang đầu
Tưởng xưa có kẻ trên lầu
Ngày xuân gieo nhẹ trái cầu gấm hoa

5
Tóc dài cuối nội mây xa
Vàng con bướm nhụy lẫn tà huy bay
Dùng dằng tay lại cầm tay
Trao nhau khăn lụa nhớ ngày sầu đưa

6
Từ chim thủa núi xa xưa
Về đây rớt lại hạt mơ cuối rừng
Từ em khép nép hài xanh
Về qua dục nở hồn anh đóa sầu

7
Ừ thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu nước xuôi
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông

8
Ngày xưa em chửa theo chồng
Mùa xuân em mặc áo hồng đào rơi
Mùa thu áo biếc da trời
Sang đông em lại đổi dời áo hoa

9
Đường về hái nụ mù sa
Đưa theo dài một nương cà tím thôi
Thôi thì em chẳng yêu tôi
Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng

10
Sao em bước nhỏ ngập ngừng
Bên cầu sương rụng mấy từng mai mơ
Đêm về thắp nến làm thơ
Tiếng chân còn vọng nửa tờ thơ tôi

11
Đôi uyên ương trắng bay rồi
Tiếng nghe tha thiết bên trời chớm đông
Nửa đêm đắp mảnh chăn hồng
Lại nghe hoa lạnh ngoài đồng thiết tha

12
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu

13
Tường thành cũ phiến bia xưa
Hồn dâu biển gọi trong cờ lau bay
Chiều xanh vòng ngọc trao tay
Tặng nhau khăn lụa cuối ngày ráng pha

14
Đêm dài ươm ngát nhụy hoa
Chim kêu cửa mộ trăng tà gõ bia
Em ơi rũ tóc mây về
Nhìn trăng nỡ để lời thề gió bay

15
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên dục bây giờ chim di

16
Mây xưa cũng bỏ non về
Em xưa cũng giã câu thề đó đây
Nhớ đành biết mấy tầm tay
Lông chim biển bắc hoa gầy bãi đông

17
Đợi ai trăng rõi hoa buồn
Vắng em từ thủa theo buồm gió xuôi
Chiều chiều mở cổng mây trôi
Chênh vênh núi biếc mắt ngời sao hôm

18
Thế thôi phố bụi xe hồng
Hồ ngăn ngắt đục đôi dòng nhạn bay
Đưa nhau đấu rượu hoa này
Mai đi dã hạc thành ngoài cuồng ngâm

19
Xuống non nhớ suối hoa rừng
Vào non nhớ kẻ lưng chừng phố mây
Về thành nhớ cánh chim bay
Xa thành thương vóc em gầy rạc hoa

20
Hạc xưa về khép cánh tà
Tiếng rơi thành hạt mưa sa tần ngần
Em về hong tóc mùa xuân
Trăng trầm hương tỏa dưới chân một vành

21
Em nằm ngó cội thu xanh
Môi ươm đào lý một nhành đôi mươi
Về em vàng phố mây trời
Tay đơm nụ hạ hoa dời gót xuân

22
Thì thôi tóc ấy phù vân
Thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi mù phố xe đường
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi

23
Gầy em vóc cỏ mây dời
Tay em mai nở chân trời tuyết pha
Ngày dài ngựa soải cầm ca
Trán cao ngần nửa trăng tà ngậm sương

24
Xe lăn bánh nhỏ bụi hường
Lao xao vó rụng trên đường phố mây
Mưa giăng ráng đỏ hao gầy
Đôi con ngựa bạch ném dài tuyết sa

25
Chim nào hát giữa thôn hoa
Tay nào hong giữa chiều tà tóc bay
Lụa nào phơi nắng sông tây
Áo xuân hạ nọ xanh hoài thu đông

26
Con chim mùa nọ chưa chồng
Cũng bay rời rã trong dòng xuân thu
Từ em giặt áo đông tơ
Nay nghe lòng suối hững hờ còn ngâm

27
Thuyền ai buông lái đêm rằm
Sông thu ngân thoảng chuông trăng rì rào
Cửa sương nhẹ mở âm vào
Lay nghiêng bầu nậm rượu đào trầm ca

28
Lên non cuốc sỏi trồng hoa
Xuôi thuyền lá trúc la đà câu sương
Vớt con cá nhỏ lòng đòng
Mải vui lại thả xuống dòng suối tơ

29
Vào non soi nguyệt tầm rùa
Đọc trên mai nhỏ xanh tờ lạc thư
Thả rùa lại đứng ưu tư
Muốn qua hang động sống như nguyệt rùa

30
Em nghiêng nón hạ cầu mưa
Sông ngâm mây trắng nước chưa buồn về
Hoa sầu cỏ cũng sầu chia
Lơ thơ xanh tụ đầm đìa vàng pha

31
Đất nam có lão trồng hoa
Mùa hoàng cúc nở ướp trà uống đông
Lại đem bầu ngọc ra trồng
Bầu khô cất nậm rượu hồng uống xuân

32
Người vui ngựa chợ xe thành
Ta leo cầu trúc bên ghềnh thác rơi
Theo chân chim gặp mây trời
Lại qua khói động hỏi người tu non

33
Bông hoa trắng rụng bên đường
Cánh thơm thông điệp vô thường tuyết băng
Con ong nhỏ mới ra giàng
Cũng nghiêng đôi cánh nhụy vàng rụng rơi

34
Mùa xuân bỏ vào suối chơi
Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa
Múc bình nước mát về qua
Ghé thôn mai nọ hỏi trà mạn xưa

35
Chim từ bỏ động hoa thưa
Người từ tóc biếc đôi bờ hạ đông
Lên non kiếm hạt tơ hồng
Đập ra chợt thấy đôi dòng hạc bay

36
Người về đỉnh núi sương tây
Ta riêng nằm lại đợi ngày mướp hoa
Bến nam có phố giang hà
Nghiêng nghiêng nậm ngọc dốc tà huy say

37
Tình cờ anh gặp nàng đây
Chênh chênh gót nguyệt vóc gầy liễu dương
Qua sông có kẻ chợt buồn
Ngó hoa vàng rụng bên đường chớm thu

38
Mốt mai em nhớ bao giờ
Bãi dâu vãn mộ cho dù sắc không
Chân chim nào đậu bên cồn
Ngựa xuôi có kẻ lại buồn dấu chim

39
Đợi người cuộc mộng thâu đêm
Sông Ngân trở lệ dài thêm dòng nhòa
Anh nằm gối cỏ chờ hoa
Áo em bạch hạc la đà thái hư

40
Em từ rửa mặt chân như
Nghiêng soi hạt nước mời hư không về
Thâu hương hiện kính bồ đề
Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi

41
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say

42
Ngựa xưa qua ải sương này
Còn nghe nhạn lạc kêu hoài bãi sông
Nước xuôi gờn gợn mây hồng
Tiếng ca lạnh thấu hoàng hôn giục đò

43
Hoa đào tưởng bóng đào xưa
Thuyền sang bến nọ dòng mờ khói vơi
Hoa dương vàng nhạt sầu người
Ta về uống nước sông khuây khỏa lòng

44
Đưa nhau đổ chén rượu hồng
Mai sau em có theo chồng đất xa
Qua đò gõ nhịp chèo ca
Nước xuôi làm rượu quan hà chuốc say

45
Khăn trăng từ độ trao tay
Nửa tan cát suối nửa mài nghiên sương
Mốt mai lòng có nghe buồn
Mảnh trăng hiện hóa thiên đường cõi chơi

46
Nhện cheo leo mắc tơ trời
Dòng chim qua hỏi mộ người tà dương
Đánh rơi hạt mận bên đường
Xuân sau mọc giữa chân thường cội hoa

47
Nụ vàng hương rộ tháng ba
Nửa đêm dậy ngó trăng tà tiêu tương
Chẳng như cội liễu bờ dương
Tóc xanh mướt giữa vô thường sắc không

48
Mai nào thơm ngát thu đông
Lược em chải rụng đôi dòng tơ xanh
Đôi chim hồng yến trên cành
Ngẩn ngơ quên rỉa lông mình điểm trang

49
Mùa xuân mặc lá trên ngàn
Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư
Động nam hoa có thiền sư
Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn

50
Nến khuya lửa hắt hiu vàng
Trang kinh lác đác đôi hàng nhạn sa
Ý nào hóa hiện ngàn hoa
Chữ nào cẩn nguyệt trên tà áo ni

51
Dỗ non suối giọng thầm thì
Độ tam thế mộng xá gì vóc hoa
Ni cô hiện giữa ta bà
Búp tay hồng ngọc nâng tà áo trăng

52
Tiếng chim trong cõi vô cùng
Nở ra bát ngát trên rừng quế hương
Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng

53
Đố ai nhớ hết hoa vàng
Đố ai uống cạn sương tàng trăng thâu
Đố ai tát cạn mạch sầu
Thì ta để tóc lên cầu đón ai

54
Em về sương đẫm hai vai
Dấu chân là cánh lan dài nở đêm
Từ em hé nụ cười huyền
Mùa thu đi mất trên miền cỏ hoa

55
Guốc mòn lẫn tiếng sơn ca
Sư về chống gậy trúc qua cầu này
Ngó bờ suối lạnh hoa bay
Thương sao giòng nước trôi hoài thiên thanh

56
Có con cá mại cờ xanh
Bơi lên nguồn cội tắm nhành suối xuân
Nửa dòng cá gặp phù vân
Hỏi sao mây bỏ non thần xuống chơi

57
Dù mai lều cỏ chân trời
Khơi hương lò cũ khóc người trong thơ
Em còn ửng má đào tơ
Tóc xưa dù có bây giờ sương bay

58
Lên non ngắt đóa hoa này
Soi nghiêng đáy suối bóng ai nhạt nhòa
Nom hoài chẳng rõ là ta
Tắm xong khoác áo hát ca về làng

59
Tay đeo vòng ngọc xênh xang
Áo em bay giải tơ vàng thiết tha
Bước chân tìm chán ta bà
Ngừng đây nó hỏi: đâu là vô minh

60
Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: thưa bác thiên thư
Mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ

61
Nước đi từ thủa bao giờ
Dòng xuôi người đứng trên bờ ngó xuôi
Chừng đâu dưới bến hoa tươi
Buộc thuyền xưa đã có người ngó sông

62
Từ hôm em bỏ theo chồng
Áo trắng em cất áo hồng em mang
Chiều nay giở lại bàng hoàng
Mười năm áo cũ hoe vàng lệ xanh

63
Đôi chim nho nhỏ trên cành
Giục nhau đan tổ cỏ xanh bên đường
Nửa đời mây nước du phương
Thiền sư ngắt cỏ cúng dường phật thân

64
Gò chiều ùn bụi sương lên
Hỏi ra mới biết nơi yên cành vàng
Bên mồ chồn cáo đùn hang
Chim kêu như lảnh tiếng nàng ngân nga

65
Cuối xuân ta lại tìm qua
Tiểu thư chi mộ thềm hoa dại tàn
Sớm thu ta đánh đò sang
Bên đường cỏ mộ lại vàng cúc hoa

66
Trúc thưa cổng gió ơ hờ
Em ra tựa cửa nghĩ chưa lấy chồng
Sông ơi xanh nhé một dòng
Mùa xuân cắp rổ ra đồng vớt hoa

67
Đường dài xao xác chim ca
Người còn khoác nón theo tà dương nao
Ván cờ bày trắng bông đào
Sao lên núi thẫm trăng vào chén không

68
Đồi thu vắt suối mây hồng
Chim xanh lác đác ngược dòng hoa tiên
Bấc sầu lửa lụn chờ em
Lệ xưa ai đã đổ nên dầu này

69
Đón em như ngóng chim trời
Bãi xuân sớm đậu chiều dời khói thu
Em còn áo trắng ngày xưa
Trong anh muôn thủa bao giờ lệ hoen

70
Khơi trầm thơm tụng kinh hiền
Máu xuân mạch lạnh trong miền xương da
Vườn chùa có nụ hàm ca
Sương khuya: pháp bảo trăng tà: vô môn

71
Mai tươi cánh nở bên cồn
Mưa bay lấm tấm cành hương trắng ngời
Thu đông tàng ẩn kho trời
Hạt rơi rụng ngọc cánh rời rã hoa

72
Cổng làng mở cánh sao sa
Nhã lan loáng thoáng tiếng gà xóm mai
Lên chùa dâng dĩa hoa nhài
Chợt viền trăng lạnh trên hài tổ sư

73
Chuông ngân chiều lặng trầm tư
Tiếng lơi đẫm hạt thiên thư bềnh bồng
Điệu về tay giấu chùm bông
Gót chân đất phật trổ hồng hằng sa

74
Bóng trăng tịch mặc hiên nhà
Thành đàn nẩy hạt tỳ bà quyện hương
Gió thu từ độ tha phương
Về trên hốc gỗ bên đường lặng im

75
Áo em vạt tím ngàn sim
Nửa nao nức gọi nửa im lặng chờ
Yêu nhau từ độ bao giờ
Gặp đây giả bộ hững hờ khói bay

76
Tình cờ như núi gặp mây
Như sương đậu cánh hoa gầy tiêu dao
Tỉnh ra thì giấc chim bao
Chuyện mười năm cũ lại nao nao lòng

77
Cành sen lá chĩu sương trong
Áo ni xám vạt trời hong buồn về
Tay nào nghiêng nón thơ che
Tay nào lần chuỗi bồ đề xanh xao

78
Đôi mày là phượng cất cao
Đôi môi chín ửng khoé đào rừng mơ
Tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
Tụng dòng kinh tuệ trên tờ khói mây

79
Tóc em rừng ngát hương say
Tay em dài nụ hoa lay dáng ngà
Mắt xanh bản nguyện di đà
Bước trầm hương nhẹ lẫn tà dương chim

80
Mắt nàng ru chiếc nôi êm
Ru hồn tôi ngủ ngàn đêm tuyệt vời
Em là hoa hiện dáng người
Tôi là cánh bướm cung trời về say

81
Một đêm nằm ngủ trong mây
Nhớ đâu tiền kiếp có cây hương trời
Cây bưởi trắng ngát hương đời
Nụ là tay phật chỉ người qua sông

82
Non xanh khoác áo sương hồng
Con chim điểm tuyết ngoài đồng vụt bay
Tiếng kêu lạnh buốt lòng tay
Ngón buông lại chợt tuôn đầy lòng hoa

83
Em bên cửa chuốt tay ngà
Cội lan đông mặc nở qua mấy nhành
Ngày em ướp áo hồ xanh
Con uyên tha thiết trên cành gọi thu

84
Ni về khép cửa chùa tu
Sớm mai mở cổng quét thu vườn hồng
Thu vương ngọn chổi đôi bông
Thoảng dâng hương lạ bướm vòng cánh duyên

85
Sư lên chót đỉnh rừng thiền
Trong tim chợt thắp một viền tà dương
Ngón tay nở nụ đào hương
Cầm nghiêng tịnh độ một phương diệu vời


86
Một dòng hoa nổi trên trời
Một dòng hoa nở trong người trầm tư
Cánh nào mở cõi không hư
Phiến băng tuyết khảm một tờ kim cang

87
Thư em ướp nụ lan vàng
Lời em gió núi chiên đàn thoảng xa
Áo em phất cõi di đà
Ngón chân em nở cánh hoa đại từ

88
Chênh vênh đầu trượng thiền sư
Cửa non khép ải sương mù bóng ai
Non xanh ướm hỏi trang đài
Trăm năm còn lại dấu hài động hoa

89
Ngày xưa bên dậu vàng hoa
Chiều chiều kê chõng nằm ra ngó trời
Năm sau em bỏ đi rồi
Ta về ngồi lắng mưa rơi giậu buồn

90
Trên nền gạch nẻ rêu phong
Xưa phơi nhã điệu giờ hong đóa quì
Trẻ đào bãi cỏ xanh rì
Được thanh kiếm quỉ bao kỳ thu han

91
Non đem nhạn nhốt trong thành
Cho sông chưa trở yếm xanh dưới cầu
Người còn dệt lụa tằm dâu
Đêm nghe mưa rụng thiên thâu ngoài giàn

92
Núi nghiêng suối vắt tơ đàn
Nhìn ngoài thạch động mưa vàng lưa thưa
Nghiêng bình trà nhớ hương xưa
Từ vàng hoa nọ bây giờ vàng hoa

93
Sáng nghe lan rụng mái nhà
Chừng như mưa nhẹ núi xa mùa này
Đường về mù mịt ngàn mây
Về nam đôi cánh chim bay xạc xào

94
Mây dù chẳng chất non cao
Đường về dù chẳng sông đào nông sâu
Đêm đêm lòng dục nẻo sầu
Thềm trăng ngỡ tưởng hoa cau rụng thầm

95
Nhớ cha giọt lệ khôn cầm
Dưới trăng lấp lánh như trâm vân quỳnh
Nghiêng ly mình cạn bóng mình
Tay ôm vò nguyệt một bình mây bay

96
Gối tay nệm cỏ nằm say
Gõ vào đá tụng một vài biển kinh
Mai sau trời đất thái bình
Về lưng núi phượng một mình cuồng ca

97
Gây giàn thiên lý vàng hoa
Lên non cắt cỏ lợp nhà tụ mây
Xuống đầm tát cá xâu cây
Bới khoai vùi lửa nằm dài nghe chim

98
Khách xa nhớ đến nhau tìm
Lên đồi trẩy một giỏ sim làm quà
Hứng nước suối thết bình trà
Hái bầu nấu bát canh hoa cười khàn

99
Vào hang núi nhập niết bàn
Tinh anh nở đóa hoa vàng cửa khe
Mai sau thí chủ nào nghe
Tìm lên xin hỏi một bè mây xanh

100
Hoa vàng ta để chờ anh
Hiện thân ta hát trên cành tâm mai
Trần gian chào cõi mộng này
Sông Ngân tìm một bến ngoài hóa duyên.
Guatamela
Chim Quyên Từ Ðộ Bỏ Thôn Đoài

Chim quyên từ độ bỏ thôn Đoài
Quyên chẳng buồn thảm thiết gọi ai
Về núi Nam gặp cành hoa trắng
Quặn đau lòng ngó phiến tâm mai.

Đồi Cù
Thả gót giầy lãng đãng bên hồ
Trên đồi Cù thông rụng lá khô
Cơn sương trắng lùa ta mải miết
Xuống ven bờ phi hữu phi vô.

Đan Áo
Em ngồi đan chiếc áo len xanh
Hẹn gió thu về gửi tặng anh
Rồi bỏ đó em vào thiên cổ
Anh một đời ngóng áo thiên thanh.

Phơi Áo
Xưa em phơi áo giữa thu phong
Lá vàng cài trên lụa rực hồng
Nay áo đã cuốn về thiên cổ
Lá vàng bay lạnh nỗi niềm không.



Trăng Úa

Ðã chớm vào thu sương chẳng bay

Sương rơi ngày đó lạnh ngày nay

Những đêm thức giấc nhìn trăng úa

Tưởng lửa rừng xa đốt giữa mây.



Hoang Phế

Ven núi vàng trơ mấy bức tường

Chiều chiều nắng lụn cú kêu sương

Có con bướm trắng vương nền cỏ

Lẫn giữa ngàn lau dõi chút hương.



Và đây, ngũ ngôn. Bài thơ lãng mạn và buồn nhất của một người ỡm ờ chênh vênh giữa hai cõi đời-đạo ( theo Vinh Hao)



Vết Chim Bay

Ngày xưa anh đón em

Nơi gác chuông chùa nọ

Con chim nào qua đó

Còn để dấu chân in



Anh một mình gọi nhỏ

Chim ơi biết đâu tìm



Mười năm anh qua đó

Còn vẫn dấu chân chim

Anh một mình gọi nhỏ

Em ơi biết đâu tìm



Ngày xưa anh đón em

Trên gác chuông chùa nọ

Bây giờ anh qua đó

Còn thấy chữ trong chuông



Anh khoác áo nâu sồng

Em chân trời biền biệt

Tên ai còn tha thiết

Trong tiếng chuông chiều đưa



Ngày xưa em qua đây

Cho tình anh chớm nở

Như chân chim muôn thuở

In mãi bực thềm rêu



Cõi người có bao nhiêu

Mà tình sầu vô lượng

Còn chi trong giả tướng

Hay một vết chim bay.
Guatamela
Ngày Xưa Hoàng Thị...

Em tan trường về

Ðường mưa nho nhỏ

Chim non giấu mỏ

Dưới cội hoa vàng



Bước em thênh thang

Áo tà nguyệt bạch

Ôm nghiêng cặp sách

Vai nhỏ tóc dài



Anh đi theo hoài

Gót giầy thầm lặng



Ðường chiều úa nắng

Mưa nhẹ bâng khuâng



Em tan trường về

Cuối đường mây đỏ

Anh tìm theo Ngọ

Dáng lau lách buồn



Tay nụ hoa thuôn

Vương bờ tóc suối



Tìm lời mở nói

Lòng sao ngập ngừng

Lòng sao rưng rưng

Như trời mây ngợp



Hôm sau vào lớp

Nhìn em ngại ngần



Em tan trường về

Ðường mưa nho nhỏ

Trao vội chùm hoa

Ép vào cuối vở



Thương ơi vạn thuở

Biết nói chi nguôi

Em mỉm môi cười

Anh mang nỗi nhớ



Hè sang phượng nở

Rồi chẳng gặp nhau



Ôi mối tình đầu

Như đi trên cát

Bước nhẹ mà sâu

Mà cũng nhòa mau



Tưởng đã phai màu

Ðường chiều hoa cỏ

Mười năm rồi Ngọ

Tình cờ qua đây

Cây xưa vẫn gầy

Phơi nghiêng ráng đỏ

Áo em ngày nọ

Phai nhạt mấy màu?



Chân theo tìm nhau

Còn là vang vọng

Ðời như biển động

Xóa dấu ngày qua



Tay ngắt chùm hoa

Mà thương mà nhớ



Phố ơi muôn thuở

Giữ vết chân tình



Tìm xưa quẩn quanh

Ai mang bụi đỏ



Dáng em nho nhỏ

Trong cõi xa vời



Tình ơi tình ơi!
yuyu
QUOTE
Thơ của Phạm Thiên Thư "máu" hơn, phê hơn Nguyễn Du .


Thơ " máu " hơn là " phê" hơn ư ?
Đúng Phạm Thiên Thư có mấy bài thơ ngắn post sau khá hay . Nhưng bài Đọan Trường Vô Thanh trở thành dở, mặc dù có những câu hay vì thơ quí ở tinh không quí ở đa . Thơ cũng như Họa phải biết dừng đúng lúc. Thơ cũng như Họa không hay ở chỗ biết Thêm vào làm sao mà Hay ở chỗ biết Bớt đi như thế nào . Túm lại Thơ nghĩ là sự chắt lọc , kiệm nhời , nén ý tối đa để nó bật lên , bùng lên những lung linh thẩm mỹ khác thường .
Đọan Trường Tân Thanh của Nguyễn Du là trường hợp khác, nó là một dạng tiểu thuyết bằng thơ, nó có thể dài, có thể kể lể, miễn là phải chau chuốt cho ngôn từ thật đẹp ....
Nhưng Phạm Kim Thư bắt chước một cách rất vô duyên . Bản thân việc nhại tên gọi tác phẩm đã cho thấy tính nhố nhăng và rất mauvais goût của tác giả rồi, trừ phi ông ta muôn làm thơ chuôi, thơ trào phúng ....còn nói chung việc bắt chước nhại theo một kiệt tác khác đã cho thấy tác giả không có phẩm chất nghệ sĩ mà chỉ là một anh thợ thơ đẽo gọt chữ nghĩa tuy có vẻ sành sỏi nhưng đọc nó lên ta có cảm giác giống như xem đồ cổ dởm, đồ hongkong bóng bảy, hào nhóang, nhưng nó không có cái đằm thắm, chân chất, sâu thẳm của đồ cổ thứ thiệt ....có lẽ chính vì thế mà nó gây cảm giác "phê " ở những người không sành đồ thiệt chăng ??......Bài trường thiên đó, lẽ ra tác giả có thể ngắt ra thành hàng chục , thậm chí hàng trăm bài thơ , câu thơ hay , nhưng đem kể lể dài lòng thòng đã làm nó trở thành mệt mỏi, đè chết những con chữ đôi lúc lấp lánh loé lên và rút cục làm hỏng cả bài thơ ....
mưa
Hi hi, tặng các bác một đoạn trích chương 25 Tuổi 20 yêu dấu của bác Thiệp:


- Thế ông nghĩ thế nào là nhà thơ?

- Có ba loại - Bố tôi đáp - Loại một là các thiên thần. Họ vụt đến vụt đi và để lại những bài thơ, những câu thơ thiên thần. “Nhưng chưa chi chiều đã tắt”. Trong đời người, ai cũng có một giai đoạn thiên thần. Đấy là khi người ta trẻ trung, là trai tân. Khi ấy, những câu thơ vụt đến như những bổng lộc thần linh.

- Còn loại hai?

- Là thơ của những người khởi nghĩa, của lửa, của những nhà cách mạng xã hội. Khởi nghĩa với cả tình yêu, với đàn bà, với cái ác, cái tẻ nhạt, tầm thường, dung tục... với khá nhiều thứ - để biểu dương cái chí. Đó là “thi ngôn chí”: làm thơ để nói cái chí của mình. Đa số là chí tình, chí nghĩa, chí thanh cao. Những nhà cách mạng xã hội, những anh hùng đa số đều là nhà thơ.

- Còn loại ba?

- Loại ba không nói làm gì, nó viển vông, suy đồi, điếm đàng, đểu, say rượu, đa dâm, hạ lưu.

Bác Ngọc lại hỏi:

- Thế thơ là gì?

Bố tôi đáp:

- Thơ là mẹ của mọi thể loại văn học, thậm chí là mẹ của mọi hình thức sáng tạo: của chính trị, của toán, của nấu ăn, của hội họa, của “mốt”, của rất nhiều thứ. Người nào không thơ giống như một kẻ mồ côi: “mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”.

- Con người trông cậy được gì vào thơ?

- Tùy! - Bố tôi nói – Thơ không bao giờ là một sự nghiệp. Mẹ không bao giờ là một sự nghiệp của con.


Còn đây là phần CHÚ GIẢI của chương 25 (nếu bác nào đọc mà ko hiểu đoạn trên):

42. Nhan Như Ngọc: mặt như ngọc. Nhan không phải là một họ phổ biến ở Việt Nam. Có thể ông nhà thơ này họ khác (họ Đồng, họ Cù) nhưng ông ta đổi là họ Nhan. Thường người Việt Nam đổi tên chứ không đổi họ, nhưng do ngông nên ông nhà thơ lại đi đổi họ chứ không đổi tên! Đoạn đối thoại về sau đã được viết lại thành lời tựa cho tập thơ của Nhan Như Ngọc. Nguyên văn lời tựa như sau:

“ Tôi (tức tác giả) đã có lúc cho thơ là mẹ của mọi thể loại văn học, thậm chí là mẹ của mọi hình thức sáng tạo (của chính trị, của toán, của kiến trúc, của nấu ăn, của hội họa, của “mốt”...) Người nào không thơ khác nào một kẻ mồ côi. “Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”.

Con người vô ơn (con người bao giờ cũng vô ơn) thường rất bạc với mẹ. Có ai ghi nhớ việc mẹ sinh hạ, mẹ bú mớm, mẹ giặt giũ, mẹ đính cho chiếc khuy trên áo... Thơ thường không bao giờ là một sự nghiệp. Mẹ không bao giờ là một sự nghiệp của con.

Thơ là một thể loại văn học cổ điển nhất, xưa nhất. Thơ hình như là một thể loại khó nhất trong các thể loại văn học. Về hình thức, thơ có lẽ là một thể loại “loạn luân” nhất.

Có mấy loại người làm thơ?

Loại một chắc chắn là các thiên thần. Họ vụt đến, vụt đi và để lại những câu thơ thiên thần. “Nhưng chưa chi chiều đã tắt”. Trong đời mỗi người cũng có những giai đoạn, những khoảnh khắc thiên thần. Đấy là những người thơ trẻ trung, những trai tân. Khi ấy những bài thơ, những câu thơ hiện lên như những bổng lộc của thần linh. (Vậy sao không phải gái tân? Gái tân thì thơ làm gì? Đừng lầm với vật hiến tế!).

Loại hai là thơ của những người khởi nghĩa, của lửa, của những nhà cách mạng xã hội “Bay thẳng tới muôn trùng Tiêu Hán / Phá vòng vây bạn với Kim Ô / Giang sơn khách diệc tri hồ”… Khởi nghĩa với cả tình yêu, với đàn bà, với cái ác, cái tẻ nhạt, cái tầm thường, cái dung tục... với khá nhiều thứ, để biểu dương cái “chí”: “thi ngôn chí” (thơ để nói chí).

Ngoài loại một, loại hai là gì? Là loại ba: là phản thơ, là vi khuẩn, là mầm thơ, là “những tìm tòi”, đa phần viển vông, suy đồi, điếm đàng, đểu, say rượu, đa dâm, hạ lưu.

Vượt lên trên là triết học, vượt lên thơ là triết học. Tư tưởng là thơ “bay lên”.

Nhan Như Ngọc là ai? Nhan Như Ngọc là một nhà thơ loại hai theo cách phân loại như trên. Tiếc thay, đấy không phải là thiên thần, chỉ là một người khởi nghĩa. Đấy là một người có những tình cảm ngẩn ngơ, ngây ngất, dại khờ. Đấy là một kẻ chí tình.

Thơ Nhan Như Ngọc cũng hay.”


Cám ơn bác Thiệp, quảng cáo Tuổi 20 yêu dấu cho bác read.gif
Pages: 1, 2, 3
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.