Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Lịch Sử Một Số Tôn Giáo Lớn.
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Pages: 1, 2
Sóng
QUOTE
Thiên chúa Jehova và Jesu khác nhau ở chỗ Thiên chúa Jehova là quyển thánh kinh đầu tiên còn Jesu là người về sau xuất hiện và có thánh kinh mới.
Người Do Thái chỉ công nhận thiên chúa Jehova mà ko công nhận Jesu, họ cũng ko thuộc vào toà thánh Rom.
Thiên chúa giáo chính thống và Thiên chúa giáo La Mã thì tôi ko rõ lắm, nhưng theo tôi hiểu thì một là có thể bạn nói ý phía trên, tức là thiên chúa giáo Jehova và La Mã. Và khả năng thứ hai là hiện nay thì theo tôi nó là một, vì Thiên chúa giáo La Mã(là Roma) chính là nơi đặt toàn thánh Vanticang(còn gọi là Kito giáo)
Ngoài ra còn dòng thiên chúa giáo mới là Đạo Tin Lành, Khác với Kito giáo thì Đạo Tin Lành cho phép mục sư lấy vợ, có con và phụ nữ có nhiều quyền hơn. Người đưa ra Đạo Tin Lành là mục sư Martin Luther ở Đức vào đầu thế kỉ 16, về sau ông đã lấy một bà vợ và có 6 đứa con.

Xin lỗi Luuthuy phải điều chỉnh và bổ sung ba vấn đề lớn trong bài LT viết.

(1)Chúa Jehovah (Yahweh) hoàn toàn khác Giesu, (2)Thiên Chúa giáo La mã và Chính thống giáo tồn tại song song đến ngày nay và khác nhau rất nhiều về Địa lý, hình thức (3)Tin lành dựa trên một nền tảng tư tưởng khác, chuyện lấy vợ hay không chỉ là một hình thức biểu hiện rất nhỏ của tư tưởng đó.

(1). Thiên Chúa Jehovah (Yahweh) và Chúa Giesu (Jesus)
Do Thái giáo – từ hàng nghìn năm trước - tôn thờ Thượng đế duy nhất là Jehovah hay Thiên Chúa, và lịch sử người Do Thái được ghi lại trong kinh Cựu Ước, từ khi Thiên Chúa sáng tạo thế giới đến khi dân Do Thái suy đồi. Jehovah như vậy chỉ là Thượng đế của riêng người Do Thái, hay có thể coi là một vị Thần của một Dân tộc.

Đến khoảng đầu Công nguyên, một người Do Thái có tên Giesu (Jesus – sinh 8 hoặc 4 trước CN – chết 29 sau CN), tôn kính Thượng đế Jehovah, theo Cựu Ước, tuy nhiên có những tư tưởng rộng mở hơn, với mong muốn đưa Thiên Chúa của người Do Thái trở thành Thượng đế của tất cả mọi dân tộc, đã đi rao giảng Kinh Cựu ước và cả những điều mới mẻ hơn nữa.

Một trong những điều đổi mới đó là Thiên Chúa là một nhưng có 3 ngôi (Nhất thể tam ngôi) : Chúa Cha, chúa Con và chúa Thánh Thần. Những người theo Giesu nghiễm nhiên hiểu rằng Giesu là đức Chúa Con, là con trai (phần bản thể) của Thiên Chúa Cha Jehovah xuống hạ giới rao giảng đức tin và tình yêu. Chúa Thánh thần là Thánh linh thần khí của Thiên Chúa ở khắp cá nơi có loài người, dõi theo và ghi nhớ về họ.
Cuối cùng Giesu bị đóng đinh trên Thập giá bởi chính người Do Thái.

Như vậy với quan điểm không theo Tôn giáo, Jehovah là tên vị Thần, siêu nhiên không có thực; Giesu là Người, có tên tuổi, có thực, và là một hình thức của Sứ giả và Tiên tri – người rao giảng. Nghe danh xưng có thể biết đó là chúa Cha hay chúa Con.

Thiên Chúa Jehovah – Chúa Cha, là Thượng đế, sáng tạo thế giới và con người, do vậy còn gọi là Chúa Toàn Năng, chúa Sáng Thế, chúa Quan Phòng, chúa Vĩnh Hằng, chúa Phán Xét, chúa Thành Tựu, Chúa Ghen tuông, Chúa của các chúa và thánh thần trên khắp các cõi.

Chúa Giesu – Chúa Con, không phải Thượng đế, mà chỉ là con trai của Chúa Cha, do vậy gọi là Chúa Cứu Thế, chúa Ki tô, chúa Cứu Rỗi, chúa Chịu Nạn, đấng Christ, đấng chịu xức dầu thánh, là Vua của các vua dưới mặt đất.

Khi nói đến Thánh Linh của Chúa, thần khí của Chúa, lời Răn của Chúa, cột lửa của Chúa, tai họa của Chúa, miền đất hứa của Chúa, thiên thần của Chúa, Con trai của Chúa… là nói đến Thiên Chúa Jehovah.
Nói đến Trái tim của Chúa, thân thể Chúa, máu của Chúa, Mẹ của Chúa, Cực hình của Chúa, hành trình của Chúa, vòng gai của Chúa… là nói đến Giesu.
Sóng
Người Do Thái không công nhận Giesu, họ theo Do Thái giáo chứ không phải Ki tô giáo. Người Thiên chúa giáo công nhận Giesu là con Thiên Chúa, nên cũng là một đấng Chúa, là một trong Ba Ngôi tối cao.

Nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần, Amen
(nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần – Chữ Amen có nghĩa là Hoàn tất, dùng để kết thúc câu cầu nguyện nói chung).

10 điều Răn của do Thiên Chúa Jehovah nói với Moses – một đấng Sứ giả - trên núi Sinai khi ông dẫn đoàn dân Do Thái rời khỏi Ai Cập, cả nghìn năm trước khi Giesu ra đời:

Kinh Cựu ước: “Và Thiên Chúa nói với Moses: Ta là Thiên Chúa Jehovah, là Chúa của các ngươi, Người đã dẫn các ngươi ra khỏi nơi bị trói buộc
1. Các ngươi không có Chúa nào khác trước ta
2. Các ngươi không được thờ bất kì một thứ ngẫu tượng nào, một thứ gì ở trên trời, ở dưới đất, hay ở trong nước, bởi vì ta là một vị Chúa hay ghen tuông
3. Các ngươi không được kêu danh Chúa của các ngươi một cách bất cẩn
4. Các ngươi phải nhớ ngày lễ Sabát, và giữ đó là ngày thánh. Các ngươi hãy làm việc trong sáu ngày, nhưng phải giữ ngày thứ bảy là ngày của Chúa.
5. Các ngươi phải kính thờ cha mẹ
6. Các ngươi không được giết người
7. Các ngươi không được gian dâm
8. Các ngươi không được ăn cắp
9. Các ngươi không được làm chứng gian hãm hại những người bên cạnh
10. Các ngươi không được tham lam nhà cửa, vợ, đầy tớ trai, đầy tớ gái, bò, lừa hay bất cứ cái gì của những người bên cạnh các ngươi.

Đọc những lời trên, đặc biệt lời răn cuối, có thể rõ thấy tính hạn chế và cục bộ dân tộc từ thuở sơ khai của Do Thái giáo, lời răn của Chúa nói cụ thể đến từng thứ như nhà cửa, vợ, đầy tớ, bò, lừa. Đồng thời lời Răn này cũng mang tính ràng buộc rất lớn : Không được tin vào tín ngưỡng nào khác, cấm sự nghi ngờ.

Về sau Giesu thêm nhiều những điều răn dậy nữa, cũng được ghi lại trong kinh Tân Ước, tuy không linh thiêng như 10 điều trên nhưng cũng rất nhiều ý nghĩa:
- Nếu ai tát vào má bên phải các người thì hãy chìa má bên trái ra (tính nhẫn nhịn)
- Phúc thay cho kẻ nào không nhìn thấy phép lạ của ta mà vẫn tin ta (đề cao lòng tin tuyệt đối)
- Hãy đi, sẽ đến; hãy gõ, cửa sẽ mở (lòng tin và thực hiện)
- Hãy bố thí, và các ngươi sẽ nhận được nhiều hơn từ nước trời
Và ngắn gọn nhưng đầy đủ nhất : “Cái gì các ngươi không muốn thì đừng bao giờ làm cho người khác”

Mục đích của các lời Răn dậy đều là hướng thiện, tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng cũng là Luân lý.
Sóng
Tôi dạo này mắc cái bệnh thích cái gì thì làm.
Đang thích chỉnh LT, nên nói lan man cái đã nhé, lời răn lời riếc để sau, kẻo rồi mất hứng thì không viết được gì nữa.


Vấn đề thứ 2 : Thiên Chúa giáo La Mã và Chính Thống:

Về Thiên Chúa giáo La Mã và Chính Thống thì thuộc về Lịch sử:
Hoàng đế Theodosius I (379-395) của La Mã phân chia đế quốc thành hai phần phía Tây và phía Đông cho hai người con trai Honorius 10 tuổi và Arcadius18 tuổi của mình sau khi chết.
Năm 476, vua La Mã phía Đông viết thư tuyên bố tách khỏi phía Tây, với lý do các Giáo hoàng đã sa đọa, rời bỏ con đường chính thống của Kitô giáo, từ đó hình thành hai nhà nước La mã, biên giới khoảng giữa Hi Lạp và Ý, vẫn lấy giáo lý Ki tô là tôn giáo chính nhưng đã hoàn toàn khác nhau về hình thức.

La Mã phía Tây thủ đô tại Rome, Ki tô giáo được gọi là Thiên Chúa giáo La Mã, thiết lập chế độ Giáo Hoàng – giám mục thành Rome, Thần quyền cao hơn Vương quyền, Giáo hoàng có quyền tối cao trên cả các vua, can thiệp vào việc chọn vua cho các nước châu Âu, và có quyền phong Thánh. Vua không được quyền can thiệp vào công việc Tòa Thánh. Chế độ Giáo Hoàng còn đến ngày nay ở Rome.

La Mã phía Đông thủ đô tại Constantinope (Istanbul ngày nay), họ tự nhận họ mới là dòng Chính thống, tại đây Vương quyền cao hơn Thần quyền, Vua chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chúa chứ không phải Giám mục, và có quyền chọn Giám mục thành Constantinope khi giám mục cũ chết, và các Giám mục phải theo vua.
Người đứng đầu là Đại giáo chủ - Giám mục thành Constantinope.

Văn hóa Chính thống giáo là văn hóa Byzance, rất nổi tiếng, nhà thờ lớn nhất là Hagia Sophia, một trong những công trình đẹp nhất thế giới, dựng năm 537. Chính thống giáo là nơi lưu giữ và nghiên cứu các học thuyết và văn minh cổ đại Hi Lạp, Ai cập suốt thời cổ đại chứ không phải Rome.

Năm 1453, quân Ottoman – Thổ tấn công Constantinope, vua và các giáo chủ La Mã phía Đông cầu nguyện lần cuối ở nhà thờ Sophia, rồi chiến đấu đến chết. Byzance bị tiêu diệt. Hồi giáo đã nhanh chóng bắt chước văn hóa Byzance, đặc biệt là giáo đường đều dựng theo kiểu của nhà thờ Sophia.

Những người Chính thống giáo chạy ra các phía khác của vùng Xlavơ, tập trung tại Nga, và Matxcova được mệnh danh là thành La Mã thứ ba : “La Mã thứ nhất đã suy đồi (Rome), La Mã thứ hai đã thất thủ (Constantinope), La Mã thứ ba sẽ trường tồn” – Những người chính thống giáo nói vậy.

Chính thống giáo hiện nay là ở các nước Xlavơ như Nga, Ba Lan, các nước CH thuộc Liên Xô cũ, Bắc Âu,… không có giáo hoàng mà có các Đại giáo chủ, nhưng họ không nhiều quyền hành như Rome.

Hiện nay Thiên Chúa giáo La mã và Chính Thống giáo vẫn tồn tại song song.

Chính thống giáo tu sĩ để râu rậm, mặc áo thụng đen, đội mũ tròn cao, khác hẳn Rome. Nhà thờ, tranh tượng, ngôn ngữ theo kiểu Xlavơ – kế thừa đế quốc Byzance.
Sóng
QUOTE
Ngoài ra còn dòng thiên chúa giáo mới là Đạo Tin Lành, Khác với Kito giáo thì Đạo Tin Lành cho phép mục sư lấy vợ, có con và phụ nữ có nhiều quyền hơn. Người đưa ra Đạo Tin Lành là mục sư Martin Luther ở Đức vào đầu thế kỉ 16, về sau ông đã lấy một bà vợ và có 6 đứa con.


Vấn đề thứ 3 : Tin Lành

Trước sự giàu có quá đáng của nhà thờ Thiên Chúa, sự suy đồi của các tầng lớp giáo sĩ, bành trướng quyền lực, can thiệp vào chính quyền của nhà thờ, Martin Luther đã đề ra một tư tưởng mới trong Công Giáo.

Theo đó trước Thiên Chúa tất cả những ai có Đức Tin và Tin Lành của Thiên Chúa đều công bằng như nhau, không ai hơn ai, không linh hồn nào là cao quý hơn linh hồn nào trước Toà Thiên Chúa.
Những lễ nghi phức tạp màu mè không còn nhiều vai trò nữa.

Ngắn gọn lại trong hai câu : Mỗi người có đức tin đều là một Linh mục, mỗi nhà có đức tin đều là một giáo đường.

Từ đó có các biểu hiện khác biệt sau :
(Màu đỏ là Thiên Chúa giáo, màu xanh là Tin Lành)

[red]Với Thiên Chúa giáo, Nhà thờ là Thánh đường - ngôi nhà của Chúa, là nơi tối linh thiêng (lòng nhà thờ là nơi thánh - holy place và khu bàn thờ là nơi Cực Thánh - extreme holy place). Nhà thờ là nơi tập trung tinh hoa các giáo dân, vì vậy rất vĩ đại, rực rỡ, là nơi tích trữ của cải, các tác phẩm, châu báu, bàn thờ cầu kì với tranh, tượng, đồ thánh rất nhiều, tượng Chúa, Đức Mẹ cùng các thánh khắp nơi... Nhà thờ chỉ dùng trong các mục đích tôn giáo, không phải là nơi người dân thường làm việc khác được. Người ở trong nhà thờ là Linh mục, cuộc sống khác hẳn người thường.[/red]

[blue]Với Tin Lành, nhà thờ đúng nghĩa chỉ là ngôi nhà chung, biểu tượng cho đức tin chỉ là Thánh giá ở giữa là đủ, với người có đức tin thì không cần tranh tượng tô vẽ, không cần trang trí cầu kì. Nhà thờ không phải là nơi linh thiêng bất khả xâm phạm.
Nhà thờ còn là trường học, trạm xá, thư viện, phòng họp.... khi cần thiết. Mục sư không ở trong nhà thờ, mà chỉ đến nhà thờ để giảng.[/blue]





[blue]--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
[/blue]
Sóng
Thiên Chúa : những giáo sĩ không phải người thường, chia ra hai loại : Giáo phẩm và Tu sĩ

Giáo phẩm là người đại diện Chúa Giesu ở trần gian, có các bậc Linh mục, Giám mục, Tổng giám mục, Hồng y, Giáo hoàng, bậc sau cao quý và quyền lực hơn bậc trước, được coi trọng hơn trước Thiên Chúa. Giáo phẩm được giảng đạo, và chỉ là đàn ông. Tu sĩ là người tu hành, phụng thờ Thiên Chúa, không có quyền giảng đạo, gồm những người tu kín, các bà sơ, dòng Phe.
Giáo sĩ - vì linh hồn cao quý - nên phải giữ trong sạch, tránh mọi cám dỗ của quỉ Satan. Phải luôn mặc trang phục riêng, sống nơi riêng....

Đặc biệt Giáo phẩm có quyền đối với Linh hồn giáo dân. Đây là đặc trưng quyền lực cực kì lớn. Thể hiện ở việc được quyền kết tội người khác là Quỉ sứ, phù thuỷ, được rút phép Thông công, được nghe xưng tội,....


Tin Lành , với quan niệm có Đức tin là được, không đặt linh hồn ai cao hơn người khác.
Vì vậy Mục sư chỉ đơn giản là người đọc và hiểu hơn về Thiên Chúa, "có học" hơn trong Thần học, nên giảng giải lại cho người khác. Trước mọi linh hồn khác, Mục sư cũng sẽ không hơn gì nếu không sống theo con đường mà Chúa đã dậy. Vì cũng vẫn là người thường nên Mục sư vẫn có vợ con bình thường, ăn mặc, đi lại, cuộc sống bình thường.


Thiên Chúa giáo coi trọng lễ nghi hình thức. Một năm có 6 lễ bắt buộc với giáo dân, coi đó là bổn phận trước Thiên Chúa. Ngày Chúa nhật phải đến nhà thờ, xưng tội trước Linh mục, khi hành lễ cũng phức tạp, quì, hát, tụng.... khá nhiều.

Tin Lành đặt nhẹ lễ nghi. Ngoại trừ lễ rửa tội khi mới sinh và trước khi chết là quan trọng nhất, một năm chỉ cần làm một lễ chính là đủ. Việc đến nhà thờ cũng rất tuỳ tâm, đến với mục đích nghe giảng kinh, nếu có thì xưng tội và cầu nguyện trước Thiên chúa chứ không phải với Mục sư.
Sóng
Chính vì sự giản đơn, gần gũi, không ràng buộc, cầu kì, tự do, dân chủ như vậy mà Tin Lành phổ biến rất nhanh, dù có sự đàn áp từ phía những người Ki tô giáo.

(Nếu bạn đọc truyện Hoàng hậu Margo của Alexan Duma, sẽ thấy đoạn đầu có cuộc chiến giữa Cựu giáo và Tân giáo, tức là những người Ki tô cũ và Tin Lành.)

Những vùng đất không có nền văn hoá lâu đời cũ kĩ, Tin Lành xâm nhập rất nhanh. Chẳng hạn nước Mĩ, Australia, thì đại đa số là Tin Lành. Số người theo Tin Lành ở Mĩ chiếm đến 80% trong số các giáo dân Công giáo.

Điều Răn của Tin lành chỉ là : Hãy Tin vào Đức Chúa Trời và con đường mà Chúa Giesu đã chỉ.
Sóng
Hồi giáo.

Islam có nghĩa là Tuân phục, thần phục, Muslim là người chịu tuân phục.
Hồi giáo ra đời từ sau khi Mohamet (Muhammad) mặc khải thấy Thượng đế ở Jerusalem vào khoảng năm 610 và bắt đầu truyền giáo.

Mohamah xây dựng giáo lí ban đầu hoàn toàn dựa trên Kinh thánh Hebrơ của người Do Thái và một phần của Ki tô giáo. Kinh Koran lấy toàn bộ Cựu ước và 27 chương của Tân Ước, thêm vào các đoạn về cuộc đời Mohamah (không khác gì Tân ước viết về Jesus) và giáo lí của ông.

Hồi giáo gọi Chúa tối cao bằng Allah. Đấng Allah này cũng chính là Chúa Jehovah của người Do Thái, Chúa Cha của Ki tô, cũng tạo ra thế giới trong 6 ngày, nghỉ ngơi ngày thứ bảy, tạo ra Adam và Eva cho ở Địa đàng Eden, …, cũng tạo ra Hồng thủy, đại khái là giống hệt Thiên Chúa, và bản thân chữ Allah cũng có nghĩa là Thiên Chúa – Thượng đế. Vì vậy trong dịch thuật, Allah cũng được gọi là Chúa – Chúa Allah.

Do sử dụng toàn bộ Cựu ước coi như là lời kinh gốc về Thượng đế, nên nội dung những sự giao tiếp của Thượng đế với loài người, các phần răn dạy của Ngài trong Cựu ước đều được coi là lời răn dạy đối với người Hồi giáo. Mười điều răn cũng không ngoại lệ.

Có một số thay đổi nhỏ trong Cựu ước. Cựu ước cho là sau khi Adam và Eva không vâng lời mà ăn trái cây Tri Thức, và bị đuổi khỏi Eden, thì loài người mãi mãi mang tội với Thiên Chúa (tội tổ tông). Còn Koran cho rằng Thiên Chúa đã tha tội cho hai người và cho họ xuống thế giới để cai quản mặt đất, loài người chỉ chịu tội khi làm điều ác trong cuộc sống. (Vì vậy không có lễ rửa tội khi sinh ra)

Abraham, tổ phụ của dân Do Thái cũng là bậc tổ phụ của người Hồi giáo, có điều Mohamah cho rằng Issac, người con mà Abraham sắp hiến tế lên Thiên Chúa chính là tổ tiên người Ả rập, và dân Do Thái là do các người con khác. Do đó Hồi giáo và Do Thái có cùng nguồn, nhưng họ cao quí hơn một chút, và họ mới là dân tộc được Chúa chọn.

Hồi giáo như vậy cũng tôn thờ tất cả các Tiên tri, Sứ giả của Do Thái và Thiên Chúa giáo, như Abraham, Moses, vua Salomon, vua David, thậm chí cả Jesus. Allah chỉ có duy nhất, không có 3 ngôi, nên Jesus chỉ là một sứ giả của Chúa chứ không thể là con Thiên Chúa. Khi bị đóng đinh, Jesus được Thiên Chúa cứu và thay vào đó một thân thể kẻ khác; chứ không phải Jesus chịu chết để cứu rỗi loài người và Phục sinh sau 3 ngày như trong Tân ước.

Có tất cả 28 vị tiên tri, quan trọng nhất là Abraham, Moses, Jesus, và Mohamad, trong đó Mohamah là vị Sứ giả cuối cùng cao quí nhất – đấng Đại tiên tri. Những điều Đại tiên tri Mohamah nghe được từ Allah và thiên thần Gabrien là những điều cuối cùng Thượng đế nói với loài người, vì vậy ai theo Hồi giáo tức là theo Chân lí tối cao. Kinh Koran là lời Tối thượng mà Thượng đế truyền xuống qua sứ giả của Người – Mohamah
Sóng
Sau cuộc cải cách về Thiên chúa giáo ở Đức thời Martin Luther thế kỉ 16(bắt đầu từ 1529) thì cũng diễn ra cuộc nội chiến nuớc Đức về vấn đề này. Phe Kitô bao gồm các nuớc nhỏ(nuớc Đức lúc đó chưa thống nhất) mà hiện giờ là các tiểu bang Bayern, Baden Wuettenberg,.... chống lại nuớc Phổ. Kết quả là nuớc Phổ vẫn thắng và cuộc cải cách của Luther đuợc tiếp tục. Tuy nhiên cho đến hiện giờ các vùng như bang Bayern vẫn chỉ có rất ít các nhà thờ Tin Lành.
Cuộc chiến 30 năm trên bắt đầu từ năm 1618 và kết thúc ngày 22-10-1648. Kết quả cuộc chiến thật kinh khủng, năm 1618 có 17 triệu dân sống trên nuớc Đức thì sau đó chỉ còn có hơn 8 triêu.
Sóng
QUOTE
[br][blue]Như bác Chitto thế này thì các loại đạo như: Thiên chúa giáo (cả chính thống và La Mã), Hồi giáo, Tin lành... đều phần xuất xứ từ Kinh Cựu ước của người Do Thái.
Thảo nào mấy người này cứ tranh nhau cái Jeurusalem! Theo em, LHQ nên cho cái thành phố này thành thành phố quốc tế, đặt dưới sự bảo trợ của LHQ. Trong thành phố có chỗ của người Do Thái, của người Thiên chúa, của người Hồi giáo.
Thôi lại lan man rùi. Các bác cho tiếp ý kiến đi. [/blue]


Jerusalem là Thánh địa của 3 tôn giáo lớn : Do Thái, Thiên Chúa và Hồi giáo, bởi vì cả 3 đều có chung nguồn.

Với người Do Thái, đó là thành phố do Thiên Chúa Jehovah chọn là thủ đô của người Do Thái. Thiên Chúa đã chỉ định David làm vua Do Thái (vua thứ 2, sau Saun), và phải xây Ngôi nhà của Chúa ở nơi đó.
David đã không thực hiện được, mà phải đến con trai ông là Salomon mới dựng được Ngôi nhà của Chúa ở thành Jerusalem (gọi là Ngôi đền thứ nhất). Thời kì của vị vua huyền thoại này là khoảng hơn 2 nghìn năm trước CN.
Cùng với sự suy đồi và không nghe lời Thiên Chúa, ngôi đền thứ nhất sụp đổ, để từ đó dựng lên Ngôi đền thứ hai.
Thời của Giesu là thời kì của Ngôi đền thứ ba.

Giesu cũng đã học đạo ở Jerusalem, đó là thánh địa cho chính Giesu, nơi Chúa Giesu nhận sứ mệnh "nhỏ máu để cứu rỗi loài người".

Với Hồi giáo, Jerusalem là nơi Đại tiên tri Mohamet mặc khải, và cũng là nơi Mohamet thăng thiên, bay lên các tầng trời đến với Allah, nên vào thời kì đầu của Hồi giáo, đây là nơi thiêng liêng nhất.
Nhưng cùng với sự khó khăn trong đi lại, các cuộc chiến với người Do Thái và Công giáo, vì 2 tôn giáo kia cũng coi đó là Thánh địa, nên người Hồi giáo đã chuyển đến một nơi khác, là Mecca.

Mecca là quê hương của Mohamet, nơi đó có khối đá đen Kabaa, theo niềm tin của Hồi giáo, là nơi Thiên Chúa cho Adam và Eva xuống trần gian, khối đá là lời giao ước xoá tội của Thiên Chúa với loài người. Đó cũng là nơi mà tổ phụ Abraham hiến tế Isaac lên Thiên Chúa, vì vậy đó là nơi thiêng liêng nhất trên thế giới, là nơi Chúa giao ước với Loài người.


[blue]--------------------------------------------------------------
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
[/blue]
Sóng
Theo tui biết thì Jerualem giờ đây là thuộc nước Israel, mà nước này gần như thuộc sự bảo hộ của Mỹ.
Nơi đây được xem là thánh địa, vì là nơi Jesus đã từng xuất hiện. Sở dĩ tui nói vậy là vì theo những người theo đạo Tin lành thì những truyền thuyết kỳ dịu về Jesus đều là có thật, và họ cho đó là sự thật.
Ngườ theo đạo Tin Lành sử dụng kinh thánh đểchứng minh luận điểm của mình về sự tồn tại thự tế của của Jesus Christ. Trong bộ Old Testiment ngoài cuốn Genesis, nói về Chúa tạo ra trái đất và sự sống, cùng với việc thánh Lucifer ganh tức với Jesus, dẫn đến việc trở thành quỉ Satan, cuốn Exodus, nổi bật với 10 điều răn do Moses viết, thì theo tui biết cuốn Daniel là cuốn quan trọng nhất. Daniel là một nhà tiên tri đã có sự dự đoán sự xuất hiện của Jesus trên cõi đời. mà trong bộ New Testament kể. Ngoài ra cuốn Revelation trong bộ New testament được xem là lời hứa của Chúa trời về sự trở lại của mình.
Chính điều này đã dẫn đến một vấn đề khá lý thú, mà bản thân tôi cả thấy hơi phi lý. Đó chính là việc nhiều nhà nghiên cứu về kinh thánh đã dự đoán theo chu kỳ đã nhắc đến trong quyển Daniel thì đúng vào năm 1844 là năm mà Jesus sẽ trở lại. Nhưng như đã biết hoaà toàn hkông có biến đổi nào trong lịch sử. Nhưng có điều những nhà nghiên cức vẫn không chấp nhận kinh thánh sai, và họ đã "nghiên cứu" ra là năm đó không phải là năm Jesus sẽ về trái đất mà là năm Jesus sẽ đến một nơi, và chuẫn bị đón loài người đến. Nơi đó mà theo đúng tư liệu bằng tiếng anh gọi là Heavenly Sanctuary. Không biết đây có thể xem là giải thích hợp lý không?

Công nhận bác Chitto hiểu biết nhiều về các tôn giáo thật. Tui thì theo đạo Phật, nhưng biết chút ít về Tin lành, để coi lại tài liệu chút sẽ bàn thêm.
Sóng
Hồi giáo phát triển mạnh từ thế kỉ VII do tính mở của nó. Bất cứ một người nào cũng có thể gia nhập bằng cách thề tuân theo Giáo lý, mà không cần có sự cho phép của bất cứ một giáo phẩm, tu sĩ nào.

Mohamet sinh năm 570, trong 40 năm đã chuẩn bị cho tôn giáo mới, chỉ có một Chúa, và Mohamet là tiên tri cuối cùng. Ông cũng đã đặt ra những quy định, hệ thống giáo lý, tập hợp trong kinh Coran (Koran – Qur’an). Theo đó, Chúa Allah đã cho loài người biết điều tốt, để phân biệt với quỉ sứ. Vào ngày tận thế, Phán xử cuối cùng, con người sẽ chịu sự phán xét về tất cả những hành động của mình.

Năm 622, Mohamet rời khỏi quê hương Mecca để đến Medina truyền giáo. Do đó, với người Hồi giáo, có 3 thánh địa là (với độ quan trọng giảm dần) là Mecca, Medina, Jerusalem.

Trong khoảng 10 năm, cho đến trước khi “thăng thiên” vào năm 632, ông đã hoàn chỉnh giáo lý của mình, trong đó quan trong nhất là 5 Giáo điều Trụ cột

1. Thề tôn giáo - shahada
2. Cầu nguyện - salat
3. Quyên góp - kazat
4. Giữ giới (trong tháng ăn chay) - sawm
5. Hành hương - hajj
Sóng
Điều thứ nhất : mọi người Hồi giáo đều phải luôn phải tin chỉ có một đấng Tối cao, Toàn thiện, Toàn năng, và Nhân từ là Allah. Tuân theo lời dạy của đấng Allah, con người sẽ được sống sung sướng trong thế giới. Lời thề tôn giáo là điều bắt buộc với mọi tín đồ: “Xin luôn tin vào chỉ có một Thượng đế duy nhất là đấng Allah và Muhammad là sứ giả của Người”.
Câu này cũng tựa như câu “Lậy Chúa” hay “Nhân danh Cha, Con và Thánh Thần” của người Công giáo

Điều thứ hai : tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện một ngày 5 lần vào buổi sáng, trưa, giữa chiều, mặt trời lặn, và tối. Khi cầu nguyện phải quay về hướng Thánh địa, Thời kì đầu, họ quay về Jerusalem, nhưng sau đó thì đổi lại là quay về đền Kaaba ở Mecca.
Nếu tại giáo đường, thì bao giờ vòm chính cũng quay về Mecca, hoặc tín đồ theo hướng của tu sĩ đứng đầu, hoặc tự xác định. Trước khi cầu nguyện, tùy vào hoàn cảnh, mà phải tắm rửa, rửa tay, mặt, miệng, chân… Buổi cầu nguyện chiều ngày thứ sáu bắt buộc phải là cầu nguyện tập thể.
Buổi cầu nguyện sáng phải đứng lên, quì xuống, dập đầu 2 lần, buổi trưa, chiều, tối 4 lần, buổi mặt trời lặn 3 lần.

Lời cầu nguyện rút từ kinh Koran, mà sau đây là một đoạn ví dụ :
(tôi dịch có thể không chính xác lắm, nhưng chắc đúng về đại ý).

Nhân danh Thượng Đế,
Đức Chúa Toàn năng, Nhân từ

Cầu nguyện Thượng đế, Chúa tể của bầu trời
Đức chúa Toàn năng, Đức chúa Nhân từ
Đức chúa phán xử cho ngày Tận thế
Chúng ta cầu nguyện chỉ mình Người
Chúng ta trông chờ sự cứu giúp chỉ từ mình Người

Dắt chúng ta đi trên con đường đúng đắn
Con đường mà Người mong muốn
Để không ai phạm lỗi với Người
Để không ai lầm đường lạc lối ….

Câu cầu nguyện cuối cùng trong mỗi lần là : Sự bình yên, nhân từ, và Ân huệ của Thượng đế sẽ đến với chúng ta.
Sóng
Điều thứ nhất : mọi người Hồi giáo đều phải luôn phải tin chỉ có một đấng Tối cao, Toàn thiện, Toàn năng, và Nhân từ là Allah. Tuân theo lời dạy của đấng Allah, con người sẽ được sống sung sướng trong thế giới. Lời thề tôn giáo là điều bắt buộc với mọi tín đồ: “Xin luôn tin vào chỉ có một Thượng đế duy nhất là đấng Allah và Muhammad là sứ giả của Người”.
Câu này cũng tựa như câu “Lậy Chúa” hay “Nhân danh Cha, Con và Thánh Thần” của người Công giáo

Điều thứ hai : tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện một ngày 5 lần vào buổi sáng, trưa, giữa chiều, mặt trời lặn, và tối. Khi cầu nguyện phải quay về hướng Thánh địa, Thời kì đầu, họ quay về Jerusalem, nhưng sau đó thì đổi lại là quay về đền Kaaba ở Mecca.
Nếu tại giáo đường, thì bao giờ vòm chính cũng quay về Mecca, hoặc tín đồ theo hướng của tu sĩ đứng đầu, hoặc tự xác định. Trước khi cầu nguyện, tùy vào hoàn cảnh, mà phải tắm rửa, rửa tay, mặt, miệng, chân… Buổi cầu nguyện chiều ngày thứ sáu bắt buộc phải là cầu nguyện tập thể.
Buổi cầu nguyện sáng phải đứng lên, quì xuống, dập đầu 2 lần, buổi trưa, chiều, tối 4 lần, buổi mặt trời lặn 3 lần.

Lời cầu nguyện rút từ kinh Koran, mà sau đây là một đoạn ví dụ :
(tôi dịch có thể không chính xác lắm, nhưng chắc đúng về đại ý).

Nhân danh Thượng Đế,
Đức Chúa Toàn năng, Nhân từ

Cầu nguyện Thượng đế, Chúa tể của bầu trời
Đức chúa Toàn năng, Đức chúa Nhân từ
Đức chúa phán xử cho ngày Tận thế
Chúng ta cầu nguyện chỉ mình Người
Chúng ta trông chờ sự cứu giúp chỉ từ mình Người

Dắt chúng ta đi trên con đường đúng đắn
Con đường mà Người mong muốn
Để không ai phạm lỗi với Người
Để không ai lầm đường lạc lối ….

Câu cầu nguyện cuối cùng trong mỗi lần là : Sự bình yên, nhân từ, và Ân huệ của Thượng đế sẽ đến với chúng ta.
Sóng
Điều thứ năm : Hành hương đến Mecca.

Hành hương là một thủ tục bắt nguồn từ người Ả Rập, trước cả khi Hồi giáo ra đời, và được Mohamet đặt thành giáo điều. Tất cả mọi tín đồ trưởng thành có khả năng về thể xác và tài chính đều phải hành hương về Mecca ít nhất một lần trong đời.

Tháng dành cho hành hương là tháng thứ 12 trong lịch Hồi giáo, các tín đồ phải đến Mecca, nơi có ngôi đền Kaaba, Ngôi nhà của Chúa, hay là bàn thờ mà tổ phụ Abraham và con trai Issac dựng lên để hiến tế Chúa, là nơi giao ước tha tội của Chúa với loài người.
Nơi quan trọng nhất đền là Khối Đá đen Cực thánh, là nơi thiên thần Gabrien dựng lên, hoặc theo thuyết khác là Tổ Adam dựng.

Tín đồ phải tẩy rửa cơ thể khi vào Kaaba, mặc đồ trắng, để tượng trưng sự thanh sạch, bình đẳng trước Thượng đế. Họ phải đi quanh đền Kaaba 7 vòng, đi lại giữa hai ngọn đồi quanh đền 7 lần, cùng những nghi thức tôn giáo khác.
Họ phải ở Mecca 7 ngày, tiếp theo là 3 ngày, bắt đầu là tẩy rửa và cầu nguyện ở Kaaba. Tiếp theo là đến thăm Mina, một ngọn đồi bên ngoài Mecca, ngủ đêm ở đó, hôm sau họ phải lên đồi Arafat, thức ở đó từ khi trăng lên đến khi mặt trời mọc, làm các nghi lễ… Sau đó ngủ đêm tại Muzdalifa, nơi nằm giữa Arafat và Mina. Sáng hôm sau họ về Mina, trên đường về họ dừng lại tại một cột đá tượng trưng cho quỉ Satan, và ném 7 viên đá vào đó.

Cuối cùng là việc hiến tế một con vật, thịt được chia cho những người nghèo. Thủ tục hiến tế của người Do Thái, theo kinh thánh, Thiên Chúa đã yêu cầu tổ phụ Abraham hiến tế con trai là Issac, Abraham tuân lệnh Thiên Chúa, nhưng khi ông đâm dao vào cổ con trai mình thì thiên thần Gabrien hiện ra ngăn lại, nói rằng Chúa đã thấy sự trung thành của ông. Liền đó xuất hiện một con cừu để Abraham thay thế.

Hầu hết các tín đồ sau khi hành hương đều đến Medina viếng mộ Tiên tri Mohamet.
Nhiều người tiếp tục đến Jerusalem, vì theo họ, Mohamet đã đi từ Medina đến đó, và thăng thiên đến với Allah từ hòn đá trong ngôi đền thờ nổi tiếng : Giáo đường Khối Đá (Dome of the Rock).
Sóng
Tôi xin bổ sung một ít:
- Chứ Tin Lành nếu dịch ra chữ Hán là Phúc Âm thì dễ hiểu hơn. Còn trong tiếng Anh là Protestantism có nghĩa là "Thệ Phản", tức là thề phản lại giáo hội La Mã. Kinh thánh của các đạo thuộc Thiên Chúa giáo (Chính Thống, Công giáo, Tin lành) đều có hai phần: Cựu Ước (thuộc Do Thái giáo) và Tân Ước (kể về cuộc đời của Jesus. Không biết đạo Chính Thống ở các nước dịch kinh từ tiếng gì chứ đạo Công giáo La Mã dịch kinh từ tiếng Latin. Còn đạo Tin lành riêng phần Cựu ước dịch kinh từ tiếng Hebrew.
- Đạo Tin lành còn "phản" lại một niềm tin thuộc Công giáo nữa là: Họ cho rằng Jesus là con của ông Giuse và bà Maria.
- À! Sẵn đây xin hỏi luôn. Phép thông công là gì vậy mà người ta nói trước đây Giáo hoàng La Mã và Giáo chủ Chính thống ở Constantinople đã rút phép thông công của nhau.
Sóng
Thông công được hiểu là Giao tiếp với Nước Chúa.

Khi giáo dân còn thông công được, tức là linh hồn họ còn có thể có con đường đến với Thiên Chúa. Do đó họ còn có hi vọng nghe được lời Chúa, ngược lại, lời khấn nguyện, xưng tội của họ cũng đến được với Thiên Chúa.

Ngược lại, khi đã bị rút phép Thông công, thì có thể hiểu là họ không còn cơ hội để hiện diện trước Chúa nữa. Họ bị loại ra khỏi vòng cứu xét của Chúa. Và vì không còn có thể liên thông với nước Trời, họ chẳng thể lên Thiên đường. Con đường duy nhất sau khi chết là xuống Địa ngục.

Thông công là sự giao tiếp giữa con người và Chúa, nhưng Nhà thờ lại có quyền này !!!
Đó là dựa trên nguyên tắc : Đại diện.
Jesus là đại diện cho Thiên Chúa - Thượng Đế ở trần gian, thay mặt Chúa Cha để nói với loài người.
Khi Jesus Phục sinh và thăng thiên, thì truyền lại quyền đại diện đó cho Tông đồ của mình, là thánh Pie.

Thánh Pie bị người La Mã xử tử, theo truyền thuyết thì di thể được chôn ngay tại nơi mà bây giờ là Toà Thánh - Đại thánh đường Pie (Tiếng Anh : Saint Pie, tiếng Ý: San Pietro)

Những người nối tiếp thánh Pie là các Giáo Hoàng, do đó cũng là người thay mặt chúa Jesus, và do đó là thay mặt Thiên Chúa ở trần gian.

Các giáo phẩm: Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục, Linh mục, đến lượt mình, lại là đại diện Giáo Hoàng, do đó là đại diện Thiên chúa ở cấp thấp hơn.

Và vì vậy họ có được cái quyền "xử lý" Linh hồn giáo dân - ở mức thấp hơn họ. Trong đó thông thường nhất là xưng tội, rửa tội, và ghê gớm nhất là rút phép Thông công.

Do đó rút phép Thông công trở thành một công cụ đầy quyền lực của Giáo hội, một vũ khí đáng sợ có thể dùng để uy hiếp ngay cả các vị hoàng đế.

Giáo phẩm có thể rút phép thông công của bậc thấp hơn, nhưng Giáo hoàng là cao nhất, nên chẳng ai có thể rút phép Thông công của Giáo hoàng.

Chỉ chờ khi có những hai vị Đại diện Chúa ở trần gian : Giáo hoàng La mã phương Tây và Đại giáo chủ Chính thống phương đông. Và họ đã rút phép Thông công của nhau vào thế kỉ V như là một sự phủ nhận quyền lực của nhau !!!!

Tin Lành không chấp nhận có Linh hồn cao quí hơn, mục sư không có quyền với linh hồn giáo dân, nên không thể rút phép thông công ai hết.
Sóng
QUOTE
vậy xin hỏi bác Chitto nghen, vậy sao bác biết được hay quá, em theo đạo Công Giáo từ nhỏ, hồi nhỏ thì đi nhà thờ theo lệ thôi, nhưng khi lớn lên thì khác, nhưng nói chung vẫn tin vào tôn giáo của mình. theo như em biết thì phép thông công không giống như bác nói vậy, phép thông công có nghĩa là trong trường hợp nào đó, một người không đi dự thánh lễ ngày Chúa Nhật trong nhà thờ được thì có thể thông công cùng hội thánh bằng việc lành như cầu nguyện hay xem lễ trong TV,... có thể thay thế cho việc đi đến nhà thờ được, còn người bị trút phép thông công thì không được quyền làm những việc này, hay cách khác là được xem như ngoại đạo, nhưng họ vẫn có quyền đi dự lễ, vì đó là quyền của họ, nhưng chỉ không được ơn ích mà thôi...
Còn về việc các Linh Mục hay Giám Mục được coi trọng trước mặt Chúa hay không, thì cũng do hành vi của họ đối với Thiên Chúa mà thôi, theo tôn giáo thì tin Thiên Chúa là đấng thưởng phạt công minh, tức là phạt hay thưởng là tuỳ thuộc vào những việc ta đã làm cho tha nhân cũng như cho Thiên Chúa.


Vâng, hiện nay thì là như vậy, bởi hiện tại, vai trò của Giáo hội cũng như hệ thống giáo lý chỉ là một bộ phận của xã hội, và có rất nhiều người không phải là giáo dân Công giáo.

Và hiện tại là một xã hội hiện đại, mới chỉ hơn 200 năm.
Rất nhiều thứ đã phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, trong đó có cả phép Thông công.

Bạn hãy hình dung nếu Châu Âu từ cách đây hơn 200 năm trở về trước, thì bị rút phép Thông công sẽ là thế nào?

Khi mà Thần quyền cao hơn Thế quyền, Toà Thánh cao hơn các quốc gia, Giáo Hoàng là vua của các vua, Giáo chủ nhiều khi còn mạnh hơn vua, Tổng giám mục lãnh đạo cả giáo xứ, quyền uy hơn thống đốc, Giám mục không phải chịu sự quản lý của quan chức, Linh mục là "cha" của cả một giáo khu, thì bị rút phép Thông công tức là thế nào?

Hiện tại, khi rút phép thông công, bạn có thể cầu nguyện ở nhà hoặc qua TV. Nhưng thời trước kia, làm gì có các phương tiện đó?

Khi bị (được) coi là người (kẻ) ngoại đạo, hiện tại điều này không đến nỗi ảnh hưởng nhiều, bạn vẫn có thể sống yên lành. Nhưng trong thế giới Trung Cổ, điều đó có nghĩa là bạn đã ở ngoài xã hội. Không ai coi kẻ bị rút phép Thông công là công dân, bởi Giáo hội đã không chấp nhận.

Những người ngoại đạo ở châu Âu thời trung cổ là ai? Người Do Thái, Digan, Hồi giáo,..., tất cả đều bị khinh ghét, xua đuổi. Nếu một người chủng tộc Âu mà không phải Công giáo hoặc bị đuổi ra khỏi Công giáo thì họ sẽ còn chỗ đứng nào trong xã hội?

Có thể nói phép thông công trước kia là bản tù về tinh thần đối với giáo dân. Một bản án kinh khủng, khiến ai cũng sợ.

Bởi vậy có ai tự nguyện xin rút thông công đâu? Mà toàn là các Giáo phẩm rút phép thông công của người khác.

Hiện tại, khi xã hội tiến bộ hơn, Giáo hội không còn là Tối cao với xã hội nữa (hiện nay Hiến pháp là Tối cao), thì hình thức trừng phạt trên cũng không còn nhiều ý nghĩa...
.... Không còn nhiều ý nghĩa như trước kia thì đúng hơn.
Sóng
Dưới thời Trung cổ, hầu hết tất cả mọi người đều chịu khuất phục trước Nhà Thờ, mà Tối cao là Giáo Hoàng. Tuy vậy không phải lúc nào cũng vậy.

Khi các vua có sức mạnh thực sự, độc lập thực sự, đều muốn thoát khỏi kiềm toả ấy. Nếu Nhà thờ không đủ lực lượng, lúc ấy phép Thông công và sự Ban phước trở thành quyền lực cuối cùng.

Năm 1207, Giáo hoàng Innocent III đòi bổ nhiệm người của mình vào vị trí Tổng giám mục Canterbury - tức là tổng lãnh đạo tinh thần, giáo chủ nước Anh - nhưng vua John I của Anh không chấp nhận.

Hơn thế nữa, ông Vua còn muốn kiểm soát tài sản của các nhà thờ trên đất Anh, vì nhà thờ quá giàu có. Giáo Hoàng không đủ lực tấn công Anh.

Lúc đó, quyền lực cuối cùng của nhà thờ được dùng: Giáo hoàng tuyên bố không Ban phước cho nước Anh, và rút phép Thông công của John.

Vua đã chịu khuất phục vì điều này. Ngay sau khi John chịu trả lại tài sản nhà thờ và người Giáo hoàng bổ nhiệm, Giáo hoàng tha hết mọi tội cho John, và ông lại được thông công.

Vậy Thông công tuỳ thuộc Giáo phẩm, chứ không như hiện tại.


Hơn 300 năm sau sự kiện trên, sự kiện lặp lại với vua Henry VIII của Anh.
Henry VIII được Giáo hoàng Leo X phong là : "Người bảo vệ Chính tín" năm 1521 và vinh danh là người bảo vệ Giáo hội khỏi Tin Lành, ấy thế nhưng đến 1533, giáo hoàng Clement VII rút phép thông công của ông.

Bởi vì ông muốn li hôn Hoàng hậu để cưới 1 người khác, mà Giáo hoàng thì không chấp nhận, và dùng quyền Tối thượng của mình.

Nhưng không giống John 300 năm trước, Giáo hoàng đã quyết định sai, bởi Henry VII liền ly khai khỏi Toà Thánh, để lập ra Anh quốc giáo, về cơ bản là Công giáo, nhưng nghiêng dần về Tin Lành, và hoàn toàn tách biệt khỏi Rome. Thần quyền của nhà thờ Anh quốc là tối cao, không chịu ở dưới ai hết.

Lúc này vị Tổng giám mục mới của nước Anh lại ban cho Henry cái phép Thông công mà Giáo hoàng La Mã Clement VII đã tước đi. Giáo hoàng bất lực trước việc này.


Rõ ràng, chỉ những người có quyền lực mạnh như Henry, hoặc như mấy đời vua Pháp đã từng bắt Giáo hoàng phải dời Toà Thánh đến ở trong đất Pháp mới thoát nổi cái hình phạt của phép Thông công mà thôi.
Sóng
Nhân nói về Thông công, lại nhớ tới Nho giáo của Trung Hoa, mà đúng ra thì không phải là tôn giáo.

Lúc đầu Khổng Tử đặt ra các chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo làm người quân tử. Những luân lý của ông lại chính là điều mà các bậc vua chúa phong kiến có thể dùng được. Và vì thế Nho giáo trở thành hệ thống tư tưởng chủ đạo cho Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên đến 2000 năm.

Nhưng khi xã hội tiên tiến phát triển, các tư tưởng cũ dần không phù hợp và phải thay đổi.

Chẳng hạn trong Nho gia, với Tam cương : Vua – tôi; Cha – con ; Thầy – trò; thì đạo Hiếu cùng với chữ Trung là nền tảng xã hội.

Trong đạo hiếu thì việc sinh con trai nối dõi lại là hàng đầu. Và trong suốt mấy nghìn năm lịch sử Đông Á, không có con trai trở thành nỗi khổ tâm, là tội lỗi của những người đàn ông.
Cho đến hiện tại, với nhiều người, đó vẫn là sự dằn vặt.

Nhưng rõ ràng hiện tại, hầu như chẳng ai coi đó là cái tội Đại bất hiếu như trước kia cả.

Rút phép thông công cũng vậy. Hiện tại nó nhẹ nhàng hơn, nhưng nó đã từng là sự kinh hoàng của hàng nghìn năm Công giáo.
Sóng
Thành phố thánh địa Jerusalem đã từng được Liên hiệp quốc qui định là Thành phố Quốc tế vào năm 1947. Tuy nhiên sự tranh chấp giữa các sắc tộc và tôn giáo không duy trì được cân bằng đó lâu dài.

Vùng đất mang tên Canaan – miền Đất Hứa – đất mà Thiên Chúa hứa trao cho con cháu Abraham theo Giao ước.
Những cư dân người Canaan ở đất đó từ thời kì đồ đồng, nhưng chưa phát triển để thành thị thành. Đến thế kỉ 15 trước CN thì bị Ai Cập cai trị (thời vua Thutmose III), và mang tên Urusalim.

Nền văn minh Ai Cập khi đó đã rất rực rỡ, với các kim tự tháp, đền đài, một hệ thống thần thánh đủ để các vị vua dùng để cai trị dân chúng, một nền kinh tế vững mạnh. Vùng Canaan vẫn nghèo nàn.

Khoảng năm 1250 trước CN, người Hêbrơ (Hebrew) từ Ai Cập tấn công vào Canaan, khu vực nằm ở bờ tây sông Jordan, mà về sau gọi là đất Palestine.
Cuộc di cư này được viết trong Kinh Cựu Ước, là đoạn hấp dẫn, li kì nhất, là việc Moses dẫn con dân Do Thái rời khỏi Ai Cập trở về Đất hứa, lang thang 40 năm trong hoang mạc chỉ vì không có lòng tin vào Thiên Chúa.

Trên thực tế phải đến 200 năm sau họ mới thành công hòan toàn, và vị vua Do Thái thứ hai (sau Saun) là David chiếm được thành phố này khoảng năm 1000 trước CN.

Theo Kinh thánh, David mang từ Qiryat Ye’arim về Jerusalem chiếc Lều Thánh – Khám Giao Ước và xây dựng Đền thờ.
Khám Giao Ước (Ark of the Covenant) là nơi để hai khối đá trên đó ghi 10 điều răn của Chúa mà Moses đã có được trên núi Sinai. Đó là Tín vật tối cao của người Do Thái, và về sau là hình tượng linh thiêng của Thiên Chúa cũng như Hồi giáo. Khám giao ước là một chiếc rương vàng trên đó có hình thiên thần có cánh, khi di chuyển do 4 người khiêng giống như khiêng kiệu.

Lều Trướng được chia làm hai phần : Nơi thánh (Holy place) là phần bên ngoài, nơi các thầy tế làm lễ, đốt lửa, xông hương… Nơi cực thánh (Holy of Holies - Most Holy place) là phần bên trong, để Khám Giao Ước.
Thực tế nơi thờ bằng lều có tác dụng cơ động, dễ di chuyển, bởi khi đó người Do Thái di cư, lang thang, và họ phải mang các thánh vật của mình theo.
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.