Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Lê Thị Huệ, Tiếng Hen Định Mệnh
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
trangtreodausuoi
Có lẽ những người sống ở trong nước không bao giờ có được những feelings như thế này! Kinh khủng, cứ như là making love với ngôn ngữ. Mỗi ngày có bao nhiêu ngôn ngữ bị giết chết bởi những ngôn ngữ khác. Kẻ tuẫn đạo!

Tiếng Hen Định Mệnh


(Gửi những người đàn ông thi sĩ đã đến và ở lại trong trái tim tôi)



Có khi tôi đi qua thành phố như một kẻ lẩn trốn. Tôi đã lặn xuống đáy thành phố qúa lâu.
Tôi nghe và ghiền những tiếng động chìm dưới một thành phố có triệu dân sống đời sống
cao tầng. Trái tim tôi qúa mẫn cảm và tai tôi quá thính âm. Tôi phải lặn mình xuống chỗ
cuối cùng của lòng phố để nghe bản hợp âm tuyệt hảo về thành phố trên cao ấy. Tôi tự
trầm mình để hai tai tôi khỏi tê buốt vì những tiếng động đời đinh tai long óc ở trên. Tôi là
một nghệ nhân biết bay và biết lặn. Tôi múa khắp hang cùng ngõ hẻm vừa ham hố ngụp
lặn sông đời vừa biểu diễn cho mọi người xem vũ điệu ảo diệu của một người tung và ném
chữ. Tôi phân thân như vậy và tôi đã bay và đã lặn qua bao nhiêu thành phố, bao nhiêu
cảnh đời, bao nhiêu chiến tranh, bao nhiêu lễ hội, bao nhiêu sanh đẻ, bao nhiêu tự vận,
bao nhiêu chào đời. Thiên hạ chỉ ghiền xem tôi biểu diễn. Họ ngợi ca tôi là một con đồng
chữ đẹp. Tôi nhận lấy lời ban khen và khi bay ra khỏi thành phố, dừng lại bên hè đường,
uống hớp coke, tôi rầu rĩ thiên hạ và chán qúa không thèm mở miệng phát âm nữa. Và như
thế có những khi tôi phải lặn mình và hóa thân thành kẻ tàng hình ăn trộm hợp âm sóng
của đáy sông.


Chỉ trong những cơn dấu mình ở góc xó không ai biết ấy, tôi mới biết đau khổ và hạnh phúc
là ni tấc trong tiếng hen khẽ của một người đàn ông ngồi ngắm hoàng hôn và bị phải hen
lên vì thấy hoàng hôn đẹp đang thổ huyết xuống thành phố lúc năm giờ chiều. Thân xác
tôi no đầy những khóai lạc đớn đau và có thể bật sướng lên vì một tiếng hen nhõng nhẽo
của một người đàn ông. Tôi đã bị điều kiện hóa bởi một tiếng hen khẽ của một người đàn
ông. Một người đàn ông thi sĩ đã hen một tiếng hen đầu đời đánh thức bản hợp âm ngôn
ngữ trong tôi. Trong một đêm tối tò mò lặn xuống đáy sông mật ngữ, tôi bị ngôn ngữ tra
tấn bắt luyện thành đường con gái bay và làm thế nào đội một thành phố câm lửng lơ
trên đầu.


Tôi bay trên những tầng tháp của ngôn ngữ. Tôi lặn vào xó xỉnh của những giờ thị trấn
gió chướng để dấu đi cơn đào hoa của cái đinh mệnh nghe ra tiếng động nó. Đâu đó ở
những buổi chiều khi hoàng hôn ngà váng đỏ quạch bên kia rặng Ghềnh Ráng tôi nghe ai
ò o lên: h. ơi, em có nhớ không? Là tôi như con ngựa thiêu thân bay về nằm áp mông
đùi lên môi má người đàn ông để thu âm tiếng hen nhõng nhẽo ấy vào háng và ôi hạnh
phúc xiết bao. Từng đùm hạnh phúc phát ra từ cái cuống họng của người đàn ông. Một
tiếng hen khẽ một tiếng văn. Âm hen hò hẹn nên cung điệu thơ. Đàn ông và thơ là một
trộn lẫn tuyệt vời mà đàn bà có thể đến gần nơi tối ám của linh hồn họ được nhất. Thơ
phát ra từ cuống họng người đàn ông là cái loa kèn dụ dỗ tôi toả tình mù hương tứ chi.
Tiếng hen đã nâng tôi thành một hồn thơ nữ biết bay. Tôi thành người đàn bà biết bay
năm mười sáu tuổi và sáu mươi sáu năm sau tôi là đứa con gái bay cô đơn chiều nay.


Tôi thường xuyên bị truy nã ở đọan xa lộ siêu tổ quốc. Tôi hồn nhiên ẻo lả nhảy múa qua
những thị trấn mót ra nhiều linh hồn hơn đất cày lên dây khoai lang trên luống quê nhà năm
cũ. Những thị trấn ngập đầy những xác đót com chết tan thây bởi những con vi rút chữ.
Những phố thị micorsoftword mù loà. Và chính sự mù loà của họ khiến những bài thơ của
tôi trở thành ánh sáng. Tôi phải thơ. Vì nếu tôi không nói thì cả thị trấn không bao giờ biết
nghe. Ngôn ngữ của tôi là lạ nhưng âm thanh ấy quen hơi. Và chỉ vì chút hơi hám quen
thuộc ấy mà thành phố nọc tôi ra quất ba trăm hèo. Những trận đớn đau. Tôi bay xuyên
sâu trong những tiếng hò hét của họ. Những tiếng hét vương vãi trên phiếm đàn ki bo
của những bài giảng technical writing. Còn tôi con thánh thơ cùng Sa và Hương xuất bản
Canh Thức Cùng Thơ Mộng không người đọc.. Tôi vẫn cứ thơ. Tôi é sợ . Đau thì đau mà
thơ thì cứ thơ. Tôi phải thơ để khỏi tuyệt tự. Tôi phải thơ để hai bầu sữa trong ngực tôi
tiếp tục lóng lánh suối bạc vô tận. Ngày nào tôi không phấn đấu để thơ ngày đó tôi theo
gót chân người đàn bà Chiêm Thành chết treo vắt vẻo nằm úp mông má lên trên trời tháp
Hời Phan Rí.


Này hỡi thị trấn mù âm trên cao. Ta còn sống ngươi còn vất vả. Bởi tôi cưu mang hai bầu
ngực chữ. Hãy ngậm lấy. Thân xác nào chịu đựng nổi cơn cuồng dâm hội đồng của những
người đàn ông đàn bà thèm nút một chút thơ. Nhưng bao lâu tôi chưa tử nạn tôi sẽ còn
vô tư bay và thả chữ nghĩa ngang qua thành phố.

Đường ra đấu trường ngôn ngữ tôi uy quyền như một nàng thơ thống lĩnh quốc gia tôi.

Ngôn ngữ hoặc chết.

Lê Thị Huệ
11/2003
Guatamela
Thấy trên web nói ở Việt Nam có tiếng "TAY BOY" cũng sắp biến mất. Không biết phải là tiếng Tày không ? Bác nào ở trong nước biết không ?

http://www.yourdictionary.com/elr/nextinct.html#asia

http://www.yourdictionary.com/elr/whatis.html
Hoang Yen
Không phải là tiếng Tày đâu bạn ạ, đó là thứ tiếng Tây Bồi, nó bắt đầu phát triển vào khoảng năm 1862. Thứ tiếng này chịu ảnh hưởng của tiếng Việt, tiếng Pháp, Anh, Bồ Đào nha. Nó được sử dụng trong giao tiếp giữa người Pháp và người Việt nam đến tận năm 1954, được sử dụng trong quân đội, cảnh sát và ở các cấp thấp trong bộ máy chính quyền. Thứ tiếng này không còn được sử dụng nữa.
tdna
Đọc bài của đồng chí O Huệ này đếc buồn hiểu cái gì cả .Viết lăng nhăng . Lâu lâu lại tờn 1 phát tiếng Anh vào càng thêm vô nghĩa nốt .
Nói chung là mốt hiện nay ,càng viết lung tung khó hiểu ,bậy bạ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu laugh1.gif
Các nhà văn nhà thơ nhà phê bình nước nhà cứ nà bắt em phải đọc CTT mãi
Hoang Yen
Khi xung quanh ta là những người nói ngôn ngữ khác, ta cố gắng nghe và bắt chước cho thật giống để mọi người hiểu và chấp nhận. Giọng của ta không còn thoải mái trong trẻo thốt ra tiếng của ta, nó rối rắm, căng thẳng, loạn xạ, nó vội vàng tấp tưởi chạy từ biểu đạt này sang biểu đạt khác cho kịp nhịp thời gian. Dường như ta không còn là một người thong thả, ta nuốt cái thứ tiếng ấy vào cổ họng và nhiễm luôn cái tốc độ nước rút trong cách đi đứng, ăn uống, làm việc...Ta sắp giống họ? Giống cái tiếng nói, giống luôn tính cách? Không, âm thầm và lặng lẽ cất lên, không phải từ lưỡi mà từ trong đầu, trong tim, vẫn là thứ tiếng ta nghe từ thủa xa xưa, trong trẻo, hiền hòa, như suối nhạc du dương.
Và ta biết, ngay cả khi chìm sâu vào giấc ngủ, trong những giấc mơ, cho cả đến lúc chết, vẫn chỉ có một thứ tiếng ấy thôi có thể mê hoặc ta và theo ta suốt cuộc đời như thế. Tiếng mẹ ta.


HY
Guatamela
Chỉ có ru con mới cần trong trẻo du dương. Các đồng chí thấy thơ động não là cứ nhảy lên em chả em chả. Bài của đồng chí Huệ loại rượu ngoại hạng, trí tuệ, đọc phái hơn. Vào đọc bài thơ này, phê hết ý
http://www.gio-o.com/coquan.html
tdna
Bác thật hay đùa đấy . Thơ như thế bác đến em ,em cho vài bao bố w00t.gif serenade.gif clap.gif


Thôi ,lại phải đọc CTT rồi

P/S : những bài thơ như thế chỉ đánh lừa được 1 số người thôi .Bởi với thể loại này , người ta cứ tưởng trong đó có 1 vài thứ mông lung ,cao siêu và đáng ngầm nghĩ lắm . Nhưng thực ra là ngớ ngẩn .
1 số người đọc thơ có cái mốt trưởng giả học làm sang kiểu ấy . Còn thơ ,thực ra là rất chân thực và giản dị .Và chỉ những bài thơ chân thực giản dị nhưng lại làm tâm hồn người ta xao động mới mãi mãi trường tồn qua bao thế hệ độc giả thôi . Còn nhà tự cho thơ mình là cao siêu là ' không phải thằng nào cũng đọc thơ của tao được đâu nhé ' thì sản phẩm tất sẽ ko ra gì rồi .
Hoang Yen
Đừng vội vàng tdna ơi, không dễ dàng viết ra những bài thơ, bài viết như vậy đâu.

Tôi đọc, không dám khẳng định là mình đã hiểu được ý tác giả nhưng những hình ảnh và con chữ giáng vào cân não những ấn tượng mạnh và để lại dấu vết sau đó tựa như một sự ám ảnh. Đúng như bạn Trăng treo đầu suối ví, thi sĩ trở thành một kẻ tuẫn đạo. Vác trên vai cây thánh giá ngôn ngữ, vật vã khổ sở với con chữ, không bao giờ có thể sống yên ổn...

Vấn đề này hay đấy, tôi sẽ tìm một số bài viết chuyên sâu với những ý kiến đánh giá khác nhau để các bạn tham khảo. Mời mọi người tham gia nhiệt tình nhé!


HY
tdna
Tất nhiên em biết O Huệ nà ai .Nhưng em chỉ đọc thơ mà bình luận thơ theo cách riêng của mình clap.gif .Nên đối diện vớí mỗi bài thơ cụ thể hơn nà nhìn tiểu sử sự nghiệp nhà thơ .

Ngẫm nghĩ và nói theo ý mình ,cảm nhận của riêng mình nà phẩm chất của 1 người đọc thơ ,yêu thơ .Có phải ai cũng đọc thơ như nhau đâu ạ . Đồng chí Huệ mà đọc được ý kiến này của em thì đồng chí ấy có khi lại đập đầu đánh bộp hoan nghênh nhiệt liệt ấy chứ boxing.gif
trangtreodausuoi
QUOTE(Hoang Yen @ Mar 24 2004, 06:51 AM)
Đừng vội vàng tdna ơi, không dễ dàng viết ra những bài thơ, bài viết như vậy đâu.

Tôi đọc, không dám khẳng định là mình đã hiểu được ý tác giả nhưng những hình ảnh và con chữ giáng vào cân não những ấn tượng mạnh và để lại dấu vết sau đó tựa như một sự ám ảnh. Đúng như bạn Trăng treo đầu suối ví, thi sĩ trở thành một kẻ tuẫn đạo. Vác trên vai cây thánh giá ngôn ngữ, vật vã khổ sở với con chữ, không bao giờ có thể sống yên ổn...

Vấn đề này hay đấy, tôi sẽ tìm một số bài viết chuyên sâu với những ý kiến đánh khác nhau để các bạn tham khảo. Mời mọi người tham gia nhiệt tình nhé!

HY

Bạn HY ơi, đúng bạn là thi sĩ rồi. Nghe bạn nói thế, đọc thơ bạn thấy càng thích hơn
Hoang Yen
Nguyễn Đức Tùng

Đám đông thơ


Nỗi ao ước sâu xa trong mỗi người là đối diện với chính mình. Thơ không loại trừ những mâu thuẫn, nhưng kết hợp chúng ta vào với nỗi buồn, niềm vui, sự bất hạnh và may mắn, sự sợ hãi và tính hài hước. Trong một ngôn ngữ được cô đặc lại, những hình ảnh được nén lại, cuộc đời khai triển những chân trời bất định, xao động những ngã rẽ của tồn tại. Hành trình của tâm hồn đi sâu xuống những vực thẳm của ký ức tàn phai, của mất mát bị che dấu, của tình yêu bị bỏ lại bên đường, với ngọn đèn soi tỏ.

Cuộc đời mỗi ngày trôi đi trong những ảo tưởng được dàn dựng, cái chết non yểu của trí tưởng tượng, cái chất tầm thường được nâng lên thành những quy ước, bắt bạn đầu hàng sớm ở tuổi trưởng thành, một ngày nhưng mãi mãi về sau.

Khi được đọc lên giữa những người bạn, bài thơ giống như những huyền thoại được kể lại trong đêm đông, như sự thờ phượng của những bộ lạc mông muội đang tìm đường đi tới. Những bài thơ mà thực chất không phải là thơ, thường có tác dụng như sự rỉ sét, làm hủy hoại một căn nhà một trăm năm cũ: căn nhà của tâm hồn bạn. Thực sự trong yếu tính của nó, thơ có thể làm cho bạn rùng mình sợ hãi, vui vẻ hân hoan, hay buồn bã đau đớn, nhưng cuối cùng bao giờ cũng như một lực lượng mới, một cơn gió sắp xếp lại cánh đồng, một lưỡi dao cắt đứt vết thương, một mặt trời từ từ dâng lên từ mặt biển cong vút khi bạn đứng trên hải đảo một mình ngày hôm sau của một cơn bão, là sự tỉnh thức tột cùng của kiến thức, là sự hồi sinh êm dịu lách mình qua những tảng đá.

Trở về với sự thật là trở về với chính mình, với vẻ đẹp thách thức các lực hút hướng tâm, chính là sự ly tâm, vốn là bản chất của tạo vật. Thơ là sự trầm tư liên tục, là sự thiền định mỗi ngày, làm bạn bị văng ra, bị chậm lại, trở thành cái trở thành, như một hòn sỏi lăn trong dòng suối, trở nên sắc cạnh, một đêm kia bạn nằm một mình trong bóng tối, bệnh tật, đau ở các khớp xương, đói nghèo, cô đơn, tha hương, giật mình thức dậy vì một thứ tiếng động lạ kỳ từ ngoài xa kia vọng lại, bạn nằm lắng nghe thật kĩ, dùng hết sức mạnh tâm hồn của mình, và ký ức vô tận, mới nhận ra rằng tiếng động kia là từ một hòn sỏi lăn đi trong dòng nước lũ khua ánh trăng.

Các bậc thiền giả thường nhắc đến hơi thở. Hơi thở là đời sống từng giây từng phút. Thái độ tỉnh thức đối với từng hơi thở chính là sự tỉnh thức với tồn tại. Những chữ, những từ, những đơn vị của ngôn ngữ trong thơ là những đơn vị của hình ảnh, nhưng không phải chỉ là hình ảnh, những đơn vị của âm thanh, nhưng không phải chỉ là âm nhạc. Thông điệp của thơ có một cái gì giống như là không gian, hiện hữu trong sự vật, nhưng không phải là sự vật, xen kẻ và liên tục giữa các sự vật, nhưng không phải là chất ête trong các giả thuyết vật lý cổ điển, là sứ giả của chính bản thân mình. Thơ là thông điệp của sự thật, cái sự thật mà một đứa trẻ khi lớn lên được xã hội dạy dỗ là nên tránh xa, nên đè nén lại, nên lãng quên đi, nên từ chối. Sự thật về đất nước mình, về tổ quốc, về gia đình, về tình bạn và tình yêu, về sự dối trá, và sự dối trá lần thứ hai của sự dối trá. Thơ tập cho bạn sự lắng nghe bền bỉ, sự im lặng lý tính, khi chọn lựa những từ ngữ cho bài thơ sắp viết, nhà thơ chọn lựa chính những thành tố mới mẻ và nguyên thủy của đời sống, khơi cho chúng bật lên, nảy mầm từ đất sâu. Người đọc thơ tự mình loại bỏ những yếu tố không mới mẻ và không nguyên thủy, vì chính họ biết hơn ai hết rằng thơ cần cho họ không phải như một đám đông. Có những đám đông lớn từ quá khứ, và những đám đông nhỏ hơn từ hiện tại, trong các phong trào gọi là tiến bộ và hiện đại. Hơn bao giờ hết, thơ cần dẫn chúng ta đi xa ra ngoài các tâm điểm, ra ngoài các đám đông, chống lại các đám đông. Cảm nhận sự hiện hữu một cách chân thành, bạn đừng sợ hãi, ở cuối đường kia, một ngày nọ, thơ cũng chống lại sự cô đơn. Nhưng không phải bằng cái cách mà những quy phạm của đời sống đang dạy chúng ta.

Không ai trả lời nổi cho bạn những câu hỏi đại loại như: bài thơ mới viết này có hay hay không, thậm chí có phải là thơ không? Hay đôi lúc bạn tự hỏi: bài thơ này thì cần thiết cho ai? Vì có vẻ như không ai cần đến nó. Nhưng thật ra, ở nơi không có thơ, đích thị, đám đông đã bước những bước đi lầm lạc. Bước đi theo cái bóng của chính mình hắt lại. Nhưng chính ra, nó không nên như thế.

© 2004 talawas
Hoang Yen
Nguyễn Đình Thi

Mấy ý nghĩ về thơ

Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng là không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là ở những lời đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Duới ngọn bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hàng ngày, - nôm na mách qué -, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi, và Nguyễn Du không những để lại những câu thơ như Mai cốt cách, tuyết tinh thần mà còn viết:


Thoắt trông lờn lợt mầu da
Ăn chi to béo đẫy đà làm sao!

Cũng không phải thơ là ở những đề tài "đẹp", phong hoa tuyết nguyệt của các cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và nàng một thời trước cách mạng. Nhà thơ Pháp Baudelaire đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác chó chết đây giòi bọ. Và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba-dô-ca, cho đến cái b lô trên vai chiến sĩ, bóng dây thép gai hung ác của đồn giặc đều có thể đem nói trong thơ. Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con người.

Một nhà phê bình cho rằng thơ khác với các thể văn khác ở chỗ thơ in sâu vào trí nhớ. Một câu, hoặc một bài thơ hay thì có đặc điểm là ghi ngay vào trí nhớ của ta, làm cho ta không quên được nữa. Văn xuôi, trái lại, trôi qua trí nhớ của ta. Cái hay của một đoạn văn xuôi còn lại sau khi đã quên hết đoạn văn ấy. Còn đặc tính của thơ là in lại. Chữ gọi chữ, câu gọi câu, đọc chữ truớc phải đến chữ sau, đọc câu trước phải đến câu sau, không thể nào khác.

Nhưng những nhận xét tài tình trên đây của nhà phê bình vẫn chưa cắt nghĩa được vì sao thơ có hiệu quả làm cho ta nhớ. Và cũng có cái ta rất nhớ, ví dụ một công thức toán học, nhưng lại không phải là thơ.

Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng? Ta nói trời xanh hôm nay nên thơ nhưng chính ra là lòng chúng ta mang nột niềm vui nào mà muốn làm thơ hoặc đọc thơ về trời xanh. Mừa phùn buổi chiều gợi những câu thơ nào nhớ nhung, nhưng chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều mưa mà muốn thì thầm những câu thơ chưa thành hình rõ.

Tâm hồn chúng ta có một rung động thơ khi nó ra khỏi tình trạng bình thường, khi nó không còn chuồi theo thói quen như một dây da trong bộ máy, khi nó thức tỉnh tự soi vào nó để tự nhận thấy đang ở một độ rung chuyển khác thường, do một sự va chạm nào với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác, rồi do tự soi sáng ấy mà sự cảm xúc thành hình được hẳn.

Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, - tức là chữ - để thể hiện một trạng thái tâm lý đang rung chuyển mạnh mẽ khác thường. Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt. Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Ta nói truyền sang hình như người đọc chỉ đứng yên mà nhận. Nhưng kỳ thực, cái trạng thái tâm lý truyền sang ấy là người đọc tự tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi nghe những lời, khi mọi sợi dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩ, những mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kèm theo đằng sau như vùng sáng chung quanh ngọn lửa.

Nói đến hình ảnh trong thơ. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Toé lên ở một nơi giao nhau giữa tâm hồn và ngoại vật, trước hết là những cảm xúc. Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn.

Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự. Không ai đọc thơ riêng bằng trí thức mà yêu thơ. Hiểu thơ kỳ thực là vấn đề của cả tâm hồn.

Nên thơ không nói bằng ý niệm thuần túy. Nói bằng ý niệm chúng ta sẽ có triết học, luân lý hay vệ sinh chứ không có thơ. Thơ tìm nói với một sự suy nghĩ toàn diện hơn là suy nghĩ riêng theo luận lý. Thơ muốn lay động những chiều sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ.


Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng

Nhà luận lý ngồi khảo cứu mãi xem vì sao mà chuyện mây trắng mây vàng lại đưa đến chuyện anh với nàng. Luận lý chưa hiểu, nhưng cả tâm hồn chúng ta đã hiểu và âm vang theo.

Người làm thơ như một người cán bộ. Cách làm việc kém nhất của người cán bộ là ra mệnh lệnh bắt quần chúng vâng theo. Cách nói vụng về nhất của người làm thơ và cũng khó chịu nhất cho người đọc là nói hộ sự việc, diễn thuyết, kể lể. Người cán bộ phải làm sao cho quần chúng tự thấy đuờng mà đi. Người làm thơ phải để cho hình ảnh của cuộc sống tự nói lên tình ý, khi gieo một câu suy luận đã có cả một bầu cảm xúc sửa soạn chung quanh, đợi câu ấy để cùng bật sáng tất cả.

Thơ gần với kịch ở điểm ấy. Những vai kịch không bao giờ có thể đứng diễn thuyết với khán giả rằng mình đang vui hay buồn, mừng hay giận. Vai kịch phải nói thẳng được ra những lời của sự vui, buồn, mừng, giận trong lòng. Thơ cũng vậy, duy có điều lời của kịch là lời nói ra miệng, của người nọ với người kia, đối thoại với nhau, còn thơ là tiếng nói bên trong, tiếng nói của tâm hồn với chính nó.

Nói thành hình ảnh nhưng không phải thơ là tả cảnh, chụp ảnh hay ghi âm. Hình ảnh của thơ không phải những hình ảnh mà cái ống kính ghi được. Đứng bên ngoài mà chụp ảnh lại sự vật thì trông mà không thấy. "Trong nghệ thuật, một phong cách là một tâm trạng." Những hình ảnh của thơ đã bao hàm một nhận thức, một thái độ tình cảm hoặc suy nghĩ. Câu thơ nói cảnh mà kỳ thựcnói ý tình. "Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa", mắt trông mà lòng đã nặng buồn nhớ, khát khao biển rộng.

Nói hình ảnh, không phải là dùng nhiều cách ví von. Nói ví thô sơ như muợn cành trúc để nói người quân tử, như dùng con chim sẻ để chỉ tiểu nhân. Người ta vẫn kể làm chuyện cuời những câu thơ "khách thính" trong văn chương Pháp cuối thế kỷ cổ điển, sợ hai chữ cái ghế đến nỗi phải nói: "Cái nơi êm ái đỡ lấy chỗ đằng sau của chúng ta". Những "lửa căm hờn", "làn sóng cách mạng" là những cái sáo mới của thơ chúng ta hiện thời. Nói ví không thể nào thoát sáo.

Cho nên làm thơ không phải là phiên dịch ý tình bằng hình ảnh cầu kỳ.
Hình ảnh của thơ trái lại, phải là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hay trạng thái nào đấy. Đụng chạm với hành động hằng ngày, tâm hồn tự nẩy lên bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắt trên đe. Người làm thơ lượm những tia lửa ấy, kết nên một bó sáng, nó là hình ảnh thơ. Người chinh phụ đứng trước nhà ngóng theo bóng chồng, chỉ còn nghe thấy tiếng địch thổi, bấy giờ nói lên cho ta điều ấy và thơ Việt Nam đã có câu: "Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng". Câu thơ giản dị như câu nói thường mà ngân vang mãi. Thơ là nơi tư tưởng, tình tự, quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái biết toàn thể, biết bằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng tri thức.

Chữ thực trong thơ có nghĩa ấy. Thực trong thơ không những là thành thực trong tình cảm hay ý nghĩ. Sự thành thực ấy đáng trọng, nhưng cũng bao nhiêu người thành thực làm khổ chúng ta, khi bắt ta đọc thơ "tâm tình" của họ.

Thực trong thơ, là tìm được những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. Người làm thơ bắt chợt trong lòng mình một ý nghĩ hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy. Anh ta còn phải thấy được những hình ảnh trong ý nghĩ hay tình cảm của mình, thì tiếng nói của anh mới truyền cảm sâu sắc được cho người khác.

"Tìm hình ảnh", nói như vậy tưởng chừng việc làm thơ là đào vào trong tâm hồn mình, cố gắng nặn nọt. Cũng có trường hợp như vậy, nhưng thực ra đáng lẽ là nhà thơ đi giữa cuộc đời, mở rộng cả tâm hồn mình thì mỗi con mắt nhìn gặp trên đường, mỗi cảnh ngộ, mỗi con người cho đến mỗi tiếng nghe thấy, mỗi giọt nắng, mỗi chiếc lá tự nhiên mà vào trong lòng, để rồi động sâu đến tư tưởng và tình cảm. Trong việc làm thơ bấy giờ, hình ảnh tự nhiên hiện lên trước nhất.

Những hình ảnh còn tươi nguyên, mà nhà thơ tìm thấy, bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng. Vì nhà thơ nhìn bằng con mắt của người đầu tiên. Đó là những hình ảnh mới tinh, chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước. Mượn câu nói của một nhà văn Pháp, nhà thơ bao giờ cũng là ngôi thứ nhất. Nhưng những hình ảnh mới lạ ấy đều ở trong đời thực, chúng ta đều thấy. Hình ảnh của thơ vừa làm ta ngạc nhiên, vừa đã quen với chúng ta tự bao giờ. Câu thơ đột ngột làm cho ta nhận thấy những cái gần gũi nhất với chúng ta. Trước kia, ta vẫn gặp mà không biết nhìn.

Những hình ảnh, tình cảm, ý nghĩ kéo nhau đến trong tâm hồn nhà thơ, một trận đánh bắt đầu. Quân sĩ của người làm thơ là những tiếng, những lời, những chữ xếp đặt lần lượt trước sau, hết tiếng nọ đến tiếng kia, hết một câu đến một câu khác. Tiếng, lời, đều là ý niệm, mỗi tiếng là để gọi tên một sự vật. Những tiếng gọi ấy lại xếp hàng một, "dàn quân mành mành", không thể hòa lên một lúc như những tiếng đàn trong một bản hợp tấu. Còn kẻ địch của người làm thơ là muôn nghìn hình ảnh của những nỗi niềm, ý tưởng đang chuyển biến, hòa vào nhau lẫn lộn trong cái dòng lớn của tâm hồn. Đem những chữ im lìm, xếp hàng mỏng bên nhau để diễn lên một ý tình, một cảm giác vô hình đang chuyển biến, ào ạt, hay mong manh, người làm thơ đã trông thấy thua to trận đánh rồi vậy.

Chữ buồn ai cũng hiểu nghĩa, nhưng nói "tôi buồn" chưa làm cho ai buồn cả. Đó mới là một ý niệm. Cũng như nói trời lạnh, hoa trắng, ai cũng biết cả, nhưng chưa đủ làm cho ai thấy lạnh, thấy trắng. Mỗi chữ và tiếng mới như một ngọn nến trắng cắt bằng giấy dán trên nền đen. Mỗi ngọn nến vẫn trắng như nền đen vẫn đen. Mỗi chữ là một nghĩa nhưng bài thơ vẫn chưa có hồn.

Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê. Chim hôm thoi thót về rừng…Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không còn là một ý, một bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh động truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn ngoại.

Cái kỳ diệu ấy của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệu, trong nhạc của thơ. Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn êm tai, một người ngoại quốc không biết tiếng ta cũng có thể nghe thấy được. Nhạc của thơ không giới hạn ở thứ nhạc ngoài tai ấy. Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh tình ý, nói chung là của tâm hồn. Ngâm thơ véo von mới làm cho ta nghe thấy tiếng bổng trầm của bằng trắc, chép thơ, đọc thơ bằng mắt, hoặc đọc lên như khi ta nói, có lẽ dễ cho chúng ta nghe thấy hơn tiếng nhịp điệu thực của thơ. Đó là nhịp điệu hình thành của những cảm xúc, hình ảnh, liên tiếp hòa hợp, mà những tiếng và chữ gọi ra như những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động.

Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cột cây số. Văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi lần lượt, từ điểm này qua điểm khác. Thơ, trái lại, chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích.

Cuối cùng, tôi muốn nói tới vấn đề thơ tự do, thơ không vần. Theo tôi, những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Nhưng không phải hễ thiếu những võ khí ấy là trận đánh nhất định thua. Thiếu võ khí ấy, trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng.

Câu chuyện vần hay không vần ở thơ ta gần đây cũng được đem ra bàn cãi. Có bạn cho rằng thơ Việt Nam, khác với thơ các nước, không thể thiếu vần. Tiếng Việt Nam có đứng riêng hẳn như thế không? Thơ Việt Nam có thể bỏ vần mà vẫn Việt Nam hay không? Thiết tưởng cách đáp hay hơn cả là để cho tìm tòi, thử thách. Không có lý luận nào bằng sự thử thách của thực tại.

Riêng tôi nghĩ rằng, không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ. Mỗi thể thơ có một khả năng, một thứ nhịp điệu riêng của nó, nhưng nếu theo dõi những thời kỳ lớn của thơ, đi cùng nhịp với những thời kỳ lớn của lịch sử, thì một thời đại mới của nghệ thuật thường bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới. Thơ của một thời mới, trong những bước đầu, ít khi chịu những hình thức đều đặn, cố định. Nó chạy tung về những chân trời mở rộng để tìm kiếm, thử sức mới của nó. Rồi thời đại vững lại, thơ nảy nở trong những hình thức trong sáng đã tìm thấy.

Những hình thức ấy gồm có những phát minh mới, cùng với những hình thức cũ, nhưng bao giờ cũng đã tái tạo, và nâng cao đến một độ khác hẳn xưa.

Thơ chúng ta ngày nay đang ở tuổi trẻ nhất của thời đại mới. Nhịp sống chúng ta, từ sau cách mạng, đập lên nhiều phen dữ dội đến bàng hoàng, đồng thời mở rộng ào ạt. Chúng ta không còn sống khoan thai như một thời nào trước. Nhịp điệu cũ, theo tôi, không còn đủ cho thơ của chúng ta. Nhiều nhà thơ đang đập vỡ để xây dựng, thơ tìm tòi trăm nghìn phía nhưng lúc nào cũng là một sức đang lên như thổi.

Tôi cho rằng chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác. Mà trước hết nên lo sao thơ phải nói lên được những tình cảm, tư tưởng mới của thời đại. Dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay.

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỷ luật trong cách mạng. Kỷ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỷ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỷ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài. Nó phải là sự tự kiểm soát, tự chủ từ bên trong sự sáng tác mà ra. Bỏ những luật lệ máy móc bên ngoài, những luật lệ bản thân của nghệ thuật, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

12.9.1949


Tạp chí Tác Phẩm Mới số 3 năm 1992, Hà Nội
tdna
Hay đấy ,chút nữa em sẽ pốt 1 bài để khẳng định việc đọc ctt của mình là hợp lý ,tệ nhất cũng có ích hơn việc đọc 1 số (đương nhiên là 0 phải tất cả ) bài thơ củ chuối của chiến sĩ Huệ ,chiến sĩ Linh ,chiến sĩ Thư
tdna
Không phải vì đã hứa với các bác mà bây giờ em đang lọ mọ post bài (em là thằng gian xảo và thất hứa luôn luôn kiss1.gif ) . Cuối tuần ko có em nào nằm chung lạnh gần chết đâm ra múa may phát cho nó tỉnh người w00t.gif devil2.gif

Báo cáo là em vừa nhắm mắt nhắm mũi đọc thơ của các chiến sĩ như : Lê Thị Huệ , Vi Thùy Linh ,Phan Huyền Thư và đồng chí Nguyễn Thế Hoàng Linh - away .

Bài viết dưới đây của em nhằm :
- Bắt bệnh cho 5 chiến sĩ trên
- Trình bày 1 ý kiến về sự trong ngoặc kép ''Như thế nào thì được gọi là thơ ? ''
- Giải thích vì sao em lại đọc CTT

devil2.gif
Thưa 1 số bạn cùng các quý cô nương xinh đẹp đang tắm truồng dưới mương .
Đến đây chắc 1 số trong quý vị sẽ gầm gừ lên mà răng :thằng tdna này láo , từ ngữ thì bố láo ,câu cú thì khệnh khạng . Tuy nhiên ,dù ghét con người em đến đâu thì thiết tha xin quý vị cùng các đồng chí cô nương hãy thí tạm chút kiên nhẫn mà đọc hết bài post của em .Quý vị cùng các cô nương ngát hương sẽ không cảm thấy thiệt hại gì mà còn sẽ có những cảm giác mơ hồ khó tả ohgirl.gif tooth.gif

Chương trình marketing đã xong và chúng ta đi vào phần 9 devil2.gif

Đầu tiên ,chúng ta cần thiết phải nói rằng 4 chiến sĩ đã nêu danh ở trên đã có những bài thơ , câu thơ tương đối tuyệt diệu .Vì thơ em Linh và em Thư quý vị biết nhiều rồi đâm ra em chú ý hơn đến thơ của 2 tên còn lại

Đầu tiên là anh Nguyễn Thế Hoàng Linh ,thành viên TTVN theo đánh giá của em là tâm thần và củ chuối ,theo đánh giá của đồng chí Thị Huệ thì là thiên tài Hà Nội .
Nào ,chúng ta cùng đọc thơ anh . Bình tĩnh đã , thơ thằng cha này dài quá , bài nào cũng như trường ca sông Lô 100 câu là ít .Thơ hắn lại theo mạch chứ không đơn giản là theo đoạn ,theo câu .Nên ,để đảm bảo tính khách quan em xin post 1 khổ ngắn ngắn trong bài 'Súng và hoa ' .May thay khổ này tương đối liền mạch . Và trong bài ấy thì cũng chỉ có khổ này là hay .

Súng và hoa

Có cần phải đấu súng
giữa thiện và ác không
một khi cái ác khóc
nếu được tặng hoa hồng

Có cần phải cắt tiết
những kẻ còn máu không
một khi máu biết sưởi
những tâm hồn mùa đông

Có cần phải tranh đấu
cho cuộc sống này không
bạn ạ, cần, cần lắm
một khi bạn nói KHÔNG


Kết luận : thằng cha Linh này rất có năng khiếu thơ .Ngoài bài này ra hắn còn có nhiều bài rất được .Việc hắn trở thành 1 nhà thơ lớn là có thể .

Chúng ta tiếp tục sang đồng chí Huệ :

Sến Chân Thật

Sống mãi trong lòng giấy già qua bao cửa phù trầm
Những nhánh chữ toả muôn nghìn chân phiếm
Bám lấy khoảng hư không của bầu trời ái ngại
Một cõi mênh mông sáng rực rỡ xưa sau
Ở phía bên kia của trí tưởng hoảng hoát
Cả miền thịt da thơm nẩy rú rừng em huệ trắng
Bài thơ em gửi anh mãi mãi bài tình thơ thứ nhất


Bài này theo em cũng là hay ,nhất là 2 câu cuối .

Ngoài ra thơ đồng chí Huệ , Linh ,..còn rất nhiều và rất nhiều . Khẳng định là giữa nhung nhúc cái bãi thơ của 2 bọn họ có rất nhiều bài thơ đặc sắc mà em không post ra đây .

Trước khi bắt bệnh của 4 chiến sĩ trên thì em xin kể cho các bác nghe 1 câu chuyện . Cách đây chừng 5-6 năm , lúc ấy em thường nghe chuyên mục Tiếng thơ của đài Tiếng nói Việt Nam . Có 1 thằng cha nọ gửi rất nhiều thơ đến cho BBT chương trình những mãi mà vẫn chưa được đăng . Thế là trong 1 buổi nọ ,nhà thơ Trúc Thông - trưởng băng kẹo lạc của chuyên mục - phải dành ra mấy chục phút để làm việc với thằng cha này . Cu cậu tâm sự rằng : em viết những bài thơ trên trong tâm trạng thăng hoa như điên loại ,hổn hển và kiệt sức .Đại khái là hắn muốn nhà thơ Trúc Thông cho hắn biết thơ hắn có phải là thơ của 1 thi sĩ thiên tài chưa .
Có khi Trúc Thông cũng thuộc dạng tầm tầm nên không hiểu thơ hăn nói về cái gì ,ông liền đáp : thơ bạn tối nghĩa và vô nghĩa quá . Lúc đấy em ko nhớ ,chỉ mang máng đến mấy câu ,đại ý như :

Bay lên cánh hạc mờ sương ảo
Cõi hồn ta động những trăng sao
Hồn đi hồn đi như những kẻ điên cuồng bạo
Nuốt thân xác ta trong mảnh liệm ôm ghì



Rõ ràng thơ rất gợi ,rất ám ảnh .Nhưng lại hoàn toàn vô nghĩa là tối nghĩa . Em không nhớ tên thằng đó ,có khi là chú Nguyến Thế Hoàng Linh cũng nên .

Sự thật là có 1 số người rất có khả năng làm thơ thường bị rơi vào 1 tình trạng mà em tạm gọi là thác loạn (ko hẳn nghĩa đồi bại đâu nhé ) .Họ viết như những kẻ tâm thần ,điên dại và hổn hển .Thơ của họ theo mạch ,hình ảnh hỗn loại và thường hết sức dài ,ngắn nhất cũng 30 câu là ít . Khi viết xong thì họ kiệt sức kiệt lực . Họ có nhiều bài thơ hay nhưng những bài còn lại thì hết sức ngớ ngẩn . Tuy nhiên điều đáng nói là họ vẫn cho rằng chúng là rất tuyệt . Những bài thơ kiểu như thế này thường phá vỡ hoàn toàn những nguyên mẫu thông thường của các bài thơ mà thiên hạ hay đã có dịp thường thức . Nguyên mẫu ở đây là về âm thanh trong thơ , ngữ pháp và cách dùng từ cũng như các cấu trúc văn phạm khác .
Những vần thơ ngớ ngẩn đó lại có cái gì rất gợi ,rất huyền bí .1 số người đọc nó và tự dẫn mình vào mê cung . Sự thác loạn vô định của nhà thơ điên như mở ra cho họ 1 chân trời nào đó ,ko lời giải , cảm giác chỉ mờ mờ đến họ cũng chẳng nhận ra nỗi sự đồng cảm của mình đối với tác giả là gì .

Thông thường ,khi đọc 1 bài thơ ,câu thơ hay ,dù vụng về đến đâu người ra cũng có thể diễn tả được sự hay ho của nó .Tuy nhiên với các tác phẩm viết trong trạng thái thác loạn thường không thiên về câu cú vần điệu mà là về mạch và hình ảnh . Âm thanh trong thơ cũng có nhưng rất mờ đục . Sau đây em xin cảm nhận bài ''Tiếng hen định mệnh '' của chiến sĩ Huệ .Bài này ban đầu em cứ tưởng là tản văn devil2.gif

Không thể bình 1 vài câu đơn lả của Tiếng hen định mệnh . Đó là 1 bức trang hỗn loạn được vẻ bởi cả 1 mạch cảm xúc của hồn ma hoặc linh hồn nào đó . Linh hồn ấy ngụp và lặn , thu mình rồi trốn chạy , đau đớn , hả hê trong 1 thế giới hồn độn những hình ảnh cuồng điên của dâm loạn ,tội lỗi . Gồng mình vượt qua những sợ hãi ,hồn ma hiên ngang ra đấu trường ,như 1 kẻ tử vì đạo , sẵn sàng tuẫn tiết vì sự mê dại tôn thờ .....

Phân tích bình luận đến đây thì em cũng hoảng quá ,chui ngay ra cho rồi chứ không là ăn cám .

Bây giờ em xin đi ngủ đã ,ngày mai em xin nói tiếp những ý còn lại serenade.gif scared.gif stupid.gif clap.gif leuleu.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
trangtreodausuoi
Bạn thử phân tích tại sao có những bài thơ hay bài hát, đọc lên không dám chắc là mình hiểu hết, nhưng vẫn thấy hay. Ví dụ bài hát "Tiếng Hát Dạ Lan" của Trịnh Công Sơn

"Ngựa buông vó, người đi chùng chân đã bao lần
Nửa đêm đó, loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
Cuộc đời đó, nửa đêm tiếng ca lên như than phiền
Bàng hoàng lạc gió mấy miền
Trùng trùng ngoài khơi nước lên, sóng mềm
...
Tiếng ca bắt nguồn từ đất sâu
Từ mưa bão
Từ vào trong đá khô
Đến bây giờ
Mắt đã mù
Tóc xanh đen vầng trán khô
Giòng sông đó
Loài rong yên ngủ sâu
Mới hôm nào
Bão trên đầu
Lời ca lên non cao
Ngựa buông vó
Người đi chùng chân đã bao lần
Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa ..."

Thú thật, tôi chẳng hiểu bài hát này nói cái gì. Nhưng tôi cảm nhận đây ví như một xúc động của tác giả khi nghe một ai hát. Một tiếng hát làm lay động nhiều tầng đời sống đêm tối trong lòng tác giả. Trịnh Công Sơn nói về một giọng hát, một tiếng hát, một bài hát, có khả năng làm lay động nhiều miền tâm thức con người. Và bài hát này tạo khả năng truyền cảm sang cho thính giả. Thính giả nghe và thấy hay. Đấy là sự thành công của Trịnh Công Sơn

Tôi tự hỏi, nếu Trịnh Công Sơn đưa bài hát này ra đời lần đầu tiên, có ai đón nhận không, hay lại bảo là vô nghĩa như tác giả gửi thơ về cho đài phát thanh mà tdna nói ở trên

Bài Tiếng Hen Định Mệnh như tôi đã nói, là một cảm nhận "làm tình" với ngôn ngữ. Đây rõ là một cuộc giao hoan giữa tác giả và ngôn ngữ, hay nói đúng hơn là giao hoan với Thơ. Là một mối giao hoan vừa khóai lạc vừa đau đớn. Nỗi đau đớn cuối cùng với ý thức có thể bị tước đoạt sinh ngữ, đồng nghĩa với tước đoạt sự sống. Cho nên tác giả hoá thân thành một kẻ chinh chiến để gìn giữ và bảo vệ ngôn ngữ Thơ của mình. Vì bài thơ xử dùng nhiều ngôn ngữ thân xác bắt người đọc liên tưởng đến sự giao hoan của thân xác. Nghe bài hát Trịnh Công Sơn thì như thấy một thiền sư đắp chăn trùm mền trong phòng tối xử dụng trí tưởng để tìm ra khoái lạc ngây ngất một mình. Còn đọc thơ của Lê Thị Huệ thì thấy tác giả hiện lên như một đồng nữ đang bay biễu diễn trong dàn xiệc "ô tô bay", foreplay những vũ điệu giao hoan thân xác. Có thể vì thế mà tdna nói như là thấy ma "Đó là 1 bức tranh hỗn loạn được vẻ bởi cả 1 mạch cảm xúc của hồn ma hoặc linh hồn nào đo."

Đây có thể là cảm xúc riêng của mỗi người đọc.
tdna
clap.gif clap.gif w00t.gif
Như thế này bác Trăng treo thân mến .
Túm lại là cái đẹp không đến từ đôi má hồng của người thiếu nữ mà từ ánh mắt của kẻ si tình clap.gif w00t.gif . Nhận định ấy tuy có phần thỏa hiệp nhưng cũng nói lên tính tương đối và phong phú của sự gọi là quá trình cảm nhận thưởng thức thơ ca, văn học nghệ thuật ,.... đồng chí trăng treo nhỉ devil2.gif

Em có 1 cách ví von như thế này ,âu cũng là vớt vát cho việc học dốt kinh tế của em . Nhà thơ (theo định nghĩa là những kẻ cắm đầu viết viết ,lâu lâu mỏi tay lại chấm xuống hàng 1 tí rồi lại viết tiếp ) như 1 kẻ đi buôn , những bài thơ là hàng hóa của y .Y có cái relevant market riêng của mình .Trong 1 cái chợ to không phải tất cả bọn con buôn khách hàng đều khoái sản phẩm của y , chỉ có 1 số đứa thuộc về relevant market của y thôi . Những đứa này khen sản phẩm của y là tốt là hay ,việc đó hoàn toàn độc lập với những đứa còn lại .

Tuy nhiên em lại là thằng không thích trò thỏa hiệp .Bởi em bao giờ cũng là thằng nhìn sự việc thông qua tỷ lệ xác suất .Dẫu em vẫn biết Bá Nha chỉ cần một Chung Tử Kỳ thôi là đủ ,chằng ai còn biết tiếng đàn của Bá Nha khi thì " chót vót như núi cao" khi thì " cuồn cuộn như nước chảỵ" bẳng Tử Kỳ . Nguyễn Thị Huệ chỉ cần vài Trăng treo đầu suối chỉ đâu cần nhiều ,đúng không ?

Vậy cái tỷ lệ đó là gì . Giả dụ bác đem bài thơ "Tiếng hen định mệnh " cho 100 người đọc ,em chắc chắn số người nói "hay " sẽ ít hơn rất nhiều lần so với số người nói "dở" . Sở dĩ như thế bởi xét cho cùng ,cái gì cũng có những chuẩn mực nhất định nào đó .Mà con người ta thì thường theo chuẩn mực .

Theo em ,thơ phải đảm bảo 2 sự sau đây :
- Nhạc trong thơ
- Tính đại chúng của thơ .
Có 2 phẩm chất trên ,một bài thơ mới lưu truyền muôn đời .

Bác nói bài "Tiếng Hát Dạ Lan" của Trịnh Công Sơn không biết chính xác là hay chổ nào nhưng vẫn hay ? Hay bởi nó có nhạc đó bác . Nhạc không phải là cứ phải vần ,cứ phải "điệu ru con" như bác nói . Thế cho nên bài "Tiếng Hát Dạ Lan " được biết đến là 1 bài hát hơn là 1 bài thơ .
Có những bài thơ hoàn toàn không có vần nhưng tiếng nhạc thì hầu như là duy nhất .
Hãy xem :

Anh vẫn hành quân
Trên đường ra chiến dịch
Mé đồi quê anh bước
Trăng non ló đỉnh rừng

.................

Trời vẫn mưa lâm thâm
Gió xoay chiều rét dữ
Bên cầu em thấy chứ
Anh vẫn hành quân


Báo cáo với bác là em hoàn toàn không biết nhạc nhẽo cũng như là không biết cách ghi nhạc lý .Tuy nhiên em vẫn phổ nhạc hát nghịch (hồi ấy em học lớp 5 ).Báo cáo với bác Trăng treo là bài phổ nhạc của em gần như y xì cái ông nhạc sĩ đã phổ nhạc bài này .Sau này khi em lớn lên ,đọc rồi thấy đồng chí nhạc sĩ này tâm sự là " Tôi chẳng phổ nhạc gì cả .Trong thơ có nhạc rồi.Tôi chỉ là người viết bản nhạc sòn đô rê mi " mà thôi .

Còn như bài "Tiếng hen định mệnh của bác " . Nhạc nhẽo đâu ra ? Em thấy nó dai nhanh nhếch .


Tiếp theo sau đây là em nói về tính đại chúng .
Tính đại chúng của 1 bài thơ không có nghĩa là 1 thằng cha căng chú kiết nào cũng có thể biết rằng nó là hay là ho . Nói như bác yuyu có lần trích dẫn lời của 1 nhà thơ trứ danh ,em nhớ đại ý : có 2 dạng nhà thơ vô dụng , một loại là thơ anh ta dễ hiểu đến mức cả những con lừa cũng biết thưởng thức ,loại 2 là những kẻ mà thơ anh ta chẳng ai hiểu nỗi ngoài những đồng nghiệp cùa anh ta "

Em xin xếp thơ của đồng chí Huệ vào dạng 2 .

Người ta thường nói "thơ là tiếng lòng " ,rồi thì " hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần " . Rồi người ta hét lên : không ,những con chữ thông thường không thể làm tôi thỏa mãn ,tôi phải khác cơ .
Vậy đó là gì ?
Hãy tưởng tượng nàng thơ Việt Nam như một nàng thiếu nữ .Ngày xưa khi chưa có Thơ mới , chỉ có thơ niêm luật ngặt nghèo cổ phong: (ngũ ngôn, thât ngôn), thơ luật (ngũ ngôn, thất ngôn) ,thơ tuyệt cú (tứ tuyệt ),... thì nàng mặc yếm . Hiềm nỗi yếm của nàng kín quá ,người ta nhìn cặp tuyệt lê bồng đảo mơn mởn núi đồi của nàng mà không dám sờ vô bóp .Đến như Nguyễn Trãi thích không dám nói thích chỉ dám len lén nhìn trộm :

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm.
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
(Cây chuối )

Sau đó thì Lưu Trọng Lư hét lên : tôi hết chịu nỗi với niêm luật của các ông rồi , phải phóng khoáng như thế này này


Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?
(Tiếng Thu )

Rồi Lưu Trọng Lư bắn đoàng 1 phát ,thế là cả một bọn Thơ mới xông lên .Nàng thơ Việt Nam của chúng ta từ đó thay vì mặc yếm thì chuyển sang mặc xu-chiêng , cóc-sê .

Thơ mới còn chưa tha nàng thơ đâu , Xuân Diệu bắt nàng thơ mặc áo dây :

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
...

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi


Còn bây giờ : Lê Thị Huệ , Vi Thùy Linh bắt nàng phải cởi truồng ,không yếm ,không xu chiêng cũng không áo hai dây , phải thủ dâm :

Khoả thân trong chăn
Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên.

Lê Thị Huệ còn muốn làm tình với nàng

Đau đớn cho nàng thơ Việt Nam ở giai đoạn phải cởi truồng .
Mặc yếm ,mặc xu chiêng ,áo hai dây còn hay còn hấp dẫn .Không mặc gì thì còn đếc gì là hay . Lại còn lõa lồ mà chạy rông giữa cái "xa lộ siêu tổ quốc " ( Lê Thị Huệ ) thì cũng xin bó tay .Sao mà nó tối nghĩa là vô học như thế không biết .Bác Trăng treo về tâu với Lê Thị Huệ như thế .
Hoang Yen
Xáo trộn chong ngày: Một dấu hiệu mới của thơ

Liêu Thái
Thơ. Trong một góc độ và chừng mực nào đó có thể nói là trò chơi xúc xắc ngôn ngữ. Mà trong đó, cái vĩnh cửu trò chuyệïn với cái hữu hạn, tính hàn lâm ngồi chung với tính dung tục, sự tao nhã làm bạn với sự thô thiển, hư thực thực hư trùng trùng hoà quyện vào nhau, tương hỗ phát triển, xáo trộn…làm nên hình hài, sắc diện thơ. Xáo chộn chong ngày của Bùi Chát là một hiện tượng không nằm ngoài quy luật này. Xáo chộn chong ngày vừa mang hơi thở của thứ ngôn ngữ rác rưởi chốn tục lụy chợ búa lại vừa nhuốm màu suy tưởng triết lý nhân tình. Điều này không phải ai cũng làm được. Một nhà thơ bình thường chỉ có thể làm được một trong hai khả năng này mà thôi.

Đó là lý thuyết, nhưng trên thực tế, một tập thơ ra đời có tác động mỹ cảm như thế nào đến độc giả lại là vấn đề khác. Có thể xảy ra hai trường hợp, hoặc là độc giả dễ dàng đón nhận tác phẩm và xem nó như một đứa con tinh thần vì nó hợp với mỹ cảm quen thuộc của mình. Trường hợp còn lại, tác phẩm bị phản ứng gay gắt (thậm chí là loại nó ra khỏi văn đàn) nếu nó không hợp với mỹ cảm vốn đã trở thành lăng kính nghệ thuật của họ.

Xáo chộn chong ngày của Bùi Chát là một đơn cử điển hình cho trường hợp này. Nó bị phản ứng gay gắt từ một số đông độc giả vì đã tạo ra một thứ ngôn ngữ và hình ảnh lạ, nếu không nói là tầm thường… Nhưng cũng chính từ cái tầm thường đó nó đã đi sâu vào biểu tượng và đào sâu vào những hệ lụy nhân sinh, những trăn trở và bế tắc của cái tôi nhân bản để rồi một số bạn đọc thấy nó cần thiết tồn tại. Và một câu hỏi sẽ được đặt ra: đối tượng nghệ thuật (kể cả chủ đề) có phải là vấn đề then chốt của một tác phẩm? Hay cái tôi nghệ sĩ và phương pháp sáng tạo nghệ thuật, khai thác chủ đề là cốt lõi?



Cái bát em chùi núc jạng đông

một bữa xáng ngon miệng những thực khách

nhìn nàm tăng cảm jác khi ăn

tôi đưa tay vẫy các ninh hồn

Những bát ô tô mặc áo nính ji chuyển coa cánh jừng

máu chảy jất nhiều chúng ló

mất điện

Mấy bát hứng bầu chời của đài chuyền hình

tiêu chuẩn cuốc tế được nắp đặt

chiếc đầu không thể nọt coa

âm thanh bận jộn bắt những hình ảnh

Đặt nên ngực em cái bát

thế jới gắn chong ló những cái vòi chảy

nhà hộ xanh

(Không đánh xố cho một đồ jùng hội tụ thức ăn)

2.

Trong những lần ra Bắc làm ăn, nhất là Lào Cai, Yên Báy, Hải Dương… tôi có dịp tiếp xúc, làm việc và chung sống với người Bắc. Họ nói chuyện rất khó nghe, có thể họ nói âm quá nặng, nói trọ trẹ, và hơn nữa, khó nghe vì họ nói phổ thông - một thứ ngôn ngữ nguyên liệu của thơ, thô ráp và cứng nhắc.

Nếu có một nhà thơ nhạy cảm ngôn ngữ “bắt gặp”, anh ta sẽ biến thứ “nguyên liệu” kia thành thơ, và khó nói trước điều gì sẽ xãy ra với thơ của anh ta.

Bùi Chát đã làm điều này một cách say sưa không mệt mỏi để rồi mong sao được người ta chửi bới (?) vì như Bùi Chát thì chửi bới cũng là một biểu hiện của sự tồn tại (tôi nghĩ thế khi đọc hết tập thơ).Và thật may mắn cho anh ta là có rất nhiều ý kiến về tập thơ Xáo chộn chong ngày, khen có, chê có. Khen vì người khen cũng có tai thẩm âm tốt và có đủ công lực để lắng nghe cái giai điệu pop rock hậu hiện đại trên sân khấu ngôn ngữ đậm chất Bắc Kỳ của Bùi Chát. Chê vì (hình như là) hình tượng thơ của tác giả này dung tục quá, nhảm nhí quá…ngoài ra còn vì nhiều lý do khác nữa…


Thay vì, như những nhà thơ đi trước thiên về lựa chọn các chủ đề thường gặp như bốn mùa, thiên nhiên cây cỏ, vẻ đẹp siêu hình của tình yêu, tôn giáo… Đằng này Bùi Chát lại chọn những biểu tượng phồn tục, những “linh vật” không mấy dễ coi… làm chất liệu, làm chủ đề viết thành thơ! Viết một cách chân thành mới đáng kinh! Thú vị nhất là Xáo chộn chong ngày đã sử dụng hình ảnh dung tục tưởng chừng như hết thuốc chữa mà lại chuyển tải được ý đồ nghệ thuật đậm chất nhân văn của tác giả: “Tôi đã coăng cái tát nên chời, không hiểu xao nại mang xuống một vật hệt như ló” (Xáo chộn chong ngày), “tôi yêu những người đàn bà đang nà chuột jưới cống, tôi thấy em mặc cuần nót mười ngàn ba cái mua ở vỉa hè…” (Đâm ja).

Còn ở khía cạnh nổi của tập thơ, ngôn từ tưởng chừng như “lộn tùng phèo” lên, trộn thành chộn, r, d, gi thành j, n thành l, s thành x, q, k, c thành c: “thế giới lày không thể bóp tôi, những hình ảnh cũ thay đổi tôi như mới, thái độ nên cầu ngồi xổm để jơi một vật jưới lước” (Hiện chạng) -…lém lước bọt nên tường, …xách không nàm tôi tốt hơn…(Đâm ja), v.v. Nhưng về mặt cấu trúc thì lại hoàn chỉnh, nó diễn đạt được cái hỗn loạn của một trật tự, cái đơn giản trong sự phức tạp. Chính những yếu tố này làm nên một xã hội - xã hội Xáo chộn chong ngày, và Bùi Chát - một công dân luôn xông xáo, dằn vặt giữa tục và nhảm..

Có thể nói tập thơ của Bùi Chát được chia thành hai phần chính (theo tôi hai phần sau: Ra vào và Tài liệu tham khảo không quan trọng lắm). Phần đầu là Đâm ja. Đâm ja phần lớn vận dụng ngôn ngữ phía Bắc, cách chơi nói nhại chữ khá hay mặc dù vẫn còn những vấp váp...Thư giãn là phần thứ hai của tập thơ, phần này có vẻ hơi nhảm, mặc dù đó là cái nhảm dễ thương nhưng không dễ chấp nhận được. Bằng cách thêm vào thơ người khác một cái đuôi, những bài thơ hay (thậm chí đã được phổ thành ca khúc nổi tiếng) “xui xẻo” hoá thành quái vật vô người thừa nhận: Thời hoa đỏ lè: dưới màu hoa như lửa cháy khát khao nhậu… em hát một câu thơ cũ sì…ta nhìn vào tận sâu mắt nhau heo… anh không có mặt mẹt, không cho ai có thể lạnh tanh tưởi…(Thời hoa đỏ lè – trích từ phần Thư giãn). Đọc đến đây, tự dưng thấy thương cảm cho tác giả bài thơ!

Về phương cách lập ngôn của Xáo chộn chong ngày, Đoàn Minh Châu (sinh viên Học viện quan hệ quốc tế; xem bài của Lý Đợi: Ra vào với Xáo trộn chong ngày của Bùi Chát) đã có những nhận xét mà theo tôi là rất đáng để suy nghĩ: “Em ở ngoài này, mấy đứa bạn quen người Bắc, nhất là dân các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hải Dương nói sai kinh khủng. Hà Nội thành Hà Lội. Ra bất cứ cái chợ nào cũng gặp người buôn bán từ tỉnh lẻ nói ngọng nghịu nhiều lúc rất khó chịu. Nhưng nghe riết thành quen. Đọc thơ BC tự nhiên có cảm giác như đi chợ, những ý nghĩ lỉnh kỉnh và bình dân ngôn ngữ. Ai cũng từng nói, từng nghe, nhưng để cho nó có hình hài ngôn ngữ thì XCCN đã làm việc đó một cách nghiêm túc - như đùa…”…“Ý tưởng và hình ảnh nhiều bất ngờ nhưng dễ chấp nhận vì nó gần gũi, thân thiện và mang cái kì quặc quen thuộc của cuộc sống hằng ngày…”


3.

Và có lẽ, thế hệ chúng ta sẽ ít có người đồng điệu với Xáo chộn chong ngày của Bùi Chát. Bởi vì nó quá mới mẻ về cả nội dung lẫn hình thức. Nhưng sự cô độc và nỗi bất an tâm lý của một tại thể luôn phải đối mặt với chính mình và vớiø thế giới tràn ngập hệ lụy, tràn ngập những khái niệm, những phạm trù đạo đức học mang tính giáo huấn hình thức thì cho dù hôm nay hay một vài thế hệ nữa, lúc nào con người cũng sẽ phải đấu tranh để cởi bỏ nó đi. Khi đó, Xáo chộn chong ngày sẽ được nhìn nhận bằng một thái độ khác.

Với Xáo chộn chong ngày, Bùi Chát có thể chưa đạt được cái mà những nhà thơ thế hệ đàn anh đã làm về không gian và chiều sâu mỹ cảm. Nhưng ít ra Bùi Chát cũng đã có công mở ra một cảm quan mới về thơ, về một dấu hiệu triết học của mỹ học nhân sinh trong vấn đề lựa chọn chủ đề nghệ thuật. Đặc biệt trong nghệ thuật thi ca đương đại, nhà thơ lúc nào cũng hiện hữu với những ý niệm do mình tạo ra…

Có thể nói, đọc Xáo chộn chong ngày bằng thơ không thú bằng đọc biểu tượng của nó, đọc biểu tượng không hay bằng đọc dấu hiệu của nó… Nhưng chung qui, đọc một cá tính cùng với những trăn trở của nhà thơ thông qua tác phẩm sau khi loại bỏ tất cả mọi định kiến mỹ học về chủ đề và tác giả bao giờ cũng có hứng thú và giá trị hơn.

© eVăn 2004
trangtreodausuoi
QUOTE(tdna @ Mar 28 2004, 04:36 AM)
clap.gif  clap.gif  w00t.gif
Theo em ,thơ phải đảm bảo 2 sự sau đây :
- Nhạc trong thơ
- Tính đại chúng của thơ .
Có 2 phẩm chất trên ,một bài thơ mới lưu truyền muôn đời .


Đọc bài này của bạn đã lâu, muốn trả lời, nhưng không có thời giờ. Hôm nay mới hầu chuyện với bạn được

Đấy là tiêu chuẩn của bạn và có thể của nhiều người khác. Đây là tiêu chuẩn cổ điển của người Việt Nam. Tôi không theo tiêu chuẩn của bạn. Đấy là chưa kể ví dụ tôi lớn lên không được nghe nhạc VN nhiều mà nghe nhạc ngoại quốc nhiều, thì có thể khi tôi đọc bài thơ của Lê Thị Huệ tôi nghe ra một loại âm thanh nào đấy mà những người Việt chưa nghe quen. Nếu tôi là một phê bình gia, có khả năng giảng giải và truyền đạt cho nhiều người đọc cảm xúc của mình. Nhiều người đọc tiếp cận được điều tôi giải thích, bài thơ Tiếng Hen Định Mệnh được đón nhận càng lúc càng đông hơn

Như thế yếu tố tính đại chúng lúc ban đầu chưa chắc đã là yếu tố quyết định bài thơ có giá trị. Rất nhiều trường hợp những tác phẩm lúc mới ra ồn ào, nhưng một thời gian, chúng chẳng có giá trị gì cả

Yếu tố nhạc trong thơ là một yếu tố hay. Nhưng với tôi không phải là yếu tố duy nhất. Độc giả là người cảm nhận bài thơ và sự truyền đạt giữa tác giả<-> bài thơ <-> độc giả, là một một truyền đạt phức tạp. Con người càng phức tạp, sự truyền đạt càng nhiều chiều. Bài thơ Tiếng Hen Định Mệnh là một bài thơ gai góc phức tạp. Nhưng có những độc giả như tôi thích cái tính chất phức tạp của đề tài và cái mạch ngôn ngữ của một anh chị trí thức bị phân thân phải tranh đấu để bảo vệ tiếng nói của mình ở trong ấy

Tôi bận việc nên không tiếp tục được, khi nào rảnh tôi sẽ vào tiếp
trangtreodausuoi
Một người thưởng ngoạn đi qua lối mòn của kinh điển như bạn, nghĩa là thơ phải có nhạc và có tinh đại chúng, thì sẽ thấy bài Tiếng Hen Định Mệnh thiếu nhạc thiếu tính đại chúng, như thế là dở. Nhưng một độc giả như tôi lại thấy gần với sự cô đơn và ray rứt của tác giả. Tôi thấy toàn bài, không cần biết đấy là thơ hay là văn, toát ra một sự cô đơn và phẫn nộ. Sự kinh qua một cảm giác của những người sống xa quê hương và sống dưới sự tra tấn là không được sử dụng ngôn ngữ tiếng Mẹ. Và những anh trí thức nào đã từng bị hành hạ bởi điều mà Tiếng Anh vẫn gọi là "Identity Crisis" rồi thì sẽ thấy niềm cô đơn và phẫn nộ của sự bị tra tấn khi không được dùng ngôn ngữ của mình, mà phải dùng ngôn ngữ của người ta, là một trạng thái đau đớn ghê gớm. Tiếng Hen Định Mệnh lột tả được những cảm xúc mạnh trên.

Vâng, có thể Tiếng Hen Định Mệnh "dai nhanh nhách" nhưng có những cái "dai nhanh nhách" làm cho người nhai như tôi thấy "đã", thấy gần gũi. Trong khi tôi đọc những bài thơ bác trích dẫn thì không thấy gần gũi không thấy hay. Vì từ nhỏ đến lớn tôi có biết

Anh vẫn hành quân
Trên đường ra chiến dịch
Mé đồi quê anh bước
Trăng non ló đỉnh rừng

Là cái gì đâu mà thấy hay !!!

Rồi những câu như:

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?

Thật là xa lạ với tôi. Vì nơi tôi ở năm nào mùa thu lá phong vàng và rụng đẹp vô cùng nhưng tôi có qúa nhiều kỷ niệm với vô số mùa thu lá phong vàng khác. Chứ tôi không thể nối kết hình ảnh mùa thu lá phong vàng rụng với "trăng mờ và "chinh phu" được. Không nối kết được thì thấy xa lạ, nên không thấy bài "mùa thu trăng mờ thổn thức" hay

Nhưng tôi lại khóai cái cách nối kết của bà Lê Thị Huệ. Cái cách bà nói về mối cảm nhận nồng nàn với ngôn ngữ cũng giống như mối cảm nhận trong tình yêu qua thân xác. Tình yêu ngôn ngữ được Lê Thị Huệ phô diễn bằng tình yêu thân xác. Hay!

"Ngôn Ngữ Hoặc Chết", niềm phẫn nộ mạnh bằng sự chết. Tuyệt!
trangtreodausuoi
Lê Thị Huệ còn có những bài viết về chủ đề "Lưu Đày và Vong Thân" khác rất xuất sắc. Đây là vài bài tôi thích.

dừng lại dưới vòm cây đậu phụ
nhớ những người đã khuất


Teramachi những ngõ hẹp yên lành
Những hè phố sạch
Linh hồn các ngươi hãy về đây dạo chơi
Có tôi trong chiều nay chào đón
Có tôi trong chiều nay ngồi phơ đời phiêu lạc
Nhớ linh hồn những Việt Nam chết trẻ
Những Nam War đã ám sát tuổi trẻ yêu bọn bạn tôi
Giờ chỉ một mình tôi Viet nam ese sống sót
Đi hoang từ lục địa này qua thổ châu nọ
Lang thang mãi thứ đàn bà con gái không quê hương
Tôi ngồi đây chạm phải một hè phố yên
Teramachi chiều hè thoáng
Những Shogun nghĩa địa đã ném đi xa
Những bện tóc đào đất xẻ gỗ Honganji đã nằm ngoài biên giới
Teramachi những chiếc xe đạp nhẹ bay trên nền ong đá
Starsbuck mở ly kem đá đời yên hàn
Tôi còn chờ đợi gì ở nghìn năm sau
Linh hồn chết trẻ bạn tôi hãy mau về đây chơi
Hãy sờ mó tôi bằng tiếng guốc leng keng trong ngõ tối
Hãy ôm tôi ngủ ngáy dưới vòm cây hè tươm ve hót vang
Chiều Tảo Mộ Bon Festival bên giòng kinh Kyoto
Teramachi ôi hãy giúp tôi một nhịp cầu Ô Thước
Những linh hồn trẻ bạn tôi tự tử từng bầy chết sầu sau chiến tranh 1975
Tôi chờ đợi Tháng Tám Festival of Souls trên cõi đời này đã lâu
Tôi rước hồn tôi trước kiệu hồn họ sau
Teramachi đậu xuống như một ngõ mộng
Bia Mũnchen cá sống đầy đĩa đèn lồng bốc hơi Coffe Muse
Những ngõ ngách hoa tím hoa kèn đỏ nở
Những cô gái trẻ da Á trắng cười hàm tiếu shop hoài
Những người đàn ông xách túi hồng hiền không dẫm phải ngón chân tôi son vấn
Thế gian đậu lại trên hè phố sạch
Teramachi làm ơn cho tôi một bờ vai
Cho tôi nhảy đồng cùng những linh hồn bạn tôi đã chết trẻ
Chúng tôi sẽ yêu nhau trên da phố Teramachi yên hàn
O Bon Teramachi

Lê Thị Huệ
http://www.gio-o.com/ThoChin2003.html
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.