Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Đêm Trứoc Ngày Ba Chục Tháng Tư
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Toanli
Hồi kỳ của Nguyễn văn Thọ

Đêm trước và sau ngày ba mươi tháng tư năm 1975


Cùng tràn xuống từ cao nguyên tiến về Sài Gòn với tôi ngày ấy, tháng ba năm 1975, có một người bạn lính, anh ta tên là Nguyễn Văn Đón. Tôi không thân lắm với anh ấy. Gặp nhau ở một cuộc bồi dưỡng chiến thuật cho các sỹ quan ở trung đoàn trước chiến dịch đánh Buôn Mê Thuật độ nửa năm, bọn tôi là lọai sỹ quan không số, từ lính mà lên ở chiến trường, khác với lớp sỹ quan tu ngiệp tại trường sỹ quan Sơn Tây vào lính để làm quan. Là đám từ lính mà lên, nhưng khi giải thuật bắn đón máy bay trên không tôi và Đón lại tính nhanh hơn nhiều người từng được học hành cẩm thận, nên trâu tầm trâu ngựa tầm ngựa, bọn tôi làm thân rồi chơi với nhau. Mấy ngày thôi trong bãi khách trung đoàn bộ rồi đứa nào về đơn vị đứa ấy. Đón xuất thân là nông dân, vào lính sau tôi một hai năm, cùng là lọai chuẩn úy inôx… Sau bữa tập huấn lần ấy, hắn hẹn, Thọ ơi, chúng ta sẽ gặp nhau ở Sài Gòn và sau đó Đón sẽ cùng về Hà Nội thăm mộ mẹ của Thọ nhé. Xin nói là trứoc chiến dịch vài tuần tôi nhận thư chị tôi từ ngoài Bắc vào báo tin mẹ tôi đã mất. Thư đi chậm ba tháng, người viết cố để chậm ba năm , tính ra mẹ tôi mất từ 1972 , ba năm sau tôi mới biết tin. Đón nói thế vì đêm bãi khách giữa rừng trứoc chiến dịch năm ấy, tôi có kể lại với nó là năm 1969 trứoc khi tôi đi B dài lần thứ hai, lần về thăm bà bừa ấy tôi đẩy cửa vào nhà nhìn tóc mẹ tôi như suối trắng xóa đổ òa xuống nền đá hoa …

Tôi đến Mũi Lớn nghe tin Đón chết ở Tuy Hòa. Tuy Hòa có con đèo hiểm trở cản đường vào thị xã. Nghe đồn, nói tổn thất ở đấy vài trăm mạng lính và trong đó có chuẩn úy Đón, bạn tôi. Tôi không biết là Đón chết thế nào. Nó bị đạn máy bay hay bom? Hay nó bị bọn bộ binh địch bắn hạ ở con đèo ấy?

Trước ngày ba chục tháng tư, bọn bộ binh, bọn công binh và bọn pháo cao xạ của quân đoàn 3 tập trung quân tại một ấp có tên là Hố Bò. Nơi đây toàn cát. Dân chúng sống ở trong các nhà tôn lụp xụp và thường nửa chìm nửa nổi. Hố BÒ gần Sài Gòn lắm nhưng khi đó đã thuộc vùng quân giải phóng kiểm soát. Tôi nghe tin Đón chết mà thương nó tệ. Tôi nằm cố nhớ ra khuôn mặt lờ mờ của nó. Dở bút ra làm được hai câu:
Đến bây giờ chợt nhớ lắm Đón ơi/ Sài Gòn sắp về tay tao rồi đó/ mày nằm đâu, lặng yên mồ đất đỏ… ....Thế là tắc tị, tắc tị; bởi khi ấy không khí vào trận nó hừng hực, nó cuồn cuộn, nó ngun ngút lửa đao binh của thế thượng phong vào trận như chẻ tre thì làm quái gì có cảm xúc nào ở câu chữ mà thương hoài cảm nhớ. Mọi cảm xúc tạm thời bị cái không khí và không gian hoành tráng của chiến trận. Những đoàn quân cứ trùng trùng nối nhau tiến. Những đoàn xe đủ kiểu cả xe Mỹ và xe Liên Xô lọai Jin ba cầu cứ ngày và đêm lấn đường để đi, để xáp vô vào Sài Gòn, thì hỏi anh, cá nhân anh Người Lính Trận Nguyễn văn Thọ kia ơi... làm sao tìm trong phút chốc cái tình cảm "vớ vẩn" cứ lẩn quất đâu đâu. Cho là tôi, thi thoảng chợt thấy khuôn mặt nó, lúc mờ, khi tỏ. Khuôn mặt chen trong bụi đỏ mù mịt khi hành quân, lúc chập chờn hiện ra ở cuối đường chân trời, nơi có mặt trời đỏ ối chìm dần chìm dần...Cứ nghĩ nhớ một khắc mà sao khi ấy có một khắc mong manh cho người xấu số, về bạn, một thằng chuẩn úy không số như mình, tính thuật toán bắn chặn trên không nhanh hơn bọn được đào tạo ở Sơn Tây…Bây giờ nghĩ lại, nhớ, tự trách mình đêm trứoc của ba chục tháng tư năm ấy, cũng không phải quên Đón nhé, thấy xót xa mà không tìm ra thấy một câu chữ nào nó hơn cái đang lượn lờ, ăm ắp quanh tôi khi đó, không khí của cuộc ra quân vào sát chót nơi tử địa: Sài Gòn.

Hôm đó nắng lắm. Nắng chói chang. Chúng tôi ngụy trang xe pháo và đào hầm tạm dưới mỗi xe. Xong việc, tôi ngồi trên thùng xe bập bung cây đàn ghi ta vừa kiếm được sau trận chiếm được Ban Mê Thuật. Có cái xe chở đầy lính đi qua; hình như bọn bộ binh, trên xe ăm ắp người, đứa nào cũng AK 47 lăm lăm. Có thằng ôn khẩu AK 47 lọai giảm thanh ngủ gà trên xe. TôI đoán là bọn đặc công đI lẫn vào cánh bộ binh. Mặt mũi chúng, thằng già đanh, thằng trẻ ranh miệng còn hơi sữa chân còn lấm cứt…Hô hố cười nói chả biết chúng như tôi đang đi vào buớc chân cuối cùng của chiến tranh, biết ngày mai liệu: chết là gì? Chợt có thằng lính giữa đám đông ấy đứng bật dậy la to: “Hà Nội lính Hà Nội hả?” Tôi buông đàn: “Ư`, tao ở chợ giời.” Nó đứng dậy, nói quàng sang: “Tao ở Bạch Mai.” Một thằng nữa, ôn con, nhao khỏi xe ra nửa thân, nắm tấy bàn tay tôi. Cái xe bọn họ vẫn tiến và đôi bàn tay chúng tôi bắt tạm lấy nhau, gian díu được tí chút phải đứt ra, rời khỏi nhau. Thằng đứng giữa xe, gỡ cái kính râm quẳng vào xe tôi: Tặng mày! Tôi lúng túng quá. Có mỗi cái đồng hồ mua từ bên Hạ Lào cũng tháo vội ra quẳng đại lên xe, chả nom rõ thằng nào trong bọn nó với được. Nửa giờ sau, tôi ngồi trên thùng xe mân mê cái kính gọng mạ vàng. Chắc là nó lấy được từ cái xác chết nào hay là trong một tiệm kính. Mặc kệ. Tôi nhét vào túi cóc và về sau, tôi đã đổi nó chiếc kính ấy lấy một chục chai bia lùn 333 ở trong thành phố Sài Gòn…


Thế đấy. Cái không khí bấy giờ đi vào cõi chết mà như không. Ai biết được là ngày mai nó ra sao? Ngày mai ai sẽ chết? Là thằng lính, ở bộ đội phòng không, tôi đánh hơn năm trăm lần, nổ súng với đủ lọai máy bay của Mỹ, của Lào và Thái, của bọn ngụy. Hơn năm trăm lần thoát chết, tôi ý thức được là ngày mai tôi chết. Nhưng vẫn luôn hy vọng trượt ra cái chết, vì tôi là lính mà. Làm thằng lính tôi thèm ăn , thèm ngủ, thèm toàn sự vớ vẩn mà bây giờ hòa bình chả ai thèm cả; nhưng tôi biết, nói đúng ra là ý thức từ rất lâu rồi, là con người thì phải hy vọng một ngày mai. Ngày mai tức không phải ngày hôm nay, dù chỉ một ngày thôi cũng xong, cũng được.

Tối hôm đó, tôi không ngủ hầm. Hầm nông lắm và không có gõ ken làm nóc, làm mái nên nếu một quả bom nhỏ sẽ sập ngay, vậy tôi cứ ngủ trên xe. Tôi cầu may hơn là tính toán về xác xuất của bom đạn..Tới tám giờ tối tôi thấy góc trời phía Bến Cát lửa sáng bừng lên. Nghe thấy tiếng máy bay ì ì. Thấy ngọn lửa rất lớn phủ trùm lên cả triền đất phía đó. Về sau tôi được biết nửa trung đoàn của bộ đội ta đã đi tong vì quả bom đêm ấy. Quả bom bẩy tấn thổi hơi ngạt làm cả nửa trung đoàn chết. Tức là hơn ba trăm thanh niên chết trong một khắc. Khoảnh lhắc ấy trứoc đó , họ có thể mỉm cười và mơ.

Sớm hôm sau, tôi đi nhận lệnh và biết là đêm tối đấy sư đoàn chúng tôi sẽ đánh Đồng Dù. Bọn cao xạ chúng tôI sẽ bao vòng ngoàI đánh bọn máy bay nếu chúng tới. Lệnh phổ biến có cả phương án máy bay Mỹ sẽ quay lại thâm chiến. Tôi đã từng chạm súng với máy bay mỹ ở miền bắc nhiều lần. Kể ra cũng nhiều trận suiứt đầu mẻ trán. Đánh máy bay Mỹ hỏa lực chúng rất mạnh vì đông và cũng dững cảm. Máy bay Ngụy ít và không cảm tử cho lắm. TôI thầm mong sao cho bọn Mỹ đừng quay lại. Gì thì gì, B52 ở tít trên độ cao hơn năm cây, chúng tôi không thể bắn tới, mà ném hơn 500 quả bom một lần thì hãi hơn là bọn ngụy với mỗi lần 4 cái F8U với 16 quả bom 500 cân.

Tôi đi kiểm tra trung đội. Thằng Khai đại đội trưởng, bạn tôi, lại truyền lệnh tiểu đoàn bảo: “Thọ ơi, ông được cử đi trinh sát trước.” Ông lấy hai thằng và lên trung đoàn. Tham mưu phó trung đoàn sẽ chỉ huy toán trinh sát này. Tôi lấy một người lính thông tin, một thằng lính ở tiểu đội trinh sát và lên trung đoàn bộ nhập toán trinh sát Sài Gòn. Chúng tôi sẽ vòng qua Đồng Dù, tiến thẳng vào thành phố Sài gòn. Đi tới đâu tôi có nhiệm vụ cắm các vị trí có thể đặt pháo. Tinh thần của ngày hôm ấy, khi đó là đánh Sài Gòn ít ra phải dăm ngày. Chưa ai nghĩ khi nào, bao giờ thì chiển tranh chấm dứt. Bởi vì bọn tôi biết trong thành phố Sài Gòn, nếu binh sỹ ngụy chống cự như tại thành cổ Quảng Trị năm nào, thì không phải là máu một sư đoàn, một vạn người trai có thể mãi mãi nằm xuống chứ chả chơi. Có thể hơn thế chứ, vì thành phố này to lắm. Nếu mỗi góc phố có một ụ súng, mỗi hẻm, góc đường có một xe bọc thép và sau nó là dăm người lính quyết tử cho thành phố của họ thì bọn tôi ắt phải trả giá. Như thế, phải hy sinh nhiều lắm, những đứa con Hà Nội sẽ chết. Và biết đâu trong số xác lính ấy có tôi. Có tôi, Nguyễn Văn Thọ. Chuẩn úy không số.

Còn nữa
Toanli
Đánh vào Ban mê Thuật - Căn cứ hủy diệt: Chư Nghé

Trước một năm đánh vào Ban Mê Thuật, sư đoàn 320 với sự phối thuộc của cao xạ và pháo binh hạng nặng đã đánh vào căn cứ Chư Nghé.

Chư Nghé là một quả đồi nằm sâu trong vùng giải phóng. Lực lượng trên đó của địch có hơn đại đội. Chúng nằm trong công sự, lô cốt. Chư nghé như cái nhọt cắm sâu vào vùng giải phóng dù quanh nó toàn là rừng. Từ đó nó khống chế cả một vùng rộng. Đáng Chư Nghé, nếu bình thường người ta dùng hai tiểu đoàn, đằng này cả một sư đoàn tấn công nó. Đấy là dùng dao mổ trâu để giết một copn muỗi. Trận đánh tập sự phối hợp quân binh chủng có tính hry diệt. Ban đầu làg pháo dẫ, sau là công binh mở của tử rồi pháo dẫ và bộ binh lên. Vòng ngoài là cao xạ vây lưới. Khốn nạn, máy bay địch không dám lên. Chính quyền Sài Gòn bỏ rơi Chư Nghé. Nó chết tươi dưới mưa pháo và bị tiêu diệt không kịp ngáp sau hai giờ oang kích của pháp binh hạng nặng của ta.

Tôi không tham gia trận đó. Hành quân tới nơi thì Chư nghé đã hoàn toàn bị san phẳng. Nghe lính kháo thì đêm hôm trước, có hai chuyến trực thăng tới thả hơn hai chục con điếm phục vụ lính ngụy. Suốt đêm pháo binh giã hơn ngàn quả đạn lên cái đồi còm có hơn trăm tay súng. Nghe nói ta xung phong lên cửa mở trống trơn và bộ binh làm chủ ngay tình thế. Một sư đoàn đánh một đại đội. Hủy diệt! Tôi theo chân một người bộ binh trèo lên quả đồi thoai thoải. Xác người sau nửa ngày nắng đã bắt đầu thối vì nắng cao nguyên rất nóng. Phía trên có đoàn người đi trước. Thấy một người đi đầu chỉ trỏ. Sau nghe nói, đấy là tư lệnh Hoàng Kim Tuấn. Tôi thấy ông ta có vẻ rất cáu, chỉ trỏ và nói gì rất lớn. Nhìn ra thấy mấy cái xác trần như nhộng vắt vẻo trên rào gai.

Thì ra bọn nào đó, chắc là mấy thằng lính nghịch ngợm đã khênh xác bọn gái điếm ra vắt lên hàng rào và cắm vào đó, âm hộ của những người xấu sộ, mỗi một cái các găm một trái đạn hình trứng M79 vào âm hộ. Tôi thấy lộn mửa, quay xuống, không còn bụng dạ nào thám sát Chư Nghé nữa. Đấy là kỉ niệm đầu tiên khi tới vùng Chư Nghé Tây Nguyên. Sau đó một tháng, tôi dẫn một trung đội 12,7 li nằm phục ở đầu con đường vào Chư Nghé. Suốt nửa năm trời chúng tôi hy vọng bọn địch tung quân lên giải toả Chư nghé. Nằm mãi tới khi một ngày thấy năm chú trực thăng lên. Phía bên trái tôi, có thằng trung úy, biệt danh Phượng Cà đại đội phó C7 cũng dẫn 3 khẩu 12.7 nằm phục.

Bọn trực thăng bay vào lúc sớm. Khoảng chín giờ thì phải. Một chiếc vào gần, khoảng cách đơn vị pháo của tôi nằm phục khoảng 4 cây thì tách sang trái. Đánh nhau mãi với tụi này ở Xa pha na khét rồi nên tôi đoán ngay ra ý đồ của chúng. Thằng bên trái sẽ cơ động nghi binh và tốp bên phải bốn chiếc mới nguy hiểm.

Tôi căn cứ vào độ cao của tốp máy bay hô: toàn đơn vị bám chiếc bên trái của tốp bốn chiếc bắt đầu lượn vòng. Bỏ chiếc nghi binh. Tôi nói lớn. Tôi uớc đoán P khi này khoảng 300 mét. Có nghĩa là nếu phát hỏa tôi rất có lợi. P càng nhỏ thì xác xuất đánh trúng càng lớn. Vì khi này chúng bay vào, chiếc máy bay bên trái đang nằm gọn vào kính ngắm của ba khẩu 12.7. Tôi hạ lệnh chuẩn bị. Chờ cho nó ngiêng vào tầm bắn khoảng 2000 mét cho chắc ăn, là tôi phát hỏa. Ai ngờ, đúng khi đó máy bay còn cách hơn ba ngàn mét, thằng Phượng Cà đã hạ lệnh bắn. So với tôi những khẩu 12.7 của Phượng phát hỏa hơi sớm. P của nó lớn. Đánh như thế là ngu xuẩn. Sớm bộc lộ lục lượng. Chiếc máy bay tách riêng ra bên trái, lập tức phát hỏa. Nó bắn hú họa liên tục xuống phía trước. Nó khạc ra một tràng sáu nòng 12.8 đỏ như luồng lửa vọt qua đầu tôi. Bốn chiếc kia có dấu hiệu vòng lại. Tôi hạ lệnh bắn. Hai khẩu súng của khẩu đội cách chỗ tôi đứng phát hỏa. Đạn bay lên vạch đường ăn thấp. Tôi quật mạnh cán cờ vào tay thằng khẩeu đội trưởng chỉ huy khẩu ngay cạnh chỗ tôi đứng: Nó một thằng giáo viên vừa được cất nhắt lên chỉ huy run như cầy sấy. Bởi nó là đảng viên từ hậu phương vào lính nên được chỉ huy chứ nó biết đếch gì. Tôi quất mạnh cờ vào tay thằng tiểu đội trường và chửi: Địt mẹ mày! Thằng xạ thủ người Nam Hà thấy vậy biết là tôi đã ra lệnh nên xiết cò. Nó là một thằng chữa đồng hồ rất giỏi. Đạn căng , vọt lên chua chủa bám sát máy bay . Nhunưg khi đó chúng dedang lượn vòng nên chả ăn thua mẹ gì. Máy bay tăng độ cao và vòng nhanh rồi chạy tồc về Plây Cu.
Đấy là một trận không thành. Máy bay bị đánh sớm đã vọt lên và vòng ra. Chiếc máy bay liệng ở ngoài bắn xuống đã giết hai thằng lính bộ binh hôm đó đang vớ vẩn ngoài công sự trong Chư Nghé. Toi hai mạng.

Hôm sau tôi được lệnh về đại đội. F Giải tán toán phục binh 12.7. Tôi về đại đội cũ nắm quyền chỉ huy pháo 37 hai nòng nằm cạnh Chư Nghế. Đêm ấy thằng Khai hạ sát được một con nai cỡ hai tạ và xả thịt, cho lính khênh một đùi lên biếu tiểu đoản.
Toanli
Thịt Nai

Bấy giờ đang vào mùa khô. Mua khô rừng quanh Chư Nghé vẫn xanh và đôi khi trông thấy một chú hoãng vun vút chạy. Dơ súng lên bắn vu vơ tức là phí đạn. Khai thiện xạ. Hắn đi săn ở Hà Tĩnh với cha từ thủa còn thơ. Vào lính hắn vẫn nhơ thói quen bắn hạ. Khai trứoc là sỹ quan tham mưư tiểu đoàn. Hắn nhỏ hơn tôi một tuổi, là dạng sỹ quan Sơn Tây. Thời ở chiến trường A hắn có đánh vài chục trận gì đó rồi đi học sỹ quan. Về tiểu đoàn, hắn biết tiếng tôi là lọai lính chiến. Có nghĩa là tôi bầm dập trong đời làm lính. Cái gì cũng biết, đấy là danh hiệu của lọai lính chiến chẳng qua trường nào nhưng cuộc sống đã đào tạo, đã dậy dỗ lớp lính ấy. Quý và hiếm vì cả đại đội chỉ có hai thằng nhập ngũ từ năm 65 và hai thằng từ 66. Riêng tôi đi từ nhà trường, văn hóa 10 khi ấy là oai lắm. Lại được huấn luyện rất kỹ từ chiến thuật tới binh khí, xạ kích…hồi còn ở trung đoàn cao xạ bảo vệ thủ đô, Đoàn 220. Tôi từng bảo vệ Hà Nội…Từng ấy làm Khai biết là của quý. Cũng ngựa tầm ngựa. Ngày Khai sắp về, hắn đón tôi ở cái lán nhỏ chỉ huy tiểu đoàn, nơi dành cho bọn sỹ quan tác chiến và hối lộ tôi một ấm trà loại chín hào ba mười gói. Khai nói, tớ về chỗ ông. Giúp nhé. Ư`, giúp. Đấy là văn tự không kí kết. Làm thằng lính, lời nói là gói vàng. Khai xuống tôi toàn bộ mảng huấn luyện hắn cho tôi bao sân. Tôi lăn ra giúp hắn. Đứng trứoc toàn đại độI, hắn đi đi lại lại, còn tôi thì làm thằng giúp hắn hết chiến công này tới chiến công khác.

Con nai hai tạ đêm ấy Khai hạ thủ bắn trúng giữa hai gạc. Thằng này đúng là thiện xạ. Phát đạn cắm trúng tử huyệt và đem linh hồn nai về thiên đàng. Hai con mắt lơ láo to tướng nhìn trân trân. ở chỗ bị bắn một lỗ sâu hun hút và sau gáy vỡ toang ra như cái bát úp, máu đỏ lòm. Lính khiêng chú nai về. Bốn vó cột lại nhau bằng sợi giây rừng. Ă.c è khênh về giữa đại đội, ném tới ịch. Thằng Khai lấy con dao găm sắc như nuớc của gã khoanh cái đuôi và cắt phăng sau khi lấy cọng dao dần mãi, dần tới dần lui cho máu dồn từ xương sống xuống chót đuôi. Tôi hỏi, mày lấy nó làm gì. Khai cười nói thầm: “Mày đéo biết gì. Phơi khô. Bổ hơn nhung. Sau mày sốt rét, tao cho một đoạn nấu cháo.“

Đại đội tôi xưa có thằng Sáu cũng bắn xuya như nó. Hơn thế vì thằng Sáu bắn chả cần ngắm. Cứ giương súng trong đêm tối là bóp cò. Sáu thiện xạ người dân tộc Nùng. Nó bị B52 dội trúng đợt bom năm trăm nhát lọai 500 cân một quả, chết tươi khi vây Khung Xê Đôn. Thằng Sáu hơi có da có thịt, còn thằng Khai này nom ra xương xẩu. Con nai ấy giúp bọn tôi được hai ngày xả láng. Hết nạc vạc tới xương. Cả đống xương cũng bị bọn anh nuôi hầm đi hầm lại. Gân nai cũng mục, da nai cũng được hầm lên thành thứ keo ăn dính hết cả mồm…

Đấy là cuộc cuối cùng trong mùa khô ấy bọn tôi no thịt vđược hai ngày còn lại thì đói , đói rã họng và suốt đêm suốt nàgy mơ no. Mơ ăn một bữa túy lúy. Đêm đêm tôi kể chuyện bún ốc Hà Nội cho mấy thằng lính trẻ ứa hết cả nuớc miếng. Bọn lính có vợ kể chuyện hú hí với vợ, với đàn bà và sau câu chuyện chúng tới từng cánh võng sờ xem: “Tổ cha bay mới có thể mà Chướng nội vô phong phàm tự lập”

Có như vậy mới quên đi cái đói nó hành hạ. Ban ngày vẫn trực chiến. Vẫn huấn luyện. Vẫn tuần tra canh gác. ..Vẫn đốt lửa nương xem nó cháy hừng hực xèo xèo
SyncMaster
Sao lâu không thấy bác Thọ viết tiếp nhỉ, đang đến hồi hay confused1.gif
Dân làng Ven
Chiến tranh nhìn từ Bức Tường Việt Nam...

Bài viết dưới đây bắt đầu từ bức thư của người lính Mỹ gửi một chiến sĩ quân giải phóng Việt Nam đã hi sinh bởi viên đạn của anh ta. Chúng tôi xin chia sẻ với thông điệp của tác giả: "... Hoà bình cho hợp tác và phát triển hôm nay trên máu xương đã đổ xuống và mất mát phải chịu đựng. Đừng bao giờ nữa có chiến tranh!".

1. Richard A. Luttrell, cựu binh Mỹ, năm 1989 đến thăm Bức Tường Việt Nam ở Washington D.C về đã viết một bức thư cho một người lính Việt Nam đã bị mình bắn chết trong cuộc chiến.

18/11/1989

Ông quý mến!

Hai mươi năm nay tôi mang theo tấm ảnh này trong ví của mình. Cái ngày chúng ta đối mặt nhau trên lối mòn ở Chu Lai, Việt Nam, tôi chỉ mới mười tám tuổi. Vì sao ông không cướp đi mạng sống của tôi, tôi không bao giờ biết được. Ông chĩa khẩu AK- 47 vào tôi nhưng không bắn. Hãy tha thứ cho tôi đã cướp đi mạng sống của ông, tôi đã phản ứng đúng như cách tôi được huấn luyện - Giết một Việt Cộng hay một tên da vàng, các ông không được xem là người, chỉ là tên da vàng / một cái bia ngắm - vậy thôi.

Kể từ cái ngày năm 1967 đó tôi ngày càng thấy tôn trọng cuộc sống và những người khác trên thế gian.

Không biết bao lần trong chừng ấy năm qua tôi ngắm nhìn tấm ảnh ông chụp với con gái, tôi chắc thế. Lần nào ruột gan tôi cũng quặn thắt một nỗi đau đớn. Tôi bây giờ đã có hai con gái. Một đứa hai mươi tuổi. Đứa kia hăm hai, và trời thương đã cho tôi hai đứa cháu gái, tuổi lên một và lên bốn.

Hôm nay tôi đến thăm Đài kỷ niệm cựu chiến binh Việt Nam ở D.C. Vài năm nay, tôi muốn đến đây để nói lời tạm biệt với nhiều đồng đội cũ của mình.

Chẳng hiểu sao tôi hy vọng và tin là họ sẽ biết tôi đang ở đây, tôi thật sự yêu mến họ như tôi tin ông yêu mến nhiều đồng đội cũ của ông.

Hôm nay chúng ta không còn là kẻ thù của nhau nữa. Tôi hiểu ông là một người lính dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương mình. Trên hết, tôi bây giờ đã biết quý trọng cuộc đời được ban cho ông.Tôi nghĩ rằng vì vậy tôi có thể đến đây hôm nay.

Khi tôi rời khỏi đây hôm nay tôi để lại tấm ảnh của ông và bức thư này. Đã đến lúc tôi phải sống tiếp đời mình và thoát khỏi nỗi phiền muộn, đau đớn. Ông hãy tha thứ cho tôi, tôi sẽ cố gắng sống trọn đời mình, một cơ may mà ông và nhiều người khác đã bị khước từ.

Bây giờ tôi dừng bút ở đây, thưa ông, hẹn lúc khác chúng ta gặp lại nhau ở một thời gian và một nơi chốn khác, chúc ông yên nghỉ bình an.

Kính thư

Richard A. Luttrell

Sư đoàn không vận 101


Tấm ảnh cùng một đoạn thư trên đây đã được đưa vào cuốn sách "Những đồ vật để lại bên Bức Tường". Năm 1996 một người bạn của Luttrell trông thấy cuốn sách đó và báo cho ông biết. Nhìn lại tấm ảnh và bức thư mình để lại bên Bức Tường bảy năm trước, Luttrell đau khổ bật khóc. Ký ức ùa về khiến ông biết rằng mình không thể nào nhắm mắt được chừng nào chưa đưa trả lại tấm ảnh cho người con gái của người lính Việt Nam đã bị giết chết. Dù biết rằng trong tay không có một dòng địa chỉ cũng như một cái tên nào mà đi tìm người ở một đất nước hơn 80 triệu dân như Việt Nam thì đúng là một việc đáy biển mò kim nhưng ông vẫn quyết tâm đi tìm.

Ông đã xin lại tấm ảnh để lại bên Bức Tường. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam ở Washington, Luttrell đã thuyết phục được một tờ báo ở Hà Nội đăng tấm ảnh kèm theo một bài viết. May mắn sao, bài báo đó đã đến được cái làng nhỏ bé có gia đình người lính sinh sống. Mấy ngày sau, Luttrell nhận được một bức thư ngắn đã dịch ra tiếng Anh chuyển qua đường fax từ Việt Nam tới Mỹ, trong đó một phụ nữ xưng tên là Lan viết:

Ông Richard thân mến, đứa trẻ mà ông quan tâm, hoặc qua tấm ảnh, hơn 30 năm trước, bây giờ đã lớn, hồi nhỏ cô ta đã chịu nhiều đau khổ vì mất bố. Tôi mong ông sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình tôi.

Luttrell lập tức viết thư trả lời và hỏi Lan liệu ông có thể đến thăm Việt Nam được không. Lan nói được, thế là tháng 3/2000 Richard Luttrell tới Việt Nam - lần đầu tiên ông trở lại nơi này sau ba mươi hai năm - và đã trực tiếp gặp Lan tại làng cô. Phút nhìn thấy Luttrell, Lan bật khóc và ôm choàng lấy ông. “Tôi xin lỗi”, ông nói và cũng bật khóc. Lan tha thứ cho Luttrell, và tấm ảnh chụp hai bố con cô bây giờ đặt trên chiếc ban thờ nhỏ ở nhà cô.

2. Dương Tường, một cựu binh Việt Nam (thời chống Pháp), năm 1995 nhân chuyến sang Mỹ, ông đã đến thăm Bức Tường Việt Nam. Cảm xúc về chiến tranh và cuộc sống đã làm bật lên trong ông một bài thơ tiếng Anh “At the Vietnam Wall” mà ông tự mình dịch ra:

Viết ở
bức tường Việt Nam

bởi lẽ mình với cậu
chưa hề biết nhau
nên mình đến

bởi lẽ cậu bỏ lại mẹ cha cùng
người hôn ước
và mình cũng từng giã biệt vợ con
nên mình đến

bởi lẽ tình yêu mạnh hơn thù hận
và có thể bắc cầu qua mọi đại dương
nên mình đến

bởi lẽ cậu không trở lại
còn mình đã có ngày về
nên mình đến

3. Chiến tranh đã lùi xa ba mươi năm, những cựu binh từ hai phía đều cùng thấu hiểu nỗi đau của nhau. Hoà bình cho hợp tác và phát triển hôm nay trên máu xương đã đổ xuống và mất mát phải chịu đựng. Đừng bao giờ nữa có chiến tranh!
trademark
Chiến tranh việt nam không phải chỉ có súng đạn Mỹ, phi cơ A-37, B-52, F-5, trực thăng, mà còn có xe tăng T-54, phi cơ Mig của Nga, tiểu liên Tiệp Khắc AK, súng chống chiến xa RPG-2 (B-40) và RPG-7 (B-41), đại bác 122 ly M1938 của Nga, đại bác 59 của Trung Cộng....


Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.