Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Vấn đề Dịch Thuật
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Thị Anh
24.8.2006
Khánh Hội
Đôi điều về một bản dịch của Cao Việt Dũng

Đó là quyển Khúc quành của dòng sông [1] , anh Cao Việt Dũng dịch từ quyển A Bend in the River [2] , được trang trọng giới thiệu là giải Booker 1971 của nhà văn Anh gốc Ấn độ V.S. Naipaul, giải Nobel Văn chương 2001.

Một tác phẩm tầm cỡ.

Anh Cao Việt Dũng đã và đang dịch những Milan Kundera, Michel Houellebecq, Plutarque, Émile Zola... lại từng có nhiều bài về dịch thuật - không chỉ trên talawas – thì hẳn bản dịch dày 421 trang này (kể cả phần giới thiệu) phải công phu.

Nhưng không!

Vì chỉ 3 trang đầu thôi, từ trang 9 đến 11, đã khá nhiều chỗ dịch không ổn. Xin dẫn chứng:


1.

World is what it is; men who are nothing, who allow themselves to become nothing, have no place in it. (Naipaul, p. 9)

Thế giới vẫn chỉ là thế giới; ở đó con người chẳng là gì, tự cho phép mình chẳng là gì và do đó không hề có vị trí cho mình. (Cao Việt Dũng, tr. 9)

Anh Cao Việt Dũng đã để sót 2 chữ 'who'. Men who are nothing biến thành men are nothing nên ý khác hẳn. Đoạn văn này - nói chung cả nguyên tác - không quá khó hiểu.

Tôi xin tạm dịch: Thế giới này vốn như thế đấy; những ai chẳng là gì cả, những ai buông thả để thành kẻ chẳng làm nên trò trống gì không có chỗ đứng trong đó.


2.

I drove up from the coast in my Peugeot. That isn't the kind of drive you can do nowadays in Africa – from the east coast right through to the centre [...] And even at that time, when the roads were more or less open, the drive took me over a week. (Naipaul, p. 9)

Tôi lái chiếc Peugeot đi về phía thành phố. Ở châu Phi lúc này, đó không phải là cách di chuyển tốt nhất – lái xe từ bờ biển phía Đông vào nội địa [...] Vào thời điểm đó, dù những con đường đã ít nhiều thông thoáng, chuyến đi cũng mất đứt của tôi một tuần lễ. (Cao Việt Dũng, tr. 9)

Có mấy nhận xét:


Câu đầu dịch như anh Cao Việt Dũng cũng được, vì trước đoạn này có nói đến thành phố nọ. Nhưng vẫn thiếu cụm up from the coast: từ bờ biển lái ngược lên (về phía thành phố nọ ở trung tâm lục địa).


The kind: cách, kiểu, lối; không hề hàm nghĩa tốt nhất hay dở nhất.


Người đọc đoạn này dễ hiểu như sau: (tôi) lái xe đi --> không tốt <--> mất quá nhiều thì giờ! (vì nghĩ rằng câu thứ ba giải thích ý không tốt của câu thứ hai). Đúng ra không phải như thế.

Xin tạm dịch: Ngày ấy tôi lái chiếc Peugeot từ phía bờ biển đi lên. Nay ta không thể làm một chuyến đi kiểu này ở châu Phi được nữa: từ bờ biển phía Đông xuyên thẳng tới trung tâm [lục địa] [...]. Ngay cả hồi đó, dù đường sá ít nhiều thông suốt, nhưng chuyến đi cũng mất đứt của tôi hơn một tuần lễ.


3.

I had to talk myself and my Peugeot past the men with guns – just to drive through bush and more bush. And then I had to talk even harder, and shed a few more bank-notes and give away more of my tinned food, to get myself – and the Peugeot – out of the places I had talked us into. (Naipaul, p. 9)

Tôi tự nhủ mình và chiếc Peugeot tốt nhất là lờ tịt những người mang súng - tức là lao vào hết bụi rậm này đến bụi rậm khác. Để rồi sau đó việc dàn xếp còn khó khăn hơn và phải xì ra một vài tờ giấy bạc ngân hàng cũng như một số đồ hộp, để tôi – và chiếc xe Peugeot – thoát khỏi những chỗ mà tôi đã tự buộc mình lao vào. (Cao Việt Dũng, tr. 10)


Đồng ý rằng câu tiếng Anh đầu có thể khiến người đọc nào đấy hiểu nhầm, nhưng ba chữ talk trong cả đoạn đã trích dẫn có cùng một nghĩa: thuyết phục, thương lượng, mặc cả, thậm chí “năn nỉ” những kẻ súng ống kè kè; không thể dịch là tự nhủ (to say to oneself), tự buộc mình lao vào được. Past: đi qua, không hàm ý lờ tịt. Có lẽ khi cho chiếc Peugeot vô tri vô giác kia lờ tịt những người mang súng hẳn anh Cao Việt Dũng cũng thấy không ổn!


Bush: nghĩa thông thường, như anh Cao Việt Dũng đã hiểu, là bụi rậm. Nhưng xe ô-tô làm sao lao vào hết bụi rậm này đến bụi rậm khác được, có chỗ để nó luồn lách giữa các bụi rậm đã là tốt! Hơn nữa, (more) bush ở đây là danh từ không đếm được, uncountable, thì từ điển Oxford và Webster's có một định nghĩa thích hợp, đó là: vùng đất hoang vu, cây cối rậm rạp, hẻo lánh, thưa thớt dân cư, đặc biệt ở châu Phi, Úc và vài nước như New Zealand, Canada ...


Tiền thật nào, dù tiền giấy (bank-note) hay tiền đồng (coin), mà chẳng của ngân hàng (Nhà nước) nào đấy?


Và, nói thêm cho đầy đủ: anh Cao Việt Dũng đã bỏ sót 2 chữ more (thêm); nghĩa là sót ý này: lúc đi vào đã phải nộp tiền mãi lộ rồi (đâu lờ tịt được!), lúc ra lại phải “cúng” thêm ít nữa!


Xin tạm dịch: Tôi đã phải thương lượng để những kẻ súng ống kè kè chịu cho mình và chiếc Peugeot đi qua – mà cũng chỉ để hết lái qua vùng đất hoang vu, cây cối rậm rạp, thưa thớt dân cư này lại qua nhiều vùng đất hoang vu khác. Rồi tôi lại phải mặc cả dằng dai hơn nữa, phải xì thêm ít tờ giấy bạc và thí thêm ít đồ hộp để tôi – và chiếc Peugeot – thoát khỏi những nơi mà tôi đã năn nỉ để được [họ cho] đi vào.


4.

Each day's drive was like an achievement; each day's achievement made it harder for me to turn back. And I couldn't help thinking that that was how it was in the old days with the slaves [...] The further away they got from the centre and their tribal area, the less liable they were to cut loose from the caravans and run back home, the more nervous they became of the strange Africans they saw about them, until at the end, on the coast, they were no trouble at all, and were positively anxious to step into the boats and be taken to safe homes across the sea. Like the slave far from home, I became anxious only to arrive. The greater the discouragements on the journey, the keener I was to press on and embrace my new life. (Naipaul, p. 10)

Việc lái xe mỗi ngày cũng giống như đang cố đạt tới một cái gì đó; và việc mỗi ngày cứ phải cố đạt tới một cái gì đó khiến tôi trở nên khó mà quay lui. Và tôi không thể ngăn mình nghĩ rằng điều này chẳng khác gì những người nô lệ thời xưa. [...] Càng đi về phía biển và xa khu đất của bộ lạc mình, họ càng bị tách khỏi các thảo nguyên và khó có khả năng về được nhà mình, sẽ mỗi lúc họ trở nên lo lắng hơn về cách những người châu Phi xa lạ nhìn họ, cho đến cuối cùng, họ tới được bờ biển, và khi bước chân lên những con tàu họ chỉ còn lo tới việc có đến được những ngôi nhà an toàn ở bờ bên kia không. Cũng giống tâm trạng người nô lệ xa nhà, chuyến đi càng nhiều điều gây nản chí, tôi lại càng hăng hái muốn hòa nhập vào cuộc sống mới hơn! (Cao Việt Dũng, tr. 11)


Achievement: thành tựu, thành tích; không phải cố đạt tới một cái gì đó.


Caravan: đoàn lữ hành; không phải thảo nguyên (steppe).


Động từ to see about (trong câu “the more nervous they became of the strange Africans they saw about them”) nghĩa là: coi sóc, trông chừng, canh giữ; không phải nhìn theo nghĩa thông thường (to see).


Đoạn until at the end, on the coast (...) and were positively anxious to step into the boats and be taken to safe homes across the sea có mấy điểm đáng nói:


Anh CVD đã dịch sót cụm they were no trouble at all: họ chẳng còn gây tí phiền toái nào nữa (như kêu khóc, van xin, không chịu đi tiếp, thậm chí chống cự...), vì họ tuyệt vọng rồi, đành cam phận!


Anxious ngoài nghĩa lo âu, như anh CVD đã tưởng nhầm, còn có nghĩa nôn nóng và positively anxious là: thật sự nôn nóng.


Be taken to safe homes: để được đưa đến những nơi nương náu an toàn; chứ không phải có đến được những ngôi nhà an toàn (...) không.


Home là nhà, dĩ nhiên rồi! Song nhất định đó không phải nghĩa nhà của những người nô lệ bị chất xuống tàu đưa đến nơi xa lạ vô định bên kia đại dương, mà may lắm cũng chỉ được như những "túp lều của bác Tom"!


Thiếu cụm I became anxious only to arrive: tôi chỉ nôn nóng chóng tới nơi.



Thiếu press on: gấp gáp.


To embrace: ôm lấy, chụp lấy (thời cơ); không phải hòa nhập. Không thể hoà nhập khi chưa sống một thời gian nhất định trong khung cảnh mới. Lẽ nào Naipaul lại dùng chữ tùy tiện?

Xin tạm dịch: Việc lái xe [suôn sẻ] mỗi ngày giống như đạt được một thành tựu; mỗi ngày thành tựu [như thế] đã khiến tôi khó lòng trở lui. Và tôi không khỏi nghĩ rằng xưa kia những người nô lệ cũng ở trong hoàn cảnh giống như thế này [...] Họ càng rời xa khỏi trung tâm [lục địa] và vùng đất của bộ lạc thì càng khó lòng tách khỏi những đoàn người nọ để trốn chạy về nhà, càng thêm lo sợ trước đám người Phi xa lạ canh giữ họ; cuối cùng, tới được bờ biển, thì họ chẳng còn gây tí phiền toái nào nữa [cho đám người canh giữ kia] mà thật sự nôn nóng bước xuống tàu để được đưa đến những nơi nương náu an toàn phía bên kia biển. Giống như người nô lệ xa quê hương làng mạc kia, tôi chỉ nôn nóng chóng tới nơi. Chuyến đi càng gặp nhiều điều gây nản chí thì tôi càng hăm hở, gấp gáp bắt tay ngay vào cuộc đời mới.

Vẫn biết việc chuyển chữ nghĩa không dễ dàng và khó tránh khỏi sai sót, song một bản dịch công phu hẳn phải khác!

22.08.2006

© 2006 talawas


--------------------------------------------------------------------------------
[1]Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2004.
[2]Bản của anh Cao Việt Dũng: Faber and Faber, London, 2000. Bản đối chiếu của người viết bài này: Penguin Books, 1986
Guatamela
Talawas như kặt. Bác Janus đóng thuế cho talawas tận tình mà bà Hoài lại đối xử với Cao Việt Dũng qúa tệ bằng cách đưa một bài như kặt tấn công CVD lên talawas thế à ! Thằng ku Khánh Hội đã dốt, mà bà Hoài lại vừa dốt vừa bạc.
Mr. Smith
Tớ đọc cuốn này dịch rồi, cuốn này dịch dở, tiếc là cuốn duy nhất của chú Dũng dịch mà tớ đọc lại là cuốn này, vốn dịch từ tiếng Anh không phải thứ tiếng mà chú Dũng thực sự thạo nên sợ là không đánh giá chính xác được. Có điều là đọc cảm thấy chú Dũng dịch chưa được thuần Việt lắm và cũng thiếu đi cảm giác liên hệ giữa tác giả với dịch giả, có thể vì Naipaul xa lạ với người Việt chăng, đọc buồn ngủ dễ sợ.
Nhưng viết bài như đồng chí Khánh Hội kia thì quá dễ, cứ lật cuốn nào do một dịch giả nào ở Việt Nam, có lẽ là kể cả những người được coi là sừng sỏ hiện nay như Dương Tường, Trịnh Lữ, chắc rằng đều có thể tìm ra vô số các lỗi tương tự.
Nhu la giac mo
Em lạc đề cái, có vấn đề gì thì em nhờ mods xóa hộ ạ.
Em đang phải dịch cái cụm từ "Lộ trình đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán" sang tiếng Anh mà chưa biết dịch thế nào ạ. Mong các anh chị chỉ bảo ạ.
Thanks!
Tễu
Bây giờ hình như đang có phong trào bới lông tìm vết các bản dịch văn học.
Thị Anh
Tôi ko bình luận gì về việc dịch của Dũng cả bởi tiếng Anh kém, nhưng ko hiểu sao, cho dù rất muốn đọc cuốn Khúc Quanh 1 dòng sông, dưng cứ cầm lên đọc vài trang lại thấy ko thể đọc, ko muốn đọc.
Chả hiểu vì sao.
Cứ nhàn nhạt, kể cả cuốn Điệu Valse giã từ - Milan Kundera, mà Dũng dịch. Tự nhiên thấy cuốn này đuối hẳn so với các tác phẩm khác của ông.
Evil
QUOTE(Guatamela @ Aug 24 2006, 10:29 AM)
Talawas như kặt. Bác Janus đóng thuế cho talawas tận tình mà bà Hoài lại đối xử với Cao Việt Dũng qúa tệ bằng cách đưa một bài như kặt tấn công CVD lên talawas thế à ! Thằng ku Khánh Hội đã dốt, mà bà Hoài lại vừa dốt vừa bạc.
*


Mình định không chửi bậy nhưng nói thế này thì ngu quá.

Những thằng chửi bậy mà có lý luận thì đã khó chịu rồi nhưng những thằng chửi bậy mà ngu thế này thì... không chửi lại không được. Tại sao cứ thằng nào chê mình là thành kẻ thù của mình nhỉ. Nếu Khánh Hội chê đúng thì CVD cảm ơn còn không xong, thế nào là 'tấn công'? Chê sai thì 'đập' lại. Không đập lại được thì... im mồm đi cho nhờ. Thế cứ nuôi talawas thì talawas không được đăng bài chê à? bao nhiêu người vào cái talawas đấy vì nó ca ngợi hay bao che cho ai đó?

Mà biết gì về 'bà Hoài' mà bảo là 'vừa dốt vừa bạc'.
Evil
Em không bình luận cụ thể về bản dịch của CVD vì chưa đọc, cũng không đủ kiên nhẫn để dối chiếu, so sánh... Nhưng thực ra để dịch một quyển sách rất kỳ công, nó khác hẳn khi mình dịch tài liệu. Nó không chỉ cần đúng mà còn cần có cái hồn và thần thái. Nhiều khi 'nhập' rồi thì rất dễ dịch sai vì bị trôi theo cái luồng nội tại của mình. Để dịch hoàn toàn đúng, dò từng câu chữ thì rất dễ mất cái trôi chảy, tự nhiên, say mê (vì người dịch cũng là người đọc, truyền cái say mê khi mình đọc bản gốc vào bản dịch). Để cân bằng và đảm bảo cả hai cái đó thì rất mất thời gian. Mà nhiều khi thời gian không phải của mình. Hơn nữa người dịch bây giờ phần lớn đều không phải dân chuyên nghiệp, chỉ là tranh thủ thời gian + đam mê (hoặc tiền, hoặc gì đó) thôi. Để sách dịch hay và đúng còn cần một người hiệu đính có thời gian và trách nhiệm nữa, không chỉ người dịch đâu. Đừng chỉ trách người dịch.

khoaitayran
Chưa kịp viết nhưng đọc bài em Evil thấy khỏi cần viết gì laugh.gif Cảm ơn em nhanh tay chứ tay chị đang bị bỏng ( lâu lắm mới vào bếp, hic hic xào ngọn su su <= củ chuối lạc đề).
Ơn Chúa tui ko đọc tất cả những tác phẩm nói trên.

Em "Như là giấc mơ", các vấn đề dịch thuật tài chính ngân hàng ... em cứ túm cổ Sóc, Moon&Coin, Cung Mi mà hỏi. À nếu gặp chú ( em bé có khi phải gọi là bác thật) Milou thì cứ nã chú ấy nhá.
Evil
QUOTE(Nhu la giac mo @ Aug 24 2006, 11:55 AM)
Em lạc đề cái, có vấn đề gì thì em nhờ mods xóa hộ ạ.
Em đang phải dịch cái cụm từ "Lộ trình đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán" sang tiếng Anh mà chưa biết dịch thế nào ạ. Mong các anh chị chỉ bảo ạ.
Thanks!
*



Thuật ngữ chỉ cái chuyện 'lên sàn' là 'public offering' hoặc 'to go public' (cái go public này rất hay gặp nhưng hình như không formal thì phải, lâu không dịch về lĩnh vực này, mình cũng không nhớ chính xác nữa). Sau đó thì thêm đầu thêm đuôi vào tùy theo văn cảnh thôi.

Dịch là procedure to become a listed company cũng chả sai rolleyes2.gif
Nhu la giac mo
QUOTE(Evil @ Aug 25 2006, 08:18 PM)
QUOTE(Nhu la giac mo @ Aug 24 2006, 11:55 AM)
Em lạc đề cái, có vấn đề gì thì em nhờ mods xóa hộ ạ.
Em đang phải dịch cái cụm từ "Lộ trình đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán" sang tiếng Anh mà chưa biết dịch thế nào ạ. Mong các anh chị chỉ bảo ạ.
Thanks!
*



Thuật ngữ chỉ cái chuyện 'lên sàn' là 'public offering' hoặc 'to go public' (cái go public này rất hay gặp nhưng hình như không formal thì phải, lâu không dịch về lĩnh vực này, mình cũng không nhớ chính xác nữa). Sau đó thì thêm đầu thêm đuôi vào tùy theo văn cảnh thôi.

Dịch là procedure to become a listed company cũng chả sai rolleyes2.gif
*


Rất cảm ơn chị Khoai xởi lởi và chị (bạn) Evil đã nhiệt tình chỉ bảo laugh1.gif . Em ko học về mấy cái Tài chính - thương mại đó mà giờ phải đi dịch lĩnh vực đó nên bị vấp, lúng túng rất hiều pirate.gif .
Mr. Smith
QUOTE(Evil @ Aug 25 2006, 01:18 PM)
QUOTE(Nhu la giac mo @ Aug 24 2006, 11:55 AM)
Em lạc đề cái, có vấn đề gì thì em nhờ mods xóa hộ ạ.
Em đang phải dịch cái cụm từ "Lộ trình đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán" sang tiếng Anh mà chưa biết dịch thế nào ạ. Mong các anh chị chỉ bảo ạ.
Thanks!
*



Thuật ngữ chỉ cái chuyện 'lên sàn' là 'public offering' hoặc 'to go public' (cái go public này rất hay gặp nhưng hình như không formal thì phải, lâu không dịch về lĩnh vực này, mình cũng không nhớ chính xác nữa). Sau đó thì thêm đầu thêm đuôi vào tùy theo văn cảnh thôi.

Dịch là procedure to become a listed company cũng chả sai rolleyes2.gif
*



Hình như lên sàn lần đầu gọi là IPO- Initial Public Offering. Lâu ko đọc sách tài chính nên ko nhớ lắm.
Ở VN còn có từ lên sàn theo nghĩa khác nữa thì phải.
soctettoc
QUOTE(Nhu la giac mo @ Aug 25 2006, 09:59 PM)
Em ko học về mấy cái Tài chính - thương mại đó mà giờ phải đi dịch lĩnh vực đó nên bị vấp, lúng túng rất hiều pirate.gif .
*


Tớ không học tài chính nên không giúp được bạn. Nhưng tớ xin phép mách bạn giải pháp của tớ khi dịch những chuyên ngành mà tớ không biết w00t.gif w00t.gif Tất nhiên mượn được từ điển chuyên ngành thì nhất rồi. Nếu không thì bạn nên mượn một cuốn textbook (tiếng Việt cũng được) về chuyên ngành này để tra từ, vì textbook thường có chú thích tiếng Anh với các thuật ngữ thường dùng.

@ Evil: nói hay quá, thơm một cái kiss1.gif
lơ ngơ
QUOTE(Tễu @ Aug 24 2006, 01:32 PM)
Bây giờ hình như đang có phong trào bới lông tìm vết các bản dịch văn học.


Nếu không tôn trọng tác phẩm, tác giả mình dịch thì không nên dịch. Nếu không hiểu ý tác giả, đừng dịch bừa.

Nếu hiểu nhưng cho rằng tác giả viết như thế chưa hay, mình có thể viết hay hơn thì nên nộp đơn xin gia nhập hội nhà văn chứ không cần phải làm dịch giả, bị chúng nó bới lông tìm vết, ghét chết đi được.
tao_lao
Cho tui hỏi 1 câu nghe có hơi khiếm nhã là trong số các vị ở đây có vị nào đã từng dịch 1 cái văn bản nào đó chừng vài chục trang hay 100 trang chưa? Vị nào có thì xin giơ tay và phát biểu cảm nghĩ.

Nếu phải dịch đúng từng câu trong 1 quyển sách thì không ai trên đời này dịch nổi 1 quyển sách cả. Dịch sai vài chục lỗi hay kể cả vài trăm lỗi đi nữa trong 1 quyển sách vài trăm trang theo tôi là bình thường. Chỉ sợ là quí độc giả kính mến không thèm đọc và tìm lỗi mà thôi. Cho nên nhận xét về 1 bản dịch dài, hãy quên sự chính xác của nó đi mà đòi hỏi ở người nhận xét 1 sự chân thành và cởi mở: bản dịch đó có đáng đọc hay ko. Hết.
lơ ngơ
QUOTE(tao_lao @ Sep 7 2006, 06:22 AM)
Dịch sai vài chục lỗi hay kể cả vài trăm lỗi đi nữa trong 1 quyển sách vài trăm trang theo tôi là bình thường.

Hết ý kiến.
Milou
Tôi thường rất ít đọc những bài dịch sang tiếng Việt, nhất là những văn bản tiếng Việt củ chuối thể loại bầu cử dành cho VK ở khu tôi ở. Đọc phần tiếng Anh dễ hiểu hơn. Đôi khi cũng đọc thấy những bài dịch sai bét ý của những tay dịch đại cho có, chẳng hạn "gia vị" thì dịch thành "mùa", "cái bàn" thì dịch là "đồ thị" chẳng hạn. Đôi khi tình cờ tôi đọc sách dịch ở VN mang sang, chẳng hạn 1 cái quần thì dịch = 2 cái quần (A pair of pants hoặc a pair of shorts chỉ là 1 cái quần có 2 ống chân thui chứ không phải 2 cái.)Có lần tôi lật thử xem 1 đoạn trong quyển Harry Potter tập 5, hình như bà Lý Lan hay người khác dịch gì đó thấy 1 đoạn dịch sai làm mất ý nghĩa dí dỏm của sự việc. Chỗ đó là khi bà Alice mẹ của Neville đưa cho cậu cái giấy gói kẹo cao su chewing gum nhỏ cỡ 2 ngón tay. Bà ngoại bảo là cậu hãy cầm lấy và mang về. Số lượng giấy gói này từ trước đến nay mẹ cho đủ để cậu phủ kín giường. Bản dịch tiếng Việt viết là mang cái gói giấy này mà về phủ lên giường, ý nói là đây là 1 tấm giấy rất to dùng để trải giường. Dịch sai như vậy mất vui.
Guatamela
QUOTE(Milou @ Sep 7 2006, 09:48 AM)
Đọc phần tiếng Anh dễ hiểu hơn. 
*



That's bs . Then why don't you go to their forums and bs with them in English. More fulfilled
Milou
Có một bà cụ già ở một làng Guatemala hẻo lánh được ăn bánh tét mỗi Tết VN made in California (AKA Vietnamese tamale).
Guatamela
talking to yourself huh
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.