Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Cổ Thi Việt Nam
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Tiểu Vũ
Thính Vũ (Nguyễn Trãi)

Tịch mịch u trái lý,
Chung tiêu thính vũ thanh.
Tiêu hao kinh khách chẩm!
Điểm trích sổ tàn canh.
Cách trúc khao song mật,
Hoà chung nhập mộng thanh.
Ngâm dư hồn bất mị,
Đoạn tục đáo thiên minh.

Dịch nghĩa: Phòng tối tịch mịch - Cả đêm nghe tiếng mưa - Khiến gối khách giao động nhẹ - Giọt nước điểm canh tàn - Cành trúc bên ngoài gõ vào cửa sổ đóng kín - Tiếng chuông đi vào giấc mơ nhẹ nhàng - Ngâm thơ xong nhưng vẫn chẳng ngủ được - Chập chờn như thế đến lúc trời sáng.

Dịch thơ:
Nghe Mưa

Tịch mịch phòng trai tối
Nửa đêm nghe tiếng mưa
Buồn buồn lay gối khách
Giọt giọt điểm canh mờ
Luồn trúc gõ song cửa
Theo chuông vào giấc mơ
Ngâm xong nằm chẳng ngủ
Đến sáng nhặt rồi thưa

(rất tiếc không nhớ được tên người dịch nữa, cũng không chắc đã nhớ chính xác lời dịch, ai biết xin chỉ giúp, rất đa tạ)
Mr. Smith
Thế tác giả là ai, có thấy nhắc tới đâu :P
Bài thơ hay thật, nhẹ nhàng thanh thoát, ung dung.
Tiểu Vũ
QUOTE(Matrix @ Mar 24 2005, 05:17 AM)
Thế tác giả là ai, có thấy nhắc tới đâu :P
Bài thơ hay thật, nhẹ nhàng thanh thoát, ung dung.

Sơ ý thật, xin lỗi xin lỗi laugh.gif.
Hoang Yen
Thính Vũ

Tịch mịch u trai lý
Chung tiêu thính vũ thanh
Tiêu tao kinh khách chẩm,
Điểm trích sổ tàn canh
Cách trúc xao song mật
Hòa chung nhập mộng thanh
Ngâm dư hồn bất mị
Đoạn tục đáo thiên minh.


Bản dịch trong cuốn Nguyễn Trãi toàn tập, NXB KHXH, Hà Nội 1976 :

Nghe Mưa

Vắng vẻ trong phòng tối tăm
Suốt đêm nghe tiếng trời mưa
Tiếng não nùng làm kinh động gối khách;
Giọt thánh thót suốt mấy canh tàn.
Cách bụi trúc như khua nhặt vào cửa sổ
Lẫn tiếng chuông vẳng vào giấc mơ nhẹ nhàng.
Ngâm rồi vẫn không ngủ được
Nghe đứt nối cho đến trời bình minh
Hoang Yen
Buổi Chiều Đứng Trông (Nguyễn Trãi)


Trường thiên mạc mạc thủy du du
Hoàng lạc sơn hà thuộc mộ thu
Tiễn sát hoa biên song bạch điểu
Nhân gian lụy bất đáo thương châu


Dịch:

Trời thì rộng bao la nước thì bát ngát.
Lá vàng rụng phủ núi sông, tiết muộn về thu.
Thèm chết được như đôi chim trắng ở bên hoa kia
Lụy nhân gian không đến được bãi ẩn dật

(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB KHXH, Hà Nội 1976)
Hoang Yen
Tiên Du tự (Nguyễn Trãi)


Đoản trạo hệ tà dương
Thông thông yết thượng phương
Vân quy Thiền sáp lãnh
Hoa lạc giản lưu hương.
Nhật mộ viên thanh cấp;
Sơn không trúc ảnh trường
Cá trung chân hữu ý
Dục ngữ hốt hoàng vương


Dịch nghĩa:

Mái chèo ngắn buộc trong bóng xế
Vội vàng lên chùa lễ Phật
Mây kéo về làm lạnh giường Thiền
Hoa rụng xuống khiến dòng suối thơm.
Chiều hôm tiếng vượn kêu rộn
Núi trống bóng trúc dài ra;
Trong cảnh ấy thật có ý
Ta muốn nói ra bỗng lại quên lời


Dịch thơ:

Bóng xế thuyền con buộc;
Vội lên lễ Phật đài.
Mây về giường sãi lạnh;
Hoa rụng suối hương trôi.
Chiều tối vượn kêu rộn;
Núi quang trúc bóng dài.
Ở trong dường có ý;
Muốn nói bỗng quên lời
Hoang Yen
Lệ Giang Vãn Điếu (Ngô Thì Nhậm)


Càn khôn diệu ý bất thắng cùng
Vạn tượng thiên nghi vãn chiếu trung
Cao xứ sơn hoàng đê xứ thúy,
Tả biên thùy bích hữu biên hồng.
Ẩn ngư lân lập than đầu hỏa,
Quy điểu hàn sinh mộc mạt phong.
Cánh hữu nhất ban thanh ý vị
Tùng lâm y ước sổ thanh chung


Dịch:


Cái diệu ý của trời đất nói sao cho xiết
Muôn vạn hình tượng hòa hợp trong bóng chiều
Chỗ cao thì núi vàng, chỗ thấp thì màu biếc
Phía bên trái nước biếc, phía bên phải màu đỏ.
Cá lặn chầu vây như ánh lửa đầu ghềnh
Chim về tổ vẫy cánh sinh gió trên ngọn cây
Lại còn có một ý vị trong trẻo hơn nữa:
Tiếng chuông chùa văng vẳng điểm nhịp trong rừng thông


(Ngô Thì Nhậm trong văn học Tây Sơn của Mai Quốc Liên, NXB Thông tin văn hóa Nghĩa Bình)
Tiểu Vũ
Thính Vũ (Nguyễn Trãi)

Tịch mịch u trái lý,
Chung tiêu thính vũ thanh.
Tiêu hao kinh khách chẩm!
Điểm trích sổ tàn canh.
Cách trúc khao song mật,
Hoà chung nhập mộng thanh.
Ngâm dư hồn bất mị,
Đoạn tục đáo thiên minh.


Lý do tôi đưa bài thơ Thính Vũ của Nguyễn Trãi lên đầu tiên bởi nó là bài thơ đặc biệt hi hữu. Thơ cổ nhưng ai đọc cũng cảm được. Mười năm sau đọc vẫn cảm nguyên vẹn như thế, không nhạt đi. Cái đẹp ở đây là cái đẹp vô ngôn, không nói hết bằng lời được. Càng cố diễn tả thì càng phiếm. Càng đi nhiều, thấy nhiều ta càng hiểu thêm về chiều sâu của nó, nhưng chẳng bao giờ nói ra được đầy đủ. Chỉ có sự đối diện tĩnh lặng, tâm đối tâm, dù chỉ trong một sát na ngắn ngủi mới cho ta sự cảm nhận đầy đủ. Đó là cái đẹp tồn tại trong tiềm thức của mỗi người. Nó nối liền dòng chảy tâm thức của người Việt mình từ ngàn xưa đến mãi mai sau. Chỉ một bài thơ này thôi cũng đủ để chúng ta tự hào về vốn liếng thi ca dân tộc mình.
Hoang Yen
Ý nghĩ của tôi khi đọc bài thơ này là kiếp người sao mà bé nhỏ mong manh trước thế giới vô cùng. Tất cả vừa tồn tại vừa lặng lẽ tan biến vào hư không đâu có bao giờ nắm bắt được trọn vẹn.

Đọc vào đêm thì như thấy tiếng mưa rơi mãi, rồi cũng chẳng ngủ được, rồi cảm thấy mình làm sao mà hiểu được mọi điều. Buồn mà như vui lẳng lặng.
Tiểu Vũ
Xuân Cảnh (Trần Nhân Tông)

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì
Họa đường thiền mẫn mộ vân phi
Khách lai bất vấn nhân gian sự
Cộng ỷ lan can khán thúy vi


Dịch thơ:
Cảnh xuân

Chim kêu hoa liễu nở đầy
Họa đường thềm rợp bóng mây may
Khách vào chẳng bàn chuyện thế sự
Đứng tựa lan can ngắm cảnh trời
Cung Mi

Thăng Long

Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng.
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.
Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung.
Tương thức mỹ nhân khan bão tử,
Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông.
Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy,
Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.

Nguyễn Du



Dịch nghĩa:

Núi Tản sông Lô qua bao năm trời đều vẫn vậy,
Bạc đầu nay lại thấy được Thăng Long.
Những tòa nhà cũ nghìn xưa, nay đã trở thành đường đi,
Một dải thành mới thay dấu cung điện cũ.
Những người đẹp biết ngày xưa nay đều đèo bồng con trẻ,
Bạn hào hiệp lúc trẻ cũng đều già cả.
Suốt đêm khổ tâm nghĩ ngợi không ngủ được,
Nghe tiếng sáo văng vẳng trong ánh trăng.
Tiểu Vũ
Nhân Tình Thế Thái
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một mai một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
tao_lao
144 bài thơ cổ VN từ trang của maihoatrang
http://www.thivien.maihoatrang.com/module....ivision&catid=1

Chủ đề thơ Hán Việt của bác Khúc Thần từ trang của Việt Việt Học:
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?f=15&i=1740&t=1740

'Nghe đồn' bác Khúc Thần là học trò của cụ Hoàng Xuân Hãn. Mai, Hãn, Anh, Huy là 4 vị được kính nể trí thức trong phần 3 thế kỷ 20 thứ 2 :
Mai=Đặng Thai Mai, nguyên viện trưởng Viện Văn học, là 1 trong 2 người đầu tiên được ông Hồ Chí Minh phong giáo sư (cùng Cao Xuân Huy)
Hãn=Hoàng Xuân Hãn, tác giả quyển Danh từ khoa học, 'hình như' có thời làm Bộ trưởng Bộ giáo dục trong chính phủ ông Trần Trọng Kim (?)
Anh=Đào Duy Anh
Huy=Cao Xuân Huy ,thân phụ của ông Cao Xuân Hạo ( tổ phụ và thân sinh ông Cao Xuân Huy là Cao Xuân Dục và Cao Xuân Tiếu 2 đời làm Tổng tài quốc sử quán triều Nguyễn). Họ Cao Xuân có thể nói là 'trí thức thế gia'.

Phần 3 thứ 1 thì có 4 người được mệnh danh là 'Tứ hổ Tràng An': Vĩnh, Quỳnh, Tố, Tốn
Vĩnh=Nguyễn Văn Vĩnh, chủ bút tờ Đông Dương tạp chí, thân phụ nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp
Quỳnh= Phạm Quỳnh, chủ bút Nam Phong
Tốn=Phạm Duy Tốn, thân phụ nhạc sĩ Phạm Duy
Mr. Smith
Ông Tố còn lại không rõ là cụ Nguyễn Văn Tố của phong trào Đông kinh nghĩa thục hay cụ Ngô Tất Tố?
Cụ Hoàng Xuân Hãn làm Bộ trưởng giáo dục chính phủ Trần Trọng Kim và làm thành viên trong phái đoàn đàm phán Đà Lạt thời chính phủ cụ Hồ.
Cụ Cao Xuân Dục nghe nói là bạn và từng có chút ơn với cha của cụ Hồ Chí Minh.

Trên trang này: http://www.luongsonbac.de/thidan/ cũng có khá nhiều cổ thi Việt Nam và Trung Hoa.
minh_minh
Ông nội em trước giảng dạy về Văn học cổ TQ ( ĐH Sư phạm Vinh ) . Ông có viết 1 cuốn gì đó trong rất nhiều năm về văn học cổ TQ nhưng khi gần ra thì cụ Đặng Thai Mai xuất bản trước mất rồi ( cũng trùng hợp đề tài hay sao đó ) . Cụ đọc và thấy của mình không hay bằng của cụ Mai nên vứt bản thảo đâu không ai hay . Cụ mất sớm quá ( năm em 1 tuổi ) chứ nếu không thì có khi hôm nay em đã rất thạo các trò Hán hiếc để bác yuyu hết dám múa gậy vườn hoang rồi laugh.gif laugh.gif laugh.gif . Nội em nói thạo tiếng Trung ( như người Tàu )
Tiểu Vũ
Thế hệ trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 rất nhiều anh tài. Người Pháp bảo hộ Việt Nam một cách cù nhầy và bần tiện trên khía cạnh chính trị và kinh tế, nhưng trên bình diện văn hoá thì đã có công gây dựng nên một nền tảng có thực chất. Có thực học nên những trí thức Việt Nam hoàn toàn tự tin, thành danh từ khi còn rất trẻ. Cũng vì thực học nên họ không súng sính bởi chữ nghĩa. Một phần cũng vì người ta tự biết cái tri thức của mình vẫn còn chân chất lắm, chưa là gì cả nếu so với bước tiến của tư tưởng tri thức nhân loại. Song đối với nền văn hoá Việt Nam thì khi ấy quả là trăm hoa đua nở. Nhưng đến sau này thời Nhân Văn Giai Phẩm thì các cụ đành phải chịu lép. Nhìn các anh cán bộ quắc thước hùng hồn với những bộ Lenin toàn tập bìa gáy vàng choé các cụ hãi devil2.gif Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, ... đua nhau viết sám hối kiểm điểm scared.gif Những bác nào vẫn cứ ngoan cố theo bản năng chân chất của kẻ sĩ như Trần Dần, Hoàng Cầm thì bị đì cho tơi tả, túm lại là cũng hết hồn vía. Các cụ trong miền Nam thì bị ức chế bởi thời cuộc nên cũng không làm được gì đáng kể. May phước là miền Nam thuần hậu còn hun đúc nên được một Bùi Giáng quá đặc biệt. Ngoài ra thì cũng không còn gì nhiều nhặn. Có lẽ phải mất một thời gian nữa trí thức Việt Nam mới khôi phục lại được sự tự chủ của mình.
Cung Mi

Lạng Thành Đạo Trung

Quần phong dũng lãng thạch minh đào,
Giao hữu u cung quyên hữu sào.
Tuyền thủy hợp lưu giang thủy khoát,
Tử sơn bất cập mẫu sơn cao.
Đoàn thành vân thạch tịch tương hậu,
Hồng Lĩnh thân bằng nhật tiệm dao.
Quái đắc nhu tình khinh cát đoạn,
Khuông trung huề hữu bút như đao.

Nguyễn Du


Dịch nghĩa:

Trên Con Đường Lạng Sơn

Một dẫy núi dài, gió đập mạnh vào đá nghe như sóng vỗ,
Rắn biển (thuồng luồng) có hang kín, chim quốc có tổ.
Nước suối họp lại thành dòng sông rộng mênh mông,
Núi nhỏ có khi nào cao hơn núi mẹ.
Mây đá thành Lạng (Lạng Sơn) như đợi nhau trong chiều hôm,
Bạn bè xưa ở núi Hồng Lĩnh lại càng xa hơn.
Nỗi nhớ nhung kỳ quặc dễ đứt đoạn thôi,
Trong tráp này ta có ngòi bút sắc tựa dao.
tao_lao
Tố=Nguyễn Văn Tố

Cũng tiện thể nhắc đến cổ thi VN, có 4 người nằm trong 2 câu:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường

(cảm ơn chỉnh giùm chính tả, la do tui uýnh lộn chữ)
Mr. Smith
Câu thứ 2 là Thi đáo chứ bác taolao?
SyncMaster
QUOTE(tao_lao @ May 12 2005, 06:47 AM)
Tố=Nguyễn Văn Tố

Cũng tiện thể nhắc đến cổ thi VN, có 4 người nằm trong 2 câu:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Văn đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường
*



câu thứ hai đúng là "Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường", câu này nói đến tài thơ của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương có khi còn hơn cả thơ đời Đường (văn Hán thơ Đường), vì thế ngày xưa có quyển sách giáo khoa còn ghi là "Thơ đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường" (dịch luôn chữ Thi sang tiếng Việt, các câu còn lại để nguyên laugh1.gif ).
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.