Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Hồ Chủ Tịch Trong Hồi Ký Hoàng Tùng
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Người Việt Nam
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Tiểu Vũ
'Hiểu được Bác Hồ là điều khó'


Từ cuối năm 2002, trên một số trang web bắt đầu lan đi một bài viết được nói là trích từ hồi kí Những kỉ niệm về Bác Hồ của ông Hoàng Tùng.
Ông Hoàng Tùng nguyên là bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân.

Giống như nhiều bài viết được phổ biến qua internet và ký tên nhiều nhân vật có tên tuổi trong nước như Trần Quang Cơ, Phan Đình Diệu, Lê Đăng Doanh...độ khả tín và tính đầy đủ liền mạch của các tư liệu là điều khó xác quyết 100%. Giới quan sát chỉ có thể dựa trên phân tích văn bản, giọng văn, hay quan hệ thân hữu với các nguồn để đánh giá về chúng.

Dưới đây là trích đoạn của tài liệu này, với các tiêu đề nhỏ do chúng tôi đặt:


Đoạn mở đầu: Tôi có khoảng thời gian gần 25 năm làm việc gần Bác. Tôi được biết một số việc, hoặc được nghe rồi nói lại cho các đồng chí. Có tài liệu các đồng chí có thể sử dụng được, có tài liệu các đồng chí nghiên cứu thêm.

Trong khoảng thời gian 25 năm đó có 3 năm tôi công tác ở xứ, khu và tỉnh, còn tôi liên tục ở Trung ương, lúc đầu tôi làm phó trưởng ban Tổ chức Đảng vụ (cơ quan của Đảng lúc đó gọi như thế), tức là làm phó cho anh Lê Đức Thọ, sau là anh Lê Văn Lương. Sau tôi còn làm chánh văn phòng của đồng chí Trường Chinh, sau cùng là làm công tác Tuyên huấn, báo chí. Các công việc trên giúp tôi có điều kiện gần gũi Bác hơn. Các anh trong Bộ Chính trị cũng có nhiều người đi tù cùng tôi về.

Tôi có may mắn được dự hầu hết các phiên họp Bộ Chính trị hay Ban Bí thư. Nhiều khi Bác bảo tôi làm việc này hay việc khác, tất nhiên là những việc nhỏ thôi. Khi Trung ương họp Bác thường hay ngó trông xem có thấy tôi ngồi ở phía sau không, bởi tôi làm công tác báo chí. Nhiều cuộc họp tôi bị Bác phê bình, nhưng nhiều lần được Bác khen. Hội nghị Trung ương, hội nghị các ngành, hội nghị quân sự, hội nghị cán bộ tôi đều dự cả. Nhiều chuyện tôi biết được từ các cuộc hội nghị này, cố nhiên không phải chuyện gì cũng biết, có chuyện tôi thật sự là nhân chứng, có chuyện thì tôi nghe lỏm được.


Dung hòa quan điểm Xô Trung trong đảng:

Trong Đảng ta có hai nguồn đào tạo, một học ở Liên Xô về, một học ở Trung Quốc về. Do đó họ theo quan điểm hai nơi, có những ý kiến không giống nhau: đôi lúc hục hặc với nhau. Nhưng nói chung cả hai bên đều chịu Bác. Chỉ có Nguyễn Sơn về sau có vấn đề phải ra đi. Trước khi mất Nguyễn Sơn có tâm sự với tôi rằng sai lầm thì phê bình chứ sao lại đuổi đi. Ông ta trách Bác. Lúc đó tôi hỏi anh Võ Nguyên giáp, anh ta hay hục hặc như thế để anh ta làm phó cho anh có được không, Võ Nguyên Giáp nói làm thế nào được. Anh ta suốt ngày chửi tôi, anh ta còn phê bình Trường Nguyễn Ái Quốc rất ghê. Sau Bác nói chú Nguyễn Sơn hữu tài nhưng.... nên mời chú đi.

Thực ra thì cái khó của hai nhóm này không hiểu được tư tưởng biện chứng mác-xít. Ta làm cách mạng ở một nước thuộc địa chứ không phải làm cách mạng ở một nước tư bản, hay quân phiệt nông dân như Trung Quốc. Vấn đề thống nhất dân tộc Việt Nam nhiều người không hiểu được, cho đến tận bây giờ nhiều người vẫn hiểu là phải nhấn mạnh liên minh công nông. Bác có lúc nói Đảng của giai cấp công nhân là theo thời cuộc và cũng là để chiều lòng người. Bác định nghĩa về Đảng đúng nhất là ở Đại hội II. Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, tức là của dân tộc Việt Nam. Bây giờ lại càng đúng, vì nông dân, công nhân có cách biệt gì lớn, không phải là giai cấp bị áp bức, cùng làm chủ cả, cùng là người lao động tự do, thêm một số trí thức nữa, chứ không phải chỉ có giai cấp công nhân vừa mới ra đời mấy chục năm nay.

Bác hết sức sâu sắc nhưng Người không nói ra. Những bài viết, những bài phát biểu của Bác từ năm 1920 đến năm 1925 có phân tích sâu sắc, lý luận sắc bén. Sau này, từ cách mạng tháng Tám trở đi Người viết ngắn gọn đi thẳng vào vấn đề, không phân tích dài dòng để quần chúng dễ hiểu. Hai bên không hiểu, cứ “chiếu tướng” nhau rồi sinh chuyện. Nói Bác lý luận kém là hoàn toàn sai.


Về nhận xét ngoại giao

Tôi nhớ có chuyện thế này, đầu năm 1951, lúc đó tôi là chánh văn phòng của Tổng bí thư nên được dự các cuộc họp của Thường vụ Trung ương. Trong một cuộc họp Thường vụ Trung ương, Bác nói Stalin không được như thế đâu, chỉ vì người ta cần có một ngọn cờ mà đưa lên như thế. Nghĩa là Bác biết rõ Stalin. Người không sùng bái, cũng như không sùng bái Mao Trạch Đông. Nhiều lúc Bác cũng phải ngoại giao.

Cũng như Bác không thích gì Tưởng Giới Thạch, nhưng Bác vẫn dịch cuốn “Trung Quốc mệnh vận” do Tưởng viết, rổi đem biếu Trương Phát Khuê. Tranh thủ để giữ vững chính quyền, giảm được kẻ thù. Bác hết sức tinh trong nhìn nhận tình hình chính trị. Nhưng Người ít nói. Nhiều người không biết cứ tưởng bác mơ hồ trong vấn đề này khác. Chính trị Bác sắc sảo, nhưng Người rất ghét nói ba hoa.

Bác bao giờ cũng vì dân, vì nước, chứ không vì cá nhân mình. Nhiều người sắc sảo nhưng lại vì bản thân mình nhiều, củng cố vị trí của mình nhiều hơn. Nếu người lãnh đạo cách mạng nào cũng được như Bác thì không bao giờ chính quyền bị đổ, vì Bác lúc nào cũng có Đảng, có dân, quan hệ với dân chặt chẽ không bao giờ làm điều gì vì mình, tất cả đều xuất phát vì nhân dân. Tôi cho rằng hiểu được Bác không phải dễ, làm theo Bác càng khó hơn.

Sau chiến thắng 1954, Bác gọi tôi đến và căn dặn: “Ta chiến thắng rồi công tác tuyên truyền chỉ nên biểu dương tinh thần anh dũng của quân và dân ta, không nên sỉ nhục Pháp. Vì như thế sẽ khích động tinh thần tự ái dân tộc của họ. Sau này đối với Mỹ, Bác cũng căn dặn như thế.
Tiểu Vũ
Những nỗi đau

Tìm hiểu về Bác tôi thấy Bác có 10 nỗi đau lớn.

Một là gia đình tan nát. Mẹ và người em út mất sớm vì nhà nghèo không đủ tiền mưua thuốc, không ai chăm sóc, trong lúc bố đi vắng. Cụ Nguyễn Sinh Sắc bị thù oán nên bị hại. Tính cụ ngay thẳng, phê phán thẳng thắn những người xấu và làm theo ý mình cho là phải. Bọn quan lại ghét cụ. Nhân có một người bị phạm tôi đưa đến, lệ ngày x­a trước khi xử án phải nọc người đó mấy chục roi trước. Chẳng may người phạm tội bị bệnh từ trước nên sau khi bị đánh trả về một thời gian người ta chết. Nhân việc này trên mới cách chức cụ và đầy đi biệt xứ. Còn ông anh và bà chị Bác cũng bị tù đày, rồi sau mất sớm...

...Nỗi đau thứ sáu là Bác không ngờ Liên Xô và Trung Quốc lại xung đột, mẫu thuẫn đến gay gắt như thế. Bác nói phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Trung Quốc lãnh đạo. Nhưng Liên Xô và Trung Quốc cùng lãnh đạo thế nào được. Một nước chỉ có một mặt trời. Mao Trạch Đông là mặt trời hay Stalin là mặt trời đây. Liên Xô hay Trung Quốc đứng đầu lãnh đạo. Chỉ có một mà thôi. Hai bên xung đột nên bên nào cũng muốn lôi kéo Bác về phía mình. Bác bị giằng xé trong suốt những năm cuối của cuộc đời...

...Nỗi đau thứ bẩy là sự bất hoà giữa mấy người lãnh đạo của ta. Không phải mọi việc đều êm đẹp cả. Họ nhất trí với nhau về quan điểm đánh Mỹ, nhưng quan điểm quốc tế không thống nhất, về quan hệ cá nhân với nhau không thuận lợi. Sau này Bác bảo tôi viết bài: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Ý Bác là muốn nói mấy ông này. Bài đó tôi viết Bác sửa lại nhiều. Sau Bác nói anh Tố Hữu cũng sửa nữa.

Tôi được biết từ năm 1966, cứ mỗi chiều thứ bẩy, Bác lại cho làm cơm và nói: “Mấy chú cứ đến đây ăn cơm vui vẻ với nhau, có gì khúc mắc cứ nói hêt ra, không nên để bụng”. Anh Nguyễn Chí Thanh làm thư ký cho những cuộc đó cho đến khi anh đi vào Nam. Sau anh Lê Văn Lương nói lại với tôi là họ cứ đến ăn cơm, chén hết rồi họ về, chẳng ai nói với ai điều gì. Nếu không biết việc này thì không hiểu hết tại sao trong di chúc Bác lại dặn phải đoàn kết toàn Đảng, từ Trung ương đến đia phương. Trên mà đã đoàn kết rồi thì cần gì nói đến cơ sở nữa. Trên đoàn kết mà dưới không thì lôi thôi to, các ông trị cho chết. Chính vì thế mà bác rất buồn. Có thể có một vài hiện tượng, có đồng chí nào đó muốn vượt Bác, Bác biết hết, nhưng Bác không quan tâm.

Nỗi đau thứ tám là tình hình trong nước và thế giới trước khi Bác qua đời đều căng thẳng, nên đầu óc Bác không được thư thái. Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài, nhân dân ta hy sinh nhiều của, nhiều người, Bác rất đau lòng. Tuy Bác nói là Trường kỳ kháng chiến nhưng thực sự Bác không muốn cuộc chiến tranh phải kéo dài. Từ đầu đến cuối Bác không muốn có chiến tranh. Cho nên mới có cuộc hoà hoãn với Pháp.

Đối với Mỹ cũng thế, Bác muốn tranh thủ, nhưng không được mới phải đánh. Cộng thêm những năm tháng ốm đau kéo dài (trên 3 năm), có lúc Người cáu gắt cũng vì lẽ đó. Tất cả những nỗi đau này Bác không thổ lộ cùng ai, kể cả với anh Lê Duẩn, anh Trường Chinh. Nếu chúng ta không hiểu những nỗi đau của Bác, không hiểu được sự chín chắn, đúng đắn của Bác trong chính trị thì ta sẽ giáo điều, nói không sát.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalne...gtungbook.shtml
Tiểu Vũ
Căn cứ theo hồi ký này thì thấy ông Hoàng Tùng viết về những nỗi đau cá nhân của Hồ Chủ Tịch với dụng tâm khá rõ ràng, cụ thể là ba vấn đề Sáu, Bảy, và Tám.

Vấn đề thứ Sáu được đưa ra là việc Bác ở thế bị động trước thế phân tranh của Nga và Trung Quốc. Hàm ý nói chính sách chính trị ngoại giao của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và ở vào thế bị động trước cuộc phân tranh của các cường quốc, chí ít là ngay giữa các đồng chí trong phe XHCN.

Vấn đề thứ Bảy là Bác không ngăn được chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo, dù khi bản thân vẫn còn đang tại quyền. Hàm ý nói cấp dưới của Bác luôn có chủ kiến riêng, Bác không thể kiểm soát hết được.

Vấn đề thứ Tám là Bác luôn trăn trở cho vận mệnh dân tộc, đặc biệt là những tổn thất nhân dân phải chịu đựng qua hai cuộc chiến.

Dụng ý của tác giả thật là khéo, tuy nhiên cảm tình riêng bộc lộ không giấu diếm. Để có cái nhìn khách quan cần phải đối chiếu (nếu có thể được) với hồi ký của những người khác.
tdna
Hôm nay lang thang đi hát karaoke có hát mấy bài nhằm kỷ niệm sinh nhật Bác wub.gif , như là Những bông hoa trong vườn Bác , Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người rolleyes2.gif clap.gif
Chitto
Mấy bài về HCM của Hoàng Tùng có lâu lắm rồi. Trở thành đồ cũ mất rồi.

Trong đó có 9 nỗi đau, một cái (chả nhớ là thứ mấy) bị thiếu.

Cùng thời có cái bài nói chuyện của ông Sơn Tùng xem ra còn hay hơn nhiều.

Dưng mà đến 4 năm rồi....
tdna
Cụ Hồ nhiều khi tếu phét

Những mẩu chuyện nhỏ về Chủ tịch Hồ Chí Minh


Tại một hội nghị quân sự, thấy một số cán bộ "sính chữ", Hồ chủ tịch thân mật nói: Một vài cán bộ ta dùng từ khó hiểu quá, có lẽ cho rằng như thế mới oai. Dùng chữ "khoảng cách" có tội tình gì, mà các chú phải nói "cự ly", " giữ ngựa" lại gọi là "giám mã"...

Ít là bao nhiêu?

Tháng 12/1965, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Hội phụ nữ Hà Nội quyết định mở Đại hội "Ba đảm đang" để động viên tinh thần chị em. Thành Hội có viết thư lên báo cáo với Bác Hồ, không ngờ hai ngày sau, Bác cho gọi lãnh đạo Hội tới gặp Người. Bác hoan nghênh sáng kiến của Hội, bàn kỹ nội dung và cách làm, rồi bất chợt bác hỏi: "Thế đại hội định tiêu hết bao nhiêu tiền?". Chị phụ trách Hội lúng túng: "Thưa Bác, cũng... ít thôi ạ". Bác cười: "Ít là bao nhiêu?". Thấy chị đỏ mặt, Bác không hỏi thêm nữa, chỉ nhẹ nhàng nhắc: "Đại hội phải bàn những việc thiết thực, tránh hình thức, lãng phí, thì mới có kết quả tốt được!..."

Vui, mà thấm thía

Tại một hội nghị quân sự, thấy một số cán bộ "sính chữ", Bác thân mật nói:

- Một vài cán bộ ta dùng từ khó hiểu quá, có lẽ cho rằng như thế mới oai. Dùng chữ "khoảng cách" có tội tình gì, mà các chú phải nói "cự ly", " giữ ngựa" lại gọi là "giám mã"...

Bác cười, hóm hỉnh tiếp:

- Tất nhiên chữ nào đã Việt hóa rồi, thì ta không phải chữa lại. Thí dụ chữ "Độc lập", nếu ta tránh đi, mà lại hô là: "Việt Nam ‘đứng một’ muôn năm!", thì nghe chẳng ra sao cả. Hoặc như chữ "khuyết điểm", mà lại chữa thành "lỗ hổng", thì thật buồn cười.

Gần gũi với đồng bào

Năm 1960, nhà báo T. được giao nhiệm vụ đi làm tin về cuộc Bác Hồ tiếp đồng bào dân tộc thiểu số về thăm Hà Nội. Bác đến các bàn chạm cốc với bà con, tới bàn anh T., Bác hỏi:

- Chú chúc rượu bà con chưa?

Anh T. nhanh nhảu:

- Dạ thưa Bác, rồi ạ!

Bác nhìn bộ complet sang trọng của anh T. và vuốt nhẹ cái cà-vạt của anh, nhắc:

- Hôm nay, Bác tiếp khách toàn là bà con nông dân người dân tộc, chú làm báo mà mặc thế này, thì gần gũi, tiếp xúc thế nào với bà con!...

Việc nào dễ nhất

Hồi ở chiến khu Việt Bắc, các cơ quan đóng sâu ở trong rừng, hằng tháng, mọi người phải đi lấy gạo về ăn, có khi mất cả ngày mới được một chuyến, không phải không có người ngại. Một lần, Bác đi công tác qua một con suối, thấy rất đông cán bộ, trong đó có nhiều trí thức, trên đường đi lấy gạo về, đang ngồi nghỉ. Bác dừng chân hỏi:

- Đố các cô chú, trong nghề nông, việc nào làm dễ nhất?

Mọi người đua nhau trả lời. Người bảo dễ nhất là gieo mạ, gặt hái; người thì cho là xay lúa, giã gạo. Một bác sĩ giục Bác:

- Thưa Bác, Bác chấm cho ai trả lời đúng ạ?

Bác cười:

- Theo Bác, việc làm dễ nhất là đi đến kho lấy gạo về nấu ăn...

(Theo Nhân dân )
Vante_Sellenberg
hehe.gif hehe.gif hehe.gif hehe.gif

Bác trả lời vẫn sai: Dễ nhất là việc đứng hỏi trong nghề nông, việc nào dễ nhất hehe.gif
tdna
QUOTE(chitto @ May 16 2005, 01:32 AM)
Mấy bài về HCM của Hoàng Tùng có lâu lắm rồi. Trở thành đồ cũ mất rồi.

Trong đó có 9 nỗi đau, một cái (chả nhớ là thứ mấy) bị thiếu.

Cùng thời có cái bài nói chuyện của ông Sơn Tùng xem ra còn hay hơn nhiều.

Dưng mà đến 4 năm rồi....
*



Hình như cái của Sơn Tùng em cũng đọc được lâu lắm rồi thì phải , cách đây ít nhất 10 năm , bản đánh máy lại buổi nói chuyện với công nhân của nhà văn Sơn Tùng . Trong đó nhớ có 1 chuyện như thế này . Công nhận cụ Hồ kiên gan thật .

Dạo đó khi cụ Hồ đang đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình thì phía Bắc 20 vạn lính đói của Tưởng Giới Thạch tràn vào , phía nam là quân Đồng minh . Tuy nhiên trong lịch sử , người ta chỉ nhắc qua loa về việc 2 đạo quân này đàm phán rồi Tưởng rút , mà không nói gì hơn . Thực tế sự rút quân của Tưởng đã không dễ dàng chút nào . Nếu em nhớ không nhầm , 2 tướng tâm phúc của Tưởng sang VN là Tiêu Văn và Trương Phát Khuê , 1 tay rất hám gái mà 1 tay rất hám tiền . Quân Tưởng đòi Quốc dân đảng Việt Nam phải nắm giữ những chức danh quan trọng nhất trong chính phủ lâm thời như Bộ trưởng ngoại giao , Bộ trưởng quốc phòng ... và gây nhiều áp lực cho chính phủ cụ Hồ . Chính bản thân cụ Hồ phải xuống nước nhẫn nhục mới tống khứ được 20 vạn quân Tưởng . Nghe nói cụ có Bảo : «Thà ngửi phân Tây thêm vài năm nữa, còn hơn ngửi cứt Tàu suốt đời»

Lúc ấy cụ Hồ phát động Tuần lễ vàng để giúp kháng chiến . Tiền , vàng thu được dùng để trang trải chi phí cho chính phủ , mua vũ khí . Và cần biết thêm rằng 1 phần số vàng ấy cũng được dùng để đấm mõm cho quân Tưởng . Trương Phát Khuê là tên rất hám tiền . Hắn đưa ra các yêu cầu cao , tất nhiên là nhờ vào thanh thế 20 vạn quân . Hắn đòi phải đúc cho hắn 1 bức tượng ( không nói cỡ kích bao nhiêu ) bằng vàng . Yêu cầu này được đáp ứng . Còn Tiêu Văn thì bắt kháng chiến nộp cho hắn 1 cô gái phải đẹp , và có học thức cao . Nhiệm vụ này cũng rất khó khăn . May lúc ấy có 1 cụ sau này cũng thuộc diện cách mạng lão thành nộp con gái cho . Cô này đẹp người , đẹp nết lại tây học . Tiêu Văn còn làm nhục cụ Hồ bằng cách hoạnh hoẹ bắt bác sĩ khám lại xem cô gái ấy còn trinh hay không . Sau đó quân Tưởng mới chịu rút lui . Những năm 45-46 , cụ Hồ người gầy rọc vì phải đối phó với quá nhiều kẻ thù từ trong lẫn ngoài .

Chính cụ Hồ cũng là người cứu Ngô Đình Diệm . Lúc ấy Ngô bị bắt , có người bảo nên giết Ngô đi để trừ hậu hoạ ,cụ Hồ nói đã giết cha người ta rồi thì thôi đừng ép người ta quá mức , sau đó chính cụ Hồ đưa Ngô ra xe . Anh em Ngô sau này nhắc đến HCM vẫn một tiếng cụ hai tiếng cụ rất lễ phép một phần vì lẽ ấy . Nhưng cụ Hồ cũng khôn , vì nếu theo Mỹ thì Ngô dù sao cũng vẫn là người theo chủ nghĩa dân tộc , Ngô còn tốt hơn vạn thằng khác (lúc ấy cụ Hồ có dụ Ngô về với cụ nhưng Ngô nói muốn đi theo con đường khác )
tdna
QUOTE(Vante_Sellenberg @ May 19 2005, 05:47 AM)
hehe.gif  hehe.gif  hehe.gif  hehe.gif

Bác trả lời vẫn sai: Dễ nhất là việc đứng hỏi trong nghề nông, việc nào dễ nhất hehe.gif
*


Bác này không hiểu ý cụ Hồ . Những người trên tuy chỉ phải chở gạo về ăn nhưng vẫn còn kêu ca và đùn đẩy nhau. Cụ Hồ nói như vậy là nhắc nhở họ , rằng việc các anh đang làm là dễ nhất rồi , còn kêu ca cái nỗi gì nữa .
Vante_Sellenberg
Tớ hiểu lắm chứ. Tớ chỉ tiếc cho bạn tdna mất công post bài của báo ND thôi.

Bác hỏi: Trong nghề nông, việc nào dễ nhất.

Bác trả lời: Dễ nhất là đến kho lấy gạo về ăn.

Hi hi, lấy gạo từ kho về ăn mà xếp vào một việc thuộc nghề nông thì tớ cũng chịu. Bác giáo dục trí thức mà như giáo dục mấy đồng chí bình dân học vụ ấy laugh.gif Người từng trải như Bác ko làm thế đâu. Cái này gần như chắc chắn là báo ND bịa ra đấy laugh1.gif

Hơn nữa, bài phía trên của tdna có đoạn nào nói đến mấy người đi lấy gạo đùn đẩy công việc cho nhau đâu nào.

Thôi, ko vào phá hứng của tdna nữa. Post tiếp đi nào, truyện về thời kì Tưởng Giới Thạch hay đấy cheers.gif
tdna
QUOTE(Vante_Sellenberg @ May 19 2005, 06:11 AM)

Hơn nữa, bài phía trên của tdna có đoạn nào nói đến mấy người đi lấy gạo đùn đẩy công việc cho nhau đâu nào.



QUOTE
Hồi ở chiến khu Việt Bắc, các cơ quan đóng sâu ở trong rừng, hằng tháng, mọi người phải đi lấy gạo về ăn, có khi mất cả ngày mới được một chuyến, không phải không có người ngại.


Sau 45 cụ Hồ nói năng dễ hiểu , bình dân . Nhưng nếu đọc các tác phẩm và văn kiện cụ viết trước đó ( nhất là gian đoạn bên Pháp , làm báo Pháp ) thì mới thấy đó là 1 con người có trí tuệ sâu sắc đến mức nào .
Vante_Sellenberg
Nói tiếp nhé.

Trí thức mà phải đi lấy gạo, ai mà chẳng ngại. Nhưng ngại thì ngại họ vẫn tự nhận thức được là họ phải làm, vì ko làm là đói. Bác chỉ đi qua, thấy họ ngại mà nhắc nhở thiếu tế nhị như thế là coi thường trí thức. Tớ nghĩ chuyện này là ko thể có, báo ND bịa

Nhưng trí thức ngại đi lấy gạo đến mức đùn đẩy nhau công khai trước mặt Bác. Bác nhắc nhở dí dỏm như thế là điều bình thường. Chuyện này có thể có

Bạn tdna chỉ nói đến chữ ngại, chứ có nói gì đến đùn đẩy trong bài báo đâu. Hành vi khác nhau dẫn đến phản ứng khác nhau chứ. OK?

Thôi, ko tranh cãi lặt vặt nữa nhé
Chitto
QUOTE(tdna @ May 19 2005, 06:00 AM)
QUOTE(chitto @ May 16 2005, 01:32 AM)
Mấy bài về HCM của Hoàng Tùng có lâu lắm rồi. Trở thành đồ cũ mất rồi.

Trong đó có 9 nỗi đau, một cái (chả nhớ là thứ mấy) bị thiếu.

Cùng thời có cái bài nói chuyện của ông Sơn Tùng xem ra còn hay hơn nhiều.

Dưng mà đến 4 năm rồi....
*



Hình như cái của Sơn Tùng em cũng đọc được lâu lắm rồi thì phải , cách đây ít nhất 10 năm , bản đánh máy lại buổi nói chuyện với công nhân của nhà văn Sơn Tùng . Trong đó nhớ có 1 chuyện như thế này . Công nhận cụ Hồ kiên gan thật .



Không phải cái ấy.

Cái này là nói về những chuyện khác kia. Kiểu như chuyện HCM Bị đổi từ chức danh Chủ tịch Đảng Lao động sang thành Chủ tịch Ban chấp hành TW Đảng, chuyện khi đi máy bay từ TQ về thì "bị" sân bay không đảm bảo điều kiện để đỗ, chuyện bị cô lập và mất đi vai trò.... kia.

Trong bài đó nói đến vài vấn đề hay ho về anh Ba, anh Lê Đức Anh,....,

Đại khái là cái mà các Chi bộ Đảng có chỉ thị không công bố là gặp tài liệu đó phải tiêu hủy, không được nghe theo censored.gif ohnono.gif .
Nhưng thực ra các bác mới là người truyền tay nhau nhiều nhất... read.gif clap.gif
In love we trust
QUOTE(chitto @ May 19 2005, 01:38 PM)
Cái này là nói về những chuyện khác kia. Kiểu như chuyện HCM Bị đổi từ chức danh Chủ tịch Đảng Lao động sang thành Chủ tịch Ban chấp hành TW Đảng, chuyện khi đi máy bay từ TQ về thì "bị" sân bay không đảm bảo điều kiện để đỗ, chuyện bị cô lập và mất đi vai trò.... kia.


bác chỉ bịa, chuyện này khác, không phải là sân bay không đủ điều kiện đỗ mà là đèn hướng dẫn bị để sai vị trí, nếu không có viên phi công nhanh trí thì đi rồi, cái này hình như do cụ thư ký riêng của bác Hồ kể mà.
tdna
Cụ Hồ cũng lắm truân chuyên , chứ trong hồ sơ mật của Pháp có thời kỳ họ ghi chú về cụ là : bắt được giết ngay !
Tiểu Vũ
Các bác có hứng thì cứ tiếp tục đi nhé.

Tôi chỉ có một ý kiến cá nhân là khi xét đoán người lãnh đạo thì nên nhìn vào những tiêu chí có tính nền móng, sau đó mới nhìn đến những phẩm chất phụ thêm khác.

Tiêu chí căn bản của người làm lãnh đạo đầu tiên phải có lòng nhân. Tướng cầm quân giỏi thường bắt đầu cầm đũa cuối cùng, lên giường ngủ cuối cùng, nếm chung mọi cay đắng khổ sở của lính. Có như thế quân mới dám chìa vai chia sẻ hoạn nạn. Danh tướng như Ngô Khởi còn ghé miệng hút mủ cho lính. Lòng nhân, dù là đóng kịch hay thực chất thì tác dụng quan trọng vẫn là thu phục lòng tin của số đông quần chúng. Điều này thì Hồ Chủ Tịch làm được, làm rất tốt. Đến bây giờ cụ vẫn còn sức hút với quần chúng chính từ cái gốc nhân nghĩa mà cụ đã bộc lộ.

Tiêu chí căn bản thứ hai là có con mắt nhìn xa thấy rộng và cái tâm biết lo toan đi trước tình hình. Nhưng phẩm chất này khó đánh giá khách quan. Có khi người lãnh đạo linh mẫn được lúc này nhưng lại nhầm lẫn vào lúc khác. Cần phải là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp mới có cái nhìn tổng quan khái quát được.

Tiêu chí căn bản thứ ba nhìn thông suốt con người và biết cách cư xử, hiểu thuật cứng mềm. Có thế cấp dưới mới chịu nghe lời và gắng sức hi sinh cho mình. Tiêu chí này vô cùng quan trọng. Làm nên đại nghiệp phải nhờ nó. Giữ được đại nghiệp cũng phải nhờ đến nó. Tính tài cầm quân thì Hán Cao Tổ chẳng bằng ai, nhưng tài quản tướng thì không ai bằng Hán Cao Tổ. Cuối đời quyền bính của Hồ Chủ Tịch không còn bao nhiêu nữa. Người dưới còn mượn danh cụ cho mục đích riêng. Thế là cụ làm nên đại nghiệp mà không giữ được đại nghiệp. Phải chăng vì tài đối nhân xử thế và nhãn quan của cụ chỉ có sách báo ghi lại được mà người trực thuộc dưới quyền quá đỗi cứng đầu không chịu cảm hoá?

Tiêu chí căn bản thứ tư là khả năng quyết đoán và lòng dũng cảm mỗi khi hoàn cảnh đòi hỏi. Điều này thì miễn phải bàn. Hồ Chủ Tịch quá xuất sắc rồi. Không như thế làm nên chuyện từ hai bàn tay trắng sao được.

Theo hiểu biết của tôi thì bốn tiêu chí này là quan trọng hàng đầu, song có thể người khác lại nghĩ khác.




Trong bốn tiêu chí nêu phía trên thì cái thứ nhất có ý nghĩa quyết định. Lòng nhân là cái quyết định cái tâm, cái chí của người có sáng rõ lành mạnh không. Cái tâm, cái chí của người lãnh đạo quyết định sự nghiệp cách mạng ấy có đúng đắn không. Tuy nhiên, chính những điều này lại khiến tôi mơ hồ nhất về con người Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, vì cụ tự học là chính nên lòng nhân đúc rút theo kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn là được chiêm nghiệm qua nhiều luồng tư tưởng tiến bộ khác nhau. Cụ nói nếu Khổng Tử, Jesus, Marx sinh cùng thời thì họ sẽ là bạn tốt của nhau. Nghe bề ngoài thì hay đấy, có vẻ thể hiện người nói ra câu này đọc rất sâu rất rộng. Nhưng thực chất thì triết lý nhân sinh ẩn trong đó chẳng có bao nhiêu. Nếu muốn nói ba vĩ nhân kia đều biết yêu thương con người thì tốt nhất không nên diễn đạt màu mè. Màu mè thể hiện dụng tâm mị hoặc quần chúng bằng một ý tưởng thô sơ đã được tân trang lại. Điều ấy người có thực học không chịu làm bao giờ.

Thứ hai, đường lối cách mạng của tổ chức Đảng từ đầu chí cuối luôn nặng tính thủ đoạn. Điều ấy gây ra thành công lớn nhưng cũng li tán lòng người. Di sản ấy đến bây giờ cũng vẫn còn tì vết nặng nề. Phải chăng vì cụ Hồ không có tâm đủ rộng để dung hết người Việt Nam? Hay phải chăng cụ có tâm nhưng không đủ tài để theo đúng chí hướng của mình? Theo tôi câu trả lời khách quan nhất là mỗi thứ cụ thiếu một ít. Người có tâm lớn sẽ không khoanh tay đứng nhìn thảm cảnh Cải cách ruộng đất. Người có tài lớn thì không để bản thân bị thao túng ngay trong tay đồng chí và cấp dưới của mình.

Tuy nhiên, lòng nhân của bậc anh hùng có thể khác với lòng nhân của nữ nhi thường tình. Nhân như Lưu Bị mà nghiến răng ném con để làm nên nghiệp lớn. Nhu như Lưu Biểu, dẫu khôn khéo, tử tể với hết thảy mà cơ nghiệp tàn lụi trong một chốc. Vậy nên xếp lòng nhân của Hồ Chủ Tịch vào loại nào đây?

Cá nhân tôi thấy sự nhân đức của Hồ Chủ Tịch thể hiện ra đằm thắm ôn hoà, thu phục được sự ngưỡng mộ nhưng không mang đến phúc lớn cho dân tộc. Hậu quả chiến tranh tang thương, nạn chia rẽ bè phái, li tán lòng người cho đến bây giờ còn chưa dứt (những tai hại trên bình diện kinh tế không kể ở đây). Đương nhiên, nhìn nhận như thế thì quá không công tâm vì thực tế quá phức tạp, nhiều yếu tố khách quan chi phối.

Một điều nữa mà người có tâm trung trinh không làm là để người dưới ca tụng công đức mình quá nhiều. Bổng lộc quá hậu hay danh tiếng quá lừng lẫy đều tiềm tàng hoạ lớn. Người làm chính trị như Bác thừa hiểu điều ấy. Vậy mà tự viết sách ca tụng mình. Để đạt được mục đích chính trị (cứ cho là cao cả đi), liệu có nhất thiết phải làm thế không?





Nhìn nhận lại từ đầu, có thể nói Hồ Chủ Tịch là người tốt, có thể rất tốt. Chỉ có kẻ rất đa nghi hay cực đoan mới ngờ vực điều ấy. Hồ Chủ Tịch có tài lớn, cũng không ai có thể bàn cãi về điều này. Nhưng không thể không nhìn nhận một sự thực khách quan rằng cụ đã tham gia vào một trò chơi phức tạp hơn khả năng điều chỉnh của mình. Cùng làm người lãnh đạo, nếu bi quan yếm thế để rồi rút lui như ông Trần Trọng Kim thì chưa chắc đã là phải. Tuy nhiên, không hẳn cuộc đời của Trần Trọng Kim đã ít mâu thuẫn và gây tranh cãi hơn cuộc đời Hồ Chí Minh.
NguoiVN
Mình bảo là nguoi cộng sản kô tin vào tôn giáo. Tình hình hiện này Bác Hồ đã trở thành Phật và các tập kinh giáo điều là gì các bác cũng biết. Tớ chúa ghét việc thần thánh hóa con người, bản thân vấn đề có sao nên để vậy, dừng bốc phét tân bốc nịnh bợ wá, nó tởm kô chịu được.
NguoiVN
QUOTE(tdna @ May 19 2005, 06:16 AM)
QUOTE(Vante_Sellenberg @ May 19 2005, 06:11 AM)


Hơn nữa, bài phía trên của tdna có đoạn nào nói đến mấy người đi lấy gạo đùn đẩy công việc cho nhau đâu nào.



QUOTE
.


Sau 45 cụ Hồ nói năng dễ hiểu , bình dân . Nhưng nếu đọc các tác phẩm và văn kiện cụ viết trước đó ( nhất là gian đoạn bên Pháp , làm báo Pháp ) thì mới thấy đó là 1 con người có trí tuệ sâu sắc đến mức nào .
*



Bác chắc kô bậy?
ngautuan
Tranh cãi từ ngữ vụn vặt, tủn mủn thế này à?
NguoiVN
QUOTE(Tiểu Vũ @ May 19 2005, 08:28 AM)
Các bác có hứng thì cứ tiếp tục đi nhé.

Tôi chỉ có một ý kiến cá nhân là khi xét đoán người lãnh đạo thì nên nhìn vào những tiêu chí có tính nền móng, sau đó mới nhìn đến những phẩm chất phụ thêm khác.

Tiêu chí căn bản của người làm lãnh đạo đầu tiên phải có lòng nhân. Tướng cầm quân giỏi thường bắt đầu cầm đũa cuối cùng, lên giường ngủ cuối cùng, nếm chung mọi cay đắng khổ sở của lính. Có như thế quân mới dám chìa vai chia sẻ hoạn nạn. Danh tướng như Ngô Khởi còn ghé miệng hút mủ cho lính. thumbup.gif  Lòng nhân, dù là đóng kịch hay thực chất thì tác dụng quan trọng vẫn là thu phục lòng tin của số đông quần chúng. Điều này thì Hồ Chủ Tịch làm được, làm rất tốt. Đến bây giờ cụ vẫn còn sức hút với quần chúng chính từ cái gốc nhân nghĩa mà cụ đã bộc lộ. thumbup.gif

  Lam cach mang hay chinh tri kho co the noi den long nhan ai! Cu Ho kho co the so sanh voi Gandhi hay King Jr. Cung phai hieu rang nhung pham chat cao ca ma ta biet duoc da phan la tu y kien ca nhan cua nguoi khac. De biet, hieu duoc mot nguoi nao do neu ko tu nguoi ta that long noi ra thi kho chinh xac duoc.

Tiêu chí căn bản thứ hai là có con mắt nhìn xa thấy rộng và cái tâm biết lo toan đi trước tình hình. Nhưng phẩm chất này khó đánh giá khách quan. Có khi người lãnh đạo linh mẫn được lúc này nhưng lại nhầm lẫn vào lúc khác. Cần phải là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp mới có cái nhìn tổng quan khái quát được.  B

ac quen ko ban den tap the dung sau nha lanh dao, nhieu khi de thu phuc long nguoi can dung nen mot hinh anh (ao giac) ko thuc ve mot nguoi nao do. Dieu nay can cong suc cua mot doi ngu. Ca nhan nguoi do co the duoc xung tung trong doi nay va nguyen rua trong doi kia!
Tiêu chí căn bản thứ ba nhìn thông suốt con người và biết cách cư xử, hiểu thuật cứng mềm. Có thế cấp dưới mới chịu nghe lời và gắng sức hi sinh cho mình. Tiêu chí này vô cùng quan trọng. Làm nên đại nghiệp phải nhờ nó. Giữ được đại nghiệp cũng phải nhờ đến nó. Tính tài cầm quân thì Hán Cao Tổ chẳng bằng ai, nhưng tài quản tướng thì không ai bằng Hán Cao Tổ. Cuối đời quyền bính của Hồ Chủ Tịch không còn bao nhiêu nữa. Người dưới còn mượn danh cụ cho mục đích riêng. Thế là cụ làm nên đại nghiệp mà không giữ được đại nghiệp.
cai nay ko biet bac lay tu nguon nao?
Phải chăng vì tài đối nhân xử thế và nhãn quan của cụ chỉ có sách báo ghi lại được mà người trực thuộc dưới quyền quá đỗi cứng đầu không chịu cảm hoá?

Tiêu chí căn bản thứ tư là khả năng quyết đoán và lòng dũng cảm mỗi khi hoàn cảnh đòi hỏi. Điều này thì miễn phải bàn. Hồ Chủ Tịch quá xuất sắc rồi. Không như thế làm nên chuyện từ hai bàn tay trắng sao được.

Theo hiểu biết của tôi thì bốn tiêu chí này là quan trọng hàng đầu, song có thể người khác lại  nghĩ khác.




Trong bốn tiêu chí nêu phía trên thì cái thứ nhất có ý nghĩa quyết định. Lòng nhân là cái quyết định cái tâm, cái chí của người có sáng rõ lành mạnh không.  thumbup.gif Cái tâm, cái chí của người lãnh đạo quyết định sự nghiệp cách mạng ấy có đúng đắn không. Tuy nhiên, chính những điều này lại khiến tôi mơ hồ nhất về con người Hồ Chí Minh.  thumbup.gif

Rat nhieu nguoi bi cam tu trong cai ao giac nguoi khac tao ra, nhieu khi tu minh tao ra. Bai viet cua bac cung la nhung gi em muon noi ma kha nang dien dat chua du nen k0 chuyen tai duoc y

Thứ nhất, vì cụ tự học là chính nên lòng nhân đúc rút theo kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn là được chiêm nghiệm qua nhiều luồng tư tưởng tiến bộ khác nhau. Cụ nói nếu Khổng Tử, Jesus, Marx sinh cùng thời thì họ sẽ là bạn tốt của nhau. Nghe bề ngoài thì hay đấy, có vẻ thể hiện người nói ra câu này đọc rất sâu rất rộng. Nhưng thực chất thì triết lý nhân sinh ẩn trong đó chẳng có bao nhiêu. Nếu muốn nói ba vĩ nhân kia đều biết yêu thương con người thì tốt nhất không nên diễn đạt màu mè. Màu mè thể hiện dụng tâm mị hoặc quần chúng bằng một ý tưởng thô sơ đã được tân trang lại. Điều ấy người có thực học không chịu làm bao giờ.

thumbup.gif Thứ hai, đường lối cách mạng của tổ chức Đảng từ đầu chí cuối luôn nặng tính thủ đoạn. Điều ấy gây ra thành công lớn nhưng cũng li tán lòng người. Di sản ấy đến bây giờ cũng vẫn còn tì vết nặng nề.  thumbup.gif Phải chăng vì cụ Hồ không có tâm đủ rộng để dung hết người Việt Nam? Hay phải chăng cụ có tâm nhưng không đủ tài để theo đúng chí hướng của mình? Theo tôi câu trả lời khách quan nhất là mỗi thứ cụ thiếu một ít. Người có tâm lớn sẽ không khoanh tay đứng nhìn thảm cảnh Cải cách ruộng đất. Người có tài lớn thì không để bản thân bị thao túng ngay trong tay đồng chí và cấp dưới của mình.

Tuy nhiên, lòng nhân của bậc anh hùng có thể khác với lòng nhân của nữ nhi thường tình. Nhân như Lưu Bị mà nghiến răng ném con để làm nên nghiệp lớn. Nhu như Lưu Biểu, dẫu khôn khéo, tử tể với hết thảy mà cơ nghiệp tàn lụi trong một chốc. Vậy nên xếp lòng nhân của Hồ Chủ Tịch vào loại nào đây?

Cá nhân tôi thấy sự nhân đức của Hồ Chủ Tịch thể hiện ra đằm thắm ôn hoà, thu phục được sự ngưỡng mộ nhưng không mang đến phúc lớn cho dân tộc. Hậu quả chiến tranh tang thương, nạn chia rẽ bè phái, li tán lòng người cho đến bây giờ còn chưa dứt

Day chinh la dai tham hoa cua dan toc (những tai hại trên bình diện kinh tế không kể ở đây). Đương nhiên, nhìn nhận như thế thì quá không công tâm vì thực tế quá phức tạp, nhiều yếu tố khách quan chi phối.

Một điều nữa mà người có tâm trung trinh không làm là để người dưới ca tụng công đức mình quá nhiều. Bổng lộc quá hậu hay danh tiếng quá lừng lẫy đều tiềm tàng hoạ lớn. Người làm chính trị như Bác thừa hiểu điều ấy. Vậy mà tự viết sách ca tụng mình. Để đạt được mục đích chính trị (cứ cho là cao cả đi), liệu có nhất thiết phải làm thế không? 


no.gif [COLOR=blue]Bac nao yeu thuong Ho Chu Tich chung nao, neu ko may doc duoc sach tu tan boc cua Cu thi de bi phan cam nang
no.gif


Nhìn nhận lại từ đầu, có thể nói Hồ Chủ Tịch là người tốt, có thể rất tốt. Chỉ có kẻ rất đa nghi hay cực đoan mới ngờ vực điều ấy. Hồ Chủ Tịch có tài lớn, cũng không ai có thể bàn cãi về điều này. Nhưng không thể không nhìn nhận một sự thực khách quan rằng cụ đã tham gia vào một trò chơi phức tạp hơn khả năng điều chỉnh của mình. Cùng làm người lãnh đạo, nếu bi quan yếm thế để rồi rút lui như ông Trần Trọng Kim thì chưa chắc đã là phải. Tuy nhiên, không hẳn cuộc đời của Trần Trọng Kim đã ít mâu thuẫn và gây tranh cãi hơn cuộc đời Hồ Chí Minh.
*




Bac TV dung la thumbup.gif
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Người Việt Nam
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.