Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Chẳng Ai Hiểu Cóc Khô Gì !
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3
yuyu
Trích :

TUỔI HAI MƯ I YÊU DẤU

NGUYỄN HUY THIỆP

user posted image

CHƯ NG 1
Chẳng ai hiểu cóc khô gì !


Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu
Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa
Gọi tên là một hai ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm…
Bùi Giáng

- Xin lỗi, anh không có tâm trạng tốt lắm.
- Thì anh có bao giờ có tâm trạng tốt đâu!
Trao đổi bạn bè



Tôi là Khuê. Năm nay tôi 20 tuổi. Tôi muốn nói với các người rằng chẳng ai hiểu cóc khô gì.

Ví dụ như gia đình tôi. Tôi có bố mẹ và một thằng anh trai ngu hết chỗ nói. Bố mẹ tôi không ngu, họ chỉ là những ông bố bà mẹ bình thường, thậm chí thành đạt trong xã hội. Hãy nghe mẹ tôi nói với bố tôi: “Anh ăn đi, anh phải ăn khỏe vào mới được. Anh ăn quả trứng vịt lộn này nhé! Uống cả sữa nữa”. Bố tôi nằm trên đivăng, lim dim mắt. Tôi rất ghét cung cách ấy của ông. Nếu mẹ tôi đi vắng, có khách đến (nhất là khách nữ) ông ta trở nên nhanh nhẹn như một con báo. Có lẽ bố tôi là một người rất thạo đàn bà. Tôi đã thấy nhiều cô thút thít khóc khi nói chuyện với ông. Lúc ấy ông lại vỗ về họ với vẻ từng trải: “Không sao… không sao! Đời ấy mà… cuộc sống là thế…”. Sau đó ông lấy ví ra cho họ tiền, ông giúi vào tay họ và vị khách trứ danh kia nín bặt. Giời ạ, thế mà với tôi ông rất bủn xỉn. Tôi không có một đôi giày nào tử tế, còn áo với quần thì toàn là thứ tầm tầm! Từ bản năng, tôi ngấm ngầm căm ghét gia đình tôi thậm tệ. Sự từng trải, hiểu biết của bố tôi… sự chu đáo tận tụy của mẹ tôi… sự lên mặt đạo đức khôn ngoan của thằng anh tôi… Tất cả những điều như thế khiến tôi lộn mửa. Tôi là cái gì ở cái nhà này? Tôi mãi mãi không bao giờ được như họ. Tôi là con gián, là con kiến, là con số không. Chẳng ai hiểu cóc khô gì về tôi.


Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Ví dụ như ở trường học. Tôi ngạc nhiên vì tại sao người ta lại đi nhồi nhét hàng mớ kiến thức chữ nghĩa như thế vào đầu bọn trẻ bao nhiêu năm trời? Tôi công nhận những kiến thức tiểu học là có lý. Những thày cô giáo thật ra thày cô giáo! Họ đúng là những bậc thánh, mặc dầu các thày cô giáo tiểu học ở đâu cũng vậy, họ đều có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác và bẩn thỉu. Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vứt đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội ở trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm cho toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh. Tất cả những thanh niên thành đạt của nền giáo dục đó đểu là những tên lưu manh một trăm phần trăm, tôi xin thề như vậy!


Ký ức đẹp đẽ nhất của tôi về nhà trường (và của tất cả những ai lương thiện thực sự) – tôi xin thề như vậy, chỉ là ở việc dạy đọc, dạy viết, dạy cộng trừ nhân chia… thấp thoáng với mấy bóng hình thày cô thảm hại. Tôi đã đọc ở đâu đấy một bài thơ viết về họ, câu chữ ở trong bài thơ thì không ra gì nhưng tình cảm của người viết khiến tôi xúc động:


Người ta phải cám ơn anh, người thày giáo nông thôn
Anh là người khai hóa vĩ đại của nhân dân tôi
Đây mới là kiến thức tinh khiết
Cho dù nó vừa thô sơ, vừa sai lầm, lại ấu trĩ nữa
Nó là a, b, c
i anh giáo làng!
Anh phải làm việc với lũ ranh con thò lò mũi
Chúng không biết thế nào là tay phải, tay trái
Anh sẽ dạy chúng, phải không, sẽ dạy chúng:
Tay phải thì giương cao, còn tay trái đặt lên trái tim
Anh sẽ dạy chúng, phải không, sẽ dạy chúng:
Mẹ thì không bao giờ được quên
Phía trước là chân lý
Rất có thể có nạn hồng thủy
Mà ngoài trái đất là thiên hà
Chữ đầu tiên là chữ a…



Tôi căm ghét “nền giáo dục cao cấp”, mặc dầu tôi đang là sinh viên năm thứ hai đại học. Trừ một số đứa ở thành thị (trong đó có tôi) còn hầu hết đều ở nông thôn ra. Chúng đều như những cô chiêu, cậu ấm. Bọn này ăn diện, cố học đòi cung cách thành phố bằng những đồng tiền còm cõi mà bố mẹ chúng tằn tiện gửi ra. Tôi thấy chúng lố bịch không tưởng được. Tất cả sự chăm chỉ đèn sách của chúng đều giả tạo, không đứa nào dám nhận rằng những thứ kiến thức được học đều đáng vứt đi, không vứt đi trước thì rồi sau này cũng vứt. Tóm lại, chẳng ra cứt chó gì!


Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Ví dụ như khi ta mở tivi. Người ta đang truyền hình trực tiếp phiên họp Quốc hội. Các nghị sĩ ngủ gật. Người ta cãi nhau về mấy chữ trong điều luật. Lúng túng kinh khủng. Tôi thấy rõ người ta lúng túng trong việc điều hành đất nước. Nhân dân đang lầm lẫn thảm hại, họ đặt niềm tin của họ vào một lũ người thối tha, dốt đặc. Đáng lẽ ra phải kín nhẹm đi (cái lũ phường tuồng ấy) thì họ lại chường mặt ra ở trên tivi chơi trò “dân chủ”. Nhân dân không cần dân chủ, họ cũng chẳng ưa gì độc tài, ai cai trị cũng thế thôi nhưng điều cơ bản là họ được sống yên ổn, no ấm.


Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Tôi muốn gào toáng lên như vậy. Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy!


© Nguyễn Huy Thiệp
Ubu
Cái này là ông Thiệp viết ấy ạ? Thật kinh ngạc nếu đúng như thế. hypocrite.gif
Toanli
Cho tới hôm nay nhiều mạng đã đi tiểu thuyết này của NHT.
Tờ Hợp Lưư tại Mỹ số gần đây có in vài chương của NHT và kèm theo bài viết khen nức nở của bà Liễu Trương, rằng Tuổi hai mươi yêu dấu của Nguyễn huy Thiệp hay là một giải thóat cho con người. laugh1.gif
Máy của tớ vừa bị Vi Ru s, như các bạn, đã biết nên ko còn cuốn này nữa. Tớ nhờ cô bạn "già" FR gửi cho nếu sợ ko dám đi.
CHúng ta nên mở một cuộc tranh luận về tiểu thuyết này, trong hạn hẹp câu lạc bộ VNE này. Bởi qua đây có thể nhiều người sẽ vỡ ra nhiều điều về tiểu thuyết và cói nhiều góc chiếu về văn chương NHT.
Đề nghi sẽ đi từng chương và mở một Topic để bàn bạc nghiêm túc.
Bà chủ mới xinh đẹp của quán văn chương này , con chim Hải Yến ko biết có muốn hót lên ko? NHững tay bạo miệng, hay quyết đóan như chú Yuyu và bác phó mộc thường dân cùng cô như Mưa, Lan Anh Hà Nội....CHíp hôi stretcher.gif và anh hùng tứ xứ thử vào cuộc này xem sao?
Vấn đề NHT là một vấn đề rất đáng bàn. Nhất là mỗi một thế hệ có những góc chiếu khác nhau...
Anh nói nhẹ ở đây, là chú Ubu đúng là "kinh" tới mức hạ mấy dòng trên ử?
Về chưong này, mà chú YuYu đưa lên là chương dở nhất của tập.
Theo anh nó như một bài báo phản ảnh nhận thức của nhân vật. Về chất lượng thì kém phương pháp luận hơn những bài veff giáo dục của trần mạnh Hảo.
Về Văn Học thì nó giả. Một thằng nhãi đang học đại học phát biểu hệt như một lão Trần Mjanh Hảo đã quá ngũ thập nhi tri thiên mệnh.
Văn chương có quyền đưa ra những tư tưởng dứoi những hình tượng nghệ thuật. Và có khi nếu giỏi chỉ cần một câu, thậm chí một từ nó còn mang sức mạnh tố cáo hơn cả một bài báo dài.
NHT là con chim đầu đàn của những năm 87 tới 95 trong nền văn học đương đại VN ở thể tài truyện ngắn.
NHưng ở tiểu thuyết này NHT bộc lộ tất cả những ưư và khuyết và khuyết nhiều hơn là tổ chức tác phẩm ở dạnh thức tiểu thuyết bởi ông mang hành trang cũ sang một lĩnh vực mới dfafi hơi đòi hỏi những thủ pháp khác truyện ngắn...
Từ xưa tới nay, về bản chất văn chương đa số không tách rời chính trị. Nếu nó không phản ánh thời cuộc thì nó cũng hàm chứa tư tưởng nào đó của tác giả về nhiều mặt của đời sống con người, những môi squan hệ của nó tự thân và cả với vũ trụ.
Nhưng một tác phẩm văn chương khác những trứoc tác của các nhà chính trị. Khác các công trình của các nhà triết học. Thậm chí ngay trong cùng dòng Nghệ Thụât mỗi lọai hình nghệ thụât có tiếng nói, ngôn ngữ biểu đạt riêng của nó. Đấy chính là hình thái thể hiện....
Gần đây nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên có đánh giá tiểu thuyết này của NHT là buớc lùi của NHT. Nhà phê bình Nguyễn hòa đánh giá thậm tệ hơn. Ông sẽ công bố gần đây trong bài tiểu luận Văn học VN 2003.
Là người rất yêu văn học và muốn xây dựng VNE tôi đề nghị chúng ta mở một cuồc trao đổi về tiểu thuyết này.
Đề nghỉ các bài viết về một tác phẩm (của một tac giả có tiếng và đáng kính trọng)
khi đưa ra ý kiến có dần chứng cụ thể để bạn đọc được tường
NVT
Question
Thấy bạn Toanli hô hào anh hùng tứ xứ mấy hôm nay mà vẫn chửa thấy ai trả tham gia, kể ra diễn đàn cũng buồn nhỉ?

Nói gần nói xa, thôi thì nói toạc, đọc NHT những truyện ngắn trước kia, thì thấy nể ông.

Gần đây, phong độ có sa sút, âu cũng là truyện thường tình. Người lên, người xuống, của cải lên, của cải xuống, sức khoẻ lên (x), viết lên tay ( thăng hoa- hoặc x) ... thường tình của thường tình.

Tuy nhiên, chỉ vì một số người coi thường nhà văn, cứ tưởng nahf văn ko viết được tiểu thuyết, thì ông tung tiểu thuyết ra cho biết tay- đã thế lại còn tiểu thuyết về tuổi trẻ nhá , lại còn nóng hôi hổi đi thẳng vào vấn đề không cần dầu giếm che đậy, ừ thì thằng con bị nghiện hút, đi đảo Cát Bà vật lộn trông nom con rồi bức xúc thì viết cho biết khả năng của mình và biết người nữa...

Tiểu thuyết chương hồi như một cuộc hành trình đi tìm... chắc chắn ko phải đi tìm thời gian đã mất rồi, xem nào-- à, hình như nó cũng hơi hơi như cuốn Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, nhưng kém xa. Rất tiếc là phải nói như vậy.


Không để ai nghĩ mình chỉ là Vang Bóng Một Thời, NHT viết một số, như tiểu luận mini, bình thơ, và dĩ nhiên, cả lăng xê thơ một số người nữa . Ấy là theo cách nghĩ thiển cận của một số độc giả đặc biệt, nghĩa là cứ thấy người nào giới thiệu bình phẩm là lại nghĩ họ ăn gì đó rồi lăng xê nhau, chán vật... Thích cái gì đóthì viết, điều đó vừa đơn giản vừa khó..

Quay trở lại bài viết của bạn toanli

Thế bây giờ ý của bạn là thế nào nhỉ?

Có phải là nói để mọi người công nhận TT của NHT là dở không ? Hay thế nào? Để làm gì? Có ích lợi gì cho nền văn học Việt nam hay không?

Còn dĩ nhiên, đối với một người đọc đã quen thuộc với truyện ngắn của NHthieep, đang mong đợi một sáng tác có gì đó mới mẻ, kỳ vọng vào một tác phẩm của một nhà văn cực kỳ tên tuổi, và có nhiều cái đào ra tiền vì cái tên tuổi của mình, mà bây giờ Tuổi 20 iu dấu lại chả như ai đó mong đợi, thì tâm lý thất vọng là điều quá bình thường.

Hơn nữa, dạo này, NHThiep có những phát ngôn hơi hơi chối, ( cái này là tính tự ... cá nhân) mà làm cho nhiều người đọc thấy hơi hơi buồn cười, và cũng tự cười chả hiểu dạo này ông đâm ra mắc cái tính nực cười ấy... Nhưng mà lại nghĩ, thôi, đó cũng là cố gắng hết mình của ông ấy rồi, còn thành công hay không, thì có lẽ do cái Thời....
Isu
Nếu chỉ có một chương này, nó sẽ giống với những truyện em đọc hàng tuần trên các báo. Nếu viết về cái tôi của tuổi 20 en nghĩ rằng một cậu con zai mới lớn tự viết về mình có lẽ sẽ thật hơn. Cái tôi vùng vằng, vung vẩy, coi mình là số không nhưng thực ra muốn mình là nhất.
TanNg
QUOTE(Question @ Dec 3 2003, 09:59 PM)

Không để ai nghĩ mình chỉ là Vang Bóng Một Thời, NHT viết một số, như tiểu luận mini, bình thơ, và dĩ nhiên, cả lăng xê thơ một số người nữa . Ấy là theo cách nghĩ thiển cận của một số độc giả đặc biệt, nghĩa là cứ thấy người nào giới thiệu bình phẩm là lại nghĩ họ ăn gì đó rồi lăng xê nhau, chán vật... Thích cái gì đóthì viết, điều đó vừa đơn giản vừa khó..

Hơn nữa, dạo này, NHThiep có những phát ngôn hơi hơi chối, ( cái này là tính tự ... cá nhân) mà làm cho nhiều người đọc thấy hơi hơi buồn cười, và cũng tự cười chả hiểu dạo này ông đâm ra mắc cái tính nực cười ấy... Nhưng mà lại nghĩ, thôi, đó cũng là cố gắng hết mình của ông ấy rồi, còn thành công hay không, thì có lẽ do cái Thời....

Ý của "bạn" Toanli thế nào tớ không rõ, chứ ý của tớ thì thế này.

1. "Bạn" Toanli bạn ấy cũng phải trên 50 tuổi rồi, nên "bạn" Question nên theo phép lịch sự tối thiểu mà không xưng hô "bạn tớ". Nếu không "bác em" thì cũng ít nhất "bác tôi" cho lịch sự.

2. Thấy Question có rất nhiều nhận xét rất "nặng nề" về NHT nhưng lại không thấy đưa dẫn chứng gì cụ thể. Theo tôi nói gì thì cũng nên có tí dẫn chứng, chứ cứ phán như thánh tướng như thế thì khó nghe lắm.
Toanli
Xe Ta(ng thân mến,
-Ở đây nhiều người biết mình lớn tuổi, nhưng có nhiều người cũng ko biết. Ai lại ngờ có một lão nhà văn gần sasu chục tuổi lên đây chơi như lớp trẻ!!!??? hypocrite.gif
Khi chưa tường , ngôn ngữ mạng: bạn, tớ , tớ tôi ...cũng được. Ko nên quá câu nệ và đừng trách vội người ta. Cái quan trọng là thái độ khi các thành viên trao đổi với nhau, đối thọai cơ.
- Ý Tỏan li thế nào? Xin trả lời ngay từ chương đầu sau khi đọc mấy lời của gã Ubu là mình đã có ý kiến rồi. Nhưng mình muốn lắng nghe thêm nhiều tầng lớp bạn đọc không trong giới văn chuơng nhận xét cuốn sách này. Và cũng là dịp chúng ta biểu lộ mỗi quan sát cá nhân truớc một tác phẩm văn học.
-Về ý kiến : trao đổi thế này có góp phần gì cho văn học VN không? Theo mình thì ko nên tham vọng như vậy. Kể cả ở đây nếu nhiều người có đào tạo bài bản về văn chương tham gia.( Nếu). Bởi đây là một câu lạc bộ, một nhóm có tính vui vẻ là chính, chỉ từ đây có thể bổ xung cho những thiếu hụt nếu có trong nhóm nhỏ tại đây...Tác động vào Văn học VN?...đề cập như vậy hơi lớn chữ quá.
Còn nếu muốn để chính NHT nghe chúng ta nói, thì bạn trẻ nào đó hãy nghiêm túc suy nghĩ và viết thành tác phẩm cẩn thận, khen hay chế và gửi báo văn học ở nuớc nhà.
Thân mến
Yến xào
Hồi em học lớp 12(ban A) có học môn ngữ pháp cũng khá thú vị ,toàn học mấy chiêu như câu đơn đặc biệt ,câu ghép câu gũng .
Hôm nọ ,có một đoạn ví dụ ,hình như của cụ Vũ Trọng Phụng cụ Nguyễn Công Hoan hay gì đó em không nhớ ,đại loại như là
"Mưa .Gió .Giông............."
Đại loại là 1 câu gồm 2 đến 3 chữ .Có một thằng nó ngồi dưới và bảo rằng :
- Thưa cô ,theo em những câu trên quá tệ .Em viết cũng được .Nhưng nếu em viết thì cô cho em 1 điểm .Nhưng nếu mấy ông nhà văn có tiếng viết ,cô bảo là hay và chúng ta phải ngồi phân tích xem nó độc đáo và tuyệt diệu thế nào "
(Cô giáo giận tái mặt)
Thằng cha đó chính là Yến xào nhà em leuleu.gif
Trở lại với truyện của bác Thiệp .
Từ lâu trên báo đài đã to tiếng thông báo về sự xuất bản của "Tuổi hai mươi yêu dấu ,hình như khá dài ,cỡ tiểu thuyết .
Một hôm đang lang thang ,em search 1 quả và vào ngay 1 trang (tạm thời gọi là phản động w00t.gif ) và thấy họ đăng cái chương 1-4 của " Tuổi hai mươi yêu dấu "
Em đọc qua chương 1 và hơi choáng ,bụng nghĩ thầm : thế mà cũng khen là hay cho được ,có phải mấy anh khen hay là mấy anh dính líu đến chính trị chính em không ?
Bây giờ không nói đến chính trị .Chỉ xin nói đến cái tiêu đề và tương quan giữa nội dung của chương 1 .
Trong Thi nhân Việt Nam ,Hoài Thanh có phân biệt "tuổi hai mươi " với "hai mươi tuổi " khi bình về mấy bài thơ của một thi sĩ tên Huy .Tại em đọc quá lâu rồi nên không nhớ ,hình như là bài "Em đương thêu" .
Gã Khuê trong "Tuổi hai mươi yêu dấu " đúng là 20 tuổi ,hắn khẳng định ngay từ đầu .Nhưng hắn có tuổi hai mươi như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói không ? Và nếu có ,hắn có yêu dấu cái tuổi thanh xuân đó không ?
Hắn 20 tuổi nhưng không hề tuổi hai mươi .Tuổi hai mươi không có những cay nghiệt ,những chì chiết khi nhìn cuộc đời .Người ta khó mà đặt từ "ngu " cho tất cả mọi người mọi vật khi họ đang tuổi hai mươi .Thế mà trong con mắt thằng Khuê :,chính trong gia đình hắn đã toàn một lũ ngu
"Tôi có bố mẹ và một thằng anh trai ngu hết chỗ nói."
Trường học toàn một lũ ngu :
"Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vứt đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội ở trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm cho toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh"
Chính quyền còn ngu hơn
" Người ta đang truyền hình trực tiếp phiên họp Quốc hội. Các nghị sĩ ngủ gật. Người ta cãi nhau về mấy chữ trong điều luật. Lúng túng kinh khủng. Tôi thấy rõ người ta lúng túng trong việc điều hành đất nước. Nhân dân đang lầm lẫn thảm hại, họ đặt niềm tin của họ vào một lũ người thối tha, dốt đặc"

Những điều mà Nguyễn Huy Thiệp viết có thể đúng ,nhưng chắc chắn không phải từ thằng Khuê ,một thằng tuổi hai mươi .
Tuổi hai mươi của hắn không hề có đàn bà .Không một bóng hình những người con gái .Hắn nhìn những cô gái với đôi mắt cay độc và nguyền rủa (chương 2 )

Hắn không phải là thằng Khuê ,một thằng tuổi hai mươi ,hắn là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ,một con người đã sống qua hai mươi tuổi một lần .Nguyễn Huy Thiệp ,một con người không còn là thanh xuân ,không là 20 tuổi nữa ,cũng chẳng còn tuổi hai mươi .Và nhà văn ,đội lốt một kẻ thanh niên để kể về tuổi hai mươi của
hắn.Đó là giọng của một ông già ,sau khi đã chán nản ,đã hiểu đời ,đã có thể chê tất cả là ngu ,thối tha dốt đặc .

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp biết rõ "tuổi hai mươi " và "hai mươi tuổi" là gì .Ai có dịp gặp bác ,xin hãy nói có thằng Yến Thanh bảo bác nên thay tiêu đề của tiểu thuyết thành "Hai mươi tuổi yêu dấu " thay vì "Tuổi hai mươi yêu dấu "
Yến xào
Gửi bác Toanly : Cháu đã gửi truyện cho bác .Bác xem giùm cháu với ạ
yuyu
Anh thấy chú Yến Thanh suy nghĩ thật thiển cận ( và nhiều người cũng có suy nghĩ này ) khi cho rằng nhân vật Khuê không phát ngôn đúng với khẩu khí của lứa tuổi 20 ? Đã đành, đó là suy nghĩ của Nguyễn Huy Thiệp, suy nghĩ của một người đã từng trải, đã qua tuổi tri thiên mệnh, nhưng những câu nói của Khuê đâu có gì là ông cụ non mà không có thể là phát ngôn của một chàng trai ở tuổi 20 ?
Này nhé, ở quê chú đã từng có một chàng trai năm 20 tuổi đã biết xuất dương để tìm xem "đằng sau những mỹ từ Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái là cái gì ? "....
Nhưng thôi, những đầu óc tầm cỡ vĩ nhân như thế ta không dám bì.
Hãy nghe một nhà thơ " con chim đầu đàn của dòng thơ cách mạng Việt Nam " viết năm 20 tuổi (1940)
Từ thủa ấy quăng thân vào gió bụi
Đến hôm nay cái chết đã kề bên
Đến hôm nay kiệt sức tôi nằm rên
Trên ván lạnh không mảnh mền manh chiếu.
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đầy
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa.....

Bao khổ ấy thôi cần chi nói nữa
Ban đời ơi ta đã hiểu nhau rồi
Nếu mai đây có chết một thân tôi
...20 tuổi tim đang dào dạt máu
20 tuổi hồn quay trong gió bão
Gân đang săn và thớ thịt căng da
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa ....

" Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ ..."

Tuy thế cũng chưa bằng Lý Tự Trọng - chàng thanh niên đầu tiên của thanh niên cách mạng Việt Nam - ngay năm 18 tuổi ( 1931) đã khảng khái tuyên bố một danh ngôn cho thanh niên mọi thời đại :

" Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng ! ".

Cũng vậy, nhạc sĩ Văn Cao năm 18 tuổi ( 1944) đã sáng tác bài Tiến Quân Ca bất hủ " Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc ....."

Nhà thơ Chế Lan Viên năm 17 tuổi ( 1939) đã viết những câu suy tư về ý nghĩa của cuộc đời, bi quan đầy chất triết lý của Schopenhauer :

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu ?
Mong chi xuân lại chỉ thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa Khổ Đau ...

Và còn biết bao nhiêu thanh niên ở lứa tuổi này có khẩu khi như vậy, kể không xiết ..
Thế đấy, ở lứa tuổi 20 ai bảo thanh niên không có những suy nghĩ và những phát ngôn chín chắn, già dặn, thậm chí sâu sắc ?
Nói như cậu Khuê trong truyện của NHT đâu có gì là cụ non ?

Cũng vào năm 1942- cái năm nước sôi lửa bỏng - nhà thơ Sóng Hồng viết :
....Nếu thi sĩ vùi đầu mài miệt tả
Cặp tuyết lê hồi hộp trước tình yêu
Cho cuộc đời là mộng ảo cao siêu
Chỉ đắm đuối ở thuơng hoa và tiếc ngọc...
Thì bạn hỡi, một thi sĩ như rứa
Chỉ là tai ương chướng họa của nhân quần ...."

Nếu nói như Yến Thanh " Hắn 20 tuổi nhưng không hề tuổi hai mươi .Tuổi hai mươi không có những cay nghiệt ,những chì chiết khi nhìn cuộc đời " ..."Tuổi hai mươi của hắn không hề có đàn bà . Không một bóng hình những người con gái . Hắn nhìn những cô gái với đôi mắt cay độc và nguyền rủa... "
thì thanh niên thời nay là vậy ư ?
Nếu thế thì quá kém so với thế hệ cha ông.
20 tuổi đầu rồi mà chỉ biết về gái gú, quần áo, xe pháo, mốt nọ, mốt kia và tán tỉnh lăng nhăng, vớ vẩn thì quá kém so với thế hệ các cụ ngày xưa và đúng là "tai ương chướng hoạ của nhân quần " mất rồi ! sad1.gif
Thanh niên 20 tuổi là phải có lý tưởng.
Hoặc nếu không có nổi lý tưởng thì ít ra cũng phải có chí khí nam nhi đại trượng phu " Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng ", thế mới đúng là tuổi 20, nếu không vẫn chỉ là thằng cu, trẻ con lớn tuổi mà thôi.
Vậy thì giọng cậu Khuê có phải là ông cụ non không , khi phát biểu những câu như thế ? Anh nghĩ hoàn toàn Không.
Khuê hoàn toàn có thể có những nhận xét như vậy, và điều đó cũng không có gì là ghê gớm cả....
yuyu
Trích từ Toanli:
QUOTE
Về Văn Học thì nó giả. Một thằng nhãi đang học đại học phát biểu hệt như một lão Trần Mạnh Hảo đã quá ngũ thập nhi tri thiên mệnh.


Thưa bác Toanli, đoạn post giả nhời chú Yến Thanh trên kia với một vài ví dụ sơ lược về khẩu khí của thanh niên Việt Nam lứa tuổi 20 chắc đã đủ bác bỏ luận điểm của bác rồi nhỉ ?
Em thấy các bác quá coi thường lứa tuổi 20 đấy. Tất nhiên có rất nhiều thanh niên ở lứa tuổi này còn đang bú tí mẹ, nhưng cũng có rất nhiều thanh niên khác đã là nhưng anh hùng đại trượng phu hoặc những trí thức, văn nghệ sĩ lớn, với những suy nghĩ và lời lẽ nhiều khi trở thành danh ngôn, vươt thời đại...
Vì thế, ai bảo là Nguyễn Huy Thiệp viết không thật ?
Toanli
Gửi YuYu,
Chưa đủ sức quật ngã ý kiến của tôi và đừng vội kết luận rằng như thế là tôi "coi thường lứa tuổi hai muơi." Đấy là một suy diễn có tính áp đặt, không dân chủ, ko thích hợp ở thế kỉ này.
Đi vào bài viết của YuYu.
Hai ví dụ của bạn đưa ra là hai nhân vật kiệt xuất của thế kỉ trứoc ở Việt nam. Chứ ở giai đọan ấy không phải đa số thanh niên tư duy như NAQ và Tố Hữu.
Khuê là một nhân vật tiểu thuyết. Một nhân vật hết sức bình thường như nhiều người khác. Thậm chí bình thường hơn. (Về đạo lí Việt Nam một nhân vật như Khuê coi bố chả ra gì, coi anh chả ra gì, dưới con mắt Khuê tất cả đều là Cứt -nói thoe ngôn ngữ của Thiệp- Vậy Khuê có phải là nhân vật của thời đại không? Một thanh niên bình thường như Khuê ở VN hiện tại liệu có phát biểu như Khuê không?)
Sự so sánh của YuYu từ Khuê với hai nhân vật kiệt xuất kia là một điều khập khiễng. So sánh như thế có độ vênh nào không?
Hãy để mọi người phát biểu đã chú ạ: Đừng vội chụp cho nhau cái mũ thế này thế khác khi họ khác ý kiến với mình. Tư duy ấqy ko phải là tư duy khoa học.

Nhân vật văn học phải mặc đúng với có cái áo của đó. Có nghĩa là về tâm lý và hành động - dầu là bịa hay thực từ ngòai đời vào- khi trên trang sách, trở thành một ẩn dụ văn học nó vẫn nó phải phù hợp với trình độ nhận thức về mặt tuổi tác thế hệ. Nếu có gì đặc biệt nổi trội, thì phải có nguyên nhân và pühải có động thái chuyển, chuẩn bị của tác giả. Như thế thì Khuê Đứng được.

Lớp lứa hôm nay không phải kém cha ông hôm qua. Có thể có những người ở xã hội có tư chất hơn hẳn hôm qua. Đại đa số thanh niên hôm nay, do nhiều nguyên nhân trình độ mọi mặt hơn ngày xưa, tính về mặt bằng chung của xã hội. Nhưng nếu YuYu lấy nhân vật văn học cụ thể ở đây là tên Khuê ra so sánh với hai nhân vật kiệt xuất của 50 năm về trứoc thì có phải là hiện tượng phổ biến không?

Nhân vật Khuê của NHT là nhân vật của Tuổi Hai Mươi. ( cái tên truyện của Thiệp cũng hàm chứa tính đại diện của nó rồi. )
Liệu những đứa con của Thiệp ngòai đời ra Cát Bà cai nghiện có tư duy như Khuê ở tiểu thuyết không hay là Thiệp nghĩ hộ chúng? Áp đặt tư duy chủ quan của nhà văn vào miệng những đứa trẻ lứa tuổi hai chục của hôm nay.

Nhân vật Khuê cụ thể ở đây, chúng ta hãy khảo sát nó! Khuê rất bình thường. Gã trẻ, lại bản năng như nhiều người. Thậm chí hơn mọi người vì Luôn luôn bị hòan cảnh chí phối. ...và cuối cùng sa vào nghiện ngập. Người bị hòan cảnh chi phối như vậy, bình thường như vậy, liệu có Kiệt Xuất như YuYu lý lẽ không?

NHT xây dựng Khuê phản ứng với xã hội gia đình quyết liệt " Rất Nguyễn Huy Thiệp"
nhưng về ứng sử tự thân trong quá trình sống - với tình huống đời, ở các chưong hồi khác thì hòan tòan bản năng. Vậy một thanh niên sống bản năng như thế, trong thế hệ Hai Mươi bây giờ có thể có tư duy như chuơng 1 không? Hay đó là tư duy của " Nỗi đau của một ngừoi cha" - như ý kiến bạn trẻ nào viết ở trên-mà biến thành một cậu Khuê hóa thân ở tuổi hai muơi. Logich về tuyến nhân vật như thế là giả hay thực. Sự chuẩn bị nhân vật nếu là từ sự thực vào tác phẩm như vậy thì thiếu và yếu, chính điều ấy để bạn đọc không tin là Khuê phát biếu như vậy?
Về thực tiễn và lí thuyết tôi chưa nói sự suy nghĩ của Khuê (Thiệp) sai hay đúng. Sẽ nói sau ở phầnn giá trị tư tửong của tác phẩm. Tôi chỉ muốn gợi ý với mọi bạn trẻ ở đây là Sự Thật có nằm trong sự thật nhân vật mà ông NHT xây dựng không? Đấy là khi cấu dựng nhân vật Khuê phát biểu suy nghĩ như vậy có Thật không?
Từ một đứa con của NHT ngòai đời biến thành một nhân vật tiểu thuyết. Nếu đa số mọi người ở đây đều nói: Vâng, hồi hai muơi tôi cũng tư duy về phương pháp như Khuê...thì tôi chịu YuYu đúng.

Cuối cùng là tôi muốn góp ý với YuYu về phương pháp tranh luận. Ko nên vội vã nói người mình muốn đối thọai : Anh thấy chú Yến Thanh suy nghĩ thật thiển cận
Hày bằng ví dụ cụ thể đưa ra để có cái tầng dấu dưới con chữ mà YuYu viết có cụm từ mang mệnh đề khẳng định: Suy nghĩ như vậy là thiển cận.

Tôi đồ rằng YuYu hôm nay còn rất trẻ, hình như cậu mới 19 tuổi, ở lứa tuổi hai muơi yêu dấu, chứ ko phải ở độ lứa Tam thập nhi lập hay là rưa rứa...sấp sỉ "tứ thập nhi tri bất hoặc" laugh1.gif
Toanli
To Yến Thanh:
Chú có viết rất cẩn thận nhận xét về bản dịch của Yến Thanh sau đó máy bị Vi rus và ngừoi bạn tới sửa tới đã cài ljai chưong trình và làm thế nào đó xóa sạch các chuơng trình của mình. Mất hết tài liệu.
Phiền YT gửi lại truyện đó để m,ình có tài liệu viết lại cho yến thanh thư trao đổi.
Thân mến.
ex
Hôm qua em đã đọc một lèo hết cả cuốn này và rất thất vọng. Đây là những điểm đập vào mắt em:
-Các dư liệu để viết chắc đều thật cả ( những chuyện thường gặp của thanh niên hư hỏng vẫn đăng đầy trên báo đài + chuyện của con trai nhà văn) nhưng nhân vật dựng lên không thuyết phục, không có sức sống.
-Rất nhiều những câu văn kiểu tuyên ngôn mà ý tứ lồ lộ nằm hết trên bề mặt câu chữ, thiếu hẳn sự lung linh cuốn hút đa tầng cùa ngôn ngữ văn học. Em cảm thấy (không biết nói thế này có nặng nề quá không) đó là sự giản lược do lười biếng khoác cái vỏ văn học hiện thực với ngôn ngữ trần trụi cho gần với đời sống.
-Cấu trúc tiểu thuyết mỏng và quá đơn giản, giống như văn phong của nó.
Khó tin là Khuê đại diện cho suy nghĩ của một thế hệ, nhưng ai bảo rằng tác phẩm này là tuyên ngôn của một thế hệ nào?
Cái tựa của nó? NHT có phát biểu gì không? Nếu ông muốn "bắt trẻ đồng xanh" thì ông ấy đã thất bại. Thế thôi.

Tuổi 20 mà em biết?
Tuổi 20 không tầm thường, nó có đổ vỡ, có chán chường, rất nhiều chán chường, do đó có nhiều suy tư cụ non , nhưng nó vẫn không (chưa) hết nồng nàn với cuộc sống, ngay cả khi chìm trong những nỗi tuyệt vọng ngắn ngủi, nó vẫn mơ mộng, vì nó vẫn đầy tin tưởng (hay ảo tưởng?) về sức trẻ và các cơ hội cuộc sống có thể mang lại cho nó.
Nhưng ngay cả tuổi 20 này có khi cũng chả phải là hình ảnh của một thế hệ, nó chỉ là một vài câu chuyện trong muôn vàn câu chuyện của tuổi 20, như câu chuyện của Khuê vậy.
Isu
Hì hì,
em thì không đọc hết, tuy nhiên có đọc lướt qua mấy chương, về căn bản thì em vẫn thấy giống các truyện em đọc trên báo hàng tuần.
Em ex chắc gần tuổi 20 hơn em, tuy nhiên nếu qua chương I, người ta cũng chưa thể nói gì nhiều về nhân vật chính. Khuê có thể coi là một nhân vật bình thường ở thành phố trong cái tuổi 20, học đại học, gia đình ổn, có hoài bão hoặc chả có chút hoài bão nào, việc chính thức vẫn là học và đừng làm gì khiến người khác phải suy nghĩ. 20 cũng có thể coi là cái tuổi người ta bắt đầu nhận ra được nhiều thứ, ví dụ như không phải mọi thứ đều dễ dàng, nói chính xác hơn cái của nợ gì làm cũng khó, nhưng lại tin là mình làm được tất cả mọi thứ. Cũng là cái tuổi người ta cần phải chọn, sau khi đã biết mọi việc đã khó và đôi khi mình không là gì hết, chọn xem tiếp tục nuôi hoài bão của mình hay là nhanh chóng hòa nhập vào thế giới mà họ coi là của người lớn. Hòa nhập theo cái kiểu Chúng ta chưa thể là người của Azit Nexin (hic, viết đúng ko bít), mẹ kiếp, đây là cái thế giới lộn tu, mọi việc đều xấu xa, theo cái kiểu mà có thể túm lấy bất cứ ai ở hàng nước chè ngoài vỉa hè, ở trong lớp, ở ngoài đường, lúc thì thào, lúc hét toáng lên sung sướng, mẹ, thối nát lắm rồi, cả xã hội đều là đồ bỏ đi. Tuổi 20 hầu như chưa biết rằng các tuổi lớn hơn có thể nói như thế, nhưng chỉ là một cách xả stress nhiều hơn là để khẳng định một lối sống, một phương cách hòa nhập, các tuổi lớn hơn cho dù có thể nói như thế, nhưng rồi lại có thể làm con ốc, có thể làm anh hùng, có thể thối nát, có thể đẹp đẽ vì cơm áo gạo tiền.
Cũng có thể chính dụng ý của tác giả muốn dựng lên câu chuyện như chính Khuê, không có sức sống thật sự, không thật thuyết phục vì chính tuổi 20 cũng đang thuyết phục mình xem nên sống thế nào, nói dài nói dai nói dại, xét cho cùng, em ứ thích chuyện này stupid.gif bangin.gif bangin.gif bangin.gif pirate.gif shuriken.gif laugh1.gif
ex
Em ex cũng ứ thích truyện này, hehe, em ex thích truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (tuổi lên 10 yêu dấu) hơn, thật là một giọng văn trong trẻo khác lạ tuy đôi khi hơi gồng lên với những bài học luân lý.
Chiều nay em ex như nhiều người tuổi 20 khác đang ngồi suy tư xem sắp tới nên làm gì với tuổi hơn 20 một tí của mình, định lên thư viện mượn cuốn sách của Octavio Paz để xem có gì hay thì đi học lý luận không thì trời mưa rất to. Sự kiện này có thể thay đổi toàn bộ cuộc đời em ex vì có thể ngày mai em ex sẽ mất hứng đọc sách thế rồi mãi mãi em ex sẽ không biết đến Paz cũng như các học thuyết to tát khác. Thay vào đó em ex ngồi xem phim Y tu mama tambien, đỏ mặt blushing.gif vì cái tuổi 20 yêu dấu phiên bản Mehico này, do đó rất có thể Octavio Paz chả có ý nghĩa gì nữa dry1.gif .
Toanli
Bàn thêm về nhân vật:
Hiện tượng thanh niên chán đời, đổ vỡ vì nhiều nguyên nhân dẫn tới nghiện ngập là hiện tượng có thực rất nhiều ngòai đời. Con đường dẫn tới hút hít và môi stuwowng quan sự phản ứng với xã hội với học đường với một thanh niên hút hít ko đơn giản như NHT đặt vấn đề.
Một tác phẩm văn học có thể bưng bê ngừoi thật, nguyên mẫu để bôi hồ phết nhựa tạo nên nhân vật trong tác phẩm là bình thường. Tác phẩm văn học sẽ lớn và đứng được nếu nhân vật sống động và qua nó hàm chứa tư tưởng của thời đại hoặc tinh thần nhân văn cao cả.
Đấy là điều ai cũng thừa nhận, trở thành lí luận có tính hàn lâm từ xưa tới nay.
Tôi có quen nhiều văn nghệ sỹ ở nhà rất đau khổ khi con cái họ sa vào vùnh phủ sóng của cơn lốc nghiện hút hiện nay. Chính bản thân tôi cũng có đứa con dượng bị nghiện hút một thời gian và vợ tôi rất đâu khổ. Họa sỹ Thành Chương có một đứa con trai duy nhất nghiện nặng cả chục năm nay cứ đi tù lại về , tốn nhiều tiền lắm của ông. Nhà văn Đặng Ái cũng có đứa trai duy nhất của vợ nghiện và sau đó cháu tự vẫn. Cái phố ở chợ giời của tôi ngắn hơn hai trăm buớc mà hơn chục gia đình có con nghiện ngập. Sự thực là con đường dẫn tới nghiện của tuổi trẻ hôm nay không chỉ từ sự phản ứng của nó với thời cuộc. Nó có thể mất đi chí hứong niềm tin ở cái gì đó mà trở thành nghiện hút. Nhưng văn học thường có thể lấy cái cớ để ẩn tàng một ý tứ tưtưởng nào đó, và nhà văn có quyền hư cấu nguồn gốc sự nghiện dù là thiểu số cho nên việc tạo nên nhân vật Khuê những xuất phát điểm của chi tiết nghiện, nỗi đe dọa lớn tổn thương nhiều người hiện nay như trường hợp NHT, cá nhân tôi cho là có thể được phép tổ chức như vậy cũng được.
Nhưng nhân vật khi cấu thành cho là như thế vẫn được, vẫn phải tuân thủ sự phát triển logich thông thường của đời sống. Tiểu thuyết của NHT THMYD không phải là dạng thức phi lý như Káp Ka. Nó ko phải có yếu tố Siêu Thực hoặc hoang tưởng như Mặc Ngôn hay Mác Két. Đọctoafn bộ tác phẩm thi pháp của NHT vẫn là dòng chảy của hiện thực phê phán. Do vậy việc xây dựng tâm lý và sự phát triên nhân vật phải phù hợp với logich của đời sống thực tại.
Câu chuyện của Khuê hòan tòan được Thiệp viết theo dòng chảy một chiều, dễ hiểu và đợn điệu. Các nhân vật đều là nhân vật phụ chạy xung quanh nhân vật chính tự chuyện. Nhân vật Khuê nhận xet rất tinh tế mọi người quanh mình. Tôi cảm giác nó sống đời sống của một cọn thú bị săn đuổi. Thay vì để nó bộc lộ phản ứng bằng hành vi hay lời nói thường thường đời thường thì NHT gắn vào mồm nó những suy tư của một người quá hiểu đời. Tường như biết hết biết trứoc tất cả theo một chủ quan ko phải của hắn. Những đọanvawn như chưong một, nhậ xét về cả nền giáo dục VN, quan sát từ phiên họp quốc hội để tải những ý kiến có tính phê phán tòan bộ xã hội đương thời tôi cho là ko phải của hắn ...Mộkt con người như Khuê ở xã hội ta đa số tinh quái theo dạnh mẹo vặt. Ứng đối rất nhanh với các hiện tượng quanh mình thường là mưu mô trí trá ghê gớm chứ ko phát triển tính cách nhu wmoojt nhà chính trị như vậy....
Trong tác phẩm này NHT vẫn giữ được một cấu thành Phong cách của ông trong thể lọai truyện ngắn , giọng rất NHT lạnh và sắc. Nhưng việc tung ra nhiều chiêu tuyên ngôn lộ liều không bao chứa hiofnh tượng văn học cần có đã tự giết nhân vật chính. Tại nên cái thân của tuổi hai mươi, cái mặt của Khuê nhưng cái miệng của NHT. Tác giả phát biểu thay cho nhân vật là điều kiêng kị nhất của văn học. Cho nên Khuê đã đổ.
Bộc lộ nhược điểm này bắt đầu không chỉ từ tiểu thuyết này. Bạn đọc đã quá nuông chiều ông, ưu ái ông ngay từ những năm 96 trở đi khi ông viết trong Thương Nhơ Đồng Quê một thằng trẻ trâu nhưng luôn triết lí như một Khổng tử. NHững bài thơ gắn với việc bắt ếch của cậu ta vừa mang dáng dấp của đồng gioa cổ nhưng hàm chứa dung lượng triết lý cuộc sống rất sâu sắc mà từ các tác phẩm trước như VànG Lửa, Kiếm Sắc, Phẩm Tiết NHT thể hiện sự chiêm nghiệ thông qua các hành động và lời thọai của các nhân vật Có Lý....Tôi cho là NHT đã chủ quan và tự tin quá mức nên viết THMYD nhân vật yếu non bấy như thế. Phải chăng đây là cái lỗi của cả bạn đọc suốt thập kỉ vừa qua.
Nói ngòai lề ngòai tác phẩn này của nhà văn Thiệp.
Chúng ta bàn ở đây cho vui mà thôi. Chứ ko nhằm mục đích to tát gì. Mà nếu lão Thiệp cóp mò vào đây đọc thì lão cũing ko h bgiaajn ai đâu. Vì chúng ta quại haqy khen đã ăn thua gì so với giới văn chuơng dành cho gã. Có khen thì lão vẫn vậy , mà có chế tiểu thuyết này thì những a sánh tạo và đóng góp vccura Thiệp ở mảng truyện ngắn vẫn sừng sữyng như dày thạch nhũ trên đỉnh tháp núi văn chuơng Việt nam...Cho nên đừng nên ai suy diễn gì và mạnh dạn chẻ hoe cjho vui cái mình nghĩ và đọc Thiệp ở tiểu thuyết này.
yuyu
Truyện của Thiệp thường hay gây tranh cãi, người bênh, kẻ chống. Chỉ riêng điều đó cũng đủ hay rồi. Văn nghệ nói chung là phải như thế mới hay, chứ nếu chẳng ai khen chê gì vì nó hòm hòm, phải đạo quá thì mới đáng chán.
Cũng vậy, truyện của Thiệp thường không được giới phụ nữ và một số giới đọc giả thích, vì do đặc điểm giới tính hoặc cái gu của họ.
Mình có cô bạn nhận xét về Thiệp rất đơn giản: " Văn ông Thiệp sao ác thế " ?
Có thể vì gu của cô này và của những người giống cô này, thích lối văn chải chuốt, bóng bảy, lãng đãng, sên sến, sền sệt hoặc phải giật gân, li kì, gây khóc, chọc cười chăng ?
Quả thực văn Thiệp luôn có cái chất cay nghiệt, sắc lạnh, độc địa, thô tục, trần truồng..... Nói như một nhà phê bình nào đó " Văn Thiệp như dao khía vào tim".....Nhưng chính qua những nhát dao sắc lạnh cứa vào những vết thương rớm máu, những ung nhọt hay những bộ phận nhảy cảm của một cơ thể bệnh hoạn, lại toát ra một chất nhân bản sâu sắc hiếm có .

Vì thế cái hay của nó chính là ở chỗ ấy. Và nếu bạn không đọc Thiệp với một con mắt thấu thị " ý tại ngôn ngoại" thì hầu như không bao giờ bạn có thể cảm được Thiệp.
Đằng sau đám mảnh chai sắc nhọn gai người là một tấm lòng nhân hậu, một cái nhìn ưu ái đối với kiếp nhân sinh với một thời đại đầy biến động, đểu cáng và đau khổ.
Nhân vật Khuê trong truyện này có thể suy nghĩ, nói năng như vậy không ? Người bảo có, kẻ bảo không. Điều đó không quan trọng. Vì thực ra ở đời, luôn có 2 hạng người. Có thể so với những thanh niên còn đang bú tí mẹ, thì Khuê là ông cụ non, nhưng nếu so với những người đã trưởng thành trong phong trào sinh viên, thì suy nghĩ của Khuê chưa là cái đinh gì.
Tóm lại thì nhân vật Khuê rất hiện thực, có thể không dễ nhận thấy ở bề ngoài, nhưng là những mẫu người không hiếm trong xã hội ta ngày nay - Một xã hội mà hiện thực " đầy ngồn ngộn " những tư liệu sống cho những ý tưởng của Khuê hình thành, đến nỗi nếu anh không nghĩ được như thế, người ta sẽ bảo anh hoặc đần độn, hoặc đểu cáng, hoặc nói dối....

Ở truyện của Thiệp, người ta hay nói chất nữ tính thánh thiện trong những nhân vật nữ của ông.
Trong truyện này, ta lại bắt gặp 2 nhân vật nữ, tưởng chừng như đối nghịch nhau về nhân cách và số phận.
Anh chàng Khuê này lần đầu tiên hôn một người con gái, nàng đó là bạn cùng học - con Huyền mờ - Mơ huyền Mờ ! - "một nữ thánh" - nhưng hỡi ôi đó là lúc nàng chỉ còn là một bộ xương ! Và lần đầu chàng được một người phụ nữ hôn lại trong đời - nhưng hỡi ôi - đó là một con điếm - Nhưng rất thơm tho - Hương - Vâng Hương=Thơm !

Chúng ta hãy đọc 2 chương 11 và 21 và tiếp tục bình loạn ....! laugh1.gif
yuyu
CHƯ NG 11
Bộ thánh cốt sống





“Tôi bước lại và sững người ra kinh ngạc. Trước mặt tôi là một con người sống, nhưng người với ngợm gì mà lại thế này?

... Cô ấy không đòi hỏi gì hết, mà ngược lại, cô ấy biết ơn tất cả những gì người ta đã làm cho mình...

... Để chê trách cô ấy ư? Không, chúng tôi không chê trách cô ấy. Mặc cô ấy với Chúa!”


I.X. Tuocgheniep22





Nhà con Huyền mờ ở trong làng đạo Hải Khoang là một làng nằm giáp ranh giữa thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây. Tôi không biết nhà nó ở đâu nhưng có lần nó bảo tôi rằng: “Cứ vào làng Hải Khoang hỏi nhà ông trùm Thịnh thì ai cũng biết”. Tôi trả tiền xe ôm rồi vào một quán nước chè lân la hỏi chuyện bà hàng nước. Bà cụ làm dấu thánh rồi thốt lên:



- Giêsuma! Cậu quen với ông trùm Thịnh à?



Hóa ra ông trùm Thịnh ở đây rất thánh, thánh đến nỗi khi nói đến tên ông ta người ta đều phải làm dấu thánh, giống như trong phim Tàu khi nói đến tên “hoàng thượng” là diễn viên đều phải vòng tay lại trước ngực.



Ông trùm Thịnh không phải gốc là người làng đạo Hải Khoang mà là người ở Phát Diệm (một trung tâm Kitô giáo ở Bắc bộ). Hồi trẻ ông từng là phụ lễ cho cha xứ rồi được “ơn trên” đào tạo thành linh mục. Vị linh mục trẻ bất hạnh ra trường đúng vào năm 1964 là năm người Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh leo thang phá hoại bằng không quân ra miền Bắc Việt Nam. Tôi không thạo gì lắm về lịch sử ở giai đoạn này chỉ biết rằng có một tay tổng thống hoặc bộ trưởng gì đó ở Mỹ đã tuyên bố rằng sẽ ném bom “biến Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá”. Tôi xin nói rằng tôi chẳng hiểu cóc khô gì về lịch sử và quan điểm chính trị ở Việt Nam trong vòng 100 năm nay vì hình như nó đều được viết ra một cách giối dá và mâu thuẫn với nhau kinh khủng. Khi có chiến tranh, nhà nước không cho tôn giáo hoạt động vì muốn dồn toàn bộ sức người sức của cho ngoài mặt trận. Vị linh mục trẻ vừa được thụ phong vì thế đành nằm khàn, phải cởi trần ra làm đồng và đi câu nhái kiếm sống qua ngày. Nhà thờ được khóa trái lại. Chiến tranh kéo dài. Không phải chỉ ngày một ngày hai mà tới mấy chục năm trời, linh mục Thịnh đành phải xuất gia hoàn tục. Ông lấy vợ là một cô gái ngoan đạo và cô ta đẻ liền cho ông cả một serie chín cô con gái. Nhà nghèo, hai vợ chồng tần tảo làm ruộng nuôi con. Bận rộn đến mức không còn thời gian cắt cả râu tóc, ông linh mục đẹp trai ngày nào về sau trông chẳng khác gì người vượn Crômanhông23.



Lòng tin tôn giáo là một cái gì kiên trì mê man rất khó lý giải. Mặc dầu cha Thịnh đã hoàn tục trở thành người thường nhưng giáo dân vẫn đối xử với ông như với cha xứ vậy. Người ta hỏi ý kiến ông về mọi chuyện, thậm chí mời ông làm lễ trong những đám cưới, đám ma, làm lễ rửa tội cho con và mỗi lời nói của ông đều là “lời của Chúa”. Trong bao nhiêu năm trời, trùm Thịnh vẫn là vị cha tinh thần của cả xứ đạo đến nỗi về sau khi hết chiến tranh, nhà thờ mở cửa trở lại, ở trên cử về một vị linh mục xịn, ảnh hưởng của vị linh mục này không thể nào sánh được với ông già nửa đời nửa đạo kia. Phẫn chí, vị linh mục này đã dời đi sang ở nhà thờ khác và chỉ về đây làm lễ trong những ngày lễ trọng mà thôi, còn những ngày thường thì vị linh mục hoàn toàn ủy thác phần xác cũng như phần hồn con chiên của mình cho ông bạn đồng nghiệp chỉ biết sinh con một bề kia.



Bà cụ hàng nước có vẻ rất kính trọng ông trùm Thịnh. Khi biết tôi là bạn học cùng lớp với cô tiểu thư thứ chín của ông trùm thì bà cụ còn nhất định không lấy tôi tiền nước. Bà cụ rơm rớm nước mắt bảo tôi:



- Giêsuma! Con bé xinh đẹp như thế mà lại bất hạnh.



Tôi chào bà cụ hàng nước và đi vào một cái ngõ nhỏ đến nhà ông trùm Thịnh. Đấy là một ngôi nhà tranh bé nhỏ ba gian hai chái với một khoảng sân đất nện sạch như li như lau. Giữa một ngôi làng đang “đô thị hóa” với những ngôi nhà bêtông ngột ngạt cái cao cái thấp chen chúc chẳng ra một phong cách kiến trúc gì thì ngôi nhà của ông trùm Thịnh có thể ví như một dấu chấm nghỉ ở giữa một câu văn dài. Dễ thở vô cùng!



Nhà Huyền đi vắng hết nhưng cửa thì vẫn mở thông. Một bà hàng xóm thấy tôi vào nhà thì chạy sang tiếp khách hộ. Có vẻ như khách đến ngôi nhà này tất cả đều là quân tử và đáng tin cậy nên tôi cũng được tiếp đón một cách nồng hậu. Bà hàng xóm bảo tôi:



- Cô Chín có lẽ đang chợp mắt được một lúc. Để tôi vào xem rồi ra xin rước cậu vào.



Tôi đoán Huyền bị ốm đau xoàng xoàng gì đấy mà thôi nhưng khi bà hàng xóm ra dẫn tôi vào căn buồng bé nhỏ thì tôi hốt hoảng đến nỗi suýt choáng. Trước mặt tôi là một “bộ thánh cốt sống”, giống như trong truyện của nhà văn Nga Tuôcghênhiep. Huyền gày gò, nằm liệt giường, chỉ có đôi mắt buồn bã là long lanh sáng mỗi khi nghe thấy tiếng chân ai đó bước vào.



Nhận ra tôi, Huyền rất mừng rỡ. Chỉ hơn một năm trời mà sao Huyền lại ra nông nỗi ấy? Hóa ra tất cả chỉ vì một mảnh vỏ chai vỡ ở trên con sông Tô Lịch đáng sợ kia.



Những người nào sống ở Hà Nội trong khoảng 50 năm trở lại đây thì hẳn biết rõ con sông Tô Lịch là một con sông thổ tả thế nào. Nó hệt như một vết sẹo chảy mủ hôi thối trên khuôn mặt dữ dằn của gã giang hồ. Dòng nước đen ngòm và hôi hám đầy những rác rưởi và bao nylon. Tất cả Hà Nội đều trút xú uế của mình vào đó. Không hiểu tại sao người ta cứ để như thế từng ấy năm trời. Đến thế hệ tôi, hình như nhờ vào tiền vay từ nước ngoài, người ta mới bắt đầu nạo vét con sông. Có đoạn sông người ta còn đào được cả xương người và nghe nói những xương người đó đều có yểm bùa, có niên đại từ thời Bắc thuộc. Các nhà khảo cổ học đứng trên bờ chỉ trỏ bàn tán và ai cũng sợ ông Thái thú phù thủy Cao Biền24 kéo âm binh bỗng nhiên sống lại. Ở một số trường đại học, trong đó có trường Y mà Huyền vừa mới nhập học đã dũng cảm lập ra những đội thanh niên tình nguyện đi nạo vét sông. Huyền tham gia và vô tình dẫm phải một mảnh vỏ chai vỡ giữa đống bùn.



Điều tai hại là người ta đã tiêm nhầm thuốc ngừa vi trùng uốn ván với thứ khỉ gì đấy. Kết quả là Huyền bị liệt và sốt miên man không dứt, chỉ chờ cái chết đến cướp đi.



Tôi nhìn Huyền, nước mắt cứ thế ứa ra ràn rụa. Bệnh viện đã trả về nghĩa là vô phương cứu chữa! Huyền nói khẽ, rời rạc và tôi chỉ đoán bừa rằng chắc Huyền đang nói đến Chúa Trời, đến cái chết.

Tôi nhét số tiền hai trăm nghìn đồng mà ông Lê Bình cho tôi vào dưới gối Huyền. Bà hàng xóm giục tôi đi ra. Huyền nhìn tôi khẽ mỉm cười. Tôi cúi xuống hôn Huyền. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi hôn một người con gái, cái hôn cay đắng quá, cay đắng vô cùng!



Lần đầu tiên trong đời tôi hôn một người con gái mà đấy lại là một bộ thánh cốt sống! Tin tôi đi, thời của tôi thật là một thời khốn nạn!




© Nguyễn Huy Thiệp
yuyu
CHƯ NG 21
Xóm Liều




Tối cần không biết đến luật pháp

St. Augustin 37



Con bé cave nhất định không cho tôi đụng vào người nó. Con bé thật có bản lĩnh. Nó nói rằng nó coi tôi như em trai nó. Nó đã chứng kiến rất nhiều sự sa ngã của con người ta chỉ vì đã không làm chủ được mình. Tâm hồn tuổi trẻ như tờ giấy trắng, hãy viết lên đấy những dòng chữ đầu tiên ngay ngắn chứ đừng lệch lạc. Đại để như thế. Nó nói một cách giản dị và khá kiên quyết. Thoáng nhìn trong ánh mắt nó, tôi thấy có một nét gì như sự hối tiếc, còn có thể có chút nanh nọc và ghê gớm nữa. Nó khuyên tôi nên đi theo nó vào xóm Liều, nó sẽ chỉ cho tôi một “phi vụ” làm ăn có thể kiếm được tiền triệu rồi mang số tiền đó về mà chuộc lỗi đối với gia đình.


Khi xuống quầy bar, con bé giành lấy quyền thanh toán tiền phòng và tiền bữa ăn. Bọn bạn bè nó trêu chọc, bảo nó chắc “chăn” được tôi là một con nai ấm ớ ở đâu lạc vào. Nó chỉ cười, bảo hiện nay tôi là “bồ nhí” của nó và cảnh cáo bọn kia không được đụng vào.

Con bé đi chiếc xe máy nhãn hiệu “Best” màu đỏ rất oách. Tôi khen chiếc xe máy đẹp thì nó cả cười:

- “Sang như đĩ” mà lại! Làm đĩ mà không sang thì đi làm đĩ làm gì?

Tôi biết, thế là từ thâm tâm nó đã chấp nhận số phận, chấp nhận “cuộc chơi” này và bỗng dưng tôi thấy nể nó. So với nó, tôi đúng là một con nai ấm ớ, hoàn toàn không đáng là “cái đinh” gì!

Con bé dừng xe ở nhà bưu điện ven đường. Nó bắt tôi gửi hai tờ giấy cắm xe ở tiệm cầm đồ về nhà. Tôi nghĩ đến dáng vẻ đau buồn của bố tôi khi nhận được bức “tối hậu thư này” lại đâm e ngại. Bố tôi là người cả nghĩ, ông thường vẫn hay tự dằn vặt, tự trách mình khi có chuyện gì xảy ra với mình và những người thân. Mặc dầu bản tính hóm hỉnh và đôi khi “hư vô chủ nghĩa” nhưng ông vẫn lấy câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” làm phương châm sống. Ông hay bắt chước nhân vật trong một vở kịch phương Tây (tôi không nhớ là vở kịch gì) tên là Gioócgiơ Đông đanh mỗi khi gặp phải sự cố tai nạn ở trong cuộc đời thì lại đấm ngực thùm thụp trách mình: “Tại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh! Tại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh!”.

Tôi hình dung thấy bố tôi đọc xong hai tờ giấy cắm xe, ông thừ người ra lẩm bẩm: “Tại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh! Tại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh!” rồi chìa nó ra cho mẹ tôi xem. Mẹ tôi đọc xong sẽ tru tréo lên, đổ lỗi cho “phương pháp giáo dục tự nhiên” của bố tôi. Bố tôi lúc ấy sẽ cười đau đớn và bảo: “Thôi đi bà! Hãy mở tủ ra lấy tiền cho tôi! Thế là đi toi mất khoản nhuận bút cả một năm trời! Tôi đã định thôi viết văn “rửa tay gác kiếm” nhưng như thế này thì phải theo cái nghề viết lách khốn kiếp này đến hết đời! Tại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh! Tại mày muốn thế! Gioócgiơ Đông đanh!”.

Con bé cave thấy tôi đứng thần mặt ra thì bực mình lấy bút, hỏi tên tuổi, địa chỉ của bố tôi rồi tự nó viết vào phong bì, dán tem lại gửi đi. Nó viết nắn nót với nét chữ tròn trĩnh khá đẹp, phía trên phong bì nó ghi là “người phương xa”. Nó cười khanh khách bảo tôi:

- Như thế để bố anh lại tưởng là thư của bồ... phen này thì cậu ấm ăn mười cái roi là chắc.

Chúng tôi đi vào xóm Liều ở phía sau ga Yên Viên. Những năm gần đây, làn sóng “dân phiêu tán” từ nông thôn đổ ra thành thị khá nhiều. Những người nhà quê tranh thủ những dịp “nông nhàn” thường kéo nhau ra thành phố kiếm sống. Họ làm đủ những việc “tự do”: đàn ông thì làm cửu vạn (chuyên chở hàng hóa), đi xây cất nhà cửa hoặc những việc linh tinh khác; đàn bà thì đi buôn bán ở chợ, làm ô sin giúp việc cho những gia đình giàu có, trẻ hơn thì đi làm cave, tiếp viên ở những nhà hàng.
Lẫn trong số đó có cả những bọn lưu manh giang hồ. Thường thường, họ hay thuê nhà hoặc chiếm dụng đất công cộng ở những vùng giáp ranh giữa khu phố này với khu phố kia, giữa tỉnh nọ với tỉnh kia để cất lên những ngôi nhà tạm. Sau đó lâu lâu “cứt trâu hóa bùn” có khi người ta dời cả gia đình ở quê lên đấy. Những vùng giáp ranh là nơi chính quyền địa phương ít để ý nhất. Những xóm Liều ra đời từ đó. Ở Hà Nội có lẽ phải có đến hàng trăm xóm Liều khét tiếng về những tệ nạn ma túy, mãi dâm như ở công viên Thanh Nhàn hay ở khu bãi rác Thành Công, đến nỗi nhà nước phải huy động lực lượng cảnh sảt đến giải tỏa hàng tháng trời mới dẹp đi được.

Sau này, đi đó đi đây, tôi mới thấy không phải chỉ ở Hà Nội, mà ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Thái Nguyên v...v... ở đâu cũng như vậy. Những xóm Liều , đúng như tên gọi của nó, không phải là nơi “đất lành chim đậu” là nơi cư trú bình an của người lương thiện muốn ôm ấp hy vọng để đổi đời.

Xóm liều mà con bé cave Hương đưa tôi vào đường đi lối lại cực kỳ ngoắt ngoéo. Những ngôi nhà tạm, xây cất bằng những vật liệu rẻ tiền, lợp giấy dầu hoặc những tấm lợp nhựa tổng hợp đều na ná như nhau: chúng giống như hình ảnh các khu nhà ổ chuột ở Rio de Janero (Brazil) hay ở Trung Đông chiếu trên tivi. Những đường dây điện dọc ngang nhằng nhịt trông rất nguy hiểm. Hệ thống cống rãnh thoát nước không có nên mùi xú uế tỏa ra nồng nặc.

Chúng tôi vào một ngôi nhà ở cuối xóm Liều. Ở đây giáp với cánh đồng. Từ chỗ này đi tới đường xe lửa chỉ vài trăm mét. Bọn buôn lậu từ Lạng Sơn về Hà Nội vẫn lấy đây làm nơi tập kết hàng. Hàng hóa đựng trong những bao dứa hay bao nylon được lăn từ trên tàu xuống dưới lề đường. Chỉ trong vài phút, đám cửu vạn từ trong xóm Liều đổ ra dọn sạch, đưa về cất giấu trong những kho hàng bí mật ở đây.

Chủ nhà mà chúng tôi vào có vẻ như một “đầu nậu” có kinh nghiệm và từng trải. Anh ta chừng 40 tuổi, trên mặt có một vết sẹo trông khá dữ dằn. Con bé cave Hương giới thiệu tôi với anh ta, nói tôi là “thằng em họ” đang là sinh viên đại học, muốn tranh thủ trong mấy ngày nghỉ để đi kiếm thêm tiền học. Anh mặt sẹo cười khẩy bảo nó:

- Anh lạ gì cô! Cái tính thương người của cô có ngày sẽ giết cô và các “chiến hữu” của cô! Thằng nào cũng là anh họ, em họ rồi vào nhà giam bóc lịch có ngày.

Con bé Hương thề sống thề chết đứng ra “bảo lãnh” cho tôi. Nó bắt tôi đưa thẻ sinh viên ra để làm tin. Anh mặt sẹo có vẻ xuôi xuôi, xem xét cái thẻ sinh viên của tôi một cách kỹ lưỡng, anh ta đối chiếu tấm ảnh trong thẻ sinh viên xem giống tôi không, cuối cùng chặc lưỡi bảo con bé Hương:

- Thôi anh cũng liều với cô chuyện này. Nếu có thế nào thì anh sẽ “đánh tiết canh” cô đấy! Nhưng sinh viên sao lại đi ăn mặc quần áo “quân khu” thế này?

Tôi kể lại chuyện hầu thằng Hải Anh ở trong bệnh viện X. cho anh ta nghe. Anh ta lập tức bấm số điện thoại di động liên lạc với phòng y vụ bệnh viện X. hỏi xem có bệnh nhân nào tên là Hải Anh nằm ở khoa xương hay không? Sau khi xác nhận câu chuyện tôi kể có thật anh ta bảo tôi:

- OK! Bây giờ thì ta có thể vào việc được rồi.

Hóa ra công việc mà anh ta giao cho tôi cũng khá đơn giản. Tôi phải mang một số tiền lớn đựng trong túi xách đi lên Lạng Sơn giao cho một ông Chu nào đấy ở chợ Kỳ Lừa. Để tránh bị chú ý, tôi sẽ đóng vai như một sinh viên đại học đi tàu về quê. Những người kiểm tra liên ngành (ngành thuế vụ, ngành công an, cảnh sát đặc nhiệm và chống buôn lậu...) trên tàu đã từng nhẵn mặt bọn buôn lậu nên chẳng lạ gì những ai hay đi trên tuyến đường này.

Ngoài ra, những bọn “kỳ phùng địch thủ” trong giới buôn lậu giang hồ cũng sẽ sẵn sàng “thịt” người anh em của họ để cướp lấy tiền, lấy hàng nếu như có dịp. Tôi không được để lộ hành tích của mình trước cả hai thế lực của “xã hội đỏ” và “xã hội đen”. Giao tiền cho ông Chu xong, tôi sẽ được nhận được hai triệu đồng tiền công ngon lành. Nếu tôi “dở chứng” giữa đường, đương nhiên tôi sẽ bị “đánh tiết canh” ngay tức khắc. Cũng sẽ có người luôn đi theo dõi tôi và tôi không biết mặt hắn. Tôi sẽ được thay bộ đồ sinh viên xịn và sẽ lên tàu từ ga Hà Nội tuốt lên Lạng Sơn để tránh nghi ngờ. Từ nay cho đến lúc lên tàu vào 5 giờ sáng hôm sau, tôi chỉ được phép quanh quẩn trong ngôi nhà này không đi đâu cả.

Con bé Hương tạm biệt tôi đi về. Lừa lúc anh chủ nhà mặt sẹo quay đi, nó kéo tôi lại gần và hôn lên môi tôi. Nó bảo:

- Này nai! Nếu việc thành công đừng quên chị nhé!

Hóa ra, nó vẫn coi tôi như thằng em ruột xấu số của nó.

Nó lên xe máy phóng đi. Tôi đứng lại bất giác đưa tay lên môi.

Lần đầu tiên trong đời có người con gái hôn tôi! Đấy lại là cái hôn của một cô gái cave, cô gái giang hồ! Cái hôn của một con điếm!

Tôi đã bảo rồi, cái thời của tôi đang sống là thời chó má!

Tuy nhiên, từ trong thâm tâm, tôi vẫn thấy cái hôn ấy ngọt ngào. Tôi sẽ không bao giờ quên cái hôn ấy. Rất có thể, dẫu rằng tôi đã xếp hàng, sau 100 nghìn lượt người để tiếp nhận cái hôn cay đắng ấy!


© Nguyễn Huy Thiệp
Pages: 1, 2, 3
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.