Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Hương Rừng Cà Mau
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
tao_lao
Bên Văn chất...có đưa có link tới chỗ đọc Hương Rừng Cà Mau rùi, mà đọc thấy khoái quá, thấy ngứa miệng tính đem ra bàn chơi mà kẹt nỗi bên kia đông đúc quá nên qua mở thêm cái chỗ này cho rộng rải.

Đọc Hương Rừng Cả Mau phải chịu là ông Sơn Nam thiệt là có đầu óc quan sát tinh tế, viết văn mà như nói chơi chơi đùa đùa nhiều cái chuyện vừa quen vừa lạ ở lục tỉnh. VD như chuyện Con Bảy đưa đò có chuyện ca ngợi cô Bảy có cái tài hò đối đáp. Thiệt hổng biết là ở ngoài đời có ai hò ứng phó được như trong chuyện của ông Sơn Nam không. Mấy câu hò thiệt là dài, nội cái chuyện ghi nhớ coi người ta hò gì, ý gì thì đã đòi hỏi 1 trí nhớ thiệt tốt, 1 cái tài ừng phó thiệt lẹ và rùi thì đáp lại phải đòi một làn hơi...thiệt ngon ơ, tất nhiên.

Cô Bảy trẻ hò ngọt lịm rùi thành Dì bảy luộc thịt heo thiệt ngọt lịm. Chà, cái vụ luộc thịt cho ngon phải bỏ phèn rùi ngâm nước lạnh nghe cũng có lí dữ, hổng biết có ai mần thử chưa cà, vì ngặt cái là xứ tui hổng có phèn cry1.gif nên hổng thử được.

Đọc truyện Ông già xay lúa, chợt thấy 1 cái quan sát tinh tế của ông Sơn Nam về cái nạn cờ bạc ở nông thôn xứ mình. Dân miền Nam cờ bạc thì thôi rồi, từ con nít đến lão ông. Đánh tiến lên, binh xậm xám, uýnh cờ tướng ăn tiền, chồng gà cáp độ lào lào. Ông Sơn Nam cho là tại....ở không. Thiệt trúng quá. Chơi đâu phải tại mê gì, tại ờ không thôi. Hổng có công ăn chuyện mần, hổng có xí nghiệp như trên thành, hổng có tiểu thủ công nghiệp...thành ra đờn ông rãnh quá. Có ông phụ vợ ra chợ bưng bún rêu, có ông lê lết quán cafe rùi cờ bạc .... Thành ra đờn bà nuôi đờn ông. Vậy mà cái đó lại là cái chuyện phổ biến ở vùng nông thôn, thị trấn bây giờ. Mà có phải đờn ông muốn ở không đâu, tại...hổng có chuyền gì mần. Trách ai? Thiệt tình.
yuyu
QUOTE
Chơi đâu phải tại mê gì, tại ờ không thôi


Không phải thế. Tôi cho là tại bản chất con người thôi. Có người sinh ra chỉ thích những thú vui tầm thường, nếu không muôn nói là thấp hèn như rượu chè, cờ bạc....Mà có lẽ đa số người ta có những thú vui thấp hèn kiểu này. Một ngày chỉ có 24h, thiếu gì việc để làm. Nếu rảnh quá thì đọc sách, nghe nhạc, tập thể thao, võ thuật, đánh cờ ... ( chú ý đánh cờ, chứ không phải đánh bạc) ....có nhiều tiền thì đi du lịch, đó đây, khám phá thế giới, còn gì sung sướng, thanh cao, bổ ích bằng ? Nếu có tài nữa thì làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, chơi đàn, chụp ảnh....hay tranh luận trên ....Làng Ven laugh1.gif .... thiếu gì thú chơi tao nhã mà phải lao vào cờ bạc ?

Tôi có đi nhiều thành phố Âu-Mỹ, thấy một hiện tượng rất giống nhau, đó là : ở thành phố nào, hầu như cũng có những đám người ( thường là da đen, đỏ, nhưng hầu như không có da vàng, trắng hoặc rất ít ) đứng ngồi vật vờ ở những chỗ nào đó, thường là một góc phố, trạm xe điện ngầm, trung tâm thương mại, quảng trường v.v....Họ cứ đứng ngồi vật vờ như vậy, nhìn dòng đời trôi đi với con mắt thờ ơ ? Lắm khi cả những ngày trời đông giá rét, họ cũng thân làm tội đời, ra đứng đường, nhìn đời như vậy ! ( Những người này chắc đều ăn trợ cấp xã hội, đa số là thanh niên, một số to khoẻ như trâu, hoặc béo ú như hà mã ) Để làm gì vậy ?
Những người này chắc không giàu tiền bạc, chữ nghĩa, nhưng họ quả là những "Tỉ Phú Thời Gian" !.
Đã đành có nhiều thời gian , nhưng nếu rỗi thì ở nhà mà nghỉ ngơi hay thưởng thức các thú vui thanh cao nói trên ?
Nhưng không, họ thích đứng đường hơn !
Tôi cho là trong cuộc đời, có một số người bẩm sinh có sở thích thấp hèn như vậy. Họ không thể lĩnh hội được hay có sự thích thú với văn hoá thanh cao. Sở thích của họ chỉ thấp lè tè như vậy thôi.
tao_lao
QUOTE(yuyu @ Sep 16 2005, 04:44 PM)
QUOTE
Chơi đâu phải tại mê gì, tại ờ không thôi


Không phải thế. Tôi cho là tại bản chất con người thôi. Có người sinh ra chỉ thích những thú vui tầm thường, nếu không muôn nói là thấp hèn như rượu chè, cờ bạc....Mà có lẽ đa số người ta có những thú vui thấp hèn kiểu này. Một ngày chỉ có 24h, thiếu gì việc để làm. Nếu rảnh quá thì đọc sách, nghe nhạc, tập thể thao, võ thuật ....có nhiều tiền thì đi du lịch, khám phá thế giới, còn gì thanh cao, bổ ích bằng ? Nếu có tài nữa thì làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, chơi đàn,....hay tranh luận trên ....Làng Ven laugh1.gif .... thiếu gì thú chơi tao nhã mà phải lao vào cờ bạc ?

*



Tui đoán chắc bác yuyu là thị dân Hà Nội, rùi học bên Tây, sống bên Tây nên chưa hề biết tới đời sống của nông dân miền quê Nam bộ chăng nên nói mấy cái thú tiêu khiển quí tộc quá xá làm nông dân như tui thấy thiệt ngượng.

Đừng nói mần văn, mần thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, chơi đàn là cái chuyện xa xỉ ở đâu đâu đó, nội mua báo thôi mà dân quê còn hổng có tiền. Có thì còn chưa đủ tiền mưa cơm mua gạo mà ăn, mà khi có đủ tiền mua có gạo thì còn để giành tiền để mua đồ ăn....Nhiều lắm bác à, làm gì có chuyện dư tiền mà mua báo, mua sách. Còn mấy thứ chơi kia thì ôi thôi !

Tui thấy nhiều bạn ở đây trong mục thời sự có nói VN mình còn nghèo, họ kể mấy con số thu nhập bình quân đầu người rùi than VN nghèo. Họ than đúng, nhưng tui đoán họ thấy trong sách báo nói rùi thì nói lại, vì phần nhiều là thị dân từ nhỏ đã sống sung sướng, nào có biết nông dân tay lấm chân bùn là cái gì. Nói nông dân nghèo, vì thấy thu nhập thấp quá nhưng thực tế có biết người ta nghèo ra làm sao đâu.

Lương giáo viên mới ra trường bây giờ nghê đâu khoảng 220 nghìn đồng, trợ cấp lòng vòng thì được 300, người ta kêu là đồng lương chết đói, đủ mua cơm gạo ăn, nhín nhút là vừa đủ. Khổ thì khổ đó nhưng mà có thấm gì với nông dân. Quê tui xứ dừa, dân chủ yếu là trồng dừa. Cỡ nhà 'địa chủ' đời này thí mới hoạ may có được 1 mẫu đất dừa, bẽ mỗi tháng ngon lắm là được 1 thiên dừa (1000 trái). 1 chục dừa 16 trái giá chừng mười mấy ngàn, có năm rẽ tới mức 2000 đ/3 trái dừa khô. Mà đó là dừa khô đó đa, chưa tới 700đ 1 trái, mà nghịch lí dừa nạo bán uống nước lại 1000 đ (kỳ khôi), trên thành thì bán dạo 2000, 3000đ. Một nhà địa chủ đời nay mỗi tháng có huê lợi 1 triệu đồng. Địa chủ đó đa, hổng phải là nói ngạo đâu, mà nói thiệt. Mà những người có 1 mẫu đất thì cỡ lứa 50-60, đất ông bà hồi xưa để lại nhiều mới được như vậy. Lứa đó thì vẫn đông con, 5-6 người là thường, chia ra nữa thì mỗi người được 2-3 công đất. Bởi vậy 1 anh nông dân mà lối trẻ tuổi thì cưới vợ sinh con nữa chỉ có đường cạp đất mà ăn (mà đúng là cạp thiệt chớ hổng phải nói chơi). Bởi vậy, các bạn thấy là dân họ đổ xô về Sài Gòn nhiều, làm thuê mướn, trâu bò gì cũng được. Đi may cho mấy ông Đài 700-800 ngàn 1 tháng thì muốn thu nhập bằng 1 ông địa chủ rùi còn gì. Ở trọ cũng đươc, ăn mắm hút dòi cũng được, có người còn bán thân nữa...thì so ra vẫn 'khá' hơn là ở quê mà chịu trận và .....chịu chết.

Ý mà thôi, cái vụ này nói hoài hổng có hết đâu à, mắc công bà con nói tui than nghèo kể khổ, nông dân. Chỉ là, nói mà chơi.
tao_lao
Người ta mê cờ bạc tại vì bản chất người ta ham mê, hay là vỉ bạn chất xấu, bản chất tốt? Bây giờ ngồi nói chuyển bản chất con người xấu hay tốt bắt chước như ông Mạnh Tử, Tuân Tử bên Tàu bàn chuyện ' Nhân chi sơ, tánh bổn thiện' hay ' Nhân chi sơ tính bổn ác' hoặc có mấy cha nữa nạc nữa mỡ 'Nhân chi sơ, xấu tốt gì cũng có cả' thì oải chè đậu quá. Tui chỉ thấy cờ bạc là chuyện bình thường. Ví như uýnh cờ tướng, con nít thuở xóm tui đứa nào mà hổng biết. Uýnh riết rùi thì uýnh chơi, lâu lâu uýnh độ 1, 2 ly nước. Rùi lên 1 gói thuốc, nhiều nữa thì dăm ba gói. Mọi chuyện nó tự nhiên vậy thôi. Chả phải đắn đo cờ bạc là bác thằng bần gì ráo, đắn đo nó tốt hay xấu, đạo đức này nò gì cả đâu.

Mà nói cờ bạc là bác thằng bần, ai chưa cờ bạc nghe cũng phát ngán cho là cờ bạc thì nhứt định nghèo. Ậy, đâu có, có người cất nhà lầu, mua xe là nhờ cờ bạc đó chứ. Mà bỏ chuyện hiếm hoi đó, nói chung chơi thì có ăn có thua, 50-50 theo cái qui luật hên-xui ngay chóc vậy. Có người hổng tin, vậy mà sao dân cờ bạc hay bị nghèo? Cũng có lí do hết trơn hết trọi thui. Lâu lâu cờ bạc ăn thì bạn bè cờ bạc xúm lại hay tự ta nổi máu anh hùng vung tay quá trán, xài tiền hổng cần đếm. Rùi khi thua lại cũng bằng số tiền ăn được thì ta chịu mình ta. Vậy mà riết rồi nghèo. Cờ bạc cũng có kẻ khôn, người dại nữa . Mà ông bà có kêu 'khôn chốn cờ bạc là khôn dại' ấy cũng tại ông bà thấy vướng vô thì hay nghèo hay tổn âm đức, chứ thiệt sự có kinh qua rùi thì cũng là chuyện bình thường tự nhiên vậy thôi.

Cờ bạc là tại ở không quá. Thanh niên mà ở không thì biết làm gì, phải la cà quán cafe. Ngồi không thì chán, gầy xồng uýnh tiến lên, uýnh cờ tướng, thục bi da, cáp độ gà. Trước chơi nhỏ rùi sau lâu dần chơi lớn, chơi riết quen. Mà hổng chơi sao được, có chuyện gì mần đâu. Nhất là thanh niên ở chợ, học tới mức nào đó thôi .Cũng hổng phải tại người ta muốn bỏ ngang, có đứa học dở thiệt, có đửa phải bỏ học nuôi em, có đứa nhà nghèo quá (chắc ai cũng biết khả năng ở nông thôn). Đứa thoát khỏi cảnh sáng ra đồng, chiều về nhà thì ít, số còn lại thì nhiều. Họ là những người thanh niên nông thôn chiếm đa số đó. Ở không thì cờ bạc chơi. Tại rãnh quá, chứ có chuyện cho người ta mần thì ai mà cờ bạc mần chi .Ai cũng biết cái phận con người thời nay, đừng nói chuyện tung hoành ngang học giang hô gì cho mắc công, phải chịu phép, cú xụ làm thinh cho qua ngày đoạn tháng. Làm thinh, ở không, cờ bạc. Mấy cái đó như có bà con vậy.
(hay là cái chuyện đi mần du côn, ăn cướp vặt nó cũng tợ tợ như vậy đó à)


trademark
cờ bạc là do lòng tham, mà lòng tham là "bản chất" của con ngưòi rồi, người tham ít kẻ tham nhiều, thể hiện qua cách này hay cách khác , dùng phương tiện này hay phương tiện khác (chính đáng hay không chính đáng) để thoả mãn lòng tham của mình mà thôi.

cái thói mê cờ bạc nói chung là thói xấu của người Á Đông, đâu phải riêng gì của dân Nam.

dân Bắc thì mê tổ tôm, đánh chắn. (con nít thì mê đánh đáo ăn tiền)

dân Nam mê xì phé, xập xám.... các bà Huế thì mê tứ sắc .

còn mấy trự ba tàu thì mạt chược, xập xám chướng ...thâu đêm.

ở Mỹ này cũng thế, vô các sòng bạc thấy đầu đen nhan nhãn, tóc vàng mắt xanh chẳng thấy bao nhiêu.

nhưng thời của tôi thì quả thật là con nít không dám bài bạc ăn tiền bao giờ, đánh cờ, bài bạc, cá độ ăn tiền gần như là hoàn toàn không có, chơi để "cú" nhau, cõng nhau, hay "đột" nhau thì hà rầm.

còn giờ nghe taolao nói thanh niên ghiền chơi "tiến lên", thật tôi chẳng biết "tiến lên" là cái trò chơi gì?


miền Nam ngày xưa đất rộng ngưòi thưa, chính phủ cho dân tự do khai hoang, khai phá. ai bỏ công sức ra làm thì đất đai thành sở hữu riêng mình. sông nước chằn chịt, cá tôm ê hề, làm chơi ăn thiệt, chẳng ai đói, dù nghèo lắm không có tiền rủng rẻng áo quần lượt là nhưng nhà nào tệ lắm cũng có vài chục con gà con vịt. còn heo, vài cây ăn trái, vườn rau ... thì nhà nào mà không có? quanh năm suốt tháng chẳng cần đi chợ vẫn có cái ăn thong thả. nông dân còn có tiền sắm vàng rủng rẻng, đeo tùm lum, chôn dấu cả hũ (bởi thế mới có vàng mà góp cho Việt Minh kháng chiến). đời sống ngưòi nông dân lúc đó dù là không nhiều tiện nghi văn minh như ở thành thị, nhưng dù có nghèo, tức là không có tiền có vàng, thì họ vẫn ăn no ngày ba bữa, không quá cơ cực như bây giờ.

một trong những thú giải trí ngày xưa là trưa trưa chiều chiều thì bà con xúm lại nghe đọc truyện. thường thì cả xóm, nhà nào khá giả, hay có con cái đi học trên tỉnh, hoặc họ hay ra tỉnh lên thành thì hay mua sách về làng. vì sách truyện quý báu vô cùng, họ cất trong rương giữ gìn kỹ lưỡng, ngày ngày đem ra đọc nhin nhín chừng chục trang chia sẻ với xóm làng, không dám đọc mau sợ hết chữ.

còn cái thú .. thanh tao khác nữa là xúm nhau nghe ngưòi già kể chuyện đời xưa, hay đánh cờ tưóng nữa.

nhưng cái thú chính của đàn ông là ... nhậu. (cái này thì ai cũng biết rồi. laugh1.gif )

bài bạc ăn tiền kiểu như Sơn Nam viết thì nói thật là cái thời của tôi, tôi ít thấy dưói quê lắm. Ai nấy cũng tất bật lo làm ăn, làm giàu, vì mình làm mình hưởng, không bị nhà nưóc kiếm chuyện tưót đọat đất đai của cải vô cớ. nông dân miền Nam bây giờ có mấy ai làm chủ trên trăm mẫu đất không? đâu phải như thời trưóc, làm chủ hai ba trăm mẫu là chuyện nhỏ. phải có 500 mẫu trở lên mới được coi là anh "địa chủ" cắc ké . nhà nào neo đơn, nghèo lắm cũng có ít nhất là 5-10 mẫu ruộng.

thêm phần vì chiến tranh, nhiều gia đình chồng đi lính, đàn ông thường xuyên vắng mặt ở nhà, các bà vợ phải tất bật một tay làm ruộng nuôi con, hay không làm nổi nữa phải ra ngoài thị thành làm nghề buôn bán. thôn quê tình hình an ninh thường không ổn định, "ngày quốc gia đêm cộng sản", ai nấy cũng phải lo làm sao cho có của ăn của để dành, của ... ủng hộ cách mạng (không ủng hộ thì bị cứa cổ bay đầu). chuyện đàn ông tỷ phú thời gian, ở không sinh tật, nhàn cư vi bất thiện, chồng ăn bám vợ.... dĩ nhiên thời xưa cũng có (dân trốn quân dịch, dân trốn lính), nhưng tối ngày ra đường ngồi la ca bài bạc thành tệ nạn thì hiếm, vì không truớc thì sau cũng bị .... quân cảnh tóm cổ. laugh1.gif

miền Nam bây giờ không còn chút gì là miền Nam trong ký ức của tôi nữa. 30 năm sau chỉ thấy cả ngưòi lẫn cảnh nghèo đi. bần cùng đi. giá trị đạo đức truyền thống mất đi. tình người lụn bại đi.

buồn.
tao_lao
Vần đề cờ bạc thời bây giờ trở thành vấn đề xã hội, đáng nói nhất là trong giới thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Nghe đâu thời trước 75 hay xưa hơn nữa cờ bạc rất lậm bởi chính sách và di chứng từ thời của ông Pháp để lại (như có sòng bạc Đại thế giới lừng danh ở Sài Gòn của đám Bảy Viễn) nhưng nhìn chung thì hổng đến nỗi loạn như bây giờ. Ông Sơn Nam nói chơi chơi về chuyện cờ bạc, chuyện ở không của dân mình nhưng lồng trong đó là chuyện nguồn lực (nhất là cánh đờn ông), chuyện mần ăn của toàn dân, chuyện giải thích cái tâm lí mê cờ bạc của dân miền Nam (xa quê, bạt mạng, tiêu sầu). Ruộng vườn nhiều quá, có thể hổng giàu nhưng chẳng bao giờ đói thành ra ăn chơi nhiều, ỷ lại ít có chịu siêng năng học hành . Tâm lí đó tới bây giờ vẫn còn, nó thành 1 cái tệ. Không như cái miền khác: học hay là chết, chuyện đó thì bây giờ mới bắt đầu ở miền Nam đây.

Bỏ qua khía cạnh đạo đức, xã hội của cờ bạc mà chỉ nói khía cạnh tiêu khiển. Hồi xưa nuôi gà thì hay đem đá chơi ăn chơi, vui là chính. Nuôi gà, lựa gà, đá gà nó là một cái thú, 1 cái nghệ thuật, tết nhất anh em tụ hội, bơi ghe ôm gà theo đá cho vui. Vậy mà bây giờ chỉ toàn chơi ăn tiền. Nó mất đí cái ý nghĩa giải trí. Mất vui, mất hay.

Thôi nói trở lại chuyện Hương Rừng Cà Mau. Đọc cái này nhiều lần mà vẫn thấy khoái, nói chuyện ăn ong (Hương rừng), bắt sấu, coi hát ... Chuyện hốt ổ ong thì bây giờ cũng còn, nghe như ôn lại tháng ngày thơ ấu, còn bắt sấu thì đã là chuyện quá xa xưa mà nghe thiệt đã. Ông Pháp khinh ông An Nam thuộc địa hổng có gì hơn ổng, vậy mà gặp cái con sấu ông Pháp sợ trối chết, có súng cũng hổng mần gì nó được. Vậy là phải nhờ ông An Nam nông dân quê mùa 'tay không bắt sấu', nói tay không thì xạo tất nhiên nhưng mừ cũng gần như tây không, chỉ dùng tre trúc,chẳng cần khoa học kỹ thuật hiện đại của mấy ông Tay gì ráo. Bắt được sấu, ông Pháp phục quá xá. Hoặc ông Pháp cũng khi dân An Nam ít học, còn ổng thì đọc sách Thích Ca Thích Hát, vậy mà qua cái hành động đơn giản nhơn nghĩa, đạo lí ở đời...đơn giản thôi của ông nông dân chơn chất, ong Pháp hết dám hó hé, những kẻ hợm mình đọc sách vở như vẹt cũng không khỏi bẽn lẽn.

Hoặc như ông Sơn Nam kể chuyện coi hát rùi nói về cái chữ coi cọp, nghe thiệt ngộ, vỗ đùi khoái trá, cười ha hả tổ cha ông này nói trúng quá. Thiệt khoái hết sức. Hay ông châm biếm thiệt là ý nhị trong cái truyện Đồng Thanh Tương Ứng: kéo tàu. Phải chịu là ông Sơn Nam này giỏi quá.
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.